LỜI NÓI ĐẦU . . .1
PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I.Bản chất tiền lương trong doanh nghiệp 3
1.Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương. 3
2.Chức năng của tiền lương. 4
3.Nguyên tắc tính trả lương. 4
II.Các hình thức tiền lương, nội dung quỹ lương và các khoản trích theo lương. 5
1.Các hình thức trả lương theo thời gian. 5
2.Một số chế độ khác khi tính lương. 8
3.Nộidung quỹ tiền lương. 11
4. Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. 13
III. Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 15
1. Sự cần thiết và nhiệm vụ của Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. 15
2. Hạch toán chi tiết tiền lương. 16
3. Tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương. 22
4. Tổ chức hệ thống sổ sách 23
PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ NỘI 28
I.Một số nét khái quát về Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội. 28
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 28
2.Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty. 29
3.Nguồn lực Công ty. 31
4. Tổ chức công tác Kế toán và phân loại lao động. 32
5.Thuận lợi và khó khăn của Công ty. 36
6.Các hình thức trả lương và chế độ tiền lương tại Công ty. 37
II. Thực trạng tổ chức hạch toán tiền lương tại Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Hà Nội. 42
1.Hạch toán chi tiết. 42
2.Hạch toán tổng hợp. 44
III.Thực trạng tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Hà Nội. 47
1.Hạch toán chi tiết. 47
PHẦN III. Ý KIẾN KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU BAO BÌ HÀ NỘI . 55
I.Đánh giá về công tác quản lý hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương .55
1.Công tác Kế toán chung: 55
2.Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 56
II.Thuận lợi, khó khăn phương hướng mục tiêu của Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Hà Nội trong việc quản lý sử dụng quỹ lương. 57
1.Thuận lợi và khó khăn. 57
2.Phương hướng mục tiêu. 58
III.Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Hà Nội. 59
KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
66 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền lương và các khoản phụ phí theo lương tại Công ty sản xuất và xuất khẩu Bao bì Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch toán:
Hàng tháng tính tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân viên (tiền lương, tiền công, phụ cấp khu vực, chức vụ đắt đỏ, tiền ăn giữa ca, thưởng trong sản xuất…) phân bổ cho các đối tượng sử dụng.
Nợ TK 241: Xây dựng cơ bản dơ dang
Nợ TK 622: Chi phí nhân công
Nợ TK 623 (6231): Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641(6411): Chi phí bán hàng
Nợ TK 642(6421): Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334: phải trả phải nộp công nhân viên
Số tiền thưởng phải trả công nhân viên
Nợ TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 334: Phải trả công nhân viên
Trích BHXH, BHYT và KPCĐ
Nợ TK 622, 627, 6411, 6421 chi phí kinh doanh 19%
Nợ TK 334: Trừ vào thu nhập công nhân viên 6%
Có TK 338 (3382, 3383, 3384) Phải trả nộp BHXH, BHYT, KPCĐ.
Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên.
Nợ TK 334: Tổng số các khoản khấu trừ
Có TK 3338: Thuế thu nhập phải nộp
Có TK 141: Số tạm ứng trừ vào lương
Có TK 138: Bồi thường vật chất thiệt hại
Tổng số khấu trừ không vượt quá 30% số còn lại sau khi đóng BHXH, BHYT và thuế thu nhập cá nhân.
- Thanh toán thù lao (Tiền công, tiền lương….), tiền thưởng cho công nhân viên
Nếu thanh toán bằng tiền
Nợ TK 334: CáC khoản đã thanh toán
Có TK 111: Thanh toán tiền mặt
Có TK 112: Thanh toán bằng tiền gửi Ngân hàng
Trả lương bằng sản phẩm hàng hoá
Ghi nhận giá vốn vật tư hàng hoá
Nợ TK 632
Có TK 152, 153, 154, 155…
Ghi nhận giá thanh toán
Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán
Có TK 512: Giá thanh toán không thuế
Có TK 333: Thuế VAT
Cuối kỳ kế toán kết chuyển số tiền công nhân viên đi vắng chưa lĩnh
Nợ TK 334
Có TK 338 (3388)
Đối với doanh nghiệp sản xuất thời vụ
Trích trước tiền lương phép của công nhân sản xuất trực tiếp
Nợ TK 622 (chi tiết đối tượng)
