Tầm quan trọng thứ hai của các CRA chính là sự toàn cầu hoá. Các quỹ đầu tư giờ đây vươn ra khắp
thế giới, các quan hệ tín dụng theo đó cũng bị ảnh hưởng bởi các CRA. Họ không chỉ xếp hạng các tổ chức phát
hành mà còn xếp hạng cả các quốc gia. Bởi vì sản phẩm của các CRA chính là việc cung cấp cho thị trường một
hệ thống xếp hạng các công cụ tài chính, đặc biệt là các chứng khoán nợ, từ đó giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở
để tham khảo, so sánh đối chiếu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng của mình, đó là nên đầu tư
vào những công cụ nào? Điều này có nghĩa là chính hệ thống xếp hạng mà các CRA đưa ra đóng vai trò làm
người bảo vệ các nhà đầu tư giảm bớt rất nhiều rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán. Bảng xếp hạng của các CRA
cũng chính là một trong những phương tiện báo hiệu sự vận động của TTCK bên cạnh những chỉ báo khác.
17 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiềm năng và vai trò của định mức tín nhiệm đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à lợi nhuận báo cáo của các NHdường như bị thổi phồng
nhưng không thể xác định chắc chắn là đến mức nào.
2/ Vai trò của ĐMTN đối với hoạt động của hệ thống NHTM Việt nam
2.1/ Sự cần thiết:
Hiểu biết và quản lý rủi ro là chìa khóa để dẫn đến thành công của NH. Đối với một khoảng lợi tức tiềm
năng đều có sự rủi ro tương ứng. Cho đến nay, rủi ro tín dụng là rủi ro chính yếu nhất, nó chiếm đến 80% tổng rủi
ro mà NHphải gánh chịu. Lịch sử đã cho thấy nhiều NHthất bại vì không hiểu chính chắn về khách hàng của
mình. Vì vậy, việc phân tích hoạt động kinh doanh và đánh giá, xếp loại DNđược coi là yếu tố quan trọng hàng
đầu của các NHTM Việt Nam hiện nay.
Ở các nước trên thế giới, một trong những kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng của NHlà phương thức sử
dụng kỹ thuật phân tích để xét duyệt khả năng và mặt uy tín về mặt tín dụng của khách hàng một cách thường
xuyên. Nếu khách hàng được sự tín nhiệm tín dụng cao thì được vay nhiều hơn. Đó là tiến trình xét duyệt tín
dụng. Các NHsẽ đưa ra các chỉ tiêu và kèm theo các thang điểm cơ bản để đánh giá, xếp loại tín dụng theo A, B,
C,… Các thông tin tín dụng của NHTW để cho các NHtham khảo.
Ở Việt Nam hiện nay, trong xu thế cạnh tranh và hội nhập tạo nên thời cơ và thách thức mới, đối với hệ
thống NHTM Việt Nam cần phải có sự đột phá vững mạnh, đởi mới công nghệ, đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm. Nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, giảm bơt tỷ lệ nợ quá hạn hiện nay tại các NHcòn khá cao,
khoảng( …..), các NHcần thận trọng, am hiểu rõ khách hàng của mình là người đang kinh doanh như thế nào. Vì
vậy, việc phân tích tài chính, xếp loại DNlà kỹ thuật nghiệp vụ không thể thiếu được trong hoạt động tín dụng
NHvà đóng vai trò trong việc quyết định chất lượng tín dụng NH, cho phép NHchủ động lựa chọn tín dụng NHvà
xây dựng chính sách tín dụng hợp lý hơn.
2.2/ Vai trò của ĐMTN đối với hoạt động của NHTM Việt Nam:
Trong một nền kinh tế, nếu vốn luôn được coi là điều kiện vật chất để duy trì các hoạt động kinh tế thì sự
tồn tại của các NHlại được coi là điều kiện cần thiết cho việc lưu thông các nguồn vốn trong xã hội. Vì thế, việc tổ
chức và đảm bảo sự an toàn cho các hoạt động của NHluôn được xem là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng sâu sắc
đến quá trình phát triển của một đất nước. Đối với nước ta, kể từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương chuyển đổi
nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước thì hoạt động
NHlà một trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc nhất bởi các yếu tố mới phát sinh trong quá
trình chuyển đổi nền kinh tế. Với số nhu cầu vốn ngày càng tăng cho các hoạt động kinh tế thị trường thì khả năng
huy động vốn trong các NHlại trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách.
