Đề tài Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam

 Do sự tác động tổng hợp của nhiều nguyên nhân khác nhau, ngành du lịch thế giới- một ngành kinh tế được mệnh danh là: “ngành công nghiệp không khói” đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngày nay, nền kinh tế du lịch thế giới đã khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong nền kinh tế toàn cầu.

 Ở Việt Nam chúng ta, Du lịch cũng không ngừng được phát triển. Việt Nam được thế giới công nhận là nước tăng trưởng du lịch cao so với các nước trong khu vực và thế giới.

 Hiện nay, ngành du lịch đang là ngành kinh tế mũi nhọn trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Nó không chỉ mang lại lợi nhuận cho những nhà kinh doanh mà còn mang lại thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Bên cạnh đó nghành du lịch còn đóng vai trò quan trọng đối với việc giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, khơi dậy nét đặc sắc của mỗi vùng.

 Bảo tàng Dân tộc Việt Nam tuy mới thành lập(1997) nhưng đã khẳng định được vị thế của mình và trở thành bảo tàng có sức hấp dẫn nhất đối với du khách hiện nay.

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng du lịch của bảo tàng dân tộc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể khai thác nhiều hay ít. Trong bảo tàng không có tranh minh hoạ - Nếu cần minh chứng cho những sinh hoạt nào đó ở đây chỉ dùng hình ảnh hay băng ghi hình ghi lại cuộc sống thực của các dân tộc. Một quan điểm xuyên suốt là: trang trí thật đơn giản, không cầu kỳ để người xem có thể cảm thụ nhiều nhất cái hay cái đẹp, cái tinh tế của mỗi hiện vật rất bình dị đời thường là cách khác biệt của bảo tàng. Phần trưng bày thường xuyên của bảo tàng hiện nay chỉ trưng bày một số lượng hiện vật hạn chế: gần 700 hiện vật khối và 280 ảnh- Quan điểm chung là không tham đưa quá nhiều hiện vật vào các tủ trưng bày bởi sẽ gây cảm giác dư thừa hoặc khó tiếp cận được một cách tập trung. Phương pháp bố trí nội dung trong trưng bày của bảo tàng là kết hợp giữa cộng đồng ngôn ngữ và vùng lãnh thổ. Hầu hết hiện vật trưng bày là hiện vật gốc được lựa chọn chủ yếu phô bày trong 97 tủ kính lớn nhỏ khác nhau: có loại tủ một mặt, có loại bốn mặt, có tủ chứa nhiều hiện vật, có tủ chỉ đặt một vài ba hiện vật. Trong số đó, hơn 50 tủ có bài viết giới thiệu kèm theo. Mỗi hiện vật đều có phụ đề ghi rõ tên gọi hiện vật, đồng thời cho biết dân tộc và sứ sở sản sinh ra nó. Bảo tàng cũng sử dụng manơcanh, bản đồ, biểu đồ, sách, ảnh, phim, video, băng, âm thanh, một số mô hình và 33 panô trong trưng bày. Mặc dù diện tích không lớn nhưng trong nhà vẫn có một số điểm nhấn được trưng bày theo hình thức tái tạo về một tập tục hay một nét văn hoá nào đó. Người xem có thể hiểu được nội dung tái tạo không chỉ thông qua hệ thống hiện vật, mà còn có cả phim video nữa. Bảo tàng chủ trương tăng cường lời giải thích để phục vụ người xem. Hơn 100 bài viết trên panô và gắn với tủ kính hoặc với tái tạo đều cố gắng cung cấp những thông tin cần thiết và ảnh minh hoạ, nhiều panô có cả bản đồ. Tuy nhiên, do hạn chế về khuôn khổ nên phải viết dưới dạng ngắn gọn và cô đọng. Với mục đích phục vụ cả khách nước ngoài, các bài viết đó cũng như các phụ đề của hiện vật không chỉ dùng tiếng việt, mà còn in bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Vì vậy dù không cần thuyết minh người xem vẫn có thể hiểu được