Đề tài Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: Lý luận về thương hiệu 2

1.1. Thương hiệu là gì? 2

1.1.1. Định nghĩa 2

1.1.2. Cấu tạo một thương hiệu. 2

1.2. Tác dụng của thương hiệu. 2

1.2.1. Thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. 2

1.2.2. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ có lợi gì? 3

1.2.3. Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp khách hàng có lợi gì? 4

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 4

1.3.1. Chất lượng sản phẩm. 4

1.3.2. Nhân tố thời gian xuất hiện trên thị trường. 5

1.3.3. Nhân tố trung gian cung cấp hàng hoá nông sản. 6

1.3.4. Nhân tố chất lượng, dịch vụ. 6

1.3.5. Nhân tố thuộc về các chính sách hỗ trợ. 7

Chương 2: Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 10

2.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Việt Nam trong những năm đổi mới. 10

2.1.1. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu gạo. 10

2.1.2. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê. 14

2.1.3. Thực trạng sản xuất chế biến một số mặt hàng nông sản khác. 15

2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 16

2.2.1. Thực trạng xây dựng thương hiệu gạo 17

2.2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu cà phê. 18

2.2.3. Thực trạng xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông sản khác 20

 

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 23

3.1. Các giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý nhà nước, đầu tư, tài chính và tín dụng đối với từng ngành hàng. 23

