Đề tài Tiền lương thu nhập và tác động của nó đến năng suất lao động hiện nay ở Việt Nam

 

 

LờI NóI ĐầU 1

Phần thứ nhất 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG-THU NHẬP 3

TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. 3

I./ THỰC CHẤT CỦA TIỀN LƯƠNG-THU NHÂP TRONG CÁC DOANH 3

NGHIỆP NHÀ NƯỚC. 3

1. Khái niệm về tiền lương-thu nhập. 3

II/- NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG(NSLĐ).MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN LƯƠNG ,THU NHẬP VÀ NSLĐ. 7

1. Khái niệm. 7

2. Ý nghĩa của tăng năng suất lao động. 8

3. Mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập với NSLĐ. 8

4. Các chính sách về tiền lương tác động đến NSLĐ 12

Phần thứ hai 15

THỰC TRẠNG GIỮA TIỀN LƯƠNG THU NHẬP VÀ NSLĐ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC. 15

I.THỰC TRẠNG ,HẠN CHẾ. 15

Phần III 22

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ỔN ĐỊNH, NÂNG CAO THU NHẬP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HIỆN NAY. 22

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền lương thu nhập và tác động của nó đến năng suất lao động hiện nay ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho mọi lao động có tham gia vào việc hoàn thành nó như người quản lý,công nhân phụ trách kỹ thuật.... a. Tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa . Tiền lương danh nghĩa :Là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động theo lượng giá trị sức lao động đã bỏ ra. Tiền lương thực tế: là lượng tư liệu sinh hoạt ,vật chất mà người lao động mua được từ tiền lương danh nghĩa. b- Thu nhập. Thu nhập được hiểu là tất cả những gì bằng tiền và hiện vật mà người lao động nhận được từ phía người sử dụng bao gồm :tiền lương(tiền công) ,các loại phụ cấp lương,tiền thưởng và những khoản thường xuyên ,ổn định mà người sử dụng lao động chi trực tiếp cho người lao động như ăn giữa ca,tiền đi lại... Tiền lương là một bộ phận chính của thu nhập. Các khoản thu khác chủ yếu là phúc lợi xã hội như đi tham quan,tổ chức phương tiện đi lại,liên hoan sinh nhật,tổ chức nơi ăn ,ở cho công nhân viên. c- Thang lương Là bảng xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương giữa những công nhân cùng nhóm ngành có trình độ lành nghề khác nhau. II/- Năng suất lao động(NSLĐ).Mối quan hệ giữa tiền lương ,thu nhập và NSLĐ. 1. Khái niệm. Năng suất lao động là chỉ tiêu về hiệu quả hữu ích của hoạt động có mục đích của con người trong quá trình sản xuất. Mức năng suất lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.Như Mác đã viết:”Sự tăng lên của mức sản xuất hay năng suất của lao động ,chúng ta hiểu nói chung là sự thay đổi trong cách thức lao động ,một sự thay đổi làm giảm ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá sao cho một số lượng ít hơn lại có được một sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn”. Hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gồm hai bộ phận: Lao động sống và lao động quá khứ.Lao động sống là lao động trực tiếp tiêu hao trong quá trình sản xuất ra sản phẩm.Lao động quá khứ là phần lao động tiêu hao từ trước để làm ra nguyên vật liệu và công cụ,nhà xưởng dùng cho quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Cần phân biệt hai khái niệm năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội .Năng suất lao động cá nhân chỉ liên quan đến lao động sống,tăng năng suất lao động cá nhân là hạ thấp chi phí lao động sống.Năng suất lao động xã hội liên quan đến cả lao động sống và lao động quá khứ,tăng năng suất lao động xã hội là hạ thấp cả chi phí lao động sống và chi phí lao động quá khứ. 2. ý nghĩa của tăng năng suất lao động. Trước hết,năng suất lao động tăng làm giảm giá thành sản phẩm vì giảm chi phí tiền lương trong một đơn vị sản phẩm.Tiền