Đề tài Thương mại điện tử đối với sự phát triển trong lĩnh vực ngân hàng

 

A. Tổng quan về thương mại điện tử 1

1.THƯƠNG MẠI 1

1.1Khái niệm 1

1.2.Vai trò của thương mại 1

2.THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2

2.1.Các khái niệm về thương mại điện tử 2

2.2.Quá trình giao dịch 3

2.3.Lợi ích của TMĐT 4

2.3.1.Đối với Chính phủ 4

2.3.2.Đối với doanh nghiệp 4

2.3.3Đối với người tiêu dùng 5

2.3.5. Đối với ngân hàng 5

2.4.Phân loại ứng dụng của thương mại điện tử. 6

2.4.1.Phân loại theo đối tượng giao dịch của thương mại điện tử 6

2.4.2Phân loại theo nội dung giao dịch của thương mại điện tử 8

3. TMĐT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 8

3.1.Mối quan hệ giữa TMĐT và sự phát triển của ngân hàng. 8

3.2. Ảnh hưởng thương mại điện tử với sự phát triển ngân hàng 11

3.2.1.Tạo ra loại hình ngân hàng mạng. 11

3.2.2.Tạo ra phương thức thanh toán hiện đại 14

3.2.2.1.Tiền điện tử 14

3.2.2.2.Thẻ tín dụng 15

Qui trình: 16

Số tài khoản 16

Mô hình toán đơn giản có bảo mật (Cybercash) 16

Quy trình: 16

B.THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 17

1.THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 17

1.1.Về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin. 17

1 17

1.1.1. Những lợi thế để phát triển TMĐT. 17

1.1.2.Những hạn chế. 18

1.2.Về hạ tầng cơ sở con người. 19

1.2.1. Con người trong ngành công nghệ thông tin: 19

1.2.2.Con người trong lĩnh vực ngân hàng. 20

1.3.Môi trường pháp lý. 21

2. TMĐT TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 21

2.1.Những nét khái quát về TMĐT trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. 21

2.2. Đánh giá những kết quả đạt được mà TMĐT đã làm nên sự phát triển ngân hàng tại Việt Nam: 23