đáng kể về các phần, các từ, các hiện vật trưng bày. Bảo tàng cố gắng tìm các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong phương pháp thể hiện trưng bày như việc xử lý ánh sáng, dùng đèn chuyên dụng chiếu vào từng hiện vật làm nổi lên vẻ đẹp cần gây sự chú ý quan sát. Trong điều kiện hiện nay, bảo tàng đã lựa chọn phương án thông khí cho toàn bộ khu trưng bày. Từng tủ kính đều được lắp hệ thống thông khí để đảm bảo cho hiện vật không bị mốc. 2.3. Trưng bày ngoài trời Việt Nam là cái nôi của văn hoá các vùng miền. Văn hoá của các dân tộc ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng, với những sắc thái tộc người và vùng miền vừa có sự tương đồng, thống nhất, vừa có nét khác biệt nhau ít nhiều. Chính vì vậy việc xây dựng một bảo tàng dân tộc học có hai phần trưng bày trong nhà và ngoài trời là cần thiết và hợp lý. Trong khuôn khổ diện tích ngót 3,30 ha đất được nhà nước cung cấp, bảo tàng đã dành được 20 ha ở phía sau toà nhà trống đồng để xây dựng khu trưng bày ngoài trời rất có ý nghĩa và cần thiết không thể thiếu được đối với bảo tàng này. Nhờ có các trưng bày ngoài trời, việc giới thiệu về các dân tộc và văn hoá các dân tộc được tăng cường và mở rộng đáng kể nội dung cũng như hình thức, khắc phục được phần nào sự hạn chế do điều kiện trưng bày trong nhà quy định. Từ đầu thập niên 80 của thế kỷ vừa qua nhà bảo tàng học Phan Khanh đã có hy vọng: “ Bảo tàng Dân tộc học ngoài trời sẽ là những công trình văn hoá khoa học tổng hợp để bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, để nghiên cứu dân tộc học và văn hoá Việt Nam trên nhiều bình diện, đồng thời góp phần trực tiếp vào việc xây dựng nền văn hoá mới và con người mới xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. Khu trưng bày ngoài trời là một phần không thể thiếu được của bảo tàng dân tộc học, một trong những thế mạnh của bảo tàng này là tạo cho công chúng những không gian văn hoá tiệm cận với thực tế. Qua đó làm cho hiện vật trưng bày có sức hấp dẫn hơn và công chúng cảm thụ sâu sắc hơn về nền văn hoá mà họ đang được tận mắt xem và tìm hiểu. Nhưng do diện tích đất không rộng nên bảo tàng chỉ trưng bày ở khu ngoài trời các công trình kiến trúc nhà của các dân tộc: Nhà ở của người H’mông, kèm theo là chuồng ngựa lò rèn, máng nước. Nhà ở của người HàNhì Nhà ở, kho thóc và cối giã gạo dùng sức nước của người Dao. Nhà ở và cọn nước của người Tày. Nhà mồ của người GiaRai. Nhà mồ của người CơTu. Nhà Rông của người BaNa. Giàn nhạc cụ ống nứa vận hành bằng sức nước của người XơĐăng. Nhà ở của người ÊĐê Nhà ở của người Chăm Nhà ở của người Việt. Quả thật, so với nhu cầu của hoạt động bảo tàng cũng như mong muốn của chúng ta, rõ ràng là không gian nhỏ hẹp, trưng bày ít ỏi. So với nhiều bảo tàng ngoài trời trên thế giới: Bảo tàng Brivơđabá ở Latvia rộng 97 ha là Bảo tàng kiến trúc gỗ với 30.000 hiện vật, bảo tàng kiến trúc dân gian và lối sống ở Grudia 50 ha, bảo tàng làng Satulai ở Rumania có một trăm ngôi nhà nông dân với 11.000 hiện vật,.... Song ở nước ta hiện nay, điều kiện mới cho phép Bảo tàng dân tộc học Việt Nam xây dựng khu trưng bày ngoài trời nho nhỏ như vậy. Tuy không gian nhỏ hẹp, trưng bày ít ỏi, nhưng qua đó đã chuyển tải được đến công chúng không ít thông tin và tri thức về loại hình kiến trúc: có nhà ở, có nhà mồ, có nhà công cộng của làng, có nhà dựng bằng kỹ thuật gá lắp và chằng buộc, có