Ngày nay hầu hết những TTCK của các nước trên thế giới đều tồn tại ít nhất một tổ chức ĐMTN, một
phần là do xu thế của thời đại, nhưng phần lớn là do vai trò quan trọng của nó trên thị trường tài chính.
► Thứ nhất, nó thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn, là động lực gián tiếp cho sự phát triển của hệ
thống NHTM Việt Nam. Các nhà phát hành cũng thường dùng “xếp hạng tín nhiệm” như là một chiến lược để huy
động vốn. Cho đến thời điểm này, các tổ chức ĐMTN đóng vai trò như là một cầu nối giữa nhà đầu tư và thị
trường. Khi thị trường tài chính và việc toàn cầu hóa ngày càng phát triển thì việc xếp hạng tín nhiệm được dùng
như một công cụ để giám sát thị trường tài chính, nhằm làm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và cho cả hệ
thống nói chung.
Hiện nay, Việt Nam đang nổ lực để xây dựng một nền kinh tế thị trường trong đó sự minh bạch là điều
kiện thiết yếu để chủ động hội nhập và phát triển. TTCK là một kênh huy động vốn rất quan trọng nhưng hiện nay
vẫn phát triển một cách chậm chạp với quá nhiều biến động và rủi ro. Một trong những nguyên nhân của sự trì trệ
này là chưa có một tổ chức đánh giá tín nhiệm. Như vậy, để TTCK phát triển, việc thành lập một tổ chức đánh giá
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Trang 8
tín nhiệm là vấn đề hết sức cần thiết. Việc xúc tiến hình thành CRA tại Việt Nam đồng nghĩa với việc xây dựng và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị trường vốn ở Việt Nam mà trên thực tế đang đòi hỏi phải có nhiều loại định chế
trung gian có uy tín và hoạt động độc lập.
► Tầm quan trọng thứ hai của các CRA chính là sự toàn cầu hoá. Các quỹ đầu tư giờ đây vươn ra khắp
thế giới, các quan hệ tín dụng theo đó cũng bị ảnh hưởng bởi các CRA. Họ không chỉ xếp hạng các tổ chức phát
hành mà còn xếp hạng cả các quốc gia. Bởi vì sản phẩm của các CRA chính là việc cung cấp cho thị trường một
hệ thống xếp hạng các công cụ tài chính, đặc biệt là các chứng khoán nợ, từ đó giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở
để tham khảo, so sánh đối chiếu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng của mình, đó là nên đầu tư
vào những công cụ nào? Điều này có nghĩa là chính hệ thống xếp hạng mà các CRA đưa ra đóng vai trò làm
người bảo vệ các nhà đầu tư giảm bớt rất nhiều rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán. Bảng xếp hạng của các CRA
cũng chính là một trong những phương tiện báo hiệu sự vận động của TTCK bên cạnh những chỉ báo khác.
Hệ thống xếp hạng của các CRA không chỉ có lợi về phía các nhà đầu tư, mà còn mang lại lợi ích to lớn
cho các công ty chứng khoán. Chính hệ thống xếp hạng đã làm nền tảng vững chắc cho việc lựa chọn một danh
mục đầu tư lý tưởng đối với các công ty quản lý, các công ty chứng khoán cho nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư
và nghiệp vụ tự doanh. Các CRA còn là nhân tố kích hoạt TTCK thêm sôi động, tạo thêm công ăn việc làm, nâng
cao và chuẩn hoá kiến thức về phân tích kinh tế, tài chính, kế toán ... Hệ quả của những nhân tố kể trên sẽ mang
lại luồng sinh khí cho sự phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện TTCK. Điều này đặc biệt có ý nghĩa hết sức quan
trọng đối với TTCK Việt Nam vốn còn rất non trẻ và sơ khai.
