Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Vĩnh Lộc

MỤC LỤC

Trang

Mục lục 1

Lời mở đầu 3

Chương I: Khái quát chung về công ty TNHH Vĩnh Lộc 4

 

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 5

1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. 6

* Giám đốc 6

* Phòng tổ chức- hành chính 6

* Phòng Tài chính- kế toán 7

* Phòng kế hoạch- xuất nhập khẩu. 7

* Phòng kỹ thuật- KCS 8

1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 8

Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Vĩnh Lộc 10

2.1. Thị trường và sản phẩm xuất khẩu 10

2.1.1. Đặc điểm thị trường 10

2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu sản phẩm thủ công mỹ nghệ 13

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Vĩnh Lộc. 14

2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến HĐ kinh doanh của công ty 14

2.2.2. Những mặt đạt được từ hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Vĩnh Lộc 16

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH Vĩnh Lộc 17

Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại Công ty TNHH Vĩnh Lộc 19

3.1. Nhóm giải pháp đối với công ty. 19

3.1.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường. 19

3.1.2. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết. 20

3.1.3. Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. 231

3.1.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế. 22

3.1.5. Nâng cao tỷ trọng gia công theo phương thức mua đứt bán đoạn, từng bước tạo tiền đề chuyển sang xuất khẩu trực tiếp. 23

3.2. Những kiến nghị đối với Nhà nước. 25

3.2.1. Cải cách các thủ tục hành chính. 25

3.2.2. Nhà nước cần có các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy các hoạt động gia công xuất khẩu. 25

3.2.3. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ về ngành thủ công mỹ nghệ 26

3.2.4. Thành lập tổ chức xúc tiến thương mại. 26

Kết luận 28

Tài liệu tham khảo 30

 

 

 

 

