Đề tài Tiềm năng và thực trạng phát triển văn hóa tại Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH VĂN HÓA 4

1.1 Văn hóa – cội nguồn của sự phát triển loài người 4

1.2 Nội hàm của văn hóa 5

1.2.1 Văn hóa vật thể 5

1.2.2 Văn hóa phi vật thể 6

1.3 Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển Kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng 7

1.3.1 Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế xã hội 7

1.3.2 Vai trò của văn hóa đối với sự phát triển của du lịch 8

1.4 Du lịch văn hóa 9

1.4.1 Khái quát về du lịch văn hóa 9

1.4.2 Các loại hình du lịch văn hóa 9

1.4.3 Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa 10

CHƯƠNG 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TẠI HÀ NỘI 12

2.1 Tài nguyên du lịch văn hóa 12

2.1.1 Tài nguyên văn hóa vật thể 12

2.1.2 Tài nguyên văn hóa phi vật thể 16

2.2 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở Hà Nội 21

2.2.1 Công tác tổ chức, quản lý 21

2.2.2 Kết qủa sản xuất kinh doanh du lịch văn hóa 22

2.2.3 Một số tour du lịch văn hóa của các công ty du lịch ở Hà Nội 24

CHƯƠNG 3 : KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 27

3.1 Các giải pháp chiến lược 27

3.2 Các giải pháp cụ thể 28

KẾT LUẬN 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng và thực trạng phát triển văn hóa tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khám phá, du lịch sinh thái, … Nhưng du lịch theo kiểu nào, nước nghèo hay nước công nghiệp phát triển, du lịch luôn bao giờ cũng gắn liền với văn hóa, với bản sắc của mỗi quốc gia. Văn hóa luôn tiềm ẩn, hóa thân trong hoạt động du lịch và hoạt động du lịch trước tiên là hoạt động nhằm đi tìm các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại nhằm thưởng thức, khám phá, hưởng thụ và sáng tạo. Ta có thể khẳng định rằng du lịch không thể tự mình phát triển được nếu không dựa trên một nền tảng văn hóa và ngược lại nhờ có du lịch mà các dân tộc hiểu biết được những thành tựu rực rỡ của nền văn hóa nhân loại, tạo điều kiện cần thiết cho sự xích lại của các nền văn hóa khác nhau.Hoạt động du lịch càng hiện đại hóa thì càng phải làm giàu thêm bản sắc và truyền thống dân tộc. Du lịch văn hóa Khái quát về du lịch văn hóa Có lẽ hiếm có một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển ngành du lịch của mình lại không coi trọng du lịch văn hóa. Nhưng không phải quốc gia nào cũng có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này. Du lịch văn hóa chỉ thực sự phát triển ở những nơi có nền văn minh cổ đại nổi tiếng, có nghệ thuật dân tộc đặc sắc, có những cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Có thể hiểu du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Du lịch văn hóa với mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân thông qua các chuyến đi đến vùng đất mới hay tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, kinh tế, chế độ xã hội, cuộc sống và phong tục tập quán của địa phương, đất nước đến du lịch hoặc là kết hợp với những mục đích khác nữa. Du lịch là nhằm mục đích chuyển hóa các giá trị văn hóa cả về vật chất lẫn tinh thần. Du lịch văn hóa vừa là phương tiện vừa là mục đích của kinh doanh du lịch. Nhận biết được vấn đề đó các nhà kinh doanh du lịch, các nhà quản lý kinh tế không những phải kiểm tra ngăn chặn những mặt phi văn hóa bằng hệ thống pháp luật mà vấn đề lâu dài và quan trọng hơn là phải