Có TK 335
Lương phép thực tế phải trả
Nợ TK 335
Có TK 334
Chi phí tiền ăn ca phải chi cho công nhân viên
Nợ TK 622, 623, 627, 642
Có TK 334
Chi tiền ăn ca cho công nhân viên
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
Sơ đồ 1. Hạch toán tổng hợp lương
TK 141, 138, 333… TK 334 TK 622
Trả lương BHXH và Tiền lương phải trả CNV
các khoản khác trực tiếp sản xuất
TK 3383, 3384 TK 627
Đóng góp cho quỹ Nhân viên phân xưởng
BHXH, BHYT
TK 641, 642
Nhân viên bán hàng và quản lý
Doanh nghiệp
TK 111, 512 TK 4311
Thanh toán, thưởng,BHXH và Tiền thưởng
các khoản khác cho CNV
TK 3383
BHXH phải trả trực tiếp
TK 241
Xây dựng cơ bản dở dang
TK 623
Sử dụng máy thị công
3. Tổ chức hạch toán các khoản trích theo lương.
Hạch toán chi tiết các khoản trích theo lương.
Mức trích các = Tổng số tiền lương thực x Tỷ lệ trích
khoản theo lương tế phải trả hàng tháng các khoản
Tỷ lệ trích:
BHXH trích 15% đưa vào chi phí và 5% vào lương
BHYT trích 2% đưa vào chi phí và 1% vào lương
KPCĐ trích 2% vào chi phí
Cần lập bảng phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ dùng chung cho phân bổ tiền lương.
Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương.
Phản ánh thanh toán trích, sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, có 3 tài khoản cấp 2.
TK 3382: Kinh phí công đoàn.
Bên nợ: Chi tiêu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp
Kinh phí công đoàn đã nộp
Bên có: Trích kinh phí công đoàn vào chi phí kinh doanh
Dư có: Kinh phí công đoàn chưa nộp, chưa chi
Dư nợ: Kinh phí công đoàn vượt thu
TK 3385: Bảo hiểm xã hội
Bên nợ: BHXH phải trả cho người lao động
BHXHđã nộp cho cơ quan quản lý BHXH
Bên có: - Trích BHXH vào chi phí thu nhập người lao động
- Trích BHXH trừ vào thu nhập người lao động
Dư có: BHXH chưa nộp
Dư nợ: BHXH vựơt thu
TK 3384: Bảo hiểm y tế
Bên nợ: Nộp bảo hiểm y tế
Bên có: Trích Bảo hiểm tính trừ vào thu nhập của người lao động.
Trích BHYT vào chi phí kinh doanh
Dư có: Bảo hiểm y tế chưa nộp
Sơ đồ 2. Hạch toán các khoản trích theo lương
TK 334 TK 3382, 3383, 3384 TK 622, 627, 641, 642
BHXH phải trả cho CNV Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo tỷ lệ quy định
TK 111, 112 TK 334
BHXH, BHYT, trừ vào lương của CNV
Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ
TK 111, 112
KPCĐ chi vượt được cấp bù
4. Tổ chức hệ thống sổ sách
4.1. áp dụng hình thức nhật ký chung.
Căn cứ vào chứng từ gốc là bảng thanh toán lương, tiền thưởng và BHXH, các chứng từ khác liên quan, Kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản Kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi sổ cái các tài khoản liên quan (TK 334, TK 338). Hình thức này đơn giản dễ làm công việc phân bổ đều trong tháng áp dụng mọi hình doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp sử dụng máy vi tính.
Sơ đồ ghi
Sổ thẻ chi tiết
TK 334, 338
Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 338
Báo cáo tài chính và báo cáo về lao động tiền lương
Sổ cái TK 334, TK 338
Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Bảng thanh toán tiền lương, thưởng, BHXH
Các chứng từ thanh toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
áp dụng hình thức nhật ký sổ cái
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi chép theo trình tự thời gian và nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ Kế toán tổng hợp và hạch toán chi tiết trên hai hệ thống sổ khác nhau. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc Kế toán ghi vào nhật ký-sổ cái theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ, mỗi chứng từ gốc được ghi một dòng trên trang nhật ký – sổ cái.
Sơ đồ trình tự ghi sổ
Báo cáo tài chính và báo cáo về lao động tiền lương
Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 338
Sổ thẻ Kế toán chi tiết
TK 334, 338
Nhật ký sổ cái
Chứng từ gốc
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ
Căn cứ vào chứng từ gốc về tiền lương và các khoản trích theo lương để lập chứng từ ghi sổ Kế toán.