► Thứ ba, nó là cơ sở giúp các NHnâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay tín dụng, góp phần làm
giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong các NH. Vì sự ra đời của các CRA có nhiệm vụ là đánh giá tín nhiệm của các
DN . Nó cũng giống như việc phân tích tài chính và đánh giá rủi ro tín dụng tỏng các NH. Nhưng các CRA lại là
các tổ chức chuyên nghiệp hơn với các nghiệp vụ chuyên môn và bài bản hơn. Do đó, các thông tin mà CRA đưa
ra sẽ cung cấp chính xác tình hình và tài chính thực tế của các DNcũng như các thông tin phi tài chính khác.
Những thông tin đó sẽ là những cơ sở rất tốt giúp cho NHcho vay một cách hiệu quả nhất. Bởi chiư có những
DNcó mức xếp hạng cao, độ tín nhiệm tốt mới được phép vay để đầu tư, sản xuất. Bản thân các DNnày khi được
đánh giá tín nhiệm cao cũng có nghĩa là họ làm ăn rất hiệu quả. Như vậy, rủi ro từ những khoản vay của các
DNnày là rất thấp. Và khi NHcho vay hiệu quả nghĩa là tỷ lệ của những khoản nợ quá hạn, nợ xấu sẽ được giảm
xuống. Điều đó sẽ góp phần nâng cao hoạt động và chất lượng tín dụng trong các NH.
► Thứ tư, nó sẽ là yếu tố có tác động tích cực đến khả năng huy động vốn trong các NH. Các CRA
không chỉ đánh giá tín nhiệm các DNmà còn phân tích, xếp hạng đối với cả các tổ chức tài chính, các công ty bảo
hiểm và các NH…
Như vậy, trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, muốn được đánh giá cao thì bản thân các NHphải hoạt
động thật tốt. Không chỉ tốt từ khâu hoạt động cho đến việc quản lý hành chính, rủi ro tín dụng và cả về mặt nhân
sự. Khi một NHđược CRA đánh giá tốt, có mức độ tín nhiệm cao nghĩa là NHđã làm tốt các khâu trên. Điều đó
không chỉ giúp cho NHthấy được những mặt mạnh, mặt yếu cảu mình để có những hướng điều chỉnh đúng đắn và
hợp lý hơn. Mặt khác, nó còn làm cho các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm hơn khi gửi tiền hay đầu tư vào các cổ
phiếu hoặc dự án của NH. Lúc này, việc huy động vốn đối với các NHsẽ không còn quá khó khăn như trước đây.
Và khi vốn được huy động càng ngày càng nhiều, nghĩa là nó đã cung cấp cho nhu cầu của thị trường vốn VIệt
Nam đang ngày càng tăng, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của cả nền kinh tế.
