Đề tài Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm Hà Nội – Hạ Long – Cửa Ông – Móng Cái - Đông Hưng

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2

2.1. Mục đích 2

2.2. Ý nghĩa 2

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

5. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO 3

CHƯƠNG 1: CHƯƠNG TRÌNH TOUR VÀ CẤU TẠO GIÁ 4

1.1. CHƯƠNG TRÌNH TOUR 4

1.2. GIÁ TOUR 6

1.3. CẤU TẠO GIÁ 6

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI - HẠ LONG – MÓNG CÁI - ĐÔNG HƯNG 7

1.1. KHÁI QUÁT TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM ĐI QUA 7

1.1.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh 7

1.1.2. Tổng quan về tỉnh Hải Dương 8

1.2. CÁC GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI ĐIỂM THAM QUAN 9

1.2.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Ninh 9

1.2.2. Thành phố biển Hạ Long 11

1.2.2.1. Vịnh Hạ Long 121.2.2.2. Cảnh quan xung quanh vịnh Hạ Long 18

1.2.2.3. Trên vịnh Hạ Long 22

1.2.2.4. Đền Cửa Ông 25

1.2.3. Thị xã Móng Cái 28

1.2.3.1. Bãi tắm Trà Cổ 31

1.2.3.2. Đình Trà Cổ 33

1.2.3.3. Chợ Cửa khẩu Móng Cái 36

1.2.3.4. Cửa khẩu Móng Cái 37

1.2.4. Thị xã Đông Hưng – Trung Quốc 38

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÀ NHẬN XÉT VIỆC TỔ CHỨC TOUR DU LỊCH 41

