Đề tài Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

 

Mở đầu .

CHƯƠNG I

LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG VÀO XUẤT KHẨU THUỶ SẢN

1.1.Lý thuyết chuỗi giá trị 3

1.2.Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 7

 1.2.1. Đối với các hoạt động hỗ trợ 7

 1.2.1.1 Đối với hoạt động hậu cần đầu vào 7

 1.2.1.2. Đối với hoạt động sản xuất thuỷ sản 8

 1.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra 9

 1.2.1.4. Đối với hoạt động Marketing và bán hàng 10

 1.2.1.5. Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng 11

 1.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ 11

 1.2.2.1. Hoạt động quản trị nhân lực 11

 1.2.2.2. Phát triển công nghệ 11

 1.2.2.3. Hoạt động đảm bảo nguyên liệu 12

 1.2.2.4. Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp 12

1.3. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam và khả năng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam 12

 1.3.1. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam 12

 1.3.2. Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam 16

 1.3.2.1.Hoạt động hậu cần đầu vào của ngành thuỷ sản 16

 1.3.2.2.Hoạt đông sản xuất thuỷ sản 17

 1.3.2.3.Hoạt động hậu cần đầu ra đối với hàng thuỷ sản 18

 1.3.2.4.Hoạt động Marketing và bán hàng thuỷ sản 18

 1.3.2.5.Hoạt động dịch vụ khách hàng 19

 1.3.2.6. Đối với các hoạt động hỗ trợ 20

 

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

 

2.1.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 22

 2.1.1.Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây 22

2.1.2.Một số đặc điểm về thị trường Nhật Bản 25

 2.1.2.1.Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây 25

 2.1.2.2. Đặc điểm về thói quen tiêu dùng hàng thuỷ sản ở Nhật Bản 27

 2.1.2.3. Quy định luật pháp đối với hàng thuỷ sản của Nhât Bản 28

 2.1.3.Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 30

 2.1.4.Hình thức xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

 35

2.2.Thực trạng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 36

 2.2.1. Đối với các hoạt động cơ sở 36

 2.2.1.1. Đối với hoạt động hậu cần đầu vào thuỷ sản 36

 2.2.1.2. Đối với hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản 38

 2.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra thuỷ sản 42

 2.2.1.4. Đối với hoạt động Marketting và bán hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam 44

 2.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ 45

 2.2.2.1. Hoạt động bảo đảm nguyên liệu 45

 2.2.2.2. Vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật 48

 2.2.2.3. Về nguồn nhân lực 49

 2.2.2.4. Về cơ sở hạ tần doanh nghiệp 50

2.4. Đánh giá tình hình vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nhiệp Việt Nam 51

 2.4.1.Những điểm mạnh trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam 51

 2.4.2.Những điểm yếu trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt nam 54

 

 

CHƯƠNG III

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

 

3.1.Định hướng và mục tiêu phát triển của thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010

 57

 3.1.1.Mục tiêu phat triển của thuỷ sản Việt Nam đến 2010 57

 3.1.2. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản đến năm 2010 58

 

3.2.Một số giải pháp đẩy mạnh vận dụng lý thuiyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 60

 3.2.1.Giải pháp về nguyên liệu 60

 3.2.2.Giải pháp về đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản 63

 3.2.2.1. Đầu tư những phương tiện đánh bắt hiện đại 63

 3.2.2.2.Nâng cao năng lực đánh bắt thuỷ sản 65

 3.2.2.3.Nuôi trồng có hiệu quả 65

 3.2.3.Các giải pháp về sản xuất và chế biến 67

 3.2.3.1.Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ trong sản xuất và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất 67

 3.2.3.2.Nâng cao năng lực chế biến thuỷ sản ở các doanh nghiệp 67

 3.2.3.3. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thuỷ sản 68

 3.2.4.Các giải pháp về hoạt động hậu cần đầu ra thuỷ sản 71

 3.2.4.1. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước đặc biệt là Nhật Bản 71

 3.2.4.2.Xây dựng thương hiệu cho hàng thuỷ sản Việt Nam 72

 3.2.4.3.Tạo dựng niềm tin, uy tín trong hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản 73

 3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketting và hoạt động bán hàng trên thị trường Nhật Bản 74

 3.2.5.1.Phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản 74

 3.2.5.2.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại thuỷ sản sang thị trường Nhật bản 75

