Chương I: Phần mở đầu 1
1.Lời giới thiệu . 1
2. Mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài . 1
3. Phương pháp nghiên cứu . 1
4. Phạm vi nghiên cứu . .2
Chương II: Nội dung . .3
I. Tích luỹ tư bản .3
1. Bản chất của tư bản 3
2. Tích luỹ tư bản .3
3. Động cơ tích luỹ .4
4. Hệ quả của tích luỹ tư bản 5
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản 6
III. Liên hệ với tình hình tích luỹ ở Việt Nam 8
1. Vai trò của tích luỹ tư bản đối với đất nước 8
2. Thực trạng nền tích luỹ vốn ở Việt Nam . 9
IV. Vận dụng, giải quyết những vấn đề tích luỹ và giải pháp gia tăng quy mô
tích luỹ cho Việt Nam. 10
Chương III: Phần kết luận .12
1. Lời kết .12
2. Lời cảm ơn .12
3. Tài liệu tham khảo 12
14 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tích lũy tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
3. Tài liệu tham khảo12
CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
1. Lời giới thiệu
Trong bất cứ nền kinh tế nào từ trước tới nay, muốn buôn bán, kinh doanh phát
triển được thì không thể thiếu đi nhân tố “vốn”. Mọi người lâu nay vẫn luôn quan niệm
rằng, phải có vốn thì mới sinh ra được lợi nhuận, mặc dù về bản chất không phải như
vậy, nhưng ta đều công nhận mức độ quan trọng của yếu tố này. Dựa vào nguồn vốn
nhiều hay ít, mà các nhà đầu tư, sản xuất mới xác định được quy mô làm ăn lớn hay
nhỏ, xác định được mặt hàng của riêng mình. Đồng thời, vốn cũng là cơ sở quyết định
cho việc đầu tư vào tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị hỗ trợ, thuê nhân công
lao động, từ đó doanh nghiệp có thể phát triển, mở rộng, tăng năng suất tới mức tối ưu.
Nói rộng ra, cơ cấu kinh tế của một đất nước cũng phụ thuộc không ít vào vốn. Vậy, ở
quá trình tái sản xuất, thường là tái sản xuất mở rộng của các nhà đầu tư, yêu cầu vốn
phải tăng mà không còn đi vay được như ban đầu nữa thì vốn từ đâu mà có ? Câu trả
lời được đưa ra là nhờ vào tích luỹ tư bản. Tích luỹ tư bản là gì ? Những nhân tố nào
ảnh hưởng tới tích luỹ tư bản? Hiện trạng tích luỹ tư bản của nhà nước và các doanh
nghiệp ở Việt Nam? Làm cách nào để có thể vận dụng tích luỹ tư bản một cách có hiệu
quả nhất? Để đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi trên, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu đề
tài “Tích luỹ tư bản và các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ”.
2. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa đề tài
• Giúp mọi người hiểu được bản chất, động cơ của tích luỹ tư bản
• Đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản
• Tìm ra những biện pháp gia tăng quy mô tích luỹ đối với doanh nghiệp và nhà nước
• Rút ra được những kết luận về hệ quả của tích luỹ
• Mang đến một cái nhìn tổng quan về hiện trạng tích luỹ tư bản hiện nay, giúp các
doanh nghiệp tham khảo từ đó vận dụng, xác định phương hướng kinh doanh tốt
nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính mà tôi sử dụng là phương pháp nghiên cứu lý thuyết dựa
trên một số tư liệu đã có sẵn từ trước như sách giáo trình những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa Mac-LêNin, internet. Đồng thời, tôi sẽ xử lí, thu thập số liệu liên quan đến
đề tài rồi đưa vào bài làm dẫn chứng thuyết phục người đọc. Để làm rõ hơn về các yếu
tố, tôi cũng dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê.
4. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Với mục đích và yêu cầu cụ thể được đặt ra với đề tài này, tôi đã khoanh vùng tiến
hành nghiên cứu thu hẹp trong phạm vi lãnh thổ nước ta trong thời điểm hiện tại, với
đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp.
