Đề tài Thúy Kiều, Thúy Vân trong cảm hứng sáng tác của thơ ca đương đại

MỤC LỤC

A. NÊU VẤN ĐỀ 2

B. NỘI DUNG 2

I. Khảo sát 2

II. Một số sáng tác về Thúy Kiều, Thúy Vân 7

II.1 Thúy Kiều trong sáng tác thơ ca đương đại 7

II.1.1 Cảm hứng về nhân vật thân phận 7

II.1.2 Cảm hứng từ thi liệu Truyện Kiều 9

II.2 Thúy Vân trong sáng tác thơ ca đương đại 12

II.2.1 Thúy Vân – biểu tượng của cách hành xử thủ phận, vô cảm 13

II.2.2 Thúy Vân – chiếc bóng cô đơn 14

C. KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thúy Kiều, Thúy Vân trong cảm hứng sáng tác của thơ ca đương đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông trọn vẹn của cuộc đời nàng Người Khoa Văn 16 Thuý Kiều và dòng sông định mệnh Chưa rõ Nguyễn Thị Liên Tâm Sông Tiền Đường – nguồn cảm hứng giúp Liên Tâm chia sẻ với Nguyễn Du tấm lòng yêu thương Thuý Kiều và hi vọng con sông ấy sẽ kết thúc kiếp đoạn trường của nàng. Người Khoa Văn 17 Nói với Thuý Kiều Chưa rõ Nguyễn Thị Hồng Trâm Với tấm lòng yêu thương Kiều sâu sắc, tác giả thuật lại quãng đời mười lăm năm lưu lạc của Kiều qua đó chia sẻ với mỗi biến cố của cuộc đời nàng. Đánh giá: STT CẢM HỨNG CHÍNH BÀI TỈ LỆ 1 Thuý Kiều – nhân vật thân phận 1, 5, 9, 15, 17 5 (31.2%) 2 Thuý Kiều với sông Tiền Đường 2, 7, 8, 16 4 (25%) 3 Thuý Kiều với vầng trăng 12, 14 2 (12.5%) 4 Thuý Kiều với tiếng đàn 3, 13, 17 3 (17,6%) 5 Thuý Kiều với cảm hứng xây dựng con người mới 4, 10 2 (12.5%) 6 Thúy Kiều với Từ Hải 6, 13 2 (12,5 %) 7 Thúy Kiều với kỷ vật tình yêu 11 1 (6,25%) Nhân vật Thúy Vân trong cảm hứng sáng tác của thơ ca đương đại: NGUỒN THỨ TỰ TÊN TÁC PHẨM TÁC GIẢ CẢM HỨNG CHÍNH Lê Thu Yến 1. 2. 3. Tâm sự nàng Thuý Vân Thuý Vân (2000) Nghĩ cùng Thuý Vân ngày Kim – Kiều hội ngộ (12/1988) Trương Nam Hương Hoàng Dân Kim Chuông Cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia với nỗi niềm của Thúy Vân, người con gái không kém phần cao cả và đức hi sinh. Lê Thu Yến 4. 5. Thuý Vân Mô típ Thuý Vân Nguyễn Hữu Khanh Vương Trọng Mỉa mai, hằn học, chua chát với Thúy Vân khi cho rằng nàng là người con gái nông cạn, vô tư, vô tâm, vô tính, vô tình … Đánh giá: STT CẢM HỨNG CHÍNH BÀI (THEO TT BẢNG TRÊN) TỈ LỆ 1 Thúy Vân – chiếc bóng cô đơn 1, 2, 3 3 (60%) 2 Thúy Vân – Biểu tượng cho cách hành xử thủ phận, vô cảm 4, 5 2 (40%) Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi tiến hành khái quát như sau: Tất cả các bài thơ trong đề tài Thúy Kiều, Thúy Vân trong cảm hứng sáng tác của thơ ca đương đại hầu hết đều mang phong cách vịnh Kiều. Nghĩa là các tác giả đương đại chọn Truyện Kiều làm nguồn cảm hứng để qua đó bàn về những vấn đề thế sự, bày tỏ những suy tư về thời cuộc. Mỗi bài thơ ít nhiều bàn về một vài khía cạnh của nhân vật nhưng tựu trung lại có thể thấy cảm hứng của các tác giả đương đại qua các sáng tác kể trên dù bắt nguồn từ thi liệu nào của Truyện Kiều (như bảng đánh giá) cũng tập trung vào ba vấn đề chính sau: Thứ nhất, đối với Thúy Kiều, nhân vật chính của truyện, các tác giả đương đại đặc biệt quan tâm. Viết về Kiều nhằm đồng cảm và