1.1. Đánh giá và giải pháp về tuyến, điểm du lịch 41

1.2. Nhận xét 42

KẾT LUẬN 43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1680 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm Hà Nội – Hạ Long – Cửa Ông – Móng Cái - Đông Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sang kỷ Đệ Tứ, nhất là từ giữa Neogen quá trình xâm thực karst hòa tan đá vôi phát triển mạnh mẽ ở vùng núi đá vôi Hạ Long. Các đảo đá vôi trên vịnh hiện nay có bản chất là những núi sót trên bề mặt đồng bằng karst bị biển tiến kỷ Holoxen làm chìm ngập. Thời kỳ Pleixtoxen là thời gian chủ yếu tạo nên hệ thống các hang động nổi tiếng của vịnh Hạ Long. Thời Holoxen (11.000 – 7000 năm trước) biển dâng nhanh ngoài xa nhưng Hạ Long vẫn là vùng lục địa. Từ 7000 – 4000 năm trước biển tiến Holoxen mở rộng cực đại và vịnh Hạ Long chính thức được hình thành. Cách đây 4000 – 3000 năm trước sang thời kỳ biển lùi, khu vực này xuất hiện nền văn hóa Hạ Long. Vào đầu Holoxen muộn, mực nước biển dâng cao trở lại, tái lập lại vịnh Hạ Long trên nền đầm lầy kênh lạch nhưng đẹp hơn trước, tạo nên những ngấn nước trên vách đá như ngày nay. Vào giữa Holoxen muộn vịnh Hạ Long tiếp tục tồn tại nhưng bị thu hẹp dần. Đặc trưng cơ bản của vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng vịnh, xói lở mạnh các bãi bằng sú vẹt, nước vịnh trong hơn, mặn hơn và san hô phát triển. Quá trình ăn mòn của nước biển tích cực đã tạo nên những ngấn sâu làm tăng thêm vẻ kỳ dị độc đáo của địa tầng karst. Vịnh Hạ Long hiện đại ra đời là kết quả của quá trình tiến hóa địa chất lâu dài với sự tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, trong đó nổi bật nhất là sự hình thành của tầng đá vôi dày trên 1000m vào các kỷ Các bon – Pecmi (340 – 240 triệu năm trước), sự hình thành bồn trũng Hạ Long vào kỷ Neogen (26 – 10 triệu năm trước). Quá trình karst hình thành đồng bằng đá vôi tích cực nhất vào kỷ Đệ Tứ – Pleixtoxen (2 triệu – 11 nghìn năm) và biển tiến vào kỷ Holoxen. Vì thế, vịnh Hạ Long được coi như một bảo tàng địa chất tự nhiên vô giá được gìn giữ đến 300 triệu năm. những hang động không chỉ là những lâu đài của tạo hóa mà còn là bằng chứng sinh động về quá trình xâm thực của mực nước biển, sự bào mòn hay ngưng đọng qua các kỷ địa chất. Giá trị đa dạng sinh học Địa hình vịnh Hạ Long có cấu tạo phức tap, bờ biển khúc khuỷu có nhiều cửa sông lớn. Đây là nguồn cung cấp thức ăn vô cùng phong phú, đa dạng cho nhiều loài sinh vật. Đặc biệt, địa hình vịnh Hạ Long được định hình bởi hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ tạo nên những vũng vịnh biển. Mực nước ổn định hàng năm, biên độ thủy triều không lớn, mức sang nhỏ, đồng thời khí hậu của Hạ Long rất ổn định, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 19 – 250C với lượng bức xạ nhiệt trung bình 17kcl/cm2/tháng, lượng mưa 2000 – 2200mm/ năm. Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho các hệ sinh thái phát triển. Các kết quả nghiên cứu cho thấy vịnh Hạ Long có đầy đủ các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới. Ngoài ra, vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái tùng áng đặc thù không nơi nào có được. Trong vùng biển Hạ Long san hô sống rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung với mật độ dày đặc ở phía đông và nam xa bờ. San hô vịnh Hạ Long có khoảng 170 loài thuộc 44 chi, 12 họ. San hô phân bố khi tập trung thành rạn với cấu trúc 3 đới rõ ràng khi thì tạo đám không phân đới, chúng thường tập trung ở độ sâu 5 – 10m. Độ che phủ rạn san hô trung bình 30% nhưng cũng có nơi lên tới 78 – 80% như khu vực Cống Đỏ, Bọ Hung… San hô ở vịnh Hạ Long tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp. San