Đề tài Thuế xuất nhập khẩu và việc áp dụng thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam

Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị gia nhập WTO chính sách thuế của Việt Nam đú cỳ những thay đổi đáng kể theo hướng:

- Cơ cấu thuế xuất nhập khẩu bước đầu được đổi mới theo hướng đơn giản hoá, minh bạch hoá, trở nên dễ tính toán và dễ dự đoán hơn đối với các doanh nghiệp. Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế suất nhập khẩu và xuất khẩu của rất nhiều dòng thuế. Hiện nay, biểu thuế NK của Việt nam vẫn áp dụng thuế phần trăm trên cơ sở giá CIF, có 19 mức thuế suất cơ bản và 6 mức thuế suất riêng, điểm cao nhất là 100% và thấp nhất là 0%. Biểu thuế XK hiện nay có 4 mức thuế suất từ 0%-45%.

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thuế xuất nhập khẩu và việc áp dụng thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quan trọng trong bảo hộ thương mại cho sản xuất trong nước đặc biệt các ngành còn non yếu -Thuế góp phần thực hiện chính sách đối ngoại Nhà nước, định hướng đàu tư và phát triển sản xuất trong nước. -Thuế là công cụ khẳng định chủ quyền quốc gia: đảm bảo kiểm soát số lượng hàng, mặt hàng và giá trị hàng đi qua cửa khẩu 3.Đối tượng của thuế xuất nhập khẩu 3.1>Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu vực chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước. Trừ những trường hợp sau: Hàng quá cảnh và mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam. Hàng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan; Hàng hóa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan xuất khẩu ra nước ngoài; Hàng hóa đưa từ khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan này sang khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, kho ngoại quan khác trong lãnh thổ Việt Nam; Hàng hoá xuất nhập khẩu ra vào các khu vực được phép miễn thuế theo quy định của Chính phủ. Hàng viện trợ nhân đạo. 3.2. Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế. 4.Căn cứ tính thuế Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng hàng hóa giỏ tính thuế thuế suất 4.1>Số lượng hàng hóa Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm căn cứ tính thuế là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu. 4.2>Giỏ tính thuế 4.2.1.Giỏ tính thuế XK Giỏ tính thuế XK là giá bán cho khách hàng tại cửa khẩu xuất (giá FOB), không bao gồm phí bảo hiểm (I) và chi phí vận tải (F). Căn cứ để xác định giá bán cho khách hàng là hợp đồng mua bán hàng hoá với đầy đủ nội dung chủ yếu của một bản hợp đồng theo quy định tại Luật Thương mại phù hợp với các chứng từ hợp pháp, hợp lệ có liên quan đến việc mua bán hàng hoá; 4.2.2.Giỏ tính thuế NK 4.2.2.1> Các phương pháp xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của hiệp định trị giá hải quan ( GAAT). Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự. Phương pháp trị giá khấu trừ. Phương pháp trị giá tính toán. Phương pháp khác. a.Phương pháp trị giá giao dịch Trị giá giao dịch: là tổng số tiền người mua đã trả hay sẽ phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, sau khi đã cộng thêm và trừ ra một số khoản điều chỉnh. Tổng số tiền người mua đã trả hay sẽ phải trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hoá nhập khẩu, bao gồm các khoản sau đây: -Giá mua ghi trờn hoỏ đơn thương mại. - Các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trờn hoỏ đơn thương mại bao gồm: +Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận tải, bảo hiểm hàng hoá. + Các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán nh­: khoản tiền mà người mua trả cho người thứ ba theo yêu cầu của người bán; khoản tiền được thanh toán bằng cách cấn trừ nợ. b.Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu giống hệt và tương tự Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu là trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự (giống hệt), với điều kiện hàng hoá nhập khẩu tương tự (giống hệt) đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo phương pháp trị giá giao dịch, và cú cựng cỏc điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hoá nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế. Trong trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự (giống hệt) cú cựng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự (giống hệt) khác về điều kiện mua bán. Khi đó, trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu tương tự ( giống hệt) phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán. c.Phương pháp trị giá khấu trừ Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá khấu trừ, đó là trị giá được xác định từ đơn giá bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam sau khi đã trừ đi (-) các chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng nhập khẩu. -Các khoản khấu trừ bao gồm: +Tiền hoa hồng hoặc khoản lợi nhuận và chi phí chung của việc kinh doanh hàng hoá nhập khẩu. +Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hoá sau khi nhập khẩu +Các khoản thuế, phí và lệ phí phải nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hoá nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt Nam. d.Phương pháp trị giá tính toán Trị giá tính thuế của hàng hoá nhập khẩu được xác định bằng trị giá tính toán. Trị giá tính toán bao gồm các khoản sau: Chi phí sản xuất. Chi phí chung và lợi nhuận của việc sản xuất và bán hàng hoá xuất khẩu. Các khoản phải cộng thêm và trừ ra một số khoản điều chỉnh. e.Phương phỏp khỏc 4.2.2.2. Các phương pháp xác định trị giá tính thuế không theo nguyên tắc của hiệp định trị giá hải quan ( GAAT). Giỏ tính thuế khi có hợp đồng ngoại thuơng là giá thực tế phải thanh toán Đối với hàng hóa nhập khẩu không có hóa đồng hoặc hóa đồng không đủ điều kiện theo quy định tại luật Thương Mại thì giá tính thuế nhập khẩu do cục hải quan địa phương quy định. 4.3.Thuế suất 4.3.1.Thuế suất thuế xuất khẩu Thuế suất thuế XK được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế thuế xuất khẩu. 4.3.2.Thuế suất thuế NK -Thuế suất NK ưu đãi: áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc khối nước đú cỳ thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. -Thuế suất ưu đãi đặc biệt: được áp dụng đối với hàng hóa NK từ các nước đú cỳ thỏa thuận ưu đãi đặc biệt đối với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do hoặc liên minh quan thuế. -Thuế suất thông thường: áp dụng với hàng hóa từ các nước chưa thỏa thuận tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất thông thường = Thuế suất ưu đãi + Thuế suất ưu đãi x * 50% -Thuế suất XNK ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa: để khuyến khích quá trình sản xuất lắp ráp trong nước thay thế nhập khẩu đối với các sản phẩm phụ tùng thuộc ngành cơ khí - điện- điện tử. 5> Phương pháp tính thuế Số thuế XNK phải nộp = Số lượng hàng hoá thực tế XNK x Giỏ tớnh thuế x Thuế suất của từng mặt hàng 6> Thời hạn nộp thuế -Đối với hàng hóa xuất khẩu là 15 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. -Đối với hàng hoá nhập khẩu: thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. Đối với hàng hóa là vật tư nguyên vật liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hóa xuất khẩu là 275 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo của cơ quan Hải quan về số thuế phải nộp. 7> Miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế 7.1> Các trường hợp xét giảm miễn