2.3. Những hạn chế mà TMĐT ở VN chưa tạo nên sự phát triển của NH. 26

C.GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN TMĐT VÀ 28

PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG 29

1.NÂNG CAO NHẬN THỨC 29

2. CHUẨN BỊ VỀ NHÂN LỰC 30

3.HOÀN THIỆN LUẬT 31

4.PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG HIỆN ĐẠI 32

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương mại điện tử đối với sự phát triển trong lĩnh vực ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đóng cửa ngay trong một vài năm tới. Bên cạnh đó, TMĐT cũng là một thách thức đối với sự phát triển của ngân hàng. Một khi TMĐT được tiến hành rộng rãi thì các ngân hàng truyền thống đang đứng trước một tương lai bi cạnh tranh khốc liệt bởi việc áp dụng thương mại điện tử của các tổ chức phi tài chính như siêu thị, cửa hàng và ngay cả các nhà sản xuất cũng đã bắt đầu đưa ra các sản phẩm tài chính như thẻ mua hàng tín dụng, mua hàng trả chậm, bán bảo hiểm. Các công ty này đang có lợi thế về mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay khách hàng, giá cả tín dụng cạnh tranh do bù vào lợi nhuận khách hàng mà có trong khi các thủ tục cấp tín dụng của họ cũng đơn giản và linh hoạt hơn nhiều so với hệ thống ngân hàng truyền thống. Cũng chính vì vậy, các ngân hàng trong nước sẽ phải đối mặt với một thách thức rất lớn là phải tối ưu hoá các hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh truyền thống đồng thời cần phải hiện đại hoá để có đứng vững và phát triển, đáp ứng yêu cầu của thương mại bện tử. Nói cách khác, việc đầu tư vào một số lĩnh vực hoạt động ngân hàng hiện đại cũng có nghĩa là thương mại điện tử. Như vậy, việc các ngân hàng trực tiếp tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử không những là động lực quan trọng để xúc tiến thướng mại điện tử ở Việt Nam mà còn là động lực củng cố và phát triển của bản thân các ngân hàng. 3.2. ảnh hưởng thương mại điện tử với sự phát triển ngân hàng Phần trên, chúng ta đã phân tích mối quan hệ (cũng chính là sự tất yếu) của thương mại điện tử với sự phát triển của ngân hàng. Còn bây giờ chúng ta sẽ xem xét đến ảnh hưởng TMĐT với ngân hàng. Hay nói cách khác, TMĐT đã làm thay đổi những gì trong lĩnh vực ngân hàng. 3.2.1.Tạo ra loại hình ngân hàng mạng. Sự tất yếu hình thành loại hình ngân hàng mạng: Thương mại điện tử trở thành mô hình hoạt động thương nghiệp hoàn toàn mới mà từ trước tới nay chưa hề có nó. Nó đang dẫn tới một cải cách sâu sắc trong lĩnh vực mậu dịch- thương mại. Hơn nữa cải này lại lấy hoạt động và sự nghiệp chưa từng có của ngân hàng điện tử làm tiền đề. Đây bởi vì, khâu trung tâm trong thương mại điện tử là sự lưu động vốn, tức là thanh toán trên mạng. Nó hoàn toàn cần thiết dựa vào Ngân hàng điện rử để thực hiện. Nếu như không có các phương tiện chi trả điện tử phối hợp đúng lúc kịp thời thì thương mại điện tử sẽ trở thành "thương mại giả thiết". Chỉ có khả năng là tình hình hàng hoá điện tử, hợp đồng điện tử mà không có cách gì để trở thành hợp đồng chính thức trên mạng. Do đó, sự phát triển thương mại điện tử yêu cầu các ngành lưu thông tiền tệ phải phát triển đồng bộ với thương mại hoá điện tử. Ngân hàng điện tử trở thành xu thế phát triển lớn mạnh. Ngân hàng mạng là gì? E-Bank dịch trực tiếp là Ngân hàng điện tử hoặc còn gọi là ngân hàng mạng. Tức là giả thiết là các quầy tủ làm việc của Ngân hàng đều nằm trên mạng Internet. Ngân hàng mạng chủ yếu dùng máy tính. Mạng thông tin có thể do Ngân hàng tự xây dựng hoặc lấy mạng Inter công cộng làm môi giới chuyển tảI, dùng máy tính cá nhân, đơn vị để nhập mạng. Hình thức của ngân hàng mạng: Ngân hàng mạng trước mắt có hai hình thức: +Một loại là Ngân hàng điện tử hoàn toàn mới, hoàn toàn