MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 2
Chương I: Lý luận tích luỹ tư bản 3
A/ Tích luỹ tư bản dưới chủ nghĩa tư bản 3
I/ Nguồn gốc của tích luỹ tư bản 4
II/ Các nhân tố ảnh hưởng của quy mô tích luỹ 5
III/ Quy luật chung của tích luỹ tư bản và xu hưởng của sự tích luỹ tư bản 6
B/tích luỹ vốn dưới CNXH 8
I/Sựhình thành của tích luỹ vốn 8
II/Bộ phận cấu thành nên tích luỹ vốn và
mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng 8
III/Các yếu tố ảnh hưởng đến tích luỹ vốn 10
ChươngII-Tích luỹ vốn nền kinh tế Việt Nam 11
I/Vai trò của tích luỹ vốn 11
II/con đường của tích luỹ vốn 12
III/Thực trạngcủa việc tích luỹ vốn ở Việt Nam 13
IV/Một số giải pháp thúc đẩy quá trình tích luỹ vốn ỏư Việt Nam 15
Kết luận 18
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tích luỹ vốn đối với nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào sản phẩm trong từng thời gian càng ít dẫn đến sự chênh lệch giữa tư bản sủ dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn. Điều đó làm cho tư bản lợi dụng đựơc lao động quá khư càng nhiều và sử dụng nó như một lực lượng tự nhiên ban cho không mất tiền mua.
2.4/Qui mô của tư bản ứng trước
Nhà tư bản bỏ ra càng nhiều tư bản để cho vào sản xuất tức quy mô sản xuất càng lớn thì số lượng công nhân bị bóc lột càng nhiều, nhà tư bản càng thu được nhiều giá trị thặng dư và quy mô tích luỹ càng lớn.
III/ Quy mô của tích luỹ tư bản và xu hướng lịch sử của sự tích luỹ tư bản.
1/ Tích tụ và tập trung tư bản.
Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư.
Tập trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách liên kết hay sáp nhập những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành tư bản cá biệt khác lớn hơn
Cả tích tụ và tập trung cơ bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá biệt. Chúng có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất với nhau, chúng chính là con đường để đưa nền kinh tế tư bản lên sản xuất lớn và trở thành một vần đề tất yếu trong nền kinh tế tư bản do đó trở thành quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
2/ Cấu tạo hữu cơ của tư bản
Khi quy mô của tư bản tăng lên thì sự cấu tạo của tư bản cũng có sự biến đổi.
Về mặt hình thái vật chất: mỗi tư bản đều gồm tư liệu sản xuất và sức lao động sử dụng những tư liệu sản xuất đó. Tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng sức lao động sử dụng những tư liệu đó trong qúa trình sản xuất gọi là cấu tạo kỹ thuật của tư bản. Cấu tạo kỹ thuật của tư bản ngày càng tăng lên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Về mặt giá trị: mỗi tư bản chia làm hai phần là tư bản bất biến và tư bản khả biến. Tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến cần thiết để tiến hành sản xuât gọi là cấu tạo giá trị tư bản.
Những sự thay đổi trong cấu tạo kỹ thuật của tư bản sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong cấu tạo giá trị tư bản vì chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Để hiểu mối quan hệ giữa cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị tư bản chúng ta dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cầu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh những biến đổi của cấu tạo kỹ thuật đó.
Cấu tạo hữu cơ tăng lên là một quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cấu tạo kỹ thuật của tư bản tăng do đó cấu tạo giá trị của tư bản tăng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng tăng lên. Hơn nữa việc nâng cao cấu tạo hữu cơ của tư bản còn do yêu cầu của quy luật giá trị thặng dư và quy luật cạnh tranh chi phối.
3/ Nhân khẩu thừa tương đối trong chủ nghĩa tư bản
Nạn nhân khẩu thừa tương đối xuất hiện khi tích luỹ tư bản trong điều kiện cầu tạo hữu cơ tăng lên. Cấu tạo hữu cơ tăng lên làm cho tỷ trọng của tư bản khả biến trong toàn bộ tư bản giảm xuống. Tư bản khả biến là quỹ tiền công quyết định số cầu về sức lao động. Vì thế trong những điều kiện khác không thay đổi, cấu tạo hữu cơ cua tư bản tăng lên thì số cẩu về sức lao động của một tư bản có một lượng nhất định giảm xuống.