thuế là : - Hàng hóa viện trợ không hoàn lại - Hàng hóa tạm nhập tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm. - Hàng hóa là tài sản di chuyển được miễn thuế theo định mức - Hàng hóa xuất nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của khách xuất cảnh, nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam theo định mức được quy định. - Hàng hóa xuất nhập khẩu được hưởng quyền ưu đãi, miễm trừ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và phù hợp với công ước quốc tế 7.2> Các trường hợp được xét miễn thuế: - Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng cho phục vụ an ninh, quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo. - Hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cỏc bờn hợp danh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc của các nhà đầu tư trong nước theo Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài. - Hàng hóa là quà biếu, quà tặng được phép xuất nhập khẩu. - Hàng hóa khuyến mãi, thử nghiệm được nước ngoài cung cấp không phải tính thuế XNK. 7.3>Xét giảm thuế: Hàng hóa XNK trong quá trình vận chuyển, bốc xếp bị hư hỏng mất mát có lý do chính đáng thì được cục Hải quan đại phương xem xét và ra quyết định giảm thuế. 7.4>. Các trường hợp xét hoàn thuế: Hàng hoá là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm. Doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hoá tiêu thụ trong nước sau đó tìm được thị trường xuất khẩu (thời gian tối đa cho phép là 2 năm kể từ ngày đăng ký Tê khai nguyên liệu, vật tư nhập khẩu) và đưa số nguyên liệu, vật tư này vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu, đã thực xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài; hoặc nhập khẩu vật liệu để gia công hàng hóa cho nước ngoài. Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế mà còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu dưới sự giám sát của cơ quan hải quan, được phép tái xuất. Hàng hoá xuất khẩu đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu nữa Hàng hoá đã nộp thuế theo tê khai, nhưng thực tế xuất khẩu hoặc nhập khẩu Ýt hơn. Hàng hoá nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng so với hợp đồng, với giấy phép nhập khẩu do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai, có giám định của VINACONTROL và phía chủ hàng nước ngoài cũng xác nhận tình trạng Êy. Nhầm lẫn trong kê khai tính thuế thì được hoàn trả tiền thuế nộp thừa trong thời hạn một năm trở về trước. Hàng hoá tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu hoặc hàng hoá tạm xuất khẩu để tái nhập khẩu được xét hoàn thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu khi tái nhập, thuế xuất khẩu khi tái xuất. Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu nhưng vì lý do nào đó buộc phải tái xuất trả lại chủ hàng nước ngoài hoặc tái xuất sang nước thứ ba theo chỉ định của chủ hàng nước ngoài. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức cá nhân được phép tạm nhập- tái xuất dể thực hiện các dự án đầu tư khi nhập khẩu phải kê khai nộp thuế nhập khẩu khi tái xuất ra khỏi Việt Nam được phép hoàn lại thuế nhập khẩu. Hàng hoá xuất nhập khẩu gửi từ tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông ( mà doanh nghiệp này đã nộp thuế). II> TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ XNK TẠI VIỆT Nam 1>Chính sách thuế XNK 1.1> Ưu điểm Hiện nay trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị gia nhập WTO chính sách thuế của Việt Nam đú cỳ những thay đổi đáng kể theo hướng: - Cơ cấu thuế xuất nhập khẩu bước đầu được đổi mới theo hướng đơn giản hoá, minh bạch hoá, trở nên dễ tính toán và dễ dự đoán hơn đối với các doanh nghiệp. Việt Nam đã thực