3.2. Giải pháp về thị trường. 26

3.2.1 Thị trường trong nước. 26

3.2.2 Về thị trường ngoài nước. 29

3.3. Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ. 30

3.4. Giải pháp về nguồn nhân lực. 32

3.5. Giải pháp về phát triển các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh hàng nông sản. 33

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2489 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương hiệu hàng nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai thác đất hoang hoá ở các tỉnh trong vùng và tăng thêm vụ sản xuất thứ 3 trên diện rộng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc có tốc độ tăng trưởng dưới 1%, các tỉnh Tây Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ diện tích lúa giảm do chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả hơn ở các vùng thiếu nước. Như vậy diện tích gieo trồng lúa tăng không phải do tăng diện tích đất canh tác lúa mà chủ yếu do tăng vụ.Mức độ tăng thêm vụ lúa thứ ba trên phạm vi cả nước là 30,4 % năm 2004 so với 25,8% năm 1995 mức tăng trưởng 330 ngàn ha . +Về giống lúa:Việt Nam trồng khá nhiều giống lúa khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng vùng sinh thái và từng mùa vụ.Các tỉnh phía Bắc sử dụng nhiều giống lúa nhập khẩu từ Trung Quốc và lúa lai.Trong khi đó các tỉnh phía Nam lai trồng nhiều giống lúa IR có nguồn gốc từ viện lúa quốc tế. +Về năng suất:sản lượng lúa gạo tăng một phần do tăng năng suất lúa, đặc biệt là lúa vụ Đông Xuân và vụ mùa .Năng suất lúa của Việt Nam có mức tăng nhanh qua các năm và đạt ở mức khá cao.Tăng năng suất lúa không chỉ nhờ có giống tốt, mà còn do phát triển thuỷ lợi, cải thiện dinh dưỡng cây trồng và cải thiện công tác quản lý, tốc độ tăng năng suất lúa khác biệt giữa các vùng sinh thái, đặc biệt là giữa đồng bằng sông Cửu Long và các vùng còn lại trong cả nước sau nhiều năm;tốc độ tăng năng suất lúa của đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 2,1%xuống còn 0,4% ở các vùng khác tăng trung bình từ 4-5%. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm trên 50% tổng sản lượng lúa cả nước, là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. +Về sản lượng: Hàng năm sản lượng cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn cho xuất khẩu(tương đương 4 triệu sau khi xay xát)cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và sử dụng cho dự trữ quốc gia).Sự thay đổi về diện tích và năng suất lúa là hai nhân tố chính tác động tới tốc độ tăng trưởng sản lượng;song vai trò của chúng giữa các vùng là khác nhau, thay đổi theo thời gian. -Thực trạng chế biến. Chế biến lúa được phân thành hai loại chế biến tiêu dùng nội địa và chế xuất khẩu.Chế biến tiêu dùng nội địa được tiêu dùng trên phạm vi cả nước với các trình độ công nghệ chế biến khác nhau:từ xay xát thủ công đến xay xát bằng máy với quy mô lớn;nhưng xay xát với quy mô nhỏ là chủ yếu. Có tới 80% tổng sản lượng lúa của Việt Nam đang được xay xát bởi những máy móc nhỏ của tư nhân.Hầu hết các máy nhỏ của tư nhân không được trang bị đồng bộ sân phơi, lò sấy…Hoạt động của các nhà máy loại này phục vụ cho nhu cầu trong nước.Nếu có phục vụ xuất khẩu chủ yếu dưới dạng gia công nên chất lượng lúa không đảm bảo. Chế biến xuất khẩu được thực hiện ở các vùng sản xuất lúa xuất khẩu, trước hết ở đồng bằng sông Cửu Long và một số cơ sở chế biến ở đồng bằng sông Hồng và Duyên Hải miền Trung.Sản phẩm xuất khẩu lúa chủ yếu là gạo;các sản phẩm từ gạo cũng có nhưng số lượng không đáng kể(bún khô, bánh đa nem, rượu…).Vì vậy chế biến lúa gạo xuất khẩu chủ yếu là hoạt động xay xát.Các nhà máy của tư nhân ở tình trạng như trên.Các nhà máy của Nhà nước chủ yếu mua gạo xay của nhà máy tư nhân về xát đánh bóng để xuất khẩu.Trường hợp chưa đảm bảo độ ẩm có thêm hoạt động sấy sau đó đánh bóng.Hệ thống chế biến