nhà đã phát triển các hình thức dùng mộng. Trong khi người H’mông, người Hà Nhì, người Việt, người Chăm ở nhà trệt, thì người Êđê, người BaNa, người Tày ở nhà sàn, còn nhà của người Dao họ nửa sàn nửa trệt. Kiến trúc nhà người H’mông, Chăm, Tày,... thuộc dạng nhà bốn mái thì nhà người Êđê thuộc dạng hai mái. Mái lợp cũng nhiều kiểu cách. Nhà người H’mông dùng ván gỗ Pơmu, nhà người Tày dùng lá cọ, nhà người Việt và người Chăm lợp ngói, nhà người Hà Nhì, người Êđê, người BaNa lợp cỏ tranh, nhà người Dao lợp bằng lứa ống bổ đôi, nhà mồ nhóm Giarai Arát có mái nan đan cùng lợp cỏ tranh. Nhà mồ của người Cơtu có hình con trâu, trên có hình con rồng. Mỗi dân tộc có một tín ngưỡng thờ khác nhau, cách thức lợp không giống nhau. Cùng lợp ngói nhưng ngói nhà người Việt khác ngói nhà người Chăm. Tường nhà cũng đa dạng: có loại thủng bằng ván gỗ ( H’mông), hay bằng phên lứa (Dao, Êđê, BaNa), thậm chí còn đan theo lối cải nan tạo hoa văn rất đẹp (Tày), có loại xây gạch (Việt), có loại là đất nện (Hà Nhì), ... Về khía cạnh văn hoá xã hội có nhà của cư dân phụ hệ, có nhà của cư dân mẫu hệ, có nhà của tiểu gia đình, có nhà của đại gia đình. Bên cạnh các cư dân ở kiểu nhà tổng hợp: chỉ một ngôi nhà nhưng đa chức năng, có cư dân theo tập quán dựng riêng ra những ngôi nhà lớn nhỏ với các chức năng khác nhau. Điển hình như người Chăm: một hộ có tới năm ngôi nhà quây quần nhau... Các trưng bày ngoài trời được coi là những không gian văn hoá của các dân tộc, vừa nhằm giới thiệu cái vỏ kiến trúc, vừa để giới thiệu về sinh hoạt văn hoá gắn với nó. Các yếu tố văn hoá vật thể và phi vật thể liên quan cũng được giới thiệu tổng hợp bên trong mỗi ngôi nhà. Thực tế ở Việt Nam hầu như tộc người nào cũng không chỉ có một kiểu loại nhà cửa với các yếu tố văn hoá dân gian. Sự khác nhau giữa các vùng miền, nó có sự chuyển biến nhất định, thích ứng và phản ánh về điều kiện môi trường sinh thái, hoàn cảnh kinh tế. hoàn cảnh xã hội, quan hệ tộc người... Ví dụ, cùng một cộng đồng Tày nhưng nhà ở khu vực phía Đông khác với nhà ở khu vực phía Tây. Trong dân tộc Dao, có nơi ở nhà sàn, có nơi ở nhà trệt, có nơi ở nửa nhà sàn nửa nhà trệt. Cùng một dân tộc BaNa, nhà Rông có một số kiểu khác nhau với tên gọi phân biệt riêng, hình dáng nhà giữa các vùng Mang Giang, Kon Chơro, Kon Tum không hẳn giống nhau. Nhà mồ GiaRai cũng thế: ở nhóm ARát không giống nhóm Cror, nhóm Mthur. Nhà người Việt ở xứ Thanh do phải đối phó với gió bão gần biển nên thường thấp hơn nhà ở xứ Bắc, xứ Đoài,... Đó là chưa kể tới những khác biệt giữa nhà người nghèo với nhà người khá giả, nhà đông người với nhà ít người... Mỗi kiểu loại có nét riêng nhất định. Với diện tích còn hạn hẹp cho nên yêu cầu trong trưng bày của bảo tàng chỉ lựa chọn một số ngôi nhà điển hình để giới thiệu một phần nhỏ trong bức tranh vô cùng đa dạng và phong phú ấy của 54 dân tộc cũng như của từng dân tộc. Khu trưng bày ngoài trời thể hiện trưng bày về 11 tộc người (Việt, Tày, Hà Nhì. H’mông, Dao, BaNa, XơĐăng, Chăm, GiaRai, CơTu, Êđê) thuộc 6 nhóm ngôn ngữ (Việt- Mường, Tày- Thái, Tạng – Miến, H’mông- Dao, Môn- Khơme, Mãlai- Đa đảo). Có thể nói, mỗi ngôi nhà ví như một bảo tàng nhỏ, và đây cũng là điểm đặc thù của bảo tàng, khác với nhiều công viên văn hoá - du lịch. Bảo tàng dân tộc học Việt Nam đã không biến các ngôi nhà trưng bày ngoài trời thành kiốt hay quầy hàng lưu niệm. Như