hiện cắt giảm thuế suất nhập khẩu và xuất khẩu của rất nhiều dòng thuế. Hiện nay, biểu thuế NK của Việt nam vẫn áp dụng thuế phần trăm trên cơ sở giá CIF, có 19 mức thuế suất cơ bản và 6 mức thuế suất riêng, điểm cao nhất là 100% và thấp nhất là 0%. Biểu thuế XK hiện nay có 4 mức thuế suất từ 0%-45%. -Ưu đãi thuế để đẩy mạnh hàng hoá xuất khẩu cạnh tranh với các nước trong khu vực, quốc tế : hầu nh­ không thu thuế khi xuất khẩu. Trừ một số sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên quý hiếm và nguyên liệu thô. Đặc biệt đối với khoáng sản thụ, cỏc chủng loại nguyên liệu thô mức thuế XK khá cao 20-45%àhạn chế XK sản phẩm chế biến thô và khuyến khích các sản phẩm chế biến theo chiều sâu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. -Quy định giỏ tớnh thuế theo hợp đồng đã bước đầu tạo sự ổn định khi các nhà doanh nghiệp tính toán hiệu quả kinh doanh. -Các sản phẩm cơ khí điiện tử có tỷ lệ nội địa hoá cao có thể thay thế hàng nhập khẩu thì doanh nghiệp được hưởng mức thuế nhập khẩu ở mức thấp nhất à góp phần tăng số lượng và chất lượng sản phẩm được sản xuất trong nước. -Việc hoàn chỉnh danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam phù hợp với danh mục HS (danh mục hàng hoá xuất, nhập khẩu của tổ chức hải quan thế giới) với cấp độ 6 chữ số và danh mục AHTN (danh mục biểu thuế chung ASEAN) đã tạo điều kiện cho việc thống nhất kê khai mã số hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước, giỳp cỏc doanh nghiệp giao lưu hàng hoá nhanh, phù hợp với thông lệ quốc tế. à Đẩy mạnh được kim ngạch xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước. 1.2> Những tồn tại và hạn chế. 1.2.1>Ảnh hưởng của việc giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu -Làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách: Để gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cam kết cắt giảm hầu hết cỏc dũng của biểu thuế suất thuế nhập khẩu xuống mức thấp hơn nhiều so với hiện nay. Mức thuế suất trung bình của biểu thuế nhập khẩu trong WTO là 3,8%, của các nước đang phát triển là 12,3%. Theo dự báo của Bộ tài chính các cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam làm giảm thu thuế khoảng 160 –170 triệu USD bằng khoảng 8,8% sè thu thuế nhập khẩu tức là khoảng 2,2 % tổng số thu ngân sách năm. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho cân đối ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triền của Việt Nam. - Ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các ngành sản xuất trong nước: việc cắt giảm thuế suất thuế nhập khẩu làm hàng hoá từ nước ngoài tràn vào Việt Nam ngày một nhiều gây khó khăn cho các ngành sản xuất trong nước vỡ khụng cạnh tranh nổi. - Mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền của Việt Nam là 16,2%, gấp trên 2 lần mức trung bình của các nước thành viên ASEAN (7,3%). Do vậy vẫn khó khăn cho Việt Nam khi hội nhập kinh tế thế giới. Theo tiêu chuẩn để gia nhập WTO thì Việt Nam vẫn phải tiếp tục cắt giảm nhiều dòng thuế. Nó đòi hỏi chính sách thuế phải có những chiến lược thích hợp để giảm thiểu tác động của việc cắt giảm thuế suất mà vẫn phù hợp với thông lệ của quốc tế. 1.2.2> Miễn thuế giảm thuế -Miễn thuế giảm thuế cũn tựy tiện,hệ thống miễn thuế còn rời rạc chưa chuyển hẳn sang hệ thống miễn thuế tự động nên gây khó khăn cho doanh nghiệp, khó khăn trong quản lý và thu thuế và rất khó có khả năng duy trì khi chóng ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. - Chính sách miền thuế NK cho vật tư nguyên liệu NK để sản xuất gia công hàng xuất khẩu không phân biệt là loại vật tư đó có thể được chế biến từ các nguyên liệu trong nước hay chưa dẫn đến sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu ngoại nhập. Và nó dẫn đến hai hậu quả xấu: (1)giá trị gia tăng trong các sản phẩm gia công XK thấp nên tuy XK được nhiều hàng mà hiệu quả kinh tế không cao; (2)nếu nguồn nguyên vật liệu NK tăng giá sẽ dẫn đến giá thành của các sản phẩm XK cũng phải tăng giá theo, trong khi đó , nếu có chiến lược đầu tư hợp lý thỡ đó có thể sử dụng được nguồn nguyên liệu trong nước. 1.2.3>Chính sách bảo hộ bằng thuế quan chưa hợp lý: -Thuế nhập khẩu bảo hộ về cơ bản không tính đến lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà cứ có sản xuất trong nước là ngành đó sẽ được bảo hộ. Tỷ lệ bảo hộ thực tế cao có nghĩa là bán hàng trên thị trường nội địa sẽ có lợi hơn so với xuất khẩu thậm chí đối với cả 1 số mặt hàng có lợi thế xuất khẩu. Do vậy sự duy trì bảo hộ không hợp lí về thuế nhập khẩu dẫn đến hạn chế tác dụng thúc đẩy xuất khẩu. - Các chính sách khác về thuế chống bán phá giá đã đưa vào thực hiện nhưng là chưa đủ để thực hiện bảo hộ cho thị trường trong nước nh­: chưa có thuế chống trợ cấp và thuế đối khỏng… 2>Về quản lý thuế XNK 2.1> Ưu điểm Do chính sách thuế ngày càng được hoàn thiện hơn nên công tác của các cơ quan quản lý hải quan cũng được hoàn thiện thêm theo hướng: -Tinh giản hỳa cỏc khừu trong quá trình làm thủ tục hải quan, cắt giảm những khâu rườm rà không cần thiết trong thủ tục hành chính. Tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp trong việc tự khai tự nộp thuế. -Áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào quản lý đã dẫn đến việc xử lý hồ sơ một cách nhanh hơn. -Các cán bộ hải quan ngày càng được đào tạo về trình độ nghiệp vụ cao hơn để thích nghi hơn với những thay đổi lớn trong quá trình hội nhập. 2.2> Thực trạng và hạn chế Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN/AFTA , công tác quản lý thuế XNK đã gặp phải một số bất cập sau: a> Ý thức chấp hành luật của các doanh nghiệp XNK chưa cao dẫn đến tình trạng gian lận diễn ra phổ biến khi áp dụng Hiệp định trị giá hải quan GATT dựa trên cơ chế DN tù khai, tự tính, tự nộp thuế (như khai báo giá nhập khẩu thấp hơn giá trị thực nhằm trốn thuế, khái báo giá tính thuế cao hơn giá trị thực nhằm hưởng những lợi Ých khác sau khi hàng hoá được nhập khẩu) --> việc xác định trị giá thực của hàng hoá được kê khai gặp khó khăn. b> Việc kiểm tra tính trung thực của xuất xứ hàng hoá nhập khẩu nằm trong danh mục cắt giảm thuế CEPT (danh mục hàng hóa hưởng ưu đãi về thuế XNK) gặp khó khăn, phức tạp. c>Do yêu cầu giải phóng hàng nhanh, tránh ách tắc tại các cửa khẩu, tạo điều kiện tối đa cho lưu thông thương mại quốc tế, ngành hải quan không thể kiểm tra toàn bộ lưu lượng hàng hoá XNK dẫn đến thất thu thuế XNK. d>Việc thiếu thông tin để kiểm tra giá khai báo của doanh nghiệp Quy trình làm thủ tục kê khai thuế Doanh nghiÖp tù kª khai thuÕ C¬ quan h¶i quan kiÓm tra xÐt duyÖt Không chấp nhận Chấp nhận §ãng Ên chØ thuÕ, Ên chØ h¶i quan. Tham vÊn doanh nghiÖp DN gi¶i tr×nh vµ cung cÊp chøng cø tµi liÖu chøng minh tÝnh trung thùc cña trÞ gi¸ khai b¸o Œ  B¸c bá trÞ gi¸ khai b¸o vµ tÝnh thuÕ theo møc gi¸ cao gÇn nhÊt mµ c¬ quan h¶i quan ®· tõng chÊp nhËn cho c¸c l« hµng t­¬ng tù. Doanh nghiệp không chứng minh được ŒDN chứng minh được. Theo quy định trước đây, để được áp thuế theo giá hợp đồng, mức giá khai báo của các doanh nghiệp phải đạt Ýt nhất 80% giỏ tớnh thuế tối thiểu. Sau khi bảng giá này được bãi bỏ, Tổng cục hải quan đã ban hành “Danh mục giá kiểm tra” làm cơ sở cho các chi cục hải quan tính thuế theo nguyên tắc của GATT. Theo đó, hải quan để doanh nghiệp tự khai báo hàng hoá NK và khai nh­ thế nào thì được tính thuế nh­ thế Êy. Trong vòng 20 ngày từ ngày thông quan hàng hoá, hải