Lời nói đầu 1
Nguyễn Đức Chính 1
Phần I: Thương mại và vai trò của thương mại đối với sự phát triển của một quốc gia. 2
1. Cơ sở ra đời của thương mại. 2
2. Quan niệm về thương mại và ích lợi của thương mại 3
3. Nội dung và các hình thức thương mại : 3
4. Vai trò của thương mại : 5
Phần II: Thương mại trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước 8
1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội việt nam trong những năm đổi mới vừa qua (từ năm 1991 - 2000). 8
2. Thực trạng thương mại Việt Nam những năm qua . 11
3. Đánh giá thương mại Việt Nam những năm qua 13
II. chiến lược phát triển thương mại trong những năm tới 21
Phần III: Một số giải pháp chủ yếu phát triển thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước: 24
I. Các quan điểm phát triển thương mại của nước ta: 24
II. Một số giải pháp phát triển thương mại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta được thông qua Đại hội VIII, IX. 26
1. Xây dựng một cơ cấu kinh tế theo mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu 26
2. Xây dựng các khu chế xuất , khu công nghiệp tập trung và khu công nghiệp cao . 27
3. Hoàn thành công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu 27
4. Chính sách thuế bước đầu được cải thiện. 28
5. Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển thị trường xuất khẩu. 28
6. Chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt tạo điều kiện cho việc thúc đẩy xuất khẩu. 29
7. Thành lập các Tổng công ty và các Tập đoàn kinh doanh lớn để tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 29
8. Thu hút đầu tư nước ngoài được coi là giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu nói riêng. 30
III. Một số giải pháp đầy mạnh xuất khẩu trong tiến trình hội nhập. 31
Phần IV: Kết luận 36
Tài liệu tham khảo 37
39 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị tham gia hoạt động thị trừơng bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và đông đảo hộ kinh doanh cá thể .Mạng lưới chợ , các điểm bánm hàng hoá và kinh doanh dịch vụ phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước .Đặc biệt các loại hình thị trường “văn minh” như trung tâm thương mại , siêu thị và các loại khách sạn , nhà hàng đạt tiêu chuẩn cao cũng được hình thành và phát triển trong những năm vừa qua .Tình hình này được thể hiện qua các số liệu dưới đây.
Về số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại , du lịch :năm 1991 có 1774 doanh nghiệp nhà nước ;năm 1995 có 10806 doanh nghiệp và năm 1999 có 16226 doanh nghiệp .Trong đó có hơn 12000 doanh nghiệp mới được thành lập năm 2000 có tới 3000 doanh nghiệp thương mại ,du lịch , nâng tổng số doanh nghiệp thương mại du lịch đến cuối năm 2000 nên đạt 19226 doanh nghiệp , gấp 10.8 lần năm 1991 .như vậy trong 10 năm 1991 – 2000 ,số lượng doanh nghiệp thương mại , du lịch đã tăng 17452 doanh nghiệp .Tỷ lệ doanh nghiệp thương mại , du lịch trong tổng số doanh nghiệp của cả nước cũng tăng nên nhanh chónh từ chỗ chỉ chiếm 12% năm 1990 đã tăng nên chiếm 46% vào năm 1999.
Số điểm bán hàng hoá và kinh doanh cá dịch vụ phục vụ đời sống cũng nâng nên đáng kể .Năm 1991 cả nước có 26909 điểm , nhưng đến năm 1999 đã có 38000 điểm bán hàng và kinh doanh dịch vụ .Nếu kể cả hộ kinh doanh thì con số này còn lớn hơn nhiều.
Số hộ cá thể tham gia hoạt động thương mại , du lịch gia tăng nhanh chóng .Năm 1991 cả nước có 631000 hộ kinh doanh năm 2000 đã tăng đạt 1.1 triệu hộ gấp gần 2 lần năm 1991 .Nếu so với tổng số hộ sản xuất kinh doanh (trừ hộ sản xuất nông nghiệp )thì hộ cá thể kinh doanh thương mại , du lịch chiếm trên 60%
Mạng lưới chợ (hình thức truyền thống của thị trường đã được củng cố và phát triển rộng khắp trên phạm vi cả nước .Năm 1994 , cả nước có 4763 xã có chợ thì đến năm 1999 toàn quốc có 8213 chợ , bình quân 0.8 chợ /xã .