lương là giá cả của sức lao động ,nó là một trong những chi phí cấu thành giá thành sản phẩm ,tăng NSLĐ có nghĩa là giảm chi phí sức lao động cho một đơn vị sản phẩm hay là giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm,dẫn đến giá thành sản phẩm giảm. Tăng NSLĐ cho phép giảm số người làm việc,do đó tiết kiệm được quĩ tiền lương.NSLĐ cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng qui mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân,cho phép giải quyết các vấn đề tích luỹ tiêu dùng. 3. Mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập với NSLĐ. Thực chất của mối quan hệ. Trước khi tìm hiểu về mối quan hệ ,sự tác động qua lại giữa tiền lương,thu nhập và NSLĐ,ta hiểu thực chất về mối quan hệ này là gì và nó là sợi dây xuyên suốt mối quan hệ này. Thực chất của mối quan hệ giữa tiền lương ,thu nhập và NSLĐ là mối quan hệ giữa ăn và làm hay cái được hưởng và cái làm ra hay xét trong phạm vi toàn xã hội là tiêu dùng và sản xuất. Giữa tiền lương ,thu nhập và NSLĐ có một điểm gắn kết như sợi dây dàng buộc,đó là quá trình lao động .Quá trình lao động gồm nhiều hoạt động lao động,sử dụng sức lao động để tạo ra NSLĐ làm ra sản phẩm.Quá trình lao động đã làm hao phí sức lao động của người lao động để tạo ra sản phẩm nên người lao động phải được nhận một khoản tiền để bù đắp lại lượng lao động đã hao phỉ trong quá trình lao động,đó là tiền lương .Đây chính là cái mà người lao động được hưởng sau khi đã sử dụng sức lao động của mình tạo ra NSLĐ để tạo ra sản phẩm.Cụ thể hơn ,NSLĐ là một yếu tố của quá trình lao động,là thước đo của việc sử dụng sức lao động ,đó là lao động .Lao động sản xuất ra của cải vật chất.Còn tiền lương và thu nhập là giá cả trả cho sức lao động đã bỏ ra để lao động làm ra của cải vật chất đó.Như vậy, người lao động sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm và họ đựoc hưởng một lượng tiền gọi là tiền lương tương ứng với sức lao động họ đã bỏ ra.Vậy mối quan hệ giữa tiền lương thu nhập và NSLĐ là mối quan hệ giữa làm và ăn. Ngoài ra ,trong mối quan hệ giữa tiền lương,thu nhập và NSLĐ,tốc độ tăng của tiền lương thấp hơn tốc độ tăng của năng suất lao động.Như trên đã nói,giữa tiền lương,thu nhập và NSLĐ có mối quan hệ nhưng mối quan hệ đó như thế nào,làm ra bao nhiêu hưởng bấy nhiêu hay chỉ hưởng một phần của cải làm ra ,khi NSLĐ tăng lên thì tiền lương cũng tăng lên một lượng tương ứng hay chỉ tăng lên thêm một phần của làm ra.Thực tế cho thấy tốc độ tăng năng suất lớn hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân.Tức là lượng vật chất làm được thêm phải nhiều hơn phần được hưởng thêm do một số nguyên nhân sau: Do yêu cầu tăng cường khả năng cạnh tranh.Trong nền kinh tế thị trường,trong sản xuất để cạnh tranh được thì giá thành sản phẩm phải thấp tức là phải giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm.Tiền lương là một chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm,giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm làm giảm giá thành sản phẩm.Tăng NSLĐ làm giảm hao phí sức lao động cho một đơn vị sản phẩm hay giảm chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm.Nhưng mối quan hệ giữa tăng NSLĐ và giảm chi phí tiền lương này là như thế nào,hay mối quan hệ giữa tăng NSLĐ và tăng tiền lương là như thế nào. Tóm lại : Tốc độ tăng CPSLĐ/SP = Tốc độ tăng TL - Tốc độ tăng NSLĐ Để có thể cạnh tranh,CPSLĐ?1đvsp phải càng ngày càng giảm hay tốc độ tăng CPSLĐ/1đvsp phải âm .Theo (*) thì tốc độ tăng CPSLĐ/1đvsp<0 Hay: Tốc độ tăng TL< Tốc độ tăng NSLĐ Do NSLĐ chỉ là một bộ phận của tổng năng suất.NSLĐ tăng lên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như công nghệ sản xuất,môi trường lao động,tài nguyên thiên nhiên ,con người...trong đó có tiền lương.Như vậy tiền lương