LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I. Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH 2
I. Vai trò và vị trí của du lịch văn hoá trong sự phát triển của du lịch 2
II. Mối quan hệ giữa du lịch văn hoá với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá 6
Chương II. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội 9
I. Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội 9
II. Thực trạng du lịch văn hoá Hà Nội 21
Chương III. Kiến nghị một số giải pháp 25
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
29 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho đóng góp, bảo quản, vận chuyển.
c) Phát triển du lịch văn hoá góp phần mở rộng và củng cố các mối quan hệ quốc tế, tăng cường tình hữu nghị giữa các dân tộc, củng cố nền hoà bình thế giới. Thông qua sự giao lưu văn hoá giữa các vùng các quốc gia tạo sự thúc đẩy nền văn hoá thế giới phát triển.
d) Du lịch văn hoá phát triển giúp cho các quốc gia giảm bớt sự căng thẳng của các trung tâm đô thị hoá cho công nghiệp mang lại, giảm bớt sự ô nhiễm môi trường trong đô thị.
e) Sự phát triển du lịch văn hoá có ý nghĩa lớn đối với việc góp phần khai thác bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường tự nhiên xã hội, trong quá trình CNH-HĐH.
h) Du lịch văn hoá là một loại hình có thể phát triển quanh năm, đó là một lợi thế lớn cho các nhà kinh doanh du lịch bởi vì họ sẽ tiết kiệm được chi phí về cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo chất lượng phục vụ và chất lượng đội ngũ lao động tuỳ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng địa điểm du lịch mà sự phát triển du lịch nói chung và cụ thể là sự phát triển du lịch văn hoá sẽ tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế từng vùng - đất nước du lịch.
Chương II. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội
I. Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá ở Hà Nội
1. Tài nguyên du lịch văn hoá
Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hiến. Cuộc đấu tranh trường kỳ của dân tộc trong lịch sử giữ nước là truyền thống điểm tựa vững chắc cho du lịch văn hoá. Đất nước với những chiến công hiển hách từ chống giặc phương Bắc (Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh...). Những kỳ tích hào hùng qua cuộc kháng chiến chống Pháp (80 năm), Mỹ (21 năm) Việt Nam đã trở thành "lương tâm thời đại".
Do những chiến công mà mỗi mảnh đất, mỗi con sông, ngọn núi đều trở thành huyền thoại.
Hà Nội ngàn xưa, chiếc nôi hồng lịch sử, trái tim thiêng liêng của đất nước, mảnh đất "Thăng Long".
Hà Nội là một trong những thành phố đẹp của châu á. Trên thế giới có nhiều thành phố đẹp, mỗi thành phố có một vẻ đẹp riêng và mang theo mình những dấu ấn lịch sử khác nhau. Nhưng không phải thành phố nào cũng đẹp, cũng sang, cũng đồ sộ nguy nga và thu hút lòng người.
Cái đẹp của thành phố khác với cái đẹp của con người hay của thiên nhiên. Thành phố đẹp cơ bản là do con người tạo ra. Tuy nhiên cùng có những chỗ giống nhau ở điểm xuất phát do "trời phú" cho nữa, nói theo nghĩa bóng. Hà Nội cũng đã có một vị trí thuận lợi cảnh sắc thiên nhiên phong phú.
* Hà Nội - đặc điểm về vị trí địa lý, địa thế
Hà Nội nằm ở trung tâm bắc bộ giữa vùng đồng bằng phù sa châu thổ sông Hồng, nổi tiếng là trù phú với diện tích 920,5 km2. Trong đó nội thành có diện tích 40 km2, ngoại thành có diện tích 880,5 km2.
Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà Nội đã sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ một nghìn năm nay Hà Nội đã được ông cha ta chọn làm thủ đô. Trong "chiếu dời đô" của Lý Công Uẩn viết vào năm Canh Tuất (1010) đã nhận xét về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) như sau: "... Thành Đại La nằm ở trung tâm của trời đất có các hình thể như hổ phục rồng chầu đúng các vị trí bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trước mặt và sau lưng đều có sự thuận tiện của sông núi. Đất ấy rộng mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm, ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh, đông vui. Xem khắp đất Việt, đó là chỗ danh thắng, thật là đô hội trọng yếu để bốn phương sum họp và là đô thành bậc nhất đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời...".