lúa gạo xuất khẩu tuy được cải tạo nâng cấp nhưng mức độ hoạt động thấp, chất lượng chế biến chưa cao.Tỷ lệ gạo sau chế biến chỉ đạt 60-65%.Trong đó tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ chiếm 42-48% vừa gây lãng phí trong chế biến vừa phải xuất khẩu với giá rẻ. Khoảng 10% gạo xuất khẩu không rõ phẩm cấp.Phần lớn gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được phân loại theo tỷ lệ tấm do đó chất lượng của gạo chế biến ảnh hưởng rất lớn đến giá trị xuất khẩu và hiệu quả của chế biến. -Thực trạng xuất khẩu của lúa gạo. Bên cạnh các giải pháp và chính sách đổi mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước hoạt động thương mại quốc tế của ngành lúa gạo cũng được đẩy mạnh. Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong chính sách thương mại là việc xoá bỏ hạn ngạch và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo;nhờ đó tăng nhanh sản lượng gạo xuất khẩu gạo ở Việt Nam.Những thành tựu trong sản xuất lúa gạo thời kỳ đổi mới đã giúp Việt Nam không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn trở thành nước xuất khẩu gạo quan trọng thế giới.Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ trước, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh.Nếu như trong năm 1990 Việt Nam chỉ mới xuất khẩu 1,6 triệu tấn thì nay lượng gạo xuất khẩu từ Việt Nam đã đạt mức kỷ lục là 5,2 triệu tấn. 2.1.2. Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê. -Thực trạng sản xuất. +Về diện tích:diện tích cà phê tăng nhanh hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, có giá trị kinh tế cao và trở thành nước xuất khẩu cà phê vối hàng đầu thế giới. Diện tích cà phê thời kỳ này tăng nhanh từ 155.00ha năm 1994 lên cao nhất là 535.000 ha năm 2001 rồi giảm xuống 450.000ha năm 2003. +Về năng suất:trong thời kỳ này là cao nhất.Nếu như trước đây năng suất cà phê dưới 10 tạ/ha thì bắt đầu từ 1999 đến nay năng suất tăng đáng kể năm 1999 là 20 tạ/ha và cho đến năm 2007 là 1,88 tấn/ha.Nếu so với các nước trên thế giới Việt Nam là nước có năng suất cà phê cao nhất, cao hơn cả Brazin, Colombia, Indonesia. +Về sản lượng:sản lượng cà phê tăng nhanh trong những năm 2000-2001.Năm cao nhất là 2001 với 841.000 tấn tăng gấp 4,76 lần so với 1994.Sản lượng cà phê tăng chủ yếu do diện tích tăng. Tính cho đến năm 2007 sản lượng cà phê xuất khẩu là 912.553 tấn. -Thực trạng chế biến. Khác với một số loại sản phẩm nông nghiệp khác, cà phê là loại sản phẩm từ quả tươi sau khi thu hoạch phải trải qua chế biến mới thành cà phê nhân khô.Cà phê nhân khô được coi là thành phẩm và là sản phẩm chủ yếu trong giao dịch xuất nhập khẩu đối với cà phê. Thực tế ít hộ trồng cà phê đủ vốn để đầu tư thiết bị chế biến, nên số hộ tự chế biến là rất ít chủ yếu là đi thuê. Tuy nhiên cà phê thu hái chủ yếu vẫn được xử lý phân tán ở từng hộ với phương thức phơi khô sau đó được xay xát bằng máy móc nhỏ từ cà phê khô thành cà phê nhân rồi bán cho những người thu gom.Nhìn chung với cà phê vôi sau thu hoạch là đem phơi khô dưới tác dụng của năng lượng mặt trời.Nhiều trường hợp bị mưa kéo dài trong mùa thu hoach;người ta phải sử dụng các chất đốt như than, củi …để sấy do đó chất lượng không được đảm bảo. -Thực trạng xuất khẩu. Cà phê là mặt hàng có giá trị giao dịch lớn thứ hai sau dầu mỏ.Với nước ta cà phê là loại nông sản xuất khẩu lớn thứ hai sau gạo.Gía trị xuất khẩu chiếm khoảng 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.Niên vụ 2003-2004 cà phê nước ta đã được xuất khẩu đi tới 70 nước trên thế giới.Và đến năm 2007 đã có 75 thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam. Tình hình sản lượng, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê 2.1.3. Thực trạng sản xuất chế biến một số mặt hàng nông sản khác. -Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè Những năm