quan sẽ kiểm tra lại trị giá khai báo, và sẽ mời các doanh nghiệp lên tham vấn hoặc giải trình nếu giá biến động trên dưới 10% so với giá trong danh mục giá kiểm tra. Việc ban hành bảng giá này là rất cần thiết nó hỗ trợ cơ quan hải quan thu đúng thu đủ, tuy nhiên danh mục này lại chỉ là danh mục giá cũ được ban hành trong các văn bản trước đây, hoàn toàn không sát với thực tế. Dẫn đến việc làm mất rất nhiều thời gian cho việc tham vấn doanh nghiệp và kéo dài thời gian làm thủ tục hải quanà gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. e> Nợ đọng thuế -Nguyên nhân nợ đọng thuế hiện nay là nợ nằm trong diện tranh chấp, truy thu thuế. Bởi theo luật định khi thông quan hải quan thì trong vòng 5 năm cơ quan hải quan vẫn được kiểm tra doanh nghiệp. Cho nên một số trường hợp sau khi doanh nghiệp nộp thuế rồi thì cơ quan hải quan mới phát hiện ra doanh nghiệp gian lận và thực hiện truy thu. -Tiêu biểu nhất là trường hợp các doanh nghiệp nợ thuế tính theo tỷ lệ nội địa hoá. Lợi dụng kẽ hở quản lý trong việc xác nhận nội địa hoá của Bộ Công nghiệp, các doanh nghiệp đã gian lận về tỷ lệ nội địa hoá. Thực tế này dẫn đến việc cơ quan tài chính phải tính lại thuế NK và ra quyết định truy thu. Tuy nhiên do số tiền quá lớn nờn cỏc doanh nghiệp cứ nay khất mai khất. Khi bị cưỡng chế (tức là nhà nước không cho phép nhập khẩu nữa) thỡ cỏc DN này không trực tiếp NK nữa mà mua lại của các DN nhập khẩu khác. -Ngay cả truy thu thuế bằng biện pháp trích tiền gửi của DN tại các ngân hàng cũng khó. Bởi các DN làm hàng XNK có khá nhiều tài khoản: tài khoản họ đăng ký với hải quan thường là tài khoản “rỗng”, còn tài khoản mà họ dùng để thanh toán với các DN khác hay ngân hàng thường được giấu đi. Biết được điều này ngành Hải quan đã nhiều lần phối hợp với ngân hàng nhưng thường là bất thành vỡ cỏc ngân hàng thường có xu hướng muốn giữ bí mật tài khoản để bảo vệ khách hàng của họ. f> Nhiều tiêu cực còn tồn tại trong nội bộ ngành thuế nh­ hiện tượng tham ô, cửa quyền…. Ngoài ra trình độ cán bộ thuế trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế chưa phù hợp. III> GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 1>Giải pháp về hoàn thiện các chính sách thuế 1.1>Ổn định cả cơ cấu biểu thuế và thuế suất: - Việc ban hành, sửa đổi các luật thuế phải được thực hiện theo mét qui trình chặt chẽ, thống nhất trên cơ sở tham khảo ý kiến các cơ quan tham mưu, các cơ quan tổng hợp, các nhà khoa học, các doanh nghiệp để đảm bảo tính minh bạch, khả thi, tính ổn định tương đối cũng như khả tính có thể dự báo trước của luật thuế. Các luật thuế phải rõ ràng, chặt chẽ nhưng đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, cần tránh đặt ra quá nhiều mục tiêu trong một sắc thuế. -Thuế suất: giảm số thuế suất bình quân gia quyền ngang mức trung bình của khu vực. -Biểu thuế: + Xây dựng biểu thuế theo 3 nhóm: Thuế suất thông thường Thuế tối huệ quốc Thuế cho khu vực ưu đãi thuế quan (khu chế xuất, khu bảo thuế...) + Biểu thuế nhập khẩu cần phân chia theo cấp độ bảo hộ từng loại hàng hoá. + Thực hiện phân loại hàng hoá trong biểu thuế theo tính chất của hàng hoá để khắc phục hạn chế của danh mục hàng hoá theo mục đích sử dụng hiện nay. 1.2>Đảm bảo nguồn thu ngân sách bằng các chính sách khác. -Tăng cường thuế hỳa cỏc biện pháp phi thuế. Hiện nay có 2 biện pháp về hạn ngạch thuế là thuế quan tuyệt đối và hạn ngạch thuế quan; + Thuế quan tuyệt đối (quota): là không cho phép nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nếu vượt quá giới hạn quy định. + Hạn ngạch thuế quan: là cho phép nhập khẩu vượt quá giới hạn quy định nhưng phải chịu mức thuế suất cao hơn.. Ta nên khuyến khích phương pháp này. Đồng