MỤC LỤC
1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI( FDI) 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2
1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài 4
1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển
của thương mại quốc tế 5
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN THẾ GIỚI 7
3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM 8
3.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 đến 2008 8
3.2.Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008 11
3.3. Một số tồn tại cần khắc phục 16
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THU HÚT NGUỒN VỐN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 20
5. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2009 23
5.1. Một số thách thức đặt ra đối với FDI tại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng
tài chính toàn cầu 23
5.2. Dự báo đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2009 24
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên toàn cầu đã giảm khoảng 21% trong năm 2008, cao gấp hai lần dự báo trước đó, nhưng dự kiến sẽ còn giảm mạnh hơn nữa trong năm 2009.
Theo UNCTAD, luồng vốn FDI trên toàn thế giới đã giảm khoảng 21% xuống 1.400 tỷ USD trong năm 2008. Hồi tháng 9/08, UNCTAD đã dự báo đầu tư xuyên biên giới năm 2008 sẽ chỉ giảm 10% so với năm 2007 khi FDI đạt mức cao kỷ lục 1.800 tỷ USD. UNCTAD cũng đã dự báo rằng năm 2008 sẽ đánh dấu việc kết thúc chu kỳ 4 năm tăng trưởng đầu tư quốc tế. Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng lên xu hướng FDI của từng nước cũng khác nhau phụ thuộc vào từng khu vực và mỗi nước.
- Cho đến nay, các nền kinh tế phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với FDI năm 2008 ước giảm khoảng 33%, chủ yếu do các trở ngại sâu sắc và kéo dài đã gây ảnh hưởng tiêu cực lên các tổ chức tài chính và kết quả là dẫn đến khủng hoảng tiền mặt và thị trường nợ.
Trong năm 2008, FDI vào Anh giảm xuống khoảng 109,4 tỷ USD, so với 224 tỷ USD năm 2007, trong khi các điểm đến FDI truyền thống như Ailen và Phần Lan đều chứng kiến luồng vốn FDI chảy ra và FDI giảm theo thứ tự 6,1 tỷ USD và 6,3 tỷ USD, do các nhà đầu tư thoái lui.
- Trong số các nền kinh tế Trung và Đông Âu, luồng vốn FDI vào Ba Lan và Hunggary giảm, trong khi FDI vào Cộng hòa Séc, Rumani và Nga tăng lên. Luồng vốn đầu tư trực tiếp vào Mỹ cũng giảm trên 5% xuống 220 tỷ USD, trong khi vào Nhật Bản giảm 23% xuống 17,4 tỷ USD.
- Các nước đang phát triển cũng nỗ lực duy trì tăng trưởng đầu tư trực tiếp trong năm 2008. Tuy nhiên, UNCTAD đánh giá rằng cho đến nay các nước nghèo hơn đã tránh được những ảnh hưởng tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tại các nền kinh tế đang phát triển, luồng vốn FDI mau phục hồi hơn. Tốc độ tăng trưởng luồng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuy thấp hơn năm 2007 những vẫn đạt khoảng 4%.
- Trong năm 2008, Trung Quốc vẫn thu hút được 82 tỷ USD vốn FDI, tăng 10% so với năm 2007, trong khi Ấn Độ thu hút được 36,7 tỷ USD FDI, tăng 60%. Tuy nhiên, FDI vào Inđônêxia, Xingapo và Thái Lan đều giảm đáng kể, theo thứ tự giảm 21%, 57% và 4%, xuống 5,5 tỷ USD, 10,3 tỷ USD và 9,2 tỷ US
Nhìn chung, đầu tư trong nước và nước ngoài giảm do kết hợp hai nhân tố.
- Một là, khả năng đầu tư của các công ty bị giảm sút do khả năng tài chính cũng như lợi nhuận của các công ty sụt giảm.
