Đề tài Thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Qua thực tiễn áp dụng thuế GTGT cho thấy phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT đã không có mấy tác dụng mà thậm chí còn phản ánh sai lệch nghĩa vụ thuế GTGT cũng như bản chất của thuế GTGT và đưa đến nhiều hậu quả phái sinh tiêu cực khác. Mặt khác phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT chỉ tồn tại trên phương diện lý thuyết, ít có ý nghĩa thực tế. Hơn nữa nếu luật thuế GTGT xác định lại đối tượng nộp thuế bằng cách đưa ra ngưỡng chịu thuế GTGT thì phương pháp tính thuế này không còn lý do để tồn tại. Vì vậy, luật thuế chỉ cần qui định một phương pháp tính thuế GTGT là phương pháp khấu trừ.

doc134 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 5732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế Giá trị gia tăng ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
107,9 Hỗn hợp 112,8 123,0 145,8 140,3 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 124,4 121,0 121,8 112,1 (Nguồn: Niên giám thống kê 2002 - Tổng cục Thống kê) Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 1999 tăng 4,5%; năm 2000 tăng 16,2%; năm 2001 tăng 6%; năm 2002 tăng 12,4% và chiếm 34% GDP. Trong đó, vốn của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước năm 1999 tăng 9,2%; năm 2000 tăng 17,0%; năm 2001 tăng 25,8%. Vốn của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh năm 1999 tăng 0,4%; năm 2000 tăng 11,9%; năm 20001 tăng 30%; năm 2002 tăng 24,7%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1999 giảm thấp so với năm 1998 (năm 1998: 24.300 tỷ đồng, năm 1999: 22.670,8 tỷ đồng), đến năm 2000 đã tăng lên 18,5% và năm 2001 tăng 4%. Bảng 13: Vốn đầu tư phát triển phân theo thành phần kinh tế. Năm Tổng số Nhà nước Ngoài quốc doanh Đầu tư nước ngoài Thực tế (tỷ đồng) 1998 117134,0 65034,0 27800,0 24300,0 1999 131170,9 76958,1 31542,0 22670,8 2000 145333,0 83567,5 34593,7 27171,8 2001 163500,0 95000,0 38500,0 30000,0 Cơ cấu (%) 1998 100 55,5 23,7 20,8 1999 100 58,7 24,0 17,3 2000 100 57,5 23,8 18,7 2001 100 58,1 23,6 18,3 Chỉ số phát triển so với năm trước (%) 1998 102,6 115,3 107,8 76,2 1999 109,8 116,0 111,2 91,5 2000 110,8 108,6 109,7 119,9 2001 112,2 113,4 111,0 110,1 (Nguồn: Niên giám thống kê 2002 - Tổng cục Thống kê) - Thuế GTGT áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu, đã khuyến khích hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh. Tổng trị giá hàng xuất khẩu năm 1999 tăng 23,3%; năm 2000 tăng 25%, năm 2001 tăng 4,5%, năm 2002 tăng 7%. Năm 2001 sản lượng xuất khẩu vẫn tăng cao nhưng do giá nông sản thế giới bị giảm mạnh nên kim ngạch xuất khẩu giảm. Nếu tính về lượng hàng hoá xuất khẩu thì hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: dầu thô, giày, dép, hàng dệt may, gạo, cà phê, cao su, rau quả tươi, hàng thuỷ sản đông lạnh… đều tăng so với năm trước. Bảng 14: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam Mặt hàng ĐV 1998 1999 2000 2001 Dầu thô nghìn tấn 12145,0 14881,9 15423,5 16731,6 Than đá nghìn tấn 3162,0 3260,0 3251,2 4290,0 Crôm Tr USD 4,9 3,9 4,5 Thiếc Tấn 2389,0 2357,0 3301,0 2232,0 Giầy dép Tr USD 1031,0 1387,1 1471,7 1559,5 Hàng dệt may Tr USD 1450,0 1746,2 1891,9 1975,4 Hàng mây tre, cói ngô và dừa Tr USD 36,8 62,2 78,6 235,2 Hàng mỹ nghệ Tr USD 31,1 