Từ đó đến nay Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của cả nước. Đây cũng chính là tiềm năng cho Hà Nội trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của nước ta.
* Hà Nội - vị trí đầu mối giao thông quan trọng
Với vị trí trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và với vị trí thuận lợi trung tâm châu thổ Bắc Bộ, Hà Nội đã trở thành trung tâm đầu mối các hệ thống mạng lưới giao thông: đường bộ, đường sắt, đường không từ Hà Nội toả đi các miền của đất nước, còn nối tiếp nước ta với các nước láng giềng và thế giới.
Do đầu mối giao thông quan trọng như vậy, khách du lịch quốc tế có thể từ tuyến đường không, qua cửa khẩu Nội Bài và dừng chân ở Hà Nội để lựa chọn các phương tiện giao thông phù hợp với các chương trình hấp dẫn của chuyến đi.
Trong vòng bán kính xấp xỉ 60-80 km, khách du lịch có thể đến đền Hùng, Tam Đảo (Vĩnh Phú), Hồ Đại Nải, Ba Vì, các làng quan họ ở Hà Bắc, Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), Hoa Lư - Cúc Phương - Nhà thờ đá Ninh Bình...
- Trong vòng bán kính xấp xỉ 100 km khách có thể đến thăm cảng Hải Phòng, hải đảo Cát Bà, vịnh Hạ Long nổi tiếng...
Tính đến năm 2000 thủ đô Hà Nội đã có 201 di tích. Mật độ di tích của Hà Nội thuộc loại cao nhất cả nước (0,24 di tích trên 1 km2). Nhiều quận, huyện có từ 25 - 50 di tích lịch sử, văn hoá, các danh thắng đã được xếp hạng. Các di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội:
- Chùa Một Cột: Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. Được dựng năm 1049 chùa có tên là Diên Hựu, nghĩa là phúc ấm dài lâu. Tương truyền vua Lý Thái Tông nằm mộng được Phật bà dắt lên trà san ngự toạ quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây dựng ngôi chùa như bông hoa sen nở trên mặt nước để cho cầu phúc.
Sự độc đáo của kiến trúc chùa một cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20 m. ở đây, có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ.
Khối kiến trúc được phụ trở bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh tịch.
- Chùa Kim Liên: Chùa Kim Liên (bông sen Vàng) nằm trên một doi đất bằng phẳng trong lòng Nghi Tàm, xã Quảng An, huyện Từ Liêm - Hà Nội. Bao quanh đất chùa là gương nước Hồ Tây trong xanh. Có lẽ, do bắt nguồn từ một cung điện nên phong cách kiến trúc tam quan chùa Kim Liên đượm dáng vẻ cung đình. Đây là một loại hình kiến trúc gỗ đặc sắc và quý hiếm trong kiến trúc chùa chiền ở nước ta. Trong chùa có rất nhiều tượng đẹp, nổi tiếng nhất là pho Quan Âm Thiên phủ ngang hàng với những pho có giá trị nghệ thuật cao ở nước ta... Chùa Kim Liên được coi là ngôi chùa đẹp nhất Hà Nội.
- Chùa Trấn Quốc: Có thể coi đây là ngôi chùa vào loại cổ nhất nước ta, vì tương truyền là có từ thời Lý Nam Đế (544-548). Chùa còn giữ được lối kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa, phía trước là nhà Bắc Đường, rồi đến nhà Tam Bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang thập điện và gác chuông. Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng. Chùa cũng có nhiều bia, cổ nhất là tấm bia dựng năm 1639 do trạng nguyên Nguyễn Xuân Chinh soạn, nội dung ghi lại lịch sử xây dựng chùa.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 để làm nơi biểu dương cho Nho giáo. Sáu năm sau (1076) xây nhà Quốc Tử giám ở kề sát Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong cả nước. Ngày nay, ở đây được dùng làm nơi trưng bày chuyên đề về cổ sử của Thủ Đô.