 3.2.6.Xây dựng cơ sỏ hạ tầng doanh nhiệp vững chắc 76

 3.2.7. Về khoa học công nghệ 77

 3.2.8.Phát triển nguồn nhân lực 77

 3.2.9. Về dịch vụ khách hàng 78

3.3.Một số kiến nghị đối với nhà nước 78

 

Kết luận 81

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2957 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến, tạo việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo. Đến năm 2003, sản lượng nuôi trồng đạt 1,1 triệu tấn, gấp 1,9 lần so với năm 1998 Ngoài những mặt thuận lợi như vậy, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, mặc dù nhà nước đã khuyến khích các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản để bù đắp cho khai thác, nhưng nuôi trồng vẫn mới chỉ chiếm phần nhỏ, chủ yếu nguồn thuỷ sản vẫn là do khai thác tự nhiên. Do đó nguồn cung cấp thuỷ sản của nước ta vẫn còn bấp bênh.Vào mùa vụ chính, nguyên liệu mới chỉ đáp ưng được 80-90% nhu cầu. Bảng 2.7 - Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng số 2434649.1 2647407.8 2859200.0 Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng (tấn) Tỉ trọng (%) 709 891.0 29.2 844 809.6 31.9 1 003 095.0 35.1 Sản lượng thuỷ sản khai thác (Tấn) Tỉ trọng (%) 1 724 758.1 70.8 1 802 598.2 68.1 1 856 105.0 64.9 Nguồn – Trung thông tin khoa học và kinh tế thuỷ sản Hình 2.3 - Sản lượng thuỷ sản do khai thác và nuôi trồng Nhìn vào hình 3 ta có thể thấy tỉ trọng nuôi trồng tăng qua các năm, và tỉ lệ khai thác đã có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do trong những năm qua, nhà nước luôn có những chính sách khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản, hạn chế khai thác. Tuy nhiên tỉ trọng tăng nuôi trồng vẫn chưa đáng kể, nguồn thuỷ sản cung cấp vẫn chủ yếu do đánh bắt mà có. Nếu chỉ dựa vào nguồn đánh bắt là chủ yểu thì nguồn cung cấp thuỷ sản sẽ bị hạn chế đi rất nhiều do hiện nay năng lực đánh bắt của ta rất hạn chế, các phương tiện đánh bắt còn thô sơ, không có phương tiện bảo quản tốt. Ngoài ra nếu cứ dựa vào đánh bắt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản. Do vậy, về lâu dài thì các doanh nghiệp cần phải mở rộng diẹn tích nuôi trồng để đảm bảo nguồn cung cấp thuỷ sản được ổn định hơn và đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu của các doanh nghiệp. 2.2.1.2. Đối với hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản Công nghiệp chế biến hải sản, đặc biệt chế biến xuất khẩu đã làm tốt vai trò mở đường và cầu nối, tạo thị trường để nuôi trồng khai thác hải sản phát triển. Đến nay, đã có 390 nhà máy chế biến thuỷ hải sản, trong đó hàng trăm nhà máy được công nhận đạt tiêu chuẩn, và 60% cơ sở chế biến được công nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành. Năm 2003, xuất khẩu hải sản đạt trên 2 tỷ USD; gấp 3,9 lần năm 1998. Năm 2005, hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng nghĩa với việc chất lượng, an toàn vệ sinh sản phẩm thuỷ sản đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường Quốc tế. Năm 2005 cũng là năm ngành thuỷ sản triển khai rộng rãi chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong nuôi thuỷ sản với việc tiến hành đối với hầu hết các loài thuỷ sản nuôi tập trung . Hiện nay, yếu tố quyết định là chất lượng sản phẩm, việc mở rộng thị trường phải bằng chất lượng, an toàn thực phẩm. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp thủy sản nên chú trọng tăng cường chất lượng và kiểm tra dư lượng kháng sinh cho các lô hàng xuất sang Nhật Bản trong thời gian này, để bảo đảm uy tín sản phẩm và tránh rủi ro bị trả hàng. Sau đây là bảng danh mục khống chế dư lượng kháng sinh của một số nước Bảng 2.8 - Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản ở một số nước Thị trường Văn bản quy định Cấm hoàn toàn Quy định giới hạn tối đa EU Qui định số 508/1999, ngày 4/3/1999 10loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans 10 loại Mỹ Luật thực phẩm Liên bang : Mục 21, tập 6, sửa đổi ngày 1/4/2001 11 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans 10 loại FAO/ WHO Khuyến cáo của Hội đồng chuyên gia đánh giá rủi ro về ATVS hoá chất, phụ gia Chloramphenicol và Nitrofurans Canađa Bộ Luật thực phẩm Tương tự EU, Mỹ có Chloramphenicol và Nitrofurans 4 loại Hàn Quốc Văn bản qui định áp dụng từ 15/7/2002 Tương tự EU, Mỹ có Chloramphenicol và Nitrofurans Oxytetracylin Oxolinic acid Thái Lan Thông báo của FDA 26 loại, trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans Oxolinic acid Nhóm Sulfa Nhật Bản Bộ Luật Thực phẩm Tương tự EU, Mỹ có Chloramphenicol và Nitrofurans 27 loại Trung Quốc Các qui định về an toàn thực phẩm 16 loại trong đó có Chloramphenicol và Nitrofurans 10 loại Nguồn - Tạp chí KHCN thuỷ sản Các doanh nghiệp đều biết , thị trường Nhật bản là một trong những thị trường rất khó tính về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, khi tiến hành xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản, nhiều doanh nghiệp đã không tìm hiểu kỹ những văn bản quy định chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, thế nên nhiều lô hàng thuỷ sản đã xuất khẩu đi đã không đáp ững được về chất lượng. Điều này đã ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Mặc dù trong thời gian qua, năng lực chế biến thuỷ sản đã tăng lên rõ rệt do các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cho công nghệ chế biến , nhờ đó mà đáp ứng được nhu cầu xuất khảu của doanh nghiệp.Tuy vậy, hiện cả nước vẫn còn 209 cơ sở chế biến thuỷ sản chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó hầu hết là các cơ sở đã được xây dựng từ lâu, trang thiết bị lạc hậu, chưa được đầu tư nâng cấp. Tình hình bảo vệ môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường của ngành thuỷ sản vẫn chưa thực hiện tốt.Sau đây là biểu đồ thể hiện mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường Hình 2.4 - Mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp Như vậy, không có cơ sở nào đạt mức tốt.Số lượng cơ sở đạt mức trung bình chiếm tỉ trọng khá cao, chiếm 60%, các cơ sở đạt mức khá chỉ chiếm 15 % và 25% cơ sở đạt mức kém. Trong số 25% các nhà máy được xếp hạng kém, phần lớn là các cơ sở còn xen lẫn trong khu dân cư chưa được quy hoạch. Nhìn vào hình ta có thể thấy được hầu hết các doanh nghiệp Việt nam vẫn chưa chú trọng đến việc bảo vệ môi trường. Bảng 2.9 – Danh sách xếp hạng của các doanh nghiệpthuỷ sản trong vấn đề bảo vệ môi trường TT Tên cơ sở Mức xếp hạng 1 Công ty chế biến XK Thọ Quang Khá 2 Công ty Thủy sản và thương mại thuận phước Khá 3 Chi nhánh Animex Đà Nẵng Trung bình 4 Chi nhánh công ty TNHH Đại Thuận Trung bình 5 Công ty Cổ phần thuỷ sản Đà Nẵng Trung bình 6 Công ty Nông thủy sản Hòa Phát Trung bình 7 Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản Trung bình 8 Công ty TNHH Chế biến thực phẩm D&N Trung bình 9 Công ty TNHH Nông hải sản xuất khẩu Hoà Phát Trung bình 10 Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 1 Trung bình 11 Công ty TNHH Phước Tiến - Cơ sở 3 Trung bình 12 Xí nghiệp CB thủy sản Nại Cương Trung bình 13 Xí nghiệp Thủy sản Nam Ô Trung bình 14 Xí nghiệp chế biến thủy sản Thuận Phước Trung bình Nguồn - Kết quả phân hạng cơ sở công nghiệp theo các tiêu chí bảo vệ môi trường của ngành Chế biến thủy sản Như vậy trong 14 doanh nghiệp được khảo sát thì chỉ co 2 doanh nghiệp xếp loại khá, còn đâu xếp loaị trung bình trong việc bảo vệ môi trường. Đây là điều đáng báo động và đã đến lúc các cơ quan chức năng cần vào cuộc để hạn chế tình hình này. 2.