dựa vào Internet mà phát triển. Toàn bộ giao dịch của loại ngân hàng này đều dựa vào Internet để tiến hành. Ví dụ như: Security Network Bank viết tắt là SFNB. Ngân hàng này ra đời tháng 10 năm 1995 tại nước Mỹ. Trước mắt có 450 vạn gia đình Mỹ mỗi tháng có ít nhất một lần sử dụng công năng ngân hàng mạng trên mạng Internet hoặc công năng chi trả trên tuyến. Dự kiến đến 2005, con số này sẽ lên tới 3350 vạn hộ, chiếm tới 31% tổng số gia đình Mỹ. +Ngoài ra còn một loại hình nữa là dựa trên cơ sở ngân hàng thương mại hiện có mà phát triển, các nghiệp vụ phục vụ của ngân hàng đều vận dụng trên Internet, thiết lập các cửa phục vụ điện tử mới, tức là treo mác hệ thống ngân hàng điện tử cho các nghiệp vụ truyền thông. ở Trung Quốc, trước mắt xây dựng nghiệp vụ ngân hàng điện tử thuộc loại hình thứ 2. Chừng ấy nhân lực và phương tiện là có thể đủ để không cần ra khỏi nhà mà vẫn có thể làm tốt các loại nghiệp vụ phục vụ của ngân hàng. Tính ưu việt của ngân hàng mạng: Ngân hàng mạng có ưu điểm là đi sát với người sử dụng, nó tiện lợi để mọi người sử dụng tuỳ ý. Tuần 7 ngày, ngày 24 tiếng đều có thể làm việc, sử dụng ngay tại nhà, tại công sở hoặc tại bất kỳ đâu chỉ cần đăng ký địa chỉ của mình trên mạng máy tính điện tử của Ngân hàng mạng thì có thể giải quyết được các nghiệp vụ liên quan. Người sử dụng có thể không bị hạn chế bởi không gian và thời gian, chỉ cần dùng một máy PC và một đường dây điện thoại là có thể đón nhận sự phục vụ tiền tệ trên mạng suốt cả ngày. So với ngân hàng truyền thống thì ngân hàng điện tử có ưu thế rất lớn do nó đã dùng các kỹ thuật và phần mềm nở rộ. Khách hàng của ngân hàng điện tử chỉ xem lướt nhanh qua máy công cộng, không cần ngân hàng phải, như vậy có thể tiết kiệm phí dùng bảo vệ khách hàng của ngân hàng rất lớn. Hơn nữa khiến ngân hàng chuyên tâm thiết kế các sản phẩm phục vụ và đa dạng hoá. Do đó, có thể sử dụng một cách đầy đủ các tài nguyên trên mạng Internet. Và cũng tránh cho ngân hàng khỏi phải xây dựng mạng lưới chuyên dùng thu tiền lẻ của khách hàng để giảm giá thành và phí bảo vệ. Căn cứ thống kê của một chuyên gia nổi tiếng của công ty tư vấn nước Mỹ, khi ngân hàng thông qua các phương tiện phục vụ để hoàn thành một khoản giao dịch thì phí tổn có thể phân biệt như sau: Kinh doanh tại quầy mất =1,07 USD, điện thoại ngân hàng mất 0,54 USD, ATMO=27USD, PCO=15USD, Internet =0,1USD. So sánh tình hình trên ta có thể nhìn thấy là: phục vụ ở ngân hàng điện tử chi phí rất thấp. Ngân hàng điện tử sẽ có thể mang lại chất lượng phục vụ cao. Và có những cải tiến lớn, nghiệp vụ phục vụ lưu thông tiền tệ sẽ được nhất thể hoá, mang tính tiện lợi cao, có thể cung cấp các loại hình phục vụ tổng hợp đối với khách hàng mà nói, chỉ cần họ có thể tiếp cận với Internet thì họ có thể sử dụng được sự phục vụ của Ngân hàng. Ngân hàng mạng cũng có thể thực hiện tra cứu, tìm hiểu tin tức trong các loại sổ sách của ngân hàng, kịp thời phản ảnh tình hình tài vụ trong sổ sách của khách hàng tại ngân hàng, cung cấp các hình thức phục vụ thuận lợi trong giao dịch của ngân hàng, bao gồm chuyển tiền, chuyển dịch sổ sách, cho vay, mua bán cổ phiếu, giao dịch ngoại hối, giúp quản lý tốt tài sản. Hơn nữa nó còn giảm được chi phí cho khách hàng. Ngoài các vấn đề trên ra, ngân hàng điện tử còn có thể dễ dàng tiến hành chuyển đổi các văn tự có ngôn ngữ không giống nhau. Điều đó vì ngân hàng điện tử đã tạo ra các điều kiện ưu việt để có thể tin tưởng một cách chắc chắn rằng ngân hàng điện tử sẽ có lực thúc đẩy nhất thể hoá lưu thông tiền tệ toàn cầu. Hơn nữa toàn cầu hoá hệ thống lưu thông tiền tệ sẽ lấy ngân hàng điện tử làm hình thức tồn tại cơ bản. 3.2.2.Tạo ra phương thức thanh toán hiện đại (Điện tử hoá phương thức thanh