chia sẻ với những đau khổ của thân phận con người. Từ đó có thể thấy Truyện Kiều vốn là chuyện của một người nay trở thành chuyện của muôn người. Bởi, là một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng sống trong xã hội phong kiến đầy bất trắc Kiều vô duyên, vô cớ trở thành nạn nhân của chế độ ấy. Cuộc đời nàng là điển hình cho thân phận người phụ nữ bất hạnh bị chà đạp, vùi dập không thương tiếc. Mười lăm năm lưu lạc cuộc đời Kiều đã trải qua biết bao thăng trầm, sóng gió thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần. Thế nhưng, cách hành xử với ý thức tôn trọng, giữ gìn và bảo toàn phẩm giá người phụ nữ ở Thúy Kiều dưới góc nhìn của văn hóa Việt khiến Kiều trở thành biểu tượng về người phụ nữ Việt Nam muôn đời lam lũ, chịu đựng, giàu đức hi sinh. Vì thế, Truyện Kiều, nàng Kiều vừa cổ điển vừa hiện đại và muôn đời được sẻ chia. Thứ hai, số phận, tính cách Kiều khái quát được hiện tượng về thân phận phụ nữ, rộng hơn là thân phận người tài cho nên ai cũng có thể soi thấy bóng mình trong đấy. Hình tượng Kiều còn là hiện thân của một tầng lớp trí thức phong kiến thời mạt kỳ nói riêng và người tài mọi thời đại nói chung bị ruồng rẫy. Suy cho cùng, động lực thúc đẩy Nguyễn Du viết Truyện Kiều chính là thân phận trí thức thế kỷ XVIII. Chính vì lẽ đó, Kiều trở nên gần gũi với công chúng, trong đó có cả độc giả tiến bộ nhiều thế hệ. Một nhân vật có sức hấp dẫn mãnh liệt, có tầm thu hút lớn lao và sức sống bền bĩ như thế không thể không trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà thơ, nhất là các tác giả đương đại chuyên và không chuyên trong khuynh hướng có nhiều lý thuyết tiếp nhận phong phú và đa diện như hiện nay. Thứ ba, cũng như Thúy Kiều, nhân vật Thuý Vân, dù là bức tranh nền nhưng vẫn có sức hút không kém đối với người đọc – thi sĩ chuyên và không chuyên. Nếu Thúy Kiều là nhân vật của số phận, người đời theo cách đánh giá riêng, chung có lúc khen, chê thì Thúy Vân lại tiêu biểu cho kiểu phụ nữ an phận, vô cảm ngay cả đối với hạnh phúc của chính mình nhưng cũng là nhân vật đáng được chia sẻ. Tuy nhiên, chính ba vấn đề trên càng khẳng định sức quyến rũ của hình tượng nhân vật. Suy cho cùng, hai mẫu nhân vật dưới cách nhìn của cảm hứng nhân thế đều bổ sung cho nhau. Nhân vật Kiều tuy cố chấp nhưng kiên định trong việc bảo vệ giá trị truyền thống. Điều đó có thể hiểu: nhân cách con người, cái đẹp, tri thức là những giá trị trường tồn. Đáng khen và đồng cảm ở chỗ đó nhưng đáng thương cũng ở chỗ máy móc. Còn Vân là mẫu người hưởng thụ. Sự hưởng thụ mang tính thụ động không xuất phát từ sự hi sinh, phấn đấu của bản thân nên không trở thành cách hành xử đáng suy ngẫm. Tuy vậy, với truyền thống ứng xử của văn hóa Việt cách hành xử của nhân vật này vẫn nhận được sự cảm thông của độc giả đời sau. Từ những cảm hứng trên mỗi nhà thơ đương đại chuyên và không chuyên đã tìm một hoặc một vài khía cạnh ở mỗi nhân vật để bày tỏ những cảm xúc của mình. II. Một số sáng tác về Thúy Kiều, Thúy Vân II.1 Thúy Kiều trong sáng tác thơ ca đương đại II.1.1 