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Vĩnh Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng. Với chức năng như vậy phòng thường xuyên cùng với phòng kế hoạch đàm phán các hợp đồng gia công, sản xuất, nghiên cứu nhu cầu thị trường về mẫu các mặt hàng thủ công từ đó đề xuất triển khai các mẫu chào hàng, mẫu đối theo các đơn hàng cần thiết. - Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng hàng hoá đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như các hợp đồng đã ký kết. * Phòng marketting xuất khẩu: - Phòng marketting xuất khẩu có chức năng tham mưu giúp Giám đốc về khâu giới thiệu các mặt hàng, tổ chức hội chợ, triển lãm nhằm quảng bá các mặt hàng với người tiêu dùng trong nước cũng như ở nước ngoài. 1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Nhìn một cách tổng quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vĩnh Lộc trong những năm qua tăng trưởng khá ổn định, năm sau cao hơn năm trước tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế và còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình trên thị trường thế giới. Điều này được thể hiện qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm gần đây: Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (ĐVT: USD) TT Năm Các chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Doanh thu 94.511 112.156 117.261 2 Chi phí 82.853 97.640 101.058 4 Lợi nhuận trước thuế 11.657 14.516 16.203 5 Nop ngan sach Nha nuoc 3.264 4.064 4.537 6 Lợi nhuận sau thuế 8.393 10.452 11.666 10 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 152 161 164 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của công ty TNHH Vĩnh Lộc) Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3 năm gần đây chúng ta có thể thấy doanh thu của công ty liên tục tăng, cụ thể: Doanh thu năm 2005 của công ty là 94.511USD thì đến năm 2006 đã là 112.156 USD và năm 2007 là 117.023USD. Doanh thu của công ty tăng dẫn đến thu nhập bình quân đầu người/tháng qua các năm cũng tăng: năm 2005 là 152 USD, đến năm 2006 đã là 161USD và đến năm 2007 là 164 USD. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH LỘC 2.1. Thị trường và sản phẩm gia công 2.1.1. Đặc điểm thị trường: Thị trường rộng lớn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Vĩnh Lộc có mặt tại rất nhiều quốc gia ở khắp các châu lục trên thế giới. Cụ thể, tại thị trường Châu Mỹ: Hoa Kỳ, Canada…; Châu Âu: Ý, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Anh…; châu Á: Nhật Bản, Singgapore, ….; Châu Úc: Australia, Newzeland… Công ty đã cố gắng củng cố thị trường đã có và đồng thời không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để thăm dò và tìm kiếm thị trường mới. Hoạt động tiếp thị marketting của Công ty cũng rất được coi trọng. Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu Thị trường 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Thị phần (%) Giá trị (USD) Thị phần (%) Giá trị (USD) Thị phần (%) Hoa Kỳ 34.328 49,0 39.240 50,0 50.053 55,6 Châu Âu 26.902 38,4 27.468 35,0 18.005 20,0 Châu Á 3.923 5,6 3.924 5,0 12.603 14,0 Khác 4.904 7,0 7.848 10,0 9.362 10,4 Tổng kim ngạch 70.057 100 78.480 100 90.023 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xuất khẩu của công ty TNHH Vĩnh Lộc) * Thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ là thị trường đầy tiềm năng đối với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam cũng là thị trường quan trọng đối với các mặt hàng của công ty. Xu hướng này càng trở lên rõ rệt hơn khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Đây là thị trường có tác động lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng. Theo số liệu thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Hoa Kỳ đạt 34.328 USD năm 2005, chiếm 49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và 39.240 USD năm 2006, chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu . Sản phẩm của công ty xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm vừa qua cũng chiếm tỷ trọng 55,6%. