Đề tài Tiền lương tối thiểu và xác định tiền lương tối thiểu tai Hà Nội

Lời nói đầu 1

Chương 1. Cơ sở lý luận về tiền lương tối thiểu 2

I. Các khái niệm có liên quan 2

1. Khái niệm chung về tiền lương của người lao động 2

2. Những lý luận chung về tiền lương tối thiểu 5

3. Vai trò của tiền lương tối thiểu 7

3.1. Vai trò của tiền lương tối thiểu trong việc tăng trưởngkt 7

3.2. Vai trò của tiền lương tối thiểu đối với việc đảm bảo đời sống cho người lao động 9

II. Những nhân tố tác động đến tiền lương tối thiểu 10

1. Sự phụ thuộc vào các chính sách việc làm 10

1.1. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào các chính sách việc làm 10

1.2. Sự tác động của chính sách tiền lương tối thiểu đối với với chính sách việc làm 11

2. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào các ngành nghề 12

3. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào năng suất lao động 13

4. Sự phụ thuộc của tiền lương tối thiểu vào các khu vực kinh tế 13

5. Mức tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào yếu tố lãnh thổ, sự chênh lệch giá cả của từng vùng lãnh thổ 15

6. Sự phụ thuộc vào quan điểm cụ thể về tái sản xuất sức lao động trong từng thời kỳ 15

Chương 2. Thực trạng tiền lương tối thiểu tại Việt Nam 17

I. Quá trình hình thành và phát triển của tiền lương tối thiểu ở nước ta 17

1. Giai đoạn trước năm 1993 17

2. Giai đoạn sau năm 1993 22

2.1. Mục tiêu xác định tiền lương tối thiểu năm 1993 22

2.2. Sự biến động của tiền lương tối thiểu trong giai đoạn này 23

3. Các phương pháp xây dựng tiền lương tối thiểu 25

3.1. Phương pháp xác định dựa trên hệ thống nhu cầu tối thiểu 25

3.2. Xác định tiền lương tối thiểu trên khả năng dự tính thu nhập quốc dân đạt được 25

3.3. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu bằng cách điều chỉnh hệ số trượt giá 26

3.4. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu thông qua điều tra thực tế 27

II. Đánh gái quá trình thực hiện tiền lương tối thiểu ở Việt Nam 27

1. Các phương pháp tính toán tiền lương tối thiểu tại Việt Nam 27

2. Đánh giá thực hiện tiền lương tối thiểu trong các khu vực kinh tế tại Việt Nam 36

III. Kết luận 40

1. Đánh giá tổng thể chung về tiền lương tối thiểu 40

2. Sự biến động về tiền lương tối thiểu trong thời gian tới 42

Chương 3. Xác định tiền lương tối thiểu tại Hà Nội 45

I. Xác định nhu cầu sinh học của cá nhân người lao động và gia đình họ 45

1. Xác định nhu cầu ăn 46

2. Nhu cầu mặc cho người lao động 47

3. Nhu cầu ở của người lao động 48

II. Các chi phí đảm bảo nhu cầu xã hội tối thiểu của người lao động 49

1. Nhu cầu đi lại của người lao động và gia đình 49

2. Chi phí cho việc học hành của cả gia đình 50

3. Nhu cầu y tế tối thiểu của người lao động 51

4. Nhu cầu về văn hoá của người lao động 51

 