vậy là để giữ cho những trưng bày này đậm không khí bảo tàng dân tộc học, tập trung vào đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách, không làm phân tán và nhạt nhoà đi bản sắc văn hoá muốn truyền đạt đến người xem. Với mục tiêu bảo tồn di sản văn hoá, các nhà hay công trình trưng bày ngoài trời đều tôn trọng tính nguyên mẫu cả về vật liệu, kiểu dáng, bài trí, không gian bên ngoài ngôi nhà (Vườn, nơi nuôi gia súc....) ngay cả kỹ thuật xây dựng cũng nguyên mẫu và do những người thợ là người dân tộc xây dựng... Khu trưng bày ngoài trời của bảo tàng được triển khai dần từng bước trong 8 năm qua mỗi năm lại có thêm những công trình mới và những hoạt động mới, khu trưng bày này trở thành một điểm hấp dẫn đặc biệt của bảo tàng dân tộc học Việt Nam. 2.4 Phòng khám phá dành cho trẻ em. Bảo tàng chính là một dạng trường học, một thành tố không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, trong sự nghiệp trồng người. Với khối lượng trí thức đa dạng, những tài liệu khoa học phong phú, tin cậy và bằng trực quan sinh động, bảo tàng sẽ là một cơ sở vật chất tốt tham gia và nâng cao chất lượng tri thức, tình cảm, nhân cách người xem. Nhưng có một thực tế là mặc dù ở nước ta có khá nhiều bảo tàng nhưng không có một bảo tàng nào dành riêng cho trẻ thơ. Lâu nay bảo tàng vẫn quan tâm nhiều tới đối tượng người lớn, điều này lý giải tại sao trẻ em ít tự nguyện tới bảo tàng, chúng thường tới theo sự tổ chức của nhà trường. Với cách tham quan như vậy thì hiệu quả giáo dục rất thấp. Từ thực tế đó, ngay từ đầu bảo tàng đã nhìn nhận trẻ em như một lực lượng rất to lớn không thể vắng bóng trong hoạt động giáo dục của mình và bảo tàng không thể đứng ngoài sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Quan tâm và đầu tư cho trẻ em không chỉ là trách nhiệm góp phần cho sự nghiệp trồng người mà chính là dần dần từng bước tạo lên một lực lượng khách tham quan đông đảo, tự giác, thường xuyên và có chất lượng trong tương lai. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã xác định giáo dục trẻ em trở thành chiến lược lâu dài và liên tục. Bước đầu bảo tàng đã hợp tác với một số trường học để dần thay đổi cách thức các em tới bảo tàng, từ chỗ tổ chức một cách ồ ạt chuyển sang cách thức đưa các em tới bảo tàng với số lượng nhỏ hơn và thành nhiều đoàn, thời gian lâu hơn, xem kỹ hơn. Các nhân viên phòng giáo dục của bảo tàng trực tiếp liên hệ với phòng giáo dục ở các quận, huyện tổ chức cho học sinh tham quan học tập tại bảo tàng. Bảo tàng cũng tổ chức một số chương trình như: Tết trung thu cho trẻ em với chủ đề: “ Ngày hội văn hoá Việt Hàn, trưng bày tết trung thu Hàn quốc”, Chương trình “truyền thống dân gian của chúng ta”, mở các khoá học về phương pháp tiếp cận nhân học về tôn giáo, nghi lễ và ma thuật. Khoá học “Liên kết bảo tàng và cộng đồng” giảng viên là ông Amareswar Galla, giáo sư trường đại học Queensland (úc) đồng thời là phó chủ tịch hội đồng bảo tàng thế giới. Đã thu hút được 26 học viên đến từ những bảo tàng khác nhau và từ trường đại học văn hoá Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua bảo tàng dân tộc học đã tổ chức thành công nhiều cuộc trưng bày không thường xuyên: Trưng bày: “Cuộc sống đồng bằng sông Cửu Long: câu chuyện của 6 cộng đồng”, trình diễn “Ngày hội đèn đúc của các dân tộc Nùng, H’mông, Việt”, trưng bày “ 100 năm đám cưới Việt”, trưng bày “ Vũ điệu