chỉ góp một phần làm tăng NSLĐ.Khả năng tăng NSLĐ là lớn hơn so với khả năng tăng tiền lương. Do yêu cầu của tích luỹ .Như trên đã nói,NSLĐ tăng lên có một phần do công nghệ sản xuất vậy cần thiết phải trích một phần lợi nhuận từ kết quả do tăng NSLĐ để tích luỹ nhằm không ngừng đầu tư ,đổi mới trang thiết bị công nghệ để quay trở lại phục vụ sản xuất,làm tăng NSLĐ .Như vậy,sản phẩm làm thêm được do tăng NSLĐ không được dùng hoàn toàn cho tăng thêm tiền lương làm tốc độ tăng của tiền lương luôn bé hơn tốc độ tăng NSLĐ. Cho đến nay,khi nói đến mối quan hệ giữa tiền lương,thu nhập và NSLĐ,hay mối quan hệ giữa làm và ăn,quan niệm giữa làm trước ,ăn sau hay ăn trước ,làm sau vẫn không được rõ ràng nhưng thực tế giữa tiền lương,thu nhập và NSLĐ có mối quan hệ biện chứng. NSLĐ tác động đến tiền lương và thu nhập NSLĐ tác động đến quĩ tiền lương, làm tăng hoặc giảm quĩ tiền lương trong tổ chức ,doanh nghiệp nhưng không có nghĩa là tương ứng với nó cũng làm tăng hoặc giảm tiền lương,thu nhập của người lao động . NSLĐ tăng làm rút ngắn thời gian để hoàn thành một lượng công việc hay sản xuất ra một khối lượng sản phẩm,từ đó hoàn thành vượt mức sản lượng hay hoàn thành đúng mức sản lượng trước thời định.Vì vậy,người lao động được thưởng theo quy định góp phần làm tăng thu nhập của người lao động.Mặt khác,tăng NSLĐ làm tăng sản phẩm làm ra,đối với công nhân hưởng lương sản phẩm thì lượng sản phẩm tăng thêm này làm tăng tiền lương theo công thức: TLTL = ĐGsp x Q. Trong đó: TLTL là tiền lương thực lĩnh ĐGsp là đơn giá sản phẩm (hiểu theo cách hiểu thứ nhất) Q là lượng sản phẩm làm ra. Như vậy, tăng Q kéo theo tăng TLTL Tóm lại “làm” có liên quan chặt chẽ đến “hưởng” làm ra được nhiều hơn thì được hưởng nhiều hơn. Tiền lương,thu nhập tác động đến NSLĐ. Tiền lương chính là giá cả sức lao động,là hình thức biểu hiện giá trị sức lao động,là lượng tiền dùng để mua sắm các tư liệu sinh hoạt nhằm tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động.Tiền lương là một phạm trù thu nhập quốc dân được biểu hiện bằng tiền bảo đảm thoả mãn nhu cầu vật chất,văn hoá trực tiếp mà Nhà nước dùng để phân phối một cách hợp lý và có khoa học cho người lao động căn cứ vào số lượng ,chất lượng mà người đó đã cống hiến cho xã hội phù hợp với nền kinh tế.Tiền lương là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động,người ta dùng công cụ này để kích thích thái độ quan tâm đến lao động do đó tiền lương là một nhân tố mạnh mẽ để tăng NSLĐ,hay nói cách khác,đối với người lao động,tiền lương là khoản thu nhập chính,để tăng tiền lương họ phải tăng NSLĐ. 4. Các chính sách về tiền lương tác động đến NSLĐ Trong số các chính sách về tiền lương,chính sách về tiền lương tối thiểu rất quan trọng,nó là trung tâm trong các mối liên hệ có liên quan đến tiền lương,tiền lương tối thiểu có ảnh hưởng rất lớn đến tiền lương bình quân của người lao động theo công thức: TLBQ = TLmin x (K x (H Trong đó: TLBQ là tiền lương bình quân TLmin là tiền lương tối thiểu (K là hệ số điều chỉnh bình quân (H là hệ số cấp bậc bình quân. Theo công thức trên,khi tiền lương tối thiểu tăng thêm một lượng ít thì tiền lương bình quân tăng thêm được một lượng gấp (K lần ,cho thấy việc đưa ra và điều chỉnh mức lương tối thiểu là rất quan trọng. Tiền lương tối thiểu mà phù hợp sẽ có tác động tốt đến người lao động với ý nghĩa làm một khoản thu nhập chính, từ đó bảo đảm được năng suất lao động ổn định và tăng lên. Nêu tiền lương tối thiểu quá thấp, dẫn đến tiền lương bình quân thấp, tiền lương không còn là khoản thu nhập chính của người lao động và mất tác dụng kích thích người lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Nếu tiền lương tối thiểu quá cao, gây ra sự đảo ngược hay quan hệ không hợp lý giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói riêng, của xã hội nói chung. Ngoài ra, việc chi trả cho tất cả cho các lao động trong tổ chức một cách công khai cũng có tác động đến tâm lý lao động rất nhiều, việc công khai đó giúp người lao động cảm thấy sự công bằng giữa những người lao động và giữa làm và hưởng của mình với người khác, từ đó tạo sự phấn khởi trong lao động, giúp cho tăng năng suất lao động. Các chính sách về tiền thưởng hay các hình thức thưởng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tăng năng suất lao động. Theo thuyết động cơ của Taylor, tiền là động cơ khiến con người làm việc, tuy Taylor có mặt hạn chế vì ông coi tiền là động cơ duy nhất và ví người lao động như cái máy mà tiền là năng lượng để nó hoạt động nhưng ông đã đúng khi coi tiền là động cơ của lao động. Con người lao động do nhiều động cơ nhưng tiền là động cơ chính, động cơ chủ yếu. Đối với người lao động mục đích của họ là thu nhập, tiền thưởng là một khoản tiền làm tăng thu nhập, tiền thưởng cũng chính là động cơ lao động của họ, nó nằm bên cạnh, xếp sau tiền lương. Trong các hình thức thưởng, thưởng giảm tỉ lệ hỏng có tác dụng làm tăng năng suất lao động. Giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng có nghĩa là tăng sản phẩm đạt tiêu chuẩn lên, tức là tăng năng suất lao động. Thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động, điều này có tính chất khuyến khích tăng năng suất lao động rất rõ ràng, nếu người lao động đạt được nhiều sản phẩm hơn so với tiêu chuẩn trong một đơn vị thời gian hay lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm là ít hơn so với tiêu chuẩn thì họ sẽ được hưởng vì tính rõ ràng này nên rất có tác dụng tăng năng suất lao động của người lao động. Ngoài ra còn có thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, nguyên liệu, tuy những hình thức thưởng này không có tác dụng trực tiếp đến tăng năng suất lao động nhưng từ việc thưởng này cũng tạo động cơ để người lao động làm việc tốt hơn. Phần thứ hai thực trạng giữa tiền lương thu nhập và NSLĐ của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. i.thực trạng ,hạn chế. Nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường nhưng có sự điều tiết,quản lý của nhà nước.Bởi vậy,Nhà nước cũng thực hiện quản lý nhà nước về lao động,một trong những vấn đề thuộc lĩnh vực này là tiền lương ,thu nhập của người lao động.Cơ chế quản lý tiền lương theo cơ chế quản lý thị trường nhà nước chỉ can thiệp gián tiếp thông qua các chính sách về tiền lương,thu nhập, đặc biệt là tiền lương tối thiểu.Chế độ tiền lương mới có những ưu điểm nổi bật là đã thống nhất mức lương tối thiểu trong toàn quốc,làm cơ sở pháp lý trong giải quyết mối quan hệ phân phối giữa người sử dụng lao động và người lao động.Đã thực hiện một bước tiền tệ hoá tiền lương,từng bước xoá bỏ bao cấp trong tiền lương. Tuy nhiên, ứng với các khu vực khác nhau của nền kinh tế thì chính sách của nhà nước về tiền lương cũng khác nhau, kéo theo mối quan hệ giữa tiền lương, thu nhập với năng suất lao động cũng không giống nhau. Xem xét về thực trạng, trong đó có một số hạn chế về tiền lương thu nhập trong các khu vực như: khu vực hưởng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (NSNN), khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam (KHĐTNN) có một số nét chung trong suốt mối quan hệ giữa tiền lương, thu nhập và NSLĐ như sau: - Về hệ thống thang bảng lương: Nói chung, trong các khu vực, trong hệ thống thang bảng lương, hệ số giãn cách hay tỉ lệ tăng tương đối của hệ số lương giữa các bộ liền kề quá nhỏ, cho nên khi được nâng bậc, người lao động cũng chỉ được tăng lương rất ít so với mức lương hiện tại. Ví dụ về hệ thống thang bảng lương trong khu vực hành chính sự nghiệp kèm theo nghị định 25,NĐ26 ban hành ngày 23 - 