LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ SỰ CẦN THIẾT THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) 3
1.1. Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu 3
1.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 3
1.1.1.1. Khái niệm xuất khẩu 3
1.1.1.2. Vai trò của xuất khẩu 3
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 4
1.1.2.1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp 4
1.1.2.2. Hình thức xuất khẩu qua trung gian 4
1.1.2.3. Hình thức xuất khẩu buôn bán đối lưu 4
1.1.2.4. Hình thức gia công xuất khẩu 4
1.1.2.5. Hình thức tái xuất khẩu 5
1.1.2.6. Hình thức xuất khẩu tại chỗ 5
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 5
1.1.3.1.Hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước 5
1.1.3.2. Các yếu tố đầu vào sản xuất, nguyên liệu, vốn, lao động 6
1.1.3.3. Tỷ giá hối đoái 6
1.1.3.4. Sức cạnh tranh hàng hoá 6
1.1.3.5. Nhu cầu của thị trường nước ngoài 7
1.1.3.6. Yếu tố khác 7
1.2. Các quy định pháp lý của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam 8
1.2.1. Giới thiệu khái quát về Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các quy định của WTO 8
1.2.1.1. Giới thiệu chung về Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 8
1.2.1.2. Mục tiêu và chức năng của WTO 9
1.2.1.3. Những nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO 10
1.2.2. Lợi ích và khó khăn đối với doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO 11
1.2.2.1. Lợi ích của doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO: 11
149 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2680 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường nhật bản từ năm 1999 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sang Nhật, những mặt hàng như chè, cà phê, đồ nhựa, đồ gỗ, thực phẩm qua chế biến... đã có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Mặt hàng đồ gỗ Việt Nam từ vị trí thứ tư sau Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan, nay đã vươn lên đứng vị trí thứ hai chỉ sau Trung Quốc về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Nhật Bản. Các mặt hàng đồ gỗ nội thất và ngoại thất của VN đến nay đã vào được hệ thống siêu thị tại Nhật, và ngày càng có vị thế tại thị trường này.
2.1.2 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu
Sau khi Việt Nam và Nhật Bản giành cho nhau thuế suất Tối huệ quốc (tháng 5 năm 1999), tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản năm 2000 đã đạt 2,6 tỷ USD. Về cơ cấu mặt hàng, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản là hàng dệt may, hàng thuỷ sản, dây cáp điện, sản phẩm gỗ, than đá. Trong đó, hàng dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản (23,67%); tiếp đến là hàng thuỷ sản (18.41%) và dây điện, dây cáp điện (4,27%). Những mặt hàng xuất khẩu mạnh sang Nhật chủ yếu là các mặt hàng gia công, sử dụng nhiều lao động, không phải là những ngành hàng có hàm lượng kĩ thuật cao. Năm 2000, những mặt hàng có tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu cao sang thị trường Nhật Bản là sản phẩm gỗ (79%), linh kiện điện tử và mạch in (60,9%), dây điện và dây cáp điện (56,7%). Đây đều là những mặt hàng có tiềm lực xuất khẩu sang Nhật rất mạnh.
