Áp dụng thuế suất 0% các sản phẩm điện tử
Đối với những cam kết đầy đủ thuộc Hiệp định tự do hoá theo ngành bao gồm: sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may, thiết bị y tế và những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế sẽ được áp dụng sau 3 đến 5 năm.
Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5819 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tư và 40 hiệp định chống đánh thuế 2 lần, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của trên 70 nước, chính thức là thành viên thứ 150 của WTO năm 2006. Đối với mỗi quốc gia, thuế quan có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ nền sản xuất trong nước; đóng góp nguồn thu cho ngân sách và điều tiết hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia.
Thuế quan là thuế chính phủ đánh vào hàng hóa được chuyên chở qua biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ hải quan. Thuế quan gồm thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu (thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu). Thuế xuất khẩu là một công cụ mà các nước đang phát triển thường sử dụng để đánh vào một số mặt hàng nhằm tăng lợi ích quốc gia. Trái lại, ở nhiều nước phát triển người ta không sử dụng thuế xuất khẩu do họ không đặt mục tiêu tăng nguồn thu ngân sách từ thuế xuất khẩu. Vì vậy, ở những nước đó, khi nói tới thuế quan người ta đồng nhất nó với thuế nhập khẩu. Để xác định mức độ chịu thuế của các hàng hóa khác nhau mỗi nước đều xây dựng một biểu thuế quan. Biểu thuế quan là một bảng tổng hợp quy định một cách có hệ thống các mức thuế quan đánh vào các loại hàng hóa chịu thuế khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Biểu thuế quan có thể được xây dựng dựa trên phương pháp tự định hoặc phương pháp thương lượng giữa các quốc gia. Có hai biểu thuế quan là biểu thuế quan đơn và biểu thuế quan kép. Biểu thuế quan đơn là biểu thuế quan trong đó chỉ quy định một mức thuế quan cho mỗi loại hàng hóa. Hiện nay, hầu hết các nước không còn áp dụng biểu thuế quan này. Biểu thuế quan kép là biểu thuế quan trong đó mỗi loại hàng hóa quy định từ hai mức thuế trở lên. Những loại hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ chịu những mức thuế khác nhau.
Thuế quan có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo phương pháp tính thuế, thuế quan được chia thành thuế quan đặc định, thuế suất theo giá trị và thuế suất hỗn hợp. Thuế suất đặc định là thuế tính trên một đơn vị hiện vật của hàng hóa, ví dụ thuế tính trên 1 tấn, 1 chiếc... Thuế trị giá là thuế đánh vào giá trị hàng hóa và được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa đó. Thuế quan hỗn hợp là sự kết hợp giữa thuế đặc trưng và thuế suất theo giá trị. Theo mục đích đánh thuế, thuế quan được phân chia thành thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ. Thuế quan tài chính là thuế quan nhằm vào mục tiêu tăng thu cho ngân sách quốc gia. Thuế quan bảo hộ là thuế quan nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Theo mức thuế, thuế quan được chia ra mức thuế tối đa, mức thuế tối thiểu và mức thuế ưu đãi. Mức thuế tối đa được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước chưa có quan hệ thương mại bình thường. Mức thuế tối thiểu được áp dụng cho những hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ bình thường. Mức thuế ưu đãi được áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ các nước có thỏa thuận hợp tác.
Hoạt động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Lý (thế kỷ XI) và trở thành một bộ phận hữu cơ của nền ngoại thương. Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công, Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Chỉ một tuần sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, ngày 10-9-1945, Sở thuế quan và thuế gián thu được thành lập. Thuế quan Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược (từ 19-12-1946 đến tháng 7-1954): về cơ bản, luôn có mối quan hệ mật thiết với các lực lượng vũ trang, dân quân du kích và ngoại thương. Thuế quan Việt Nam thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước ở miền Nam đã phục vụ nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử có nét đặc thù riêng.