5 - 1993 của Chính phủ và tinh thần thông tư liên bộ số 20/LĐ - TT ban hành 3 - 6 - 1993: gồm 11 chức danh và đa số mỗi chức danh gồm 16 bậc lương, cụ thể chức danh cán sự gồm 16 bậc lương, hệ số lương bậc 1 là 1,46, hệ số lương bậc 16 hay bội số lương là 3,33, như vậy trung bình lên 1 bậc, hệ số lương tăng thêm là (3,33 - 1,46)/15 = 0,125. Theo mức lương tối thiểu hiện hành do Nhà nước qui định thì trung bình sau mỗi lần nâng bậc lương người cán sự này được tăng lương thêm 0,125 x 180.000 = 22.500đ, đây là mức trung bình có nghĩa là có những lần nâng bậc lương cán sự chỉ được tăng lương ít hơn 22.500đ/tháng. Hơn nữa, do điều kiện về thời gian nâng bậc lại quá cứng nhắc, không linh động, không xét đến thành tích lao động, khả năng của người lao động và chỉ dựa vào trình độ đào tạo mà 2 hay 3 năm mới nâng bậc 1 lần. Như vậy người lao động sau 2 đến 3 năm mới được tăng lương một lần mà một lần tăng lương lại không đáng kể so với thu nhập hiện tại của họ gây nên mất tác dụng kích thích tăng năng suất lao động hay hiệu quả công việc đối với người lao động. Đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng vậy, hệ thống thang bảng lương thiết kế phức tạp, độ dãn cách bậc lương còn nhỏ và không có tác dụng khuyến khích kích thích công nhân viên chức nâng cao tay nghề để nâng bậc, nâng lương và từ đó không làm tăng năng suất lao động. Ví dụ thang lương Đ12 của công chức dệt sợi. Phần lớn công nhân ở bậc 3 bậc 4 nhưng hệ số lương bậc 3 so với bậc 2 chỉ tăng 7%, hệ số lương bậc 6 so với bậc 5 tăng 14% và công việc thường chỉ ở bậc 3 và bậc 4. Từ đó làm công nhân không có hứng thú trong việc nâng bậc lương và năng suất lao động cũng kém đi. Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và cơ quan nước ngoài hoặc quốc tế tại Việt Nam được tự quyền xây dựng hệ thống thang bảng lương với hạn chế là độ dãn cách giữa các bậc liền kề không được nhỏ hơn 7% và điều kiện về thời gian nâng bậc là mức tối thiểu 3 năm phải nâng một bậc lương. Đây là những qui định của nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài dựa vào đó để tăng lương và nâng lương có lợi nhất cho doanh nghiệp có nghĩa là bất lợi đối với người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng khoảng cách bậc lương của ta qui định là quá lớn cho nên hầu như các doanh nghiệp chỉ xác định mức lương bậc 1 cao hơn từ 3 - 10% so với mức lương tối thiểu, khoảng cách hai bậc liền kề chỉ khoảng 3 - 5% chứ không dãn cách từ 7 - 10% như các doanh nghiệp trong nước, đặc điểm này làm hạn chế kích thích tăng năng suất lao động lớn hơn các doanh nghiệp trong nước Hệ thống bảng lương hành chính sự nghiệp (ở trang sau) Theo số liệu của NHN0 & PTNT Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2000 ta có bảng sau: - Về tiền lương tối thiểu ( TLmin) Tiền lương tối thiểu chung hiện nay là 180.000đ/tháng/người, theo nhận định chung, mức lương này còn quá thấp, không đáp ứng được cuộc sống cho một người làm một công việc bình thường (không qua đào tạo). Trong điều kiện làm việc bình thường, trong khu vực hành chính, trong công thức tính tiền lương sử dụng tiền lương tối thiểu. Tính theo năm 1999 số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc khu vực hành chính sự nghiệp là 1,425 triệu người, tiền lương bình quân = 494.000 VNĐ/tháng từ năm 1991 - 1998 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,5%/năm, nhưng tiền lương thực tế của CNV giảm 6%/năm do giá cả thực tế tăng dẫn đến tiền lương mất ý nghĩa. Khi chính phủ ban hành NĐ 28CP ngày 28/3/1997 cho phép tuỳ theo vùng, ngành nghề, kinh tế, kỹ thuật và hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mức hưởng tối thiểu phù hợp để xác định đơn giá tiền lương tối đa không quá 2,5 lần so với mức lương tối thiểu chung do nhà nước công