tạo ra sức hấp dẫn từ bản sắc, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo tồn và nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc. Các loại hình du lịch văn hóa Tùy theo các tiêu thức khác nhau người ta có thể chia du lịch văn hóa ra thành nhiều loại: Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa : Mục đích chuyến đi là khảo cứu, nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa vùng miền. Đối tượng chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên. Du lịch tham quan văn hóa : Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất. Du khách thường kết hợp giữa tham quan và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi. Đối tượng khách rất phong phú. Bên cạnh những khách kết hợp tham quan với nghiên cứu còn có khách chỉ đi chiêm ngưỡng, biết để thỏa mãn sự tò mò hay đi theo trào lưu. Do vậy trong một chuyến du lịch khách thường đi đến nhiều điểm, vừa có điểm du lịch văn hóa vừa có điểm du lịch núi, biển, du lịch dã ngoại, săn bắn,… Họ là những người ưa thích phiêu lưu mạo hiểm, thích sự mới lạ và chủ yếu là những người trẻ tuổi. Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hóa và các mục đích khác : Mục đích chính của khách trong chuyến đi là công tác nghề nghiệp, tham dự hội nghị, hội thảo, triển lãm… và có kết hợp với tham quan văn hóa. Đooid tượng khách này đòi hỏi trình độ phục vụ có chất lượng cao với một quy trình đồng bộ. Khả năng thanh toán cao nhưng họ rất ít có thời gian dành cho du lịch. Tuy nhiên cách phân loại du lịch văn hóa trên chỉ mang tính chất tương đối. Đây là loại hình du lịch tiềm năng, ít chịu sự chi phối của yếu tố thời vụ du lịch ( thời tiết, khí hậu ) nhưng nó phụ thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu học như : giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tôn giáo, … của du khách. Điều kiện để phát triển du lịch văn hóa Để du lịch văn hóa phát triển thì nhất thiết phải có tài nguyên văn hóa, đây là yếu tố quyết định. Tài nguyên văn hóa với những đặc điểm kì diệu, thú vị, đa dạng độc đáo sẽ ngày càng thu hút khách du lịch đến tham quan nhằm thỏa mãn trí tò mò cũng như phần nào đáp ứng được lòng mong muốn hiểu biết sâu rộng về cái hay cái đẹp của mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi đất nước. Tài nguyên văn hóa bao gồm những tài nguyên có giá trị về vật chất qua các di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam, thắng cảnh, các công trình kiến trúc… Ngoài ra nó còn thu hút khách du lịch bởi các giá trị văn hóa phi vật chất, đó là các loại hình nghệ thuật, phong tuc tập quán, những nét đặc sắc dân gian và chất liệu cho các lễ hội. Khác với nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hóa không hề cạn kiệt nếu chúng ta biết duy trì tôn tạo, bảo vệ và phát triển đừng để cho chúng bị suy thoái. Việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên văn hóa cho phát triển du lịch đang đặt ra một yêu cầu cấp thiết cho các nhà quản lý hiện nay. Ngoài tài nguyên về văn hóa không thể không nhắc đến nền kinh tế và và các chính sách phát triển của bộ máy nhà nước. Một đất nước có nền kinh tế phát triển cao sẽ là điều kiện để phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng. Người dân với mức sống cao cũng sẽ có nhu cầu đi du lịch cao, đặc biệt là mong muốn hiểu biết nhiều hơn về văn hóa các vùng miền. Bên cạnh đó các chính sách khuyến khích du lịch văn hóa