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra thuỷ sản Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta với kim ngạch xuất khẩu là 329 triệu USD. Mặc dù từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản trong cả nước đều gặp khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, nhưng các công ty đã nỗ lực cao để đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu. Đứng đầu xuất khẩu thuỷ sản hiện nay là công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN), với 429 tấn sản phẩm, trị giá 4,02 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là công ty Cổ phần thuỷ sản Minh Hải đã xuất khẩu được 302 tấn tôm đông lạnh, đạt 3,679 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Công ty XNK Thuỷ sản Kiên Giang cũng đã xuất khẩu được 1.638 tấn thuỷ sản, trị giá 1,835 triệu Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đang ngày một tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, thị trường xuất khẩu thuỷ sản cũng ngày càng được mở rộng ra nhiều nước và vùng lãnh thổ ở cả 5 châu lục, trong đó Nhật Bản và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu. Trong những năm gần đây, sản lượng tôm Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản đã tăng khoảng 20-30% so với trước. Nhiều năm trước đây, mặt hàng tôm của Việt Nam luôn xếp sau Inđônêxia, nhưng từ năm 2004 đã vươn lên vị trí thứ nhất về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật, chiếm giữ 23-25% thị phần tại thị trường này.Hàng thủy sản Việt Nam là một trong những mặt hàng có nhiều lợi thế và nhu cầu của thị trường Nhật cũng rất lớn. Để tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, các doanh nghiệp nên tiếp cận với hệ thống phân phối, tức là vào được các hệ thống siêu thị, Tokyu Hands, Mitsukoshi... và từ đó chuyển đến các nhà hàng, khách sạn để chế biến món ăn. Thị trường Mỹ cũng có tốc độ phát triển nhanh và là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn của nước ta,thứ 2 sau Nhật. Từ chỗ chỉ chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào năm 1998 đã vươn lên đứng đầu vào năm 2001 với tỷ trọng xấp xỉ 30%. Trong bối cảnh chịu nhiều áp lực từ thị trường Mỹ, Nhật Bản, châu Âu thì các doanh nghiệp của chúng ta đã chủ động tìm hướng đi sang các thị trường mới, điều tiết sản lượng xuất khẩu để tránh sự phụ thuộc vào những thị trường truyền thống trước đây. Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng đủ yêu cầu và được phép xuất khẩu vào những thị trường khó tính đang ngày càng tăng lên. Cụ thể: Bảng 11 - Số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường Thị trường Số DN xuất khẩu thuỷ sản của VN EU+Thuỵ Sĩ + Nauy 171 Hàn Quốc 266 Mĩ 350 Canada 279 Trung Quốc 337 Nguồn – Báo cáo của Bộ thuỷ sản Trong lĩnh vực thương mại thuỷ sản, thì Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản.Nhưng trong những năm gần đây, nước ta đã nhập thuỷ sản, nhưng số lượng còn rất hạn chế. Tại thị trường trong nước, tiêu thụ bình quân đầu người năm 2001 mới đạt khoảng 19.4 kg/người, còn thấp so với một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Thái Lan, Malaixia, Campuchia. Thuỷ sản tiêu thụ nội địa bao gồm phần lớn thuỷ sản nước ngọt và một phần thuỷ sản nước mặn, đa số là sản phẩm giá thấp và trung bình, chủ yếu là hàng tươi sống. Tuy nhiên, xu thế tiêu thụ sản phẩm giá trị cao và sản phẩm chế biến đang tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố, khu du lịch. Người dân đã bắt đầu đòi hỏi hàng thuỷ sản có chất lượng cao, bao bì đóng gói thuận tiện, các mặt hàng thuỷ đặc sản tươi sống, đông lạnh và đồ hộp đang có sức tiêu thụ mạnh lên. Ngoài ra,cơ cấu xuất khẩu hàng thuỷ sản của ta còn đơn giản. Các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu hàng đông lạnh và ướp đông,các mặt hàng