22,5 36,2 Hàng thêu Tr USD 35,3 32,6 50,5 Hàng gốm sứ Tr USD 55,1 83,1 108,4 Gạo nghìn tấn 3730,0 4508,3 3476,7 3729,5 Lạc nhân nghìn tấn 86,8 56,0 76,1 78,2 Cà phê nghìn tấn 382,0 482,0 733,9 931,2 Cao su nghìn tấn 191,0 263,0 273,4 308,1 Hạt điều nhân nghìn tấn 25,7 18,4 34,2 43,7 Rau quả tươi và chế biến Tr USD 52,6 106,6 213,1 330,0 Hạt tiêu nghìn tấn 15,1 34,8 36,4 57,0 Chè nghìn tấn 33,0 36,0 55,6 68,2 Thịt chế biến Tr USD 12,0 11,6 25,6 Gỗ và sản phẩm gỗ Tr USD 125,1 244,1 311,4 335,1 Quế Tấn 804,0 3166,0 3500,0 3898,0 Hàng thuỷ sản Tr USD 858,0 973,6 1478,5 1777,6 (Nguồn: Niên giám thống kê 2002 - Tổng cục Thống kê) Bảng 15 : Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo khu vực kinh tế và phân theo nhóm hàng (triệu USD) Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tổng số 9360,3 11541,4 14482,7 15027,0 Phân theo khu vực kinh tế Khu vực kinh tế trong nước 6145,5 6859,4 7671,7 8228,0 Khu vực kinh tế có vốn FDI 3214,8 4682,0 6811,0 6799,0 Phân theo nhóm hàng Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 2609,0 3609,5 5382,1 4600,0 Hàng công nghiệp nhẹ và TTCN 3427,6 4243,2 4903,1 5400,0 Hàng nông sản 2274,3 2545,9 2563,3 3249,0 Hàng lâm sản 191,4 169,2 155,7 Hàng thuỷ sản 858,0 973,6 1478,5 1778,0 (Nguồn: Niên giám thống kê 2002 - Tổng cục Thống kê) Về thu NSNN: Thuế GTGT đảm bảo động viên số thu cho NSNN. Số thu về thuế GTGT không giảm so với thuế doanh thu trước đây. Nguồn thu của thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn trong NSNN (20%) với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 12%. Thuế GTGT đã thu vào hầu hết các HH-DV tiêu dùng tại Việt Nam, số thu được thu tập trung ở khâu sản xuất, khâu nhập khẩu hàng hoá tạo nguồn thu lớn, tập trung ổn định cho NSNN, góp phần bù đắp số giảm thu về thuế xuất nhập khẩu do phải thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế, hạn chế thất thu ở các khâu kinh doanh tiếp theo. Bảng 16 : Tốc độ tăng trưởng thuế và phí qua các năm. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tổng số (tỷ đồng) % so với năm trước Tổng số (tỷ đồng) % so với năm trước Tổng số (tỷ đồng) % so với năm trước Tổng thu thuế và phí 69.200 113,5 74.444 107,6 86.867 116,7 Trong đó: - Thuế gián thu: 32.650 110,9 36.032 110,4 35776 99.3 Thuế GTGT 13.334 112,6 17.116 128,4 17.089 99,8 Thuế TTĐB 5.166 101,7 5.308 102,7 6.389 120,4 Thuế XNK 14.150 113,0 13.608 96,2 12.298 90,4 - Thuế trực thu: 18.013 108,1 18.336 101,8 20.187 110,1 - Phí: 9.953 165,0 7.617 76,5 7.370 96,8 - Thu từ dầu thô: 8.584 96,9 12.459 145,1 23.534 188,9 (Nguồn: Tổng cục Thuế) Thúc đẩy tăng cường quản lý, hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp Cơ chế hoạt động của thuế GTGT đã tạo điều kiện cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra việc kê khai tính thuế, nộp thuế, giám sát hoạt động SXKD của doanh nghiệp: Thực hiện thuế GTGT với 3 mức thuế suất 5%, 10%, 20% ít hơn so với 11 mức thuế suất thuế doanh thu trước đây (từ 5% đến 30%) đã làm cho tính phức tạp của thuế giảm, mức độ phân biệt đối xử về thuế thu hẹp hơn. Tuy nhiên việc áp dụng thuế GTGT đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại SX-KD, tính toán giá thành, giá bán phù hợp với thị trường và đảm bảo nộp được thuế, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc áp dụng