toán) Vấn đề quan trọng trong việc thực hiện TMĐT là thực hiện được chức năng thanh toán trên mạng đồng thời bảo đảm được an toàn và bảo mật cho các bên. Về mặt ý nghĩa thì TMĐT phải là công cụ thanh toán kiểu mới. Hiện nay phương thức thanh toán trên mạng chia làm hai loại: tiền điện tử và thẻ tín dụng. 3.2.2.1.Tiền điện tử Tiền điện tử là khái niệm dùng để chỉ hình thức sử dụng số liệu điện tử, một loại hình thái tiền tệ sử dụng máy tính để tiến hành chuyển vốn tiền tệ. Tiền điện tử tồn tại ở dạng khác nhau trong đó thường gặp nhất là tiền mặt điện tử và thẻ thông minh. Theo đà xuất hiện và phát triển của ngân hàng mạng cũng đã sản sinh ra một loại tiền điện tử dùng để giao dịch và chi trả trên mạng, người ta còn gọi đó là tiền mặt mạng(tiền điện tử). Hay còn gọi là tiền chữ số. Tức khi xử lý giải quyết công việc ta dùng một loại chữ số mật để thay thế tiền mặt. Bắt đầu từ tháng 2 năm 2000 ở ngân hàng Đức đã phát hành loại tiền mặt mạng thông dụng trong 24 tiếng liền. Loại tiền giả thiết này có thể dùng để chi trả trên mạng giữa các thương gia với nhau và giữa thương gia với người tiêu dùng, các loại phiếu thu chi điện tử thương mại đồng thời có thể trả lại phần tiền lẻ. Khách hàng có thể thông qua chuyên môn phần mềm để thông chi cho ngân hàng lấy tiền mặt trong quỹ tiền gửi của khách hàng đổi thành tiền mặt mạng, tức có thể chi tiêu. Tiền mặt mạng hiện nay mới chỉ dùng hạn chế ở Đức. Có chuyên gia dự đoán tới năm 2005 sẽ có khối lượng tiền tệ lưu thông trên mạng rất lớn. Lúc đó chỉ còn khoảng 9% người tiêu dùng dùng phương thức thu chi tiền tệ truyền thống. Do đó, ngân hàng mạng sẽ trở thành mô thức hoạt dộng chủ yếu của ngân hàng trong tương lai. Quy trình: Người sử dụng Thương gia Ngân hàng E-cash Mua bán qua mạng Gửi nhận E-cash E-cash Ngoài ra còn có phương thức thẻ thông minh. Thẻ thông minh có một bộ vi xử lý bên trong. Người sử dụng có thể mở tài khoản tại ngân hàng sử dụng loại tiền điện tử này, nhập tiền mặt vào ngân hàng, sau đó thông qua một thiết bị thẻ đọc và viết đặc biệt, hoặc thiết bị ATM để rút tiền trong thẻ thông minh. Số tiền điện tử trong thẻ thông minh khi đã được sử dụng sẽ khấu trừ vào số tiền có trên thẻ, do vậy người sử dụng không thể nào sử dụng lại số tiền điện tử đó nữa. 3.2.2.2.Thẻ tín dụng Thẻ tín dụng là một loại thẻ người chủ thể được phép sử dụng một hạn mức tín dụng quy định không phải trả lãi(nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn) để mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh, cửa hàng khách sạn chấp nhận loại thẻ này. ở đây, chúng ta bàn tới phương thức thanh toán chứ không đi vào tìm hiểu các loại thẻ. Thanh toán bằng thẻ tín dụng có những hình thức chính như sau: Hình thức thanh toán qua trung gian-hệ thống FVC Người sử dụng mở tài khoản thông qua người môi giới trên mạng, người môi giới trên mạng có được số tài khoản và số thẻ tín dụng của người sử dụng, người sử dụng dùng tài khoản để đặt hàng, người bán sẽ cung cấp tài khoản của người mua cho người môi giới, người môi giới sau khi đã kiểm tra tư cách của người bán, sẽ chuyển các thông tin của thẻ tín dụng cho ngân hàng, hoàn thành quá trình thanh toán. Quá trình thanh toán này có thể thực hiện được là dựa vào sự tin tưởng của cả người mua và bán đối với người thứ ba. Người mua mở tài khoản không thông qua mạng, các thông tin về thẻ tín dụng cũng không được chuyển qua mạng, bên thứ ba-người môi giới sử dụng email để xác nhận tư cách của người sử dụng, để tránh sự giả mạo người bán có thể yên tâm vì không có rủi ro. Mặt khác chi phí giao dịch rất thấp, thích hợp với giao dịch có kim ngạch nhỏ Qui trình: Số tài khoản người sử dụng Người sử dụng Ngân hàng Thương mại Người trung gian Số tài khoản được