trên cát - ảnh lễ hội thổ dân Ôtraylia” trưng bày “Ngày hội tre trúc của các dân tộc ở tiểu vùng sông Mêkông”... trong đó một số buổi trình diễn có những nội dung dành cho trẻ em đã thu hút được hàng trăm học sinh cấp I, cả học sinh trường quốc tế đến tham gia và vui chơi. Với những thành công đó, bảo tàng tiếp tục xây dựng phòng khám phá dành cho trẻ em dưới 12 tuổi với mục đích tạo ra nhiều cuộc trưng bày nhỏ, giúp các em từng bước làm quen với kiến thức và hiện vật văn hoá dân tộc, kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo, khám phá của các em trên cơ sở những nội dung có tính giáo dục và thẩm mỹ cao. Nội dung phòng khám phá được xây dựng theo một vài chủ đề với cách chơi khác nhau để các em có quyền lựa chọn trò chơi theo ý muốn của mình, nhằm tạo ra nhiều hoạt động cho các em: như hộp khám phá về nghề dệt, kỹ thuật khắc và in tranh Đông Hồ, xếp các hình ngôi nhà trưng bày ngoài trời, nghe nhạc và nhận biết nhạc cụ dân tộc, lặn đồ chơi 12 con giáp,... Trẻ em cũng có phòng đọc cùng nhiều ấn phẩm khác. Phòng khám phá vừa học vừa mang tính giải trí, được thiết kế trưng bày hoàn chỉnh. Các bàn ghế đủ cho 20 đến 30 em ngồi vẽ, ánh sáng, đường đi được tính toán hợp lý, an toàn và mỗi em sẽ có diện tích 1,5 m2 cho các trò chơi khám phá của mình. Dư luận xã hội, nhất là từ phía nhà trường và gia đình đánh giá cao những chương trình giáo dục dành cho trẻ em. Họ coi đây là cách làm mới mẻ, thành công của Bảo tàng Dân tộc học. Nhìn vào số lượng các em nhỏ đến với bảo tàng để tham quan, đăng ký học tại các lớp học do bảo tàng tổ chức, chúng ta thấy rằng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã có một chiến lược thật đúng đắn, bảo tàng đã trở thành một trường học thú vị hấp dẫn, có các hoạt động đa dạng, sôi nổi và luôn thu hút người xem. 2.5. Các hoạt động trình diễn. Bảo tàng Dân tộc học luôn đặt mục tiêu trước mắt và lâu dài trong các hoạt động của mình là hướng tới sự đa dạng để có nhiều nội dung, nhiều sản phẩm và nhiều không gian văn hoá cho người xem. Hay nói theo quan điểm của chúng ta “Bảo tàng vị nhân sinh”. Xu thế ngày nay đặt ra cho sự nghiệp bảo tàng phải đổi mới, luôn tiếp cận được với hơi thở cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu dân trí, giao lưu khoa học, văn hoá, du lịch ngày càng cao của nhân dân, qua đó bảo tàng còn khẳng định được uy tín và vị thế của mình trong đời sống xã hội. Tuy còn non trẻ nhưng Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã khẳng định được mình và sớm có được vị trí riêng trong đời sống văn hoá ở thủ đô Hà Nội và cả nước. Với trên 1.134.858 lượt khách tham quan, trong đó 489.882 lượt khách quốc tế đến từ hơn 40 nước và vùng lãnh thổ, 634.976 lượt khách Việt Nam (tính đến ngày 23/9/2007). Bảo tàng luôn là địa chỉ thường xuyên cho sự lựa chọn của tất cả du khách trong và ngoài nước. Đến đây người xem luôn tìm thấy những bài học và tri thức quý giá về sự đa dạng của ngôn ngữ, văn hoá, tộc người, mối quan hệ tương đồng giữa văn hoá, lịch sử tộc người ở Việt Nam và các nước Đông Nam á . Truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc đã trở thành tài sản và sức mạnh chung của Việt Nam trong quá khứ và hiện tại. Hoạt động trình diễn luôn hướng tới sự đa dạng có nhiều nội dung, nhiều sản phẩm, mang lại nhiều không gian văn hoá cho người xem, là mục tiêu trước mắt và lâu dài của bảo tàng dân tộc học. Một