CHƯƠNG II: NỘI DUNG
I) Tích luỹ tư bản
1. Bản chất của tư bản
Trước khi đi vào tìm hiểu cụ thể về tích luỹ tư bản, chúng ta cần phải hiểu định
nghĩa tư bản là gì. Xét về khía cạnh kinh tế, theo Wikipedia, “tư bản hay vốn trong
kinh tế học là khái niệm để chỉ những vật thể có giá trị, có khả năng đo lường được sự
giàu có của người sở hữu chúng. Tư bản là sở hữu về vật chất thuộc về cá nhân hay
tạo ra bởi xã hội.” Nói một cách đơn giản, tư bản là giá trị có bản năng tự tăng lên mà
người chủ của nó không phải tham gia lao động.
2. Tích luỹ tư bản
Từ xưa đến nay, con người để tồn tại, sau đó sáng tạo, xây dựng cho cuộc đời
đều cần có những nhu cầu hỗ trợ như ăn uống, may mặc, tinh thần Để có đầy đủ tư
liệu đáp ứng cho những nhu cầu ấy, tất nhiên con người phải sản xuất ra chúng. Thế
nên mọi người đều ngầm thừa nhận rằng “sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tồn
tại của xã hội loài người”. Trong quá trình kinh doanh sản xuất, ta thấy đa số các nhà
tư bản cũng như doanh nghiệp đều có xu hướng quay lại tiếp tục đầu tư, sản xuất sau
mỗi loạt sản phẩm được bán ra ngoài thị trường. Quá trình này được các nhà kinh tế
học gọi là “tái sản xuất”, nó thường lặp đi lặp lại và sẽ tiếp diễn một cách liên tục.
Ta sẽ đi tìm hiểu tích luỹ tư bản dọc theo quá trình hình thành của nó. Quay trở
lại với tái sản xuất, căn cứ vào quy mô, có thể chia tái sản xuất làm hai loại: Tái sản
xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Tái sản xuất giản đơn là quá trình tái sản xuất
được lặp lại với quy mô như cũ, thường gắn liền và là đặc trưng của nền sản xuất nhỏ.
Đây không phải hình thái điển hình của chủ nghĩa tư bản. Như chúng ta biết, khát vọng
về giá trị thặng dư của các nhà nhà tư bản là vô hạn, vì vậy hiển nhiên rằng thay vì
việc sử dụng toàn bộ thặng dư cho tiêu dùng cá nhân, giữ nguyên quy mô sản xuất,
không tăng vốn thì họ lựa chọn không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để tăng quy
mô giá trị thặng dư. Đó chính là hình thức tiến hành của chủ nghĩa tư bản - tái sản xuất
mở rộng, lặp lại quá trình sản xuất với quy mô lớn hơn trước, với một lượng tư bản lớn
hơn trước. Họ sẽ dành ra một phần giá trị thặng dư để tăng quy mô đầu tư so với năm
trước, được gọi là tư bản phụ thêm. Tích lũy tư bản, trong kinh tế chính trị Mác -
Lênin là việc biến một bộ phận giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, còn trong các lý
luận kinh tế học khác, nó đơn giản là sự hình thành tư bản (tăng lượng vốn dưới hình
thức tư bản cố định và lưu kho của chính phủ và tư nhân). Nói tựu chung lại, tích luỹ
tư bản là sự chuyển hoá của giá trị thặng dư trở lại thành tư bản, theo ngôn ngữ dễ
hiểu của các nhà đầu tư thì đây là quá trình giữ lại một phần lợi nhuận để gộp vào với
phần giá trị vốn bỏ ra từ đầu, sau khi bán hàng đã thu về được để làm vốn cho việc tái
sản xuất mở rộng vào lần sau. Từ đó, có thể rút ra rằng, thực chất quá trình tích luỹ tư
bản chính là tư bản hoá giá trị thặng dư. Sở dĩ giá trị thặng dư có thể chuyển hoá thành
tư bản được bởi vì nó đã mang sẵn những yếu tố vật chất của tư bản mới.
Tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể về tích luỹ tư bản. Một nhà tư bản năm thứ nhất
có quy mô sản xuất là 60c+10v+10m. Trong đó, 10m không bị tiêu dùng tất cả cho cá
nhân mà được phân thành 5m1+5m2, 5m2 dùng để tích luỹ, tiếp tục chia thành
2c2+2v2. Khi đó, quy mô sản xuất của năm sau sẽ là 63c+12v+12m. Như vậy vào năm
thứ hai, quy mô tư bản bất biến và tư bản khả biến tăng đều lên tương ứng.
Vậy có thể kết luận, nguồn gốc duy nhất của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư.
4. Động cơ của tích luỹ tư bản
Tích luỹ tư bản có động cơ bắt nguồn chủ yếu của hai quy luật kinh tế khách
quan trong chủ nghĩa tư bản:
- Quy luật giá trị thặng dư : các nhà tư bản như tôi đã trình bày ở trên luôn có
xu hướng quay trở lại tái sản xuất mở rộng bởi ham muốn về giá trị thặng dư, lợi
nhuận là vô hạn. Để làm được điều này, vốn bắt buộc phải tăng, đồng nghĩa với việc
nhà tư bản phải tìm nguồn vốn, nâng cao năng suất lao động, m’..
- Quy luật cạnh tranh: Để giữ sức cạnh tranh bền vững trong tương lai. Nếu một
doanh nghiệp mãi không chịu lớn, không phát triển thì ắt sẽ bị đào thải, thu bé đi.
Muốn có được vị trí nhất định, giành được lợi thế trong thị trường buôn bán, các nhà
tư bản sẽ tìm đến việc đổi mới thiết bị máy móc, đặc biệt là trong thời kì khoa học kĩ
thuật phát triển như hiện nay. Như vậy, yêu cầu về vốn vẫn là yêu cầu hàng đầu được
đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp.
Ta thấy rằng ở cả hai quy luật trên, nhà tư bản đều cần đến nguồn vốn. Ắt hẳn
nguồn vốn đầu tiên mà mọi người tìm đến sẽ là phương án đi vay ngân hàng, bạn bè
Tuy nhiên sau đó chủ sản xuất sẽ phải trả lại không chỉ số tiền mình đã vay mà thậm
chí còn phải trả thêm phần lãi. Vậy nếu các nhà tư bản muốn có vốn của riêng mình,
cách duy nhất chính là tích luỹ tư bản.
5. Hệ quả của tích luỹ tư bản
5.1. Tích cực
Đầu tiên, tích luỹ tư bản làm cho quy mô vốn ngày càng tăng, từ đó các
nhà tư bản sẽ có điều kiện để đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, ứng dụng các thành tựu khoa
học công nghệ để giành được lợi thế trong cạnh tranh.Thứ hai, nếu các nhà tư bản hiểu
được bản chất của tích luỹ tư bản, nắm được các nhân tố quy mô tích luỹ, nhờ vậy có
thể vận dụng trong sản xuất kinh doanh để tăng vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả
trong kinh tế. Nhờ vào tích luỹ tư bản mà năng suất lao động xã hội sẽ tăng lên, như
vậy mà nền kinh tế chung cũng sẽ phát triển tích cực hơn. Đồng thời, khấu hao tư liệu
sản xuất sẽ tăng, tránh được những hao mòn vô hình, có ý nghĩa lớn trong việc tăng
tích luỹ vốn sản xuất và sử dụng tư liệu sản xuất có hiệu quả.
5.2. Tiêu cực
Rủi ro trước hết mà tích luỹ tư bản mang đến là càng ngày càng làm tăng
chênh lệch giàu nghèo. Của cải xã hội sẽ tập trung vào tay giai cấp tư sản nhiều hơn
nữa, công nhân càng bị bóc lột nặng nề. Thất nghiệp, nghèo đói cũng tăng lên . Vì vậy,
mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp công nhân và tư sản sẽ ngày càng trở nên sâu sắc.