thuế GTGT còn yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện tốt hơn việc mua bán HH-DV có hoá đơn chứng từ, chấn chỉnh công tác hạch toán kế toán, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân, từ đó tạo điều kiện để cơ quan thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế của Việt Nam: Thuế GTGT là một trong những sắc thuế hiện đại mang tính quốc tế. Việc áp dụng sắc thuế này vừa đảm bảo phù hợp với kinh tế thị trường vừa góp phần đưa hệ thống thuế Việt Nam gần hơn với thông lệ quốc tế, tạo tiền đề cho Việt Nam tham gia hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện ưu đãi, khuyến khích xuất khẩu thông qua việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá xuất khẩu thay cho chính sách bù lỗ, bù giá trước đây đã phát huy được tính khoa học của hệ thống thuế. Thực hiện thu thuế GTGT đối với cả hàng hoá nhập khẩu đã tạo sự công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu với hàng hoá nội địa, góp phần bảo hộ sản xuất trong nước. Thúc đẩy việc củng cố tổ chức ngành thuế: Một trong những yêu cầu quan trọng để việc thực thi thuế GTGT có hiệu quả là bộ máy hành chính thuế phải được tổ chức một cách khoa học và hiện đại. Do vậy, việc nâng cao năng lực quản lý thuế, hiện đại hoá công tác quản lý thuế, cải cách hành chính thuế, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành luật thuế của các đối tượng nộp thuế... là những yêu cầu đặt ra với ngành thuế. 2.2.3: Những hạn chế và vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi thuế GTGT: Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc thực thi thuế GTGT cũng đã bộc lộ những hạn chế về bản thân luật cũng như các qui định liên quan tới tổ chức quản lý, thủ tục hành chính thuế. Nguyên nhân chính là do luật thuế GTGT còn chứa đựng một số qui định mang tính kế thừa của luật thuế doanh thu trước đây để phù hợp trong thời kỳ chuyển đổi. Mặt khác, trong quá trình thực hiện Nhà nước đã có nhiều văn bản điều chỉnh, bổ sung nhằm tháo gỡ khó khăn cho SX-KD; trong đó có những giải pháp mang tính tình thế dẫn đến những hạn chế trong việc thực hiện một số mục tiêu đã đề ra của luật thuế GTGT như: đơn giản, đảm bảo công bằng, mang tính trung lập cao, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao hiệu quả thực hiện luật thuế... - Phạm vi áp dụng thuế GTGT: Các nước áp dụng thuế GTGT đều không thu thuế GTGT đối với một số HH-DV. Danh mục HH-DV thuộc diện này được qui định cụ thể phụ thuộc vào chính sách và điều kiện kinh tế, xã hội của từng nước. Hầu hết các nước đều hạn chế tối đa diện không chịu thuế. Đối tượng được miễn thuế chưa thật sự được hưởng ưu đãi. Xuất phát từ chủ trương nhằm thực hiện ưu đãi về thuế, Luật thuế GTGT đã xác định diện miễn thuế GTGT rất rộng, nhưng trong quá trình áp dụng nhiều trường hợp lại có kết quả ngược lại với mục đích ban đầu. Sự ưu đãi này đã đưa đến nhiều bất ổn cho các doanh nghiệp do bắt nguồn từ cơ chế khấu trừ, đặc biệt trong trường hợp các ngành sử dụng nguyên vật liệu thuộc diện miễn trừ thuế GTGT để sản xuất ra các sản phẩm chịu thuế GTGT hoặc ngược lại. Ví dụ: - Sản xuất bột canh hoặc mỳ ăn liền đều phải sử dụng nguyên liệu muối, nhưng muối thuộc diện miễn trừ thuế GTGT nên không có thuế GTGT phát sinh khi mua muối làm nguyên liệu, trong khi đó sản phẩm tạo ra lại thuộc