Tiến bộ khoa học kỹ thuật trước hết tác động vào bộ phận tư bản tích luỹ làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng cao hơn cấu tạo hữu cơ của tư bản cũ nên thu hut một lượng công nhân ít hơn so với tích luỹ trong điều kiện trước đây. Tiến bộ kỹ thuật còn thải ra một số công nhân vì khi tư bản cố định hao mòn hết phải thay đổi tư bản cố định khác làm cho cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên. Chính vì thế trong quá trình tích luỹ của tư bản khi thì thu hút công nhân khi thì thải công nhân nhưng nó lại không khớp nhau về thời gian không gian rút cục là một số người không có việc làm.
Với sự phân tích ở trên thì nguyên nhân của nạn nhân khẩu thừa là do quá trình tích luỹ tạo nên và còn nguyên nhân sâu xa khác nữa là do quan hệ sản xuất của tư bản chủ nghĩa.
+Các hình thức tồn tại nhân khẩu thừa :
Hình thức thất nghiệp tạm thời :thể hiện ở chỗ công thải ra ở nơi này lúc này thì lúc lại được nhận vào làm việc ở nơi khác
Hình thức nhân khẩu thừa tiềm tàng :Đó là người làm việc nông thôn chỉ theo mùa vụ nhưng lại không tìm được việc làm trong công nghiệp
Hình thức nhân khẩu ngừng trệ :Đó là những người thường xuyên mất việc làm thu nhập thấp ,lối sốngnay đây mai đó.
4/ Sự bần cùng hoá của giai cấp vô sản
một khi tích luỹ tưbản tăng càng được thực hiện thì giai cấp tư sản càng có nhiều tư bản trong tay và số tư bản này tạo ra của cải cho nhà tư bản .Ngược lại ,giai cấp vô sản được bị bóc lột nhiều hơn tước về sức lao động ,họ lâm vào tình trạng bần cùng và thất nghiệp .Sự bần cùng hoá của giai cấpvô sản được thể hiện ở cả hai hình đó là bàn cùng tương đối và bần cùng tuyệt đối
Bần cùng tương đói là khi tích luỹ tư bản tăng .thu nhập của giai cấp vô sản giảm xuống so với thu nhập của giai cấp tư sản .Khoảng cách chênh lệch này ngày càng mở rộng gây lên sự rất bất bình bẳng trong xã hội tư bản chủ nghĩa
bần cùng hoá tuyệt đối thểhiện ở chỗ tiền công thực tế của giai cấp vô sản giảm xuống do tăng lương chậm hơn mức tăng thu nhập cần thiết dẫn đến mức sống của họ giảm xuống rõ rệt. Đây là quy luật chung của tích luỹ tư bản
5/ Xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản
Chủ nghĩa tư bản ra đời trên cơ sở dùng bạo lực để tước đoạt tư liệu sản xuất của những người sản xuất nhỏ, người nông dân làm cho họ trở thành người không có tư liệu sản xuất phải đi làm thuê biến sản xuất nhỏ lạc hậu thành sản xuất lớn. Đến khi phương thức sản xuất tư bản đã được hình thành, quá trình tích luỹ cạnh tranh dẫn đến tư bản sản xuất được tập trung càng lớn làm cho xã hội hoá cao hơn, lực lượng sản xuất được phát triển mạnh hơn. Đây là mâu thuẫn giữa tính xã hội của sản xuất với chế độ tư hữu tư bản. Vì vậy xu hướng lịch sử của tích luỹ tư bản tất yếu sẽ dẫn đến thay thế một xã hội mới cao hơn tiến bộ hơn ở một thời điểm nhất định nào đó khi mâu thuẫn này đạt tới đỉnh điểm .