Cảm hứng về nhân vật thân phận Trong các sáng tác thơ ca đương đại nhân vật Thúy Kiều bao giờ cũng được miêu tả bằng cái tâm của người cầm bút, cụ thể là bằng trái tim đồng cảm và sẻ chia. Bởi đấy là nhân vật điển hình cho thân phận người phụ nữ bất hạnh, là hiện thân cho số phận người tài đương thời bị hất hủi. Nàng Kiều của Nguyễn Du là một người con gái tài sắc vẹn toàn thế nhưng lại bị ghi tên vào Hội đoạn trường khiến nàng phải chịu một đời đau khổ. Với tình yêu Truyện Kiều cùng niềm cảm thương số phận hồng nhan bạc mệnh của người phụ nữ, người trí thức qua các thời đại hay bị ruồng rẫy đồng thời trân trọng tài năng xuất chúng ở họ các tác giả đương đại nói chung, nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói riêng trong sáng tác Ru em Thúy Kiều đã ấp ủ: “… Trăng thành giọt máu bờ môi/ Vết thương còn chảy giữa trời câu thơ/ Anh xin nhờ lượng Nguyễn Du/ Hoá thân thành đấng trượng phu tìm Kiều.” Với mạch cảm xúc ấy Tạ Văn Sỹ trong Đêm trăng nhớ Kiều đã thổn thức, mong vượt qua cái ngưỡng của cuộc đời trần tục, của sự sống hiện tại để tìm về với Kiều: “Anh thương em đứt ruột Thuý Kiều ơi !/ Khuya thao thức cùng vầng trăng mất ngủ…/ Anh như chàng Kim đáy bể mò kim/ Tìm lại gặp em xưa trong màu trăng thuở cũ/ Đêm thao thức cùng vầng trăng mất ngủ/ Anh thương em đứt ruột, Thuý Kiều ơi!” Cùng là tác giả đương đại, Đoàn Thị Lam Luyến có cái nhìn thật thấu đáo, chân thực về người phụ nữ. Hình tượng Kiều trong bài thơ Gọi Thúy Kiều của Lam Luyến có một sức ám ảnh lớn bởi khát khao sống, khát khao yêu đương luôn rực cháy của nàng: “Em như vạt cháy rừng quanh năm đòi cứu hoả/ Như ngọn lũ sông Hồng chỉ chực vỡ đê.” Lê Thu Yến trong bài Duyên nợ với Kiều, bằng sự đồng cảm khi cùng là phận nữ, tác giả vừa cảm thông với Kiều, vừa yêu thương kính trọng con người tài hoa bạc phận ấy. Với tác giả một lần giở Truyện Kiều là một lần không yên khi nghĩ về đời người, về số phận đa đoan của kiếp hồng nhan: “Lần đầu tôi giở trang Kiều/ Thấy cay, thấy đắng, thấy nhiều xót xa/ Thuý Kiều sắc sảo mặn mà/ Sao trong cuộc sống phong ba bất kì/ Thuý Kiều tình hiếu ai bì/ Mà đời ghanh ghét khinh khi, phủ phàng/ Phải chi tôi được gặp nàng/ Cảm thông một chút… đôi hàng thơ rơi… ” Còn Tế Hanh, ông thật mạnh bạo khi cho rằng người anh hùng đích thực trong Truyện Kiều không phải là Từ Hải mà chính là Thúy Kiều. Bởi nàng là phận gái mà phải chịu đựng bao đau khổ, vùi dập, phải một mình chống chọi với cả lũ “buôn thịt bán người”. Hơn hết Kiều đã bảo toàn chữ hiếu, chữ trinh; giữ trọn vẹn trong tim mối tình đầu trong sáng, đắm say mặc cho phong ba bão táp của cuộc đời cứ đưa đẩy nàng vào chốn thâm u. Trong Bình luận về Kiều, Tế Hanh khẳng khái: “Người anh hùng trong Truyện Kiều là Kiều/ Một cô gái chịu đựng bao đau khổ/ Bị vùi dập trong đống bùn chế độ/ Suốt cả đời giữ trọn mối tình yêu” Bằng tấm lòng yêu thương, ngưỡng vọng các tác giả đương đại đã nhìn Kiều với cái nhìn đầy trân trọng, cảm thông và ước mơ được cùng nàng sẻ chia những thăng trầm của cuộc sống. Trong mạch cảm xúc đấy, Với