gần đây, do có sự quan tâm đúng mức của Nhà nước và những nỗ lực đầu tư của các đơn vị sản xuất, ngành chè Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt. Sản lượng đã tăng lên hàng trăm ngàn tấn/năm. Hiện nay, cả nước có 630 cơ sở, nhà máy của 34 tỉnh, thành tham gia trồng chè trên diện tích 125.000 ha. Sản lượng hàng năm đạt 577 ngàn tấn chè thô. Chè Việt Nam đã được xuất sang 107 thị trường trên thế giới, trong đó có 68 thị trường thuộc các quốc gia thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)- một kết quả mà không phải bất kỳ nước nào cũng đạt được, kể cả các nước thành viên của Tổ chức này. Trong số gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang tiêu thụ chè Việt Nam, có 18 thị trường truyền thống ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu. Các thị trường mua chè Việt Nam nhiều nhất là Pakistan, Ấn Độ, Đài Bắc (Trung Quốc), Nga. Riêng Đài Bắc (Trung Quốc) là thị trường tiêu thụ nhiều nhất trà Ô Long chất lượng cao của Việt Nam. -Thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu hạt điều Hiện nay diện tích trồng điều cả nước đạt 433.000ha với sản lượng thu hoạch 350.000 tấn điều thô mỗi năm. Năm 2007, cả nước có 225 DN chế biến điều với gần 300 nhà máy, đã chế biến và xuất khẩu được 127.000 tấn nhân điều, thu về 504 triệu USD. Nhưng các DN chế biến điều thường “mạnh ai người nấy làm”, không chú trọng phát triển vùng nguyên liệu bền vững đã đẩy rất nhiều DN chế biến điều đứng bên bờ vực phá sản do giá nguyên liệu bị đẩy lên quá cao. 2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. Xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho nông sản đặc sản đang được quan tâm với mục đích nâng cao giá trị chế biến phục vụ xuất khẩu và bảo vệ các sản phẩm nông sản đặc sản nổi tiếng.Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn chỉ là khai thác “thị trường thô”, chứ chưa thực sự xây dựng và quảng bá thương hiệu nông sản Việt Nam ra ngoài .Bởi vậy 90% sản lượng hàng nông sản Việt Nam gia nhập thị trường thế giới với vỏ thương hiệu ngoại.Trong nước, các mặt hàng nông sản đặc sản phần lớn chưa được bảo hộ, để rơi vào tình trạng lẫn lộn vàng-thau. Xuất khẩu không thương hiệu sẽ phải chịu giá thấp và rất khó cạnh tranh được với các nước xuất khẩu khác.Đây là một thực tế mà ngành nông sản Việt Nam phải đương đầu.Điều này được thể hiện qua một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam. 2.2.1. Thực trạng xây dựng thương hiệu gạo Gạo là một thực phẩm chính của người Việt Nam điều này không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh doanh mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội.Xây dựng thương hiệu gạo Việt cho người Việt cũng chính là lưu trữ và phát triển những tình cảm tốt đẹp. Thực tế cho thấy trong thời gian qua do trúng mùa, được giá mà gạo Việt Nam đang gặp nhiều thuận lợi trên thị trường thế giới. Cuối năm 2007, giá gạo 5% tấm xuất khẩu được chào bán theo giá FOB là 355 USD/tấn; đến khoảng giữa tháng 1, giá tiếp tục tăng thêm 40 USD/tấn. Không dừng lại ở đó, từ giữa tháng 2, giá gạo VN xuất khẩu đã lên mức 460 USD/tấn. Theo đánh giá của các DN, đây là mức giá cao nhất trong vòng 34 năm qua, kể từ năm 1974.Đây là thời cơ tốt để xây dựng thương hiệu mang tầm quốc tế cho thương hiệu gạo Việt Nam.Chớp lấy thời cơ đã có không ít doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu cho mình.Doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu gao Việt Nam với thương hiệu là ARI, giá lên đến 300USA/tấn(1990) cùng chủng loại giá chưa tới 200USD.Năm 2004 Việt Nam xuất khẩu được 1 triệu tấn gạo thơm với giá từ 360-380USD/tấn cao hơn “không tên” trên 100USD/tấn.