Ngày 29-12-1987, Quốc hội khóa VIII kỳ họp lần thứ 2 thông qua Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, đồng thời có ban hành kèm theo biểu thuế chung, biểu thuế xuất nhập khẩu cho từng mặt hàng, chưa tách 2 biểu thuế riêng biệt. Biểu thuế này, được xây dựng dựa trên danh mục hàng xuất nhập khẩu Việt Nam theo tiêu chuẩn của Hội đồng Tương trợ kinh tế (khối SEV). Biểu thuế này hoàn toàn tuân theo từng mục đích sử dụng. Nói chung, biểu thuế xuất nhập khẩu và cả Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu chỉ phù hợp cho giai đoạn nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc xuất nhập khẩu theo chế độ nghị định thư ký giữa các chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa (thị trường khu vực I), sau đó cải tiến ban hành thêm khung thuế xuất nhập khẩu để chính phủ kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, Luật Thuế xuất - nhập khẩu cũ bộc lộ nhiều nhược điểm và chưa bảo vệ nền sản xuất hàng hóa nội địa, hướng dẫn tiêu dùng, tăng thu cho ngân sách... Vì vậy, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và trình Quốc hội thông qua Luật Thuế xuất - nhập khẩu ngày 26-11-1991. Mục đích của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là bảo vệ nền kinh tế trong nước, tăng thu ngân sách cho Nhà nước và hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Năm 1993, 1998 Quốc hội ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu cho phù hợp với tình hình kinh tế chính trị của từng giai đoạn lịch sử. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới, tham gia và ký kết nhiều cam kết, hiệp định quốc tế. Do đó, chính sách pháp luật cũng phải thay đổi để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngày 14-6-2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Ngày 7-11-2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, chúng ta phải thực hiện Cam kết về thủ tục nhập khẩu.
Xét trên góc độ quốc gia đánh thuế thì thuế quan sẽ mang lại thu nhập thuế cho nước đánh thuế. Nhưng đứng trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, thuế quan lại làm giảm phúc lợi chung do nó làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của nền kinh tế thế giới. Nó làm thay đổi cán cân thương mại, điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia. Thuế quan có thể có những ảnh hưởng tiêu cực. Thuế quan cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa và do đó làm giảm lượng hàng hóa được tiêu thụ. Thuế quan cao cũng sẽ kích thích tệ nạn buôn lậu. Thuế quan càng cao, buôn lậu càng phát triển. Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hóa trên thị trường quốc tế và giữ giá thấp hơn ở thị trường nội địa. Điều đó có thể làm giảm lượng khách hàng ở nước ngoài do họ sẽ cố gắng tìm kiếm các sản phẩm thay thế. Đồng thời nó cũng không khích lệ các nhà sản xuất trong nước áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ để tăng năng xuất, chất lượng và giảm giá thành. Tuy nhiên, nếu khả năng thay thế thấp, thuế quan xuất khẩu sẽ không làm giảm nhiều khối lượng hàng hóa xuất khẩu và vẫn mang lại lợi ích đáng kể cho nước xuất khẩu. Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội địa, đặc biệt là bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. Thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hóa, do vậy sẽ khuyến khích các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Thuế nhập khẩu có thể giúp cải thiện thương mại của nước đánh thuế. Có thể có nhiều sản phẩm mà giá của chúng không tăng đáng kể khi bị đánh thuế. Đối với loại hàng hóa này thuế quan có thể khuyến khích nhà sản xuất ở nước ngoài giảm giá. Khi đó lợi nhuận sẽ được chuyển dịch một phần cho nước nhập khẩu. Tuy nhiên, để đạt được hiệu ứng đó, nước nhập khẩu phải là nước có khả năng chi phối đáng kể đối với cầu thế giới của hàng hóa nhập khẩu.
QUI TẮC CỦA GATT VÀ WTO ĐỐI VỚI THUẾ QUAN
Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (viết tắt: GATT), về các biểu thuế và thương mại, kí giữa nhiều bên ở Giơnevơ (Genève, 1947) có hiệu lực bắt đầu từ 1.1.1948, đề ra những nguyên tắc về biểu thuế quan và những chính sách thương mại giữa các nước kí kết. Tham gia kí kết hiệp định này có khoảng 23 nước công nghiệp phát triển; về sau thêm một số nước Đông Âu như Tiệp Khắc, Ba Lan, Nam Tư và một số nước đang phát triển như Myanma, Xâylan (Ceylan), Cuba, Ấn Độ, Inđônêxia, Nicaragoa, vv…
Những nguyên tắc cơ bản:
1) Không phân biệt đối xử đối với tất cả các nước, đối xử với nước khác theo quy chế tối huệ quốc về mặt thuế quan; những trường hợp ngoại lệ rất hạn chế và được quy định chặt chẽ, vd. khi 6 nước của Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC) kí kết với nhau những điều khoản về thuế quan thì phải xin phép Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại (HĐCVTQVTM).