diện chịu thuế GTGT. Vì vậy khi bán những sản phẩm này doanh nghiệp phải lập hoá đơn, thu và nộp trọn vẹn số thuế GTGT phát sinh cho Nhà nước mà không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng (trong khi đó muối chiếm tới 80% giá thành sản xuất bột canh). Do doanh nghiệp không được hưởng lợi thế khấu trừ thuế nên khi áp dụng thuế GTGT sẽ phải tăng giá bán hoặc giảm giá mua nguyên liệu đầu vào để đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế và mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu giá mua đầu vào (muối) bị giảm thì cũng có nghĩa là chính người được miễn thuế GTGT (người sản xuất muối) tưởng là được ưu đãi nhưng thực chất có khi còn bị thiệt thòi hơn trước. - Tương tự, trường hợp ngành in báo, tạp chí, sách khoa học và những ấn phẩm thuộc diện miễn trừ thuế, khi bán hàng sẽ không phát sinh thuế GTGT, các doanh nghiệp không phải nộp thuế GTGT, nhưng khi mua nguyên vật liệu như giấy, điện, MM-TB... lại phải chịu thuế GTGT đầu vào 10%. Do không có thuế GTGT đầu ra để khấu trừ nên toàn bộ số thuế GTGT đã trả khi mua nguyên liệu, MM-TB sẽ phải tính cả vào giá thành sản phẩm, làm đội giá bán, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp - Theo qui định tại khoản 3, 22 Điều 4 Luật thuế GTGT hiện nay thì: HH-DV ở khâu chịu thuế TTĐB (sản xuất và nhập khẩu; dịch vụ cung ứng cho các đối tượng tiêu dùng ngoài Việt Nam) thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Những tưởng rằng qui định này sẽ làm giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng chịu thuế TTĐB. Nhưng sự vận hành của cơ chế khấu trừ thuế GTGT đã cho thấy các doanh nghiệp này rơi vào tình trạng khốn đốn. Do không thuộc diện chịu thuế GTGT nên các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng chịu thuế TTĐB không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã thanh toán. Các doanh nghiệp lắp ráp ôtô, máy lạnh... có đầu vào chủ yếu là linh kiện nhập khẩu, vừa chịu thuế nhập khẩu, vừa chịu thêm thuế GTGT. Khi bán ra thị trường, sản phẩm loại này phải chịu thêm thuế TTĐB và “được miễn” thuế GTGT, nên không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, làm mất tính liên hoàn trong việc tính và khấu trừ thuế GTGT. Tình trạng “một cổ ba tròng” này đã làm tăng giá thành sản phẩm, hàng hoá khó tiêu thụ, kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Rõ ràng, ở đây sự thiếu công bằng bình đẳng trong việc xác định phạm vi mức độ nghĩa vụ thuế GTGT đã ẩn chứa ngay trong văn bản luật. Khi những HH-DV đã chịu thuế TTĐB được đưa sang đối tượng chịu thêm thuế GTGT làm cho việc tính toán thuế GTGT không gặp phải vướng mắc về thuế đầu vào, thuế đầu ra, không cần phải có những qui định cụ thể ép buộc thiếu cơ sở khoa học..., sẽ thuận lợi hơn cho việc tính, khấu trừ và quản lý thuế GTGT. Tuy nhiên, việc đưa HH-DV chịu thuế TTĐB sang diện đối tượng chịu thuế GTGT cũng sẽ nảy sinh một số bất cập nhỏ: Dễ nảy sinh tâm lý “Nhà nước tăng thuế” cho cả người nộp thuế và người chịu thuế đối với HH-DV trước đây chỉ nộp một loại thuế giờ phải nộp hai loại thuế nếu giá cả HH-DV tăng. Tâm lý này sẽ được giải toả nếu giá cả HH-DV không tăng, tức là tiền thuế trên một đơn vị hàng hoá không thay đổi, Nhà nước không tăng thuế khi áp dụng song song hai loại thuế này ở cùng một khâu. Mục đích của việc áp dụng