Đề tài Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong những năm gần đây

Trên cơ sở những khó khăn mà ngành thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt như sự biến động của môi trường vi mô và vĩ mô, đặc biệt là môi trường kinh tế, áp lực từ các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, chưa kể đến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay đang rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10% - 20%, vì thế hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất. Để thúc đẩy ngành thủy sản Việt Nam tăng trưởng bền vững và ngày càng có vị thế trên thị trường thế giới thì cả Nhà nước, hiệp hội các ngành làng, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều cố gắng đưa ra các giải pháp để khắc phục những vướng mắc trên.

doc42 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22.878 117,042 9,4 8,3 Nga 40.800 89,682 -17,4 2,2 Mêhicô 39.875 88,755 26,6 20,5 Các TT khác 294.175 687,314 13,6 4,2 TỔNG CỘNG 1.353.156 5033,726 11,3 18,4 ( Nguồn: VASEP- Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam) Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn chưa thật sự thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và EU dường như bị tác động rất nặng bởi cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp. Tuy nhiên, trong năm 2010, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với tổng kim ngạch đạt 1181,401 triệu USD, tăng 9,6% so với năm 2009. Tiếp đến là Mỹ với khối lượng thủy sản xuất khẩu lên đến 156,998 tấn có giá trị 971,561 triệu USD, tăng 45,3% so với năm ngoái đã đưa Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu trọng điểm thứ hai của Việt Nam. Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản cũng tăng nhẹ 19,1% so với năm 2009 với tổng giá trị xuất khẩu đạt 896,980 triệu USD và một số thị trường khác như Hàn Quốc đạt 386,190 triệu USD( tăng 28,3%), Trung Quốc và Hồng Kông 247,252 triệu USD( tăng 22,2%), v.v...so với năm 2009. Điểm đáng chú ý trong năm 2010 là Đức dù vẫn đạt kim ngạch cao chiếm 209,975 triệu USD nhưng đã có dấu hiệu giảm nhẹ 1% so với năm 2009. Ngược lại, thị trường xuất khẩu thủy sản cũng đã nhận dấu hiệu tích cực từ Pháp với giá trị xuất khẩu đạt 121,902 triệu USD, tăng 68,3% so với năm 2009. b. Xét về mặt hàng xuất khẩu: Năm 2009: Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2009 Sản phẩm Từ 1/1 – 31/12/2009 So với cùng kỳ 2008 (%) KL GT Tôm đông lạnh 209.567 1675,142 +9,4 +3,0 Cá tra, basa 607.665 1342,917 -5,2 -7,6 Cá ngừ 55.814 180,906 +5,7 -4,1 Cá khác 132.758 347,524 +0,8 -16,1 Mực và bạch tuộc đông lạnh 77.308 274,368 -10,8 -13,8 Hàng khô 42.855 160,261 +31,2 +9,9 Hải sản khác 90.144 270,195 -10,0 -25,7 Tổng cộng 1.216.112 4251,313 -1,6 -5,7 ( Nguồn: VASEP- Hiệp hội Thuỷ sản Việt Nam) Năm nay, Việt Nam xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 thị trường. Số lượng sản phẩm và thị trường xuất khẩu đều tăng so với năm 2008, nhờ sự linh hoạt đa dạng hóa sản phẩm và thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (39,4%), cá tra 31,6%, mực, bạch tuộc 6,45%, cá ngừ 4,26%, hàng khô 3,77%, cá biển và các loại hải sản khác chiếm 14,5%. Mặc dù rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến trầm trọng, trong khi sức tiêu thụ của các thị trường chính giảm, nhưng xuất khẩu tôm năm qua vẫn đạt kết quả khích lệ với 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với 1,625 tỷ USD năm 2008. Xuất khẩu tôm sang EU, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan đều tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, xuất khẩu cá tra trong năm 2009 giảm 7,7% so với cùng kì. Bởi thứ nhất, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường EU giảm 7,3% vì nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến thông tin xấu “bôi bẩn” cá tra ở một số quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Ai Cập. Thế nhưng, đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với vấn đề chất lượng cá tra Việt Nam và sự cạnh tranh không lành mạnh về giá xuất khẩu trong thời gian qua. Giá trung bình xuất khẩu cá tra giảm từ 2,27 USD/kg năm 2008 xuống còn 2,21 USD/kg năm 2009. EU chiếm hơn 40% xuất khẩu cá tra của Việt Nam với 538,7 triệu USD. Sự vắng mặt của thị trường Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thủy sản Việt Nam từ cuối năm 2008 cũng là một yếu tố khiến xuất khẩu thủy sản