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của công ty ở thị trường này khá cao và là thị trường chủ yếu để tiêu thụ sản phẩm. * Thị trường châu Âu Các đơn đặt hàng mà công ty xuất khẩu sang thị trường EU thường là những đơn đặt hàng lớn, mang lại rất nhiều lợi ích kinh tế cho công ty. Trong năm 2005 tổng giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường EU là 26.902 USD chiếm tỷ trọng 38,4%, đến năm 2006, tổng giá trị thu được do công ty xuất khẩu sang thị trường này đã giảm chỉ còn 18.005USD chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu. Nguyên nhân đây là một thị trường khó tính, yêu cầu cao về chất lượng, kiểu dáng rất cầu kỳ, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, do đó để tiếp tục duy trì và tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty vào thị trường này, công ty cần phải cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm, xúc tiến quan hệ nhiều mặt với đối tác EU. * Thị trường châu Á: Là thị trường lớn, tuy nhiên giá trị xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vào thị truờng này chưa nhiều, đặc biệt là thị trường các nước ASEAN. Công ty xác định đây là một thị trường đầy tiềm năng có thể phát triển mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Tại một số triển lãm về sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ ở các nước trong khu vực, công ty cũng đã trưng bày giới thiệu của công ty mình và cũng đã nhận được lời mời của một số khách hàng từ Singapore, Indonexia… * Các thị trường khác Nhật Bản Trong vài năm trở lại đây, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật Bản đã phát triển mạnh mẽ góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung sang thị trường này. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt được chỉ tiêu đề ra cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở thị trường này. Tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ vào Nhật bản còn bé so với tiềm năng thực tế. Nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản về hàng thủ công mỹ nghệ của các nước châu Á ngày một tăng trong đó có hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam do đáp ứng được một số yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản. Để cạnh tranh với hàng Trung Quốc, Philippin, Đài Loan... giành lại một phần thị trường Nhật Bản, không chỉ công ty mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần phải cố gắng rất nhiều đặc biệt là khâu quản lý chất lượng bởi tại thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm là rất cao; bên cạnh đó là các yêu cầu về mẫu mã kiểu dáng sản phẩm phải phù hợp với các phong tục tập quán của đất nước và con người cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ trước khi xâm nhập vào thị trường này. Ausralia Công ty chưa khai thác được hết nhu cầu về sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại thị trường này, Thị trường Australia là thị trường đầy tiềm năng không chỉ công ty TNHH Vĩnh Lộc hướng tới mà nó là thị trường mục tiêu của hầu hết các công ty thủ công mỹ nghệ tại Việt nam hướng tới. 2.1.2. Đặc điểm về cơ cấu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Mẫu mã các sản phẩm gia công xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thường do các bên đối tác đưa ra nên phụ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ. Đối với các bạn hàng truyền thống thì các mặt hàng đặt gia công cũng thường là những mặt hàng quen thuộc với công ty như lọ sơn mài (lọ sơn mài cốt gốm, lọ sơn mài cốt gỗ, lọ sơn mài cốt composite), lọ gốm (gốm cuốn song, gốm nghệ thuật), lọ gỗ… dùng chủ yếu để trang trí, cắm hoa. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay thì việc có nhiều mẫu mã sản phẩm cũng sẽ đồng nghĩa với việc thu hút được nhiều khách hàng hơn và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng được đánh giá cao hơn. Chính vì lý do trên nên ngoài các sản phẩm truyền thống, công ty cũng đã tìm hiểu thiết kế thêm các mặt hàng khác nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của khách hàng trên thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu các mặt hàng mới như các loại đồ dùng bằng sứ như ấm, chén, bát, đĩa, lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc lá, tượng phật, thiếu nữ, bộ ấm trà, cốc cà phê, chậu cảnh …đã không mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Có rất nhiều lý do khiến các mặt hàng này vẫn chưa thể phát triển mạnh, trong đó có lý do công ty không đáp ứng được các mặt hàng cầu kỳ về thẩm mỹ và chất liệu. Trong điều kiện cạnh tranh, công ty cần quan tâm đến việc đa dạng hoá cơ cấu các mặt hàng để có thể cạnh tranh, thu hút thêm khách hàng với những sản phẩm mới đồng thời tìm ra mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao để đầu tư kinh doanh. Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Mặt hàng 2005 2006 2007 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Lọ sơn mài (cốt gốm, cốt gỗ, cốt composite) 49,180 70.2 59,488 75.8 72,018 80.0 Lọ gốm (cuốn song, nghệ thuật) 14,011 20.0 9,496 12.1 9,722 10.8 Lọ gỗ 3,363 4.8 4,002 5.1 2,701 3.0 MH khác 3,503 5.0 5,494 7.0 5,581 6.2 Tổng 77,057 100 78,480 100 90,023 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xuất khẩu của công ty TNHH Vĩnh Lộc) Nhìn chung mặt hàng gia công chủ yếu của công ty vẫn là lọ sơn mài và lọ gốm, trong đó lọ sơn mài mang lại giá trị cũng như tỷ trọng vượt trội. Năm 2005 giá trị do mặt hàng lọ sơn mài mang lại là 49.180 USD chiếm tỷ trọng 70,2%, tức là gấp đến hơn 2 lần tổng giá trị các mặt hàng khác đem lại. Đến năm 2007 giá trị mặt hàng này đem lại đã tăng lên 72018 USD chiếm tỷ trọng 80%, gấp 4 lần tổng giá trị do các mặt hàng khác đem lại. 2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty TNHH Vĩnh Lộc 2.2.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty: Thuận lợi: - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý của Công ty đ−ợc đμo tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao vμ có nhiều kinh nghiệm; - Có uy tín cao về chất l−ợng, số l−ợng hμng hoá bán ra cho khách hμng; - Cùng với xu h−ớng mở cửa của thị tr−ờng, nhu cầu hμng thủ công mỹ nghệ ở cả thị tr−ờng trong vμ ngoμi n−ớc gia tăng. Khó khăn: - Ngμnh kinh doanh xuất nhập khẩu ngμy cμng phát triển đa dạng, có nhiều thμnh phần kinh tế tham gia, tính cạnh tranh ngμy cμng gay gắt; - Công ty vừa mới thành lập được 5 năm nên còn một số bỡ ngỡ ban đầu trong phương thức kinh doanh xuất khẩu. - Do tính chất kinh doanh của Công ty, chi phí hμng bán vμ các chi phí khác khá cao, dẫn đến lợi nhuận thấp; - Đa số hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đều được sản xuất từ những làng nghề thủ công nên việc thiết kế, thay đổi kiểu dáng mẫu mã chưa được chú trọng. - Đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty còn thiếu so với nhu cầu phát triển. Công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, một phần do sự cạnh tranh ngμy cμng gay gắt của các công ty khác trong ngμnh, các nước trong khu vực như Trung Quốc (đặc biệt ở thị trường EU). Để cạnh tranh với hàng Trung Quốc, doanh nghiệp cần phải tìm những điểm khác biệt trên mỗi sản phẩm để cạnh tranh và những phân khúc thị trường hẹp mà hàng Trung Quốc chưa thâm nhập được. Chẳng hạn, trong mặt hàng gốm sứ, Trung Quốc không làm gốm sơn mài vì thời gian sản xuất lâu vì quy trình sản xuất gốm sơn mài đòi hỏi nhiều công đoạn hơn gốm sứ bình thường, trung bình mỗi sản phẩm sơn mài xuất khẩu phải mất ba tuần. Tuy vậy, ban lãnh đạo Công ty vẫn quyết tâm giữ vững các ngμnh vμ mặt hμng kinh doanh truyền thống của Công ty với ngμnh hμng thủ công mỹ nghệ lμ chính. Nhằm mục tiêu giμnh lại −u thế trong lĩnh vực truyền thống nh− trên, Công ty đang cố gắng tận dụng tối đa các −u thế hiện có để công tác kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt kết quả cao nhất. 2.2.2 Những kết quả và tồn tại trong hoạt động kinh doanh của cụng ty TNHH Vĩnh Lộc: a. Những mặt đạt được từ hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH Vĩnh Lộc Hiện nay các sản phẩm mà công ty xuất khẩu chủ yếu là sang thị trường Châu Mỹ trong đó kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất . Cùng với việc tìm lại được thị trường truyền thống đầy triển vọng đó là thị trường CHLB Đức - thị trường rộng lớn và rất dễ tính, công ty cũng cần phải cố gắng mở rộng các thị trường truyền thống khác như: Pháp, Nhật, Đài Loan, Singapo… Trong những năm qua khi các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn nhiều trong tình hình mới thì công ty TNHH Vĩnh Lộc đã vươn lên tăng dần doanh thu qua các năm; đồng thời tạo một thế đứng vững chắc trong ngành thủ công mỹ nghệ, tạo uy tín trên thị trường bằng chất lượng sản phẩm. Công ty đã giữ được các bạn hàng truyền thống, phát triển bạn hàng mới, nhanh nhạy tìm hàng bù vào những thời điểm trống việc do nguyên phụ liệu của khách không về kịp. Quá trình xuất khẩu được diễn ra đều đặn theo đúng tiến độ, không để xảy ra tình trạng ùn tắc hợp đồng. Công ty đã kiện toàn bộ máy quản lý từ Giám đốc tới các