Hệ thống siêu thị , trung tâm thương mại , hội trợ và triển lãm hàng hoá cũng được hình thành và phát triển .Tại các tỉnh và thành phố lớn như Hà Nội TP Hồ Chí Minh v.v. Loại hình phục vụ mới ,văn minh lịch sự , và hiện đại đang trở nên phổ biến.
Hệ thống khách sạn nhà hàng cũng tăng khá nhanh .Theo kết quả điều tra du lịch năm 1994 , tại thời điểm 31- 12 –1993 trên phạm vi cả nước mới có 854 khách sạn nhưng đến nay đã có 1569 khách sạn .Ngoài ra còn có mạng lưới những khách sạn mini và nhà trọ tư nhân ở khắp các tỉnh và thành phố .Quy mô , chất lượng khách sạn cũng được nâng nên .Nhiều khách sạn đã đạt tiêu chuẩn quốc tế .Số buồng khách sạn tăng nhanh từ 32000 buồng năm 1993 đã tăng 55600 buồng năm 1997. Trong vòng 4 năm (1994 – 1997 ) số buồng khách sạn đã tăng 70%.
- Hoạt động dịch vụ khởi sắc .Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông .Năm 1995 có 1,35 triệu lượt khách đến .Năm 2000 đă đón lượt khách du lịch nước ngoàI thứ 2 triệu .
-Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng liên tục trong 10 năm qua với mức tăng bình quân hàng năm là 27,7% .Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vẫn còn tăng bình quân là 10,3%/năm .Mức bán lẻ bình quân đầu người /năm cùng tăng đáng kể tù 0,3 triệu đồng năm 1990 tăng lên 1,7 triệu đòng năm 1995 và 2,8 triệu đồng năm 2000
b. Phương thức kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại
Một htành tựu nữa của thương mại và dịch vụ Việt Nam trong 10 năm qua là chất lượng phục vụ khách hàng.Nhiều hình thức thu hút khách hàng của các nước tiên tiến trên thế giới cũng được thương mại du lịch Việt Nam vận dụng như việc tổ chức các hội chợ (hội chợ đêm ) ,quảng cáo , tiếp thị , khuyến mại. Dịch vụ sau bán hàng( bảo hành, bảo trì ); bán hàng qua điện thoại, Fax. Đặc biệt là thương mại điện tử cũng đang được Việt Nam tiếp cận .Đội ngũ nhân viên , nhà quản lý trong lĩnh vực thương mại, du lịch đã trưởng thành nhiều mặt ,biết cách thu hút khách hàng bằng chính chất lượng phục vụ của mình
c. Hình thành được thị trường cạnh tranh theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong lĩnh vực thương mại ,du lịch ngoài 3 lực lượng truyền thống , doanh nghiệp Nhà nước ,hợp tác xã mua bán và hộ tư thương đã xuất hiện thêm nhiều thành phần kinh tế khác như doanh nghiệp tư nhân ,công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghhiệp có vốn đầu tư nước ngoài .Số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng ,trong đó nhanh nhất là doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn .Năm 1993 mới có 3415 doanh nghiệp , đến năm 1999 đã có 14000 doanh nghiệp , số lượng doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm từ 1750 doanh nghiệp năm 1993 xuống còn 1576 doanh nghiệp năm 1999 nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo ,trước hết là trong định hướng phát triển .
Khái niệm ”cạnh tranh “ cũng mới chỉ được sử dụng dè dặt trong những năm đầu của thập kỷ 90,nhưng đến nay đã trở thành phổ biến và được chấp nhận như một tất yếu .Có thể nói thị trường cạnh tranh đã được tạo dựng trong giai đoạn này ,nhờ đó đã tạo ra được luồng sinh khí mới ,động lực mới cho thương mại Việt Nam. Đây là một thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong 10 năm qua đối với nền kinh tế nói chung và đối vói thương mại Việt Nam.