Không chỉ vậy, tiêu dùng của người lao động sẽ bị hạn chế. Thực tế cho thấy một phần
không nhỏ thu nhập quốc dân của xã hội tư bản chủ nghĩa dùng vào việc tiêu dùng
không sản xuất và tiêu dùng ăn bám của chúng. Phần thu nhập quốc dân dùng vào tích
luỹ do đó khá ít so với khả năng, nhu cầu của sự phát triển trong xã hội. Sự chênh lệch
đó có khả năng dẫn đến khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa có điều kiện phát sinh, phá
hoại nặng nề và thường xuyên nền sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa.
5.3. Tích tụ tư bản và tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng quy mô của tư bản nhờ vào quá trình tích luỹ tư
bản của từng nhà tư bản riêng lẻ. Còn tập trung tư bản tuy cũng là là sự tăng quy mô
của tư bản chủ nghĩa nhưng lại nhờ vào sự hợp nhất, sát nhập nhiều tư bản nhỏ sẵn có
trong xã hội thông qua tự nguyện sát nhập hoặc cạnh tranh, thôn tính lẫn nhau. Tôi xin
đưa ra một ví dụ điển hình để chứng minh tập trung tư bản là hệ quả tất yếu của tích
luỹ tư bản. Trong quá trình tích luỹ, ắt sẽ xuất hiện tư bản A lớn hơn các nhà tư bản B,
C, D dó họ tích tụ chưa đủ lớn. Các tư bản B, C, D này yếu hơn, không thể một
mình đối lại với tư bản A, mà muốn cạnh tranh thì cách tốt nhất chính là liên kết lại.
Hoặc trong quá trình cạnh tranh thì B, C, D bị tư bản A thôn tính. Đó là lí do mà họ tập
trung lại. Đây là hai hệ quả tất yếu của tích luỹ tư bản. Kết quả của hai quá trình này là
làm tổng vốn tăng lên, đồng thời làm tăng chênh lệch giàu nghèo. Hơn nữa, nó cũng
làm thay đổi kết cấu vốn , cụ thể làm cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng lên.
II) Các nhân tố ảnh hưởng đến tích luỹ tư bản
Có khá nhiều những nguyên do tác động đến quy mô của tích luỹ tư bản. Ta
thấy rằng, khối lượng giá trị thặng dư và tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư thành tư bản
phụ thêm, tư bản tiêu dùng của nhà tư bản quyết định quy mô tích luỹ. Xét một cách
cụ thể, ta phải chia làm hai trường hợp:
Đầu tiên, đối với trường hợp khối lượng giá trị thặng dư không đổi thì quy mô
của tích luỹ tư bản phụ thuộc vào tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư đó thành
hai quỹ: quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản, có xu hướng vận động tỷ lệ
nghịch với nhau. Chẳng hạn, khi những chi phí sinh hoạt cho bản thân lấy từ giá trị
thặng dư được sử dụng quá nhiều, thì quỹ tích luỹ sẽ ít đi, quy mô sản xuất sẽ bị bó
hẹp lại. Ngược lại, nếu quy mô sản xuất được mở rộng, máy móc được cải tiến hơn
nữa thì nhà tư bản chưa chắc đã có đủ chi phí cho sinh hoạt của bản thân mình. Vì vậy,
một trong những vấn đề hàng đầu cần được giải quyết đối với các nhà tư bản là phải
xây dựng một kế hoạch cân bằng hợp lý giữa hai khoản quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng.