của nhà nước cũng rất quan trọng để phát triển du lịch văn hóa một cách hợp lý và có hiệu quả. CHƯƠNG 2 : TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TẠI HÀ NỘI 2.1 Tài nguyên du lịch văn hóa 2.1.1 Tài nguyên văn hóa vật thể Việt Nam là đất nước có truyền tống văn hiến. Cuộc đấu tranh trường kì của dân tộc trong lịch sử giữ nước là truyền thống, là điểm tựa vững chắc cho du lịch văn hóa. Đất nước với những chiến công hiển hách từ chống giặc phương Bắc ( Đường, Hán, Tống, Nguyên, Minh, Thanh…), những kì tích hào hùng qua cuộc kháng chiến chống Pháp ( 80 năm ), chống Mỹ ( 21 năm ). Do những chiến công mà mỗi mảnh đất, mỗi con sông, ngọn núi đều trở thành huyền thoại. Đặc biệt là Hà Nội ngàn xưa, chiếc nôi hồng lịch sử, trái tim thiêng liêng của đất nước, của mảnh đất Thăng Long. Hà Nội – đặc điểm về vị trí địa lý, địa thế Hà Nội nằm ở trung tâm Bắc Bộ, giữa vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nổi tiếng là trù phú với diện tích 920,5 km². Trong đó nội thành có diện tích 40 km², ngoại thành là 880,5 km². Với vị trí địa lý và địa thế tự nhiên của mình, Hà Nội sớm có một vai trò đặc biệt trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Từ nghìn năm nay Hà Nội đã được ông cha ta chọn là thủ đô. “ … Thành Đại La nằm ở trung tâm của trời đất, có các hình thể như hổ phục rồng chầu đúng các vị trí bốn phương Đông Tây Nam Bắc, trước mặt và sau lưng đều có sự thuận tiện của sông núi. Đất rộng mà bằng phẳng, cao ráo mà sáng sủa, dân cư không phải cái nạn tối tăm, ẩm thấp, muôn vật cực kỳ giàu thịnh, đông vui. Xem khắp đất Việt, đó là chỗ danh thắng, thật là đô hội trọng yếu để bốn phương xum họp và là đô thành bậc nhất đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời…” ( Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn ) Từ đó đến nay Hà Nội luôn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Đây cũng chính là tiềm năng cho Hà Nội trở thành trung tâm du lịch hàng đầu của nước ta. Hà Nội – vị trí đầu mối giao thông quan trọng Với vị trí trung tâm kinh tế chính trị của cả nước và với vị trí thuận lợi Hà Nội đã trở thành trung tâm đầu mối các hệ thống mạng lưới giao thông : đường bộ, đường sắt, đường không từ Hà Nội tỏa đi các vùng miền của cả nước, còn nối tiếp nước ta với các nước láng giềng và thế giới. Trong vòng bán kính xấp xỉ 60 – 80 km, khách du lịch có thể đến Đền Hùng, Tam Đảo, Hồ Đại Nải, Ba Vì, các làng quan họ Bắc Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc ( Hải Dương ), Hoa Lư – Cúc Phương – Nhà thờ đá Ninh Bình… Trong vòng bán kính xấp xỉ 100km khách có thể đến thăm quan cảng Hải Phòng, hải đảo Cát Bà, Vịnh Hạ Long… Tính đến năm 2000 thủ đô Hà Nội đã có 201 di tích. Mật độ di tích thuộc loại cao nhất cả nước ( 0,24 di tích/ 1km² ). Nhiều quận huyện có từ 20 – 50 di tích lịch sử , văn hóa, các danh thắng đã được xếp hạng. Một số di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng tiêu biểu ở thủ đô Hà Nội: ® Chùa Một Côt : Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. Được dựng năm 1049 chùa có tên là Diên Hựu, nghĩa là phúc ấm dài lâu. Sự độc đáo của kiến trúc chùa là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20m. Ở đây, có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ. Khối kiến trúc được phụ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh tịch. ® Chùa Kim Liên : Chùa Kim Liên ( bông sen Vàng ) nằm trên một