B/ tích luỹ vốn dưới chủ nghĩa xã hội
I /Sự hình thành của tích luỹ vốn
1/Bản chất của tích luỹ vốn
Cùng với tái sản xuất mở rộng , tích luỹ cũng là nét đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Đó là điều kiện cần thiết khách quan để tăng tổng sản phẩm xã hội thường xuyên cải thiện đời sống vật chât cho người lao động và từng bước cải thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thành nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa.
Về nguyên tắc, tích luỹ trong chủ nghĩa xã hội mang tính chất hoàn toàn khác với tích luỹ tư bản, tích luỹ xã hội chủ nghĩa loại trừ chế độ người bóc lột người. Phần sản phẩm xã hội tích luỹ thuộc về toàn xã hội. Sản phẩm xã hội tăng lên do tích luỹ cũng thuộc về bản thân những người lao động. Sự giàu có của xã hội tăng lên thì nhu cầu của người lao động được thoả mãn đầy đủ hơn, Như vậy tích luỹ dưới xã hội xã hội chủ nghĩa không phải là mục đích tư nhân mà chỉ là một phương tiện, một tiền để vật chất để nâng cao phúc lợi của nhân dân.
Song song với tích luỹ xã hội chủ nghĩa còn là tái sản xuất mở rộng các quan hệ xã hội chủ nghĩa . Các quan hệ chủ nghĩa tập thể, hợp tác và tương trợ đồng chí vì lợi ích toàn xã hội được củng cố, điều này tạo ra cơ sở vật chất để xoá bỏ sự khác biệt giữa nông thôn - thành thị , giưa lao động trí óc và lao động chân tay.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, tích luỹ được thực hiện một cách có kế hoạch và dù sử dụng phương tiện để bảo đảm tính kế hoạch như là quan hệ hàng hoá-tiền tệ nhưng quy luật của việc sản xuất ra hàng hoá trong chủ nghĩa xã hội không thể biến thành quy luật chiếm hữu tư nhân.
2/ Nguồn gốc của tích luỹ vốn
Thu nhập quốc dân được sử dụng vào hai việc: tiêu dùng và tích luỹ . Phần thu nhập quốc dân dành cho tích luỹ hình thành nên quỹ tích luỹ. Từ đó xã hội bù đắp lại tư liệu lao động và các đối tượng lao động chi dùng trong quá trình sản xuất.
Tích luỹ được tính vào sản phẩm thặng dư. Một bộ phận lao động thặng dư được dùng để chế tạo những tư liệu sản xuất bôt xung, một bộ phận khác để tạo ra các tư liệu sinh hoạt ngoài mức cần thiết để duy trì sản xuất đã đạt được. Tốc độ phát triển cao của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa tạo điều kiện nâng cao cả phần sản phẩm thặng dư đưa vào tích luỹ lẫn phần phục vụ các nhu cầu khác của xã hội. Lượng sản phẩm thặng dư tuỳ thuộc vào khả năng sản xuất hiện có , vào các yếu tố khách quan phải tiếp tục mở rộng nền sản xuất xã hội và thoả mãn các nhu cầu xã hội khác nhằm nâng cao phúc lợi của nhân dân.
Tích luỹ xã hội chủ nghĩa có nguồn bổ xung quan trọng. Đó la do thủ tiêu hết các giai cấp bóc lột và đương nhiên cả cách tiêu dùng ăn bám trong chủ nghĩa tư bản(thường chiếm một tỷ trọng lớn trong thu nhập quốc dân) . Tích luỹ bảo đảm tốc độ phát triển sản xuất ổn định và cao hơn so với chủ nghĩa tư bản.
II/ Bộ phận cấu thành nên tích luỹ vốnvà mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng.