hô dạng cảnh như san hô cây, san hô đĩa, san hô cục,… với nhiều màu sắc trắng, lam, hang, đỏ… Rạn san hô đồng thời là nơi cư trú sinh sống của nhiều loài sinh vật. Đây là những điều kiện tự nhiên tạo nên các hệ sinh thái đặc biệt, làm tăng giá trị của vịnh. Tiêu biểu như ở Tùng Ngón là nơi cư trú của 65 loài san hô, 40 loài động vật đáy, 18 loài rong biển. Đặc biệt ở đây có đến 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ. Một số hang động đã được đầu tư các điều kiện về ánh sáng và đường đi để phục vụ cho việc bảo tồn và tham quan Vịnh Hạ Long nhưng vẫn còn một số động giữ được ở dạng tự nhiên, nguyên sơ chưa tổ chức đón khách… Đây là dạng sinh thái của quần xã cỏ biển. Cỏ biển ở Hạ Long có số loài không lớn: 5 loài, nhưng lại là nơi cư trú cho nhiều loài, có tác dụng chắn sóng và tham gia hấp thụ các chất hữu cơ, làm sạch nước biển. Hiện nay, đã thống kê được số lượng các loài sống cùng cỏ biển như sau: 140 loài rong biển; 3 loài giun hiều tơ; 29 loài nhuyễn thể; 9 loài giáp xác. Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: Thường phân bố ở đới triều thấp. Sinh vật sống trên vùng triều đặc trưng là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như sái sùng, hải sâm, sò, ngao v.v... Hầu hết những nguồn hải sản này đang bị khai thác quá mức. Hệ sinh thái biển: Hệ sinh thái biển bao gồm: thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển và động vật tự du Thực vật phù du: Là động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước, có thể tự dưỡng qua quá trình quang hợp góp phần phân giải chất hữu cơ, hạn chế ô nhiễm nước. Theo kết quả điều tra TVPD ở Vịnh Hạ Long có 185 loài. Động vật phù du: Là động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước, đóng vai trò mắt xích thứ hai sau TVPD. Sự phân bố của ĐVPD phụ thuộc vào tầng nước và thời gian. Vùng Hạ Long - Cát Bà có 140 loài ĐVPD sinh sống. Động vật đáy: Nhóm sinh vật sinh sống ở đáy biển, cho giá trị dinh dưỡng cao. Theo thống kê sơ bộ, vùng Hạ Long có đến 500 loài động vật đáy, trong đó có 300 loài động vật nhuyễn thể; 200 loài giun nhiều tơ; 13 loài da gai. Động vật tự du: Là động vật hoàn toàn có khả năng tự chủ bơi lội trong nước; di cư để tìm mồi, sinh sản hay trú đông. Đến nay người ta đã xác định được 326 loài động vật tự du, phân bố trong vịnh. Tình hình hoạt động du lịch tại vịnh Hạ Long tháng 9/2010: Kết quả quản lý, đón khách tham quan vịnh hạ long tháng 9/2010 Tt Nội dung 9/2010 9 tháng 2010 So cùng kỳ 2009 1 Tổng lượt khách tham quan 180,274 2,140,634 111% + Khách VN 100,438 1,083,988 98% + Khách NN 79,836 1,056,646 134% 2 Số khách lưu trú trên vịnh 13,502 166,035 77% Số tàu lưu trú trên vịnh 961 11,269 59% 3 Số lượt tàu cập hang động 10,792 93,923 44% 4 Thu phí tham quan VNĐ 6,106,165,000 71,176,735,000 112% 5 - Số lượt khách 11,174 106,261 92% + khách VN 9,848 99,287 95% + Khách NN 1,326 6,974 60% Xử lý vi phạm qui chế quản lý VHL (vụ). 19 98 90% - Tài nguyên MT 7 09 100% - An ninh trật tự - - - - An toàn giao thông đường thủy nội địa 12 88 338% - Quản lý nhà bè - 01 8% - Kinh doanh hải sản - - - 1.2.2.2. Cảnh quan xung quanh vịnh Hạ Long Cầu Bãi Cháy: Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18 nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận Quảng Ninh. Hợp đồng xây dựng cầu Bãi Cháy được ký ngày 9/5/2003 tại Hà Nội giữa Đại diện chủ đầu tư la PMU 18 và Liên danh nhà thầu Nhật Bản. Tháng 8/2003 công trình được khởi công xây dựng. Sáng 2/12/2006, tại thành phố Hạ Long cầu bãi Cháy đã được khánh thành và chính thức đưa vào sử dụng sau 40 tháng thi công. Giờ đây cùng với Di sản thế giới vịnh Hạ Long, người dân đất mỏ có