Nói riêng .Tuy nhiên ,thị trường cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại ở nước ta có đặc điểm khác với nhiều nước trên thế giới .Đó là thành phần kinh tế nhà nước vẫn giũ vai trò chủ đạo trong bán buôn
Và chi phốib trong bán lẻ .Nhà nước quan tâm đến miền núi , hải đảo , vùng sâu, vùng xa; can thiệp vào thị trường trong trường hợp cần thiết để bình ổn thị truờng và luôn đóng vai trò quan trọng là dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển .
Hoạt động xuất khẩu 10 năm qua thể hiện ở các mặt sau (1) tăng trưởng xuất khẩu cao và liên tục :(2) Sự tham gia củâ các nghành , các thành phần kinh tế trong đó có đóng góp tích cực của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: (3) Thị trường xuất khẳu mở rộng :(4) Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến :(5) Một số mặt hàng chủ lực ,đóng góp lớn cho tăng trưởng xuất khẩu dần dần được khẳng định .
Đường lối phát triển kinh tế của Đảng đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô .Trực tiếp và gián tiếp khuyến khích xuất khẩu .Nếu 1989 làm gốc thì tốc tăng trưởng bình quân thời kỳ 1990-2000 của xuất khẩu gấp 2,6 lần tốc tăng GDP .Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP và kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người ngày càng tăng ,năm 2000 đã đạt mức xuất khẩu bình quân 184 USD/năm ,đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước có nền ngoại thương kém phát triển
Xuất khẩu bình quân đầu người và so với GDP
1990-2000
1995-2000
1996-2000
1. Xuất khẩu bình quân đầu người (USD)
89
47
136
2. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP
33,6
26,4
37,6
Từ đầu những năm 1990,một số ngành công nghiệp và chế biến đã phát triển mạnh hơn .Cơ cấu hàng xuất khẩu theo ngành kinh tế quóc dân đã thể hiện xu hướng đó .Bình quân thời kỳ 1995-2000 ,trong tổng trị giá xuất khẩu,sản phẩm nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 14.5%,công nghiệpkhai thác 20.3% công nghiệp chế biến 63.3%.Đáng chú ý là trong 3nhóm sản phẩm xuất khẩu trênthì sản phẩm công nghiệp chế biến có tốc đọ tăng bình quân cao nhất (34%),tiếp theo là công nghiệp khai thác (29%) và nông sản (14%).
Trong những thay đổi quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 19991-2000 còn phải kể đến sự tham gia có hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .Khu vực không những đã góp phần thúc đẩy các doang nghiệp trong nước ngày càng vươn lên trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh ,đầu tư và cạnh tranh lành mạnh ,nâng cao chất lượng sản phẩm ,mà còn đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu.
Thời kỳ 1991-2000 cũng đánh dấu bước tiến quan trọng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực ,tạo ra diện mạo cho hàng xuất khẩucủa Việt Nam ,đó là sự xuất hiện và gia tăng nhanh chóng của một số mặt hàng mới như dầu thô ,gạo hàng điện tử ,máy tính ,hàng dệt may ,giầydép ,hàng thủ công mỹ nghệ ,thuỷ sản ,cà phê,hạt điềuNừunhư năm1989 mới có 2mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 200 triệu USD thì đến nay đã có 10 mặt hàng ,trong đó có 4 mặt hàng đã vượt qua 1tỷ USD vào năm 2000 là dầu thô,hàng may mặc ,giầy dep và thuỷan (riêng dầu thô đã vượt qua mức 2tỷ USD từnăm 1999 .trước đay xuất khẩu các mặt hàng chủ lực này chiếm khoảng 60%,hiện nay chiếm 75-80%.