Sơ đồ ghi sổ
Bảng cân đối phát sinh
Bảng tổng hợp chi tiết TK 334, 338
Báo cáo tài chính và các báo cáo về lao động, lương
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 334, 338
Sổ thẻ Kế toán chi tiết TK 334, 338
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
áp dụng hình thức Nhật ký- Chứng từ
Tổ chức sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thốn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một vế của tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng. Kế toán tiền lương lập bảng phân bổ số 1 để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 (Ghi có các TK 111, 112, ghi nợ TK 334, 338) dựa trên các chứng từ thanh toán.
Tổng hợp từ các bảng kê và Nhật ký chứng từ để ghi sổ cái tài khoản 334, 338.
Sơ đồ trình tự ghi sổ
Chứng từ gốc bảng phân bổ số 1
Sổ cái TK 334, TK 338
Báo cáo tài chính và báo cáo về lao động tiền lương
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê số 1, số 2, số 4
Sổ thẻ Kế toán chi tiết TK 334, 338
Nhật ký chứng từ số 1, số 7, số 10
Phần II. Thực trạng công tác hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội
Một số nét khái quát về Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ thương mại, đặt tại Phú Thượng- Tây Hồ-Hà Nội. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuật nhập khẩu các loại Bao bì nhằm phụ vụ nhu cầu trong nước và quốc tế.
Theo quyết định số 1343/BNLTCCB ra ngày 24/12/1973 Công ty được thành lập tiền thân là Xí nghiệp Bao bì xuất khẩu 1 Hà Nội, đây là một trong những đơn vị hình thành trong giai đoạn đầu của ngành sản xuất Bao bì. Tháng 2 năm 1990 đổi thành Xí nghiệp liên hiệp sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Hà Nội. Để phù hợp với nội dung và tình hình hoạt động, cùng với quyết định 338/HĐBT cho phép thành lập các doanh nghiệp Nhà nước, Bộ Thương mại ra quyết định số 61/TCCP ngày 25/8/1993 đổi tên Xí nghiệp liên hiệp sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì thành doanh nghiệp với đầy đủ tư cách pháp nhân mang tên: Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Hà Nội tên giao dịch Packexim. Công ty được Bộ Thương mại giao nhiệm vụ sản xuất Bao bì (chất dẻo cát tông, in ấn…) phục vụ đóng gói các mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
Những năm đầu mới thành lập do đội ngũ cán bộ công nhân viên ít ỏi, cơ sở vật chất nghèo nàn, vốn hạn hẹp cho nên doanh nghiệp chỉ xếp loại 3 so với các đơn vị sản xuất Bao bì khác trong nước. Năm 1986 Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với nội dung thay đổi cơ chế quản lý kinh tế theo nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hàn theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã mở ra cơ hội mới cho Xí nghiệp, với phương châm tự bù đắp lỗ lãi lấy thu bù chi.
Sự cố gắng của Xí nghiệp cùng đường lối chính sách đúng đắn đã đưa Xí nghiệp Bao bì xuất nhập khẩu I Hà Nội lên hàng 1 vào năm 1987 đánh dấu một bước tiến triển mới cho doanh nghiệp.
Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, trưởng thành doanh nghiệp như hiện nay Công ty đã trải qua nhiều bước thăng chầm và gặt hái được không ít thành công, đến nay Công ty đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất Bao bì tại Việt Nam, và đabg dần từng bước bắt nhịp với thị trường quốc tế.
Bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Công ty.
* Chức năng: Khai thác và sử dụng có hiệu quả tài sản, vốn lao động để phát triển sản xuất Bao bì đồng thời nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật để không ngừng mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất mở rộng thị trường. Nội dung hoạt động là sản xuất gia công bao bì phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tổ chức in Bao bì, ấn phẩm cao cấp khác phù hợp quy định hiện hành của Nhà nước. Giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước vận chuyển mua bán xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước.
* Nhiệm vụ: Xây dựng và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, không ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng ngày càng cao nhu cầu trong và ngoài nước. Chủ động tìm các nguồn vốn sản xuất kinh doanh, tìm các đối tác đầu tư trong và ngoài nước, để mở rộng thị trường sản xuất Bao bì. Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng kinh tế và các nghĩa vụ liên quan, tổ chức tốt đời sống hoạt động xã hội, không ngừng nâng cao văn hoá chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.
Bộ máy quản lý của Công ty.