thuế GTGT là khắc phục tính trùng lắp của thuế doanh thu, nhưng trường hợp này khi áp dụng cả thuế TTĐB và thuế GTGT thì hiện tượng này lại xuất hiện? Từ kinh nghiệm của các nước cho thấy, cách tốt nhất là áp dụng một mức thuế suất GTGT đối với HH-DV đã có thuế TTĐB, thuế TTĐB có thể được điều chỉnh để giữ cho mức giá sau khi áp dụng thuế GTGT tương đương với mức giá trước khi áp dụng. Cơ chế thuế TTĐB có thể được thay đổi để duy trì ổn định mức giá tương đương giữa các HH-DV. Điều này làm cho hệ thống thuế GTGT đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, chi phí quản lý hành chính thuế giảm. Việc phân định đối tượng chịu thuế và không chịu thuế của luật thuế GTGT hiện hành chưa chính xác và chặt chẽ. Ví dụ: - “Sản phẩm muối” là mặt hàng được miễn thuế nhưng hiểu thế nào là sản phẩm muối? Sản phẩm muối là sản phẩm được tạo ra từ nước biển hay muối mỏ gồm muối hạt, muối tinh, muối i-ốt... hay sản phẩm muối là kết quả của hoạt động chế biến như cá muối, cà muối, dưa muối... - Đối với các sản phẩm nông sản, nuôi trồng thuỷ sản nếu chỉ qua sơ chế thông thường do tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra mang tính chất tự sản, tự tiêu (không thuộc diện chịu thuế GTGT) được phân biệt cùng mặt hàng đó đã qua tay người kinh doanh (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT) theo cách nào để tránh được thất thu hoặc lạm thu thuế GTGT. - Thế nào là máy móc thiết bị chuyên dùng, cách xác định nó là thiết bị trong nước chưa sản xuất được theo nguyên tắc nào? - Theo cách tính thuế doanh thu trước đây, ngành ăn uống được phân biệt theo cửa hàng bình dân (thuế suất 6%), cửa hàng cao cấp (thuế suất 10%). Còn thuế GTGT chỉ có thuế suất 20% đối với “khách sạn, du lịch, ăn uống” nay được điều chỉnh thuế suất 10%. Vậy, các cửa hàng bình dân có phải chịu chung thuế suất với hoạt động ăn uống trong khách sạn, du lịch không? hay thuế suất này chỉ áp dụng đối với hoạt động ăn uống trong khách sạn, du lịch? - Điều 4 khoản 12 Luật thuế GTGT qui định: phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách cấp, không thuộc diện chịu thuế GTGT. Quảng cáo là hoạt động chịu thuế GTGT, vậy làm thế nào để quản lý được hoạt động phát sóng truyền thanh, truyền hình này nếu họ lồng ghép cả chương trình quảng cáo? Để tránh việc di chuyển doanh thu từ loại HH-DV chịu thuế sang loại không phải chịu thuế, Nhà nước cần phải có những biện pháp thích hợp, tuỳ theo đối tượng, để quản lý chặt chẽ và tránh thất thu thuế. - Xác định đối tượng nộp thuế chưa phù hợp Đối tượng chịu thuế chỉ rõ sắc thuế đó điều chỉnh hoạt động kinh tế nào, đối tượng nộp thuế chỉ rõ sắc thuế đó điều chỉnh hoạt động kinh tế của ai. Đối tượng nộp thuế theo qui định của luật thuế hiện nay rất rộng bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh HH-DV chịu thuế GTGT của Việt Nam không phân biệt hình thức sở hữu, ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và tổ chức cá nhân có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT, không phân biệt cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nước hay nước ngoài. Việc qui định này hoàn toàn phù hợp về mặt lý thuyết, song thực tế cho thấy: số lượng hộ kinh doanh cá thể ở nước ta chiếm một tỷ trọng khá lớn nhưng phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả, trong khi