Cùng với tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu ,nhập khẩu cũng đã tăng với tốc độ khá .những mặt tích cực của hoạt động nhập khẩu thời kỳ 1991-2000 thể hiện ở một số điểm sau :(1) Nhập khẩu đã hướng vào mục tiêu chủ yếu là phục vụ chiến lược phát triển xuất khẩu và đap ứng yêu cầu thiết yếu của sản xuất ,tiêu dùng trong nước .(2) Cơ cấu nhập khẩu thay đổi theo hướng tăng nhập khẩu tư liện sản xuất giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng .(3)Thị trường nhập khẩu mở rộng ,chất lượng hàng nhập khẩu được nâng cao ,góp phần đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ sản xuất ,nâng cao sức cạnh tranh của của hàng Việt Nam .thời kỳ 1990-2000 ,nhập khẩu đạt tốc độ tăng bình quân là 17.5%/năm .Riêng nhập khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài 1994-2000 tăngbình quân 39%mỗi năm và chiếm 20.7%tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước :khu vực trong nước tăng 22%và chiếm79.3%.
d. Những mặt hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đã nêu trên , hoạt động thương nghiệp ,du lịch những năm qua cũng bộc lộ một số mặt hạn chế cần khắc phục đó là :
Mặc dù kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ ,nhưng về cơ bản vẫn là nền thương nghiệp nhỏ ,sức mua còn thầp ,chất lượng hàng hoá ,sản phẩm dịch vụ chưa cao ,loại hình sản phẩm chưa được cải tiến , cho phù hợp với thị hiếu của ngừơi tiêu dùng ,còn thiếu sản phẩm mang bản sắc riêng của Việt Nam ,khả năng cạnh tranh yếu ,giá cả còn cao ,và chất lượng phục vụ chưa tương xứng với giá cả .
- Chính sách thuế và quản lý thuế,công tác quản lý thị trường còn bộc lộ nhiều yếu kém ,chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hiện tượng gian lận thương mại ,buôn lậu ,làm hàng giả .Hiện tượng này gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh nói chung và các đơn vị ,cá nhân làm ăn nghiêm chỉnh nói riêng.
- Doanh nghiệp hoạt động thương mại ,du lịch có số lượng khá lớn như đã đề cập ở trên ,nhưng phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ .Trong đó 1137 dónh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực thương mại ,du lịch chỉ có 69 doanh nghiệp có mức vốn từ 10 đến dưới 100 tỷ đồng ;doanh nghiệp có mức vốn trên 100 tỷ trở lên chỉ có 1 doanh nghiệp ,vòng quay vốn thấp ,hiệu quả kinh doanh chưa cao .
- Sức mua của dân cư còn thấp .vì vậy biện pháp khắc phục dể tăng nhanh sức mua là phải tăng thu nhập của nông thôn rộng lớn với gần80% dân số. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này,tuy nhiên tốc độ tăng giá bán sản phẩm của người sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, nhìn chung thấp hơn tốc độ tăng giá hàng tiêu dùng, do đó chưa khuyến khích nông dân thúc đảy sản xuất nông nghiệp phát triển.
e.Nguyên nhân:
Trước hết cần thấy rằng một nền kinh tế có xuất phát điển thấp , công nghệ lạc hậu , làm cho các sản phẩm hàng hoá thiếu tính cạnh tranh là mối no ngại rất lớn cho các hoạt động thương mại của tất cả các doanh nghiệp .Tình hình đó lại gắn với môt bối cảnh Trung Quốc đang nổi nên như một thị trường có dung lượng lớn vào bậc nhất thế giới lại có chung biên giới trên đất liền và trên biển với Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng quan hệ buôn bán giữa hai nước .Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tiền tệ của khu vực Đông Nam á đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm giá 3% (mặc dù Trung Quốc tuyên bố cố gắng dữ vững không phá giá đồng nhân dân tệ ) đã tạo ra sức ép rất lớn đối với Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cá đối với thị trường trong nước và bên ngoài .