Bảng 4. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản (giai đoạn 2000 - 2006)
Đơn vị: triệu USD
Mặt hàng
Dệt may
Thuỷ sản
Dây cáp điện
Linh kiện điện tử và mạch in
Sản phẩm gỗ
Than đá
Rau quả tươi
Gạo
Mặt hàng khác
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Năm 2000
Kim ngạch XK
620
483
112
16.8
85
34.6
9.46
2.7
1257
2621
Tăng so với năm trước (%)
23.2
24.1
56.7
60.9
79
4.5
1.2
0.8
Tỷ trọng trong tổng KNXK (%)
23.67
18.41
4.27
0.64
3.24
1.32
0.36
0.10
47.97
100
Năm 2001
Kim ngạch XK
597
478
172.7
28.6
96
35.3
16.8
4.12
1078
2509
Tăng so với năm trước (%)
-3.7
-0.89
54.2
70.2
13.03
1.71
77.53
49.7
-14.1
-4.27
Tỷ trọng trong tổng KNXK (%)
23.79
19.06
6.88
1.14
3.83
1.41
0.67
0.16
43.04
100
Năm 2002
Kim ngạch XK
485.8
556.3
174.8
44.7
117.6
48.5
17.7
0.95
787.5
2234
Tăng so với năm trước (%)
-18.6
16.3
1.23
56.1
22.47
37.54
5.29
-76.9
-27.1
-10.96
Tỷ trọng trong tổng KNXK (%)
21.74
24.9
7.8
2.0
5.26
2.17
0.79
0.04
35.2
100
Năm 2003
Kim ngạch XK
467.3
652.3
267.5
85.4
136.3
58.6
15.3
8.05
1219
2910
Tăng so với năm trước (%)
-3.79
17.2
52.9
90.89
15.88
20.87
-13.4
746.5
54.8
30.25
Tỷ trọng trong tổng KNXK (%)
16.06
22.42
9.19
2.9
4.68
2.01
0.52
0.27
41.89
100
Năm 2004
Kim ngạch XK
525.8
770.3
349.5
132.8
152.3
103.4
28.7
18.8
1460
3542
Tăng so với năm trước (%)
12.52
18.09
30.67
55.58
11.69
76.28
87.12
133.4
19.78
21.72
Tỷ trọng trong tổng KNXK (%)
14.8
21.7
9.86
3.75
4.29
2.91
0.8
0.53
41.22
100
Năm 2005
Kim ngạch XK
603.9
819.9
472.7
252.9
243
169
28.9
53.4
1915.9
4560
Tăng so với năm trước (%)
14.83
6.44
35.25
90.43
59.55
63.54
1.07
184.3
31.20
28.74
Tỷ trọng trong tổng KNXK (%)
13.24
17.98
10.36
5.54
5.32
3.7
0.63
1.17
42.01
100
Năm 2006
Kim ngạch XK
737.7
930.7
669
297.6
292
203.6
33.2
66
2429
5659
Tăng so với năm trước (%)
22.15
13.50
41.54
17.65
20.16
20.4
14.55
23.7
26.78
24.1
Tỷ trọng trong tổng KNXK (%)
13.03
16.45
11.8
5.26
5.159
3.59
0.586
1.16
42.9
100
(Nguồn: Bộ thương mại, tổng cục thống kê)
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản năm 2001 có giảm 4,2 % so với năm 2000 nhưng vẫn đạt 2,5 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu sang Nhật có tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2001 vẫn là thuỷ sản và hàng dệt may nhưng kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng này cũng giảm nhẹ so với năm 2000. Hàng dệt may có kim ngạch xuất khẩu là 597 triệu USD chiếm 23,79% trong tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản và giảm 3,7 % so với kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Nhật Bản năm 2000. Hàng thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 478 triệu USD chiếm hơn 19 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 0,89% so với năm 2000. Các mặt hàng có tốc độ tăng xuất khẩu sang Nhật Bản cao năm 2001 là rau quả tươi (hơn 77%), linh kiện điện tử và mạch in (70,2%), dây cáp điện (54,2%). Xuất khẩu gạo sang Nhật Bản năm 2001 cũng tăng trưởng khá cao so với năm 2000 là 49,7% đạt 4,12 triệu USD.
Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật tiếp tục giảm, chỉ đạt khoảng 2,234 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng cũng có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản giảm là hàng dệt may (giảm 18,6%), gạo (77%). Tuy kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Nhật giảm so với năm 2001 nhưng mặt hàng này vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao sang Nhật, đạt khoảng 486 triệu USD, đứng thứ hai sau hàng thuỷ sản (556 triệu USD). Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao năm 2002 là linh kiện điện tử và mạch in (56%), than đá (37,5%), đồ gỗ (22,5%).