Thuý Kiều của Thai Sắc là những tâm tư rất thật: “Thuý Kiều ơi chiều nay ta đưa nàng qua bến cô giang Vẫy cánh buồm đơn khóc hờn ngoài bể thẳm Ta không đủ tầm Từ Hải nơi chiến trận chết trân dưới ngàn vạn mũi tên tẩm nước mắt mĩ nhân Chỉ dè dặt đón nàng nơi cung biếc ái ân rồi chia xa, rồi nhớ tiếc ” Trần Chấn Uy lại có cách cảm nhận của riêng mình. Trong bài Giấc mơ – Gửi Thuý Kiều nhà thơ muốn hoá thân thành một người tình lý tưởng gom góp yêu thương của cuộc đời để trọn kiếp với Kiều: “…Anh đã đốt đời anh một nửa Nửa còn đây xin em hãy nhận về. Hiện hình đi, ta sống đến tàn khuya Và anh sẽ yêu em bằng tình yêu của mọi người cộng lại….” Từ xưa đến nay đời người phụ nữ tài hoa nói chung, đặc biệt là người trí thức đa tài nói riêng thường lắm truân chuyên. Kiều đã từng “thanh y hai lượt thanh lâu hai lần”, từng làm nàng hầu cho lắm kẻ thị uy. Tài năng của nàng vì thế bị vùi dập, sắc đẹp của nàng vì thế bị ghét ghen. Trong bài, Với Kiều, Tạ Hữu Yên cũng đồng cảm: “Bao nhiêu cay đắng, gian truân/ Một đời chìm nổi mấy lần Kiều ơi !/ Làm sao cưỡng được mệnh trời/ Kiếp hồng nhan thế cho đời thảm thương.” Với một vài sáng tác nhất định, quả thật thân phận người phụ nữ và số phận người tài qua hình tượng Thúy Kiều luôn là nguồn cảm hứng để các tác giả đương đại giải bày những tâm tư về nhân tình thế sự. II.1.2 Cảm hứng từ thi liệu Truyện Kiều Trong Truyện Kiều, tất cả các thi liệu kể trên cũng được các tác giả đương đại chọn làm nguồn cảm hứng để đồng cảm, chia sẻ với Nguyễn Du và nhân vật Thúy Kiều, rộng hơn là chia sẻ cảm hứng về thân phận phụ nữ và số phận người tài. Đó là tiếng đàn, là vầng trăng, là sông Tiền Đường, là kỷ vật tình yêu, … Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung vào hai thi liệu chính: tiếng đàn và sông Tiền Đường. Đến với Truyện Kiều người đọc cũng không thể quên được tiếng đàn “Cung thương làu bậc ngũ âm. Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương” của người con gái “Sắc đành đòi một, tài đành họa hai” – Vương Thúy Kiều. Tiếng đàn hay tiếng tơ lòng của nàng đã làm thổn thức tâm hồn bao thế hệ. Tiếng đàn ấy một lần nữa được tác giả Nguyễn Thị Hồng Trâm chọn làm tứ thơ để đồng cảm và chia sẻ trong bài Nói với Thúy Kiều của mình. Tứ thơ ấy vụt sáng qua hai câu kết: “Tôi ước được nghe – dẫu một lần duy nhất Em dạo đàn, như thuở – bắt đầu yêu” Lần giở lại những trang thơ Kiều, sau khi tìm hiểu và thống kê, dễ dàng nhận thấy nàng Kiều có cả thảy 4 lần gảy đàn. Mỗi lần là một hoàn cảnh, mỗi lần là một tâm trạng, một cung bậc của tâm tư, tình cảm. Vì vậy, một lần nữa có thể nói, tiếng đàn chính là tiếng lòng, là tác nhân dự cảm một cuộc đời sóng gió lưu lạc chốn thanh lâu của nàng. Tuy đánh đàn, soạn nhạc là tài của Kiều song với xã hội phong kiến thì đấy không phải là lĩnh vực mà nhi nữ có thể dấn thân. Hay nói cách khác, chế độ phong kiến không thể dung chứa mẫu người như Kiều. Chính vì thế, một thiên bạc mệnh trong tập đoạn trường phải chăng cũng là dự báo kiếp hồng nhan sóng gió ba đào? Tiếng đàn với những thanh âm, cung