Trong thời gian qua các chính sách kinh tế cũng như hoạt động đầu tư của Việt Nam nặng về xu hướng thay thế nhập khẩu.Tuy vậy do đầu tư phân tán ,quy mô của nhiều cơ sở sản xuất vẫn nhỏ và lạc hậu do đó nhiều ngành cũng nhanh chóng vượt cầu trong nước , giá thành sản phẩm lại cao và chất lượng thấp hơn các loại hàng hoá bên ngoài .Hơn nữa trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tée giảm xút. Sức mua giảm mạnh đã ảnh hưởng nặng lề đến các hoạt động thương mại. Ngoài ra những bất cập trong trong chiến lược và chính sách vĩ mô cùng với những yếu kém trong năng lực điều hành của chính phủ đã không ngăn chặn được các hoạt động tiêu cực trong hoạt động thương mại ddã làm cho tình hình trở nên xấu hơn.
- Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp thương mại thiếu sự gắn bó giữa giữa sản xuất và thương mại xuất hiện không chỉ ở các công ty thương mại độc lập thuần tuý, mà ngay ở các công ty, trong đó các đơn vị sản xuất làm cho người sản xuất chịu nhiều thiệt thòi, cả một ngành kinh tế khó có cơ hội phát triển. Ngưới sản xuất là những đơn vị kinh tế nhỏ lẻ như các họ nông dân, thiếu tiềm lực kinh tế, thiếu năng lực kinh doanh, thiếu thông tin cần thiết và đặc biệt là thiếu một hệ thống tổ chức liên kết họ lại bảo vệ lợi ích của họ trong điều kiện thương mại bất bình đẳng thì họ chịu thua thiệt nhiều hơn. Các công ty thương mại hoạt động giống như những người thu gom hàng hoá như thời bao cấp ở thế chèn ép người sản xuất hơn là ở thế những đối tác bình đẳng, cùng có lợi. Chen vào giữa các hộ nông đan và các công ty thương mại nhà nước là những nhà môi giơi trung gian hoạt động như những “chủ vựa ” “đầu lậu”.
- Nhiều văn bản đề nghị công văn ra đờ nhưng kết quả là những quy định về chế độ trách nhiệm và ràng buộc về thuế thiếu hợp lý và rõ ràng , việc kiểm tra ,thanh tra, hoạt động của các cơ quan nhà nước đã gây nhiễu đối với hoạt động của doanh nghiệp mà vẫn không kiểm xoát được hoạt động của chúng. Lợi ích chính đáng chưa mấy hấp dẫn đối với gíam đốc doanh nghiệp vì thề mà không lành mạnh hơn.
- Nói đến hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước còn phải kể đế những khiếmkhuyết của bản thân chính sách thương mại và hình thức tổ chức các doanh nghiệp thương mại nhà nước hiện nay.Việc phân phối cô ta xuất nhập khẩu việc quy định chỉ cho phép một số công ty độc quyền làm cho thị trường vốn hoạt động kém hiệu quả càng trở nên thiếu lành mạnh gây ra nhiều thua thiệt cho nền kinh tế và người tiêu dùng.
- Quyết định 217 HĐBT (nay là chình phủ ) và các văn bản kèm theo đã tạo điều kiện phát huy tính tự chủ của các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh .Song cơ chế hoạt động còn bộc lộ nhiều điểm cơ bản là :trong khi tăng tính tự chủ và lợi ích của doanh nghiệp lại ít có biện pháp để tăng cường trách nhiệm và khả năng kiểm tra giám sát doanh nghiệp một cách có hiẹu qủa :từ chế độ hoá đơn, chứng từ, đến hoạch toán kế toán và chế độ công khai các báo cáo tài chính chưa được thựchiện nghiêm chỉnh. Các chủ trương chính sách tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện song tình hình không được cải thiện đáng kể.