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá năm 2003 đã tăng 30% so với năm 2002, đạt hơn 2,9 tỷ USD. Mặt hàng góp tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Nhật năm 2003 vẫn là thuỷ sản, hàng dệt may. Những mặt hàng có tăng trưởng so với năm trước rất cao là gạo (tăng 764,5%) nhưng chỉ chiếm 0,27% trong tổng kim ngạch hàng xuất sang Nhật, linh kiện điện tử và mạch (91%). Mặt hàng có tăng trưởng so với năm 2002 khá cao là than đá (20,87%), thuỷ sản (17,2%), và sản phẩm gỗ (16%).
Năm 2004, tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu sang Nhật tiếp tục tăng 21,7% so với năm trước đạt 3,542 tỷ USD. Trong đó chiếm tỷ trọng cao là các mặt hàng thuỷ sản, dệt may, dây cáp điện. Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao là gạo, rau quả tươi, than đá, linh kiện điện tử và mạch in.
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản năm 2005 đạt 4,56 tỷ USD đạt tốc độ tăng trưởng 28,74%. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vẫn là hàng thuỷ sản, dệt may, dây cáp điện. Các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao năm 2005 là gạo, linh kiện điện tử và mạch in, than đá, sản phẩm gỗ.
Đến năm 2006, cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật đạt 5,659 tỷ USD, tăng 24,1% so với năm 2005. Hàng thuỷ sản đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là 930 triệu USD tăng 13,5% so với năm 2005, chiếm 16,45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Nhật năm 2006. Tiếp đến là hàng dệt may, đạt kim ngạch xuất khẩu là 737,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 13%, tăng 22,15% so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều tăng trong khoảng từ 13% đến 42%.
Biểu đồ 2.
Như vậy, có thể thấy cơ cấu hàng xuất của Việt nam sang Nhật tương đối đơn giản, diện mặt hàng khá hạn hẹp, trong đó trên 50% là nguyên liệu thô và sản phẩm mới qua sơ chế (những năm đầu thập kỷ 90 nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế chiếm đến 90%). Mặt hàng chủ yếu xuất sang Nhật thời kỳ trước năm 2002 là dầu thô, hải sản, dệt may và than đá. Bốn mặt hàng này thường xuyên chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của ta vào Nhật trong những năm từ 1999 đến 2002 . Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản những năm gần đây là thủy sản, dệt may, dầu thô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da…
Biểu đồ 3.
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản gồm: may mặc, hải sản, dầu thô, dây điện, đồ gỗ nội thất, than đá và giày dép... Đặc biệt là trong số các mặt hàng hải sản, Việt Nam đang có lợi thế xuất khẩu tôm đông lạnh sang thị trường Nhật Bản. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống và có ưu thế như hàng may mặc, hải sản, dầu thô, dây cáp điện, than đá, đồ gỗ, hàng dệt kim, linh kiện điện tử mạch in, đồ nhựa gia dụng,... thời gian gần đây, Việt Nam đã bước đầu đưa được hoa tươi, hàng may mặc cao cấp và một số thực phẩm chế biến vào thị trường Nhật Bản. Các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam đang có triển vọng mà Nhật Bản cũng đang và sẽ có nhu cầu lớn như: thực phẩm chế biến (hiện tại chủ yếu xuất khẩu thô ở dạng nguyên liệu), rau quả tươi và hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng, đặc biệt là xuất khẩu phần mềm đang có thế mạnh về trình độ nhân lực.