bậc trong trẻo, trầm lắng, khi khoan khi nhặt, tiếng đục tiếng trong. Tiếng đàn Hồ cầm ấy đã vương lấy Kiều, là một cộng hưởng để nàng trở nên Tài sắc vẹn toàn, Hồng nhan chi lắm cho trời đất ghen, để khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên. Đấy là nghiệp chướng, cái nghiệp mà Kiều phải trải bao đời nay không chừa một ai. Từ những người phụ nữ “nổi danh tài sắc một thì” như Đạm Tiên, Tây Thi, Chiêu Quân, Thị Lộ, … đến những bậc trượng phu như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Công Trứ, Khuất Nguyên … cũng là vì tài hoa nên phận mỏng, lỡ mang lấy chữ Tài mệnh tương đố, tạo vật đố toàn.. Thúy Kiều, người thiếu nữ vẹn toàn, cũng đã phải hứng chịu một dây oan nghiệt Sắc – Tài – Tình – Mệnh của lẽ đời: “Có đâu thiên vị người nào/ Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai/ Có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Chính vì thế, cũng trong bài Nói với Thúy Kiều, Hồng Trâm tổng kết: “Xin được làm người bây giờ khác người của một thời rất xa. Kiếp phong ba em vẫn còn những điều rất thật Những cuộc vui thâu đêm, những trận cười bất tận Giữa canh khuya em thảng thốt … giật mình! Em nghĩ gì giữa cuộc đời trôi nổi lênh đênh? Muời lăm năm đắng cay, đọa đày, nhơ nhớp. Mỗi lúc đứng lên là một lần ngã dụi Ai lấp thân em trong sâu thẳm bùn lầy ? Đừng hỏi em nghĩ gì khi gửi xác am mây Tiếng mõ,hồi kinh, nâu sòng, khổ hạnh Vì tôi biết. Em sợ lắm…chốn thanh lâu tù đọng Chọn đường tu – Kiều ơi!em muốn thế bao giờ?!” Ba khổ thơ, ba câu hỏi bỏ lửng, lời giải đáp dành cho người tiếp nhận. “Kiếp phong ba em vẫn còn những điều rất thật”. Có thể, ở góc độ này, dưới cái nhìn nọ Kiều trong mỗi cách tiếp nhận sẽ khác nhau. Song, trong ý thơ của Hồng Trâm rõ ràng Kiều đã nhận được một sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc. Chính vì nàng rất thật nên mới bị sự giả dối kia lừa gạt. Sự giả dối được bành trướng, ngụy trang che phủ cả những điều rất thật của nàng, nên mỗi lúc nàng muốn đứng lên vùng vẫy khỏi vũng bùn nhơ nhớp thì lại thêm một lần ngã dụi. Những thủ đoạn lừa gạt trá hình của những thế lực trong xã hội bấy giờ không phút giây nào buông bỏ nàng, không phút giây nào để nàng được yên, cứ chực vồ vập lấy nàng để hành hạ, đọa đày. Thế nhưng “Khi tĩnh rượu, lúc tàn canh/ Giật mình, mình lại thương mình xót xa”. Chính cái “giật mình, thương mình” ấy đã bảo toàn giá trị, nhân phẩm của Kiều bất chấp cuộc đời nàng là một chuỗi những “thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”, “giết chồng rồi lại lấy chồng”,… Chính cái giật mình, thương mình ấy đã giúp Hồng Trâm trong ý thơ của mình đã tự hào khẳng định: “Kiếp phong ba em vẫn còn những điều rất thật”. Đồng cảm với Hồng Trâm, trái tim người đọc rướm máu. Giọt nước mắt của bao thế hệ rơi trên trang sách không phải chỉ vì Kiều của ngày xưa, của quá khứ mà đấy còn là giọt nước mắt cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia của người đương thời dành cho rất nhiều nàng Kiều của hôm nay, của hiện tại vẫn đang vật vã kiếp hồng nhan. Bên cạnh