- Hai là, môi trường kinh tế giảm sút cũng ảnh hưởng đến xu hướng đầu tư của các công ty, đặc biệt là đối với các công ty ở các nước giàu có đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Trong ngắn hạn, tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế lên FDI vẫn tiếp diễn và đóng góp vào sự giảm sút của luồng vốn FDI trong cả năm 2009, do các công ty hàng đầu cắt giảm chi phí và đầu tư trước triển vọng kinh tế nghèo nàn. Các nước đang phát triển cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên, hiện có nhiều nhân tố tích cực và sớm hay muộn sẽ thúc đẩy luồng vốn đầu tư quốc tế hồi phục. Những nhân tố này bao gồm các cơ hội đầu tư dựa trên giá tài sản rẻ, quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, khối lượng tương đối lớn các nguồn tài chính ở các nước đang nổi lên và các nước xuất khẩu giàu tiền mặt, các hoạt động mới trong các lĩnh vực năng lượng mới và các ngành liên quan đến môi trường mở rộng nhanh chóng và sự tương đối mau phục hồi của các công ty quốc tế.
3. THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
3.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2000 đến năm 2008.
Số liệu đăng ký FDI và giải ngân FDI từ năm 2000 đến 2008
TÌNH HÌNH FDI TỪ NĂM 2000 ĐẾN 2008 (ĐVT:Triệu đồng)
Năm
Số dự án
Đăng ký
Giải ngân
2000
391
2838.9
2413.5
2001
555
3142.8
2450.5
2002
808
2998.8
2591.0
2003
791
3191.2
2650.0
2004
811
4547.6
2852.5
2005
970
6839.8
3308.8
2006
987
12004.0
4100.1
2007
1544
21347.8
8300.0
2008
1171
64011.0
11500.0
* Đồ thị biểu diễn số FDI đăng ký và FDI giải ngân: cột bên trái là FDI đăng ký, cột bên phải là FDI giải ngân
* Phân tích tình hình FDI từ năm 2000 đến 2008
Giai đoạn 2000-2008:Tổng số vốn đăng ký 120,9 tỷ USD, tổng số giải ngân 40,16 tỷ USD. Tỷ trọng giải ngân 33%.
Trong đó:
Giai đoạn 2000-2005: Đăng ký 23.55 tỷ USD, giải ngân 16.26. Tỷ trọng 69%.
Giai đoạn 2006-2008: Đăng ký 97.35 tỷ USD, giải ngân 23.9 tỷ. Tỷ trọng 25% .
- Theo số liệu và đồ thị biểu diễn, FDI giai đoạn 2000-2005 có giá trị đăng ký thấp, nhưng tỷ trọng giải ngân khá cao (69%). Trong khi giai đoạn 2006-2008 cơ mức đăng ký cao, giá trị giải ngân tuyệt đối cũng cao nhưng tỷ trọng giải ngân so với đăng ký lại rất thấp (25%)
Nguyên nhân: Việt Nam đang trong giai đọan mở cửa => tốc độ FDI phụ thuộc vào lộ trình hội nhập quốc tế. Giai đoạn đầu, FDI chủ yếu vào các ngành thương nghiệp, công nghiệp nhẹ do đó FDI đăng ký thấp nhưng tỷ trọng FDI giải ngân cao.
-Giai đoạn 2006-2008, hội nhập trở thành nhu cầu bức xúc của Việt nam và thế giới =>tốc độ hội nhập cao =>lượng vốn đăng ký nhiều. Tuy nhiên cơ cấu FDI vào các ngành công nghiệp lớn, thời gian triển khai dự án dài, cộng với khả năng quản lý dòng vốn FDI của chính phủ chưa đáp ứng được tốc độ phát triển FDI =>Giải ngân chậm là 1 tất yếu
* Tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bên cạnh những lợi ích do việc đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại, còn có những yếu kém ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và hiệu quả của việc sử dụng vốn FDI.
Trong tổng lượng vốn đăng ký, có một nữa số vốn là vào các ngành khai thác tài nguyên, tận dụng bảo hộ, công nghiệp gây ô nhiễm và bất động sản. Đây là cơ cấu không mong đợi bởi vì vốn đầu tư vào khai thác tài nguyên thì không có tác dụng lan tỏa; vốn đầu tư vào các ngành bảo hộ thì không có sức cạnh tranh chỉ làm cho chi phí của nền kinh tế gia tăng; vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm thì lợi nhuận họ hưởng, còn hậu quả và chi phí khắc phục thì ta chịu; vốn đầu tư vào bất động sản thì có thể làm căng thêm “bong bóng”, dễ gây ra bất ổn.