2) Ổn định những quyền thuế quan, những biểu thuế hay những hạn chế tương tự; không được vượt mức quy định năm 1974, để giảm đến mức tối thiểu những sự hạn chế mậu dịch tự do.
3) Nguyên tắc đàm phán, nhân nhượng lẫn nhau trong việc giảm bớt biểu thuế quan. HĐCVTQVTM đóng một vai trò căn bản trong việc tự do hoá mậu dịch và trong việc tiêu chuẩn hoá các chính sách và thông lệ mậu dịch quốc tế sau Chiến tranh thế giới II. Từ 1964, theo đề nghị của tổng thống Mĩ, "Vòng đàm phán Kennơđy" đã thoả thuận giảm 50% thuế quan (đối với tất cả các sản phẩm), mỗi năm 10% từ 1968 đến 1972. Sự hình thành Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), sự kiến lập những hiệp hội thuế quan mâu thuẫn với đường lối mậu dịch tự do của HĐCVTQVTM và biểu thế quan ưu đãi các nước thế giới thứ ba, do đó hạn chế phạm vi hoạt động của HĐCVTQVTM. Mâu thuẫn xảy ra giữa các nước công nghiệp và các nước thuộc thế giới thứ ba; những nước này không tín nhiệm HĐCVTQVTM và lập ra UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development - Hội nghị Liên hợp quốc về Thương Mại và Phát triển) quy định những ưu tiên cho các nước đang phát triển. Sự mở rộng EEC ra 9 thành viên (1973) trong điều kiện hệ thống tiền tệ thế giới tan rã, tình hình mất cân bằng thường xuyên của cán cân thương mại của Mĩ và sự thay đổi trong phân công lao động quốc tế đã gây nhiều tranh cãi trong HĐCVTQVTM; từ 1974 đến 1979, có nhiều vòng đàm phán thương mại địa phương, gọi là "Vòng đàm phán Nixơn" hay là "Vòng đàm phán Tôkyô". Trong tình thế khủng hoảng giữa những năm 70, có sự chống lại khuynh hướng bảo hộ mậu dịch, có lợi cho HĐCVTQVTM cho nên số nước thành viên của HĐCVTQVTM tăng lên. Đến 1.1980, có 100 nước tham gia, đại diện cho 4/5 kim ngạch thương mại thế giới. Ngày 15.12.1993, tại Giơnevơ, 117 nước tham gia "Vòng đàm phán Urugoay" của HĐCVTQVTM đã đạt được thoả thuận chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và ủng hộ việc tự do hoá nền thương mại thế giới. Song song với sự tồn tại của HĐCVTQVTM, trên thế giới đang hình thành nhiều liên minh thương mại khu vực như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ... và đang phát triển xu hướng đa phương hoá những hiệp định thương mại song phương. Ngoài ra, liên minh quốc tế giữa những công ti đa quốc gia đã và sẽ dễ dàng vượt qua những hàng rào thuế quan mà không gặp khó khăn. Văn phòng thường trực của HĐCVTQVTM đặt tại Rôma (Italia). Năm 1994, các bộ trưởng thương mại HĐCVTQVTM họp ở Marakêch (Marrakech, Marôc) quyết định lập một uỷ ban trù bị chuẩn bị cho việc thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tổ chức WTO ra đời 1.1.1995 kế tục HĐCVTQVTM để thảo luận, đàm phán và giải quyết các tranh chấp về mậu dịch toàn cầu.
NHỮNG CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM VỀ THUẾ QUAN
Bộ Tài chính đã công bố toàn bộ các cam kết về thuế quan của Việt Nam trong WTO. Theo đó, Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộ Biểu thuế nhập khẩu hiện hành với 10.600 dòng thuế.