Trong năm 2006, những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản như: may mặc xuất được 850 triệu USD, thuỷ sản 650 triệu USD... Riêng các mặt hàng thuỷ sảng tăng hơn 40%. Điều đó cho thấy cửa dành cho xuất khẩu thực phẩm vẫn rất lớn, nhất là thuỷ sản: tôm, mực… Tuy vậy, nếu đứng từ góc độ Nhật bản, tỉ lệ nhập khẩu từ Việt nam vào Nhật còn khiêm tốn. Bốn mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt nam vào Nhật là hải sản, dệt may, than đá và dầu thô thì mới chỉ thỏa mãn một tỉ lệ rất nhỏ so với nhu cầu của Nhật. Cụ thể là hải sản chiếm khoảng 2,7-2,9%, may mặc (không kể hàng dệt) 2,8%, dầu thô 1,7-1,9%. Như vậy có thể thấy rằng, các doanh nghiệp Việt nam còn rất nhiều cơ hội để đẩy mạnh và đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu của mình sang thị trường Nhật bản.
Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu sang Nhật cần chú ý:
Về hàng thuỷ sản, với kim ngạch khoảng 930 triệu USD, đạt tốc độ tăng trưởng hơn 13% (nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Nhật trong năm 2006 là 11 tỷ USD). Trong đó, tôm và mực là những mặt hàng điển hình xuất khẩu mạnh (tôm đạt 650 triệu USD năm 2006 và mực đạt gần 150 triệu USD), chiếm 84 - 85% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nhật.
Hải sản của Việt nam, nhất là tôm, được thị trường Nhật Bản đánh giá khá cao. Hiện nay kim ngạch xuất khẩu hải sản vào Nhật đã đạt mức 640-750 triệu USD/năm. Mặt hàng tôm của Việt Nam trước đây luôn xếp sau Indonesia nhiều năm, nhưng từ năm 2004 đã vươn lên vị trí thứ nhất về tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, hi vọng tiếp tục chiếm giữ 23-25% thị phần tại Nhật. Tôm Việt Nam là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng tốt, kim ngạch cao và chiếm thị phần lớn tại Nhật Bản. Hầu hết lượng tôm, mực đông lạnh chào hàng của ta đều được khách hàng Nhật đặt mua. Tuy nhiên, để nâng cao giá bán và tăng tính hấp dẫn đối với mạng lưới xuất khẩu và phân phối tại Nhật, các doanh nghiệp chế biến hải sản của ta cần quan tâm hơn nữa đến khâu chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Trong đó việc lấy xác nhận trước về chất lượng (pre-certification) đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó góp phần rất lớn vào việc giảm chi phí phát sinh trong quá trình hàng hóa lưu thông tại Nhật. Chi phí lưu kho lạnh tại Nhật có thể lên tới 80USD/ngày cho 01 container, chi phí giám định khoảng 130USD. Nếu không có giấy xác nhận của hệ thống pre-certification, hàng hoá có thể phải lưu kho bãi tới 7 ngày. Trong khi đó, nếu có giấy xác nhận, hàng hóa có thể được thông quan trong ngày, tiết kiệm ít nhất hơn 500USD cho 01 conrtainer 20 feet.
Tôm Việt Nam được đánh giá là ngon, hợp khẩu vị người Nhật Bản. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật Bản là rất lớn, trong khi nguồn cung cấp tôm từ các nước khác lại không ổn định. Nhật Bản rất cần nhập khẩu tôm Việt Nam để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước. Các sản phẩm của VN còn được dùng làm nguyên liệu chế biến tại Nhật, chẳng hạn nhiều lô hàng tôm đông lạnh được chuyển đến hệ thống các nhà hàng, khách sạn để chế biến món ăn. Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đang bị kiểm tra 100% lô hàng nhập khẩu. Tiến trình này đã được tham tán thương mại của Viêt Nam tại Nhật Bản cảnh báo từ khi những lô hàng thuỷ sản đầu tiên xuất khẩu vào Nhật phát hiện có vấn đề. Phía Nhật từ việc chỉ kiểm tra 50% dẫn đến kiểm tra 100% như hiện nay, và nếu chúng ta không có biện pháp sẽ bị cấm nhập khẩu. Nếu mặt hàng này bị cấm thì chúng ta từ một nước xuất siêu sang thị trường này có nguy cơ chuyển sang nước nhập siêu.