phòng ban chức năng đảm bảo hoạt động có hiệu quả và giảm được các chi phí phát sinh không cần thiết. Tăng cường kiểm tra các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật đối với từng mặt hàng. Năng động trong kinh doanh, thực hiện đa dạng hoá, đa phương hoá trong phương thức làm ăn, lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu. b. Những mặt tồn tại trong hoạt động gia công xuất khẩu của công ty TNHH Vĩnh Lộc. Qua việc phân tích thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Vĩnh Lộc ta thấy bên cạnh những kết quả đạt được công ty vẫn còn một số tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Đây là những tồn tại không chỉ ở công ty Vĩnh Lộc mà còn là vướng mắc của hầu hết các công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay: - Khả năng nắm bắt các thông tin thị trường và các cơ hội kinh doanh còn hạn chế khả năng tiếp thị kém chưa có được chính sách giao tiếp hiệu quả. - Mới chỉ phát triển chiều rộng chưa phát triển chiều sâu. Công tác cải tiến đa dạng hóa sản phẩm còn hạn chế. Các sản phẩm chưa phong phú, chủ yếu vẫn các loại lọ trang trí, những sản phẩm cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. - Không có được sự chủ động trong lựa chọn đối tác: Trong hoạt động xuất khẩu công ty chủ yếu thực hiện xuất khẩu theo các đơn đặt hàng nên trong quá trình tìm kiếm và ký kết hợp đồng công ty chưa có sự chủ động dẫn đến hiệu quả trong kinh doanh chưa cao. - Về vấn đề giao hàng, công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cho các đối tác nước ngoài nên việc lựa chọn phương thức vận tải, phương thức thanh toán thường bị phụ thuộc vào phía đối tác. Công ty mới chỉ thực hiện ở dạng FOB chưa có những mặt hàng ở dạng CIF nên giá cả giao nhận thấp. 2.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH Vĩnh Lộc a, Những nguyên nhân chủ quan. Công tác nghiên cứu và dự đoán thị trường chưa được chú trọng, công ty chưa có một phòng marketing với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ thị trường có trình độ và chuyên môn cao. Công ty chưa chú trọng đến vấn đề quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng cho nên việc có đầy đủ thông tin để xác định đúng đối tác cần lựa chọn đôi khi bị xem nhẹ nên một phần cũng làm hạn chế việc nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. b, Những nguyên nhân khách quan. Đây là những nguyên nhân thuộc về môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty: Sự cạnh tranh trong nước và khu vực trong ngành hàng thủ công mỹ nghệ đang diễn ra gay gắt. Nhà nước chưa có định hướng rõ ràng và cụ thể để động viên khuyến khích phát triển hàng thủ công mỹ nghệ. Các thủ tục vay vốn và các thủ tục xuất nhập khẩu còn rườm rà cũng cản trở hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. Trên đây là những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở công ty TNHH Vĩnh Lộc. Đây cũng là những tồn tại chung của các doanh nghiệp sản xuất gia công xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục những hạn chế đó và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới là rất quan trọng. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH VĨNH LỘC Từ những phân tích chi tiết về hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Vĩnh Lộc, ta thấy rằng bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục. Sau đây là một số giải pháp cơ bản nhằm khắc phục những tồn tại đó và thúc đẩy hoạt động gia công xuất khẩu của công ty. 3.1. Nhóm giải pháp đối với công ty. 3.1.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Thị trường là tấm gương phản ánh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vậy nghiên cứu thị trường lầ rất cần thiết, qua nghiên cứu thị trường sẽ giúp công ty: Nắm bắt được sự biến động của cầu mà nhu cầu thị trường về sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ hết sức phong phú, đa dạng, luôn thay đổi theo thị hiếu. Nghiên cứu và dự đoán thị trường sẽ giúp công ty nắm được tình hình tiêu dùng, chi phí cho việc mua sắm hàng thủ công mỹ nghệ chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng chi phí, từ đó mà dự báo dược từng nhóm khách hàng cụ thể. Giúp công ty xác định được các mục tiêu và các biện pháp cụ thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Trong nền kinh tế hiện đại, công tác Marketing được coi là đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường sẽ đem đến các thông tin làm cơ sở cho công ty xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp mạnh gắn liền với khả năng Marketing mạnh, do đó cần phải có cái nhìn mới về Marketing đặc biệt là Marketing quốc tế, phải nhận thức được tầm quan trọng của Marketing như là một công cụ hàng đầu của quản trị kinh doanh. Sau đây là một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường: Công việc quan trọng nhất là tạo dựng được một đội ngũ cán bộ Marketing có năng lực thông qua các biện pháp tuyển dụng mới và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ thị trường. Tổ chức lại phòng Marketing với đầy đủ các trang thiết bị thông tin, tin học hiện đại, tích cực áp dụng kỹ thuật quản trị Marketing hiện đại. Xúc tiến các hoạt động quảng cáo khuếch trương, tham gia các hội chợ thương mại, các hội thảo chuyên ngành trong và ngoài nước để giới thiệu các mặt hàng của công ty và những thế mạnh của công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 3.1.2. Đẩy mạnh hoạt động liên doanh liên kết. Việc mở rộng mối quan hệ với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần chú trọng đến các mối liên kết sau: a, Liên kết kinh tế kỹ thuật giữa các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Tạo dựng mối liên kết này sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi thông tin và hợp tác với nhau trên nhiều phương diện sẽ có hiệu quả hơn. Nó giúp công ty ngày càng bám sát hơn đến tận các khâu, quy trình sản xuất nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong sản xuất, nghiệm thu sản phẩm kịp thời và xây dựng khung giá hợp lý tạo sức mạnh và ổn định về kinh doanh trên thị trường quốc tế. Mặt khác hiện nay nhiều công ty ở các thị trường lớn thường đặt những đơn hàng rất lớn mà khả năng của công ty không thể đáp ứng được thì liên kết giữa các công ty lại với nhau để đáp ứng các đơn đặt hàng như vậy là rất cần thiết. b, Hợp tác kinh doanh với các hãng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là một biện pháp giúp công ty mở rộng quy mô sản xuất, thu hút vốn, công nghệ từ nước ngoài. Theo hình thức này thì đối tác nước ngoài sẽ góp vốn, máy móc thiết bị, đảm nhận việc tìm khách hàng (kể cả những khách hàng đặt gia công) và tiêu thụ sản phẩm còn phía công ty góp vốn, lao động, lợi nhuận được phân chia theo thoả thuận. Với hình thức này công ty có điều kiện thu hút vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ phía nước ngoài, gia tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh. 3.1.3. Phát triển các quan hệ đối tác. Quan hệ đối tác có thể coi là một tài nguyên vô hình của một doanh nghiệp. Công ty có thể phát triển được hay không là nhờ vào hai mặt: Thực lực của công ty và các quan hệ đối tác mà công ty đã tạo dựng được . Để giữ vững được các quan hệ đã có, công ty luôn phải giữ chữ tín đối với đối tác, có thể đó là thái độ sòng phẳng hoặc là chiếu cố lẫn nhau trong quan hệ sản xuất kinh doanh. Muốn cho hoạt động phát triển hơn nữa , công ty cần phải có các giải pháp đối với đối tác như sau: * Quan hệ trực tiếp với các đối tác. Công ty cần tạo cho được các quan hệ trực tiếp này tức là phải bỏ qua được khâu trung gian bởi hầu hết các hoạt động gia công ký kết qua các công ty trung gian đều dẫn tới là lợi nhuận bị chia sẻ nên lợi ích của công ty bị hạn chế. Nếu bỏ qua khâu trung gian, công ty quan hệ trực tiếp với các đối tác nước ngoài thì lợi nhuận thu được sẽ lớn hơn rất nhiều. Muốn làm được điều này công ty cần phải : * Tạo ra được những mặt hàng có mẫu mã hợp lý, phù hợp với thị trường Đây chính là cơ sở để bên nước ngoài đặt gia công. Phía nước ngoài sẽ căn cứ vào mẫu mã do công ty tạo ra để đánh giá được trình độ sản xuất, thể hiện chất lượng có đáp ứng được yêu cầu gia công hay không. Điều đó đòi hỏi người thiết kế mẫu phải có trình độ cao. * Mở rộng quan hệ với khách hàng mới. Một khách hàng có thể đặt gia công tại nhiều doanh nghiệp trên một nước hay nhiều nước khác nhau nhau, vấn đề này đã tạo ra sự cạnh tranh trong việc thu hút các đơn hàng gia công. Bởi vậy nếu như công ty chỉ có một số lượng khách hàng ít ỏi thì trong nhiều trường hợp sẽ gặp khó khăn trong vấn đề ký kết hợp đồng. Do vậy ngoài việc công ty phải giữ mối quan hệ với khách hàng truyền thống, công ty cần chú trọng quan hệ với các khách hàng mới. Trong những năm tới việc Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với Hoa Kỳ sẽ mở ra một cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam bởi vì đây là thị trường có kim ngạch nhập khẩu rất lớn và cơ cấu thị trường rất đa dạng. 3.1.