1/Bộ phận cấu thành nên tích luỹ vốn
Như ta đã biết, quỹ tích luỹ vốn là phần thu nhập quốc dân của xã hội xã hội chủ nghĩa dùng để mở rộng và cải tiến sản xuất xã hội chủ nghĩa ở thành thị và nông thôn. Nó bao gồm các bộ phận cấu thành sau:
-Bộ phận lớn nhất dùng để mở rộng sản xuất xã hội chủ nghĩa, cải tiến kỹ thuật sản xuất . Phần quan trọng trong bộ phận này là dùng vào việc đầu tư mở rộng xây dựng cơ bản , nhằm xây dựng các tài sản có định mức , thay đổi tài sản cố định hiện có, đẩy mạnh hơn nữa sản xuất xã hội. Qua đó thấy rằng,tích luỹ là nguồn duy nhất để thực hiện tái sản xuất mở rộng xã hội chủ nghĩa và cũng là nguồn duy nhất để bảo đảm sản xuất không ngừng được trang bị bằng những kỹ thuật cá nhân tối tân nhất. Kết hợp chặt chẽ với việc tăng các tài sản cố định có tính chất sản xuất này trong quỹ tích luỹ dùng để mở rộng sản xuất còn có những tài sản lưu động mới tăng thêm như: nguyên vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm đang chế, bán thành phẩm… Những tài sản lưu động này cũng rất quan trọng là những yếu tố không thể thiếu được trong quá trình tái sản xuất.
-Bộ phận dùng vào việc đầu tư xây dựng các công trình văn hoá xã hội, khoa học,y tế. Các công trình này tuy nằm trong quỹ tích luỹ nhưng thực tế là dùng vào việc nâng cao mức sống vật chất và văn hoá của nhân dân và cũng là góp phần nâng cao mức tiêu dùng thực tế của nhân dân lao động. Các chi phí hàng ngày và tiền lương của cán bộ công nhân viên chức công tác trong các cơ quan này là thuộc vào quỹ tiêu dùng nhưng chi phí để xây dựng các công trình đó lại thuộc vào quỹ tích luỹ.
-Quỹ dự trữ xã hội : đó là các quỹ dự trữ về nguyên vật liệu, nhiên liệu, lương thực… Để có lực lượng đề phòng khi nền kinh tế quốc dân mất cân đối đảm bảo cho tái sản xuất được tiếp tục tiến hành và đề phòng bất trắc xẩy ra.
Quỹ tích luỹ chung của toàn xã hội gồm có ba bộ phận : của nhà nước,các xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã, xí nghiệp công tư hợp doanh và của nhân dân.
2/ mối quan hệ giữa tích luỹ - tiêu dùng
Mụcđích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống của toàn bộ nhân dân lao động .Vì vậy khi nois tích là rất quan trọng và cần thiết ,tích luỹ càng nhiều càng tốt không có nghĩa là chúng ta coi nhẹ tiêu dùng .Do đó kết hợp hài hoà và chằt chẽ hai mặt tích luỹ và tiêu dùng đã và đang đặt ra cho chủ nghĩa xã hội nhiệm vụ cần phải giải quyết
dưới chế độ xã hội chủnghĩa ,quan hệ sản xuất thay đổi giữa tích luỹ và tiêu dùng không còn mâu thuẫn đối kháng nhưng không phải giữa chúng không còn mâu thuẫn mà đó mâu thuẫn thể hiện quan hệ giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt có thẻ giải quết được .Nếu tước mắt tiêu dùng được nâng cao nhiều thì đời sống của nhân dân được cải thiện nhiều song cachs cải thiện đó không lâu dài và căn bản vì đến một lúc nào đó ,do tích luỹ không thích đáng ,cơ sở sản xuất sẽ không được phát triển ,sản xuất sẽ chậm lại ,vật phậm tiêu dùng sẽ không đủ và do đó sẽ làm cho việc cải thiện đời sống nhân dân thiếu cơ sở vật chất .Nếu giải quyết bằng cách khác ,cố gắng tăng thêm tích luỹ thì trước mắt tiêu dùng chỉ tăng tối một mức nhất định ,đời sống nhân dân không được cải thiện thật theo ý muớn chủ của con người ,nhưng tình hình đó chính là để tạo ra điều kiện không ngừng mở rộng sản xuất một cách lâu dài từ đó tăng thêm ngày càng nhiều vật phẩm tiêu dùng để thoả mãn nhu cầu của nhân dân,chỉ có thế mới có cơ sở vật chất để tăng mức tiêu dùng một cách lâu và căn bản
Vì vậy xét trên quan điểm toàn diện và lâu dài thì tích luỹ và tiêu dùng dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là thống nhất với nhau .Nâng cao hiệu quả tích luỹ lầm cho tiêu dùng tăng lên bởi vì nâng cao hiệu quả tích luỹ là nâng cao thu nhập quốc dân trên một đơn vị đầu tư mở rộng sản xuất