doi đất bằng phẳng trong lòng Nghi Tàm, xã Quảng An, huyện Từ Liêm – Hà Nội. Bao quanh đất chùa là gương nước Hồ Tây trong xanh. Có lẽ do bắt nguồn từ một cung điện nên phong cách kiến trúc tam quan chùa Kim Liên đượm dáng vẻ cung đình. Đây là một loại hình kiến trúc gỗ đặc sắc và quý hiếm trong kiến trúc chùa chiền ở nước ta. Trong chùa có rất nhiều tượng đẹp, nổi tiếng nhất là pho Quan Âm Thiên Phủ ngang hàng với những pho có giá trị nghệ thuật cao ở nước ta… Chùa Kim Liên được coi là ngôi chùa đẹp nhất Hà Nội. ® Chùa Trấn Quốc : Có thể coi đây là ngôi chùa vào loại cổ nhất nước ta, tương truyền là có từ thời Lý Nam Đế ( 544 – 548 ). Chùa còn giữ được lối kiến trúc độc đáo khác với nhiều chùa, phía trước là nhà Bắc Đường, rồi đến nhà Tam Bảo, phía sau mới là hai dãy hành lang thập điện và gác chuông. Trong chùa có một số tượng đẹp, đáng chú ý là pho tượng Thích Ca nhập niết bàn bằng gỗ thếp vàng. ® Văn Miếu – Quốc Tử Giám : Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070 để làm nơi biểu dương cho Nho giáo. Sáu năm sau (1076) xây nhà Quốc Tử Giams ở kề sát Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong cả nước. Ngày nay ở đây được dùng làm nơi trưng bày chuyên đề về cổ sử của thủ đô. Du khách tới đây không chỉ tiếp xúc với một di tích văn hóa giáo dục có đủ 900 tuổi mà còn được giới thiệu thêm về lịch sử hình thành của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. ® Di tích thành cổ Hà Nội : Thăng Long là kinh đô từ năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã xây thành trải qua các đời Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn đều sử dụng thành này. Năm 1803, vua Gia Long nhà Nguyễn cho lệnh phá thành này để xây mới. Thành cổ đã bị thực dân Pháp phá hủy từ năm 1894 đến năm 1897. Ngày nay chỉ còn lại một di tích đáng kể là thềm điện Kính Thiên. ® Cột Cờ Hà Nội : Đây là một trong những công trình kiến trúc ít ỏi thuộc khu vực thành cổ Hà Nội may mắn thoát khỏi sự phá hủy do thực dân Pháp tiến hành trong 3 năm 1894 – 1897. Đỉnh cột cờ được cấu tạo thành một cái lầu bát giác cao 3m có 8 cửa sổ tương ứng với 8 cạnh. Giữa lầu là một trụ tròn đường kính 40m cao đến đỉnh lầu là chỗ để cắm cán cờ cao 8m. Như vậy toàn bộ cột cờ bao gồm 3 tầng, đế cao gần 20cm và thân cao khoảng 40cm, là một điểm cao đáng kể ở nội thành thủ đô Hà Nội. ® Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn : Đây là một danh thắng nổi tiếng của Hà Nội. Hồ Gươm ở giữa Hà Nội, nơi đã từng gắn với bao sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc từ ngàn xưa để lại. Hồ Gươm là niềm tự hào không những của người Hà Nội mà của cả đồng bào ta. Ngày nay cùng với sự đi lên của đất nước, Hồ Gươm dù được nhà nước chú ý đến nhiều. Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc đã được sửa sang tu bổ, song không bao giờ Hồ Gươm mất đi nét cổ kính, tâm linh trong lòng người Hà Nội. Ngoài ra khi đến thăm Hà Nội, du khách có thể đến thăm các viện bảo tàng để tìm hiểu chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa của dân tộc Việt Nam như : Bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học, bảo tàng Hồ Chí Minh,… Kiến trúc của Hà Nội cũng đặc sặc và rất đa dạng. Ở Việt Nam ngoài Hội An chỉ có Hà Nội là còn giữ được một khu phố cổ. Cái hấp dẫn của khu phố ở Hà Nội chính là tổng thể do con người sắp đặt thành một cơ thể đầy sống động, khăng khít, gắn bó, kề tựa vai