giảm, vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. Từ tháng 5 đến hết tháng 12/2009, Nga nhập khẩu 47,5 nghìn tấn thủy sản Việt Nam, trị giá 84,6 triệu USD, giảm lần lượt 62,1% và 61,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu mực, bạch tuộc và cá ngừ, cá biển và các loại hải sản khác giảm đáng kể do sản lượng đánh bắt giảm do ảnh hưởng của các cơn bão lớn, Trung Quốc cấm biển và sự cạnh tranh giá thu mua nguyên liệu của giới thương gia Trung Quốc, dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng trong các doanh nghiệp chế biến. Xuất khẩu cá ngừ giảm 4,1%, trong khi xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm 13,8%. Xuất khẩu các sản phẩm cá khác giảm 16%. Năm 2010: SẢN PHẨM Năm 2010 So với cùng kỳ 2009 (%) KL GT ↑↓KL ↑↓GT Tôm các loại (mã HS 03 và 16) 240.985 2106,824 13,4 24,1 trong đó: - Tôm sú 141.850 1439,261 40,6 56,9 - Tôm chân trắng 62.479 414,593 36,7 52,7 Cá tra (mã HS 03 và 16) 659.397 1427,494 7,4 5,2 Cá ngừ (mã HS 03 và 16) 83.863 293,119 48,9 59,9 trong đó: - Cá ngừ (mã HS 03) 37.823 175,558 70,4 84,6 - Cá ngừ (mã HS 16) 46.040 117,560 35,0 33,3 Cá các loại khác (mã HS 0301 đến 0305 và 1604, trừ cá ngừ, cá tra) 227.940 605,574 27,0 41,6 Nhuyễn thể (mã HS 0307 và 16) 125.011 488,860 3,3 15,0 Cua, ghẹ và giáp xác khác (mã HS 03 và 16) 15.959 111,855 15,2 101,0 TỔNG CỘNG 1.353.156 5033,726 11,3 18,4 Bảng 2.5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 2010 Trong các mặt hàng xuất khẩu, tôm và cá tra vẫn là hai sản phẩm chủ lực quyết định kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản, với mỗi mặt hàng đều có giá trị xuất khẩu vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD. Riêng đối với tôm, tổng kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên vượt qua con số 2 tỷ USD; trong đó tôm sú đạt 1439,261 triệu USD, tăng 56,9 % so với năm 2009, tôm chân trắng đạt kim ngạch 414,593 triệu USD, tăng 52,7 % so với năm 2009. Mặc dù, xuất khẩu tôm năm 2010 có nhiều thuận lợi hơn so với con cá tra nhưng không phải là không có khó khăn. Để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, xuất khẩu tôm Việt Nam đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại, nhất là vào những tháng cuối năm. Trước hết là vấn đề dịch bệnh xảy ra hàng loạt ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, … với diện tích hàng chục ngàn hecta, đã làm cho sản lượng tôm nuôi giảm mạnh. Cộng với việc các thương nhân Trung Quốc tăng cường thu mua tôm đem về nước đã làm các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu chế biến. Kế đến là tình trạng tôm bị bơm chích tạp chất, nhiễm dư lượng hóa chất, kháng sinh dẫn đến việc một số thị trường NK tăng cường các biện pháp kiểm soát. Đặc biệt, sự kiện con tôm Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản bị nhiễm dư lượng Trifluralin, một loại hoá chất có nguồn gốc từ thuốc diệt cỏ dùng trong xử lý nước ao nuôi tôm, đã làm cho quốc gia này tăng cường kiểm soát lên 100% đối với tôm Việt Nam vào cuối năm. Những khó khăn này đã tạo ra nhiều sức ép lên các doanh nghiệp chế biến vốn đã và đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt trên các thị trường xuấtkhẩu. Đối với cá tra, kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này chỉ đạt 1427,494 triệu USD, tăng 5,2% so với năm 2009. Thiếu nguyên liệu chế biến, bởi vì nông dân nuôi cá tra không còn vốn để nuôi hoặc “e dè” vì giá cả. Bên cạnh đó, những bất cập nội tại cũng được bộc lộ rõ qua mối liên kết lỏng lẻo giữa các mắc xích trong ngành nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu; nhiều doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá bán, hạ chất lượng; các chương trình quảng bá hình ảnh con cá tra đến người tiêu dùng thế giới chưa đủ mạnh dẫn đến họ dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin không chính xác; các biện pháp quản lý nhà nước vẫn còn những bất cập từ khâu quy hoạch nuôi, sản xuất giống đến quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Trên thị trường thế giới, doanh nghiệp cá tra liên tục phải hứng chịu những “trận đánh hội đồng”, nào việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam, nào là “chiến dịch” tung tin bôi nhọ cá tra Việt Nam trên các phương tiện truyền thông ở nhiều nước, và gần đây là việc WWF tại 6 nước Châu Âu đưa con cá tra vào “danh sách đỏ” trong Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản năm 2010 - 2011 nhằm làm giảm giá