II. chiến lược phát triển thương mại trong những năm tới
Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 7 đã chỉ ra chiến lược công nghiệp công nghiệp hoá hướng mạnh mẽ xuất khẩu .Như vậy là quy mô và mức độ công nghiệp hai không thể không ưu tiien đầu tư vào những ngành trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ có lợi thế xuất khẩu. CNH hướng xuất khẩu là mục tiêu của các quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá (HĐH) nhưng cơ cấu sản phảm và ngành hàng không chỉ đơn thuần dành cho xuất khẩu mà phải đặt nó trong mối quan hệ với các mục tiêu phục vụ kinh tế xã hội trong nước.
Bên cạnh những doanh nghiệp mới của nền kiinh tế cần phải tạo môi trường cho cá doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần hướng vào việc sản xuất hàng xuất khẩu ,tạo ra được một cơ cấu công – nông – dịch vụ hoàn hảo. Hướng về xuất khẩu và khai thác các lợi thế so sánh đẻ phát triển kinh tế không thể đồng nghĩa vơí việc đầu tư sản xuất hàng xuất kẩu một cách tuỳ hứng. Bên cạnh việc xây dựng các khu chế xuất ở các khu vực trọng điểm cần có quy hoạch định hướng việc khai thác , chế biến hàng xuất khẩu theo từng vùng lãnh thổ để khắc phục hiện tượng cạnh tranh vô tổ chức nhưng cũng phải bằng mọ cách ngăn ngừa tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp thương mại.
Quá trình CNH-HĐH diễn ra sẽ làm thay đổi sccơ cấu kinh doanh , những mặy hàng , nhòm hàng , ngành hàng trực tiếp cung cấp vật tư cho sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ hàng xuất khẩu đã qua chế biến sẽ tăng trưởng nhanh và có vị trí xứng đáng trên thị trường , một số ngành xuất khẩu sản phẩm thô sẽ mất dần vị trí và thay vào đó là mhững sản phẩm mới.
Sự phân bố về mặt địa lý các tổ chức lưu thông sẽ tập trung cao độ vào các vùng kinh tế và khu công nghiệp trọng điểm .Mối quan hệ thương mại giữa các đối tác trong nước và nước ngoài sẽ được mở rộng và đa dạng hóa và trở thành mối quan hệ đa phương nhằm khai thác tố đa các lợi thế so sánh của từng bên đối tác vì vậy cơ chế tổ chức, hoạt động và sự phát triển của các doanh nghiệp thương mại phải được tổ chức theo kiểu maketing tổng hợp: Trong đó hết sức chú trọng nghiên cứu chiến lược thị trường , sản phẩm và quan hệ mua bán dưới các hình thức khác nhau .Hoạt động bán hàng sẽ đi vào chuyên môn hoá theo những bán buôn sản phẩm tránh hoạt dộng bán buôn độc lập tương đối với hoạt động bán lẻ. Các doanh nghiệp thương mại sẽ đi theo hướng vừa đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, đồng thời sẽ phân chia một cách tự nhiên theo cách CNH theo ngành kinh tế và có thể mở rộng ra các đối tác trong từng lĩnh vực. Trong quá trình đó các mối liên kết hình thức và phi hình thức giữa các doanh nghiệp thương mại giữa các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp sản xuất sản xuất được mở rộng hơn hướng tới việc mở rộng các tập đoàn sản xuất thương mại để vừa phân chia, vừa khống chế thi trường tạo uy thế vươn ra thị trường quốc tế.
Sự phát triển số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong kinh doanh thương mại cũng diễn ra mạnh mẽ hơn giốn như trong lĩnh vực sản xuất và vẫn trên cơ sở tồn tại của lý thuyết về lợi thế so sánh thì cũng rất khó tồn tại và phát triển, nhất là các doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn.