bố, theo tiền lương tối thiểu chung bằng 180.000 thì tiền lương tối thiểu chung của doanh nghiệp có thể biến động 180.000VNĐ/tháng đến 450.000 VNĐ/tháng. Từ cơ chế này, tiền lương thu nhập của người lao động được tăng lên theo báo cáo của Bộ lao động - Thương binh & Xã hội thì năm 1997, tiền lương thực hiện bình quân chung của các doanh nghiệp là 851.181 VNĐ/tháng, yếu tố này đã góp phần kích thích tăng năng suất lao động của 1 người lao động. Ví dụ ở Tổng công ty Điện lực Việt Nam, do đa phần các doanh nghiệp trực thuộc trả lương tối thiểu gấp hơn 2 lần tiền lương tối thiểu chung nên thu nhập bình quân của CBCNV toàn ngành là 1,1triệu VNĐ, năng suất lao động ngày càng tăng, hiệu quả công việc ngày càng cao. Trong khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vấn đề tiền lương tối thiểu rất được nhà nước quan tâm và đã qua nhiều lần điều chỉnh. Theo Nghị định 197CP ngày 31/12/1994 của chính phủ, tiền lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 35USD/tháng, đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố, thị xã, thị trấn còn lại hoặc các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn thuộc các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là 30USD/tháng. Đến ngày 1 tháng 4 năm 1996, Bộ LĐ & TB và XH ra quyết định số 385/LĐTBXH - QĐ qui định: đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, áp dụng tiền lương tối thiểu không dưới 45USD; Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức quốc tế đóng trên địa bàn thành phố thuộc loại II (gồm Hải phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ) và thành phố Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu áp dụng tiền lương tối thiểu không thấp hơn 40USD/tháng. Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cơ quan, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam đóng trên địa bàn các tỉnh còn lại hoặc doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động giản đơn thuộc các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản áp dụng tiền lương tối thiểu không dưới 35 USD/tháng. Đến ngày 15/6/1999 Bộ LĐ - TBXH ra quyết định số 708/1999/QĐ - BLĐTBXH áp dụng đối với ba khu vực địa bàn giống trong quyết định số 385/LĐTBXH - QĐ tương ứng với 3 mức tiền lương tối thiểu bằng VNĐ là 626000 VNĐ/tháng, 556000 VNĐ/tháng và 487.000VNĐ/tháng với tỉ giá 1USD tương đương 13910VNĐ. Nếu theo tỉ giá này, thì mức tiền lương tối thiểu áp dụng ở quyết định 385/BLĐTBXH - QĐ và Quyết định 708/1999/QĐ - BLĐTBXH là bằng nhau nhưng khác phương thức trả lương. Qua việc ban hành các quyết định trên, nhà nước đã thống nhất được tiền lương tối thiểu cho khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trên thực tế, một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã thực hiện rất tốt chế độ trả lương này. Ví dụ như công ty liên doanh chế tạo bơm Ebara Hải Dương (Liên doanh với Nhật) đã xếp lương bậc 1 cho nhân viên bảo vệ là 35USD, công nhân kỹ thuật có 7 bậc, trong đó bậc 1 là 49 USD, bậc 7 là 120,75USD; trung cấp kỹ thuật có 16 bậc, bậc 1 là 51 51,10 USD, bậc 16 là 116,55USD, Đại học từ 62,3 đến 139,3 USD gồm 10 bậc... Tóm lại, do có chính sách tiền lương của nhà nước ban hành, thu nhập của người lao động trong khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các cơ quan nước ngoài hay tổ chức quốc tế tại Việt Nam được đảm bảo và ổn định, NSLĐ tăng, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng lao động... được nâng cao. Tổng hợp báo cáo của các địa phương cho thấy, tiền lương bình quân của lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là 74,02 USD/tháng, tương đương 1029000VNĐ/tháng, cao nhất là trên 1000USD/tháng tương đương 14.000.000VNĐ/tháng và thấp nhất là 37USD/tháng tương đương 450.000USD/tháng. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (20%) chưa chấp hành được qui chế về tiền lương tối thiểu này và nhiều doanh nghiệp còn áp dụng tiền lương tối thiểu để trả cho lao động kỹ thuật, lao động có qua đào tạo. Mặt khác, trong khu vực này có sự phân biệt trong việc trả lương cho lao động nước ngoài là lao động Việt Nam. Đành rằng khi có cả lao động nước ngoài và lao động Việt Nam tham gia cùng một công việc với cùng trình độ, tiền lương là do hai bên thoả thuận và người lao động nước ngoài được thêm một số khoản như xa gia đình, xa tổ quốc nhưng sự chênh lệch không được quá lớn, điều này gây nên tâm lý bất bình, không thoải mái cho người lao động Việt Nam dẫn đến hiệu quả làm việc kém đi. Qua thực tế trên cho thấy, sự chênh lệch về tiền lương bình quân giữa hai khu vực doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là khá lớn, trong khi chênh lệch về năng lực làm việc chưa hẳn là như thế thậm chí ngược lại. Đây là hạn chế của chính sách tiền lương của nước ta. Điều này gây tâm lý bất bình dẫn đến thái đội không tích cực với công việc của lao động trong doanh nghiệp nhà nước khi có sự so sánh về tiền lương giữa hai khu vực. Ngoài các khu vực vừa nêu ra còn có khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, khu vực này có mức tiền công bình quân rất thấp, khoảng 350.000VNĐ/tháng đến 400.000VNĐ/tháng, chỉ bằng 50% tiền lương bình quân trong các doanh nghiệp nhà nước và 39% tiền lương bình quân trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh kém hiệu quả, với mức tiền lương bình quân thấp như vậy người lao động không thể dựa vào đó để tái sản xuất sức lao động, nó mất ý nghĩa là nguồn thu nhập chính của họ và từ đó, họ không còn tích cực với công việc, ảnh hưởng đến NSLĐ, hiệu quả công việc. Phần III Một số giải pháp nhằm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo pháp luật, khắc phục những các tồn tại hiện nay về chính sách tiền lương, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, gắn tiền lương thu nhập với năng suất lao động, bảo đảm công bằng xã hội, nội dung cơ bản đổi mới cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập của các doanh nghiệp theo qui định tại nghị định số 28/CP ngày 28/3/1997 của chính phủ như sau: 1. Tách chế độ tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh ra khỏi khu vực hành chính sự nghiệp, cho phép xem xét cân đối thu nhập giữa các ngành, hiệu quả sản xuất, và khả năng tự trang trải của doanh nghiệp để tính đúng tiền lương ở “đầu vào” theo chỉ số trượt giá, quan hệ tiền công trên thị trường lao động và tốc độ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm mối tương quan hợp lý giữa tiền lương với năng suất lao động, lợi nhuận và nộp ngân sách. Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động và bảo đảm công bằng xã hội. Để thực hiện được cần giải quyết theo các giải pháp sau: a) Nhà nước thực hiện quản lý tiền lương thông qua báo cáo, tính toán, xét duyệt đơn giá tiền lương và tiền lương thực tế thực hiện của từng ngành, từng doanh nghiệp. Mức tiền lương thực hiện của doanh nghiệp cao nhất không vượt quá 2 lần mức tiền lương bình quân chung của tất cả các doanh nghiệp, khi giao đơn giá và phải bảo đảm nguyên tắc tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động. b) Xây dựng định mức lao động. - Tất cả các doanh nghiệp nhà nước phải xây dựng định mức lao động theo hướng dẫn của Bộ lao động - thương binh và xã hội làm cơ sở tuyển dụng và sử dụng lao động, xác định đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng lao động - Các doanh nghiệp phải đăng ký định mức lao động với Bộ ngành (đối với doanh nghiệp do Trung ương quản lý) hoặc với Sở Lao động - Thương binh xã hội tỉnh thành phố trực thuộc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0590.doc
Tài liệu liên quan