trị của con cá này. Bộ Thương mại Mỹ vừa có quyết định chính thức về việc nâng mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam lên 130% có hiệu lực từ tháng 3/2011. Đây là nỗi lo lớn nhất của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hiện nay vì sản lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ sẽ giảm mạnh sau khi quyết định này có hiệu lực. Một điểm đáng chú ý trong năm nay là xuất khẩu cá ngừ tăng trưởng ấn tượng, đạt giá trị 175,558 triệu USD, tăng 84,6 % so với năm 2009. Bên cạnh đó phải nói rằng góp phần vào thắng lợi chung của ngành thủy sản Việt Nam còn có các mặt hàng thủy sản xuất khẩu khác nữa như: mực và bạch tuộc, giáp xác khác. Năm nay, giá trị xuất khẩu các sản phẩm này đã đạt hơn 1 tỷ USD trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, trong đó rất ấn tượng là xuất khẩu cá ngừ với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, gần 50% về khối lượng và hơn 62% về giá trị tính đến hết tháng 11 vừa qua. Những con số về tốc độ tăng trưởng này càng có ý nghĩa khi các doanh nghiệp chế biến thủy sản từ nguyên liệu khai thác “vướng” phải quy định Chứng nhận thủy sản khai thác theo yêu cầu của EC nhằm phòng ngừa và ngăn chặn khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát (khai thác IUU). 2.3. Những thuận lợi và khó khăn còn vướng mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam: 2.3.1. Thuận lợi: - Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, môi trường, khí hậu cho chăn nuôi thủy hải sản, mang lại năng suất nuôi trồng cao, chất lượng thịt cá thơm ngon, đặc biệt trong ngạch cá da trơn đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. - Chính phủ đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản như thuế (các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế 15%), vốn vay ưu đãi, chuyển đổi ngoại tệ để gia tăng kim ngạch xuất khẩu. - Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009 sẽ giúp kích thích một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Nhật Bản, đặc biệt là sản phẩm thủy sản. Theo Hiệp định, sẽ có ít nhất 86% hàng nông - lâm – thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, trong đó mặt hàng tôm sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1 - 2% ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các mặt hàng chế biến từ tôm cũng được giảm mức thuế nhập khẩu. Sản phẩm thủy hải sản chủ yếu xuất sang thị trường Nhật Bản bao gồm các loại cá như cá tra, cá basa, cá hồi, cá đuối, cá bò, cá ghim, cá ngừ hun khói, mực, bạch tuộc, ghẹ. Mức thuế mà Nhật Bản áp dụng đối với thủy sản Việt Nam được chia ra thành 3 nhóm: là nhóm mặt hàng được hưởng thuế 0% (gồm 64/330 mặt hàng) ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm tới 71% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản). Trong đó, tôm là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất. Ngoài ra, có 28 mặt hàng (chiếm 71% kim ngạch xuất khẩu) đã có thuế ưu đãi từ trước khi ký Hiệp định; : là nhóm các mặt hàng có lộ trình giảm thuế trong 3 năm, với 8 dòng thuế phổ biến ở mức 3,5 - 7,2%; : sẽ có lộ trình giảm thuế trong 5-10 năm tiếp theo. So với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia..., thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Ví dụ, cá đông lạnh xuất khẩu của Malaysia vào Nhật Bản hiện ở mức thuế 0 – 0,6%, trong khi Việt Nam chịu thuế từ 0 - 2,9%. Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản của các nước láng giềng đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh hơn. Kể từ tháng 4/2010, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 3,2% (tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011; giảm xuống còn 0% từ tháng 4/2012). Mức thuế tương tự được giảm theo lộ trình đối với Philippines là 3,6% giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011 ở mức 0% từ tháng 4/2013. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này, tương đương 7,2% sang thị trường Nhật Bản. - Các doanh nghiệp xuất khẩu còn được hưởng lợi từ chênh lệch tỷ giá giữa Việt Nam đồng và đồng ngoại tệ, như USD, Yên Nhật, Euro. Đồng Việt Nam có xu hướng yếu đi so với các đồng ngoại tệ khác. Điều này có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi quy đổi doanh thu sang Việt Nam đồng. Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu đầu vào (thủy hải sản nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi) là do nuôi trồng, mua từ các hộ dân ở trong nước, không ảnh hưởng bởi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ. 