Được uỷ quyền E-mail chuyển cho TG kiểm tra thương gia Thông tin về thẻ tín dụng Mô hình toán đơn giản có bảo mật (Cybercash) Khi sử dụng mô hình này, để thanh toán các khoản chi phí, số thẻ tín dụng của người thanh toán được bảo mật, kỹ thuật bảo mật được áp dụng là SSL.. Chỉ có nhà cung cấp các nghiệp vụ hoặc hệ thống xử lý thanh toán của bên thứ ba mới có thể nhận biết được các thông tin bí mật này. Cách thức thanh toán này mang lại nhiều tiện lợi cho người sử dụng vì khi mua hàng chỉ cần số thẻ tín dụng. Phương thức này cần truyền đưa một loạt thông tin bảo mật, kiểm chứng và những thông tin liên quan, chi phí giao dịch tương đối cao. Do vậy, không thích hợp với giao dịch có giá trị nhỏ. Hệ thống xử lý thẻ tín dụng truyền thông Server Cybercash Server Cybercash thương gia Túi tiền điện tử Cyercash của người sử dụng Cybercash hiện lưu hành nhiều loại thẻ tín dụng như Visa card, Master card… Quy trình: Mô hình SET Thực chất, sử dụng phương thức thanh toán SET dùng để chỉ việc truyền đưa thông tin giữa các bên giao dịch đều sử dụng SET. Tóm lại, TMĐT đã có ảnh hưởng và tác động sâu sắc tới sự phát triển của ngân hàng từ hình thức ngân hàng và phương thức được tiến hành trong nó. Điều đó là tất yếu và đòi hỏi các ngân hàng cần phải nhìn nhận hết tầm quan trọng của vấn đề này. B.Thương mại điện tử ở Việt Nam 1.Thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam 1.1.Về hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin. 1 1.1.1. Những lợi thế để phát triển TMĐT. Công nghệ thông tin gồm hai nhánh tính toán cũng gọi là nhánh máy tính và truyền thông, trên cơ sở của một nền công nghiệp điện lực vững mạnh, là nền tảng của "kinh tế số hoá " nói chung và "thương mại điện tử " nói riêng. Về công nghệ tính toán, người Việt Nam đã biết đến máy tính điện tử từ năm 1968 khi chiếc máy tính đầu tiên do Liên Xô viện trợ được lắp đặt tại Hà Nội. Trong những năm 1970, ở phía Nam cũng có sử dụng máy tính lớn của Mỹ. Tới cuối những năm 1970, cả nước có khoảng 40 giàn máy tính vạn năng thuộc các dòng Minsk và ES ở Hà Nội, và IBM 360 ở thành phố HCM Đầu những năm 1980, máy vi tính bắt đầu được nhập khẩu vào Việt Nam, mở đầu một thời kỳ về máy tính. Từ năm 1995, Chính phủ đã triển khai Chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Tới nay, máy vi tính các loại nhập vào Việt Nam đã lên tới tổng số 400 nghìn chiếc, ngaòi ra cũng có một số máy tính lớn thế hệ mới và khoảng 200 máy mini. Máy tính cá nhân lắp ráp trong nước với khối lượng 80-100 nghìn máy một năm cũng không phải là con số nhỏ, nhất là với một nước chân ướt chân ráo xâm nhập vào lĩnh vực máy tính như Việt Nam. Đó cũng là một bước khởi điểm cho thương mại điện tử hy vọng sẽ phát triển mạnh ở nước ta trong những năm tương lai. Một số mạng máy tính (Lan, Intranet..) đã được triển khai (như mạng của Văn phòng chính phủ, mạng của Bộ Tài chính, mạng của Bộ Thương mại, mạng của Ngân hàng…). Tới năm 1993, gần 99% máy tính nằm trong các tổ chức nhà nước, nhưng hiện nay thì tỷ lệ này giảm xuống vì nhiều doanh nhgiệp, cơ sở trường học và gia đình cũng đã sử dụng phổ biến máy tính. Tỷ lệ thì giảm nhưng số lượng máy tính thì tăng, điều đó chứng tỏ có thêm nhiều người tiếp cận với loại hình kỹ thuật hiện đại này. Ngành truyền thông tăng trưởng mạnh với tốc độ 70%/năm. Tổng cục Bưu chính viễn thông thiết lập một mạng toàn quốc truyền dữ liệu, đã phát triển mạng VNN nối với Internet và các mạng nội bộ của các cơ quan nhà nước và tư nhân. 1.1.2.Những hạn chế. Công nghệ phần mềm Việt Nam ít phát triển, hoạt động phần mềm chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng, số công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm còn ít, hiếm các phần mềm trọn gói có giá