Du khách tới đây không chỉ tiếp xúc với một di tích văn hoá giáo dục có đủ 900 tuổi mà còn được giới thiệu thêm về lịch sử hình thành của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.
- Di tích thành cổ Hà Nội: Thăng Long là kinh đô từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã xây thành trải qua các đời Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn đều sử dụng thành này. Năm 1803, vua Gia Long nhà Nguyễn cho lệnh phá thành này, xây thành mới. Do đó, vị trí thành Thăng Long từ đời Lý (thế kỷ 11) đến đầu nhà Nguyễn (thế kỷ 19) đến nay chưa thể nói chính xác ở nơi nào.
Còn thành nhà Nguyễn thì tuy nay không còn nhưng các bản đồ cổ vẫn còn và có thể nhận ra địa giới. "Địa giới phía Bắc là đường Phan Đình Phùng, phía Đông là đường Phùng Hưng, phía Tây là đường Hùng Vương bây giờ".
Thành cổ đã bị thực dân Pháp phá huỷ từ năm 1894 đến năm 1897. Ngày nay chỉ còn lại một di tích đáng kể là thềm điện Kính Thiên.
- Cột cờ Hà Nội: Đây là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc khu vực thành cổ Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá huỷ do thực dân Pháp tiến hành trong ba năm 1894-1897.
Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu bát giác cao 3m có 8 cửa sổ tương ứng với 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn đường kính 40 cm cao đến đỉnh lầu là chỗ để cắm cán cờ cao 8m. Như vậy toàn bộ cột cờ bao gồm 3 tầng, đế cao gần 20cm và thân cao khoảng 40cm, là một cao điểm đáng kể ở nội thành thủ đô Hà Nội.
- Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn: Đây là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội. Hồ Gươm ở giữa Hà Nội, nơi đã từng gắn với bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc từ ngàn xưa để lại. Hồ Gươm là niềm tự hào không những của người Hà Nội mà của cả đồng bào ta. Nói đến Việt Nam thì phải nói đến Hà Nội mà nói đến Hà Nội hẳn không ai không nhắc đến Hồ Gươm. Ngày nay cùng với sự đi lên của đất nước, Hồ Gươm dù được nhà nước chú ý đến nhiều. Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc đã được sửa sang tu bổ, song không bao giờ Hồ Gươm mất đi nét cổ kính, tâm linh trong lòng người Hà Nội.
Những ngày ở Hà Nội, du khách có thể tới thăm các viện bảo tàng để tìm hiểu chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Gần trung tâm Hà Nội là Viện Bảo tàng lịch sử. Đi ngược dòng thời gian, bảo tàng trưng bày những hiện vật quý như cây cọc Bạch Đằng, trống đồng Ngọc Lũ... tiêu biểu cho quá trình tiến hoá của dân tộc Việt Nam qua lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước. Bên cạnh Viện Bảo tàng Lịch sử là viện Bảo tàng Cách mạng, tại đây trưng bày nhiều hiện vật quý, tái hiện lịch sử đấu tranh hàng trăm năm của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược.
Đặc biệt là Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, được xây dựng xong vào năm 1990. Nơi đây đã trưng bày nhiều hiện vật gắn liền với thân thế và sự nghiệp hoạt động của Bác Hồ. Hà Nội còn các khu vui chơi, giải trí như công viên, vườn hoa, vườn bách thú... đều là những nơi hấp dẫn khách du lịch.
Kiến trúc của Hà Nội cũng đặc sắc và rất đa dạng. ở Việt Nam, ngoài Hội An ra chỉ có Hà Nội là còn giữ được một khu phố cổ.