Thuế suất bình quân giảm 23%
Với việc thực hiện cam kết về thuế quan theo các văn bản đàm phán khi Việt Nam gia nhập WTO, thuế suất cam kết cuối cùng có mức bình quân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành (thuế suất MFN) của Biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%).
Tuy nhiên, chúng ta sẽ có một thời gian để thực hiện lộ trình này từ 5 đến 7 năm.
Trong toàn bộ Biểu cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm thuế với khoảng 3.800 dòng thuế (chiếm 35,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc ở mức thuế hiện hành với khoảng 3.700 dòng (chiếm 34,5% số dòng của Biểu thuế); ràng buộc theo mức thuế trần - cao hơn mức thuế suất hiện hành với 3.170 dòng thuế (chiếm 30% số dòng của Biểu thuế), chủ yếu là đối với các nhóm hàng như xăng dầu, kim loại, hoá chất, một số phương tiện vận tải.
Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ được cắt giảm thuế ngay khi gia nhập.
Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện-điện tử.
Vẫn áp dụng cơ chế hạn ngạch đối với 4 mặt hàng nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21,0% sẽ là mức cắt giảm cuối cùng. So sánh với mức thuế MFN bình quân đối với lĩnh vực nông nghiệp hiện nay là 23,5% thì mức cắt giảm đi sẽ là 10%.
Việt Nam sẽ được áp dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan đối với 4 mặt hàng gồm: trứng, đường, lá thuốc lá, muối (muối trong WTO không được coi là mặt hàng nông sản).
Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch tương đương mức thuế MFN hiện hành (trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 50-60%, thuốc lá lá: 30%, muối ăn 30%), thấp hơn nhiều so với mức thuế ngoài hạn ngạch.
Đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gia nhập là 16,1%, và mức cắt giảm cuối cùng sẽ là 12,6%. So sánh với mức thuế MFN bình quân của hàng công nghiệp hiện nay là 16,6% thì mức cắt giảm đi sẽ là 23,9%.
Áp dụng thuế suất 0% các sản phẩm điện tử
Đối với những cam kết đầy đủ thuộc Hiệp định tự do hoá theo ngành bao gồm: sản phẩm công nghệ thông tin (ITA), dệt may, thiết bị y tế và những ngành mà Việt Nam tham gia một phần là thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng thời gian để thực hiện cam kết giảm thuế sẽ được áp dụng sau 3 đến 5 năm.
Trong các Hiệp định trên, tham gia ITA là quan trọng nhất, theo đó khoảng 330 dòng thuế thuộc diện công nghệ thông tin sẽ phải có thuế suất 0% sau 3 đến 5 năm. Như vậy, các sản phẩm điện tử như: máy tính, điện thoại di động; máy ghi hình, máy-ảnh kỹ thuật số… sẽ đều có thuế suất 0%, thực hiện sau 3-5 năm, tối đa là sau 7 năm.
Việc tham gia Hiệp định dệt may (thực hiện đa phương hoá mức thuế đã cam kết theo các Hiệp định dệt may với EU, Hoa kỳ) cũng dẫn đến giảm thuế đáng kể đối với các mặt hàng này: vải từ 40% xuống 12%, quần áo từ 50% xuống 20%, sợi từ 20% xuống 5%.