trị thương mại cao. Tình hình thực trạng phần mềm trên là do: khách hàng chưa quan niệm được sự quan trọng và thiết yếu vì vậy, phần mềm sản xuất ra khó bán được. Và do phần mềm của nước ngoài và các công ty khác trong nước bị sao chép bất hợp pháp nên làm nản lòng sáng tạo và đầu tư vào lĩnh vực này. Việt Nam ra nhập mạng toàn cầu tương đối chậm: tháng 11 năm 1997 mới chính thức nối mạng Internet, tới 1999 có khoảng 17 nghìn thuê bao, chủ yếu thông qua ba nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn nhất là VDC< FPT< Netnam. Đến nay, có khoảng gần 200 nghìn thuê bao Tóm lại tuy có tốc độ tăng trưởng cao trong vài năm gần đây, nhưng nên công nghệ tính toán của Việt Nam vẫn còn rất nhỏ con, đặc biệt là công nghệ phần mềm. Ngành truyền thông có tính tin cậy còn thấp và chi phí cao so với mức sống trung bình của người dân, vì vậy tính phổ cập chưa cao. Ngành điện lực là nền của cả hai nhánh tính toán và truyền thông đang gặp khó khăn gần đây. Tình trạng thiếu điện nghiêm trọng nên đã có dự án chuyển một phần đáng kể sang điện nguyên tử nhưng chưa có tiến độ cụ thể và mạnh mẽ. Hệ thống phân phối điện hạ áp đang ở tình trạng chắp vá, dung cấp điện năng chưa ổn định. 1.2.Về hạ tầng cơ sở con người. 1.2.1. Con người trong ngành công nghệ thông tin: Từ năm 1980, các trường đại học trong nước mở thêm khoa tin học, việc đào tạo trong nước được mở rộng. Song song với đào tạo trong nước, Nhà nước tiếp tục gửi người đi học ở nước ngoài như Mỹ, úc… ` Các cán bộ đào tạo từ khoa tin học (chủ yếu là ĐH Tổng hợp, ĐH Bách Khoa), mỗi năm ra trường trên 1 nghìn người. Theo đánh giá của Hội Tin học Việt Nam, các sinh viên ở ngành này có trình độ khá cao và tự nâng cao trong quá trình thực tế. Ngoài ra, các chuyên gia kiến thức cao, được đào tạo ở ngoài nước, hoặc các nhà toán học đã chuyển hướng sang tin học. Theo thống kê chưa đầy đủ là khoảng 20 nghìn người. Bên cạnh đó thì lực lượng chuyên gia tin học của ta cũng có những nhược điểm sau: -Cho đến nay, các trường ĐH trong nước chủ yếu đào tạo cán bộ làm phần mềm, chỉ có ĐH Bách Khoa có lớp dạy phần cứng, hiện nay, chúng ta thiếu những chuyên gia phần cứng. -Trong lĩnh vực phần mềm, các chuyên gia Việt Nam chưa đủ năng lực xử lý các hệ thống và các phần mềm ứng dụng toàn cục quy mô lớn. Nguyên nhân chủ yếu là cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa vững chắc nên chưa có môi trường thuận lợi. -Một số cán bộ giỏi được đào tạo ở các trường ĐH khi ra làm việc không đúng sở trường đã tự kinh doanh và mở công tư riêng bằng năng lực của mình. Vì vậy không có điều kiện nghiên cứu một cách khoa học những gì họ được học và nhận thức. Có thể nói đó là sự lãng phí nhân tài. 1.2.2.Con người trong lĩnh vực ngân hàng. Xét một cách toàn diện thì những người được đào tạo từ kinh tế thường không có sự sắc bén trong tư duy khoa học nhưng có sự nhạy cảm trong kinh tế thị trường. Trong ngành ngân hàng, thì nước ta cũng có nhiều trường ĐH đào tạo và tại một số trường ĐH lớn rất phát triển, tập trung nhiều người có năng lực như trường Kinh Tế Quốc Dân, học viện Ngân hàng của viện TPHCM, học viện NH tại Hà Nội… Đây là một ưu thế rất lớn so với các ngành khác đã tạo ra nhiều người có trình độ. Nhận thức chung các cán bộ ngân hàng và sinh viên ngân hàng đều coi trọng và cố gắng củng cố và nâng cao trình độ tin học của mình. Có sự kết hợp giữa hai ngành trên. Tuy nhiên, vì được đào tạo từ môi trường kinh tế bao cấp nên vẫn còn có nhiều người có sức ì lớn trong tư duy suy luận và dựa dẫm vào lý do này để làm việc kém hiệu quả. Đặc biệt trong những ngân hàng của nhà nước thì cơ chế hành chính sự nghiệp tồn tại đã không tạo được mức độ cạnh tranh và nỗ lực bản thân của từng cá nhân. 1.3.Môi trường