Nói về độ giới không gian. Khu phố cổ thì có thể coi đó là một hình tam giác, có đỉnh là phố hàng Than, cạnh phía Đông là đi sông Hồng, cạnh phía Tây là các phố Hàng Cót, Hàng Điếu, Hàng Da, còn đáy là trục Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ. Tại khu phố này, cho tới trước khi người Pháp tới đều chung một dáng dấp: Các phố chi chít ngang dọc kiểu bàn cờ, phần lớn mang tên gọi của các mặt hàng sản xuất hay kinh doanh tại nơi đó: Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Bồ... Tất cả các ngôi nhà ở hai bên đường đều theo kiểu "nhà ống". Nhà như một cái ống, bề ngang hẹp, chiều dài sâu, có khi thông ra một ngõ khác, phố khác. Bố cục thường là như sau: Gian ngoài là chỗ bán hàng hoặc làm hàng tiếp đó là một khoảng sân lộ thiên để lấy ánh sáng. Trên sân có bể cạn (trong đó có hòn Nam Bộ, cá vàng để thu gọn thiên nhiên vào căn nhà). Gian trong mới là nơi ăn ở, và tiếp đó là khu phụ. Đa số là nhà một tầng, lợp bằng những viên ngói nhỏ nhắn với hai bức tường hồi vượt cao lên khỏi mái, xây giật cấp như những bậc thang và đầu nóc là hai trụ đất dấu vết đặc trưng. Cũng có một số nhà xây thêm tầng gác nhưng thấp và không mấy khi trổ cửa sổ nếu có thì rất nhỏ (vì luật lệ cấm dân không được đứng cao hơn vai kiệu của các vua quan đi trên đường).
Cái hấp dẫn của khu phố ở Hà Nội chính là ở sự tổng thể do con người xưa đã sắp đặt thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít gắn bó, kề tựa nhau mà tồn tại, sinh sôi...
Bên cạnh các nhà ống, còn phải kể tới những đình chùa, đền miếu rải rác trong nhiều đường phố. Những công trình này trước hết là nơi thờ tự của các làng thôn, phường cũ, như đình Nhân Nội, 33 phố Bát Đàn là đình của làng cùng tên mà nay phố Bát Đàn là một bộ phận, Đình Đông Mông, số 8 Hàng Cân là đình làng Hữu Đông Môn, đền Thuật Mỹ 64 Hàng Quạt, chùa Huyền Thuyên ở số 4 Hàng Khoai, đền Yên Thuận ở 25 Hàng Than đều lấy tên làng làm tên đền chùa. Một số công trình tôn giáo tín ngưỡng còn phản ảnh một số gốc gác của một số bộ phận dân cư Thăng Long vốn là từ nhiều miền quê Đông Nam, Đoài, Bắc.
Họ ở các tỉnh khác di cư về Thăng Long - Hà Nội làm ăn sinh sống rồi lập đình đền thờ vọng về quê hương như đình Trúc Lâm 40 Hàng Hành là của dân các làng Chàm trên Chàm dưới (Hải Hưng) làm nghề giầy da lập nên, hay như đình Hoa Lộc ở 90 Hàng Đào là của dân phường nhuộm màu ở Đao Loan (Hải Hưng) dựng ra Đình Tú Đình 2A ngõ Yên Thái là nơi thờ ông tổ nghề thêu, của dân làng thêu Quất Động (Hà Tây).
Mặt khác, sự tồn tại các đình miếu này còn là bằng chứng của tâm linh người Hà Nội cũ. Bên cạnh sự hoà đồng với tự nhiên và cộng đồng xã hội, người Thăng Long Hà Nội còn luôn luôn tìm cách hoà đồng với một thế giới tâm linh vì cùng với một không gian đô thị vật chất còn tồn tại một không gian đô thị huyền thoại và thiêng liêng, ở đó có thể giao hoà cùng quá khứ và tìm được cũng ở đó một nguồn sinh lực tiềm ẩn.
Ngày nay, mặc dù qua các biến động lịch sử, qua sự thích ứng với đời sống xã hội, khu phố cổ có biến động nơi ít, nơi nhiều, song bóng dáng của thời xưa vẫn còn lưu lại ở dăm căn nhà này, ở vài đoạn phố kia và đặc biệt ở cái không gian văn hoá vẫn đậm đà màu sắc cổ truyền. Cho nên khu phố cổ Hà Nội với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn, thanh tú, những con đường hẹp lòng nhưng ấm áp người đi lại, lại còn cả những không gian cây xanh mướt và ngọt ngào hương hoa nữa... tất cả làm nên một vẻ đẹp đô thị cổ mà chỉ có thành phố Hà Nội mới có.