Trong khi đó, đầu tư vào kết cấu hạ tầng, công nghiệp phụ trợ còn ít. Công nghệ được sử dụng thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm của khu vực kinh tế trong nước, nhưng do phần lớn là từ các nước châu Á (69%, Đông Nam Á chiếm 19%), các nước châu Âu mới chiếm 24%, châu Mỹ chiếm 5%, các nước G8 mới chiếm 23,7% nên chưa thu hút được nhiều đầu tư từ các nước công nghiệp phát triển, công nghệ nguồn. Có một số trường hợp, nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong việc kiểm tra, giám sát tại các cửa khẩu, nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc, thiết bị có công nghệ lạc hậu, thậm chí là những phế thải của các nước khác.
Vấn đề về văn hóa ứng xử : khi thu hút đầu tư vào Việt Nam, ban đầu chúng ta rất nhiệt tình, đến khi phía nước ngoài tiến hành đầu tư thì lại gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ, mặt bằng không đủ đáp ứng để tiến hành dự án, không đồng bộ giữa các cấp địa phương…
Từ những tiêu cực trên, thiết nghĩ thu hút FDI là quan trọng nhưng cần phải chọn lọc các dự án, để có được “FDI sạch” - FDI đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững, mang lại hiệu quả tốt như mong đợi. Muốn vậy, ta cần phải đưa ra những biện pháp cải tạo thiết thực như đổi mới giáo dục, đào tạo lao động có tay nghề, mới hấp thu được nguồn vốn của các nước có công nghệ hiện đại để tương xứng với nó; hệ thống luật pháp cần phải đồng bộ và mang tính chất lâu dài, đặt vấn đề ô nhiễm môi trường lên hàng đầu khi xét duyết các dự án đầu tư …
3.2. T hực trạng thu hút đầu tư nước ngoài năm 2008
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo chuyển biến mới trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN), trong năm qua, môi trường đầu tư của nước ta đã tiếp tục được cải thiện.Tiếp theo đà tăng trưởng cao liên tục của các năm 2007, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam tiếp tục tăng cao trong năm 2008. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn ĐTNN đăng ký trong năm 2008 (tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2008) đạt trên 64 tỷ USD, mức tăng kỷ lục kể từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài 1987 đến nay, tăng hơn 3 lần năm 2007. Cả nước cấp mới thêm 112 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 1,17 tỷ USD.
Bình quân số vốn đăng ký đạt 51,4 triệu USD/dự án , cao hơn rất nhiều so với thời gian trước
BÁO CÁO NHANH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI NĂM 2008
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Tháng 12 năm 2008
Năm 2007
Năm 2008
So cùng kỳ
I/
Tình hình thực hiện:
1
Vốn đầu tư thực hiện
triệu USD
1,450
8,030
11,500
143.2%
2
Doanh thu
triệu USD
5,100
40,630
50,550
124.4%
3
Xuất khẩu
triệu USD
2,100
19,286
24,455
126.8%
4
Nhập khẩu
triệu USD
2,200
21,730
28,458
131.0%
5
Nộp Ngân sách
triệu USD
150
1,576
1,982
125.8%
6
Số lao động cuối kỳ báo cáo
nghìn người
15
1,265
1,467
116.0%
II/
Cấp mới và tăng vốn
1
Số dự án cấp mới
dự án
112
1,544
1,171
75.8%
2
Vốn đăng ký cấp mới
triệu USD
1,254
18,718
60,271
322.0%
3
Số lượt dự án tăng vốn
lượt dự án
38
420
311
74.0%
4
Vốn tăng thêm
triệu USD
219
2,629
3,740
142.3%
5
Vốn cấp mới và tăng thêm
triệu USD
1,473.3
21,347.0
64,011.0
299.9%
CẤP MỚI 12 THÁNG - 2008 PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ
(tính tới ngày 19/12/2008) DVT:USD
STT