doc59 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền lương tối thiểu và xác định tiền lương tối thiểu tai Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cho các chi phí ăn, còn lại tiêu dùng cho các chi phí khác. Việc cải tiến tiền lương lần này đi đôi với cải tiến giá cả, trong cuộc sống hàng ngày Nhà nước chỉ còn chỉ định giá gạo, ngoài ra còn cung cấp một số hiện vật ngoài lương như : nhà ở, điện nước, học hành. Theo những qui định thì tiền lương được xem xét lại sau 3 tháng và có sự giúp đỡ của nhà nước thông qua phụ cấp đắt đỏ. Mức lương tuyệt đối khi đó là : 220 đồng/ tháng tương đương 45 kg gạo. Tuy nhiêng trong gia đoạn đầu thì giá cả của tất cả các loại mặt hàng không được chính phủ ấn định giá đều tăng nhanh chóng gây áp lực đối với việc cải tạo chính sách tiền lương. Những chính sách về thay đổi tiền lương chưa thực sự đem lại hiệu quả cho người lao động. Đặc biệt từ tháng 9 / 1990 giá các loại hàng hóa tiếp tục tăng, trong đó các mặt hàng chủ yếu cân thiết cho người lao động tiếp tục tăng, cụ thể : Mặt hàng Gạo Vải Điện Thịt lợn Mức độ tăng 2.35 2.3 1.97 2,2 Mức lương tối thiểu trong giai đoạn này không thể giúp người lao động có thể phát triển trong nền kinh tế hàng hoá, với mức lương thấp dẫn tới tình trạng người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh mất động lực lao động. Gây nên tình trạng suy thoái trong các doanh nghiệp loại kể trên. Việc cải cách tiền lương cần giải quyết những mô thuẫn chủ yếu trong giai đoạn này. Thứ nhất, Mô thuẫn giữa chế độ tiền lương tối thiểu chỉ áp dụng trong khu vực Nhà nước trong khi mối quan hệ lao động cần phải phát triển rộng khắp trong toàn xã hội. Kinh tế hàng hóa đòi hỏi cần có sự phát triển và mở rộng thị trường lao động, nhiều mối quan hệ lao động cần được xác lập trong khi đó, việc xác lập tiền lương tối thiểu mang nhiều ý nghĩa cho khu vực quốc doanh (cả trong doanh nghiệp và khu hành chính). Trong các khu vực kinh tế khác thì những yêu cầu tiền lương của người lao động là khác nhau. Người lao động muốn đổi sức lao động của mình lấy một số tiền lương tương ứng với sức lao động của họ bỏ ra. Chính vì mục đích đó đòi hỏi phải có chế độ tiền lương, một cơ chế trả lương hoàn toàn khác thuận lợi hơn. Thứ hai : Mâu thuẫn do tiền lương quá cứng với tình hình phát triển kinh tế trong nước. Cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước thì các vùng khác nhau cũng có những sự phát triển khác nhau. Trong thời kỳ mở cửa những vùng có những điều kiện kinh tế, điều kiện địa lý thuận lợi hơn có nhiều cơ hội phát triển hơn các vùng khác. Vì thế tiền lương tối thiểu ở các vùng này cần có sự khác biệt để thể hiện sự khác biệt đó. Tuy nhiên hiện nay chúng ta chỉ xây dựng một mức tiền lương tối thiểu chung nhất cho tất cả các vùng trên phạm vi cả nước. Điều này hạn chế sự phát triển của các vùng phát triển trong lĩnh vực thuê nhân công ở những vùng kém phát triển hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển do cùng phải trả một mức lương như nhau. Thứ 3: Mâu thuẫn do tính bao cấp còn quá nặng nề không phù hợp với thị trương lao động tự do. Điều này xảy ra với những lao động làm việc trong khu vực quôc doanh nói chung và đặc biệt trong khu vực hành chính sự nghiệp. Do những chính sách ưu đãi của Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp các điều kiện về nhà ở, điện, học hành Chính những chính sách cung cấp hiện vật này làm cản trở sự lưu thông sức lao động trái với các qui luật của thị trường. Mặt khác còn tạo nên tâm lý không tích cực của người lao động trong công việc, hạn chế sự năng động do tư tưởng phụ thuộc. Người lao động chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình khi họ có những động lực lao động rõ ràng. Trong trường hợp được bao cấp động lực bị triệt tiêu gây ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động. Thứ 4: Mâu thuẫn giữa tiền lương mang tính cứu tế với những lao động có năng suất và hiệu quả lao động cao. Những người lao động luôn mong muốn mình có thể đạt được tiền lương tương xứng với sức lao động mà họ bỏ ra. Vì thế, với đồng lương thấp không đủ cho họ và gia đình có cuộc sống ổn định. Những người lao động có trình độ và đã qua đào tạo luôn đòi hỏi một mức tiền lương tương xứng với công việc của họ. Họ không thể chấp nhận mức tiền lương như vậy. Trong khi giá cả hàng hóa luôn có những biến động, người lao động chỉ quan tâm đến sức mua thực tế của tiền lương, với mức tiền lương đó họ có thể mua được các vật phẩm tiêu dùng và hàng hoá phục vụ cho cuộc sống gia đình họ. 2. Giai đoạn sau năm 1993. Tháng 4/ 1993 nhà nước ta tiến hành cải cách tiền lương, lần đầu tiên vấn đề tiền lương tối thiểu chung được qui định ở mức 120.000đồng/ tháng và được qui định trong các văn bản luật. Mức lương tối thiểu được áp dụng trong tất cả các nghành nghề và vùng lãnh thổ. Để tính toán tiền lương tối thiểu trên thì Nhà nước ta đã sử dụng các phương pháp tinh toán : - Mức lương tối thiểu được xác định trên cơ sở hệ nhu cầu tối thiểu. - Mức lương tối thiểu dựa trên khả năng dự tính thu nhập quốc dân. Mức lương tối thiểu tính theo điều chỉnh chỉ số trượt giá. - Mức lương tối thiểu dựa trên cơ sở điều tra thực tế và so sánh tương quan với các nước đi trước. Mục tiêu xác định tiền lương tối thiểu năm 1993. - Bảo đảm tái sản xuất sức lao động đơn giản và một phần để tích luỹ tái sản xuất sức lao động mở rộng cho những người lao động làm công ăn lương, phù hợp với khả năng chi trả của người sử dụng lao động, bảo đảm quan hệ hợp lý về mặt tiền công của các tầng lớp dân cư trong xã hội. - Bảo vệ những người lao động hưởng mức tiền lương thấp để chống lại sự bóc lột quá mức đối với những người không có trình độ tay nghề hoặc những người lao động trong các ngành, nghề có cung – cầu lao động không ổn định trong thị trường. Các mức tiền lương tối thiểu qui định có tác động ổn định mức sống cho người lao động ở mức tối thiểu cho phép, là một trong những biện pháp ngăn cản sự đói nghèo dưới mức cho phép. - Thiết lập mối rằng buộc kinh tế đối với người sử dụng lao động, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của lao động. Loại trừ và ngăn ngừa các tranh chấp lao động. Khuyến khích việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. - Là căn cứ để hoàn thiện hệ thống trả công trả lương cho người lao động, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa cá ngành nghề khu vực. Mức tiền lương tối thiểu được coi là nền của các chế độ tiền lương, dùng làm căn cứ để tính toán các mức lương khác nhau của hệ thống thang bảng lương và phụ cấp lương. Vì vậy, độ lớn và mức tiền tệ hoá trong tiền lương tối thiểu quyết định độ lớn của các mức lương khác nhau trong hệ thống thang bảng lương. - Tạo cơ sơ để tăng khả năng hoà nhập của lao động Việt Nam vào thị trường lao động của khu vực và quốc tế. Đồng thơì đây cũng là yếu tố nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài và thực hiện một bước tự do hoá thị trương lao động. Sự biến động của tiền lương tối thiểu trong giai đoạn này. Chính sách cải cách tiền lương năm 1993 một mặt nhằm nâng cao đời sống cho người lao động, nhưng một mặt khác cũng nhằm để thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển. Khi thu nhập của người dân tăng cao thì khả năng tiêu dùng của họ được tăng lên. Điều này rất có ích cho việc phát triển nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên trong giai đoạn kế tiếp nền kinh tế thế giới liên tiếp rơi vào 2 cuộc khủng hoảng tài chính. Những tác động trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng đến nên kinh tế nước ta nói chung và thu nhập của người lao động nước ta. Để đảm bảo cuộc sống cho người dân, từ thàn 1 / 1997 tiền lương tối thiểu được qui định ở mức 180.000/ tháng. Tuy nhiên do khủng hoang kinh tế có ảnh hương đến các nước khác trong khu vực dẫn tới tình trạng đầu tư nước ngoài vào nước ta giảm sút gây nên sự giảm sút trong tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự suy giảm trong tăng trưởng thì tình trạng lạm phát cũng tăng cao. Điều đó thể hiện thông qua bảng sau : Năm 1996 1997 1998 Tăng trưởng 9,3 8,8 5,8 Lạm phát 4,5 3,7 9,3 Nhịp điệu tăng trưởng kinh tế giảm dần trong khi đó lạm phát tăng nhanh chóng điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề nguồn vốn đầu tư trong nước, thể hiện thông qua các yếu tố như : Tích luỹ của nền kinh tế còn hạn hẹp, tỷ lệ tiết kiệm gần như không tăng. Trong khi đó để có được nguồn vốn đầu tư trong khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài không còn nhiều thì việc thực hiện tiết kiệm trong nước có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đây là nguồn nội lực giúp cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế này. Cũng trong thời kỳ này thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng rất thấp. Thông thương xuất khẩu luôn đem lại cho nền kinh tế một số lượng ngoại tệ lớn đồng thời giải quyết cho một lượng lớn các lao động. Tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn này cũng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt trong năm 1998. Điều đó thể hiện trong bảng sau : Năm Cả nước ĐBSH Hà Nội DHMT Đông NB HCM ĐBSCL 1998 6,85 8,25 9,09 6,44 6,43 6,76 6,54 Sau cuộc khủng hoảng kinh tế nhằm ổn định nền kinh tế trong nước cũng như đánh giá lại mức sống tối thiểu của người lao động. Tiền lương tối thiểu được nâng lên 210.000 vào năm 2001. Và kể từ ngày 1/1/2003 tiền lương tối thiểu được tăng lên 230.000đồng / tháng. Bên cạnh việc tăng tiền lương tối thiểu cho người lao động thì các chính sách trợ cấp được áp dụng nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động. Chính sách phụ cấp khu vực : Phụ cấp khu vực được xác định thông qua các yếu tố địa lý, với các mức trợ cấp cụ thể như : 0,1 – 0,7 và 1 so với mức lương tối thiểu. Chính sách phụ cấp đắt đỏ : Do sự chênh lệch về chỉ số giá cả giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Theo qui định những nơi có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn 10 % so với giá cả trung bình của cả nước thì sẽ được hưởng phụ cấp loại này. Việc xác định chỉ số giữa vào giá cả của các loại hàng mà được nhà nước qui định. Các phương pháp xây dựng tiền lương tối thiểu. Phương pháp xác định dựa trên hệ thống nhu cầu tối thiểu. Xây dựng tiền lương tối thiểu thông qua các bước sau : Bước 1 : Xác định mức tối thiểu bảo đảm nhu cầu sinh học tối cần thiết cho người lao động. Thực chất đây là nhưng nhu cầu như : Nhu cầu ăn, nhu cầu mặc, nhu cầu ở cho người lao động và gia đình. Bươc2 : Xác định nhưng nhu cầu xã hội cho người lao động. Đó chính là nhu cầu học hành, giao tiếp, văn hóa nghệ thuật cho bản thân người lao động và gia đình. Bước 3 : Xác định mức tối thiểu để bảo đảm duy trì sức lao động cho người lao động như là một bộ phận của sức lao động xã hội. Điều này giúp cho người lao động có thể bảo đảm cuộc sống cho họ ở hiện tại và ngay cả khi họ nghỉ hưu. Bước 4 : Xác định mức tiền lương tối thiểu trêm cơ sở mức sống tối thiểu đạt được. Việc xác định tất cả các yếu tố trên đều dựa trên cở sở tất cả các yếu tố này để đảm bảo cho