Bảng 1 - Mức thuế cam kết bình quân theo nhóm ngành hàng chính
Nhóm mặt hàng
Thuế suất cam kết tại thời điểm gia nhập WTO (%)
Thuế suất cam kết cắt giảm cuối cùng cho WTO (%)
1. Nông sản
25,2
21,0
2. Cá, sản phẩm cá
29,1
18,0
3. Dầu khí
36,8
36,6
4. Gỗ, giấy
14,6
10,5
5. Dệt may
13,7
13,7
6. Da, cao su
19,1
14,6
7. Kim loại
14,8
11,4
8. Hóa chất
11,1
6,9
9. Thiết bị vận tải
46,9
37,4
10. Máy móc thiết bị cơ khí
9,2
7,3
11. Máy móc thiết bị điện
13,9
9,5
12. Khoáng sản
16,1
14,1
13. Hàng chế tạo khác
12,9
10,2
Cả biểu thuế
17,2
13,4
Bảng 2 - Cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo một số nhóm mặt hàng chính
TT
Mặt hàng
Thuế suất MFN (%)
Cam kết với WTO
Thuế suất khi gia nhập (%)
Thuế suất cuối cùng (%)
Thời hạn thực hiện
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Một số sản phẩm nông nghiệp
- Thịt bò
20
20
14
5 năm
- Thịt lợn
30
30
15
5 năm
- Sữa nguyên liệu
20
20
18
2 năm
- Sữa thành phẩm
30
30
25
5 năm
- Thịt chế biến
50
40
22
5 năm
- Bánh kẹo (t/s bình quân)
39,3
34,4
25,3
3-5 năm
- Bia
80
65
35
5 năm
- Rượu
65
65
45-50
5-6 năm
- Thuốc lá điếu
100
150
135
3 năm
- Xì gà
100
150
100
5 năm
- Thức ăn gia súc
10
10
7
2 năm
2
Một số sản phẩm công nghiệp
- Xăng dầu (t/s bình quân)
0-10
38,7
38,7
- Sắt thép (t/s bình quân)
17,7
13
5-7 năm
- Xi măng
40
40
32
4 năm
- Phân hóa học (t/s bình quân)
6,5
6,4
2 năm
- Giấy (t/s bình quân)
22,3
20,7
15,1
5 năm
- Tivi
50
40
25
5 năm
- Điều hòa
50
40
25
3 năm
- Máy giặt
40
38
25
4 năm
- Dệt may (t/s bình quân)
37,3
13,7
13,7
Thực hiện ngay
- Giày dép
50
40
30
5 năm
- Xe Ôtô con
+ Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy xăng
90
90
52
12 năm
+ Xe từ 2.500 cc trở lên, chạy xăng, loại 2 cầu
90
90
47
10 năm
+ Xe dưới 2.500 cc, và loại khác
90
90
70
7 năm
- Xe tải
+ Loại không quá 5 tấn
100
80
50
10 năm
+ Loại khác, có t/s hiện hành 80%
80
80
70
7 năm
+ Loại khác, có t/s hiện hành 60%
60
60
50
5 năm
- Phụ tùng ôtô
20,9
24,3
20,5
3-5 năm
- Xe máy
+ Loại từ 800 cc trở lên
100
100
40
8 năm
+ Loại khác
100
95
70
7 năm
Bảng 3 - Các cam kết thực hiện Hiệp định tự do hoá theo ngành
Hiệp định tự do hoá theo ngành
Số dòng thuế
T/s MFN (%)
T/s cam kết cuối cùng (%)
1. HĐ công nghệ thông tin ITA- tham gia 100%
330
5,2%
0%
2. HĐ hài hoà hoá chất CH- tham gia 81%
1.300/1.600
6,8%
4,4%
3. HĐ thiết bị máy bay dân dụng CA- tham gia hầu hết
89
4,2%
2,6%
4. HĐ dệt may TXT- tham gia 100%
1.170
37,2%
13,2%
5. HĐ thiết bị y tế ME- tham gia 100%
81
2,6%
0%
Ngoài ra, tham gia không đầy đủ một số HĐ khác như thiết bị khoa học, thiết bị xây dựng…
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Khó khăn lớn đầu tiên đối với hệ thống thuế của Việt Nam là phải xây dựng lộ trình cắt giảm thuế phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Phải sử dụng thuế như một công cụ kích thích và điều tiết sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh của các DN, góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam mới được hình thành vào cuối những năm 80 cùng với việc chuyển đổi cơ chế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần kinh tế.Mặc dù đã từng bước được cải cách và hoàn thiện vào những năm 1990-2000, nhưng hiện nay chính sách thuế vẫn còn nhiều vướng mắc cần tiếp tục cải cách, sửa đổi cho phù hợp với các nguyên tắc của WTO.
Một là, hệ thống chính sách thuế hiện nay vẫn còn phức tạp và thiếu tính ổn định, làm cho chi phí quản lý thu thuế lớn, ảnh hưởng tới hiệu quả thu thuế, tạo điều kiện cho việc trốn thuế và bóp méo hệ thống thuế. Đồng thời, nó làm mất định hướng của nhà đầu tư, bóp méo sự lựa chọn của người sản xuất và vi phạm một nguyên tắc chung của thông lệ quốc tế là tính rõ ràng và có thể dự đoán trước của hệ thống chính sách thuế.