Bộ máy quản lý sản xuất của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Đứng đầu là Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm chỉ đạo chung về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên dưới có hai phó Giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu và các phong ban, phân xưởng sản xuất trực thuộc sự quản lý của cấp trên.
Công ty có ba Xí nghiệp sản xuất chính và một Xí nghiệp phụ trợ sản xuất.
Xí nghiệp cát tông sóng: chuyên sản xuất các loại bao bì bằng bia cát tông và tạo sóng cho hợp
Xí nghiệp in nhựa: Chuyên sản xuất Bao bì bằng nhựa Polime từ khâu tạo dáng đến khâu in ấn trên Bao bì.
Xí nghiệp in hộp phẳng: In các mẫu chữ, hình vẽ lên Bao bì bìa phẳng cát tông.
Xí nghiệp cơ điện: Phụ trợ cho các Xí nghiệp sản xuất trên và cung cấp điện cho toàn hoạt động của Công ty.
Biểu 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất của Công ty.
Giám đốc
Phó Giám đốc phụ trách sản xuất
Phó Giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu
Phòng tổ chức nhân sự
Văn phòng Công ty
Xí nghiệp cơ điện
Xí nghiệp nhựa
Xí nghiệp in hộp phẳng
Xí nghiệp cát tông sóng
Các văn phòng giao
Phòng xuất nhập khẩu số 2
Phòng xuất nhập khẩu số 1
Phòng tài chính Kế toán
Phòng quản lý sản xuất
Phòng thị trường
Nguồn lực Công ty.
Nhân sự
Công ty có 525 cán bộ công nhân viên, Giám đốc bộ có 107 Đảng viên, có 85 người tốt nghiệp Đại học, 36 người trung cấp, (thu nhập bình quân trên 500.000đ/tháng) các lao động tại Công ty được phân chia ba loại lao động dài hạn, 1 năm, lao động ngắn hạn 6 tháng. Những đối tượng lao động từ 1 năm trở lên thì Công ty có quan tâm ưu đãi trong vấn đề tham gia đóng đóng BHXH cho họ, mọi lao động làm việc tại Công ty đều phải qua tuyển chọn và đào tạo sơ cấp tay nghề dù là lao động hợp đồng 6 tháng.
Cơ sở vật chất.
Khi mới thành lập thì Công ty gặp rất nhiều khó khăn về nhà xưởng trang thiết bị máy móc, tất cả lụp xụp đơn sơ thiếu thốn và lạc hậu, cơ sở hạ tầng đường xá lầy lội. Đến nay sau gần 30 năm xây dựng và phát triển Công ty đã có hệ thống máy móc tương đối đầy đủ và hiện đại. Từ 1 máy in Trung Quốc nay đã có: một dàn máy sản xuất cát tông sóng của nhật công suất 5000 tấn/ca/năm. thiết bị máy in ốp sét 4 màn của Đức in trên bìa cát tông sóng. Thiết bị in ốp sét 6 màu của Đài Loan để in trên bao bì nhựa. Hệ thống máy thổi mang LDPE của Đài Loan.
Để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tăng giá trị hàng xuất khẩu, được sự quan tâm của Nhà nước, Bộ chủ quản Công ty tiếp tục đầu tư trang thiết bị mới hiện đại. Dây truyền sản xuất Bao bì mềm, màng phức hợp với kỹ thuật in cao cấp trên Bao bì nhựa của cộng hoà Italia được sử dụng từ năm 1995.
Công ty hiện đã có trụ sở làm việc khang trang hiện đại, đang có kế hoạch nâng cấp mở rộng các phân xưởng sản xuất cho phù hợp với tầm vóc và khả năng của Công ty.
4. Tổ chức công tác Kế toán và phân loại lao động.
. Tổ chức công tác Kế toán.
Phòng Kế toán tài vụ có nhiệm vụ cung cấp số liệu giúp cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo. Bộ máy Kế toán được tổ chức tập trung thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc Giám đốc về mặt tài chính Kế toán Công ty. Những số liệu thống kê về chi phí doanh thu từ nhà ăn, nhà trẻ… được đưa lên phòng Kế toán tài vụ để hạch toán.
Phong có nhiệm vụ: Tổ chức quản lý mọi mặt hoạt độg liên quan đến công tác tài chính Kế toán của Công ty. Tổng hợp thu, chi, công nợ giá thành, hạch toán, dự toán sử dụng vốn, quản lý tiền mặt, ngân phiếu thanh toán quản lý nghiệp vụ thống kê ở các đơn vị.