Thứ hai, khi giá trị thặng dư thay đổi, tức là tỷ lệ phân chia khối lượng thặng dư
được xác định thì giá trị thặng dư quyết định quy mô tích luỹ tư bản. Điều này có
nghĩa rằng những nhân tố ảnh hưởng tới giá trị thặng dư sẽ đồng thời quyết định quy
mô của tích luỹ tư bản. Thông qua tìm hiểu, tổng hợp những nhân tố khách quan và
chủ quan, tôi đưa ra những yếu tố chủ yếu được chia làm bốn nhóm chính gồm:
1. Trình độ bóc lột sức lao động
Trình độ này phản ánh tỷ lệ giữa lượng tư bản ứng ra mua sức lao động công
nhân và lượng giá trị thu về được từ lao động đó. Thực tế cho thấy rằng công nhân bị
nhà tư bản chiếm đoạt không chỉ thời gian lao động thặng dư mà còn bị chiếm đoạt
một phần lao động tất yếu, cắt xén tiền công để tăng trình độ bóc lột sức lao động. Một
c
v
phương pháp được áp dụng phổ biến ở các thời kì trước là kéo dài ngày lao động. Tuy
nhiên, nó không kéo dài được lâu bởi gặp nhiều giới hạn như độ dài của ngày, thể lực
công nhân và sự phản kháng của họ. Bên cạnh đó, nhà tư bản cũng tăng cường độ lao
động. Việc này hoàn toàn khác so với việc tăng năng suất lao động. Ví dụ, vẫn công
nghệ như vậy, thời gian như vậy, nhưng người lao động thay vì làm việc đúng với công
suất của mình lại bị quản lý nhanh tay hơn, gấp đôi, gấp ba sức lực của mình bằng
cách tăng giám sát, thuê đốc công, trả lương theo sản phẩm Hai phương pháp trên
nằm trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Không chỉ vậy, hao mòn
vô hình và chi phí bảo quản máy móc, thiết bị được giảm đáng kể bởi nhà tư bản chưa
cần ứng thêm tư bản để tiếp tục mua máy móc mà chỉ cần mua nguyên nhiên liệu là có
thể tăng được khối lượng sản xuất.
2. Trình độ năng suất lao động xã hội
Khi năng suất lao động xã hội tăng lên, thời gian lao động tất yếu sẽ giảm
xuống. Khi đó, lương của công nhân cũng sẽ bị giảm theo, kéo theo cả sự giảm giá trị
của sức lao động. Giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng vì vậy mà cũng đồng thời
giảm. Hệ quả là, với số thặng dư dôi ra được, phần dành cho tích luỹ có thể tăng lên
trong khi tiêu dùng của các nhà tư bản không giảm, thậm chí còn cao hơn trước đây.
Thêm vào đó, lượng thặng dư dành cho tích luỹ cũng có thể chuyển hoá thành một
khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm lớn hơn. Những yếu tố vật chất
của tư bản như thế đã tăng lên. Đặc biệt, khi năng suất lao động cao thì lao động quá
khứ sẽ được sử dụng nhiều hơn, đồng thời biểu hiện dưới hình thức có ích mới, làm
cho tư bản càng có thêm nhiều chức năng. Các nhà kinh tế học nhận định rằng “Tư bản
chiếm không sự tiến bộ xã hội đã diễn ra đằng sau lưng hình thức cũ của nó”.
Như vậy, việc tăng năng suất lao động, hay phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư tương đối sẽ làm tăng quy mô của tích luỹ.
3. Sự chênh lệch giữa tư bản được sử dụng và sử dụng tư bản đã tiêu dùng.
Sự chênh lệch này sẽ càng ngày càng tăng theo thời gian. Ta biết rằng các thiết
bị máy móc (tư liệu lao động) tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, nhưng mức độ
hao mòn của chúng rất ít, chỉ dần dần chứ không phải như nguyên nhiên vật liệu. Giá
trị của các thiết bị ấy do đó được chuyển dần vào từng sản phẩm. Sự chênh lệch giữa
tư bản sử dụng và tư bản đã tiêu dùng cũng hình thành từ đó. Máy móc thiết bị càng
hiện đại, tối tân thì sức phục vụ, hơn nữa còn là phục vụ không công càng lớn, giá trị
sức lao động của con người sẽ giảm, đồng nghĩa mức chênh lệch giữa hai loại tư bản
càng lớn. Các nhà tư bản vì vậy mà sử dụng được những thành tựu của lao động quá
khứ ngày càng nhiều, tất nhiên những lao động không công quá khứ này nằm dưới sự
điều khiển của lao động sống. Chúng được tích luỹ lại cùng với quy mô ngày càng
tăng của tích luỹ tư bản.