tươi sống thuy có tăng lên nhưng không đáng kể.Những mặt hàng mà Nhật Bản chủ yếu xuất sang Nhật Bản vẫn là tôm, nhuyễn thể, cá ngừ, nghêu, hàng khô, bào ngư. Các mạt hàng này thường có giá trị không cao, do đó mà kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản không tăng cao. Đây là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam chỉ chiếm 1 tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Nhật bản. 2.2.1.4. Đối với hoạt động Marketting và bán hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam Trước khi thâm nhập vào một thị trường nào đó thì nghiên cứu thị trường la công việc hết sức cần thiết và quan trọng đối với doanh nghiệp.Tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam lại không có đầy đủ thông tin về thị trường Nhạt bản. Điều này đã gây cho các doanh nghiệp nước ta không ít khó khăn. Nguyên nhân là do chi phí khảo sát thị trường Nhật Bản rất tốn kém, không những thế Việt nam thiếu cơ quan thương mại đặt tại Nhật Bản để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc thu thập thông tin thị trường. Hoạt động xuc tiến thương mại còn hạn chế, nhà nước chưa có chương trình tổng thể xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Theo Bộ Thủy sản, thời gian qua, các hoạt động xúc tiến thương mại của ngành chưa tương xứng với yêu cầu. Công tác xúc tiến thương mại chủ yếu vẫn là các hoạt động hội chợ, triển lãm, mua ấn phẩm, thông tin, thiếu các hoạt động chuyên sâu nghiên cứu phát triển thị trường, các chiến lược, sách lược phát triển thị trường cho từng sản phẩm Nguồn kinh phí dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại còn hạn chế, chưa có cơ chế thích hợp để huy động kinh phí từ các doanh nghiệp để phát triển thị trường cho sản phẩm chủ yếu. Hình 5 – kênh phân phối thuỷ sản trên thị trường Nhật Bản người tiêu dùng Công ty xuất khẩu nước ngoài Nhà phân phối trong nước Nhà bán buôn Nhà bán lẻ Công ty thương mại Siêu thị Nguồn : JETRO ( tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản ) Trên đây là kênh phân phối của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Xuất khẩu thuỷ sản trực tiếp vào các siêu thị vẫn còn chiếm một tỉ trọng rất nhỏ.Chủ yếu là xuất khẩu qua các nhà phân phối nội địa của Nhật hay phân phối qua các công ty thương mại, qua trung gian. Phương thức tiếp thị và bán hàng tuy đã chuyển sang chủ động nhưng vẫn thông qua sử dụng thương hiệu của đối tác, chưa có khả năng tiếp cận người tiêu dùng, chưa xây dựng được chiến lược phát triển thị trường cho sản phẩm chủ lực, cững như chưa xây dựng được thương hiệu cho doanh nghiệp. 2.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ 2.2.2.1. Hoạt động đảm bảo nguyên liệu Sản xuất nguyên liệu và bảo quản sau thu hoạch về cơ bản chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện giá tôm giống vẫn cao, giá thức ăn nuôi tôm cũng cao, từ đó mà giá thnàh nguyên liệu đã tăng lên. Tỉ trọng giá nguyên liệu thường chiếm đến 90% giá thành sản phẩm. Chính điều này đã gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Do chuyển từ nền sản xuất nông nghiệp manh mún và thị trường nông nghiệp nhỏ bé, trong khi lại đáp ứng đối tượng công nghiệp, Việt Nam cần có một quá trình để hình thành thị trường nguyên liệu thuỷ sản. Thời gian ra đời thị trường này sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song, sẽ rút ngắn rất nhiều nếu DN, nhà nước và người sản xuất cùng bắt tay tổ chức các chợ nguyên liệu theo hình thức đấu giá; hình thành các hội sản xuất nguyên liệu. Ngoài ra, khai thác hải sản chưa được đầu tư đồng bộ, nhất về hậu cần dịch vụ công nghệ khai thác và bảo quản trên tàu. Việc tổ chức các đoàn đội khai thác gắn kết khai thác với thu mua chế biến xuất khẩu mới chỉ dừng lại ở một bộ phận rất nhỏ. Vì