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh trong kinh doanh quốc tế. Công ty muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, muốn tạo dưng uy tín trên thương trường thì bản thân bộ máy quản lý phải thông suốt, có sự phân cấp và trách nhiệm rõ ràng. Khi tuyển chọn cần phải lựa chọn những người có trình độ nghiệp vụ thông qua việc tổ chức thi tuyển để có thể tuyển chọn được đội ngũ cán bộ có năng lực trong kinh doanh, thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường làm cho công ty tránh được các rủi ro trong kinh doanh, nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, tiếp thu được công nghệ sản xuất mới, hiện đại từ phía nước ngoài, có khả năng phân tích đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, vạch ra các chủ trương, chương trình hành động thích hợp cho công ty. Một trong những yêu cầu đặt ra cấp bách hiện nay đối với công ty là phải tạo dựng một đội ngũ vững mạnh về quản trị Marketing, quản lý công tác xuất nhập khẩu và cán bộ có khả năng tổ chức đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Công ty có thể lựa chọn một trong các phương án sau : Tổ chức cho các cán bộ tham gia các khoá học nghiệp vụ chuyên môn tại các trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh hay tại các trường đại học trong nước. Gửi các cán bộ có năng lực ra nước ngoài học tập. Thuê chuyên gia về đào tạo tại chỗ. Với chương trình đào tạo hợp lý công ty sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý vững mạnh có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. 3.1.5. Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của công ty. Đây có thể coi là một trong những vấn đề quan trọng nhất, chính nó sẽ làm cho công ty mở rộng được khả năng sản xuất, nâng cao được năng xuất lẫn chất lượng sản phẩm và tạo được sự cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp khác. Nhưng đây cũng là giải pháp khó thực thi ngay một lúc mà đòi hỏi phải có thời gian và phương thức làm ăn phù hợp mới có thể thực hiện được. Để thực thi giải pháp này công ty cần phải thực hiện cụ thể như sau: a . Đối với trang thiết bị, mẫu mó, thiết kế: - Cần chú trọng khâu thiết kế, mở rộng và phát triển phong phú các chủng loại sản phẩm. Công ty cần đưa ra những sản phẩm độc đáo riêng biệt về chất liệu và mẫu mó thiết kế chứ khụng đơn thuần chỉ là giá rẻ. b. Củng cố vμ phát triển khách hμng: - Xác định, phân loại khách hμng vμ bạn hμng để xây dựng chính sách thống nhất cho hoạt động bán hμng, qui định chế độ −u đãi về giá cả, dịch vụ vμ thanh toán đối với các bạn hμng có uy tín gắn bó với Công ty vμ những bạn hμng quan trọng. - Xây dựng kế hoạch tiếp thị, xúc tiến th−ơng mại nhằm mở rộng thị tr−ờng bán hμng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hμng. - Giữ vững, củng cố vμ phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hμng hoá phục vụ xuất khẩu, có kế hoạch đầu t− vμo khâu sản xuất để chủ động nguồn hμng, tăng hiệu quả hoạt động. - Mở rộng quan hệ với các đối tác tại nhiều thị tr−ờng trong hoạt động kinh doanh XNK, lựa chọn đối tác tin cậy vμ có tiềm năng lớn để thiết lập mối quan hệ nhằm mở ra đ−ợc những ph−ơng thức lμm ăn mới, tiết kiệm đ−ợc chi phí, đáp ứng đ−ợc nhu cầu về giá cả, chất l−ợng vμ thời gian. c. Mở rộng thị tr−ờng, mặt hμng vμ ngμnh nghề mới: - Duy trì, phát triển kinh doanh ngμnh hμng truyền thống lμ hμng thủ công mỹ nghệ, tìm kiếm mở rộng phát triển các ngμnh hμng khác. - Từng b−ớc củng cố, đầu t− một cách hợp lý nhằm đẩy mạnh qui mô vμ doanh số. - Hết sức quan tâm mở rộng kinh doanh các ngμnh hμng mới. - Tiếp tục duy trì, phát triển ổn định thị tr−ờng trong n−ớc vμ n−ớc ngoμi. d. Chiến l−ợc về vốn vμ tμi chính: - Khai thác triệt để các nguồn vốn tín dụng, các nguồn vốn nhμn rỗi của các tổ chức kinh tế trong vμ ngoμi n−ớc cho phát triển sản xuất kinh doanh. Khai thác tối đa đòn bẩy nợ, trên cơ sở duy trì hệ số an toμn về tμi chính. - Tính toán phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý (vốn sản xuất vμ vốn kinh doa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty TNHH Vĩnh Lộc.doc
Tài liệu liên quan