Rút kinh nghiệm thực tiễn CNH HĐH ở một số nước trong khu vực trong những năm 60 và 70 chúng ta có những bài học sâu sắc. Tuy có khác ta về môi trường kinh doanh, chính trị, lịch sử và địa lý truyền thống và tập quán nhưng cũng có những điểm tương không dị biệt đó là những nước đang phát triển, có nguồn nhân công dồi dào và rất rẻ. Họ đã thành công trong các quá trình phát triển chính nhờ họ đã biết lựa chọn chiến lược CNH – HĐH phát huy tối đa lợi thế thế so sánh của đất nước. Nhưng các quuan trọng hơn là họ đã nhìn ra sai lầm, dũng cảm nhận ra sai lầm và quyết tâm sửa sai một cách nghiêm túc và khoa học. Cụ thể là các nước NIC, lúc đầu chiến lược của họ là thay thế hàng nhập khẩu của những năm 50, nhưng chẳng bao lâu họ đã nhậ ra sai lầm và có chiến lược điếu chỉnh rất linh hoạt, sang đầu thập kỷ 60 chiến lược đó đã được thay thế CNH HĐH hướng xuất khẩu tức là khai thác và phát huy tối đa lợi thế so sánh để đẩy mạnh xuất khẩu .Mặt khác họ vẫn tận dụng cao nhất các nguồn đầu tư nước ngòai phát triẻn dặc biệt là tận dụng và nhanh chóng tiếp thu được công nghệ tiên tiến
Bất kỳ hoạt động nào của ý thứ xã hội cũng phải do con người. Đó lầ quá trình phát trỉên nhận thức. Trong nền kinh tế thị trường sơ khai của nước ta hầu như mọi doanh gia đều nói là phải đổi mới tư duy mà trước hết là tư duy kinh tế. Nhưng đổi mới tư duy gì?như thế nào, thì chưa có nhà doanh nghiệp nào đưa ra giả pháp tối ưu cả. Đó cũng là thường tình và dễ hiểu, có thể nhình nhận đó cũng là một sản phẩm cảu cơ chế cũ để lại khá nặng nề, chúng ta không thẻ nóng vọi một sớm một chiều trung thời kỳ quản lý tập trung quan liêu bao cấp mọi vân sliên quan đến hoạt động cảu doanh nghiẹp là chấp hành tuyệt đối các chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch .Nhất cử nhất động đều tập trung vào các chỉ tiêu vật tư và địa cỉ tiêu thụ sản phẩm.Vì vậy cuối năm doanh nghiệp cũng đốt pháo ăn mừng còn giác độ toàn quốc thì vẫn tụt hậu, vì mọi thành tích của doanh nghiệp đều nằm các khâu trung gian, chưa ai đến được cái đích mà họ cần phải đến.
Trong cơ chế mới việc đổi mới tư duy của các nhà quản lý doanh nghiệp trước hết là đổi mới tuy duy kinh tế và tư duy kinh doanh. Không thể lẫn lộn tư duy kinh tế và tư duy kinh doanh. Nếu không phân biệt được điếu đó thì hoạt độgn của người quản lý rất bị động và dễ nản chí trước thất bại. Trong một doanh nghiệp nó thể hiện ở chiên lược kinh doanh và điều hành kinh doanh kém nên kết quả kinh doanh thương mại rất thấp.
CNH-HĐH là một tất yếu của lịch sử, là một yêu cầu cấp bách để tránh cho nước ta bị tụt hậu về mọi mặt xuất phát từ chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế cần phải vạch ra được một lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn, từng lĩnh vực từng khu vực nhanh chóng tạo ra hành lang và môi trường pháp lý đầy đủ cho các họat động kinh doanh thương mại .Đẩy nhanh việc hình thành các tổng công ty các tập đoàn kinh tế tập đoàn kinh doanh – thương mại-sản xuất - dịch vụ lớn các liên hiệp và cụ thể hoá các biện pháp cho quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước có thể xem đây như sự cứu cánh tăng trưởng cuả nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh thương mại nói riêng trong những năm tới của nước ta.