họ cuộc sống tối thiểu. Xác định tiền lương tối thiểu trên khả năng dự tính thu nhập quốc dân đạt được. Phương pháp này dựa trên việc tính toán các số liệu thu thập được về các yếu tố như : 1- Quỹ tiêu dùng cá nhân : a 2- Số người đang làm việc : b 3- Tỷ lệ dân số : - thành thị : c - nông thôn : d 4- Lao động thành thị : e 5- Lao động nông thôn : f 6- Các hệ số mức sống thành thị so với nông thôn : k 7- Các hệ số để tính lương tối thiểu so với mức tiêu dùng bình quân : h. Sự biểu hiện của các hệ số biểu hiện sự khác biệt giữa các nhóm và dùng để so sánh tiền lương tối thiểu với mức tiêu dùng bình quân. Sau khi có những số liệu kể trên thì công việc tiếp theo của phương pháp này được tiếp tục qua các bước sau : Bước 1 : Tính lao động thành thị quy đổi ra lao động nông thôn : e*k. Bước 2 : Tổng lao động quy đổi : e*k + f. Bước 3: Tính mức tiêu dùng của một lao động nông thôn trong 1 năm là: a / (e*k + f ) - Mức tiêu dùng của một lao động trong một tháng là : a/[12(e*k + g)]. Bước 4: Tính mức tiêu dùng của một lao động thành thị trong 1 năm là: (a*k) / (e*k + f). - Mức tiêu dùng của một lao động thành thị trong 1 tháng. (a*k)/ [12*(e*k + f)]. Bước 5 : Tính tiền lương tối thiểu bảng hệ số h đã có. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu bằng cách điều chỉnh hệ số trượt giá. Phương pháp này được xây dựng dựa trên mức tiền lương tối thiểu cũ được xác lập trong những thời kỳ kinh tế trước. Nhưng do tác động của các yếu tố như lạm phát hay giảm phát làm cho giá trị thực tế của tiền lương tối thiểu không còn phù hợp nữa. Mặt khác cũng có thể do sự thay đổi trong nền kinh tế, dẫn tới việc đời sống của toàn bộ người dân được nâng cao đòi hỏi cần có chính sách tiền lương tối thiểu hợp lý trong tình hình đó. Chính vì thế người ta tính toán tiền lương tối thiểu dựa trên tốc độ trượt giá để tính toán lại tiền lương tối thiểu danh nghĩa sao cho tiền lương tối thiểu thực tế phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường trong thời điểm đó. Theo công thức tiền lương tối thiểu được tính toán như sau : Tiền lương tối thiểu mới = Tiền lương cũ ( 1 + i ) Trong đó i : tốc độ trượt giá. Việc tính toán tiền lương tối thiểu theo phương pháp này có thể bảo đảm mức sống tối thiểu cho người lao động do đã tính đến những yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực tế của tiền lương tối thiểu trong việc mua bán hàng hoá. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu thông qua điều tra thực tế. Phương pháp này xác định tiền lương tối thiểu thông qua điều tra dạng rộng để thu thập các thông tin. Từ các thông tin đó tổng hợp và đưa ra một mức lương chung nhất cho toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên việc xác định tiền lương theo cách này không mang nhiều tính khả thi trong việc xác lập tiền lương tối thiểu. Nhưng khi áp dụng lại đem lại kết quả chính xác và có nhiều ý nghĩa kinh tế. Bởi tiền lương tối thiểu mà người lao động thực sự nhận được không bao giờ nhỏ hơn hoặc bằng tiền lương tối thiểu do nhà nước qui định ( chỉ tính đến những trường hợp làm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh). Người lao động trong thị trường lao động tự do không thể duy trì khả năng lao động với mức lương như vậy vì thế những điều tra như vậy sẽ tác động tích cực đến việc xác định chính xác tiền lương tối thiểu chung cho toàn bộ nền kinh tế. III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM. 1. Các phương pháp tính toán tiền lương tối thiểu tại Việt Nam. . Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu dựa trên hệ thống nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Đây là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực xác định tiền lương tối thiểu. Đối tương nghiên cứu của phương pháp này là một gia đình người lao động gồm 4 người : bố mẹ và 2 con. Tiêu chuẩn để xác định hệ thống nhu cầu tối thiểu của gia đình này thông qua hệ thống 2 nhu cầu cơ bản : Nhu cầu sinh học và Nhu cầu xã hội của gia đình. Nhu cầu sinh học của gia đình bao gồm các nhu cầu cơ bản sau : a, Xác định nhu cầu tối thiểu về ăn của cả gia đình. Cơ sở tính toán tiêu chuẩn tối thiểu về ăn xuất phát từ yêu cầu về lượng calo tối thiểu để duy trì hoạt động sống của con người trong một ngày đêm. Theo tổ chức lương thực thế giới FAO, thì mức kcalo cần thiết cho một người được tính như sau : M = (1,18 – 0,007 A ) * (1,05- 0,005t) * 0,73*a*P. Trong đó : M : Mức Kcalo cần thiết cho người lao động trong một ngày đêm. A : Tuổi đời của người lao động cần tính toán mức năng lượng phù hợp. P : Cân nặng của người lao động cần tính. t : Nhiệt độ trung bình của đối tượng nghiên cứu. a : Hằng số sinh học của đối tượng. Theo tính toán và nghiên cứu của bộ y tế thì mức năng lượng cần thiết cho người lao động nước ta vào khoảng 2.300 kcalo. Nhưng luôn có sự biến động về khối lượn calo cần thiết và có xu hướng tăng lên. Theo những nhà khoa học về dinh dưỡng bảo đảm nhu cầu năng lượng tối thiểu cho một người lao động trong một ngày đêm theo một bảng cụ thể như sau : Biểu : Thực đơn mẫu tối thiểu cho 1 người 1 ngày đêm. Stt Loại thực phẩm Khối lượng (g). 1 Gạo tẻ 600 2 Khoai lang 200 3 Thịt lợn 50 4 Cá 100 5 Mỡ 8 6 Đậu phụ 33 7 Lạc 15 8 Rau 300 9 Muối 0,02 Còn nhu cầu cho cho người phụ nữ tương ứng với 90 % so với mức năng lượng cần thiết cho người nam giới. Còn với trẻ em thì mức năng lượng cần thiết tương ứng với 50 – 60 % mức năng lượng cần thiết cho 1 người lao động nam giới. Nếu ta coi mức năng lượng của một người nam giới là A thì mức calo cần thiết cho cả gia đình họ là A ( 1 + 0,6 )*2 = 3.2 A. b, Xác định nhu cầu mặc tối thiểu của người lao động và gia đình họ : Việc xác định mặc tối thiểu là xác định sao cho họ có thể có quần áo mặc trong mùa hè và đủ ấm trong mùa đông. Qua phân tích các kết quả điều tra thì thông thường chi phí cho việc mặc của người lao động trong gia đình chiếm khoảng 13% so với nhu cầu ăn 1 năm. c, Xác định nhu cầu tối thiểu về ở của người lao động và gia đình. Dựa trên những số liệu thống kê của các cuộc điều tra cho chúng ta kết quả số liệu về nhà ở như sau : Có 55,5 % dân cư cả nước có diện tích nhà ở bình quân đầu người từ 6m2 trở lên. Có 23,9 dân cư có diện tích nhà ở bình quân đàu ngườil dưới 4 m2. Tỷ lệ diện tích để ở chiếm khoảng 60 – 70 % tổng diện tích nhà ở. Như thế nhu cầu nhà ở có thể thiết kế lại như sau : - Về diện tích : Diện tích tối thiểu cho một hộ gia đình là 14 m2, công trình phụ là 4 m2. - Về loại nhà ở : Là nhà cấp 4 theo tiêu chuẩn phân loại của bộ xây dựng. Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về các nhu cầu xã hội. a, Các nhu cầu về đi lại của người lao động và gia đình họ. Các nhu cầu về phương tiện đi lai củ người lao động được cụ thể hoá bằng số lượng xe mà gia đình họ có, các chi phí cho việc sửa chữa bảo dưỡng tính trung bình trong cả năm. Chi phí tối thiểu không tính đến việc mua mới trong thời kỳ nghiên cứu vig như thế không phù hợp với nguyên tắc xác định tiền lương tối thiểu cho người lao động. Thông thường chi phí gia đình họ được tính = 1,8 lần so với chi phí của người lao động. b, Xác đinh tiêu chuẩn tối thiểu về chi phí học hành cho người lao động và gia đình họ. - Đối với người lao động họ luôn mong muốn có được trình đọ cao hơn đẻ có thể có được những công việc có đồng lương cao hơn nên cần có những chi phí cho họ trong vấn đề này. - Đối với các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là