Việc xác định cụ thể tỉ lệ giữi tích luỹ và tiêu dùng một cách hợp lý phụ thộc vào một loạt các điều kiện kinh tế xã hội :trình độ phát triển của của lực lượng sản xuất trong nước,hiệu quả của kĩ thuật mối ,sử dụng hộp lý các nguồn vật tư ,lao động và nhiều yếu tố khác nữa
III/ các yếu tố ảnh hưởng đến tích luỹ vốn
1/ Số lượng lao động sử dụng và năng suất lao động đó
Mức tăng năng suất lao động tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật ,cũng như lượng vốn sản xuất .Yếu tố quan trọng nâng cao thu nhập quốc dân là lượng tư liệu sản xuất tích luỹ .Trong mỗi quá trình sản xuất tư liệu lao động được sử dụng toàn bộ nhưng chỉ chuyển từng phần giá trị sang sản phẩm mới .Lượng tư liệu sản xuất do một người sử dụng càng lớn thì năng suất lao động càng cao và khối lượng sản xuất càng lớn
2/ Chi phí một cách hợp lý ,tiết kiệm nguyên liệu ,vật tư năng lượng trong quá trình sản xuất .
Giảm mức chi phí các thứ đó trên một đơn vị sản phẩm tạo ra khả năng làm ra một khối lượng sản phẩm lớn hơn với mức chi phí vật tư ngang nhau .Dẫn đến qui mô tích luỹ tăng
3/ mứcđộ tích luỹ và thói quen tiêu xài của nhân dân
4/ Khả năng chi của nhà nước
5/ Chính sách thuế của nhà nước
6/ Các thủ tục hành chính rườm rà của hệ thống tín dụng
Kết luận :Cả hai chế độ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nhgiã đều phải thực hiện quá trình tích luỹ nhưng đối với từng chế độ ,tích luỹ mang ticnhs chất riêng và quá trình thực hiện nó cũng khác nhau
Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa ,tích luỹ mang tính chất tư nhân nghĩa là tích luỹ làm cho của cải của xã hội ngày càng tập trung vào tay một số nhà tư banr (rộng hơn là giai cấp tửan )còn giai cấp cônng nhân bị bóclột nặng nề ,thất nghiệp ,nghèo đói đè nặng trên vai họ
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ,tích luỹ mang tính chất toàn dân ,tích luỹ ngày càng đáp ứng nhu cầu cao dần của toàn bộ nhân dân ,tích luỹ tăng nhưng không có sự bất bình đẳng trong xã hội .Đây là điểm khác biệt và sự tiến bộ của xã hội chủ nghĩa so với xã hội tư bản chủ nghĩa
chương II: tích luỹ đối với nền kinh tế việt nam
I/ Vai trò của tích luỹ với việt nam
Việt Nam sau khi thoát khỏi một thời khỳ dài chịu sự thống trị của Pháp và Mỹ ,đã bước vào xây dựng đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa .Vì vậy điểm xuất phát của chúng ta ở mức độ rất thấp :nghèo đói ,bệnh tật ,cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong chiến tranh .Để không những bị tụt hậu mà còn vươn lên ngang bằng với các nước trong khu vực nói riêng và trên toàn thế giới nói chung thì nền kinh tế phải có một tốc độ phát triển nhanh chóng có thể ví như “thế rồng bay “ .Như vậy nhu cầu về vốn cho toàn bộ nền kinh tế luôn là vấn đề cần thiết đối vối Việt Nam bởi trong suốt quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa chúng ta đều phải thực hiện một số nhiệm vụ sau
-Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng của đất nước .Đó là điều kiện để tạo ra sự thuận lợi thúc đẩy cho tất cả các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển .Hơn nữa nó còn là điều kiện để tạo nên sự hấp dẫn thu hút các nguồn vốn trong nước cũng như ngoài nước tập trung đầu tư vào các ngành nghề của đất nước
Xây dựng một nền kinh tế cân đối hài hoà gữa các ngành các vùng phát triển đồng bộ từng bước rút ngắn và xoá bỏ dần khoảng cách giữa nông thôn -thanh thị ,vùng sâu ,vùng xa với đồng bằng .Đây là quá trình thực hiện mục tiêu công bằng xã hội của chúng ta