Đây chính là giá trị của thương hiệu. Trong 3 năm qua, Công ty Minh Cát Tấn với nhãn hiệu gạo Kim Kê xuất hiện và đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu rất ấn tượng, nhanh chóng tạo dựng uy tín cũng như tiếng vang tốt ở thị trường nội địa. Gạo Kim Kê đạt chứng nhận ISO 9001:2000 về quy trình sản xuất và chất lượng. Kim Kê đang đầu tư xúc tiến chuỗi nông trường chuyên canh trồng lúa thuần chủng chất lượng cao theo quy trình GAP. Đầu tháng 8-2007, Công ty Minh Cát Tấn đã chính thức khai trương điểm đầu tiên trong chuỗi nhà hàng chuyên về cơm tấm và các món ăn chế biến từ gạo độc đáo tại TPHCM. Đây là bước tiến mới thực sự khẳng định uy tín, đẳng cấp trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm và ẩm thực của Kim Kê. Song vẫn còn không ít các doanh nghiệp chưa chú ý xây dựng hoặc gặp nhiều khó khăn trên con đường xây dựng thương hiệu cho riêng mình. Gạo Nàng Thơm Chợ Đào là sản phẩm nổi tiếng chỉ có ở hợp tác xã Mỹ Lệ với hơn 1000 hộ dân tham gia sản xuất; sản lượng khoảng 1.000 tấn/năm.Xác định đây là tài sản vô giá nên Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An tiến hành đăng kí nhãn hiệu, xuất xứ hàng hoá trong và ngoài nước, nhưng thật bất ngờ đã có một nhãn hiệu trùng xuất xứ và na ná tên được cấp cho công ty Cao Nguyên(Oklahoma-Mỹ) từ năm 2002 .Thực tế này khiến gạo Nàng Thơm Chợ Đào “xịn” chỉ có thể được bảo hộ trong nước chứ không thể xuất khẩu. Nhiều loại gạo, nếp đặc sản của ĐBSCL sản xuất vẫn phải “mượn hồn ngoại” trên nhãn mác để tiêu thụ nội địa. Ngay nếp Phú Tân, một đặc sản vang danh miền Tây vẫn phải mượn “mác ngoại”. Hiện nay, một số gạo thơm của Việt Nam cũng được xuất khẩu, nhưng do chưa được công nhận các tiêu chuẩn quốc tế, chưa có thương hiệu riêng nên giá xuất khẩu chẳng chênh lệch bao nhiêu so với lúa thường. Nếu các doanh nghiệp không chú trọng xây dựng thương hiệu gạo cho mình thì việc các loại gạo Thái Lan, Mỹ, Hồng Kông…ngày càng tràn lan trên thị trường Việt Nam sẽ trở thành một thách thức lớn cho ngành nông sản Việt Nam. 2.2.2. Thực trạng xây dựng thương hiệu cà phê. Hiện sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đứng thứ hai thế giới sau Brazil, với giá trị xuất khấu năm 2007 đạt 1, 643 tỷ USD, riêng 6 tháng đầu năm nay, lượng cà phê xuất khẩu đã đạt trên 1 tỷ USD .Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia.Tuy nhiên giá trị cà phê thời gian qua tăng chủ yếu do giá cả thế giới tăng còn sản lượng tăng không đáng kể. Là một mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực nhưng ngành cà phê đang bộc lộ”không ít điểm còn chưa thực sự bền vững và sau khi gia nhập WTO, chúng ta còn nhiều thách thức cần vượt qua”.Ngoài chất lượng xuất khẩu không đồng đều, chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô giá trị thấp, ngành cà phê còn chưa có khả năng tham gia quyết định vào giá cả trên thị trường thế giới, vẫn phụ thuộc vào sự lên xuống giá cả sản phẩm của các nước khác và quan trọng hơn cả là chưa xây dựng được thương hiệu gắn liền với sản phẩm thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây đã có không ít doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu của mình cả trong nước và trên thế giới.Đi đầu là Vinacafe Buôn Mê Thuột, hàng năm Vinacafe Buôn Mê Thuột xuất khẩu chiếm 17-20% kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước như trong niên vụ 2006-2007 công ty này xuất khẩu cà phê đạt 333 triệu đô la Mỹ.Kế tiếp là các doanh nghiệp như cà phê 2-9 Dak Lak(Simexco DakLak), Intimex, Thái Hoà, Tín nghĩa ( Đồng Nai)…. Tháng 9-2008 hai cửa hàng cà phê Trung Nguyên đầu tiên đã được mở tại Singapo và được đông đảo người tiêu dùng Singapo hưởng ứng.