thêm niềm tự hào mới là cây cầu Bãi Cháy, khát vọng bao đời của người dân đất mỏ, đánh dấu bước trưởng thành mạnh mẽ của đội ngũ công nhân cầu Việt Nam và thêm một mốc son của tình hữu nghị hợp tác giữa nhân dân hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Cầu Bãi Cháy cũng là cây cầu thực hiện “sứ mệnh lịch sử” là đặt dấu “chấm hết” cho sự tồn tại của các bến phà trên suốt dọc tuyến đường 18A, giúp người dân thành phố nói riêng, nhân dân tỉnh Quảng Ninh và hành khách đi qua tuyến đường này nói chung thoát khỏi cảnh chờ đợi những chuyến phà từ bao năm nay, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cảu toàn vùng Đông Bắc đất nước. Cầu Bãi Cháy là loại cầu dây văng một mặt phẳng dây, gồm 5 nhịp, dầm hộp bê tông cốt thép. Hai tháp cầu được đặt trên hệ móng giếng chìm hơi ép kích thước cực lớn, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam với công nghệ thi công hiện đại tiên tiến. Cầu được thi công bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng, tại trụ cầu chính trên độ cao 50m, dầm cầu được vươn ra biển và kết thúc khi nối liền hai cánh hẫng, công nghệ xây dựng này đảm bảo cho các tàu thuyền vẫn có thể hoạt động được bình thường trong suốt quá trình thi công. Đường dẫn lên cầu là đường đô thị cấp 2 dài 5km, có tám cầu dẫn với tổng chiều dài 1.172 km, cầu có khả năng chịu đựng được động đất cấp 7. Cầu có chiều dài toàn cầu là 903m, trong đó chiều dài nhịp chính là 435m, chiều rộng toàn cầu 25,3m, gồm 6 làn lưu thông với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và người đi bộ. Tĩnh không thông thuyền của cầu là 50m chiều cao và 130m chiều rộng, đảm bảo cho tàu có trọng tải 40.000 tấn qua lại thuận tiện. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình cầu bãi Cháy là 2.140 tỉ đồng, dự án được thực hiện bằng vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản và một phần vốn đối ứng trong nước. Tài trợ cho dự án cầu Bãi Cháy là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản. Thiết kế và thi công cầu được thực hiện bởi nhiều tổ hợp như Viện cấu trúc và cầu Nhật Bản, Công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương, Tập đoàn thiết kế công nghệ vận tải và tư vấn Hyder. Liên danh nhà thầu Shimizu – Sumitomo Mitsui là nhà thầu chính của công trình này. Đảo Tuần Châu: Khu du lịch đảo Tuần Châu mới được xây dựng, cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 8km. Toàn bộ khu du lịch có diện tích khoảng 220ha, được kiến tạo bởi những ngọn đồi thoai thoải. Tuần Châu có rất nhiều hạng mục công trình đã và đang được xây dựng. Từ ngoài cổng đi vào là khu biệt thự do khách hàng tự xây dựng, hạ tầng cở sở đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đi tiếp vào trong, khu phố ẩm thực với 5 nhà hàng và nhà tròn được thiết kế theo kiểu kiến trúc cung đình rất đẹp cùng một lúc có thể phục vụ trên 1.000 thực khách với những món ăn Âu, Châu á và dân tộc do các đầu bếp nổi tiếng trong nước và ngoài nước thực hiện. Vào trong khu trung tâm du khách sẽ choáng ngợp bởi câu lạc bộ biểu diễn cá heo, hải cẩu, sư tử biển được xây dựng rất hiện đại và độc đáo. Đã có nhiều truyền thuyết về tên đảo Tuần Châu. Có truyền thuyết cho rằng tên đảo Tuần Châu là do nơi đây thời phong kiến trên đảo đặt một trạm lích canh phòng có nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ vùng biên ải do viên tri châu quản lý, tên đảo Tuần Châu được ghép từ hai chữ “Lính Tuần” và “Tri Châu”. Nhưng có lẽ tên đảo Tuần Châu được hình thành từ sự tích vịnh hạ Long có sức thuyết phục hơn cả, tên đảo Tuần Châu được giải nghĩa ngay từ bản thân tên gọi của chính mình. “Tuần” là chu trình, một vòng tuần hoàn của vạn vật trong trời đất. “Châu” là Ngọc – những viên Ngọc Rồng vô giá của tạo hóa ban tặng cho dân đất Việt để chống giặc ngoại xâm. Tuần Châu là Vòng Ngọc. Đảo Tuần Châu hay còn được gọi là núi Tuần Châu. Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Núi Tuần Châu cách huyện Hoành Bồ một dặm về phía đông, trước mặt là sông”, từ thời xưa Tuần Châu đã được xác định nằm ở vị trí quan trọng, giữa cửa ngõ con đường thủy Thăng Long – Bạch Đằng – Vân Đồn rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán. Vị trí địa lý của đảo Tuần Châu ngày nay càng thuận lợi hơn do sự đầu tư mạnh mẽ của những người Việt thế hệ mới. Nay vào đảo đã có tuyến đường giao thông xuyên biển do công ty Âu Lạc đầu tư xây dựng dài 2km. Về đường bộ đảo cách Hà Nội hơn 130km khoảng 2h ô tô, cách Hải Phòng hơn 60km khoảng 1h ô tô và cách đất nước Trung Quốc hơn 180km khoảng 3h ô tô. Thời gian tới khi tuyến đường cao tốc từ sân bay Quốc tế Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái hoàn thành, thời gian từ Hà Nội đến Tuần Châu chỉ mất khoảng 1h. Về tuyến đường thủy, hiện tại đã có tuyến tàu cao tốc đi từ Móng Cái đến Tuần Châu khoảng 2h và từ Hải Phòng sang Tuần Châu chỉ có 30 phút bằng ca nô. Về hàng không, hiện tại công ty Âu Lạc đã liên kết với công ty dịch vụ bay miền Bắc trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam để mở tuyến bay trực thăng Hà Nội – Tuần Châu và ngược lại. Chùa Long Tiên: Chùa Long Tiên tọa lạc ở phía đông chân núi Bài Thơ, giáp với phố Bến Tàu cũ nay đổi thành phố Long Tiên. Chùa được khởi công xây cất vào năm1939 và hoàn thành năm 1941. Tuy được xây dựng vào giữa thế kỷ này, nhưng kiểu cách, kiến trúc đều theo phong cách kiến trúc đầu Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu. Trên đỉnh Tam Quan là tượng phật A-di-đà. Ngoài có tam quan, qua một sân rộng là bái đường, trên nóc có tượng ghép gốm rồng chầu mặt nguyệt, bên dưới là gác chuông ở đây có câu “Long tắc linh, Tiên tắc danh”, (có Rồng thì thiêng, có Tiên thì nổi tiếng), hai bên là hai cung tả hữu. ở chính điện trên tam quan có ba chữ nổi Long Thọ Tiên, nhân dân rút gọn, gọi nôm na là chùa Long Tiên. Gọi là chùa nhưng lại thờ cả thánh. ở chính cung thờ Đức Phật Thích Ca Mâu ni, Phật Bà Quan Âm và các chư Phật. Hữu cung thờ Đức Thánh Trần - Trần Hưng Đạo, Tả cung thờ Vân Phương Thánh Mẫu. Trong chùa Long Tiên có rất nhiều câu đối, đại tự được điêu khắc rất tinh vi, thể hiện trình độ điêu khắc khá cao. Trong các đồ thờ của chùa có Bộ Cửu Long nổi tiếng miêu tả chín con rồng chầu Phật - là một công trình khắc gỗ công phu. Hội chùa Long Tiên kéo dài hết tháng giêng, hai âm lịch hàng năm thu hút rất nhiều khách thập phương. Tín đồ, phật tử Hải Phòng khi đi lễ hội ở đền Cửa Ông, thế nào cũng rẽ vào chùa Long Tiên "xin Đức Thánh cửa Trần" một quả cầu tài, cầu lộc. Toà tam quan gồm ba cửa: cửa "Hữu'; "Vô" và cửa "Đại". Ngoài cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường và chính điện kiến trúc theo kiểu chữ "Đinh". Hội Chùa Long Tiên không chỉ dành riêng cho các tín đồ Phật, nó mang ý nghĩa tâm linh cao cả cho mọi người. Khi xuân đến, vào mùa trey hội của cả vùng Quảng Ninh, người ta gọi chùa Long Tiên là chùa Trình. Ai cũng muốn đến Long Tiên dâng hương trước rồi mới tiếp tục cuộc hành hương tới Yên Tử, đến Cửa Ông. Trước kia, chùa Long Tiên mở hội chính vào ngày 24/3 âm lịch, hội có tổ chức rước kiệu qua đền Cửa Ông (đền thờ Trần Quốc Nghiễn con trai cả của Trần Hưng Đạo) đến đền thờ An Dương Vương ở Vụng Đâng qua Loong Toòng rồi quay lại chùa. 1.2.2.3. Trên vịnh Hạ Long Để tham quan hang Sửng Sốt khách du lịch sẽ phải đi bằng tàu thủy Trên tàu du khách sẽ được ngắm hàng trăm hòn đá kỳ ảo