trong những hoạt động mang tính đổi mới thành công và có ảnh hưởng xã hội rộng lớn - dựa trên kết quả của việc xây dựng và mở rộng mối quan hệ giữa Bảo tàng Dân tộc học với các cộng đồng là hoạt động trình diễn nằm trong chương trình: “ Truyền thống dân gian của chúng ta”. Tháng 12 năm 2007 trưng bày: “ Chúng tôi ăn rừng G.Condominas ở làng Sar Luk”. Liên hoan rối nước với sự tham gia của nhiều phường rối địa phương như: Nghĩa Hưng – Nam Định, Hồng Phong – Hải Phòng, Minh Tâm – Hải Phòng. Tháng 1 năm 2008 triển lãm ảnh Việt Nam 80 – 00; Thuyết trình: từ dân tộc học đến bảo tàng học. Tháng 2 năm 2008 triển lãm ảnh của dân làng Lai Xá; hoạt động vui xuân Mậu Tý. Tháng 3 năm 2008 thuyết trình: Sử thi, con người và văn hoá Tây Nguyên. Ngoài ra bảo tàng cũng thực hiện một số trưng bày chuyên đề khác: Chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh, sống trong bí tích – văn hoá công giáo đương đại Việt Nam... trong thời gian tới bảo tàng tiếp tục thực hiện chương trình, dự án: Chương trình cơ sở dữ liệu hiện vật và ảnh; dự án FSP (phát huy di sản bảo tàng Việt Nam), khoá mùa hè nghiên cứu và thực hành bảo tàng, nghiên cứu - sưu tầm về những tác động của đường 9; tham gia dự án tập huấn về phương pháp, kỹ năng và kỹ thuật làm phim cộng đồng... Tổ chức và xây dựng các hoạt động này cũng chính là cơ hội giúp người dân hiểu biết và trân trọng những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc. trình diễn giúp thế hệ trẻ hôm nay luôn thấy được sức sống văn hoá lâu bền và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, rung cảm trước những giá trị văn hoá hiện hữu ở những miền quê như một dòng chảy truyền thống không ngừng. Riêng đối với người nước ngoài thì trình diễn là cuộc hành trình ngắn nhất, có sức thu hút lớn nhất để họ hiểu biết văn hoá Việt Nam. Có thể nói, thành công lớn nhất qua trình diễn mang lại cho công chúng: Trình diễn luôn trở thành một nhu cầu, một sự quan tâm thường xuyên của người xem vì mỗi lần bảo tàng dân tộc học tổ chức với họ như một lần nhận thức, khám phá và phát hiện những điều mới lạ và mỗi lần đưa người xem trở về với lịch sử cội nguồn. Với việc tổ chức nghiên cứu và khai thác di sản văn hoá vật thể và phi vật thể còn tiềm ẩn và giàu tiềm năng tại làng quê trong các cộng đồng của các chủ thể văn hoá, phục vụ cho các hoạt động trình diễn là một quan điểm mới quan trọng của bảo tàng dân tộc học Việt Nam để bảo tàng luôn gắn liền và phản ánh cuộc sống đời thường mang đậm khuynh hướng dân dã. Nhờ đó mà nhịp sống của bảo tàng trở lên đa dạng, phong phú và hấp dẫn đối với công chúng. Bằng việc mời những người dân – những chủ thể văn hoá giữ vai trò quyết định trong hoạt động trình diễn, trực tiếp nói lên tiếng nói của mình, khắc phục tâm lý mặc cảm tự ti dân tộc, giao lưu với công chúng như một hoạt động quảng bá văn hoá sâu rộng, sẽ là những cơ hội giúp người dân nâng cao ý thức tự hào, sự bình đẳng văn hoá, bảo tồn và phát triển nhưng không làm mất bản sắc của mình. Đặc biệt với những sản phẩm thủ công truyền thống- một tiềm năng kinh tế to lớn của làng xã, qua trình diễn sẽ là dịp để người dân kích thích sự phục hồi sản xuất, vượt qua tình trạng tự cung, tự cấp, phát triển truyền thống cho thích ứng với cơ chế hàng hoá thị trường, tạo thêm việc làm nhằm tăng thêm thu nhập về kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, góp phần vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí ở các khu vực nông thôn và miền Núi.” Đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa tái sản xuất xã hội và tái sản xuất văn hoá. Qua đó góp phần khẳng định truyền thống là nguồn lợi vật chất có thể khai thác và sử dụng một cách tích cực có hiệu quả trong đời sống hiện tại”. (Nguyễn Văn Huy). Không những qua hoạt động trình diễn, con người - chủ thể còn tham gia vào hoạt động của bảo tàng dưới rất nhiều hình thức và sản phẩm khác nhau: cung cấp tư liệu hiện vật, xây dựng phim dân tộc học (khoảng 150 ảnh và 15 phim video), ghi âm các truyện kể và những tri thức bản địa liên quan đến việc khai thác, sử dụng môi trường và những biến đổi, biến động có liên quan đến lịch sử xã hội, văn hoá tại địa phương... Mục tiêu của bảo tàng là hướng tới khách tham quan, muốn thực hiện được mục tiêu đó thì không thể không tiến hành các hoạt động giới thiệu, quảng bá. Cuộc triển lãm ảnh của dân làng Lai Xá: “Người Lai Xá tự kể chuyện làng mình” đã giới thiệu các bức ảnh do chính những người dân làng chụp về cuộc sống đương đại ở một làng quê ven đô đang trong quá trình đô thị hoá - làng Lai Xá (Kim chung - Hoài Đức - Hà Tây). Có 7 người dân làng Lai Xá tham gia chính, họ đã chụp 80 cuộn phim, gần 2500 bức ảnh, chọn giới thiệu hơn 130 ảnh, cùng với những câu chuyện của người dân kể về làng mình, về những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với họ trong việc thích ứng với cuộc sống hiện tại. Bằng phương pháp photovoice, Bảo tàng mong muốn những người dân làng hiểu hơn về vai trò của họ trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong cuộc sống sôi động của ngày hôm nay. Triển lãm giúp cho thế hệ trẻ luôn thấy sức sống văn hoá lâu bền và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, biết rung cảm trước những giá trị văn hoá hiện hữu vẫn lặng lẽ trong những miền quê như một dòng chảy truyền thống nối tiếp không ngừng và hiểu thêm mỗi dân tộc có những cách khác nhau để sáng tạo và bảo lưu nền văn hoá riêng của họ. Các buổi trình diễn dù diễn ra ở trong nhà hay khu vực ngoài trời, dù trời nắng hay mưa, dù ban ngày hay tối... số lượng người xem luôn đông đảo và có chung một cảm nhận, một mong muốn: Bảo tàng Dân tộc học nên tiếp tục tổ chức thường xuyên các chương trình này – rất bổ ích và ấn tượng. Thời gian trình diễn nên kéo dài hơn, các dịch vụ phục vụ người xem tại bảo tàng cần được quan tâm hơn để người xem có thể dừng lại ở đây nhiều hơn, lâu hơn nữa. Không chỉ xuất phát ở ý tưởng mà còn xuất phát ở những quan điểm mang tính nguyên tắc: Triệt để khai thác di sản văn hoá dân gian từ làng xã, từ các cộng đồng của các chủ thể văn hoá và do chính chủ thể tự giới thiệu, tôn trọng các giá trị truyền thống, ít bị pha tạp và không bị chuyên nghiệp hoá. Chính hiệu quả của nguyên tắc này đã tạo nên sự hấp dẫn riêng cho trình diễn tại bảo tàng và từ đó tạo nên sự hấp dẫn riêng cho hoạt động này. Khai thác, nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hoá của 54 dân tộc anh em trên đất nước ta là tiềm năng to lớn, lâu dài cho các hoạt động trình diễn tại bảo tàng dân tộc học. Từ những chương trình trình diễn thường xuyên và chất lượng hơn cho nhiều đối tượng công chúng, bảo tàng dân tộc học cần phải tiếp tục đầu tư, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương, các cộng đồng, để bảo tàng thật sự trở thành ngôi nhà chung của các dân tộc. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã không ngừng duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài với UNESCO PARIS tại Việt Nam, uỷ ban UNESCO tại Việt Nam, hội văn nghệ dân gian Việt Nam, sở văn hoá thông tin các địa phương, câu lạc bộ thông tin các dòng họ, tổ chức CRAFT – LINK..., cục di sản văn hoá, sở giáo dục, UBND thành phố Hà Nội để tổ chức các chương trình trình diễn tại bảo tàng trong thời gian qua và xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài cho các hoạt động tiếp theo. Từ kết quả các hoạt động trình diễn đã khẳng định lợi thế và thế mạnh của loại hình Bảo tàng Dân tộc học là luôn gắn liền với đời sống các cộng đồng, đến tận các đơn vị, thôn, bản – nơi khởi nguồn và bảo lưu các truyền thống văn hoá. Với không gian nhiều chiều và rộng rãi của bảo tàng hiện tại và trong tương lai sẽ thật sự là một “Sân khấu lớn” cho việc tổ chức các hoạt động trình diễn về văn hoá các tộc người ở Việt Nam, của các nước ASEAN, và có thể cùng một lúc có nhiều chương trình phục vụ khách tham quan. Đây là sự kết hợp đảm bảo lợi ích cho cả hai bên: bảo tàng và du khách. Nhờ đó đã giúp bảo tàng phát huy được các thế mạnh của mình trong đời sống xã hội và tiếp thu được kinh nghiệm của các bảo tàng trên thế giới. 2.6. Trưng bày về ASEAN. Không chỉ dừng lại ở những thành công ban đầu mà trong thời gian gần nhất bảo tàng dân tộc học Việt Nam sẽ khánh thành đưa vào sử dụng phần trưng bày các nền văn hoá Đông Nam á với nội dung trưng bày: phần giới thiệu chung và 5 phần theo chủ đề: đồ vải, cuộc sống thường ngày, đời sống xã hội, nghệ thuật trình diễn, tín ngưỡng tôn giáo. Dựa trên nền tảng văn hoá hình thành từ cổ đại, thể hiện rõ sự đa dạng văn hoá ở vùng này mà hiếm thấy ở nơi khác trên thế giới. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã buộc các quốc gia phải xích lại gần nhau hợp tác cùng phát triển. Để nắm bắt kịp thời, nhân dân ta cần hiểu hơn về những người láng giềng của mình khi đang nhanh chóng thực hiện sự hợp tác toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, với các nước Đông Nam á. Những cuộc trưng bày của Bảo tàng Dân tộc học về văn hoá, cuộc sống của nhân dân các nước Đông Nam á sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí giúp hiểu biết hơn về những người láng giềng và đối tác của mình. Những yếu tố trên đã khẳng định tính tất yếu của sự phát triển du lịch văn hoá ở Việt Nam, là tiền đề cho sự phong phú và hấp dẫn khách du lịch. 2.7 Hợp tác quốc tế. Trong công tác của mình, Bảo tàng Dân tộc học rất chú trọng tới hoạt động quốc tế. Bảo tàng đã nhận được sự giúp đỡ tích cực và có hiệu quả của các chuyên gia từ bảo tàng con người Pháp, trên cơ sở hiệp định hợp tác khoa học và kỹ thuật song phương giữa hai nước. Phía Pháp đã tư vấn những quan niệm mới về bảo tàng, giúp đỡ và thiết kế nội thất, về tổ chức trưng bày, đồng thời đã cung cấp nhiều trang thiết bị hiện đại cho bảo tàng. Các chuyên gia Pháp mà tiêu biểu là bà Christine Hemmet – nhà dân tộc học và bà Véronique Dollfus – kiến trúc sư đã làm việc không biết mệt mỏi cùng các đồng nghiệp Việt Nam hơn 10 năm nay và họ đã cống hiến cho sự ra đời của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Nhờ đó đã đẩy mạnh việc giới thiệu truyền thống văn hoá của nước ta ra nướ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36792.doc
Tài liệu liên quan