Bên cạnh khu phố cổ là những khu phố kiến trúc theo kiểu Pháp. Khi Hà Nội rơi vào tay thực dân Pháp năm 1882, người Pháp đã "cấy" vào mảnh đất này nền kiến trúc và mẫu đô thị của riêng họ. Những hình ảnh thanh nhã của kiến trúc đô thị Pháp đã góp phần làm giàu di sản kiến trúc Hà Nội và là điều gây ấn tượng rất nhiều với khách nước ngoài. Giáo sư Brahm Wiesman ở Trường đại học Tổng hợp Bristich (Canada) đã nói: "Các bạn đang có một Hà Nội mang dáng dấp Pháp, đó là điều không có ở một thành phố nào khác ở châu á. Một trong những vấn đề đặt ra cho chính sách phát triển đô thị như Hà Nội là làm sao có thể duy trì và bảo tồn được các dáng dấp Pháp của nó" (Báo nhân dân chủ nhật số Xuân 94).
"Khu phố Tây" là tên quen dùng để chỉ bộ phận khu phố ở phía Nam quận Hoàn Kiếm (từ Hồ Gươm trở xuống phía Nam) và một bộ phận quận Ba Đình (từ Cửa Nam về phía tây thành phố tới công viên Bách Thảo), và cũng có một hàm ý phân biệt với "khu phố tả" là các khu phố thuần nhất Việt Nam mà tiêu biểu là khu phố cổ "36 phố phường". Các khu phố xây dựng vào thời thuộc Pháp ở Hà Nội được hình thành chủ yếu trong nửa đầu thế kỷ 20, đã góp phần làm phong phú thêm khung cảnh kiến trúc của thủ đô ta. Với mạng lưới đường phố kiểu ô cờ, các đại lộ khang trang có đường cho xe, có hè đi bộ, cây che bóng mát, đèn điện và một số thiết bị kỹ thuật khác (cấp thoát nước...). Cách xây dựng đô thị theo kiểu châu Âu, với đường phố hoàn chỉnh, nhà cửa ngang hàng thẳng lối... là điều mới mẻ đối với đô thị Việt Nam khi đó vốn được hình thành từ thời phong kiến, xây dựng tự phát, phố xá nhỏ hẹp, quanh co.
Kiến trúc cổ điển châu Âu với một số cách tân thích hợp, khéo vận dụng vào những công trình mới ở những địa điểm phù hợp đã có sức hấp dẫn đáng kể như trường hợp trung tâm du lịch Bờ Hồ. Trong việc cải tạo và nâng cấp khách sạn Metropole (1901), các kiến trúc sư đã có ý thức chắt lọc và lưu giữ nhiều nét kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ này là một thí dụ tốt cho việc cải tạo và nâng cấp các công trình trong khu phố xây dựng thời thuộc Pháp. Cũng theo tinh thần đó, việc sửa chữa một số công thự và biệt thự cho các nhu cầu làm việc hoặc nhà ở của nhiều sứ quán, trụ sở của một số ngân hàng ở Bờ Hồ và trên phố Tràng Thi... đã gây ấn tượng tốt đẹp cho những người yêu mến vẻ đẹp kiến trúc thanh nhã của khu phố này.
Song, có lẽ Hà Nội là thủ đô duy nhất trên thế giới có được một điều kỳ diệu, đó là các làng Ngọc Hà, Nghi Tàm, Phương Liên, Thanh Nhàn, Trung Tự... với dáng dấp của các làng nông thôn vẫn còn đang giữ được nhịp thể giữa lòng thành phố. Nhà - vườn cây - ao cá trong cấu trúc làng Việt Nam đã luôn là một đơn vị cân bằng sinh thái cho môi trường sống của con người. Những đơn vị này liên hệ với nhau thông qua một hệ thống đường nhỏ trên đó điểm xuyết các công trình công cộng phục vụ cho làng cây đa, miếu thờ, đình chùa yên tĩnh và sạch sẽ đối lập với cái ồn ào xô bồ của nơi đô thị. Nói theo cách nói á Đông thì cấu trúc Hà Nội có cả Âm - Dương. Đó là làng và đô thị.