Phần iii: Một số giải pháp chủ yếu phát triển thương mại trong sự nghiệp công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước:
I. các quan điểm phát triển thương mại của nước ta:
1. Quan điểm thương mại thông suốt và thống nhất:
Hoạt động mua bán trên thị trường đòi hỏi lưu thông hàng hoá phải thông suốt .Sự thông suốt bảo đảm cho hàng hoá được lưu thông dễ dàng, thuận lợi gữa các vùng .Bảo đảm dòng vận động của hàng hoá không bị chia cắt ,ngưng trệ .Trên cơ sở đó mỗi vùng có thể khai thác và phát huy thế mạnh tiềm năng của mình, giao lưu hàng hoá được nhanh chóng ,thuận tiện. Hình thức ngăn chặn và lưu thông theo địa gới hành chính sẽ gây ách tắc cho lưu thông hàng hoá ,sự ngăn sông cấm chợ sẽ cản trở hàng hoá phát triển. Tình trạng tự cấp, tự túc ,sản xuất và tiêudùng khép kín theo vùng lãnh thổ là xu hướng của một nền kinh tế tự nhiên. Đó là sai lầm nghiêm trọng và trái với quy luật của nền king tế thị trường.
Thương mại thống nhất trên quy mô toàn quốc không bị chia cắt bởi các luật lệ riêng có tính địa phương. Thống nhất theo mục tiêu và định hướng chung, thống nhất thị trường cả nước và thị trường khu vực, thống nhất giữa thương mại trong nước với thương mại quốc tế.
Thương mại thông suốt và thống nhất không mâu thuẫn với tính đa dạng ,đặc thù của từng khu vực địa phương. Những đặc trưng, thế mạnh của từng vùng, các địa phương được khai thác theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá.
Thương mại nhiều thành phần và cạnh tranh
Kinh tế thị trường tồn tại trên cơ sở có nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, tương xứng vưới mỗi hình thức sở hữu của nước ta tồn tại các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế quốc doanh, thành phần kinh tế tập thể và thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, các thành phần kinh tế có các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau ,đồng thời cũng có sự đan xen ,liên doanh giữa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của các thành phần tạo ra các doanh nghiệp đa số hữu.
Chuyển sang kinh tế thị trường, nhà nước chủ trương đa thành phần kinh tế .Hiến pháp của nước ta ghi rõ sự tồn tại của các thành phần kinh tế lâu dài.Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt động trên cơ sở tôn trọng luật pháp .Đa thành phần kinh tế không phải chỉ trong sản xuất mà trong kinh doanh thương mại .Mọi doanh nghiệp mọi thành phầnkinh tế nếu có lợi cho thành phần kinh tế quốc dân đều được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đã xuất hiện đủ mặt các thành phần kinh tế trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.
Cũng như trong sản xuất hoạt động thương mại cũng có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để phát triển .Sự cạnh tranh luôn sống động trên thị trường. Nó là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sự cạnh tranh này diễn ra giữa các người bán với nhau. Tuy nhiên cạnh tranh trong thương mại diễn ra giữa người bán với nhau hoặc giữa người mua với nhau.Tuy nhiên, tự do cạnh tranh trong thương mại cũng sẽ dẫn tới sự tích tụ và tập trung vốn, tài sản vào một số hãng lớn tạo ra các doanh nghiệp độc quyền.
Sau nhiều năm liên tục đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế khá cao ,thách thức, thách thức gay gắt nhất hiện nay là phải nâng cao được chất lượng của sự tăng trưởng thể hiện hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Vì vậy một nhiệm vụ rất quan trọng trong những năm đó là tạo được bước tiến rõ rệt trong sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế với nội dung cốt lõi là hướng tới một cơ cấu sản xuất và đầu tư năng động của nền kinh tế.
Phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp chế biến có khả năng cạnh tranh cao, đặc biệt là chế biến xuất khẩu: Chính phủ có chính sách ưu đãi giành ưu tiên cao nhất về đất, vốn thuế, lao động được đào tạo .. . cho việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, (kể cácả sản xuất nguyên liệu, vật liệu, để làm hàng xuất khẩu); điều chỉnh quy hoạch phát triển và kế hoạch đầu tư của các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các dự án đầu tư mới. Quy hoạch đầu tư của nhà nước về kết cấu hạ tầng và một số ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0802.doc