2.3.2. Khó khăn: - Nguồn nguyên liệu không ổn định. Việc phát triển nhanh chóng của ngành trong những năm gần đây đã gây ra việc nuôi trồng hải sản đại trà nhằm đáp ứng kịp tốc độ chế biến và xuất khẩu. Trong khi chi phí đầu tư cho việc nuôi trồng thủy sản hầu hết là nguồn vốn vay ngân hàng, khó khăn về tín dụng có thể gây khó khăn cho việc chăn nuôi ngành thủy sản, các hộ nông dân có thể bán cá chưa đủ trọng lượng hoặc có thể giải thể do áp lực trả vốn vay, dẫn đến việc thiếu hụt nguyên liệu đầu vào. Các doanh nghiệp tiếp tục đau đầu với bài toán nguyên liệu, khi mà đầu vào cho sản xuất nguyên liệu như vốn, thức ăn thủy sản và chi phí xăng dầu đang còn khó khăn, trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0% - Xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ các thị trường truyền thống, các DN thủy sản Việt Nam cần phát triển thị trường tiêu thụ ở các nước mới nổi như Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi - những thị trường tiềm năng có nền kinh tế phục hồi nhanh. - Phía Mỹ tiếp tục áp dụng mức thuế suất chống phá giá từ 36%-68% cho các doanh nghiệp Việt Nam sản phẩm cá tra, cá basa được nhập khẩu vào Mỹ từ năm 2010. Như vậy, việc tăng sản lượng nhập khẩu mặt hàng này là vẫn khó khăn, và chỉ các doanh nghiệp được Mỹ đặc cách áp dụng thuế suất thấp mới có thể lấn chân vào thị trường này. - Xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào thị trường EU trở nên khó khăn hơn khi quy định chống đánh bắt thủy sản trái phép (IUU) bắt đầu được thực hiện từ năm 2010 gây khó khăn cho người nông dân và DN xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU. CHƯƠNG III: Một số giải pháp kiến nghị cho nhành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trên cơ sở những khó khăn mà ngành thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt như sự biến động của môi trường vi mô và vĩ mô, đặc biệt là môi trường kinh tế, áp lực từ các hành vi bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và thường xuyên ban hành các tiêu chuẩn mới hơn về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm của các nước nhập khẩu. Bên cạnh đó, chưa kể đến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản hiện nay đang rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu trong nước để sản xuất trong khi thuế nhập khẩu ở mức cao 10% - 20%, vì thế hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động được khoảng 70% công suất. Để thúc đẩy ngành thủy sản Việt Nam tăng trưởng bền vững và ngày càng có vị thế trên thị trường thế giới thì cả Nhà nước, hiệp hội các ngành làng, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đều cố gắng đưa ra các giải pháp để khắc phục những vướng mắc trên. 3.1 Giải pháp cho những vướng mắc chung của ngành thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn 2009-2013: 3.1.1 Giải pháp từ phía doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản: Đầu tiên, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống ví dụ như những thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm cá tra của Việt Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Bungaria, Romainia, Hungaria, Bỉ, Anh…Các thị trường mới nổi lên, đầy tiềm năng như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Phi, Trung Đông...Thị trường các nước Hồi giáo cũng đang được xem là một “kênh” tiêu thụ tốt, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường tiêu thụ. Dân số Hồi giáo chiếm gần 25% dân số toàn thế giới. Trung bình hàng năm thế giới chi khoảng 442 tỉ USD để mua thực phẩm, riêng các nước Hồi giáo chi 150 tỉ USD. Vì vậy, xuất khẩu thủy sản sang các thị trường Hồi giáo thông qua các nước có đông người Hồi giáo (Malaysia, Inđônêxia…) cũng đang được chú ý. Các doanh nghiệp cần tìm ra chiến lược, chính sách phats triển cho riêng mình, tiến hành phân đoạn thị trường để có thể tận dụng tối đa những khe hở của thị trường. Hai là tăng cường hoạt động xúc tiến xuất khẩu vào thị trường chính. Xúc tiến thương mại là khâu then chốt trong việc phát triển mặt hàng, thị trường nhằm tăng trưởng xuất khẩu. Trong xu thế hội nhập, thị trường trở thành vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, tăng cường xúc tiến thương mại phải được thực hiện cả ở tầm vĩ mô và vi mô.Các doanh nghiệp chỉ có thể xúc tiến ở tầm vĩ mô nhằm làm cho phù