► Thứ năm, trong bối cảnh chung như hiện nay, khi mà các NHTM Việt Nam đang được cổ phần hóa
ngày càng nhiều và chuẩn bị được đưa lên các sàn giao dịch chứng khoán, thì đây có thể sẽ là một kênh huy động
vốn rất lớn của các NHtrong tương lai, không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà còn có sự tham gia của cả các
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Trang 9
tập đoàn đầu tư tài chính nước ngoài. Tuy nhiên, TTCK Việt Nam hiện nay vẫn còn rất non trẻ. Vấn đề thông tin
luôn là một nhu cầu không bao giờ đáp ứng đủ cho các nhà đầu tư. Vì vậy, việc nắm giữ thông tin sẽ là một yếu tố
rất quan trọng giữ vai trò quyết định đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Trong điều kiện mức độ hiểu biết của công
chúng đầu tư còn hạn chế, các kênh cung cấp thông tin và đánh giá đúng rủi ro còn rất ít hoặc chưa có, sự xuất
hiện của các CRA sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin cho cộng đồng đầu tư, và chính bảng xếp hạng của các CRA
sẽ làm cho nhà đầu tư yên tâm hơn khi tiếp cận với thị trường (nghĩa là giúp họ có cơ sở và tự tin hơn khi thực
hiện quyết định đầu tư vào một loại chứng khoán nợ nào đó). Việt Nam đã có TTCK, song hoạt động của các tổ
chức định mức tín nhiệm vẫn chưa xuất hiện. Nhưng vì vai trò của tổ chức này là rất quan trọng, trong khi đó Việt
Nam lại đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tự do hoá tài chính và phát triển triển TTCK, nên việc thành lập và
đưa tổ chức ĐMTN vào hoạt động tại Việt Nam là vấn đề hết sức cấp thiết.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động và chất lượng tín dụng của một NHđược chứng minh bằng khả năng huy
động vốn, hoạt động cho vay và tình hình dư nợ của bản than NH. Vì vậy, vai trò cảu các CRA đối với hệ thống
NHTM Việt Nam là rất lớn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam đang chuẩn bị bước vào giai đoạn hội
nhập và phát triển. Tuy nhiên, hoạt động của các NHTM Việt Nam vẫn còn rất yếu và có nhiều hạn chế. Sự xuất
hiện của các CRA sẽ là động lực to lớn giúp cho hoạt động của các NHTM được tốt hơn, tạo điều kiện cho các
NHphát triển mạnh mẽ và ổn định.
3/ Hoạt động của ĐMTN ở Việt Nam
Kinh doanh thông tin tín nhiệm từ lâu đã không còn xa lạ trên thế giới. Hầu hết các nước phát triển và
trong khu vực Đông Nam Á đã có các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên tại VN, khái niệm trên vẫn
còn rất mới mẻ và loại hình kinh doanh này mới chỉ ở bước khởi đầu.
Từ năm 1996, một nhóm các cán bộ chuyên nghiệp từng công tác trong các cơ quan thông tin tín dụng,
dự án đánh giá tín nhiệm của Nhà nước đã tập hợp nhau lại và hoạt động thông tin tín nhiệm. 5 năm sau, Công ty
TNHH Giải Pháp Việt Nam chính thức thành lập đầu năm 2001 tại Hà Nội. Công ty tập trung vào ba mảng hoạt
động chính là: Thông tin tín nhiệm, tư vấn luật và dịch vụ đại diện cho các hãng của nước ngoài. Sau 4 năm hoạt
động, năm 2004 Công ty C&R (Credit and Ratings) chính thức được tách riêng, đánh dấu một bước phát triển lớn
của Giải Pháp Việt Nam. C&R chỉ tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực Thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN
. Công ty được tổ chức dưới hính thức các nhóm hạt nhân làm việc độc lập, sáng tạo và linh hoạt. Bên cạnh đội
ngũ cán bộ chuyên nghiệp, công ty còn có một mạng lưới cộng tác viên, và các đại diện trên khắp đất nước. Sự
tích cóp liên tục và bền bỉ những thông tin nhỏ nhất đã đem đến cho C&R một kho dữ liệu đồ sộ và chính xác về
hoạt động của các DNViệt Nam. Công ty thường cung cấp thông tin tín nhiệm ở 3 dạng:
Báo cáo cơ bản.
Báo cáo chuẩn .
Báo cáo tổng hợp chi tiết.
Hiện nay, hoạt động của C&R cũng đã được mở rộng thông qua cổng thông tin của trang web “Doanh
nhân Việt Nam” (www.doanhnhanvietnam.com). Khi là thành viên của website này, các DNcó quyền cung cấp
thông tin về mình và cũng có quyền tiếp cận các thông tin tín nhiệm về các DNkhác trên hầu hết các lĩnh vực kinh
tế ở Việt Nam và trên thế giới.