Đó là một đóng góp quan trọng trong những nỗ lực đưa thương hiệu cà phê ra thế giới. Nhưng bên cạnh đó ngành cà phê Việt Nam vẫn còn gặp không ít gian nan trên con đường xây dựng thương hiệu.Cà phê Trung Nguyên là một ví dụ, khi công ty này nộp đơn đăng kí thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện đã có một công ty của Mỹ đăng ký trước.Sau đó Trung Nguyên phải đồng ý để doanh nghiệp này là nhà phân phối độc quyền sản phẩm tại Mỹ trong vòng hai năm họ mới rút hồ sơ. Theo số liệu của Tổ chức Cà Phê Thế giới (ICO), trong tổng số lượng cà phê xuất khẩu thì có đến 88%là của Việt Nam.Dù cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng cao, thậm chí cao hơn hẳn cà phê cùng chủng loại của nhiều nước nhưng do Việt Nam vẫn áp dụng bộ tiêu chuẩn cũ 4193:93 trong quan hệ mua bán cà phê nên tỷ lệ cà phê bị loại theo phân loại của thị trương kỳ hạn quốc tế London (LIFFE) hiện lên đến 66%.Để cà phê có được thương hiệu như tiềm năng vốn có các doanh nghiệp cần chú ý hơn nữa đến chất lượng mẫu mã…và các bộ tiêu chuẩn mà thế giới quy định. 2.2.3. Thực trạng xây dựng thương hiệu một số mặt hàng nông sản khác -Thực trạng xây dựng thương hiệu chè. Trước đây, sản lượng chè của Việt Nam chỉ đạt được vài chục ngàn tấn/năm vì thị trường không ổn định, chất lượng không đồng đều thường bán dưới dạng nguyên liệu và dù đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng hầu hết lại mang nhãn hiệu ở nước ngoài và không được quảng bá đúng mức.Do vậy, giá chè của Việt Nam thấp hơn các nước đến 20% và điều này đã làm cho các nhà kinh doanh chè bị thua thiệt.Chè Suối Giang là một ví dụ điển hình khi thương hiệu chưa kịp xây đã mất.Vào các năm 1994-1995 sản phẩm chè Suối Giang được bán với giá rất cao (90.000đồng-120.000đồng) nhưng cung vẫn không đủ cầu.Sau một thời gian vì lợi nhuận trước mắt người ta đã pha với các loại chè trung du để bán với nhiều sản phẩm chè khác nhau, làm chè giảm giá dần, chất lượng chè giảm, giá chè loại 1 đóng gói cũng chỉ bán được với giá 70.000đồng/kg những loại chè không nhãn mác chỉ bán được với giá vài chục ngàn.Điều đáng nói là hiện nay do chưa đăng kí bảo hộ nên chè Suối Giang được bày bán tràn lan, không chỉ do nhà máy sản xuất mà nhiều cơ sở tư nhân thậm chí hộ gia đình cũng tự chế biến rồi bán với giá rẻ.Vì vậy sản phẩm chè xanh Suối Giang đã mất giá lại rơi vào tình trạng mất giá hơn. Khác với chè Suối Giang, mặc dù còn “non trẻ” vể tuổi đời và khiêm tốn về diện tích trong làng nghề Việt Nam song chất lượng chè Đá Chông đã được viện nghiên cứu chè kiểm chứng và đánh giá cao hơn hẳn so với nhiều vùng chè truyền thống.Chỉ khác chè Tân Cương (Tuyên Quang) một chút vị chát đặc trưng mà thôi.Với ước vọng đưa sản phẩm quê hương ra thị trường trong nước và quốc tế tiêu chí “sạch” của sản phẩm luôn được người dân nơi đây đặt lên hàng đầu;muốn chè đạt chất lượng cả hương lẫn vị người sản xuất phải chú ý đến từng khâu nhỏ trong suốt quá trình từ lúc bón phân thu hái cho đến khi chế biến.Với hoạch định đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị những người dân thôn Đá Chông đang cố gắng hết mình để thôn được chứng nhận là làng nghề và đăng kí thành công thương hiệu chè Đá Chông. Cùng với chè Đá Chông đã có rất nhiều thương hiệu đã được xây dựng thành công như:chè Tân Cương, chè Ô Long Văn Chấn…. Trong những năm gần đây khi Việt Nam gia nhập WTO với những nỗ lực phấn đấu trên đường hội nhập của ngành chè Việt Nam hiện logo “Chè Việt” đã được đăng kí theo thoả ước Madrrit với 73 nước và đang được quảng bá tại nhiều quốc gia trên thế giới.Hiệp hội Chè Việt Nam đã cho phép 6 doanh nghiệp trong nước gắn thương hiệu “Chè Việt” lên bao bì của 17 sản phẩm để tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.Qua những kết quả mà ngành chè đã đạt được có thể khẳng định rằng thương hiệu “Chè Việt” đang và sẽ tiếp tục nâng cao vị thế của mình hơn nữa trên thị trường thế giới. -Thực trạng xây dựng thương hiệu hạt điều. Sau 15 năm cạnh tranh trên thương trường các nhà xuất khẩu hạt điều đã làm rạng danh đất nước khi vượt qua Ân Độ giành vị trí đứng đầu thế giới về xuất khầu hạt điều.Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu 127.000 tấn hạt điều sang 40 quốc gia trên thế giới, được sự chấp nhận của các thị trường khó tính như:Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản…hạt điều đã xây dựng thành công thương hiệu cho riêng mình.Song bên cạnh đó các nhà sản xuất hạt điều vẫn đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức.Đó là giá thành nhân điều cao hơn giá xuất khẩu do tỷ lệ thành phẩm so với nguyên liệu cao nên giá thành cao.Tình trạng “tranh mua” nguyên liệu vẫn đang tiếp tục diễn ra do nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.Bên cạnh đó vấn đề lao động cũng là một yếu tố khó khăn của các doanh nghiệp trong ngành điều.Thực tế ngay tại vùng nguyên liệu lớn nhất của nước ta là Bình Phước vẫn tồn tại tình trạng thiếu lao động.Năng suất lao động của người lao động hiện nay vẫn còn thấp do tính chất của ngành điều là làm thủ công.Hơn nữa, chi phí để sản xuất ra 1kg điều thành phẩm tương đối cao.Đáng lo ngại hơn là hiện nay vì lợi ích trước mắt mà một số người dân đã dùng keo 502 một loại keo cực độc để dán những mảnh điều đã vỡ lại rồi bán cho các cơ sở sản xuất để xuất khẩu.Điều này đã làm thiệt hại không nhỏ tới uy tín và thương hiệu của hạt điều trên thị trường thế giới.Nếu ngành hạt điều không chú ý khắc phục những tồn tại trên thì thương hiệu hạt điều không những không được phát huy mà sẽ ngày càng đi xuống. Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. Từ thực trạng đã phân tích ở trên có thể thấy rằng xây dựng thương hiệu hàng nông sản Việt Nam không chỉ là mối quan tâm, lo lắng của chính phủ, doanh nghiệp mà còn là của mọi người dân đang sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp.Do đó để nâng cao thương hiệu hàng nông sản Việt Nam đòi hỏi một giải pháp toàn diện, đồng bộ. 3.1. Các giải pháp về tổ chức chỉ đạo, quản lý nhà nước, đầu tư, tài chính và tín dụng đối với từng ngành hàng. Thực tiễn đã cho thấy, quản lý nhà nước đối với từng ngành hàng còn kém hiệu lực, thiếu thống nhất, chưa đồng bộ.Công tác quy hoạch, kế hoạch cũng còn nhiều yếu kém dẫn đến hạn chế sự phát triển của ngàiunh.Không ít nguồn lực cho từng ngành đã bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, thậm chí gây tổn thất nặng nề(như dự án phát triển cà phê, chè ở trung du và miền núi phía Bắc).Khi quy hoạch không đúng, cây trồng, vật nuôi, được bố trí không phù hợp với những điều kiện sản xuất thì chi phí sản xuất tăng lên, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, khó tiêu thụ được, và nếu có tiêu thụ được cũng bị gây khó dễ, dìm giá, doanh thu thấp và tất nhiên thương hiệu ngày càng giảm.Do vậy, đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước và các chính sách, giải pháp về tổ chức chỉ đạo đối với ngành là một trong những giải pháp quan trọng trong nâng cao thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.Theo đó cần tập trung vào những vấn đề sau: -Phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý trong quản lý nhà nước đối với từng ngành hàng.Hoàn thiện chiến lược, gắn với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.Trên cơ sở các chiến lược, các quy hoạch, tiến hành xây dựng các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn, bố trí sản xuất theo không gian, thời gian.Các chiến lược, các quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành hàng là khung pháp lý để từng ngành, từng địa phương, đơn vị và cá nhân cụ thể hoá, vận dụng phù hợp với những điều kiện thực tế của mình. -Hỗ trợ việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá, các vùng sản xuất đặc sản có giá trị cao.Lựa chọn những vùng có điều kiện sản xuất thích hợp nhất để tập trung phát triển ngành theo hướng chuyên canh tập trung quy mô lớn, cung cấp khối lượng hàng nông sản lớn, có giá