đó luật thuế GTGT lại không xác định ngưỡng chịu thuế nên chi phí quản lý hành chính thuế rất lớn so với số thuế GTGT thu được từ những đối tượng này. Dựa vào tiêu thức nào để phân biệt được HH-DV của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân thấp hơn mức lương tối thiểu nhà nước qui định đối với công chức nhà nước (không thuộc diện chịu thuế GTGT) và HH-DV của những cá nhân kinh doanh có mức thu nhập cao? - Thuế GTGT có quá nhiều thuế suất và việc áp thuế chưa hợp lý: Nếu so với thuế doanh thu trước kia, thì với 4 mức thuế suất thuế GTGT là bước tiến lớn trong việc cải cách chính sách thuế, thể hiện sự tiến bộ và đơn giản của luật thuế GTGT. Tuy nhiên, việc định ra các mức thuế suất khác nhau dựa trên tính năng, công dụng của HH-DV chịu thuế đã làm cho việc xác định thuế suất đối với từng HH-DV phức tạp và khó khăn. Tiêu chí để phân định mục đích sử dụng của HH-DV đối với mỗi loại hàng hoá là rất phức tạp dẫn đến tình trạng cùng một mặt hàng nhưng có thể bị áp các mức thuế suất khác nhau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những khiếu kiện trong lĩnh vực thuế giữa cơ quan thuế và đối tượng chịu thuế. Bên cạnh đó, do thuế GTGT là loại thuế hoàn toàn mới mẻ ở nước ta, kinh nghiệm lập pháp và tổ chức thực hiện còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện có nhiều ngành nghề kinh doanh gặp phải khó khăn. Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp như điều chỉnh giảm thuế suất, qui định nhiều tỷ lệ khấu trừ khống, mở rộng diện khấu trừ khống, mở rộng diện được xét giảm thuế. Thực tế, đây chỉ là những biện pháp tình thế, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn nhưng lại gây ra không ít khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý, đặc biệt, chính những giải pháp này đã tạo thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trốn lậu và tránh thuế. Việc qui định nhiều đối tượng nộp thuế được giảm thuế, nhiều đối tượng chịu thuế được giảm thuế suất trên thực tế đã bóp méo tính trung lập của thuế GTGT, dễ làm cho các doanh nghiệp hiểu sai lệch về thuế GTGT. Hơn nữa, việc áp dụng biện pháp giảm thuế tràn lan và thiếu căn cứ tạo ra tâm lý không tốt trong kinh doanh và rất dễ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Vì GTGT thực tế không phải là chi phí của doanh nghiệp, do đó việc doanh nghiệp được giảm thuế thực chất là được hỗ trợ về giá. Mặt khác, việc tăng hoặc giảm thuế suất đối với sản phẩm này lại liên quan đến một loạt lĩnh vực ngành nghề khác trong nền kinh tế. Vì vậy, điều cốt lõi khi thực hiện các ưu đãi trong chính sách thuế đối với một loại HH-DV là phải xác định được đối tượng tiêu dùng cuối cùng của HH-DV đó chứ không nên căn cứ vào những khó khăn trước mắt của doanh nghiệp sản xuất ra chúng. Hơn nữa, các nhà đầu tư thường hay e ngại về tính bất ổn định của các chính sách, đặc biệt là sự thay đổi về thuế suất, do vậy mức thuế suất trong các chính sách thuế nên có tính ổn định tương đối, không nên thay đổi liên tục nhằm làm cho các nhà đầu tư yên tâm khi quyết định đầu tư và đảm bảo cho việc thực thi luật thuế đạt kết quả cao nhất. Thuế suất áp dụng cho một số ngành chưa phù hợp: Dịch vụ là 1 khu vực rộng lớn, có mặt ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, nhưng trong biểu thuế số lượng các hoạt động dịch vụ được