Bởi hiện nay, tất cả các lô hàng tôm và mực của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất sang Nhật đều bị kiểm tra 100%. Nếu xét về mặt quy định của Nhật Bản thì các mặt hàng tôm và mực của Việt Nam có thể đã đủ điều kiện để Nhật áp lệnh cấm nhập khẩu. Với nỗ lực của Bộ Thuỷ sản đã tìm ra được nguyên nhân và đưa ra những biện pháp thích hợp báo cáo với Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản cho nên việc cấm nhập khẩu đang được dừng lại. Thế nhưng, đến thời điểm này, vẫn có những lô hàng tôm và mực vi phạm luật an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật, tất nhiên xu hướng đang có chiều hướng giảm. Nhưng nếu cứ tiếp tục như vậy, chúng ta rất dễ bị áp lệnh cấm nhập khẩu. Khi đó, với kim ngạch 650 triệu USD xuất khẩu mặt hàng tôm (năm 2006), tổng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật sẽ giảm ngay lập tức. Điều này ảnh hưởng không tốt đến ngành tôm xuất khẩu sang Nhật Bản mà Việt Nam đã cố gắng tạo dựng uy tín lâu nay. Nếu tình trạng trên tiếp tục tái diễn, tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam sẽ mất chỗ đứng tại thị trường Nhật Bản.
Hàng dệt may hiện đã xuất khẩu được vào Nhật với kim ngạch khá cao (khoảng 500-700 triệu USD/năm theo báo cáo của các doanh nghiệp) nhưng thị phần của ta tại Nhật còn rất nhỏ bé (khoảng 2%) so với Trung Quốc (65%), Italia (8%) và Hàn Quốc (6%). Thái Lan, dù đang mất dần thị trường, cũng còn chiếm được 2,2% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Nhật. Để tăng cường xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp Việt nam cần chú trọng hơn nữa đến sản xuất dệt kim bởi khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu dệt may của của Nhật là hàng dệt kim. Mục tiêu sẽ là thị trường đại chúng, chưa phải là thị trường quần áo cao cấp bởi năng lực sáng chế mẫu mã của ta chắc chắn chưa thể có biến chuyển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Hàng nông sản, rau quả tươi: Nhu cầu về rau quả tươi và hoa tươi của thị trường Nhật bản rất lớn, nhưng theo qui định về an toàn vệ sinh thực phẩm của Nhật, Việt Nam chưa thể xuất khẩu nhiều do trong các quả này còn chứa một số loại côn trùng gây hại xuất phát từ khâu trồng, bảo quản, bao bì đóng gói của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Trong thời gian tới, thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, Việt Nam sẽ cử một số chuyên gia kỹ thuật sang Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm và xử lý tình trạng trên. Đồng thời, Nhật Bản sẽ hỗ trợ chuyển giao công nghệ, máy móc xử lý côn trùng gây hại có trong rau quả.
Theo một chuyên gia kỹ thuật về an toàn thực phẩm của Nhật Bản, thông thường, để các loại rau quả có thể xuất khẩu sang Nhật Bản mất khoảng 8-10 năm chuẩn bị. Riêng đối với trường hợp Việt Nam, các bạn Nhật Bản đang tập trung hỗ trợ cao và đang đặt mục tiêu rút ngắn thời gian chuẩn bị xuống còn 3-4 năm. Đây sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật trong thời gian tới, góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu một cách có hiệu quả. Các mặt hàng rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh là những mặt hàng hoàn toàn có khả năng xâm nhập và đứng vững trên thị trường Nhật. Hàng năm Nhật nhập khẩu tới gần 3 tỷ USD rau quả nhưng Việt nam mới bán được cho Nhật khoảng hơn 20 triệu USD/năm, chiếm chưa đầy 0,667% thị phần. Tiềm năng phát triển các mặt hàng này là rất lớn bởi người Nhật có nhu cầu cao về hành, cải bắp, gừng, ớt, chuối, bưởi, cam, dứa, xoài và đu đủ, những loại được trồng phổ biến ở nước ta. Rau quả Việt nam có một số loại được người Nhật chấp nhận nhưng nhìn chung thì còn nhiều yếu kém về mặt chất lượng và đảm bảo thời hạn giao hàng. Do thực phẩm nhập khẩu vào Nhật phải qua các khâu kiểm tra hết sức khắc khe về vệ sinh thực phẩm nên ngoài việc thực hiện các biện pháp đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh của Nhật, các doanh nghiệp của ta nên chú trọng hợp tác liên doanh với Nhật để đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng (như nhà máy chè Sông Cầu, Bắc Thái đã làm và làm tốt trong thời gian vừa qua).