Cho đến nay, VN mới có hai DNhoạt động trong lĩnh vực ĐMTN. Một là Công ty Thông tin tín nhiệm và
Xếp hạng DN(C&R) - được tách ra từ Công ty Giải pháp VN năm 2004. Hai là Trung tâm đánh giá tín nhiệm
Vietnamnet (Credit Ratings Vietnamnet Center - CRVC) thuộc công ty phần mềm truyền thông VASC, vừa đi vào
hoạt động trong gần một năm qua. (Bắt đầu hoạt động chính thức từ ngày 4/6/2005)
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Trang 10
Những dịch vụ chủ yếu của C&R là cung cấp thông tin tín nhiệm, xếp hạng tín nhiệm DNvà điều tra thị
trường theo ngành kinh tế. Trong khi đó, dù mới ra đời, CRVC cũng đã cung cấp khá nhiều dịch vụ đa dạng liên
quan đến loại hình ĐMTN. CRVC sẽ là tổ chức chuyên cung cấp cho DNcác dịch vụ thu thập thông tin, đánh giá
xếp hạng, ĐMTN các tổ chức tài chính, xếp hạng DN .
Đồng thời, đơn vị này cũng nhận tư vấn, hỗ trợ DNtrong việc tạo dựng uy tín trên thị trường, xây dựng
thương hiệu có sức cạnh tranh; thẩm định lại các thông tin; xây dựng cơ sở dữ liệu về các DN , doanh nhân, từ đó
phát triển dịch vụ tư vấn tài chính, môi giới đầu tư...
Đối tượng phục vụ chính của C&R và CRVC là các nhà đầu tư, các DNhay hệ thống các NHtrong nước
và quốc tế. Thông tin tín nhiệm và đánh giá tín nhiệm DNlà một loại hình kinh doanh đặc biệt, liên quan mật thiết
đến hình ảnh và uy tín của các DN . "Nguyên tắc hoạt động của C&R là những thông tin đưa ra phải hoàn toàn
mang tính khách quan và được điều tra trực tiếp trên nguyên tắc ý thức trách nhiệm như của chính mình. Trong
quá trình xây dựng các chỉ tiêu, cả C&R và CRV đều tham khảo đánh giá của các tổ chức định giá tín nhiệm lớn
nhất trên thế giới là Standard & Poor's, Moody's và Equifax…và xây dựng được hệ thống đánh giá riêng, phù hợp
với điều kiện của VN. Theo đó, hơn 100 chỉ tiêu tính điểm và các phương pháp kiểm tra chéo phức tạp để có thể
đưa tới việc xếp hạng từ AAA, AA, BB...cho mức độ tín nhiệm của DN .
Sau một thời gian hoạt động, dù số lượng không nhiều nhưng những hợp đồng mà C&R nhận được cũng
cho thấy các DNVN cũng bắt đầu có sự quan tâm tới lĩnh vực này. Tính đến nay, C&R đã cung cấp rất nhiều báo
cáo tín nhiệm cho các DNtrong và ngoài nước. Còn CRV dù chỉ mới thành lập chưa được một năm nhưng cho đến
nay cũng đã nhận được rất nhiều hợp đồng yêu cầu cung cấp thông tin đánh giá tín nhiệm của các khách hàng
khắp cả nước.
Với số lượng khoảng 15.000 DN và nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hệ thống pháp luật
ngày càng đổi mới và cởi mở thì việc thành lập các DNmới sẽ ngày càng tăng lên. Khi đó, sự ra đời của một tổ
chức có thể đánh giá khả năng hoạt động và độ tín nhiệm của một DNlà rất cần thiết. Hiện nay, loại hình hoạt
động của ĐMTN đang rất được nhà nước và các DNViệt Nam quan tâm. Tuy nhiên, việc lựa chọn một mô hình
hoạt động của CRA sao cho thích hợp với những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay không phải là dễ.
Mô hình công ty cổ phần có các cổ đông chiến lược nước ngoài đang được xem là một lựa chọn mang tính khả thi
cao. Việc lựa chọn đúng các cổ đông chiến lược nước ngoài và vận động họ tham gia thành lập công ty định mức
tín nhiệm đầu tiên của Việt Nam là con đường nhanh nhất để hình thành một tổ chức ĐMTN đủ uy tín và đảm bảo
vai trò độc lập của DN trong thị trường tài chính Việt Nam.