con cái thì những chi phí đó được thể hiện qua : tiền học phí, sách vở, dụng cụ học tập Những thứ này là những đòi hỏi mang tính cấp thiết đối với gia đình họ. Người lao đông luôn mong muốn con cái họ có được cuộc sông tốt hơn. Điều này càng được thể hiện trong những gia đình có nền kinh tế khó khăn họ luôn mong muốn có sự thay đổi trong thế hệ tương lai. Theo tính toán thì những chi phí này chiếm khoảng 11 % so với chi phí cho nhu cầu ăn trong 1 năm. c, Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về nhu cầu trang thiết bị vật dụng trong gia đình. Những vật dụng trong gia đình thể hiện mức sống của người lao động và gia đình họ cao hay thấp. Nhưng gia đình có điều kiện ổ định và tương đối no đủ thì những trang thiết bị đó đầy đủ hơn như thế cũng phục vụ cuộc sống của họ tốt hơn. Theo những kết quả điều tra thì chi phí cho việc trang trải các khoản chi phí loại này chiếm 20 % chi phí mua các đồ dùng chính. d, Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về nhu cầu y tế. Chi phí về nhu cầu y ytế của người lao động gồm những yếu tố : - Chi phí thuốc men thông thường. - Chi phí về bảo hiểm y tế cho người lao động. Tổng hai khoản chi phí này của một hộ gia đình chiếm khoảng 3,65 % chi phí cho nhu cầu ăn của hộ gia đình. e, Xác định nhu cầu tối thiểu về tiêu chuẩn thưởng thức văn hóa nghệ thuật. Đây là yếu tố không thể thiếu vì người lao động và gia đình họ có quyền được vui chơi giải trí sau những khoảng thời gian lao động. Tuy nhiên theo nhiều nhà phân tích thì yếu tố này không quan trọng khi xem xét tiền lương tối thiểu. Theo họ, người lao động hưởng mức tiền lương tối thiểu là những người có cuộc sống khó khăn vì thế hầu hết thời gian họ dùng vào việc tham gia lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng theo nhưng con số thống kê thực tế thì chi phí cho nhu cầu này ở các hộ gia đình chiếm 11% so với tổng chi phí cho nhu cầu ăn uống của cả gia đình. Theo sự phân tích như trên thì chi phí tiền lương tối thiểu được cụ thể như sau : Chi phí cho nhu cầu ăn 55% Chi phí cho nhu cầu mặc 7% Chi phí cho việc ở và các trang thiết bị 20% Chi phí cho nhu cầu đi lại. 4% Chi phí cho nhu cầu học tập. 6% Chi phí cho nhu cầu y tế. 2% Chi phí cho nhu cầu văn hoá 6% Trong việc thực hiện tính toán trên chưa kể đến chi phí cần thiết đó là chi phí bảo hiểm cho người lao động trong thời gian sản xuất hay trong khoảng thời gian nghỉ hưu, Tỷ lệ này chính 12 % tinh theo tổng chi tính theo tiền lương tối thiểu của người lao động. Như thế mức lương tối thiểu cần tính được áp dụng theo công thức là : Lmin = ( A * Hbh * K ) / ( Na * C). A : là chi phí tối thiểu ăn cho hộ gia đình. Lmin là mức tiền lương tối thiểu của người lao động. N : Tỷ lệ chi phí cho nhu cầu ăn trong tổng chi phí. C : Tỷ lệ chi phí cho nhu cầu 2 người lao động trong tổng chi phí của hộ gia đình. K : Hệ số đặc trưng cho mức chi phí ngân sách của hộ gia đình được thực hiện thông qua việc tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Trong thực tế điều tra thì thông thương N là 0,55%, c là 0,64%, k = 0,8. Nư thế công thức có thể viết ở dạng như sau : Lmin = 1,12 * K * a / ( 0,55*0,64). Đây là công thức xác định mức tiền lương tối thiểu của một người lao động trong một thời kỳ xác định. Tuy nhiên có nhữn vấn đề nảy sinh xung quanh công thức tính toán trên. Thứ nhất, Nếu lấy nhu cầu tối thiểu là ăn để làm tiêu chuẩ tính toán thì không phản ánh chính xác các nhu cầu khác của người lao động. Nhưng loại nhu cấu khác có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại nhưng lại có ý nghĩa trong tương lai của người lao động đó. Thứ 2, Nhu cầu sinh học nói chung là có giới hạn trong khi đó nhu