Hình thức đầu tư
Số dự án
TVĐT
Vốn điều lệ
1
100% vốn nước ngoài
882
31,169,006,730
8,932,578,277
2
Liên doanh
213
27,159,245,022
5,930,323,091
3
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
4
43,730,000
21,580,000
4
BOT
1
35,800,000
10,800,000
5
Công ty cổ phần
71
1,863,594,288
533,697,653
Tổng số
1,171
60,271,376,040
15,428,979,021
âHình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn chiếm vị trí cao trong tổng vốn đầu tư (51,74% vốn đăng ký và 75.3% về số dự án), kế đó là hình thức liên doanh (chiếm 45,06% về tổng vốn và 18.2% về số dự án)
CẤP MỚI 12 THÁNG 2008 PHÂN THEO NGÀNH
(tính tới ngày 19/12/2008)
STT
Chuyên ngành
Số dự án
TVĐT
Vốn điều lệ
I
Công nghiệp & xây dựng
572
32,620,059,668
7,985,192,830
CN dầu khí
8
10,574,880,000
2,312,880,000
CN nặng
177
19,440,998,365
4,639,773,919
CN nhẹ
245
1,818,488,796
702,249,637
CN thực phẩm
35
434,244,755
184,181,575
Xây dựng
107
351,447,752
146,107,699
II
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
45
252,051,581
153,770,401
Nông-Lâm nghiệp
40
247,210,331
148,929,151
Thủy sản
5
4,841,250
4,841,250
III
Dịch vụ
554
27,399,264,791
7,290,015,790
Dịch vụ
438
1,278,636,542
401,046,547
GTVT-Bưu điện
25
1,858,586,500
686,243,125
Khách sạn-Du lịch
26
9,126,098,875
1,866,685,000
Tài chính-Ngân hàng
1
18,200,000
18,200,000
Văn hóa-Y tế-Giáo dục
21
489,511,894
47,997,492
XD hạ tầng KCX-KCN
5
137,249,866
36,167,000
XD Khu đô thị mới
5
4,896,500,000
2,042,350,000
XD Văn phòng-Căn hộ
33
9,594,481,114
2,191,326,626
Tổng số
1,171
60,271,376,040
15,428,979,021
âSo với năm 2007, tổng vốn đầu tư của năm nay tăng đáng kể; ngành công nghiệp và xây dựng hấp dẫn nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn, chiếm 48.85% về số dự án và 54.12% về số vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 47.3% về số dự án v à 45.4% về vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp.
CẤP MỚI 12 THÁNG - 2008 PHÂN THEO ĐỐI TÁC
(tính tới ngày 19/12/2008)
STT
Đối tác
Số dự án
TVĐT
Vốn điều lệ
1
Malaysia
55
14,938,264,005
1,993,007,542
2
Đài Loan
132
8,643,468,746
3,094,704,763
3
Nhật Bản
105
7,287,508,616
615,714,716
4
Singapore
101
4,466,351,215
1,363,584,885
5
Brunei
19
4,400,750,000
831,550,000
6
Canada
9
4,237,730,000
800,593,940
7
Thái Lan
32
3,992,720,000
1,631,669,936
8
BritishVirginIslands
49
3,940,814,550
1,304,619,507
9
SƯp
3
2,200,100,000
746,770,000
10
Hàn Quốc
292
1,803,435,033
594,434,328
11
Hoa Kỳ
53
1,485,867,750
591,636,750
12
Thụy Sỹ
11
658,913,000
658,653,000
13
Vương quốc Anh
17
563,620,781
560,032,900
14
Hồng Kông
50
369,586,920
159,088,170
15
Trung Quốc
73
334,202,310
127,482,938
16
Cayman Islands
5
226,200,000
54,950,000
17
Samoa
10
148,100,000
46,250,910
18
TVQ ả rập thống nhất
1
112,000,000
20,838,312
19
Đan Mạch
13
82,589,250
38,399,250
20
Pháp
38
81,594,828
18,587,674
21
Liên bang Nga
5
69,000,000
65,580,000
22
CHLB Đức
16
56,200,000
12,744,500
23
Australia
24
53,619,036
18,824,375
24
Italia
6
19,475,000
11,455,000
25
Mauritius
4
16,600,000
16,300,000
26
Hà Lan
11
12,872,500
5,988,125
27
Belize
1
12,000,000
3,600,000
28
Bungary
2
12,000,000
12,000,000
29
Thụy Điển
3
10,400,000
1,175,000
30
Philippines
4
8,150,000
7,850,000
31
Indonesia
2
5,000,000
4,700,000
32
Cộng hòa SĐc
2
4,020,000
4,020,000
33
Thổ Nhĩ Kỳ
1
4,000,000
4,000,000
34
Ấn Độ
4
3,120,000
1,570,000
35
Israel