Đã có rất nhiều hội thảo được tổ chức nhằm tìm ra hướng đi cho loịa hình này sao cho phù hợp với điều
kiện của nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, chúng ta còn mời cả các tập đoàn đánh giá tín nhiệm lớn, có uy tín trên
thế giới như Standard & Poor’s, Moody’s,… nhằm học hỏi kinh nghiệm và phương thức làm việc, hoạt động của
các tổ chức này.
Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam (VAFI) hiện nay cũng đang xúc tiến việc thành lập một cơ quan
ĐMTN nhằm đóng góp vào sự phát triển của thị trường vốn và đặc biệt là thị trường trái phiếu, thông qua đó góp
phần vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Tóm lại, việc thành lập và phát triển ĐMTN ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu hướng và nhu cầu
thị trường. Vì thế, kinh doanh thông tin tín nhiệm được xem là rất có triển vọng phát triển ở Vệt Nam, nhất là thời
điểm Việt Nam gia nhập WTO đang đến gần. Hiện nay, các ngành chức năng có liên quan, Bộ Tài chính cũng như
các DNđang bắt đầu quan tâm và tìm kiếm những bước đi phù hợp cho loại hình này ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động ĐMTN ở Việt Nam vẫn còn rất mới mẻ. Vì thế, trong những năm đầu mới được
hình thành và đi vào phát triển, bên cạnh những thuận lợi, còn có rất nhiều những khó khăn đòi hỏi các DN , các
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Trang 11
nhà đầu tư phải chủ động để vượt qua. Dù có trải qua một thời gian dài hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thông
tin tín nhiệm, các CRA Việt Nam vẫn cò phải cần 20 năm nữa để thử nghiệm với môi trường của kinh tế Việt
Nam mới có thể có được những tiêu chuẩn xếp hạng ngang tầm khu vực và thế giới.
III/ MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
1/ Thuận lợi:
Dù chỉ mới được ra đời trong vài năm gần đây, nhưng có thể nói, việc hình thành và phát triển ĐMTN ở
Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu hướng và nhu cầu của thị trường. Một nền kinh tế minh bạch và phát triển
ổn định đang trở thành vấn đề cấp thiết. Vì thế mà hoạt động của ĐMTN ở Việt Nam hiện nay đang rất được Nhà
nước và các DNquan tâm đúng đắn, sự ủng hộ từ các tập đoàn đầu tư tài chính nước ngoài, hệ thống các ngân
hang trong nước.
Hiện nay, Nhà nước ta và các tổ chức có liên quan như Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính, các ngành
chức năng có liên quan như NHNN, UBCKNN,… đã và đang lên một kế hoạch cụ thể, trong đó có việc ban hành
một khung pháp lý, các qui định nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng một CRA phù hợp với nền kinh tế VIệt Nam
nhưng vẫn không quá lệch lạc so với các tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài ra, còn có rất nhiều cuộc hội thảo bàn về các vấn đề liên quan đến việc hình thành các CRA tại
Việt Nam, trong đó có sự tham gia của các chuyên gia kinh tế nước ngoài, các tập đoàn CRA quốc tế để trao đổi
kinh nghiệm hoạt động và làm việc.
Một thuận lợi lớn nữa là Việt Nam đã nhận được sự tài trợ và giúp đỡ kỹ thuật thông qua dự án “Hỗ trợ
kỹ thuật” do Ban thư ký ASEAN và Bộ Tài chính Nhật Bản tài trợ về việc xúc tiến thành lập công ty CRA tại Việt
Nam. Chương trình này do viện nghiên cứu Normura thực hiện với sự tham gia tài trợ của Tổ chức phát triển kinh
tế tư nhân (MPDF) cho các hội thảo xây dựng các giải pháp hình thành CRA tại Việt Nam. Vì thế, kinh doanh
thông tin tín nhiệm được xem là có rất nhiều triển vọng phát triển ở Việt Nam, nhất là trong thời điểm Việt Nam
gia nhập WTO đang đến gần.