Không ngừng cải tiến và nâng cao trình độ của công nghệ kỹ thuật khoa học tiến bộ hơn góp phần phats huy tối đa cácnguồn lực ,tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng sẵn có và giúp cho toàn đất nước nói chung và doanh nghiẹep nói riêng ,vững vàng cạnh tranh với ngoài nước ngay trên thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường thế giới
Trong văn kiện đại hội VIIIđã chỉ ra rằng đến năm 2020Việt Nam phải hoàn thành nhiệm vụ công nnghiệp hoá ,hiện đại hoá ,cải biến nước ta từ một nước lạc hậu thành một nước côcg nghiệp :nông nghiệp chiếm 15đến 20%GDPcòn công nghiệp và dịch vụ chiếm 80 đến 85%GDP.Điều đó có nghĩa là phải thúc đẩy nhanh hơn tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng ,ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất ,bồi dưỡng phát triển nhân tài và nguồn lực của đất nước .Như vậy khẳng định rằng trong hiện tại và tương lai việc tập trung nguồn vốn đã đangvà sẽgiữ vai trò quyết định đối với sự nghiẹp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ,và thể hiện rõ nét ở vai trò của nó trong việc thúc đẩy các ngành kinh tế chủ đạo phát triển ,đạc biệt là những ngành công nghệp mũi nhọn hướng về xuất khẩu ,cũng như vai trò của nó trong việc đầu tư vào các vùng sâu vùng xa vùng cao để tạo sự phát triển cân đối giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với chính sách xã hội theo phương hướng xã hội chủ nghĩa
Theo các nhà khoa học đã tính toán rằng ,để tốc độ tăng trưởng GDPtrung bình hàng năm khoảng 8 đến 10% thì tổng vốn đầu tư phát triển xã hội phải đạt mức thấp nhất là 20 đến 35%GDP tư nay đến năm 2020
Do đó cuối cùng ta rút ra kết luận :Qúa trình tích luỹ vốn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển nền kinh tế nói chung và trong quá trình công nghiệp hoá nói .Nhịp công nghiệp hoá diễn ra nhanh hay chậm chính là do nguồn vốn quyết định .Bởi vậy chúng ta phải có phương pháp thu hút nguồn vốn càng nhiều càng tốt.
II/ con dường tích luỹ vốn của Việt Nam
1/Vốn trong nước
1.1/ Huy động vốn trong dân
Đây là nguồn lực quan trọng và chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng số vốn đầu tư cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước .Vốn trong dân chính là một lượng giá trị mới do lao động của con người sáng tạo ra được tích luỹ lại .Nó bao gồm hai nguồn chủ yếu
thứ nhất :Đó là tiền tích luỹ và tiết kiệm của dân .Nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động và tiết kiệm .Truyền thống đó không chỉ có trong lúc đất nước còn khó khăn mà nó vẫn tiếp tục phát huy trong những năm gần đây -khi đời sống đã được nâng lên . Người dân tư thành thị đến nông thôn chiếm mộy tỷ lệ đáng kể bước đầu “có của ăn của để “.Cán bộ công nhân viên chức tích luỹ một phần tiền lương và các khoản thu nhập khác .Người lao động thuộc cácthành phần kinh tế ngoài quốc doanh tích luỹ một phần tiền công lao động .Có gần 750000hộ cá thể tích luỹ một phần tiền cho tiêu dùng để làm ăn .Nguồn vốn tíh luỹ và tiết kiệm của dân tăng lên theo mức độ tăng trưởng của nền kinh tế
Thứ hai ,đó là nguồn tiền di chuyển từ nước ngoài vào trong nước ta .Nguồn này hình thành do các luồng tiền sau :
- Những người lao động hợp tác ở nước ngoài mang về
- Việt Kiều (nước ta có khôảng hai triệu việt kiều ) gửi về cho thân nhân trong nước mỗi năm khoảng 6000đéen 7000 tỷ đồng
-Cán bộ chuyên gia ,lưu học sinh và cộng đồng người Việt ở các trên thế giới gửi mang về
Theo dự tính của một số người ,nguồn vốn này có khoáng từ 14000đến 16000 tỷ đồng .Nó chiếm một tỉ lệ lớn (trên 60%) vốn trong dân
1.2/Huy động vốn từ nguồn tiết kiệm của nhà nước
Đây là phần còn lại tích luỹ sau tiêu dùng thường xuyên từ tổng thu thuế và phí . Muốn có nguồn tích luỹ cao thì chính phủ cần phải kiên quyết hơn trong việc giảm những chi phí xây dựng các trụ sở quá tốn kém các trang thiết bị xa hoa các phương tiện xe cộ lãng phí … để dành cho đầu tư phát triển .