pháp lý. Hiện tại, Việt Nam mới đang trong quá trình hoàn thành các văn bản pháp lý cho thương mại truyền thống, tuy nhiên, tham gia TMĐT là tình huống bắt buộc đối với Việt Nam trong quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế. Hệ thống luật pháp hiện đại đang ở giai đoạn hình thành đầu tiên và còn rất chưa hoàn thiện, đặc biệt là hàng loạt vấn đề pháp lý liên quan đến TMĐT chưa được phản ánh trong "Bộ luật Thương mại", "Bộ luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ", "Bộ luật hình sự" và các Bộ luật khác có liên quan, trong đó có các vấn đề về giá trị của giao dịch điện tử… Chưa có một văn bản luật chính thức và cụ thể nào để quy định về TMĐT nên chưa tạo được môi trường pháp lý ổn định để phát triển. Nhìn chung, các nhân tố để tạo nên sự phát triển của TMĐT ở Việt Nam còn nhiều bất cập và cần được hoàn thiện, bổ sung nhiều hơn nữa để tạo điều kiện tối ưu cho ngân hàng phát triển. 2. TMĐT trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam 2.1.Những nét khái quát về TMĐT trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Với sự phát triển của Internet, người ta đang nghiên cứu việc sử dụng Internet trong giao dịch toàn cầu, các giao dịch thương mại, ngân hàng sẽ được tiến hành trên Internet và nếu được thực hiện đại trà, thì tính bảo mật, an toàn phải được đề ra một cách cấp thiết, cần phải có luật "Thương mại điện tử " kèm theo đó là "Thể chế thương mại điện tử ". Điều đó đòi hỏi cần phải có các quy định, quy chế được ban hành để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam làm quen với "Thương mại điện tử ".Tổng công ty Bưu chính Viễn Thông Việt Nam cùng với bộ Thương mại đã nghiên cứu và đệ trình Chính phủ "Chiến lược phát triển thương mại điện tử " tại Việt Nam và sau khi được Chính phủ phê duyệt, các khung pháp lý, các quy định, quy chế sẽ được ban hành và có hiệu lực, "Thương mại điện tử " sẽ trở thành một phương tiện và động lực hữu hiệu cho quá trình hội nhập "Toàn cầu hoá" củaViệt Nam. Đối với các loại hình ngân hàng mạng và ngân hàng ảo thì Việt Nam chúng ta chưa có đủ điều kiện về mọi mặt để hình thành nên. Chúng ta chỉ đang xây dựng các cơ sở để có thể trong tương lai xây dựng và thiết lập hình thức ngân hàng điện tử hiện đại. Đối với phương thức thanh toán, các ngân hàng Việt Nam chỉ có loại thẻ thanh toán, chưa có tiền điện tử. Thẻ thanh toán bước chân vào lãnh thổ Việt Nam tương đối muộn và cho đến nay, nó vẫn là một dịch vụ thanh toán tương đối mới, ít người biết đến. Tại nước ta, thẻ thanh toán quốc tế du nhập vào năm 1990 và lúc đó ngân hàng Ngoại thương đã đi tiên phong tiến hành triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ. Đến nay, ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng thương mại xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB) đã là thành viên chính thức của Tổ chức thanh toán quốc tế Master card VCB, Master card ACB, VisaVCB, Visa ACB tại Việt Nam. Hiện nay, duy chỉ có mỗi một ngân hàng Vietcombank cung cấp dịch vụ trực tuyến (On-line) cho khách hàng xử lý theo thời gian thực. Ngân hàng đã tham gia hội thảo chung về TMĐT do các Ban ngành tổ chức, NHNTVN phối hợp với một số nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Việt Nam tiến hành thử nghiệm nhằm chứng minh tính khả thi cho việc ứng dụng TMĐT ở nước ta. Trong tháng 8/2000, Vietcombank đã cùng với công ty điện toán và truyền số liệu- một ISP lớn nhất của Việt Nam và công ty CYBERCASH đồng tổ chức hội thảo giới thiệu về khả năng ứng dụng TMĐT cho trên 50 doanh nghiệp lớn. Tại hội nghị tổng kết 10 năm ứng dụng, phát triển tin học ngân hàng được tổ chức mới đây ở Hà Nội, ông Tạ Quang Tiến, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học ngân hàng