các tác giả kể trên, một số nam thi sĩ chuyên và không chuyên khác cũng cảm nhận được tài năng trác tuyệt của Kiều qua tiếng đàn của nàng để luôn trân trọng, ân ưu tài năng ấy. Bằng chứng là Nguyễn Tài Đại đã dõi theo những lần so dây nắn phím của Kiều trong sáng tác Đời Kiều qua bốn lần đánh đàn, bốn lần Kiều gảy đàn là bốn tâm trạng hoàn toàn khác nhau:“Mười lăm năm ấy nợ hồng nhan,/ Réo rắt run lên những phím đàn./ Khi nhặt khi khoan rền tiếng trúc,/“Như than như khóc” thẳng dây oan !/“Bốn dây nhỏ máu đầu năm ngón.”/Một khúc chau mày giữa tiệc quan.”… Trong Truyện Kiều, con sông Tiền Đường là một chứng nhân quan trọng. Con sông ấy cùng những dự báo của Đạm Tiên hơn một lần trở đi trở lại trong giấc mơ của Kiều như cố tình dẫn dắt nàng đi hết kiếp đoạn trường. Ở đây ta bắt gặp giữa Kiều và con sông có sự nối kết. Chính vì thế, trong bài Thuý Kiều và dòng sông định mệnh, Nguyễn Thị Liên Tâm đã chọn thi liệu này để xót xa: “Tiền Đường đây khúc sóng trôi/ Vấn vương giấc mộng, thì thôi cũng đành !/ Biết làm sao thoát ân tình/ Ngẩn ngơ thương xót một“cành thiên hương”! ” Tất cả những đau khổ ấy của Kiều được kết thúc trong màn đoàn viên sum hợp. Kiều đã chịu đựng quá nhiều đau khổ, buồn tủi, nàng hy sinh chữ tình để vẹn chữ hiếu, cuộc đời nàng lận đận qua mười lăm năm lưu lạc để rồi hạnh phúc cũng mỉm cười mặc dầu hạnh phúc bây giờ đâu thể của ngày xưa. Thế nhưng với con người đầy đức hi sinh như Kiều thế cũng là đủ. Chính vì cũng đủ chứ không hoàn toàn là đủ nên trong bài thơ Nói với Kiều sau màn kết đoàn viên, tác giả Nguyễn Phước Bảo Khôi chạnh lòng: “Ta cạn cùng em chén đắng ngày hội ngộ Đào non phai, tơ liễu cũng phai rồi… Ôi cầm sắt mười lăm năm đau đáu Giờ cầm kì bạc trắng nửa đời thôi !” Khổ đau rồi hạnh phúc, hạnh phúc rồi khổ đau, sự đời cứ như con tạo xoay vần trêu ghẹo khách má hồng. Kiều chỉ cần sóng yên bể lặng để sống một cuộc đời bình thường bên cạnh người mình yêu. Vậy mà với Kiều đấy là một ước mơ quá tầm tay với. Kết thúc Truyện Kiều có thể có độc giả hài lòng với cảnh đoàn viên, có đọc giả muốn Kiều đi tu không về đoàn tụ với gia đình, cũng có thể muốn Kiều chết trên sông Tiền Đường, ...Thế nhưng, ở một khía cạnh khác một lần nữa ý thơ của Hồng Trâm trong bài Nói với Thúy Kiều tiếp tục thể hiện một sự đồng cảm sâu sắc: “Ngày trùng phùng đẹp như một giấc mơ Sao em khóc như những ngày còn giông bão? Đêm tân hôn – ánh mắt, nụ cười, những lời gượng gạo Hạnh phúc bây giờ, đâu thể … của ngày xưa. Quá khứ cuộc đời dầu dãi nắng mưa Thời con gái xa xưa, em đã quấn một vành khăn tang trắng Nhưng tôi biết, trong trái tim em, giữa muộn phiền cay đắng Lời tình yêu vẫn như thuở ban đầu”. Quả thật, hạnh phúc này đâu thể của ngày xưa, tình yêu trong sáng “đinh ninh hai miệng một lời song song” ấy Kiều đã chôn chặt trong lòng. Không nói ra nhưng dường như Kiều đã tự nguyện để tang cho mối tình đầu say đắm, mối tình của cái thuở “trong giá trắng ngần, Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Nói về tình yêu Kim – Kiều ngày hội ngộ đã có nhiều cách tiếp