Trưởng phòng:
Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động của phòng cũng như các hoạt động khác của Công ty có liên quan tới tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty.
Tổ chức công tác Kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ tài chính của Nhà nước.
Thực hiện các chính sách chế độ công tác tài chính Kế toán.
Kiểm tra tính pháp lý của các loại hợp động. Kế toán tổng hợp vốn kinh doanh, các quỹ Xí nghiệp trực tiếp chỉ đạo kiểm tra giám sát phần nghiệp vụ đối với các cán bộ thống kê Kế toán các đơn vị trong Công ty.
Phó phòng kiêm Kế toán phân xưởng sóng.
Ngoài công việc của người Kế toán phân xưởng sóng ra còn phải giúp vịêc cho Kế toán trưởng, thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công việc khi trưởng phòng các phần việc được phân công.
Kế toán tiêu thụ, doanh nghiệp xác định kết quả kinh doanh toàn Công ty, Kế toán các khoản thanh toán với Ngân sách Nhà nước, Kế toán các khoản kinh phí trích nộp cho đơn vị cấp trên bộ chủ quản.
Kế toán tiền mặt và thanh toán.
Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi lập phiếu thu, chi. Cùng thủ quỹ kiểm tra đối chiếu sử dụng tồn quỹ sổ sách và thực tế theo dõi chi tiết các khoản ký quỹ
Kế toán tiền lương
Thanh toán lương thưởng phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của Đảng.
thanh toán BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định.
Theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ lương của Công ty.
thanh toán các khoản thu, chi của công đoàn
Kế toán nguyên vật:
Chịu trách nhiệm theo dõi số lượng giá cả các loại giấu cát tông, mực in, bìa cứng, nhựa. Polime thông qua các hợp đồng.
Theo dõi và kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ, các khoản công nợ trước khi thanh toán với người bán nguyên vật liệu và kiểm tra theo quy định.
Kế toán xuất nhập khẩu.
Xem xét đánh giá và theo dõi các lô hàng chứng từ giấy tờ hải quan đối với các trang thiết bị nguyên liệu nhập từ nước ngoài, hàng hoá theo hợp đồng xuất ra nước ngoài đã đầy đủ hợp pháp chưa.
Thu nhập các bằng chứng về các thị trường Bao bì liên quan Bao bì trên thế giới, lên kế hoạch đề xuất phòng xuất nhập khẩu để hội nhập theo kịp với thế giới.
Kế toán phân xưởng.
Kế toán các phân xưởng theo dõi ngày công đi làm của cán bộ hành chính các phân xưởng chấm công, (thông qua bảng chấm công). Theo dõi công nhân viên trực tiếp sản xuất hưởng lương theo sản phẩm thông qua phiếu giao việc và hoàn thành công việc cuối tháng tập hợp theo từng tổ nộp tất cả các giấy tờ chứng từ liêu quan lên phòng Kế toán, tài chính.
Trực tiếp theo dõi diễn biến tiến trình hoạt động sản xuất in ấn Bao bì từng xưởng để ghi chép đầy đủ thường xuyên mọi vấn đề này sinh báo cáo lên cấp trên kịp thời.
Thủ quỹ:
Chịu trách nhiệm trong công tác thu tiền mặt và tồn quỹ của Công ty. Thực hiện việc kiểm kê đột xuất hoặc định kỳ theo quy định.
Quản lý các hồ sơ gốc của các tài sản thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị như (kỳ phiếu, tín phiếu…) và các khoản ký quỹ bằng vàng của các hợp đồng thế chấp bảo lãnh mua hàng thanh toán chậm của khách hàng.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Bao bì phục vụ các ngành sản xuất khác do đó số lượng và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng, do đó Kế toán phải phản ánh trọn vẹn quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Doanh nghiệp gần như sử dụng hết hệ thống tài khoản do Bộ tài chính quy định, doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ cho hệ thống sổ sách của mình.
Biểu 2. Sơ đồ bộ máy Kế toán của Công ty
Trưởng phòng Kế toán
Thủ kho
Kế toán phân xưởng nhựa
Kế toán phân xưởng
Kế toán xuất nhập khẩu
Kế toán nguyên vật liệu
Kế toán tiền lương
Kế toán tiền mặt và thanh toán
Phó phòng Kế toán kiêm Kế toán phân xưởng sóng
Phân loại lao động.