Thêm vào đó, nhiều làng quên Hà Nội vẫn còn giữ được nghề truyền thống từ xưa như: làng sứ gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xá, làng hoa Ngọc Hà... nếu những làng nghề này tiếp tục được giữ gìn và phát huy thì có khả năng trở thành tuyến du lịch văn hoá Hà Nội cho du khách. Đây cũng là tiềm năng độc đáo cần được nghiên cứu khai thác để thu hút khách du lịch.
* Các đối tượng văn hoá dân tộc
Các hoạt động văn hoá văn nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với du lịch: Tiềm năng văn hoá văn nghệ của Hà Nội phục vụ cho mục đích du lịch thực hiện rõ nhất qua hoạt động và sinh hoạt văn hoá dân gian. Địa bàn Hà Nội chủ yếu là người Kinh sinh sống. Người Kinh có các sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian phong phú thể hiện rõ nhất qua các hoạt động lễ hội. Trong những ngày hội này, du khách sẽ được tiếp xúc với nền văn hoá dân tộc độc đáo của Việt Nam, sẽ được sống lại những ngày tháng hào hùng của lịch sử dân tộc. Một nét đặc biệt nữa là đa số các ngày lễ hội của người Kinh đều diễn ra vào dịp đầu năm mới cho đến hết tháng Giêng. Các lễ hội được biểu hiện thành lịch dưới đây. Dựa vào đó những người làm công tác du lịch có thể quảng cáo, mời chào khách và lập kế hoạch đón tiếp khách du lịch cho sát thực.
Lễ hội ở Hà Nội (tính theo âm lịch)
Ngày tháng
Tên lễ hội - đặc điểm
Nội dung - nghi thức
Tháng Giêng
1/1
Tết Nguyên đán
Tết đầu năm, lễ hội lớn nhất chung cho cả cộng đồng người Việt. Đây là thời gian đoàn tụ gia đình, bàn về dòng họ, tưởng nhớ tổ tiên
1-3/1
Khai bút, đi thăm đi mừng
Mùng 1 Tết ở nhà cha, mồng 2 ở nhà mẹ, mồng 3 nhà thày.
4-6/1
Hội vật Mai Động xã Mai Động - Hai Bà Trưng
Thờ bà Lê Chân và ông Tam Trinh, ông tổ nghề vật, mở lò dạy vật tại làng. Lễ diễn lại cuộc thi vật để tuyển quân của bà Lê Chân, chọi gà, cờ tướng.
4-7/1
Hội Sài Đồng huyện Gia Lâm
Cầu mùa, chơi trò giả trang
5/1
Hội trận Đống Đa, quận Đống Đa
Kỷ niệm chiến thắng 20 vạn quân Thanh của vua Quang Trung 1789 ở gò Đống Đa. Chùa Bộc: nơi thờ Quan Trung. Đình Khương Thượng: Tế nước
6/1
Hội Gióng Sóc Sơn, huyện Đông Anh
Thờ Thánh Gióng, thổ thần, sơn thần. Mồng 6: lễ dâng hương. Mồng 7 chính hội: lễ rước dâng hoa cướp lộc. Mồng 8: Chọi gà, cờ tướng, đánh đàn hát ca trù.
10-12/1
Hội làng Triều Khúc xã Tân Triều - Huyện Thanh Trì
Thờ Phùng Hưng - thế kỷ 18, kỷ niệm lên ngôi, tế thần, chạy cờ duyệt quân đấu vật, đánh đu, múa lân, rồng.