hợp với đặc điểm, tính chất của thị trường xuất khẩu, thông qua việc giúp các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường bằng các cuộc khảo sát thị trường, tham gia hội chợ hàng thuỷ sản, thông qua việc tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tổ chức các hội thảo khoa học quốc tế về giống, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản nhiệt đới, tìm kiếm các cơ hội để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Ba là nâng cao sức cạnh tranh về chất lượng của mặt hàng thuỷ sản. Sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam hiện còn yếu, xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Để nâng cao sức cạnh tranh chất lượng hàng thủy sản cần: Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thuỷ sản bằng các biện pháp như: Xây dựng tiêu chuẩn vùng nuôi an toàn kết hợp tăng cường kiểm soát các cơ sở chế biến; triển khai đồng bộ các tiêu chuẩn quy định quy trình, quy phạm về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định hoá chất và chế phẩm được phép sử dụng. Có chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm; xây dựng các quy định về xuất xứ nguyên liệu gắn với vùng nuôi thuỷ sản. Thứ hai, đảm bảo chất lượng nguyên liệu chế biến thủy sản. Các doanh nghiệp phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kỹ thuật nuôi trồng, về giống, hướng dẫn ngư dân về kỹ thuật bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch. Thứ ba, tiếp tục đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến hiện đại, tiên tiến, đồng bộ là rất cần thiết góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam. Bốn là tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản trong nước với nhau và với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhỏ bé về quy mô, vốn và kinh nghiệm kinh doanh còn thiếu trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có nhiều kinh nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa.....Tất cả những điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác với nhau tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán. Liên kết là hướng để phát triển bền vững ngành thuỷ sản.Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu chưa liên kết được 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà nước, nhà doanh nghiệp) thì tập trung cho mối liên kết “hai nhà” (nhà nông và nhà doanh nghiệp). Thực tế, nhà nước và nhà khoa học luôn sẵn sàng hỗ trợ để ngành thủy sản phát triển nhưng vấn đề cốt yếu là “liên kết” nhà nông và nhà doanh nghiệp. Doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống, thức ăn, thu mua nguyên liệu… Liên kết nhằm giải quyết đầu vào-đầu ra về nguyên liệu, đáp ứng đòi hỏi quốc tế chính là vấn đề cấp bách hiện nay để ngành thủy sản tồn tại và phát triển bền vững. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, công nghệ cho phép các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản. 3.2.2 Giải pháp từ phía Nhà nước: Đầu tiên, Nhà nước nên tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ cho nông dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Để ngành thuỷ sản hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước đóng vai trò rất quan trọng. Nhà nước không chỉ điều tiết cho ngành thuỷ sản phát triển đúng hướng, mà còn tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi. Doanh nghiệp rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc tăng cường khả năng hiểu biết thị trường, khả năng tiếp thị, mở văn phòng đại diện… Bên cạnh đó, Nhà nước cần có đủ các biện pháp hỗ trợ về tài chính tín dụng để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản như miễn giảm thuế xuất khẩu thuỷ sản và nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để chế biến thuỷ sản xuất khẩu, tăng cường hoạt động tài trợ xuất khẩu và thành lập quỹ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản. Vì vậy, cần có sự tài trợ xuất khẩu của nhà nước, bao gồm tài trợ trước khi giao hàng, tài trợ trong khi giao hàng và tín dụng sau giao hàng. Tài trợ xuất khẩu ngoài việc cung cấp vốn cho giao dịch xuất khẩu như trên còn có tác dụng hạn chế những rủi ro phát sinh trong giao dịch xuất khẩu do đó khuyến khích được các ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng xuất khẩu ở mức lãi suất hợp lý. Về phía nông dân, do thuỷ sản thuộc nhóm hàng mà nguồn cung cấp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, có tính thời