4. Quy mô của tư bản ứng trước.
Tư bản ứng trước là tổng của tư bản bất biến c và tư bản khả biến v. Nếu trình
độ bóc lột không thay đổi, khối lượng tư bản khả biến sẽ quyết định khối lượng giá trị
thặng dư. Nói cách khác, giá trị thặng dư nhiều hay ít sẽ do con số công nhân bị bóc
lột cùng một lúc quyết định, số công nhân này sẽ tương xứng với đại lượng của bộ
phận tư bản bỏ ra để mua sức lao động. Các Mác nói rằng tư bản ứng trước chỉ là một
giọt nước trong dòng sông của sự tích luỹ mà thôi, tuy nhiên nó đóng vai trò hết sức
quan trọng. Bộ phận tư bản khả biến càng lớn, khối lượng giá trị thặng dư bóc lột được
càng lớn, nhà tư bản có thể đồng thời có thêm quỹ tiêu dùng, sắm sửa cho bản thân,
sống một cuộc sống giàu sang và quỹ tích luỹ để mở rộng quy mô sản xuất. Vậy, quy
mô của tư bản ứng trước càng lớn thì quy mô tích luỹ tư bản càng lớn.
III) Liên hệ với tình hình tích luỹ ở Việt Nam
1. Vai trò của tích luỹ tư bản đối với đất nước
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, hai
yếu tố này luôn đi cùng và tác động qua lại với nhau. Khi quá trình tích tụ và tập trung
hiệu quả, nó sẽ là đòn bẩy cho sự phát triển của nền kinh tế bởi những yếu tố kéo theo
như tăng năng suất lao động, tăng quy mô sản xuất Ngược lại, một nền kinh tế phát
triển cũng sẽ tạo điều kiện cho các nhà tư bản tiếp tục tích luỹ thêm nhiều vốn đề tái
sản xuất mở rộng. Càng nhiều vốn thì quy mô sản xuất càng lớn, càng thúc đẩy nhanh
cho các hoạt động trong nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, bất cứ
quốc gia - dân tộc nào muốn trở nên thịnh vượng đều phải huy động và sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực để phục vụ cho phát triển. Nguồn lực đối với cả một đất nước
mà chúng ta cần ở đây không chỉ biểu hiện ở tiền mặt mà còn là nhân lực, tài nguyên,
chất xám, và khai thác được các tiềm lực này càng nhiều thì dòng chảy lợi nhuận sẽ
càng thu về nhiều, càng có lợi cho nền kinh tế. Nhân tố vốn cũng góp phần ảnh hưởng
đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bởi nhờ đó mà nhà tư bản cũng như nhà sản
xuất có thể nâng cấp, cải tiến, nghiên cứu cho ra những dòng máy hiện đại mới làm
tăng năng suất lao động. Cũng như vậy, cơ sở hạ tầng được phát triển, cơ cấu kinh tế
sẽ dịch chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều này có nghĩa là các
ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ chiếm tỉ trọng cao, xuất khẩu được chú trọng, tốc độ
nền kinh tế sẽ trở nên nhanh và ổn định.