thời nên mở rộng diện mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế (hiện tại là 6 mặt hàng). Có thể đưa thuế suất trong hạn ngạch tương đương thuế suất ưu đãi nhưng thuế suất ngoài hạn ngạch ở mức thuế đỉnh cao nh­ các nước đã áp dụng. -Nghiên cứu áp dụng thuế và phí môi trường và các biện pháp chống chuyển giá. Hoàn thiện thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp. Giảm thuế NK nói chung nhưng có thể tăng các loại thuế và phí nội địa với các mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng. chẳng hạn đối với xe gắn máy và ô tô dưới 12 chỗ ( hiện nay phải chịu thuế suất 100%) thì ta có thể giảm thuế NK nhưng phải tăng thuế TTĐB, đồng thời tăng bổ sung các khoản lệ phí trước bạ, lệ phí đăng kiểm, lệ phí lưu hành, thuế và phớ mụi trường...làm như vậy nguồn thu của Nhà nước không giảm, hạn chế được sử dụng, mà vẫn phù hợp với thông lệ quốc tế. 1.3>Về xét miễn thuế -Các quy định về xét miễn thuế đã bộc lộ nhiều hạn chế trong việc kiểm soát số tiền thực tế mà NSNN cấp cho các đơn vị an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo. Và nỳ cũn tạo kẽ hở cho gian lận, lợi dụng chế độ miễn thuế để NK hàng hoá bán ra thị trường hưởng phần chênh lệch. NN cần thực hiện bãi bỏ quy định miễn thuế này và thực hiện ghi thu chi NSNN, vỡ xột về mặt kinh tế ghi thu chi không ảnh hưởng đến số tiền thuế thu vào nhà nước. -Về quy định xét miễn thuế cho nguyên vật liệu nhập khẩu: nên khắc phục hạn chế này theo hướng chỉ miễn thuế nhập khẩu của những vật tư nguyên liệu NK mà trong nước không có khả năng sản xuất; giảm thuế NK cho những vật tư nguyên liệu mà trong nước sản xuất không đủ đáp ứng cho nhu cầu nhu cầu sản xuất gia công cho xuất khẩu. 2>Về quản lý thuế Một số giải pháp nhằm khắc phục những bất cập và hoàn thiện công tác quản lý thuế XNK: 2.1>Một là: tổ chức phòng ngừa và chống gian lận: Tăng cường kiểm tra ngay tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Xây dựng cơ sở dữ liệu giá. Tăng cường kiểm tra sau giải phóng hàng. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro. Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác giữa cơ quan hải quan và cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan ngân hàng. Xây dựng chiến lược tự nguyện chấp hành trong cộng đồng doanh nghiệp. 2.2> Hai là:phải khai thác triệt để lợi thế của khoa học công nghệ, biến nó thành phương tiện hữu hiệu phục vụ cho công tác quản lý, phải có sự trang bị đồng bộ và hiện đại hệ thống với các cơ quan liên quan khác như: Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng, Thuế nội địa, giữa hải quan Việt Nam với hải quan các nước...nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý thông tin, rút ngắn khoảng cách giữa cỏc khừu của quá trình quản lý và tạo điều kiện cho hoạt động hợp tác quốc tế được tiến hành thuận lợi. Quy trình xử lý thông tin thông qua hệ thống máy tính ThuÕ néi ®Þa Ng©n hµng, Kho b¹c, CQ tµi chÝnh H¶i quan n­íc ngoµi Tê khai thuÕ cña doanh nghiÖp Ng©n hµng d÷ liÖu vÒ c¸c mÆt hµng, gi¸ trÞ... H¶i quan trong n­íc X¸c ®Þnh møc chªnh lÖch Ra th«ng b¸o nép thuÕ hoÆc mêi tham vÊn Việc lập tờ khai thuế doanh nghiệp cũng có thể nộp qua mạng thông tin và cơ quan Hải quan sẽ quản lý thông qua mã số thuế của doanh nghiệp. Việc này có thể làm giảm sự tiếp xúc giữa cán bộ hải quan với doanh nghiệp do vậy nó tránh được những gian lận do sự thông đồng giữa cán bộ hải quan và doanh nghiệp. c>Ba là: đơn giản hoá, minh bạch hoá hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thuế XNK nhằm giảm thiểu các chi phí hành thu, đồng thời nâng cao hiệu suất quản lý thu. d>Bốn là, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 11.doc
Tài liệu liên quan