vậy tỷ lệ sản phẩm khai thác hải sản đưa vào chế biến xuất khẩu tuy đã tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng cảu nước ta. Việt Nam có thuận lợi để phát triển sản xuất thức ăn trong nước vì có thể sử dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương như bột cá, cám, bột sắn và bột đậu nành. Một số nhà chế biến thức ăn làm việc với các nhà cung cấp các phụ gia như bột mực và bột cá để có thể tăng chất lượng trong sản xuất thức ăn nuôi tôm của địa phương. Sau đây là danh sách những doanh nghiệp sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Bảng 7 - Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam TT Tên Doanh nghiệp Năm bắt đầu sản xuất 1 - C J Vina Agri (Hàn Quốc) ở Long An - SL ước tính : 12.000 T/năm, trong đó : 1.000T/năm thức ăn nuôi tôm   cuối 2003 2 - Ocialis (Pháp) ở Bến Cát - Sông Bé và Hà Nội - SL ước tính (2004) : 10.000 T/năm thức ăn nuôi tôm và 20.000T/năm thức ăn nuôi cá  2003 3 - Liên doanh Asia Hawaii (US/VietNam) ở Phú Yên - SL ước tính : 20.000 Tấn/năm thức ăn nuôi tôm   2002 4 - Uni - President (Ðài Loan) ở Sóng Thần - Sông Bé - SL ước tính (2004) : 60.000 T/năm thức ăn nuôi tôm và 10.000 T/năm thức ăn nuôi cá   2001 5 - Hạ Long (Ðài Loan) ở Nha Trang   - SL ước tính 20.000 T/năm thức ăn nuôi tôm   2000 6 - Grobest (Ðài Loan) ở Ðồng Nai - SL ước tính : 15.000 T/năm thức ăn nuôi tôm   2001 7 - CP (Thái Lan) - SL ước tính 30 - 40.000 T/năm thức ăn nuôi tôm   1999 và 2001 8 - Tom Boy (Ðài Loan) ở Thành phố Hồ Chí Minh - SL ước tính (2004) : 30.000 T/năm thức ăn nuôi tôm   2002 9 - Cargill (Hoa Kỳ) ở Biên Hoà - SL ước tính : 10.000 T/năm thức ăn nuôi tôm và 15.000 T/năm thức ăn nuôi cá   1998 (cá) 2001 (tôm) 10 - Proconco (Pháp/Việt) ở Cần Thơ - SL ước tính : 12.000 T/nămthức ăn nuôi tôm và 60.000 T/năm thức ăn nuôi cá  2000 11 - Cataco (Việt Nam) ở Cần Thơ - SL ước tính : 25.000 T/năm thức ăn cá và 12.000 tấn/năm thứca ăn nuôi tôm   2003, 2004 12 - Dabasco (Việt Nam) ở Bạc Liêu - SL ước tính : 20.000 T/năm thức ăn nuôi tôm   2002 13 - Seaprodex (VietNam) ở Ðà Nẵng - SL ước tính : 15.000 T/năm thức ăn nuôi tôm và 5.000 T/năm thức ăn nuôi cá  1990 Nguồn – Viet Linh - Kỹ thuật thuỷ sản và nông nghiệp 2.2.2.2.Vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật : Công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho sản xuất thuỷ sản tuy có được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao nhằm tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Khoa học kỹ thuật đã được áp dụng vào các khâu trong quy trình nuôi thuỷ sản như đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, sản xuất… nhưng ở mức độ chưa cao, chưa bắt kịp được với tốc độ công nghệ trên thế giới. Bên cạnh đó , việc áp dụng KHKT vào ngành thuỷ sản cũng đã đạt được những thành tựu to lớn . Công nghệ chọn tạo, nhân giống thủy sản; các chương trình sản xuất giống nhằm khai thác, sử dụng nguồn gen bản địa và giống nhập nội phục vụ đa dạng hóa sản phẩm nuôi... được triển khai tích cực, hiệu quả. Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản Nguyễn Việt Thắng cho biết, khoa học, công nghệ về giống thuỷ sản cùng các chuyên ngành liên quan như thức ăn, dinh dưỡng, quản lý sức khỏe ấu trùng và môi trường nuôi…đã tiếp cận và giải quyết được những vấn đề thực tiễn đặt ra. Công tác khoa học công nghệ về giống đã được Bộ đẩy mạnh bằng nhiều biện pháp đồng bộ như: Tăng cường bổ sung nhân lực và trang thiết bị cho các tổ chức khoa học công nghệ trong ngành; Tập trung nguồn lực chủ yếu cho nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn quỹ gen; Nghiên cứu thuần hoá giống nhập nội; nâng cao chất lượng giống đối với các loài cá nước ngọt… Năm 2003, Bộ Thuỷ sản đã ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ và chuyển giao công nghệ vào sản xuất và đã đạt được nhiều thành tựu lớn như : Sử dụng lưới vây, máy dò cá ngang để phát hiện và khai thác cá ngừ có hiệu quả ; dự báo ngư trường khai thác cá ; tạo ra nhiều giống mới có chất lượng cao ; hoàn thiện sản xuất thức ăn công nghiệp chất lượng cao cho một số đối tượng thuỷ văn nuôi xuất khẩu (tôm, cá) ; kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn thịt trắng phục vụ xuất khẩu ; nghiên cứu mộtsố bệnh virút thường gặp trên tôm sú (P.monodon) ở các giai đoạn khác nhau và biện pháp phòng bệnh ; một số chất có khả năng thay thế những chất kháng sinh không được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Theo số liệu thống kê (chưa đầy đủ), hiện nay, cả nước đã có hơn 500 trại giống thủy sản nước ngọt, sản xuất khoảng 12 tỷ con giống/năm (riêng ở miền Tây Nam Bộ có 145 trại, mỗi năm cung cấp 4 tỷ con giống cá da trơn (cá tra, ba sa), hơn 5000 trại giống tôm sú (sản xuất hơn 20 tỷ con giống/năm) và hàng nghìn trại giống sản xuất giống các loài cá biển, giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, lưỡng cư... cung cấp con giống phục vụ nhu cầu phát triển nuôi trồng của nhân dân ở các vùng sinh thái khác nhau. Công nghệ sản xuất những giống cá nước ngọt chủ lực đã được phổ thông hóa, người dân và doanh nghiệp đã có thể tự sản xuất con giống... 2.2.2.3.Về nguồn nhân lực : Nguồn nhân lực cuả ngành thủy sản tuy trình độ đã tăng lên nhưng tỉ trọng lao động có tay nghề cao vẫn chiếm tỉ trọng ĩt, chủ yếu là tay nghề trung bình, do đó nó cũng ảnh hưởng đến năng suất xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.Không chỉ yếu ở khâu sản xuất, mà ở khâu quản lý cũng còn yếu. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo và điều hành giữa các chương trình phát triển thuỷ sản, trong khi đó yêu cầu quản lý đối với sản phẩm là suyên xuốt không thể tách rời.Vì vậy trong sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu, từ đó gây nên sự mất khoa học trong sản xuất. Không những thế,công tác đào tạo cán bộ cả về kỹ thuật, cả về quản lý vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng. Năng lực quản lý xây dựng chương trình và quản lý dự án chưa đáp ứng được đầu tư đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ sản xuất của doanh nghiệp.Tư duy về thị trường chưa thật sự trở thành phổ biến trong cán bộ ngành thuỷ sản, đặc biệt là các cán bộ quản lý nên một số nơi còn lung túng trong việc sản xuất và xuất khẩu. Sau đây là tình hình lao động tham gia khai thác và nuôi trồng ,thuỷ sản theo địa phương. Bảng 2 – Lao động tham gia khai thác thuỷ sản theo khu vực Năm Khu vực 2001 2002 2003 Đồng bằng sông Hồng 75 755 74 260 69 895 Tây Bắc 24 927 30 232 30 107 Đông Bắc 106 678 106 638 90 299 Bắc Trung Bộ 120 243 123 855 128 641 Duyên hải Nam Trung Bộ 160 511 166 522 171 050 Tây Nguyên 7 660 8 487 9 103 Đông Nam Bộ 103 118 112 406 115 898 Đông bằng Sông Cửu long 380 561 404 419 407 260 Nguồn – Thông tin khoa học – công nghệ kinh tế thuỷ sản Qua bảng trên ta co thể thấy lao động tham gia khai thác thuỷ sản tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông cửu Long. Tiếp đến là vùng duyên hải Nam trung bộ. Nhìn chung, lao động tham gia khai thác thuỷ sản phân bố không đều do điêud kiện của mỗi vùng là khác nhau. Nhìn vào bảng trên thì ta co thể thấy khai thác thuỷ sản là thế mạnh của vùng Đồng bằng sông cửu long. Có nhiều vùng thí số lượng lao động tham gia khai thác thuỷ sản tăng qua các năm, nhưng không đáng kể. Có những vùng số lượng lao động lại giảm, nguyên nhân là do một phân lao động đã chuyển sang nuôi trồng. 