Tháng Hai
5/2
Hội làng Nhân - Quận Hai Bà
3/2 mở cửa đền; 5/2 lễ tắm tượng, thờ Hai Bà Trưng. Múa đè cờ hoa, hát chèo
Tháng Ba
3/3
Hội Tết bánh trôi
7-8/3
Hội chùa Láng, xã Yên Lăng, huyện Từ Liêm
Thờ Từ Đạo Hạnh
15-17/3
Hội đền Ninh Xá - Ninh Sở, Thanh Trì
Thờ 2 công chúa con vua Lý Nhân Tông
23/3
Hội làng Lệ Mật xã Việt Hưng - Gia Lâm
Thờ chàng trai họ Hoàng có công cứu công chúa bị Giao Long nhốt. Diễn lại sự tích đánh nhau với Giao Long.
Tháng Tư
8/4
Lễ phật Đản
9/4
Hội Gióng phù Đổng - Đông Anh
Thờ Thánh Gióng, lễ rước cỗ chay, rước ngựa. Hội trận lớn. Gióng đánh giặc Ân bằng múa cờ, múa rối nước
Tháng Năm
5/5
Tết Đoan Ngọ
Ăn hoa quả, giết sâu bọ
13/5
Hội Vĩnh Ninh - xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì
Thờ Nàng Tía. Diễn đánh trận giả
15/5
Hội đền Chèm
Thờ Lý Ông Trọng, rước và tắm giữa sông Hồng.
Tháng Tám
15/8
Hội rằm Trung Thu
Trẻ em được rước đèn hình trăng ngôi sao, loài vật, được ăn bánh nướng, bánh dẻo
Tháng Chạp
23/12
Tết Táo Quân
Cúng cá chép để ông Táo lên chầu Trời
24-30/12
Chợ hoa tết Hàng Lược
Bán các loại hoa để cắm ngày Tết
30/12
Chuẩn bị giao thừa
Cúng gia tiên. Đêm: lễ Trừ tịch. Giao thừa: Cúng giao thừa. Đi hái lộc: Đình chùa đều mở cửa.
Bên cạnh đó Hà Nội còn có những ưu thế về âm nhạc, các loại nhạc cụ dân tộc rất phát triển làm phong phú thêm các thể loại sân khấu ở các rạp hát Hà Nội, du khách sẽ được thưởng thức nghệ thuật chèo. Đây là một loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, và chỉ có riêng ở Việt Nam không chỉ người dân Việt Nam mà có rất nhiều khách quốc tế đều yêu thích nghệ thuật chèo. Ngoài ra với việc duy trì và phát triển hát chầu văn đã gây hứng thú cho rất nhiều người trong và ngoài nước. Đặc biệt trong các thể loại nghệ thuật thì múa rối nước là một thành công lớn mang tính cách dân tộc rõ nét. Với các kịch bản gắn liền với quá trình lịch sử dân tộc, cuộc sống, sản xuất đời thường làm cho du khách hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam.
Hà Nội là thủ đô lâu đời, đất "ngàn năm văn vật" trung tâm văn hoá xã hội của Việt Nam, sự hội tụ văn hoá qua cuộc sống, lại được chắt lọc phát huy và nâng cao tạo ra một phong cảnh văn hoá riêng của người "Tràng An". Một nếp sống văn hoá thanh lịch rất hấp dẫn khách quốc tế và luôn là niềm tự hào của người Hà Nội.
"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"
Người Hà Nội đã tạo ra một mối sinh hoạt văn hoá thân thiện, cởi mở, lịch sử, giỏi làm, sành ăn, sành mặc...
Các quán ăn ở Hà Nội luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch với đủ các món ăn đặc sản Tây, Tàu, Việt với phong vị rất Hà Nội, kể cả những món ăn cổ truyền, gạo Tám, rau húng Láng, cá rô Đầm Sét, cá chép Hồ Tây, chim sâm cầm, chả cá Lã Vọng...
Việc nấu ăn của người Hà Nội đã trở thành nghệ thuật tiêu biểu cho cả nước. Văn hoá ẩm thực với những món ăn nổi tiếng đã đi vào lòng người như phở, không ở đâu có được.
Năm cửa ô Hà Nội đã và đang tiếp tục mở rộng. Những con đường lớn mở ra nhiều ngả..., sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đang sẵn sàng đón tiếp bạn bè năm châu, bốn biển, hạ cố thăm một vùng đất đầy huyền thoại.