nhau mà sinh sôi… Ngoài những dãy nhà san sát nhau với cấu trúc đặc trưng còn có khá nhiều đình chùa, đền miếu nằm rải rác trên các khu phố. Sự tồn tại của chúng là bằng chứng tâm linh của người Hà Nội cũ. Bên cạnh sự hòa đồng với tự nhiên và cộng đồng xã hội, người Thăng Long Hà Nội còn luôn luôn tìm cách hòa đồng với một thế giới tâm linh vì cùng với một không gian đô thị vật chất còn tồn tại một không gian đô thị huyền thoại và thiêng liêng, ở đó có thể giao hòa cùng quá khứ và tìm được ở đó một nguồn sinh lực tiềm ẩn. Ngày nay, mặc dù qua các biến động lịch sử, qua sự thích ứng với đời sống xã hội, khu phố cổ có biến động ít nhiều song bóng dáng của thời xưa vẫn còn lưu lại ở một vài nơi và đặc biệt ở cái không gian văn hóa vẫn đậm đà bản sắc cổ truyền. Cho nên khu phố cổ với những ngôi nhà ống nhỏ nhắn, thanh tú, những con đường hẹp lòng nhưng ấm áp người qua lại, cả những không gian cây xanh mướt và ngọt ngào hương hoa nữa… tất cả làm nên một vẻ đẹp đô thị cổ mà chỉ thành phố Hà Nội mới có. Bên cạnh khu phố cổ là những khu phố kiến trúc theo kiểu Pháp thanh nhã, nhẹ nhàng làm giàu di sản kiến trúc Hà Nội và được rất nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Hà Nội là thủ đô duy nhất trên thế giới có được một điều kì diệu đó là các làng Ngọc Hà, Nghi Tàm, Phương Liên, thanh nhàn,… với dáng dấp của các làng nông thôn vẫn còn giữ được nhịp thể giữa lòng thành phố. Nói theo cách nói Á Đông thì cấu trúc Hà Nội có cả âm – dương. Đó là làng và đô thị. Thêm vào đó nhiều làng quanh Hà Nội vẫn còn giữ được nghề truyền thống từ xa xưa như làng Gốm Bát Tràng, làng đúc đồng Ngũ Xá, làng hoa Ngọc Hà… Nếu những làng nghề này tiếp tục được giữ gìn và phát triển thì sẽ trở thành tuyến điểm du lịch văn hóa hấp dẫn cho du khách. 2.1.2 Tài nguyên văn hóa phi vật thể Hà Nội luôn tự hào là thành phố có bề dầy truyền thống văn hóa lịch sử, mảnh đất ngàn năm văn hiến, là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế. Cùng với những thắng cảnh, di tích lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể đang tạo bản sắc rất riêng cho thành phố du lịch này, nhất là khi nhiều loại hình văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới, Hà Nội càng trở thành địa chỉ được quan tâm đối với khách du lịch. Lễ hội truyền thống Các hoạt động văn hóa văn nghệ có ý nghĩa rất to lớn đối với du lịch. Ở Hà Nội nổi bật là các hoạt động lễ hội. Trong những lễ hội này du khách sẽ được tiếp xúc, khám phá nền văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc. Các lễ hội được biểu hiện thành lịch dưới đây. Dựa vào đó những người làm công tác du lịch có thể quảng cáo, mời chào khách và lập kế hoạch đòn tiếp du khách cho sát thực. Lễ hội ở Hà Nội ( cũ) tính theo âm lịch : Ngày tháng Tên lễ hội – Đặc điểm Nội dung – Nghi thức Tháng Giêng 1/1 Tết Nguyên Đán Tết đầu năm, lễ hội lớn nhất của người Việt. Đây là thời gian đoàn tụ gia đình, bàn về dòng họ, tưởng nhớ tổ tiên 1-3/1 Khai bút, đi thăm đi mừng Mùng 1 Tết ở nhà cha, mồng 2 ở nhà mẹ, mồng 3 ở nhà thầy. 4-6/1 Hội vật Mai Động-Xã Mai Động-Hai Bà Trưng Thờ bà Lê Chân và ông Tam Trinh, ông tổ nghề Vật,mở lò dạy vật ở làng. Lễ diễn lại cuộc thi vật để tuyển quân của bà Lê Chân, chọi gà, cờ tướng 4-7/1 Hội Sài Đồng huyện Gia Lâm Cầu mùa, chơi trò giả trang 5/1 Hội trận Đống Đa, quận Đống Đa Kỉ niệm chiến thắng 20 vạn quân Thanh của vua Quang Trung (1789) ở