vụ, rủi ro lớn và giá cả đầu ra biến động thất thường, Nhà nước cần đưa ra và thực thi các chính sách quản lý, đầu tư thoả đáng để đảm bảo khai thác tốt nguồn lợi xa bờ cũng như cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cao cung cấp cho hoạt động chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Hiện nay người dân nuôi trồng thuỷ sản phải vay vốn ngân hàng với lãi suất cao (trên 1%/tháng), thậm chí nếu vay ở ngoài có lúc lên tới 2%/tháng vì thế Nhà nước cũng cần đẩy mạnh và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi hơn về vay vốn để nông dân có thể yên tâm nuôi trồng thủy sản trong thời kì kinh tế biến động thất thường. Hai là các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn vệ sinh chất lượng hàng thuỷ sản từ khâu nuôi trồng – nguyên liệu tới thành phẩm để giữ uy tín cho hàng thuỷ sản của Việt Nam cũng như đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu; nghiên cứu và lai tạo các giống mới có chất lượng cao. Ba là Nhà nước hỗ trợ kinh phí trang bị máy móc, thiết bị và chi phí kiểm tra dư lượng kháng sinh và vệ sinh an toàn thực phẩm (kể cả khâu thu mua nguyên liệu, sơ chế, sản xuất và xuất khẩu). Bốn là Nhà nước xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản xuống 0-0,5%. Những đối thủ cạnh tranh của ta như Trung Quốc, các nước ASEAN đều áp dụng thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản bằng 0-0,2%. Trong khi đó mức thuế 10-20% mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu là quá cao. Mặt khác khi thuế nhập khẩu nguyên liệu bằng 0, thì các thủ tục hải quan sẽ nhanh chóng hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuác tiến việc nhập khẩu nguyên liệu, góp phần giảm giá thành sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh. Năm là thực hiện xúc tiến ở tầm vi mô nhằm đào tạo cán bộ có năng lực để làm công tác xúc tiến thương mại. Các hỗ trợ xúc tiến thương mại của nhà nước thay vì tập trung vào các thị trường lớn đã bão hòa hoặc có xu hướng suy giảm, nên chú trọng vào các thị trường mới, hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường, thị hiếu tiêu dùng, thông tin doanh nghiệp nhập khẩu, kênh phân phối… 3.2 Một số giải pháp cho các vấn đề đang được quan tâm đối với ngành xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam : 3.2.1 Việc tôm Việt Nam bị phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm trong hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản Trước nguy cơ ngày càng khó xuất khẩu sang Nhật, ngành thủy sản đã có những động tác tích cực, trong đó tập trung vào hai nhóm giải pháp chính. Thứ nhất, đồng nhất cách tiếp cận. Trong của bức thư gửi Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản Nguyễn Tử Cương, Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Thị Hồng Minh đã đề nghịcơ quan này giải trình cụ thể với phía Nhật Bản một số vấn đề mà theo đó đã dẫn đến những khúc mắc trong thời gian qua.Hiện phương pháp tiếp cận của cơ quan đồng cấp 2 nước đang có một số khác biệt, do đó phía Việt Nam dự kiến sẽ đề xuất phía Nhật Bản thay đổi cách tiếp cận quản lý phù hợp với cách làm của nhiều nước, đồng thời không tập trung kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu như hiện nay. Hai bên cũng cần ký thỏa thuận song phương hoặc cơ chế công nhận lẫn nhau trong việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước.Đồng thời, nếu hai bên chưa thống nhất về tiêu chuẩn phương pháp thử tại phòng kiểm nghiệm, phía Nhật Bản cần hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo cho các kiểm nghiệm viên về phương pháp phân tích dư lượng hóa chất và kháng sinh cấm để có kết quả tương đồng. Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ hóa chất và kháng sinh cấm Trong nhóm giải pháp “đối nội”, Bộ Thủy sản gửi công văn đến các doanh nghiệp cùng các trung tâm chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thủy sản, yêu cầu thực hiện nghiêm ngặt việc sử dụng các loại hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng, chế biến và bảo quản. Theo đó, Bộ Thủy sản yêu cầu các doanh nghiệp tăng cường giám sát quá trình sản xuất và chế biến. Bởi trên thực tế, cũng đã có những trường hợp công nhân làm việc tại các nhà xưởng vệ tinh sử dụng kem bôi tay khi làm việc tại phân xưởng chế biến hoặc tại công đoạn bóc vỏ dẫn đến việc l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường chính năm 2009-2011.doc
Tài liệu liên quan