Việc thường xuyên thay đổi trong chính sách thuế, quy định không rõ ràng về phạm vi của các sắc thuế và trong một sắc thuế có quá nhiều thuế suất, nhiều chế độ ưu đãi, miễn giảm khác nhau đã cản trở quá trình hội nhập quốc tế trên các phương diện: khuyến khích xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hai là, việc quy định các sắc thuế thiếu tính rõ ràng, còn lẫn lộn trong chức năng của từng sắc thuế, thể hiện ở phạm vi của đối tượng chịu thuế, các mức thuế suất quá cao vì gặp nhiều loại thuế trong một sắc thuế. Ví dụ, thuế tiêu thụ đặc biệt, ngoài chức năng điều tiết tiêu dùng với một số mặt hàng đặc biệt còn đảm đương cả chức năng của thuế VAT, vì đối tượng chịu thuế VAT không áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, thuế suất cao của thuế tiêu thụ đặc biệt đã gồm thuế VAT.Thuế tiêu thụ đặc biệt còn được sử dụng cho chức năng bảo hộ sản xuất trong nước, nên có sự phân biệt đối xử giữa một số mặt hàng nhập khẩu và sản xuất trong nước (như ô tô, thuốc lá…) dẫn đến vi phạm nguyên tắc của WTO. Mặt khác, có một số mặt hàng tiêu dùng có tính chất xa xỉ lại không thuộc diện điều chỉnh của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, nên trong biểu thuế nhập khẩu đang được áp dụng mức thuế suất cao, tạo sự hiểu lầm của dư luận quốc tế về thuế nhập khẩu không phù hợp thông lệ quốc tế.
Ba là, hệ thống chính sách thuế được xây dựng để phục vụ nhiều mục tiêu trong từng sắc thuế, làm mất đi tính trung lập – một yếu tố dẫn tới hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Có nhiều mục tiêu trong chính sách thuế không thống nhất với nhau, do đó nếu đạt được mục tiêu này thì lại gây thiệt hại tới mục tiêu khác. Một số mặt hàng nhập khẩu như: phân bón, sắt xây dựng, kính xây dựng, đường… có thuế suất thuế nhập khẩu thấp vì là đầu vào của một số ngành sản xuất, nhưng biện pháp quản lý lại là bảo hộ phi thuế quan (hạn chế số lượng nhập khẩu), rõ ràng là vi phạm quy định của WTO. Một số mặt hàng thuế nhập khẩu quá cao sẽ kính thích sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu; đồng thời cũng sẽ chiếm mất nguồn vốn, lao động, công nghệ của những hoạt động sản xuất hàng hóa khác có hiệu quả cao hơn.
Việc kết hợp các mục tiêu của chính sách xã hội trong các sắc thuế xét về khía cạnh xã hội là tốt, tuy nhiên nó thực sự làm chính sách thuế trở nên phức tạp, tạo ra sự bất bình đẳng trong kinh doanh, ảnh hưởng đến sự minh bạch của hệ thống thuế. Bốn là, còn thiếu sự kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trong hệ thống chính sách thuế, giữa mục tiêu số thu cho ngân sách và mục tiêu kích thích sản xuất phát triển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua từng sắc thuế. Trong điều kiện mở cửa hội nhập và tích cực chuẩn bị để tham gia WTO, hệ thống chính sách thuế phải được sửa đổi cho phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức này, đồng thời phải đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng cường sức cạnh tranh cho các DN trong nước, đồng thời phải có sự bảo hộ hợp lý cho một số ngành then chốt trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước.
Và những giải pháp hoàn thiện như sau:
Từ 1/1/2003, Việt Nam đã tiến hành cắt giảm thuế một loạt các mặt hàng theo cam kết CEPT/AFTA.