2/ Khó khăn:
Sự cần thiết của ĐMTN đối với nền kinh tế Việt Nam là đã quá rõ ràng. Thế nhưng, trong quá trình hoạt động, nó
vẫn chưa thực sự thu hút được đa số các DNvà các nhà đầu tư tham gia. Nguyên nhân là do đâu? Thực tế, đã có
nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và sự phát triển của dịch vụ này tại Việt Nam.
2.1/ Những khó khăn khách quan
2.1.1/ Khó khăn về mặt pháp lý
Khi một DN , một tổ chức được thành lập nó phải chịu sự chi phối bởi các tiêu chuẩn pháp lý cụ thể,sự
quản lý bởi một cơ quan chủ quản nào đó. Hơn nữa, vì đánh giá tín nhiệm DNlà một lĩnh vực rất nhạy cảm. Khi
các ý kiến của một CRA được đưa ra có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của một DN . Đồng thời, do đây là
một lĩnh vực đặc thù nên nó cần được điều chỉnh bởi một điều luật riêng. Vì vậy, việc ban hành những điều luật,
những qui định cho hoạt động kinh doanh tín nhiệm là rất quan trọng, cần được chuẩn bị và cân nhắc kỹ sao cho
phù hợp với thực tế và đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.
2.1.2/ Khó khăn về cơ sở hạ tầng
Là một loại hình hoạt động kinh doanh chỉ mới được manh nha ở Việt Nam. Vì vậy, chúng ta vẫn chưa
có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho sự phát triển của nó. Nhưng đây là một khó khăn không thể tránh khỏi và hầu
như ở bất kỳ thị trường nào cũng gặp phải trong giai đoạn đầu, khi ĐMTN mới bắt đầu đi vào hoạt động. Để các
CRA có thể hoạt động tốt và tạo được sự tin tưởng cho các DN , đòi hỏi những CRA này phải có một kho dữ liệu
khổng lồ, tập hợp toàn bộ lịch sử của các DNmà nó nghiên cứu, trên cơ sở đó để đưa ra các thôngtin đáng tin cậy
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Trang 12
cho các nhà đầu tư. Từ việc thiếu các qui định về pháp lý, về những tiêu chuẩn cụ thể, chúng ta còn thiếu cả một
đôi ngũ nhân lực có đủ trình độ, có chuyên môn nghiệp vụ để có thể hoạt động trong lĩnh vực này.
Với năng lực của các công ty tư vấn tài chính Việt Nam còn rất hạn hẹp, hơn nữa chúng ta còn rất thiếu
kinh nghiệm, không có đủ dữ liệu và thời gian hoạt động. Khi đó, các CRA không thể đưa ra các “nghiên cứu về
những trường hợp mất khả năng thanh toán”. Nhưng không có các nghiên cứu về những trường hợp mất khả năng
thanh toán”, thì không thể tạo được niềm tin ở các nhà đầu tư. Nếu không được sự ủng hộ ở các nhà đầu tư, các
CRA cũng không thể tích lỹu được số liệu. Đó là một vòng lẩn quẩn đòi hỏi cần phải có sự cố gắng rất nhiều của
nhà nước ta, các Bộ - Ngành cũng như các DN .
2.2/ Khó khăn chủ quan
2.2.1/ Khó khăn xuất phát từ thị trường
Công ty ĐMTN là một định chế cao cấp nhất của thị trường tài chính. Nhiệm vụ của nó là hướng dẫn cho
các nhà đầu tư có được những quyết định đúng đắ nhất , qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thành
phần khác có liên quan như TTCK, hệ thống NH,… và sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Do đó, hoạt động
của CRA đòi hỏi tính độc lập, tin cậy và tính chuyên nghiệp. Chính vì những đặc tính này mà việc thành lập các
CRA ở Việt Nam là rất khó khăn trong điều kiện của Việt Nam.