2. Nguồn lao động:
Một điều khẳng định rằng: Chính lực lượng cán bộ và nhân viên là yếu tố quyết định đối với mọi sự thành công hay thất bại của các hoạt động kinh doanh nói chung và du lịch nói riêng. Đây là yếu tố đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững cho ngành du lịch.
Tổng số lao động trực tiếp kinh doanh du lịch của Hà Nội đến tháng 9 năm 2000 là 24000 người trong đó số người đã qua đào tạo là >3000 người, tỷ lệ được đào tạo 14% bình quân 1 lao động tạo ra được mức doanh thu năm...... là..... triệu đồng số lao động bình quân một phòng khách sạn là 1,65 và 1 phòng nhà khách là 1,32.
Số lượng lao động trong các đại lý và công ty du lịch chưa có con số thống kê đầy đủ song về trình độ lao động hầu như không có nghiệp vụ chuyên môn về du lịch, chủ yếu tốt nghiệp từ các trường đại học, các chuyên ngành khác ngoài du lịch. Vì vậy đã gặp một số hạn chế như sau:
- Thông tin quảng cáo thu hút khách chưa tốt.
- Chưa liên kết tận dụng hết cơ sở vật chất kỹ thuật trên địa bàn thủ đô dẫn tới tình trạng nơi thừa, nơi thiếu.
- Chưa tổ chức được các chuyến du lịch hấp dẫn.
Đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các khách sạn, nhà khách thì hầu hết giám đốc đã có trình độ Đại học, có nghiệp vụ quản lý kinh tế. Một số đã được đào tạo qua lớp giám đốc khách sạn. Tuy nhiên số cán bộ quản lý được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về du lịch chưa nhiều mà phần lớn là trái ngành.
Do đó, để đáp ứng yếu tố đổi mới trong kinh doanh cần phải nhanh chóng đào tạo lại và đổi mới đội ngũ cán bộ nhân viên ngành du lịch. Có thể nói Hà Nội đang thiếu một đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức kinh tế đối ngoại, biết làm ăn có hiệu quả thiếu một đội ngũ chuyên gia đầu đàn giỏi kỹ thuật, nghiệp vụ về du lịch và khách sạn, thạo ngoại ngữ.
II. Thực trạng du lịch văn hoá Hà Nội
Tiềm năng về du lịch của Hà Nội phong phú đa dạng thuận lợi cho phát triển như vậy, song ngành du lịch đã phát triển như thế nào, có khai thác được tiềm năng du lịch hay không chúng ta sẽ xem xét thực trạng của ngành du lịch Hà Nội.
1) Thực trạng về công tác tổ chức, quản lý để phát triển du lịch văn hoá:
* Thuận lợi: Trong tình hình hiện nay khi mà ngành du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, thì việc nhà nước quan tâm tới phát triển du lịch văn hoá ngày càng nhiều hơn. Nhà nước đã ban hành các văn bản quản lý, đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hoá, đặc biệt là việc phong sắc hiệu và xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hoá có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển du lịch văn hoá. Ngoài ra nhà nước còn cho thành lập các công ty du lịch với các hoạt động kinh doanh lữ hành đặc biệt là bán các tour du lịch văn hoá với mạng lưới và các chi nhánh văn phòng ngày càng rộng lớn trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng.
* Khó khăn: Trong thời gian qua, việc định hướng phát triển tràn lan, quản lý lỏng lẻo (ví dụ trong du lịch văn hoá thì việc công nhận xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hoá) dẫn đến sự lộn xộn trong công tác du lịch làm thiệt hại cho nhà nước và những đơn vị kinh doanh du lịch văn hoá chính thống. Hiện tượng trốn thuế kinh doanh, hoặc quá trình giành giật khách bằng mọi giá từ khâu dịch vụ xét cấp thị thực nhập cảnh, khâu vận chuyển ăn nghỉ... gây ra nhiều lộn xộn. Nhà nước chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc bả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV032.doc