Công ty sản xuất và nhập khẩu Bao bì Hà Nội có 525 cán bộ công nhân viện được phân chia ra các loại sau:
- Công nhân sản xuất: Đây là bộ phận trực tiếp tạo ra các sản phẩm in ấn Bao bì, tiền lương của họ là một bộ phận giá thành sản phẩm. Bộ phận công nhân sản xuất lại bao gồm các bộ phận nhỏ sau:
+ Công nhân trực tiếp đứng máy: Gồm các công nhân làm việc tại các máy in, phun màu tạo ra sản phẩm Bao bì, số công nhân này tập trung tại phân xưởng in bìa cát tông, nhựa Polime, cát tông sóng.
Công nhân phục vụ sản xuất chính: Là những công nhân đảm bảo cho hoạt động sản xuất được liên tục thông suốt. Số này bao gồm những người làm công việc các công việc phụ tại máy, thợ sửa chữa máy… công nhân tại phân xưởng cơ điện trang bị bảo hộ lao động…
+ Nhân viên kỹ thuật: Gồm những nhân viên phòng chế bản, phơi phim, phòng kỹ thuật cơ điện có nhiệm vụ quản lý sản xuất về mặt kỹ thuật.
Các nhân viên quản lý hành chính tại các phân xưởng. Các quản đốc, phó quản đốc, các thống kê.
+ Nhân viên quản lý doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ cán bộ công nhân viên làm việc trong các phòng ban quản lý của doanh nghiệp và bộ phận phúc lợi của doanh nghiệp như nhà trẻ, nhà ăn, nhà nghỉ.
5.Thuận lợi và khó khăn của Công ty.
Thuận lợi
Là doanh nghiệp lớn sản xuất Bao bì cát tông và nhựa, có uy tín lớn trên thị trường Bao bì Việt Nam. Địa điểm hoạt động của Công ty đã trở nên thuận lợi cho việc giao lưu các ngành Công nghiệp sản xuất khác cần đến Bao bì.
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, bố trí Cơ cấu lao động hợp lý, trình độ quản lý linh hoạt, nhạy bén của ban Giám đốc Công ty.
Khó khăn.
Khó khăn chủ yếu của Công ty là thiếu vốn đầu tư để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và trang bị mới tài sản cố ddịnh cho doanh nghiệp. Những năm gần đây nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp đã tăng có thể thỏa mãn những nhu cầu này doanh nghiệp cần nhiều vốn lưu động hơn để đảm bảo các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, nhưng nguồn vốn có hạn doanh nghiệp đã phải vay tín dụng một số tổ chức khác. Mặt khác tài sản cố định trong doanh nghiệp còn lạc hậu, trang bị từng phần chưa đồng bộ trong khi đó lao động thủ công và cơ khí hoá vẫn xen kẽ nhau làm mất tính chất sản xuất Công nghiệp, hiệu quả sản xuất không cao:
Nguyên vật liệu: 70% nguyên vật liệu sản xuất sản phẩm doanh nghiệp đều phải nhập khẩu từ các nước Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, 30% nguyên liệu trong nước (chủ yếu là giấy của Công ty giấy Bãi Bằng). Doanh nghiệp đã gặp khó khăn do tỷ giá hối đoái khi thanh toán bằng ngoại tệ, giá cả nguyên vật liệu không ổn định tạo giá thành sản xuất của sản phẩm tăng mà giá bán khó thay đổi.
Hiện nay doanh nghiệp đang phải đối đầu với việc cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất Bao bì nước ngoài, liên doanh, đây là một thách thức đối với Công ty và cũng là cơ hội cho Công ty khẳng định vị trí của mình.
5.Các hình thức trả lương và chế độ tiền lương tại Công ty.
Các hinh thức trả lương.
Do lao động của Công ty bao gồm nhiều loại nên việc trả lương cho công nhân viên cũng được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương: Trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian. Thu nhập bình quân 600.000đ/tháng.
Trả lương theo sản phẩm:
Hình thức trả lương theo sản phẩm áp dụng tại các phân xưởng sản xuất. Lương sẽ được tính cho từng máy dựa vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra hàng tháng sau đó căn cứ vào cấp bậc và số ngày làm việc thực tế của từng công nhân tính ra số tiền lương trả cho từng công nhân.