gò Đống Đa-Chùa Bộc : nơi thờ Quang Trung 6/1 Hội Gióng Sóc Sơn, huyện Đông Anh Thờ Thánh Gióng, thổ thần, sơn thần. Mồng 6 dâng hương, mồng 7 chính hội : lễ rước dâng hoa cướp lộc. Mồng 8 chọi gà, cờ tướng, đánh đàn, hát ca trù. 10-12/1 Hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì Thờ Phùng Hưng- thế kỷ 18, kỷ niệm lên ngôi, tế thần, chạy cờ duyệt quân đấu vật, đánh đu, múa lân, rồng. Tháng hai 5/2 Hội làng Nhân, quận Hai Bà Trưng 3/2 mở cửa đền, 5/2 lễ tắm tượng thờ, múa đèn cờ hoa, hát chèo. Tháng ba 3/3 Hội tết bánh trôi 7-8/3 Hội chùa Láng, xã Yên Lăng, huyện Từ Liêm Thờ Từ Đạo Hạnh 15-17/3 Hội đền Ninh Xá- Ninh Sở, huyện Thanh Trì Thờ 2 công chúa con vua Lý Nhân Tông 23/3 Hội làng Lệ Mật, xã Việt Hưng, Gia Lâm Thờ chàng trai họ Hoàng có công cứu công chúa bị Giao Long nhốt. Diễn lại sự tích đánh nhau với Giao Long Tháng Tư 8/4 Lễ phật Đản 9/4 Hội Gióng Phù Đổng- Đông Anh Thờ Thánh Gióng, lễ rước cỗ chay, rước ngựa. Hội trận lớn Gióng đánh giặc Ân, múa cờ, múa rối nước. Tháng Năm 5/5 Tết Đoan Ngọ Ăn hoa quả, giết sâu bọ 13/5 Hội Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì Thờ nàng Tía, diễn đánh trận giả. 15/5 Hội đền Chèm Thờ Lý Ông Trọng, rước và tắm giữa sông Hồng. Tháng Tám 15/8 Hội rằm Trung Thu Trẻ em được rước đèn hình trăng sao, ăn bánh nướng bánh dẻo Tháng Chạp 23/12 Tết Táo Quân Cúng cá chép để ông Táo lên chầu trời 24-30/12 Chợ hoa tết Hàng Lược Bán các loại hoa cắm ngày Tết 30/12 Chuẩn bị giao thừa Cúng gia tiên. Đêm : làm lễ Trừ tịch, cúng Giao thừa, đi hái lộc ở các đình chùa. Những lễ hội muôn màu muôn vẻ, mang ý nghĩa tâm linh, truyền thống cao đã góp phần làm cho Hà Nội thêm đậm đà bản sắc, hấp dẫn du khách thập phương muốn tìm hiểu văn hóa nơi đây. Không chỉ có lễ hội, Hà Nội còn có những ưu thế về âm nhạc và nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc với một kho tàng các loại nhạc cụ dân tộc phong phú, mang đậm chất Việt Nam với tính cách dân tộc rõ nét. Nói đến Hà Nội đầu tiên phải nhắc đến chèo, hát chầu văn và đặc biệt là múa rối nước – những loại hình nghệ thuật có từ lâu đời và chỉ Việt Nam mới có. Các kịch bản gắn liền với quá trình phát triển của dân tộc, cuộc sống, sản xuất đời thường giúp cho du khách hiểu thêm về đất nước và con người Việt, đặc biệt là người Hà Nội. Nét đẹp người Tràng An Hà Nội là thủ đô lâu đời, mảnh đất ngàn năm văn vật, sự hội tụ văn hóa qua cuộc sống lại được chắt lọc, phát huy và nâng cao sáng tạo ra nét văn hóa riêng của người Tràng An. Đó là một nếp sống thanh lịch, thân thiện, cởi mở luôn là niềm tự hào của người Hà Nội. “ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” Màu sắc ẩm thực đậm chất Hà Nội Hương vị những món ăn ở vùng đất Á Đông này đã được biết đến ở rất nhiều các quốc gia. Những quán ăn ở Hà Nội luôn sẵn sàng phục vụ du khách với nhiều món ăn cổ truyền, mang nét riêng của nơi này như : gạo Tám, phở bò, rau húng Láng, cá rô Đầm Sét, chả cá Lã Vọng, bánh tôm, cá chép Hồ Tây,… Việc nấu ăn của người Hà Nội đã trở thành nghệ thuật tiêu biểu cho cả nước, tạo ra các món ăn nổi tiếng, đi vào lòng người. Năm cửa ô Hà Nội đã và đang tiếp tục mở rộng. Những con đường lớn mở ra nhiều ngả đang sẵn sàng đón tiếp bạn bè quốc tế đến thăm một vùng đất giàu truyền thống anh hùng. 2.2 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa ở Hà Nội 2.2.1 Công tác tổ chức, quản lý Những thuận lợi Trong tình hình hiện nay khi mà ngành du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước thì việc nhà nước quan tâm tới phát triển du lịch văn hóa ngày càng nhiều hơn. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quản lý, đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, di sản văn hóa, đặc biệt là việc phong sắc hiệu và xếp hạng các di tích lịch sử, di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển du lịch văn hóa. Ngoài ra nhà nước còn cho thành lập các công ty du lịch, công ty lữ hành với mạng lưới và các chi nhánh văn phòng ngày càng rộng lớn hơn trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Những khó khăn Trong thời gian qua, việc định hướng phát triển tràn lan, quản lý lỏng lẻo dẫn đến sự lộn xộn trong công tác du lịch làm thiệt hại cho nhà nước và các đơn vị kinh doanh du lịch văn hóa chính thống. Ở Hà Nội các công trình do con người tạo nên để phục vụ hoạt động du lịch thì quá ít, công viên nước Hồ Tây thì chỉ hoạt động những ngày hè, phố ẩm thực thì thoi thóp, các công viên thưa thớt bóng người. Nhiều dự án có hàng chục năm nay vẫn mờ mờ ảo ảo: tuyến du lịch sông Hồng, khu Cầu Đôi, khu Sóc Sơn, khu Cổ Loa chưa vào đâu cả. Bên cạnh đó hiện tượng trốn thuế kinh doanh hoặc quá trình giành giật khách bằng mọi giá từ khâu dịch vụ đến xét cấp thị thực nhập cảnh, khâu vận chuyển ăn nghỉ… gây ra khó khăn cho khách. Nhà nước ta cũng chưa có sự đầu tư thích đáng cho việc bảo tồn và tôn tạo các di tích. Nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đáng giá bị xuống cấp trầm trọng. Chùa Một Cột – trong sử sách ghi rất to đẹp với cột bằng đá khảm nhiều màu sắc, đường kính rộng hơn hiện nay, cao từ 5-7m. Chùa bây giờ chỉ còn cột xi măng cao 2m, thấp nhỏ giữa hồ phất phơ một vài bông sen chứ không nằm trên tòa sen như được miêu tả. Gần đây do chạy theo kinh tế thị trường nhiều tư nhân cho đến cấp quản lý đã vô tình phá đi sự tôn nghiêm, sự cân bằng tổng thể trong sắc thái văn hóa của Hà Nội. Các khu phố cổ với những mẹt hàng bày bán lung tung làm mất đi cảnh quan của một khu phố từ lâu đã đi vào tiềm thức của bao thế hệ người dân… Nhận thức, nét văn minh, trách nhiệm với cộng đồng của con người Hà Nội cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của du lịch văn hóa. Hình ảnh những chú bé đánh giày, những người phụ nữ bán tập gấp chạy theo níu kéo các vị khách ngoại quốc cho đến những người ăn xin, ăn mày có mặt ở mọi nơi sẽ làm băng hoại đi truyền thống văn minh lịch sự từ lâu đời. Để thay đổi được tình trạng trên đòi hỏi công tác tổ chức quản lý của các cấp các ngành phải hợp lý và triệt để. 2.2.2 Kết qủa sản xuất kinh doanh du lịch văn hóa Trong mấy năm qua, tuy đã trải qua nhiều khó khăn song hoạt động kinh doanh của ngành du lịch văn hóa cũng đạt được một số kết quả đáng kể. Trong những năm qua, tạp chí du lịch có uy tín của Mỹ Travel & Leisure liên tiếp bình chọn Hà Nội là một trong những thành phố du lịch tốt nhất châu Á, và năm 2009, Hà Nội được bình chọn đứng thứ 3. Sở dĩ Hà Nội đạt được vị trí bình chọn cao do có nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn; trong đó văn hóa phi vật thể đóng góp một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, văn hóa phi vật thể là nguồn tài nguyên du lịch rất đặc sắc. Văn hóa phi vật thể của Hà Nội được các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà du lịch đánh giá cao với nhiều loại hình  đậm