1.3/ Từ nguồn vốn của các doanh nghiệp
Một là , bằng cách ttích tụ vốn :tức sự tăng thêm quy mô tư bản cá biệt (vốn cá biệt ) bằng việc biến một phần lợi nhuận thành vốn đầu tư phụ thêm vào chu kỳ sản xuất tiếp theo . Chẳng hạn :Doanh nghiệp A có số vốn là 1000 tỉ đồng ,sau mỗi chu kỳ kinh doanh thì doanh nghiệp lại trích lợi nhuận phụ vào là 100 tỷ đồng dẫn tới vốn đầu trong chu kỳ mới là 1100. Cứ thế vốn của doanh nghiệp A có quy mô ngày càng lớn .Tích tụ vốn là kết quả tất yếu của tích luỹ vốn .Mặt khác , trong quá trình tích lũy vốn của các doanh nghiệp còn xảy ra quá trình tập trung vốn .Các doanh nghiệp thực hiện phương pháp này để tập trung các nguồn vốn nhỏ của từng doanh nghiệp riêng rẽ hợp thành nguồn vốn lớn hơn . Hiện nay , nhà nước ta đang thực hiện biện pháp này, đó là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu quả hay với hiệu quả không cao , có nguy cơ bị phá sản thì nhà nước quyết định sáp nhập chúng vào với nhau hoặc cho sáp nhập vào các doanh nghiệp hiện đang có hiệu quả cao và ổn định. Bằng con đường tích luỹ này , chúng ta đã tạo ra được một lượng vốn tập trung cho các doanh nghiệp - yếu tiền đè để cạnh tranh với các đối tượng kinh doanh khác . Hơn nữa tập trung vốn còn được thực hiện bằng con đường tín dụng ,chính tín dụng lại làm tăng ưu thế của những doanh nghiệp có vốn lớn giành quyền chủ động sản xuất kinh doanh ,tăng sức cạnh tranh trên thị trường ,thôn tính vốn của doanh nghiệp cạnh tranh .
2/ Vốn từ nước ngoài .
Nguồn vốn này tuy không đóng vai trò quan trọng như nguồn vốn trong nước nhưng nó lại không thể thiều được trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước bởi vì nếu chỉ dựa vào nguồn vốn trong nước với tình hình Việt Nam hiện nay thu nhập của xã hội còn hạn chế thì sẽ không cung cấp đủ vốn cho nhu cầu của đất nước.
Thu hút nguồn vốn nước ngoài bằng các con đường sau:
- Mở rộng quan hệ ngoại giao hợp tác với nước ngoài để tăng cường được vốn đầu tư gián tiếp, viện trợ từ phía chính phủ nước ngoài, các tổ chức kinh tế quốc tế, tổ chức phi chính phủ.