trị cho xuất khẩu. +Đối với lúa gạo, cần chỉ đạo tốt việc xây dựng thành công vùng lúa xuất khẩu chất lượng cao 1 triệu ha ở đồng bằng sông Cửu Long. +Đối với cà phê, điều kiện tự nhiên, địa lý, khí hậu nước ta cho phép trồng được cả hai loại cà phê chè và cà phê vối trên các vùng riêng biệt.Ta có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cà phê vối ở các vùng khí hậu nóng ẩm phía Nam và trồng cây cà phê chè ở vùng khí hậu ôn hoà ở miền núi phía Bắc và rải rác ở một số vùng có độ cao 800-900 so với mặt nước biển.Tập trung xây dựng và củng cố cà phê vối Tây nguyên, Đông Nam Bộ, nơi có tiềm năng đất đỏ bazan màu mỡ, có nguồn lao động dồi dào, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, cây cà phê vối sinh trưởng mạnh và cho năng suất cao.Hỗ trợ và phát triển vùng cà phê chè Sơn La, Điện Biên(nơi có độ cao 600m so với mặt nước biển);vùng cà phê chè Lâm Đồng, Gia Lai;vùng cà phê chè Nghệ An.Như vậy, ở mỗi miền, ta đều có thể xây dựng vùng cà phê chè thích hợp. +Đối với chè, cần hỗ trợ xây dựng và phát triển các vùng tập trung gắn với cơ sở công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc và Lâm Đồng.Xây dựng vùng chè có độ cao trên 500m so với mặt nước biển ở Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu… Vùng chè có độ cao dưới 500m so với mặt biển ở Thái Nguyên, Phú Thọ, xây dựng vùng chè có chất lượng đặc biệt, có giá trị kinh tế cao ở Mộc Châu, Hà Giang, Cao Bằng. -Phải có các chính sách và giải pháp hướng tới gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến trên các phương diện như:không gian lãnh thổ, năng lực của vùng sản xuất nguyên liệu với năng lực của các cơ sở chế biến…hỗ trợ quy hoạch lại hệ thống cơ sở chế biến thủ công”bung ra” như thời gian vừa qua, tránh các cuộc chiến về nguyên liệu.. dẫn đến chất lượng sản phẩm chế biến thấp khó xuất khẩu và giá xuất khẩu thấp. -Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển của từng ngành hàng.Nhà nước cần ưu tiên đầu tư, tăng tỷ trọng vốn đầu tư và có kế hoạch đầu tư trọng điểm, khuyến khích những ngành hàng, những lĩnh vực cần thiết tuỳ theo vai trò của chúng đối với kinh tế, xã hội của quốc gia hay của từng vùng.Không đầu tư dàn trải, không đầu tư mang tính bảo hộ cho nông sản hàng hoá mà không tính đến thị trường.Không nên đầu tư cho các ngành hàng mang tính cạnh tranh quốc tế theo hướng hỗ trợ bằng lãi suất tín dụng thấp, trợ giá, bán cho người sản xuất nông nghiệp vật tư nông nghiệp với giá thấp hơn giá thị trường…Điều đó phạm vào những quy định chung của Tổ chức Thương mại quốc tế.Cách tốt nhất của chính sách đầu tư là nên đầu tư qua xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng sản xuất;đầu tư cho phép phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ;đầu tư cho đào tạo;bồi dưỡng nâng cao tay nghề của người lao động;đầu tư vào các lĩnh vực văn hoá xã hội, cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động… -Phải tạo ra những cơ chế chính sách về tài chính thông thoáng để khơi thông các nguồn vốn đầu tư, từ ngân sách nhà nước, từ các tổ chức quốc tế thông qua các chương trình tài trợ, từ các ngành, các doanh nghiệp trong tái đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của từng vùng. -Về tín dụng, các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần huy động nhiều hơn các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để phục vụ cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của từng vùng sản xuất.Có chính sách hợp lý để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. -Về chính sách lãi suất tín dụng cần phải được tự do hoá theo sự điều tiết khách quan của quan hệ cung cầu về vốn, từng bước phát triển thị trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThương hiệu hàng nông sản Việt Nam_Thực trạng và giải pháp.DOC
Tài liệu liên quan