lướt qua, lúc ẩn lúc hiện trên mặt nước trong xanh. Một trong những hòn đảo đi qua là Đảo Ti Top. Hòn Ti Tốp nằm cách hang Bồ Nâu chừng 1km về phía bắc, là hòn núi có bờ dốc đứng, một bờ nghiêng với một bãi cát trắng, phẳng ngay dưới chân. Các tàu du lịch thường ghé vào đây. Du khách lên bờ để tắm biển hoặc leo lên một chiếc lầu ở lưng chừng và một chiếc khác ở trên đỉnh núi để ngắm cảnh từ trên cao. Một ngư dân cao tuổi nhất làng chài Cửa Vạn trên vịnh Hạ Long cho hay trước đây dưới thời Pháp thống trị thì đảo Titôp có tên gọi khá rùng rợn là đảo Nghĩa Địa, hay còn gọi đảo Hồng Thập Tự. Sở dĩ có tên gọi này là do năm 1905, một tàu chở hàng của Pháp khi vào vịnh Hạ Long do không có hoa tiêu thông thạo luồng lạch đã đâm vào đá ngầm, bị đắm ở vũng Con Cóc, các thủy thủ đoàn thiệt mạng được đưa về chôn ở đảo này. Từ đó, dân chài ít dám đến khu đảo này khai thác hải sản, đảo trở nên hoang sơ. Cụ Cải nói rằng mãi đến năm 1965, dân làng chài trên vịnh Hạ Long mới biết hoang đảo này có tên gọi là đảo Titôp. Tài liệu của Bảo tàng Quảng Ninh còn lưu giữ có ghi rõ sự kiện đảo Titôp được Hồ Chủ tịch đặt tên. Ngày 22/1/1962, Bác Hồ đi thăm vịnh Hạ Long lần thứ năm, cùng đi với Bác có anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô (cũ) Ghecman Titôp. Tại đảo, Hồ Chủ tịch đã cùng Titôp tắm biển và người anh hùng phi công vũ trụ tỏ ra thích thú thấy bãi tắm có doi cát, nước biển sạch không kém các bãi tắm phương Tây. Tại bãi tắm, Bác Hồ nói với Titôp rằng để ghi nhớ sự kiện một phi công vũ trụ Liên Xô đến thăm Hạ Long và biểu thị tình hữu nghị hai nước Việt - Xô, Bác đề nghị lấy tên Titôp đặt cho đảo. Và Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong kỳ họp tháng 5-1962 đã ra nghị quyết đổi tên đảo thành Titôp. Trưởng ban quản lý vịnh Hạ Long Ngô Hùng cho biết sau khi vịnh được đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1994, trong lịch trình tham quan trên vịnh Hạ Long, đảo Titôp là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách vì ở đây có bãi tắm đẹp nhất và sạch nhất vịnh Hạ Long được đưa vào khai thác. Mấy năm gần đây, địa điểm này được ban quản lý vịnh đưa vào khai thác một loạt dịch vụ du lịch hấp dẫn khác như bay tàu lượn, nhảy dù, lặn biển, bơi thuyền kayak... khiến đảo lúc nào cũng tấp nập du khách. Ngày 21/7/2007, sau một tuần vịnh Hạ Long được đưa vào danh sách đề cử là kỳ quan thiên nhiên thế giới, ban quản lý vịnh đã lắp đặt mạng Internet không dây trên đảo Titôp để du khách tham quan có thể dễ dàng vào laptop tham gia bình chọn. Hang Sửng Sốt Trong hàng nghìn đảo đá của Hạ Long có chứa đựng những hang động kỳ vĩ và lộng lẫy. Một trong những điểm được khám phá hấp dẫn là hang Sửng Sốt, nằm ở khu vực trung tâm của Di sản thế giới vịnh Hạ Long, bên trong đảo Bồ Hòn. Hang có tên như vậy là do ngày trước người Pháp khi đặt chân đến đây thấy cảnh quá đẹp, gây ấn tượng mạnh nên đặt cho động cái tên grotte de la surprise (hang động của sự sửng sốt). Đây là một hang động rộng và đẹp vào bậc nhất của vịnh Hạ Long. Đường lên hang Sửng Sốt luồn dưới những tán lá rừng, những bậc đá ghép cheo leo, du khách vừa có được cái thú của người leo núi, vừa có cái háo hức như đang đi lên trời vậy. Cửa hang Sửng Sốt như hình con hổ "tọa sơn" ngắm vịnh. Từ bến tàu leo lên khoảng 50 bậc đá dựng đứng rồi lại đi xuống chừng mươi bậc đá nữa là đến cửa hang với chiều cao khoảng 25 m. Động rộng khoảng 10.000 m2 với hàng ngàn măng đá, nhũ đá. Trong hang có một hệ thống đường đi lát đá dọc từ cửa hang vào đến lối ra dài hơn 500 m. Hai bên lối đi là những cột đèn đường thấp vừa là cột giới chỉ đường vừa là vật trang trí, chiếu sáng. Hệ thống đèn chiếu sáng với