đã khẳng định: ngay trong năm 2001, ngành ngân hàng sẽ sớm nghiên cứu và trình lên Chính phủ ban hành các quy định mang tính pháp luật về chữ ký điện tử chứng từ điện tử, thừa nhận việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế. xã hội, cá nhân trong các hoạt động thanh toán. Mặt khác, ông Tiến cũng kiến nghị Chính phủ sớm nghiên cứu, chỉ đạo ban hành các quy định về nguyên tắc thống nhất cho các hoạt động thương mại điện tử. Một điều đáng mừng đối với ngành ngân hàng là bước đầu hoàn thành được Dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán với tổng đầu tư lên tới 49 triệu USD do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Mới đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã hoàn thành kỹ thuật Tiểu dự án hệ thống thanh toán liên ngân hàng với tiến độ đảm bảo theo đúng hợp đồng đã ký với các nhà thầu. Hiện nay, các tiểu dự án khác do các ngân hàng thương mại thực hiện cũng đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình đấu thầu để tuyển chọn các nhà thầu xứng đáng, có đủ năng lực. Đây cũng được xem là dự án đầu tư lớn nhất trong hnh vực công nghệ thông tin. Dự án này sẽ giúp ngành ngân hàng Việt Nam khắc phục được cơ bản các hạn chế vốn tồn tại lâu nay và quan trọng hơn là sẽ tạo môi trường để mở rộng các dịch vụ trong thời gian tới. Bên cạnh đó, một số các ngân hàng thương mại trong nước cũng đã bước đầu xác định được hướng đi của mình là tiến dần tới thương mại điện tử. Ngân hàng công thương đã xây dựng cho mình một website cho phép các khách hàng có thế kiểm tra tài khoản của mình ngay qua mạng. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam cũng đã có kế hoạch thực hiện một dự án thương mại điện tử trong đó sẽ phối hợp với Công ty VDC và Công ty CyberCach để triển khai thử nghiệm thương mại điện tử ở Việt Nam. Được xem là ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ ngân hàng trực tuyến, Ngân hàng ngoại thương Việt Nam cũng đã sớm tiếp cận với các công cụ thanh toán tiên tiến trong đó có thương mại điện tử. Các chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin cho rằng tất cá các dự án này sẽ là bước thức đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ của Internet và thương mại điện tử ở Việt Nam trong tương lai không xa. 2.2. Đánh giá những kết quả đạt được mà TMĐT đã làm nên sự phát triển ngân hàng tại Việt Nam: Như chúng ta đã phân tích ở trên, TMĐT dẫn đến sự phát triển của ngân hàng và ngược lại ngân hàng phải phát triển để nâng cao TMĐT. Đó là điều tất yếu. Và cũng qua những khái quát về TMĐT trong lĩnh vực ngân hàng ở trên, chúng ta thấy rõ được những kết quả đạt được khi TMĐT xuất hiện và tác động đến sự phát triển của ngân hàng. Nhìn chung, thì chính phủ Việt Nam đã nhận thức được xu thế TMĐT trên toàn thế giới và ở Việt Nam nên cũng đã có những chiến lược và hành động để bước đầu tạo nên cơ sở vững chắc cho TMĐT . Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT với sự phát triển của ngân hàng nên chính phủ Việt Nam đã thành lập Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia cũng như các Ban IT ở các Bộ, Ngành để phát triển ngành đó và cũng là hỗ trợ cho ngành ngân hàng, đặc biệt là ngành Ngân hàng "Ban dự án hiện đại hóa được thành lập". Chính phủ Việt Nam cũng đã tạo điều kiện thuận lợi để TMĐT xâm nhập mạnh vào ngành ngân hàng như đào tạo lại cán bộ, khuyến khích phát triển ngành tin học ở ngân hàng, hỗ trợ để ngân hàng trở thành thành viên và người sử dụng của hệ thống SWIFT, đa số các NHTM Việt Nam đã thực hiện thanh toán quốc tế trên mạng, như mở L/C, chuyển tiền, kiều hối và bảo lãnh. Một số ngân hàng cũng đã tiến hành kinh doan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29952.doc
Tài liệu liên quan