2.2.2.4.Về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp : Qua 10 năm đổi mới, năng lực tàu thuyền khai thác hải sản đã phát triển nhanh. Năm 1986, toàn ngành thuỷ sản có 31.680 tàu thuyền máy với tổng công suất 537.500 CV, 29.000 phương tiện thủ công bao gồm bè mảng và thuyền gỗ từ 1 - 3 tấn/chiếc. Ðến nay số tàu thuyền  có 72 nghìn chiếc tàu thuyền máy với tổng công suất 2,5 triệu CV và 29 nghìn thuyền thủ công Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp trong những năm qua đã được đầu tư rất nhiều và đã có những tiến bộ rõ rệt. Các hệ thống bến cảng, tầu thuyền đã được đầu tư nâng cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đánh bắt và xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu. Các cơ sở đóng tầu phần lớn là quy mô nhỏ, phân tán và công nghệ lạc hậu. Kinh phí đầu tư để đoỏi mới thiết bị rất tốn kém, thế nên nhiều doanh nghiệp không có khả năng. Nhân lực thì ít ỏi, tay nghề thì chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, hạn chế việc tiếp thu công nghệ mới.Hệ thống bến cảng thì vẫn còn manh mún, chưa xây dựng được hệ thông bến cảng tập trung cho từng vùng lãnh thổ làm cơ sỏ cho việc hình thành các cụm công nghiệp thuỷ sản lớn của cả nước trong tương lai. Trên đây là thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp sang thị trường Nhật Bản. Mặc dù xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật đã đạt được một số thành tựu đáng kể, song nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước và còn bộc lộ rất nhiều điểm yếu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng , nếu Việt nam không khắc phục những điểm yếu đó thì sẽ không đứng vững được trên thị trường quốc tế. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, vì vậy thuỷ sản Việt nam cần phẩi nỗ lực hơn nữa để giữ được các thị trường truyền thống, từ đó mở rộng thị trường sang các quốc gia khác trên thế giới. 2.4. Đánh giá tình hình vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuát khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam 2.4.1.Những điểm mạnh trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt nam Nghành thuỷ sản ở nước ta trong những năm qua đã có những bước tiến bộ vượt bậc, sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu không những tăng về số lượng mà chất lượng cũng ngày càng được nâng cao.Trong năm 2005 là năm thắng lợi của thuỷ sản Việt Nam,và thuỷ sản Việt nam đã có mặt tại 108 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Sau đây là những thành tựu mà ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được: Trong những năm qua,cùng với đánh bắt thuỷ sản thì nuôi trồng thuỷ sản cũng đã phổ biến ở các địa phương.Thuỷ sản đánh bắt được đã tăng nhanh về số lượng, khoảng 1,5-1,6 triệu tấn /năm.Đánh bắt hải sản đã tạo việc làm cho hơn 5 vạn lao động đánh cá trực tiếp và 10 vạn lao động dịch vụ nghề cá. Bên cạnh đó, Nghề nuôi trồng hải sản đã có bước phát triển khá, tăng nhanh cả diện tích nuôi trồng lẫn sản lượng, ở cả 3 vùng nước lợ, mặn, ngọt (sản lượng nuôi trồng đã tăng 16%/năm). Nuôi trồng hải sản đã góp phần đáng kể vào chuyển đổi mạnh trong cớ cấu kinh tế nông thôn ven biển; chất lượng và giá trị của sản phẩm nuôi trong thuỷ sản xuất khẩu ngày càng cao, nhất là tôm. Đến năm 2003, sản lượng nuôi trồng đạt 1,1 triệu tấn, gấp 1,9 lần so với năm 1998. Ngoài ra, năng lực chế biến cũng được nâng cao rõ rệt. Đã có một số công nghệ cao trong chế biến và nuôi trồng như công nghệ sản xuất giống, vì vậy mà chất lượng hàng thuỷ sản ngày càng được đảm bảo.Cơ sở vật chất cho ngành chế biến thuỷ sản cũng đã được đầu tư nhiều.Năm 2000 nước ta co 272 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó co 246 cơ sở chế biến đông lạnh với tổng công suất là 2000 tấn/ngày. Đến cuối năm 2002, có 235 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36382.doc
Tài liệu liên quan