nhận và lý giải khác nhau nơi độc giả. Song với Hồng Trâm trong sáng tác của mình, phải chăng tác giả cho rằng tình yêu chân thành đâu nhất thiết cứ phải được bên nhau, được đầu ấp tay gối mới được gọi là tình yêu. Tình yêu sau mười lăm năm theo như Kiều lý giải để khướt từ Kim Trọng thì đó là một tình yêu cao cả. Tình yêu đã vượt lên trên ý niệm của xác thịt để tồn tại. Nếu đã yêu một người mà đường đời long đong, lận đận nhưng may mắn có ngày trùng phùng, hội ngộ như Kim – Kiều thì kết thúc này hoàn toàn có thể được sẻ chia. Vì yêu và được sống bên người mình yêu là một hạnh phúc. Huống chi, Kiều được sống trong tình yêu của Kim Trọng, của Thúy Vân và của cả gia đình. Bởi tình yêu có thể làm cho con người sẵn sàng hy sinh tất cả mà không hề hối tiếc. Tuy nhiên, sống bên cạnh người mình yêu theo kiểu nào mới là điều quan trọng. Thúy Kiều đã chọn cách ứng xử “Đem tình cầm sắc đổi ra cầm kỳ” mặc dù “Lời tình yêu vẫn như thuở ban đầu” một lần nữa khẳng định nhân cách cao đẹp của nàng, giúp nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du trở thành đề tài, nguồn cảm hứng bất tận cho các độc giả, các tác giả thơ ca đương đại dấn thân, trải nghiệm, sẻ chia. Tóm lại, hình tượng Thúy Kiều trong Truyện Kiều luôn là nguồn cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác thơ ca đương đại. Bởi bất cứ phương diện, khía cạnh nào ở hình tượng nhân vật này cũng đều có thể trở thành đề tài để người đời sau vận vào mà cảm hứng. Với Thúy Kiều, bên cạnh cảm hứng về thân phận phụ nữ hồng nhan bạc phận, tạo vật đố toàn còn là vấn đề mang tính thời đại: người tài bị ruồng rẫy“có tài mà cậy chi tài/ Chữ tài liền với chữ tai một vần” và cả vấn đề văn hóa ứng xử. II. 2 Thúy Vân trong sáng tác thơ ca đương đại Trong Truyện Kiều, bên cạnh Thúy Kiều nhân vật nữ chính luôn khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác thi, ca, nhạc, họa của các thi nhân đời sau ngay từ sau khi tác phẩm ra đời thì Thúy Vân, nhân vật nữ chính thứ hai ít được Nguyễn Du quan tâm (ngoài vài đoạn tả chân dung, đoạn nhắc đến trong cảnh du xuân tiết thanh minh gặp nắm mồ Đạm Tiên, đoạn trong đêm gia đình gặp tai biến và đoạn tả cảnh đoàn viên) cũng tạo nên nhiều khuynh hướng cảm nhận khác nhau trong các sáng tác thơ ca đương đại. Người thì cảm thương, thấu hiểu; kẻ mỉa mai thế sự. Điều đó được thể hiện qua một số bài thơ tiêu biểu (như trong bảng khảo sát trên). Trong năm bài khảo sát ở bảng trên có thể nhận ra hai nguồn cảm hứng chính như đã nói. Nếu như Nguyễn Hữu Khanh và Vương Trọng tỏ ra mỉa mai, hằn học, chua chát với Thúy Vân khi cho rằng nàng là biểu tượng của cách hành xử thủ phận, vô cảm trong bài Thúy Vân và Mô típ Thúy Vân thì Hoàng Dân, Trương Nam Hương, Kim Chuông lại đầy sự sẻ chia với nỗi niềm và thân phận chiếc bóng cô đơn của Thúy Vân trong bài Thúy Vân, Tâm sự nàng Thúy Vân, Nghĩ cùng Thúy Vân ngày Kim – Kiều hội ngộ. II.2.1 Thúy Vân – biểu tượng cho cách hành xử thủ phận, vô cảm   Vũ Trinh, ngày xưa, từng nói: "Thúy Vân xuất hiện ba lần mà lần nào cũng trơ như hòn