2.1.3 Đánh giá chung về xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản
2.1.3.1 Những thành quả đạt được khi xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản
Thứ nhất về cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu, qua các số liệu thống kê, có thể khẳng định rằng trong những năm gần đây một số mặt hàng của Việt Nam đã có khả năng cạnh tranh tương đối cao về cả chất lượng và giá cả, trong số đó phải kể đến hàng may mặc và một số ngành hàng thuỷ sản như tôm, cua, mực, ghẹ chế biến và cá chế biến.
Thứ hai về kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản ngày càng tăng lên theo chiều hướng tích cực. Có nghĩa là sự gia tăng tương đối đồng đều cả về kim ngạch xuất khẩu lẫn kim ngạch nhập khẩu. Vì thế, không gây ra những biến động lớn trong cán cân thương mại. Nói chung, qua các năm, cán cân thương mại của Việt Nam với Nhật Bản luôn thặng dư (trừ năm 1998). Điều đáng nói là mức xuất siêu sang Nhật Bản ngày càng có xu thế giảm đi.
2.1.3.2 Những hạn chế vể xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Nhật Bản
Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng đều qua các năm nhưng cho tới nay Việt nam vẫn là một bạn hàng nhỏ của Nhật. Tỷ trọng của Việt nam trong kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc là 12,4%, của Thái lan là 2,5%, của Malayxia là 2,8% và của Philippines cũng tới 1%. Với những thuận lợi về vị trí địa lý, về truyền thống giao lưu và về tính bổ sung lẫn nhau của cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước thì tỷ trọng nói trên là khá nhỏ bé so với tiềm năng. Sở dĩ có tình trạng này là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, các doanh nghiệp Việt nam rất thiếu thông tin về thị trường Nhật. Chi phí khảo sát thị trường hết sức tốn kém đã cản trở việc tìm hiểu thị trường của các doanh nghiệp Việt nam, dẫn tới việc các doanh nghiệp Việt Nam không nắm bắt được nhu cầu hàng hóa, thị hiếu tiêu dùng cũng như những quy định về quản lý nhập khẩu của thị trường Nhật.
Hai là, nhiều mặt hàng của Việt nam (chủ yếu là nông sản, giày dép) khi nhập khẩu vào Nhật vẫn phải chịu mức thếu cao hơn mức thuế mà Nhật dành cho Trung Quốc và các nước ASEAN.
Ba là, sau thỏa ước Plaza 9/1985, đồng Yên đã tăng giá một cách nhanh chóng. Sự tăng giá của đồng Yên, và sau đó là sự sụp đỗ của kinh tế "bong bóng", đã buộc các công ty Nhật phải di chuyển sản xuất ra nước ngoài, đặc biệt là tới khu vực châu Á, để cắt giảm chi phí. Việt nam, do những hạn chế về cơ sở hạ tầng, về trình độ của lực lượng lao động và về phương thức quản lý trong thời kỳ 1985-1990, đã không bắt kịp làn sóng này nên không thể đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu vào Nhật. Hiện nay các nước đang phát triển cung cấp tới hơn 50% lượng hàng nhập khẩu vào Nhật (riêng khu vực châu Á khoảng 36%), phần nhiều trong số này được sản xuất tại các nhà máy chuyển giao từ Nhật.