những kiểu đèn trang nhã, ánh sáng dịu mắt càng tôn thêm vẻ đẹp của hang. Hang được chia làm hai ngăn chính, toàn bộ ngăn một như một nhà hát lớn rộng thênh thang có thể chứa được hàng ngàn người. Trần hang cao 30 m có in hình các vết lõm nhỏ đều đặn và mịn màng như được trang trí bằng chất xốp, trông tựa như trần của nhà hát lớn, rất tráng lệ. Gần cửa nổi lên những khối đá khổng lồ chất cao từ mặt đất tới gần trần hang được phủ bằng một lớp "thảm nhung" óng mượt, vô số những "chùm đèn treo" bằng nhũ đá rực sáng long lanh, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá... tất cả dường như đang chuyển động trong một thế giới huyền ảo như thực như mơ. Bước vào ngăn 2 bằng một con đường nhỏ. Một luồng ánh sáng ùa vào rực rỡ, động mở ra một khung cảnh mới hoàn toàn khác lạ, ngay cạnh lối ra vào là một chú ngựa đá và một thanh gươm dài. Đi vào trong cảnh trí còn nhiều điều kỳ lạ, như nhũ đá, cây đa cổ thụ tán lá xum xuê, chú gấu biển, khủng long... Tới đỉnh cao nhất của hang, bất ngờ một khu vườn thượng uyển mở ra trước mắt, có hồ nước trong vắt, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, muôn loài cây như si, vạn tuế, đa cổ thụ cùng nhiều loài chim sinh sống. Truyền thuyết xưa kể rằng, sau khi đánh tan giặc Ân, Thánh Gióng đã giúp dân chúng ở đây đánh đuổi yêu ma, khi dẹp xong Thánh Gióng bay về trời và để lại thanh gươm và con ngựa quý để trấn an dân chúng, xua đuổi yêu quái. Hiện nay trong hang còn nhiều hình ảnh tự nhiên dường như là những dấu tích của trận chiến ác liệt đó, vết chân ngựa Gióng trở thành những ao hồ nhỏ xinh xinh cùng nhiều tảng đá to lớn vỡ vụn... Đây là một trong những hang động karst điển hình, có giá trị khoa học cao. ở Hạ Long đang tồn tại một hệ thống hang động đó là tùng và áng. Tùng là một vùng nước có núi bao bọc chỉ có một cửa rất kín, còn áng như một cái giếng khổng lồ. Rất có thể không lâu nữa nơi đây sẽ là một hồ bơi an toàn giữa biển với đầy đủ tiện nghi phục vụ du khách. 1.2.2.4. Đền Cửa Ông Trần Quốc Tảng là con thứ ba của Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ. Vào giữa đời nhà Trần, người trấn giữ Cửa Suốt là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Ngay từ nhỏ ông là người “có tính khí mạnh mẽ” thích trừ bọn bạo nghịch. Năm 1285, quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2, Trần Quốc Tảng mang quân từ trang ấp của mình ở An Sinh (Đông Triều), cùng cánh quân các lộ Hải Đông, Vân Trà, Bà Điển lĩnh ấn tiên phong đánh giặc. Cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước thắng lợi. Trần Quốc Tảng là một trong những dũng tướng có công lớn đối với đất nước, ông được vua ban khen, cấp đất cho lập trang ấp ở Tinh Bang (tức Quảng Ninh), đồng thời được giao nhiệm vụ trấn giữ Cửa Suốt bảo vệ vùng Đông Bắc biên cương Tổ quốc. Khi ông mất, bà con vô cùng thương tiếc lập đền thờ ông. Đền Cửa Ông là đền thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. éõy là đền duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Quốc Tuấn và cỏc cận thần của ụng. Kiến trúc đền chính theo kiểu chữ công gồm 3 gian tiền đường, 2 gian ống muống và 3 gian hậu cung. Đền Cửa Ông xưa chỉ là một thảo am (am cỏ) dựng dưới gốc cây cổ thụ, bên Cửa Suốt. Ngay từ thuở ấy, đền Cửa Ông đã thu hút khách thập phương đến thăm viếng bày tỏ lòng ngưỡng mộ, biết ơn người anh hùng dân tộc. Trong bài ca nhật trình của người đi biển vùng Đông Bắc có câu: Miếu Đức Ông là nơi Cửa Suốt Khách vãng lai thường mộ cúng dân Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên. Tương truyền trước khi thờ Trần Quốc Tảng, Đền chính lúc đầu thờ Hoàng Cần, người anh hùng địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế". Đền