đà bản sắc như ca trù, rối nước, các điệu múa cổ... thậm chí cả phong tục tập quán sinh hoạt của người Hà Nội gốc. Hầu như không một khách quốc tế nào đến Hà Nội lại không quan tâm đến rối nước, một loại hình văn hóa dân gian đặc biệt. Chính vì vậy, mỗi buổi chiều hoặc tối các ngày trong tuần, trước cửa Nhà hát múa rối nước Thăng Long luôn nhộn nhịp khách nước ngoài chờ đợi, ra vào xem rối nước. Không chỉ có vậy, 82 bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám trước khi được công nhận là di sản tư liệu thế giới cũng đã thu hút đông đảo khách trong nước và quốc tế đến tham quan, tìm hiểu. Các cô cậu học trò ngưỡng mộ bia đá tiến sĩ, là biểu tượng của sự đỗ đạt cao trong học hành. Các loại hình văn nghệ dân gian như xẩm, ca trù, rối nước, rối cạn, chèo Tàu, quan họ, múa rồng, các điệu múa cổ ... thu hút không ít khách nước ngoài tìm đến tìm hiểu khi khám phá về văn hóa Hà Nội. Ngoài các loại hình văn hóa phi vật thể thông thường, tập quán sinh hoạt, phong cách sống của người Hà Nội đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của du khách, nhất là khách nước ngoài. Người Hà Nội lại vốn nổi tiếng hào hoa, thanh lịch do được thừa hưởng nền văn hóa từ nghìn năm nay và bản sắc ấy vẫn hiện hữu trong nếp sống, từng lời ăn, tiếng nói của họ. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách nước ngoài khi đến Hà Nội lại rất thích thăm thú phổ cổ, bởi ở đó họ vừa khám phá nét cổ kính của kiến trúc nhà ở, di tích lịch sử và còn được xem tập quán sinh hoạt của người dân.. Kinh doanh du lịch ở Hà Nội đang có sự chuyển biến về chất từng bước trưởng thành, vươn lên vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế ở Hà Nội và tạo khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu của ngân sách, tạo khả năng cân đối ngoại tệ của thành phố, góp phần tạo công ăn việc làm, thúc đẩy các ngành khác cùng tphát triển. Tuy nhiên doanh thu bình quân một lượt khách chưa cao cho chất lượng dịch vụ chưa thật tốt, chưa đạt được những sản phẩm độc đáo, tương xứng với tài nguyên du lịch văn hóa ở Hà Nội. Cơ sở vật chất kĩ thuật còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh du lịch quốc tế. Mặt khác qua thực tế kinh doanh của các công ty du lịch cho thấy số khách quốc tế vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng lần thứ hai chưa nhiều. Năm 2000 khách du lịch quốc tế đến Việt Nam xấp xỉ 4.000.000 lượt người, trong đó tại địa bàn Hà Nội là xấp xỉ 1.300.000 lượt.Trong hệ thống các chương trình du lịch của các công ty trên địa bàn Hà Nội hiện nay, các chương trình du lịch văn hóa chiếm tới trên 85%, tour du lịch cũng được chú ý xây dựng một cách phong phú với nhiều điểm văn hóa, kết hợp tham quan cả văn hóa vật thể và phi vật thể trong cùng một tour. 2.2.3 Một số tour du lịch văn hóa của các công ty du lịch ở Hà Nội Có thể kể đến một số tour du lịch văn hóa điển hình : Tour Hà Nội - Bát Tràng - Cổ Loa Thời gian: 1 ngày Phương tiện: Xe ô tô Sáng: 8h00: Xe và hướng dẫn viên đón du khách tại điểm hẹn khởi hành chuyến tham quan làng gốm sứ Bát Tràng, nơi đây có rất nhiều những nghệ nhân tài giỏi đã tự tay làm ra muôn vàn chủng loại vật dụng và đồ trang trí bằng gốm sứ, quý khách tự do mua sắm. Sau đó thăm Cổ Loa - một thành cổ tại Việt Nam. Ăn trưa tại nhà hàng. Chiều: Du khách lên xe trở về Hà Nội. Kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32512.doc
Tài liệu liên quan