Bốn là, suy thoái kinh tế đã ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư của người Nhật, đồng thời ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh xuất khẩu của ta sang Nhật.
2.2. Tổng quan về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam
2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất gỗ của Việt Nam
2.2.1.1. Về tài nguyên rừng và việc trồng rừng – nguyên liệu của ngành sản xuất đồ gỗ.
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu từ chỗ dựa vào rừng tự nhiên là chính đã chuyển sang dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu và gỗ rừng trồng. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích rừng tự nhiên hiện có của Việt Nam là 9.44 triệu ha, trữ lượng 720,9 triệu m3 gỗ. Để bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững, Chính phủ đã giới hạn khai thác gỗ từ những rừng tự nhiên tại địa phương chỉ khoảng 300.000 m3 mỗi năm trong giai đoạn 2000 đến 2010, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu xây dựng, sản xuất đồ gỗ trong nước (250.000 m3) và sản xuất hàng mỹ nghệ xuất khẩu (50.000 m3). Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đang triển khai chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và cho đến năm 2010 Việt Nam sẽ có thêm 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng sản xuất .
Để bù đắp sự thiếu hụt về nguyên liệu gỗ rừng tự nhiên, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 250.000 đến 300.000 m3 gỗ từ các nước lân cận và tăng cường sử dụng gỗ rừng trồng, ván nhân tạo để sản xuất hàng xuất khẩu. Nguồn gỗ nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia thường không ổn định do chính sách lâm sản của các quốc gia này luôn thay đổi, trong khi nguồn nhập khẩu từ các quốc gia khác như New Zealand, Australia, Thụy Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Canada, Mỹ, Châu Phi lại cách xa về địa lý nên giá thành nguyên liệu bị đội lên rất cao, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.
Nhằm chuẩn bị chủ động nguồn gỗ, bên cạnh việc trồng rừng, Việt Nam cũng đang tích cực phát triển các nhà máy sản xuất ván nhân tạo, đóng một vai trò quan trọng cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu: Nhà máy ván sợi MDF Gia Lai công suất 54.000m3 sản phẩm/năm, MDF Sơn La với công suất 15.000 m3 sản phẩm/năm, MDF Bình Thuận với công suất 10.000 m3 sản phẩm/năm, Nhà máy Ván dăm Thái Nguyên với 16.500m3 sản phẩm/năm, Thái Hòa (Nghệ An) 15.000m3 và Hoành Bồ (Quảng Ninh) 3.000m3/năm.
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có khu rừng nào có chứng chỉ rừng (FSC), trong khi đó nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chứng chỉ nguồn gốc xuất xứ ngày một cao ở hầu hết các thị trường lớn. Để phát huy hết tiềm năng của ngành chế biến gỗ Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp cần hết sức chú ý đến xu hướng " môi trường hoá" thương mại đồ gỗ. Với 3 xu hướng nguyên liệu chính: gỗ nhân tạo, gỗ có chứng nhận FSC và gỗ tái chế, các tiêu chuẩn về môi trường sẽ được thị trường đặt ra ngày càng nhiều cho thương mại đồ gỗ, kể cả việc xác định tính hợp pháp và khả năng tái sinh của khu vực khai thác. Do đó, đối với các sản phẩm gỗ khai thác tại Việt Nam cần mời các tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiểm tra việc quản lý khai thác gỗ và cấp chứng chỉ xác nhận gỗ được khai thác. Đặc biệt, việc xây dựng và các tiêu chí quản lý rừng bền vững cần được tiến hành nhanh chóng, triệt để nhằm đạt được một số lợi thế cho ngành lâm nghiệp Việt Nam. Hiện nay, khoảng 27 triệu ha rừng (gồm trên 200 khu rừng thuộc 32 quốc gia) trên thế giới đã được cấp chứng chỉ của FSC và trên 600 chứng chỉ nhãn sinh thái đã được cấp cho các nhà sản xuất lâm sản.