Một là, để chủ động trong tiến trình hội nhập WTO, đảm bảo sự nhất quán trong các cam kết với các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế và các cam kết khi gia nhập WTO, cần phải hoạch định một phương án cam kết tổng thể, trọn gói tất cả các lĩnh vực (cho thương mại, dịch vụ, hàng hóa). Đó là cam kết về tiến trình sửa chữa các điểm chưa phù hợp với WTO trong chính sách; cam kết về mở cửa thị trường (ràng buộc về thuế quan, cam kết về các vấn đề trợ cấp, cam kết về các loại phí, cam kết về quản lý giá thành trong nước…). Trong đó, cam kết về thuế phải được xác định sau cùng khi đã có đầy đủ những cân nhắc, tính toán và dự kiến cho các cam kết khác, để đảm bảo rằng hàng rào thuế quan là hàng rào bảo hộ cuối cùng được phép cho các DN trong nước, theo đúng quy định của WTO. Các cam kết về thuế cần được tính toán để đảm bảo khi đưa ra đàm phán phải đạt được mục tiêu cuối cùng là sản xuất trong nước có thể đứng vững và phát triển khi thực hiện hội nhập WTO, mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại.
Hai là, việc sửa đổi các quy định trong hệ thống chính sách thuế và trong từng sắc thuế theo quy định của WTO là một đòi hỏi bắt buộc. Tuy nhiên việc sửa đổi này phải được tiến hành một cách thận trọng trong một khoảng thời gian xác định để đảm bảo không gây hụt hẫng nguồn thu ngân sách, đồng thời tạo điều kiện cho các DN có đủ thời gian chuẩn bị thích ứng với những thay đổi trong chính sách cũng như trong cạnh tranh. Việc sửa đổi này có thể cần thực hiện trong một thời kỳ quá độ từ 8 - 10 năm. Mặt khác, việc cải cách chính sách thuế cho công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ đòi hỏi một thời hạn dài hơn, thậm chí đến 2020, vì chính sách thuế này đòi hỏi đáp ứng các yêu cầu đặt ra cho một hệ thống chính sách có chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Khi gia nhập WTO, hàng rào thuế quan sẽ giảm một cách căn bản và theo đó tỷ lệ thuế xuất nhập khẩu và thuế gián thu trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước sẽ giảm mạnh; đồng thời thuế thu nhập và đặc biệt là thuế VAT sẽ trở thành hai sắc thuế chủ yếu. Tuy nhiên, về dài hạn khi Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp và đã thực hiện tự do hóa thương mại với ASEAN thì thuế thu nhập sẽ trở thành nguồn thu cơ bản từ thuế của NSNN, giống như thực tế hiện nay ở các quốc gia phát triển.
Ba là, việc xây dựng hoàn chỉnh chính sách thuế xuất nhập khẩu phải trên nguyên tắc khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ có trọng điểm, có thời hạn một số ngành sản xuất trong nước. Thông qua hệ thống các mức thuế được xác định một cách khoa học, hợp lý và phù hợp với trình độ phát triển sản xuất, hệ thống chính sách thuế sẽ thực hiện vai trò khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hữu hiệu và đúng hướng cho những ngành có lợi thế cạnh tranh, hay những ngành sản xuất mũi nhọn trong kế hoạch công nghiệp hóa đất nước.
Tuy nhiên, các mức độ ưu tiên hay bảo hộ phải xác định một cách cụ thể và phải có lịch trình giảm dần phù hợp với các cam kết WTO và các hiệp định khu vực và quốc tế mà chúng ta cam kết, nhằm tạo áp lực buộc các DN trong nước vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh gay gắt khi thực hiện mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại, dịch vụ. Đồng thời cần thiết nghiên cứu và ban hành một số loại thuế mới nhằm bảo vệ thị trường nội địa và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh như: thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng…
Bốn là, cần xây dựng một chính sách thuế nội địa thống nhất cho tất cả các loại hình DN của mọi thành phần kinh tế không phân biệt DN trong nước hay DN có vốn đầu tư nước ngoài. Điều đó đòi hỏi phải rà soát, sửa đổi và hoàn chỉnh nội dung của hệ thống chính sách thuế, của từng sắc thuế: VAT, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, ban hành thuế thu nhập cá nhân thay thế cho thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, cần xác định rõ mục tiêu cơ bản cần đạt được của từng sắc thuế để có giải ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thuế quan và qui tắc của GATT và WTO đối với Thuế quan.doc