2. Thực trạng nền tích luỹ vốn ở Việt Nam.
Cho đến năm 2018, nền kinh tế nước ta đã đạt mức tăng trưởng cao nhất trong
11 năm qua với 7,08%, đang trên đà khởi sắc. Chất lượng tăng trưởng và môi trường
đầu tư kinh doanh được cải thiện, doanh nghiệp mới tăng mạnh. Thời gian gần đây,
mặc dù trong hoàn cảnh chính sách thương mại của Mỹ có nhiều thay đổi và chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung diễn biến phức tạp cùng với những xu hướng gia tăng
chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của các nước tác động đến sản xuất và xuất khẩu của Việt
Nam cũng như thị trường các nước trên thế giới, nhưng nền kinh tế nước ta đạt được
kết quả trên cả sự mong đợi và tăng trưởng toàn diện. Các chỉ số thống kê cho thấy,
tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện chia theo nguồn trong 9 tháng đầu
năm 2019 như sau: Quy mô tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 9 tháng đầu
năm 2019 thuộc loại lớn. Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP đạt 33,4%- tuy
thấp hơn thời kỳ 2001-2005 (39,1%), thời kỳ 2006-2010 (39,2%), nhưng đã cao hơn
thời kỳ 2011-2015 (31,5%) và nằm trong xu hướng cao lên từ năm 2016 (33%), 2017
(33,4%), 2018 (33,5%). Tỷ lệ này thuộc loại cao trên thế giới, có chăng chỉ thấp thua
tỷ lệ tương ứng của Trung Quốc. Tăng trưởng tổng vốn đầu tư phát triển trong 9 tháng
đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm trước đạt 10,3%. Đó cũng là tốc độ tăng thuộc loại
khá cao.Quy mô và tốc độ tăng cao của vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chính là một
trong những yếu tố góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế đạt khá cao trong quý 3
(7,31%), 9 tháng (6,98%) và dự đoán đạt cao hơn trong cả năm - vượt mục tiêu theo
Nghị quyết của Quốc hội (6,6-6,8%), thậm chí có kỳ vọng còn đạt cao hơn tốc độ tăng
của năm trước (7,08%). Xét cụ thể ở 3 nguồn, nguồn từ khu vực nhà nước chiếm 31%
tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, nguồn vốn đầu tư của dân cư và tư nhân
chiếm tỷ trọng lớn nhất (45,3%), nguồn vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,7% tổng vốn
đầu tư phát triển toàn xã hội và có tốc độ tăng khá cao (23,5%).
Về mặt tích luỹ cá nhân, theo một nghiên cứu được công bố ngày 9/11/2019 của
Viện Nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp phối hợp với Viện Chính sách và
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và Hội Nông dân Việt Nam tiến hành cho
thấy trong năm 2002, các hộ gia đình ở nông thôn tích lũy bình quân được 7 triệu
đồng/năm, còn các hộ đô thị là 15 triệu đồng/năm thì đến năm 2016, con số này lần
lượt tăng lên 22 triệu đồng và 55 triệu đồng/năm. Điều này đồng nghĩa với khoảng
cách chênh lệch mức độ tích lũy giữa các hộ nông thôn và đô thị ngày càng được nới
rộng ra. Đặc biệt, các hộ ở khu vực nông thôn thuộc miền núi phía Bắc và Duyên hải
miền Trung chỉ tích lũy được 5 triệu đồng/năm. Đây chính là một trong những hệ luỵ
từ tích luỹ tư bản.
V) Vận dụng, giải quyết những vấn đề tích luỹ và giải pháp gia tăng quy mô tích
luỹ cho Việt Nam.
Đối với một nền kinh tế đang trên đà phát triển như nước ta hiện nay, vấn đề về
quy mô tích luỹ thực sự là một trong những vấn đề cần được đặt lên hàng đầu. Không
chỉ đối với chính phủ, mà các doanh nghiệp, cá nhân cũng cần phải thực hiện có hiệu
quả. Để làm tốt công tác này, tôi xin đưa ra một số ý kiến, phương pháp tham khảo
như sau :
1. Cân bằng giữa quỹ tích luỹ và quỹ tiêu dùng.
Điều này như tôi đã trình bày ở mục III, hai nhân tố này có tác động quan trọng
đối với nhà tư bản. Tốt nhất là giữ mối tương quan của quỹ tích luỹ và tiêu dùng ở
mức độ sao cho nhà tư bản vẫn có đủ điều kiện để có thể sinh hoạt mà cũng có đủ vốn
để thực hiện mở rộng quy mô sản xuất. Tỷ lệ giữa chúng chưa chắc đã đều nhau, thậm
chí còn biến động theo từng thời điểm của nền kinh tế. Công tác tuyên truyền cũng rất
có hiệu quả ở đây, chúng ta nên không ngừng kêu gọi, nhắc nhở mọi người luôn tiết
kiệm, tích luỹ. Đó chính là một trong những chủ trương hàng đầu của Đảng ta.
2. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn
Tích luỹ vốn sẽ trở nên vô nghĩa nếu như nguồn vốn được sử dụng không hợp
lí, hiệu quả. Chúng ta cần xác định rõ đối tượng được cấp vốn, mục đích sử dụng vốn,
hình thái vốn, dự trù rủi ro trước khi xuất vốn để có thể tận dụng tối đa nguồn vốn
của mình. Đặc biệt, đối với nhà nước hay những doanh nghiệp càng có quy mô lớn thì
càng phải khai thác và giải phóng tối đa, huy động, sử dụng có hiệu quả các loại nguồn
lực gắn với phát triển ngành, nghề mới trên cơ sở nắm bắt, tận dụng tối đa cơ hội mở
ra từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực tế cho thấy rằng nhiều nguồn vốn
của nước ta còn chưa được sử dụng hợp lí, tình trạng tham nhũng ăn chặn vẫn còn xảy
ra. Vì thế, các cấp lãnh đạo phải giải quyết triệt để tình trạng này để khai thông nguồn
vốn, làm gương cho người dân.
3.Huy động tốt các nguồn lực ngoài nhà nước, gia tăng tích luỹ vốn trong nước.
Nội lực và ngoại lực là hai yếu tố không thể tách rời nhau. Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc cho rằng “để tăng tốc phát triển trong thời gian tới, cần phải nỗ lực và có
nhiều biện pháp để thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đa dạng hóa
các nguồn vốn huy động và sử dụng, nhất là nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước”. Bên
cạnh đó, Đảng ta cũng nhất quán rằng trong thời điểm hiện tại, phát triển kinh tế tư
nhân phải đặt lên vị trí chủ chốt. Vận dụng cả hai nguồn vốn nhạy bén, nhất là trong
một thị trường “béo bở” đối với nước ngoài như Việt Nam sẽ làm việc gia tăng quy mô
tích luỹ có hiệu quả.
4. Quản lí các nguồn thu chi hợp lí.
Đối với nhà nước, cần xác định mục tiêu phát triển đúng đắn, từ đó xác định
mức thuế phù hợp áp lên các cá nhân, doanh nghiệp. Đồng thời cũng có những chính
sách khuyến khích sản xuất, tích luỹ đầu tư để tạo động lực cho mọi người. Tuy nhiên,
vẫn phải bảo đảm rằng các khoản thu chi của nhà nước là đúng và đủ.
5. Luôn chủ động, nắm bắt cơ hội
Nhân tố con người luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Đặc biệt
trong thời kì 4.0, mỗi người cần luôn chủ động thực hiện tích luỹ tư bản, trước là cho
bản thân, sau là góp một phần vào tăng trưởng kinh tế của cả nước. Hơn nữa, gần đây
nước ta cũng đã kí kết rất nhiều các hiệp định kinh tế như Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) Như vậy, việc đổi mới tư duy, tích cực tích luỹ, dám đầu tư sản xuất để thu
về lợi nhuận không phải là quá khó khăn ở thời điểm này. Từ đó, quy mô tích luỹ sẽ
tiếp tục được gia tăng, phát triển.
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Qua phần trình bày trên, tôi đã làm rõ được bản chất, động lực, ảnh hưởng của tư bản
tích luỹ; các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ cũng như chỉ ra được thực trạng
và ý nghĩa tích luỹ vốn đối với nước ta, đồng thời đưa ra một số phương pháp giải
quyết vấn đề tích luỹ và gia tăng quy vô tích luỹ. Từ đó có thể thấy rằng tích luỹ đã
thực sự trở thành một vấn đề thực tế mà mọi quốc gia cần giải quyết chứ không đơn
thuần là một vấn đề lí luận. Đối với đất nước chúng ta, tôi tin rằng nếu hiểu và thực
hiện tốt và hiệu quả chính sách tích luỹ vốn thì việc “sánh vai với các cường quốc năm
châu” như mong ước của Hồ chủ tịch sẽ nằm trong tương lai gần.
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Vũ Thị Quế Anh, người đứng lớp, trực
tiếp giảng dạy cho chúng em bộ môn Kinh tế Chính trị và hướng dẫn chúng em thực
hiện bài tiểu luận. Bài tiểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_tich_luy_tu_ban_va_cac_nhan_to_anh_huong_den_quy_mo_t.pdf