Tại Việt Nam, từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature - WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan trong ngành lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững cũng như thành lập Tổ công tác quốc gia Việt Nam về quản lý rừng bề vững. Từ đó đến nay, WWF Đông dương là tổ chức giúp đỡ chủ yếu về tài chính và kỹ thuật cho Tổ công tác quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của FSC.
Đến nay, Tổ Công tác quốc gia đã hoàn thành dự thảo (lần thứ 6) bộ tiêu chuẩn quốc gia, bao gồm 10 tiêu chuẩn, 46 tiêu chí và 113 chỉ số cụ thể. Tuy nhiên, FSC cũng chỉ rõ là tất cả các bộ tiêu chuẩn quốc gia kể cả khi đã được FSC công nhận và áp dụng vẫn cần được xem xét sửa đổi bổ sung thường xuyên cho phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế xã hội và trạng thái rừng. Bản dự thảo này nhằm giúp cho các đơn vị và cá nhân quan tâm đến quản lý rừng có được các nhận thức cơ bản thế nào là một đơn vị quản lý rừng đạt đến mức quản lý bền vững theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, WWF cũng tích cực phối hợp với Tổ công tác quốc gia Việt Nam và các nhà tài trợ khác tiến hành xây dựng các mô hình thí điểm về quản lý rừng bền vững tiến tới đánh giá cấp chứng chỉ rừng cho một số địa phương như :
Tỉnh Đắc Lắc: Năm 1999, mời chuyên gia đánh giá của FSC tiến hành tiền khảo sát, đánh giá tại 6 lâm trường. Chuyên gia FSC đã đưa ra một số khuyến nghị đối với tỉnh, lâm trường nhằm thực hiện và đáp ứng được các tiêu chuẩn về quản lý rừng bền vững.
Tỉnh Kon Tum : WWF và TFT/Scancom thực hiện dự án về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý rừng bền vững tại huyện Kon Plong.
Tỉnh Gia Lai: Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng mô hình về quản lý rừng bền vững tại một số Lâm trường. Đã tiến hành đánh giá thử nghiệm bộ tiêu chuẩn quốc gia tại 2 Lâm trường Sơ Pai và Hà nừng. Sắp tới, WWF sẽ mời chuyên gia của FSC tiến hành tiền khảo sát, đánh giá tại các lâm trường nói trên.
Tỉnh Nghệ An: Cùng với Tổ công tác quốc gia tiến hành nhiều chuyến khảo sát, đánh giá bộ tiêu chuẩn quốc gia tại một số lâm trường.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Tỉnh Quảng Nam đã xây dựng và tìm kiếm nguồn tài trợ kinh phí cho một số dự án nghiên cứu đánh giá về khai thác gỗ bất hợp pháp, xây dựng các mô hình về rừng quản lý bởi cộng đồng tại một số vùng trọng điểm.
Qua đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 1999, tổng diện tích rừng của cả nước là 10,9 triệu ha, chiếm 33,2% tổng diện tích rừng tự nhiên toàn quốc, trong đó có 9,4 triệu ha rừng tự nhiên và 1,5 triệu ha rừng trồng. Tổng trữ lượng gỗ cả nước là 751,5 triệu m3 và khoảng 8,4 tỷ cây tre, nứa, trong đó trữ lượng gỗ rừng trồng là 30,6 triệu m3 và 96 triệu cây tre nứa. Trữ lượng gỗ bình quân đầu người của cả nước là 98 m3 gỗ / người so với chỉ tiêu tương ứng của thế giới là 75m3 / người. Theo báo cáo của Tổng cục địa chính thì năm 2000, tổng diện tích đất có rừng là 11,58 triệu ha, trong đó:
- Rừng tự nhiên 9,77 triệu ha, chiếm 84,37%.
- Rừng trồng 1,81 triệu ha, chiếm 14,63%.
Toàn bộ diện tích đất có rừng nói trên được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36709.doc