- Ban ra các chính sách luật pháp phù hợp hấp dẫn, kích thích các tư nhân tập thể, tổ chức nước ngoài đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
- Thành lập và mở rộng hoạt động của thị trường chứng khoán: các doanh nghiệp cổ phần có thể làm tăng nguồn vốn của mình bằng cách phát hành thêm các cổ phiêú , trái phiếu công ty bán trên thị trường chứng khoán.
III/ Thực trạng của vấn để tích luỹ vốn ở Việt Nam.
1/ Tình hình huy động vốn từ 1991-1996.
Bắt đầu từ năm 1991 ngân hàng đã triển khai xây dựng đề án đào tạo cán bộ để thiết lập thị trường tài chính ở nước ta, đã xây dựng để án phát hành trái phiếu của ngân hàng thương mại, trái phiếu kho bạc, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu của cac công ty cổ phần tham gia và các hộ xúc tiến tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt với hình thức huy động vốn bằng kỳ phiếu ngân hàng có mục đích, đến năm 1992 số dư kỳ phiếu này là 533 tỷ đồng và tăng lên 2467 tỷ đồng vào năm 1993. Cũng trong giai đoạn này ngân hàng triển khai và khuyến khích mạnh mẽ và tiết kiệm gửi một nơi lấy nhiều nơi, giúp cho người gửi thuận lợi trong việc gửi và rút tiền nên số lượng vốn huy động được qua kênh ngân hàng tăng lên liên tục. Theo báo cáo của ngân hàng nhà nước thì năm 1993 tổng số vốn huy động của toàn ngành là 18055 tỷ đồng trong đó số tiền gửi tiết kiệm của dân củ là 2458 tỷ đồng, gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế là 5650 tỷ đồng huy động kỳ phiếu là 247 tỷ đồng
Trong 5 năm từ 1991 tới 1995 nguồn vốn huy động được trong xã hội tăng lên liên tục và ước tính nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 18 USD ( theo mặt bằng giá 1995) với đầu tư của nhà nước chiếm 43%, đầu tư nhân dân chiếm trên 30%, đầu tư nước ngoài là 27%.
Về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, năm 1993 có 800 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn là trên 7 tỷ USD trong đó đầu tư vào ngành công nghiệp chiềm khoản 35-40% . Đến hết năm 1996 chính phủ Việt Nam đã cấp giấy phép cho hơn 1633 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 28,4 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện trong 9 năm qua là khoảng 8 tỷ USD.
Tuy nhiên trong giai đoạn này chúng ta gặp phải một số khó khăn bởi sự tan rã của Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa khác. Điều đó đã làm mất đi một nguồn vốn lớn và một thị trường truyền thống rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến việc khai thác những nguồn lực trong nền kinh tế nước ta. Mặt khác cũng do tình hình sản xuất nước ta chưa ổn định, ngân sách nhà nước vẫn bội chi lớn, cơ chế quản lý cũ vẫn còn ảnh hưởng, lạm phát còn ở mức khá cao, cơ chế quản lý mới chưa hình thành đồng bộ, hệ thống các công cụ quản lý vĩ mô còn chưa hoàn thiện , nhiều mặt vẫn còn bị buông lỏng, vốn của nhà nước bị thất thoát dưới nhiều hình thức, đầu tư chưa đúng hướng còn tràn lan, tích tụ và tập trung từ nội địa thấp, một loạt cơ sở tín dụng đổ vỡ ở giai đoạn trước cùng với sự thiều hụt của đội ngũ cán bộ có kiến thức tài năng và đức độ am hiểu nền kinh tế thị trường tất cả điều này phải gây trở ngại cho hoạt động tích luỹ vốn của nước ta . Do đo mặc dù đã huy động được vồn tăng tương đối so với thời kỳ trước song các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng không những thiều gay gắt về vốn đầu tư mà còn thiều cả vốn kinh doanh từ 30 - 60% so với yêu cầu. Vấn đề này buộc nhà nước phải có một biện pháp mới tiếp theo để giải quyết.
2/Tình hình tích luỹ trong giai đoạn 1996 -2000.
Giai đoạn này ,ngành ngân hàng nói riêng và các cơ quan tài chính nói chung đã n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tích luỹ tư bản.DOC