Khó khăn nhất là ở chỗ thị trường vốn và thị trường trái phiếu ở Việt Nam còn rất nhỏ bé. Mà sự ra đời
của các CRA cần phải gắn liền với một TTCK đã phát triển tương đối ởn định. Còn TTCK Việt Nam ra đời chỉ
khoảng 5 năm. Đó là khoảng thời gian quá ngắn so với lịch sử lâu đời của TTCK các nước trong khu vực cũng
như trên thế giới. Hoạt động củanó lại khá thăng trầm. Hàng hóa quá ít, dường như không đáp ứng đủ nhu cầu cho
các nhà đầu tư và DN . Giá cả cổ phiếu luôn trong tình trạng không ổn định. Có khi tăng quá cao, có khi lại giảm
đột biến. Nhất là trong thời gian gần đây, hoạt động của nó dường như quá nóng và quá sức chịu đựng của thị
trường. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành các tổ chức ĐMTN ở Việt Nam.
2.2.2/ Khó khăn xuất phát từ phía các DN
Dù biết rõ sự cần thiết của ĐMTN đối với nền kinh tế, nhưng tại sao nó lại chưa thực sự thu hút các
DNtham gia và ủng hộ?
Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, các tổ chức ĐMTN phải là tổ chức hoạt động với tư cách độc lập,
không chịu sự chi phối trong các quy định đưa ra bởi bất cứ một cơ quan nào, không xung đột lợi ích hay có mối
quan hệ với tổ chức được định mức tín nhiệm. Có như vậy, các đánh giá định mức tín nhiệm mới mang tính khách
quan và đáng tin cậy.
Ở Việt Nam, trong quá trình xây dựng các CRA, vẫn có nhiều ý kiến thắc mắc ai sẽ đánh giá tín nhiệm
chính công ty định mức tín nhiệm. Hơn nữa, muốn hoạt động được ở Việt Nam thì cần phải có một cơ quan Nhà
nước can thiệp vào hoạt động của loại công ty này. Đó là một thói quen bao cấp đã quá ăn sâu vào tư duy của
nhiều DN. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực này thì yêu cầu trên là phi lý và thể hiện rõ nét tư tưởng bao cấp.
Thực tế các công ty, tổ chức đánh giá tín nhiệm DN trên thế giới và trong khu vực hầu hết là những tổ chức độc
lập hoạt động bằng uy tín, không phụ thuộc vào Nhà nước.
Việt Nam là một nền kinh tế đang phát triển, vừa được chuyển từ bao cấp sang của loại công ty này có
thể còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là nhu cầu tất yếu của một nền kinh tế minh bạch và hội nhập. Tuy việc
đánh giá ĐMTN là cần thiết với những lợi ích đã trình bày, nhưng do vấn đề chi phí nên thông thường, các DNchỉ
cần đến đánh giá ĐMTN khi muốn huy động vốn trên thị trường để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, hiện vẫn có không ít ý kiến còn hoài nghi về độ tin cậy của loại hình kinh doanh trên. Bởi vì khi nói đến
vấn đề minh bạch hoá thông tin tức là đã liên quan đến quyền của DNmà vì lý do kinh doanh nên nhiều DNchưa
Chuyên đề năm 3 Tiềm năng và vai trò của ĐMTN đối với NHTM Việt Nam
Trang 13
muốn tiết lộ một thông tin nào đó. Không phải họ làm ăn không chính đáng mà họ dự định sẽ công bố vào một
thời điểm nào đó thích hợp hơn.
Ngoài ra, những chỉ tiêu và năng lực đánh giá tín nhiệm còn rất mới mẻ và cần thời gian kiểm chứng xem
có phù hợp với VN hay không. Nếu không cẩn trọng, việc đánh giá hay cung cấp thông tin tín nhiệm có thể khiến
cho các DNtrở nên hoang mang và đẩy họ vào thế bất lợi trước các đối tác khác.
Không những thế, việc đánh giá tín nhiệm đòi hỏi các DNphải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác
những tài liệu, thông tin về tình hình tài chính và phi tài chính trong phạm vi của mình theo yêu cầu của tổ chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyên đề tiềm năng và vai trò của định mức tín nhiệm.pdf