đá". Sau này Vũ Hạnh cũng nói: "Thực giản dị hay vô tình nhiều quá". Có lẽ những nhận định trên xuất phát từ ba lần xuất hiện của Thúy Vân trong Truyện Kiều. Lần đầu tiên, ba chị em Kiều đi chơi xuân gặp mộ Đạm Tiên, nghe thân thế thảm sầu của người dưới mộ, Thúy Kiều đã thắp hương khấn vái và nhỏ lệ khóc thương, trong khi đó Vân lại cất tiếng một cách phũ phàng: "Khéo dư nước mắt khóc người đời xưa". Người đọc cảm thấy không hài lòng trước sự vô tâm này. Lần thứ hai, khi cả nhà gặp tai biến, Kiều đau thương đứt ruột hi sinh bán mình chuộc cha, nước mắt đầm đìa... thì Vân lại ngủ một giấc ngon lành (giấc xuân). Và lần thứ ba, Vân đứng lên nói lời nối duyên cho chị buổi đoàn viên. Trong con mắt nhiều độc giả, hình như Vân không có chút động lòng. Trong Môtip Thúy Vân, Vương Trọng cho rằng Vân là người vô tâm: "Người đầy đặn má bầu bầu bánh đúc/ Nàng thích đàn chẳng để ý gì thơ/ Đặt mình xuống chẳng biết chi trời đất/ Ngáy thường nhiều hơn những giấc mơ/ Nhà có chuyện coi như người ngoài cuộc/ Vẫn ăn no ngủ kỹ như không/ Cần chi hẹn hò, cần chi thề thốt/ Chẳng yêu đương cũng lấy được chồng..” Nguyễn Hữu Khanh có lẽ thương cô chị nhiều gian truân lưu lạc nên nhìn cô em với con mắt nghiêm khắc: "Tình chị, thôi em đã hiểu rồi/ "Giả vờ" mà thử hỏi nhau chơi/ Tơ duyên nếu chấp người hôm nọ/ Không lạy thì em cũng chịu lời/ Mây thua nước tóc, tuyết nhường da/ Cười nói đoan trang thế mới là/ Tài sắc mặn mà đành kém chị/ Nhân duyên, phúc lộc chị nhường ta." Nghiệt ngã hơn, trong Mô típ Thúy Vân, một lần nữa Vương Trọng xếp Thúy Vân vào loại người có tầm hiểu biết thường thường, thiếu vắng những xúc động thẩm mỹ: "Ta lạc lõng giữa cuộc đời trần tục/ Thi ca ơi, người phù phiếm vô ngần/ Quanh ngày tháng, phố phường ta gặp/ Vắng Thúy Kiều và chen chúc Thúy Vân" Trong bài viết Hai mĩ nữ trong Truyện Kiều trên báo An ninh thế giới (số 80, ra cuối tháng 3-2008), tác giả Hoài Nam cho rằng Thúy Vân là "đệ nhất Nhạt nhân vật", là nhân vật "không có mắt" khi Vân "điềm nhiên hưởng hạnh phúc bên chàng Kim": "Quả thực là không có một chữ nào nói đến mắt Thúy Vân. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Không có mắt tức là tâm hồn rỗng tuếch. Một đời sống tinh thần nghèo nàn, ba phải, được chăng hay chớ, dễ thích ứng với hoàn cảnh bởi cái thói vô tâm vô tính, không hình thành nổi một bản ngã cho tử tế. Chả thế mà khi gia đình gặp cơn tai biến, chị gái phải bán mình chuộc cha, thì Thúy Vân vẫn điềm nhiên... ngon giấc". II.2.2 Thúy Vân – chiếc bóng cô đơn Ngoài những nhận xét có tính phê phán, không ít người tỏ ra đồng cảm với Thúy Vân, chỉ rõ những đắng cay và ca ngợi sự hi sinh của đời nàng, cuộc đời của một chiếc bóng cô đơn. Hoàng Dân trong bài Thúy Vân đã nhập thân vào sự dở dang, lỡ làng, không còn con đường khác để chọn của Thúy Vân: "Bán mình chị cứu cả nhà/ Ơn này phúc đẳng hà sa muôn đời/ Nhưng mà đau lắm chị ơi/ Cả em và chị nửa đời dở dang/ Ơi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThúy Vân, thúy Kiều trong cảm hứng thơ ca đương đại.doc
Tài liệu liên quan