cầu xã hội là vô hạn. chính vì thế mà xu hướng ngày nay xu hướng thoả mãn nhu cầu xã hội ngày càng tăng. Vì thế khi đánh giá các nhu cầu xã hội tuỳ thuộc vào giá cả từng thời điểm trong từng giai đoạn nghiên cứu. Thứ 3, Những con số trong công thức không phải là nhưng con số bất biến mà nó thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội. Việc áp dụng các số liệu như thế không thể phù hợp cho tất cả các thời kỳ. Phương pháp xác định tiền lương theo cơ sở hệ thống các nhu cầu tối thiểu của người lao động và gia đình họ thoả mãn được các nhu cầu tối thiểu củangười lao động bình thường. Đồng thời cũng phù hợp với các chính sách phát triển kinh tế xã hộicủa Nhà nước, phù hợp với mức đọ tăng trương kinh tế của thời kỳ đó. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp trên chưa thể hiện rõ được mặt bằng thu nhập chung của cả nước mà chỉ dựa vào nhu cầu tối thiểu của các cá nhân. Chưa thể hiện được mối tương quan về mức sống giữa các tầng lớp dân cư mà chỉ đi sâu vào tầng lớp có thu nhập thấp nhất. Chưa có được sự so sánh giữa các vùng kinh tế khác nhau trong khi thực tế luôn có khoảng cách giữa các vùng trong vấn đề trả công cho người lao động. Phương pháp xác định tiền lương tối thiểu dựa trên cơ sở thu nhập quốc dân. Phương pháp này đỏi hỏi xác định được các yếu tố cơ bản sau : Xác định mức tiêu dùng bình quân đầu người. Thu nhập bình quân đầu người của nước ta được tính theo công thức : It = Ito(1 + e)^(t-to). Trong đó : It là thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm t. Ito : thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm gốc. E: mức tăng thu nhập bình quân năm. Để xác định mức tăng thu nhập bình quân đầu người theo công thức trên thì ta phải có số liệu tăng GDP bình quân của những năm gốc đồng thờì có những số liệu tăng trương kinh tế dự tính của nhưng năm kế tiếp. Từ đó xác định mức tăng tiêu dùng bình quân theo công thức : Mt = It * h Trong đó : H : tỷ lệ giưa quỹ tiêu dùng với mức thu nhập bình quân. Mt : Mức tiêu dùng bình quân một người năm t. Ta có số liệu các phương án như sau : STT phương án E h M97 I 0,1 0,7 225 II 0,1 0,6 193 III 0,08 0,7 203 IV 0,08 0,6 174 Xác định mức tiêu dùng tối thiểu. Từ việc xác định được mức tiêu dùng bình quân đầu người ta dùng làm cơ sở dể tính toán mức tiêu dùng tối thiểu cho người lao động. Do có sự chênh lệch trong tiêu dùng các loại hàng hoá tại các khu vực khác nhau và trong các tầng lớp dân cư khác nhau vì thế có sự chênh lệch doa động từ 1,3 – 2. Gọi hệ số chênh lệch là K thì mức tiêu dùng tối thiểu sẽ được tính hteo công thức : Mtmin = Mt / K. Với những phương án khác nhau trong tính toán thì cho chúng ta những kết quả khác nhau trong mức tiêu dùng tối thiểu. Cụ thể thông qua bảng sau : Mức tiêu dùng tối thiểu bình quân Với Mt = 195 USD Mt = 225 USD Mt = 174 USD Mt = 203 USD K = 2 96,5 112,5 87 101,5 K=1,5 128.6 150 116 135 K = 1,4 134,8 160 124 145 K = 1,32 146,2 170,4 138 153,7 Xác định mức tiền lương tối thiểu cho người lao động. Để xác định tiền lương cho người lao động tối thiểu cần xác định thêm cả số lưọng người mà ngườ lao động này phải nuôi. Đây là yêu cầu tất yếu trong việc tính toán tiền lương tối thiểu bởi người lao động đi làm nhằm nuôi sống bản thân và gia đình. Điều đó thể hiện thông qua việc tính toán hệ số ăn theo mà người lao động phải nuôi. Theo nhưng số liệu diều tra thì hệ số này thay đổi theo từng vùng và khu vực lãnh thổ. Tại khu vực thành thị thì tỷ lệ này ở khoảng 1,87 trong khi đó ở nông thôn là 1,93. Như vậy, tại các vùng nông thôn thì thu nhập vốn đã rất thấp trong khi đối tượng ăn theo lại lớn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3588.doc
Tài liệu liên quan