qui định đích danh thuế suất rất ít so với hàng hoá. Tư vấn là loại dịch vụ đặc biệt nhưng chỉ có dịch vụ tư vấn pháp luật được qui định thuế suất rõ ràng. Vì không có qui định đích danh, sẽ có rất nhiều loại dịch vụ, nhất là dịch vụ tư vấn phải chịu thuế suất 10% do áp dụng qui định “các HH-DV không có qui định thuế suất 5%, 10% hay 20% thì nộp thuế 10%”. Đối với dịch vụ, yếu tố thuế đầu vào được khấu trừ là rất ít nên thuế suất 10% hay 20% đối với dịch vụ môi giới, tiếp thị để giải quyết đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp là rất cao, không khuyến khích dịch vụ phát triển, nhất là các dịch vụ nghiên cứu, thiết kế, tiếp thị để tạo ra những sản phẩm mới, qui trình sản xuất mới, đáp ứng nhu cầu trong nước. Ví dụ: theo biểu thuế, nếu căn cứ vào nội dung công việc thì dịch vụ tư vấn xây dựng vừa có thể áp dụng thuế suất 5% của dịch vụ khoa học kỹ thuật vừa có thể áp dụng thuế suất 10% của xây dựng hay của dịch vụ khác, và cơ quan thuế đã có qui định thuế suất tư vấn xây dựng là 10%. Việc qui định thuế suất 5% hay 10% đối với một số loại hàng hoá được phân biệt theo nguyên liệu trong kết cấu hoặc theo công dụng của hàng hoá đó đã gây khó khăn trong giải thích và vận dụng, nên có sự nhầm lẫn vô tính hoặc cố ý khi thực hiện của doanh nghiệp là không tránh khỏi. Ví dụ: một chiếc ghế nhựa khung kim loại được áp dụng thuế suất nào nếu thuế suất của sản phẩm nhựa và sản phẩm cơ khí khác nhau. Đó là chưa kể đến những trường hợp sản phẩm được lắp ráp từ hàng trăm linh kiện khác nhau, hàm chưa nhiều nhóm thuế suất khác nhau thì vấn đề áp dụng thuế suất để xác định phạm vi nghĩa vụ thuế GTGT trở nên hết sức phức tạp. Bốn mức thuế suất như hiện nay là quá nhiều. Từ kinh nghiệm của các nước đã áp dụng thuế GTGT cho thấy việc áp dụng nhiều loại thuế suất sẽ gây ra một loạt vấn đề sau: + Chi phí quản lý hành chính thuế rất cao. + Bóp méo giá tương đối giữa các HH-DVcó thuế suất khác nhau. + Nảy sinh vấn đề mất công bằng thuế. + Cơ sở thuế bị xói mòn do thuế suất thấp và việc đặt mục tiêu vào một nhóm nộp thuế sẽ khó khăn. Thuế suất thuế GTGT hiện hành có 4 mức 0%, 5%, 10% và 20% thể hiện mức độ khuyến khích hoặc hạn chế đối với từng loại hình kinh doanh, từng loại sản phẩm. Nhưng từ đây lại phát sinh những bất hợp lý trong sự điều tiết của thuế GTGT, điều này được làm rõ qua chứng minh dưới đây: Gọi : tr: thuế suất thuế GTGT đầu ra Gt: là GTGT tv: thuế suất thuế GTGT đầu vào TNK: thuế nhập khẩu T: thuế GTGT phải nộp TvNK: thuế GTGT ở khâu NK Gr: giá HH-DV bán ra TrNK: thuế GTGT của hàng nhập Gv: giá HH-DV mua vào khẩu bán ra Áp dụng công thức tính thuế: T = (Gr x tr ) - (Gv x tv) . Mặt khác: Gr = Gv + Gt T = (Gv + Gt) x tr - (Gv x tv) = Gv x tr + Gt x tr - Gv x tv = Gt x tr + Gv(tr – tv) - Trường hợp HH-DV xuất khẩu thì tr = 0, thuế GTGT phát sinh là -Gv x tv, doanh nghiệp được hoàn thuế đúng bằng số thuế GTGT phát sinh ở đầu vào. - Trường hợp tr = tv: số thuế GTGT của doanh nghiệp phải nộp chính là GTGT nhân với thuế suất (T = Gt x tr); trường hợp này phản ánh đúng bản chất của thuế GTGT. - Trường hợp tr > tv: (thực tế hiện nay chênh lệch giữa hai loại thuế suất là 5% do chuyển từ dạng nguyên liệu hoặc sản phẩm phục vụ sản xuất - thuế suất 5% sang khâu sản xuất - thuế suất 10%) thì số thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp không chỉ là GTGT nhân với thuế suất mà còn phải nộp thêm số thuế GTGT phát sinh ở đầu vào [T = Gv x (tr – tv)], mà chênh lệch này thường là 5% - đúng bằng thuế suất của hàng hoá mà doanh nghiệp mua vào. Nói cách khác, đối với các doanh nghiệp nằm trong nhóm thuế suất 10% khi sản xuất những sản phẩm bằng nguyên liệu của nhóm thuế suất 5% đều phải nộp thêm đúng bằng một lần thuế đầu vào cho nguyên liệu mua vào khi doanh nghiệp bán sản phẩm ra thị trường. Như vậy trong trường hợp này thuế GTGT không còn giữ đúng bản chất là giá trị tăng thêm của HH-DV nhân với thuế suất nữa. Để khắc phục những vấn đề này, Nhà nước nên điều chỉnh và áp dụng một thuế suất chung là 10% cho tất cả các loại HH-DV bên cạnh thuế suất 0% áp dụng cho HH-DV xuất khẩu. - Thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu là hình thức bảo hộ chưa chọn lọc Theo qui định hiện hành, các loại hàng hoá nhập khẩu đều phải chịu thuế GTGT, giả sử vẫn với các tham số ở trên, chỉ thay đầu vào bằng mua hàng nhập khẩu, đầu ra bằng bán hàng nhập khẩu thì: TvNK = (Gv + TNK) x tv TrNK = Gr x tr = (Gv + TNK + Gt) x tr Ta có: T = TrNK – TvNK = (Gv + TNK + Gt) x tr - (Gv + TNK) x tv = (Gv + TNK) x tr + Gt x tr - (Gv + TNK) x tv = Gv (tr - tv) + TNK (tr - tv) + Gt x tr Luật thuế GTGT qui định thuế suất của một loại HH-DV qua các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, thương mại đều như nhau. Nói cách khác thuế suất thuế GTGT hàng nhập khẩu (tv) cũng chính là thuế suất hàng nhập khẩu bán ra (tr) dẫn đến: (tr – tv) = 0 và số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp sau khi tiêu thụ (T = TrNK – TvNK) bằng GTGT của hàng hoá nhập khẩu nhân với thuế suất (T = Gt x tr). Từ đây có thể nhận thấy thuế GTGT đầu vào của hàng hoá nhập khẩu còn mang ý nghĩa bảo hộ hàng sản xuất trong nước thông qua cơ chế kết cấu thuế GTGT đầu vào của hàng hoá vào giá cả, làm cho giá cả của hàng hoá nhập khẩu tăng thêm một lượng đúng bằng số thuế GTGT đầu vào khi tiêu thụ nội địa. Điều này phù hợp với một nền kinh tế non trẻ như Việt Nam khi tham gia hội nhập quốc tế. Tuy nhiên không một quốc gia nào lại thực hiện việc bảo hộ một cách đại trà cho phần lớn các loại hàng hoá mà chỉ bảo hộ có chọn lọc và có thời hạn. Việt Nam đang trong xu thế hội nhập AFTA nên cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước, hơn nữa không thể bắt buộc người tiêu dùng trong nước phải chịu thêm một lượng thuế GTGT đầu vào của tất cả các loại hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam. Do vậy, Nhà nước nên lựa chọn danh mục mặt hàng cần thiết phải bảo hộ để vừa tạo ra sự cạnh tranh cho hàng hoá sản xuất trong nước, vừa giảm áp lực giá cả đối với người tiêu dùng trong nước sử dụng hàng hoá nhập khẩu, vừa giảm thiểu chi phí thủ tục hành chính, nâng cao tính hiệu quả của thuế GTGT. - Nghịch lý trong phương pháp tính thuế: Ta có: Tv =Gv x tv ; Tr = Gr x tr Việc áp dụng 2 cách tính thuế GTGT như hiện nay đang nảy sinh một số vấn đề sau: Có thể khẳng định ngay rằng việc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (PP1) so với phương pháp trực tiếp (PP2) là có lợi, mang tính ưu đãi và khuyến khích cho người nộp thuế hơn. Nhưng trong một số trường hợp, người thực h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37186.doc
Tài liệu liên quan