1
3,000,000
500,000
36
New Zealand
3
2,542,500
2,142,500
37
Barados
1
2,500,000
2,500,000
38
Pakistan
1
1,000,000
300,000
39
Aă
1
600,000
150,000
40
Bỉ
2
380,000
280,000
42
Hungary
1
250,000
50,000
43
Bangladesh
1
200,000
100,000
44
Tây Ban Nha
1
200,000
200,000
45
CHDCND Triều Tiên
1
100,000
100,000
46
Ukraina
1
100,000
100,000
47
West Indies
1
100,000
50,000
48
Campuchia
1
50,000
50,000
49
Na Uy
1
50,000
50,000
50
Libăng
1
30,000
30,000
Tổng số
1,171
60,271,376,040
15,428,979,021
Nguån: Côc §Çu tư nưíc ngoµi - Bé KÕ ho¹ch vµ §Çu tư
â Cấp mới theo đối tác đầu tư: Trong năm 2008 đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, chiếm 4,7% về số dự án và 24,8% về vốn đầu tư đăng ký. Đài Loan đứng thứ 2 có 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD, chiếm 11,3% về số dự án và 14,3% về vốn đầu tư đăng ký. Nhật Bản đứng thứ 3 có 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD, chiếm 9,0% về số dự án và 12,1% về vốn đầu tư đăng ký dự án. Singapore đứng thứ 4 có 101 dự án, vốn đầu tư đăng ký 4,46 tỷ USD, chiếm 8,6% về số dự án và 7,4% về số vốn đăng ký. Brunei đứng thứ 5 có 19 dự án, vốn đầu tư 4,4 tỷ USD, chiếm 7,3% về vốn đầu tư đăng ký.
Cơ cấu đầu tư theo đối tác đã đa dạng hơn và có sự chuyển dịch theo hướng tích cực từ các nước quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông… sang các khu vực khác như châu Âu (British Virgin Islands, Thụy Sỹ, Anh, Samoa, Síp, Cayman Islands, Pháp, Hà Lan, Đức, Đan Mạch…) và châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Trong số các dự án đầu tư có quy mô lớn nêu trên, đã có sự xuất hiện của một số đối tác mới nổi lên như Malaysia, Brunei, Canada, Síp… Đồng thời, cũng đã có sự đa dạng hơn về việc lựa chọn địa điểm đặt dự án đầu tư. Cụ thể là bên cạnh các địa bàn thuộc vùng kinh tế trong điểm Bắc Bộ (Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc ) và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An), nguồn vốn FDI thời gian gần đây đã dịch chuyển đáng kể sang một số địa bàn khác thuộc các tỉnh thuộc Duyên hải miền Trung và đồng bằng Sông Cửu Long như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Phú Yên, Ninh Thuận, Kiên Giang, Hậu Giang…
Sự xuất hiện của một số dự án mới có quy mô lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các dự án đã như dự án sản xuất gang thép Hưng nghiệp Formosa đầu tư 7,879 tỷ USD, dự án xây dựng khu đô thị đại học Berjaya Leisure (Malaysia) do Công ty Berjaya Leisure đầu tư 3,5 tỷ USD tại TP. HCM, dự án Công ty TNHH thép Vinasin Lion tại Ninh Thuận (9,79 tỷ USD)... cho thấy nhiều nhà đầu tư lớn đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam và sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN tiếp tục đạt được kết quả cao. Tống vốn thực hiện trong năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 44% so vời năm 2007. Doanh thu của các doanh nghiệp ĐTNN năm 2008 đạt 50,5 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007, trong đó giá trị xuất khẩu không kể dầu thô đạt 24,4 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, khối doanh nghiệp ĐTNN cũng chính là khối có kim ngạch nhập khẩu rất lớn, 28,458 tỷ USD. Do đó, khối doanh nghiệp ĐTNN vẫn là khối nhập siêu trong năm 2008, với tổng kim ngạch nhập siêu 4 tỷ USD, chiếm khoảng 25% thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008.