Cửa Ông nằm trên một ngọn đồi ở phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Từ thành phố Hạ Long đi theo đường quốc lộ 18 về phía đông bắc khoảng 30 km rẽ phải vào khoảng 300 mét là tới đền Cửa Ông. Đền Cửa Ông trước đây được xây dựng thành ba khu: đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, sau này đền Hạ và đền Trung bị bom Mỹ phá hủy. Đền tọa lạc trên một ngọn đồi cao khoảng 100 mét nhìn xuống vịnh Bái Tử Long ở phía nam, hai bên có hai ngọn đồi nhỏ hộ vệ, phù hợp với quy tắc Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ, sau lưng là dãy núi xanh chạy dài qua Cẩm Phả, Mông Dương. Phía trước đền Thượng có một tam quan, bên trái là khu nhà để khách thập phương sắp lễ vào đền, bên phải là một ngôi chùa, phía sau là lăng Trần Quốc Tảng. Bên trong đền Thượng, có rất nhiều tượng thờ các nhân vật nối tiếng của triều Trần: tổng cộng có hơn 34 pho tượng được phân bổ làm ba lớp: Tiền đường có Đỗ Khắc Chung, Lê Phụ Trần, Nguyễn Địa Lô; Bái Đường có Trần Quốc Tảng, Trần Thì Kiến, Hà Đặc, Phạm Ngộ, Trần Khánh Dư; Hậu Cung có Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Nguyễn Quyên, Nguyễn Tiễn, Huyền Du, Quyên Thánh Công Chúa, Đỗ Hành. Lễ hội Đền Cửa Ông tổ chức ngày 2 tháng 1 âm lịch. Nhân dân theo truyền thống thường đi lễ đền Cửa Ông từ đầu năm mới âm lịch, theo tuyến du lịch lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc - Yên Tử - Cửa Ông. Vào mùa lễ hội, đền Cửa Ông nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước. Khách đến dự lễ hội có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. Hội lớn và kéo dài ở Quảng Ninh với lễ dâng hương và rước bài vị Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của Trần Hưng Đạo (thời nhà Trần thế kỷ 13) từ đền Cửa Ông ra miếu vườn Nhãn, theo truyền thuyết là nơi đức Ông trôi dạt vào hóa thần, và quay về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Đức Ông.  Cửa Ông từ xưa là một bến thuyền có tên là Cửa Suốt. Cửa Suốt có một vị trí quan trọng, nối châu thổ sông Hồng với vùng biên cương Đông Bắc của Tổ quốc, nên có một tầm chiến lược cả về kinh tế, quân sự. Cửa Suốt chạy men theo bờ biển lặng sóng, kín gió giống như một dòng sông nước mặn nên trong thư tịch cổ gọi là Đông Kênh. Từ Châu Khâm (Trung Quốc) đi theo con đường thuỷ này chỉ mất 8 ngày là đến sông Bạch Đằng. Năm 1149, thương cảng Vân Đồn mở ra buôn bán với nước ngoài, thuyền bè theo đường thuỷ Đông Kênh vào vịnh Hạ Long buôn bán ngày một tấp nập. Vân Đồn là nơi “phong thổ và nhân vật đông đúc, giàu thịnh...”. Để kiểm soát, đánh thuế thuyền bè các nước buôn bán qua lại trên con đường thuỷ Đông Kênh vào ra cảng Vân Đồn, Nhà nước phong kiến Việt Nam lập ra các trạm hải quan ở Cửa Ông gọi là Đồn Suất, sau gọi là Cửa Suốt. Từ chân đền, bước lên những bậc tam cấp vững chãi, đặt chân đến tam quan là ta có thể “thu vào tầm mắt” toàn cảnh Cửa Ông với vịnh Bái Tử Long bao la một màu xanh tít tắp tận chân trời. Lưng đền Cửa Ông tựa vào dãy núi trùng điệp chạy dài từ Cẩm Phả đến Mông Dương. Đền Cửa Ông được người xưa khắc hoạ: Thiên Trường lục thuỷ thông khâu tự Tứ diện thanh sơn nhập hoạ đồ. Tạm dịch: Nghìn trùng nước biếc buông tay áo Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ Giữa núi non, biển trời mênh mang hùng vĩ, ngôi đền hiện lên dáng vẻ cổ kính với đường nét kiến trúc tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, cạnh một khu công nghiệp náo nhiệt – cảng Cửa Ông hiện đại bởi hệ thống sàng than Hi-Ta - Chi và nhiều cần cẩu tháp Poóc - tích tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa quá khứ và hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112337.doc
Tài liệu liên quan