Năm 2008, khối doanh nghiệp ĐTNN đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007; đồng thời đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án ĐTNN lên 1,467 triệu người, góp phần quan trọng vào giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam hiện nay.
3.3. Một số tồn tại cần khắc phục
Sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột biến của nguồn vốn ĐTNN vào Việt Nam đã làm cho những mặt hạn chế vốn có nhưng chưa hoặc chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của nước ta ngày càng bộc lộ rõ nét và trở nên găy gắt hơn. Bên cạnh đó, một số vấn đề mới phát sinh cũng đang bắt đầu có những tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư làm hạn chế khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế. Một số vấn đề nổi lên là:
a) Về luật pháp, chính sách:
Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án (hầu hết các địa phương đều phản ánh vấn đề này.
b) Về công tác quy hoạch:
Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tư về các địa phương, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Một số địa phương cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trường, gây dư thừa, lãnh phí, hiệu quả đầu tư thấp.
c) Về cơ sở hạ tầng:
Sự yếu kém của hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào là nhân tố quan trọng gây tâm lý lo ngại của các nhà đầu tư. Thông thường các nhà đầu tư tính toán, thực hiện tiến độ xây dựng công trình dự án theo tiến độ xây dựng công trình hạ tầng ngoài hàng rào để tránh tình trạng công trình dự án xây dựng xong không đưa vào vận hành được do hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào không đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Hệ thống kết cấu hạ tầng ở các khu kinh tế mới được thành lập gần đây như Chân Mây, Nhơn Hội, Nam Phú Yên… phát triển quá chậm so với nhu cầu đầu tư phát triển các dự án ĐTNN đang gây quan ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài và đang cản trở việc giải ngân triển khai dự án ĐTNN lớn trong các khu kinh tế này.
Tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, cắt điện không theo lịch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong việc điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất.
d) Về nguồn nhân lực:
Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật và kỹ sư ngày càng rõ rệt, không chỉ xảy ra ở các khu kinh tế mới hình thành như Chân Mây, Dung Quất, Nhơn Hội… mà còn ở cả những trung tâm công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Mặt hạn chế này đã tồn tại từ các giai đoạn trước nhưng trong 3 năm trở lại đây càng trở nên bức xúc hơn trong điều kiện nhiều dự án ĐTNN, đặc biệt là các dự án lớn đi vào triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo trong nước quá lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp.
Còn tình trạng đình công đang diễn ra và trở thành áp lực đáng kể với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
đ) Vấn đề đất đai và công tác giải phóng mặt bằng:
Công tác giải phòng mặt bằng là mặt hạn chế chậm được khắc phục của môi trường đầu tư của ta. Trên thực tế, công tác quy hoạch sử dụng đất đã được các địa phương quan tâm nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ với quy hoạch ngành, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và thu hút và sử dụng có hiệu qủa nguồn vốn ĐTNN nói riêng. Nhiều địa phương đang lâm vào trình trạng khó khăn trong việc bố trí đủ đất cho các dự án quy mô lớn như đã cam kết trước khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Việc đền bù thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng và xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào kết nối vào khu vực dự án đầu tư đang là khó khăn lớn nhất đối với triển khai một số dự án TNN quy mô lớn hiện nay, đặc biệt đối với dự án 100% vốn nước ngoài. Theo quy định của Luật Xây dựng, chính quyền địa phương chịu trách nhiệm toàn bộ khâu giải phóng mặt bằng và bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư. Tuy nhiên do phải sử dụng ngân sách địa phương để đền bù thu hồi đất và thủ tục giải ngân đối với nguồn vốn ngân sách quá phức tạp và mức đền bù theo quy định chung của Nhà nước không đáp ứng yêu cầu của người được đền bù nên tiến độ giải phóng mặt bằng rất chậm. Mặt khác, còn tâm lý e ngại nhà đầu tư không triển khai dự án đúng tiến độ sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Như vậy trên thực tế ngân sách nhà nước phải chi một khoản rất lớn ngay từ lúc giải phóng mặt bằng, trong khi đó nếu thực sự dự án có hiệu quả thì cũng phải nhiều năm sau mới có thu ngân sách. Điển hình là một số dự án đầu tư quy mô lớn, sử dụng nhiều diện tích đất mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại một số địa phương.
Việc sử dụng đất nông nghiệp để đầu tư các khu công nghiệp, khu đô thị, sân golf đang được dư luận gần đây quan tâm. Do các địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên có tình trạng cấp phép nhiều dự án sử dụng diện tích lớn đất nông nghiệp để đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, sân Golf. Về vấn đề này, tại Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì việc kiểm tra quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó có đất nông nghiệp.
f) Vấn đề phân cấp trong quản lý ĐTNN:
- Chủ trương phân cấp trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực ĐTNN là đúng đắn, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, kịp thời, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ nhà nước trong lĩnh vực ĐTNN tại một số địa phương còn yếu, thiếu và chưa đồng bộ nên đã nảy sinh vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh trong việc thu hút ĐTNN, thiếu sự liên kết vùng, khu vực, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành, lĩnh vực đầu tư. Một số địa phương không thẩm tra kỹ về năng lực của các nhà đầu tư trong các dự án có quy mô lớn, chạy đua với nhau trong việc cấp phép các dự án lớn có quy mô hàng tỷ USD. Do vậy, khả năng triển khai các dự án này sẽ rất khó khả thi theo đúng cam kết của nhà đầu tư.
- Với chủ trương phân cấp như hiện nay, việc cung cấp thông tin ĐTNN kịp thời của các địa phương lên trung ương, để phục vụ công tác quản lý, điều hành, phân tích và dự báo các biến động, các xu thế đầu tư vào Việt Nam cña Chính phủ chưa được quy định rõ ràng. Việc thu thập thông tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ĐTNN hiện đang là khó khăn lớn nhất đối với các cơ quan quản lý đầu tư các cấp, kế cả ệô Kế hoạch và Đầu tư, trong khi cơ sở vật chất và nhân lực phục vụ công tác thông tin kinh tế còn thiếu và yếu so với nhu cầu.
g) Vấn đề môi trường:
Việc xử lý chất thải của các dự án ĐTNN tập trung tại các khu công nghiệp tập trung thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã và đang ảnh hưởng nhất định đến môi trường tự nhiên cũng như xã hội, trong đó đặc biệt là đối với các dự án sản xuất quy mô lớn. Thực tế thời gian gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện một số vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với các hành vi cố ý rất tinh vi của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là vấn đề cần được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm ở tất cả các khâu từ thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, đến triển khai thực hiện dự án cũng như quá trình hoạt động của dự án đầu tư.
h) Về xúc tiến đầu tư:
Công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian qua còn nhiều bất cập, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa thực sự hiệu quả, nội dung và hình thức chưa phong phú, còn chồng chéo, mâu thuẫn gây lãng phí nguồn lực. Nguyên nhân là do ta chưa có một chiến lược tổng thể về xúc tiến đầu tư, làm cho công tác xúc tiến đầu tư thiếu một tầm nhìn dài hạn, có tính hệ thống; Trình độ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư còn hạn chế, thiếu cơ sở vật chất và điều kiện hoạt động; Công tác quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư chưa thực sự hiệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- FDI.doc