TL = DL x ĐG
CBCV x 1000 x Ctt
DL =
26
TLSP1máy
ĐG =
TDL1máy
TLSP1máy = DGL1sp x S SP x HS
SMTLCB
DGL1sp =
Mn
TL: Tiền lương một công nhân
DL: Điểm lương
ĐG: Đơn giá một điểm lương
CBCV: cấp bậc công việc (CBCV = Bậc lương x 144)
Ctt: Công thực tế
TLSP1 máy Tiền lương sản phẩm một máy
TDL1 máy Tổng điểm lương một máy
DGL1sp: đơn giá lương một sản phẩm
SSP: Số sản phẩm thực tế sản xuất được trong tháng của một máy.
HS: Hệ số Công ty
S MTLCB: Tổng lương cấp bậc của lao động định biên một ngày.
Mn: Năng suất định biến
- Tổng số tiền lương cấp bậc của lao động định một ngày là tổg số tiền lương một ngày công của toàn bộ công nhân phụ trách một máy.
- Năng suất định biên là số sản phẩm định mức của một máy.
- Tổng điểm lương của một máy là số điểm lương cấp bậc của toàn bộ số công nhân phụ trách 1 máy.
Trả lương theo thời gian.
Hình thức này được Công ty áp dụng cho các phòng ban, bộ phận quản lý phân xưởng
BLCVx 210.000xHS
TL = x
26
HS: Hệ số Công ty
Công ty lấy hệ số 1: 450.000đ/26 = 1,73
Đối với cấp trưởng (Giám đốc xưởng, trưởng phòng,…) lấy hệ số 2,3
Cấp phó (phó Giám đốc xưởng, phó phòng) lấy hệ số 2,1.
Đối với bậc khác lấy mức lương cơ bản/1,73
Nhân viên áp dụng hệ số 1,955
Chế độ tiền lương và một số chế độ khác khi tính lương.
Phụ cấp trách nhiệm:
Được áp dụng cho cán bộ quản lý các phòng ban, phân xưởng hoặc một số cá nhân có công việc đòi hỏi trách nhiệm cao.
Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số trách nhiệm x 210.000 x Hệ số Công ty
Phụ cấp độc hại:
Được áp dụng tại tổ máy in, tổ chế bản: 600đ/ca, tổ phơi phim bản 1000đ/ca
Phụ cấp ca đêm:
BLCB x 210.000 x ca
PC = x 40%
26
Ca: Tổng số ca trong 1 tháng.
Tiền lương phép
Đối với nghỉ phép số ngày được nghỉ của công nhân được tăng dần cùng với số năm công tác tại Công ty.
Thời gian làm việc thấp hơn 5 năm: Được nghỉ theo tiêu chuẩn 12 ngày/năm.
Thời gian làm việc 5 năm đến 10 năm: Được nghỉ thêm 1 ngày.
Thời gian làm việc từ 10 năm đến 15 năm: Được nghỉ thêm 2 ngày.
Thời gian làm việc từ 15 năm đến 20 năm: Được nghỉ thêm 3 ngày.
Thời gian làm việc từ 20 đến 25 năm: Được nghỉ thêm 4 ngày.
Thời gian làm việc từ 25 đến 30 năm: Được nghỉ thêm 5 ngày.
Thời gian làm việc từ 30 đến 35 năm: Được nghỉ thêm 6 ngày.
BLx210.000xSNNP
Lương phép =
26
BL: Bậc lương
SNNP: Số ngày nghỉ phép
Tiền lễ tết: Được tính trả cho công nhân bằng tiền lương thực tế 1 ngày công.
Thưởng: Thưởng được chia làm 2 loại; thưởng thường xuyên và thưởng không thường xuyên. Thưởng thường xuyên là thưởng do phân xưởng thưởng, công ty không áp dụng, thưởng không thường xuyên bao gồm thưởng nhân dịp lễ tế, thưởng thi đua… Công ty xếp hạng để thưởng, tuy nhiên việc thưởng này Công ty chỉ thực hiện mang tính chất tượng trưng bởi lẽ Công ty xác định là doanh nghiệp tự hạch toán kinh doanh làm nhiều lương cao không cần phải trông chờ vào tiền lương đối với công nhân viên Công ty.
Phạt: Cán bộ công nhân vi phạm quy trình công nghệ, quy trình vận hành máy, nội quy an toàn công nhân gây ra tai nạn lao động, vi phạm nội quy của Công ty thì bị phạt.
Để đam bảo cho việc trả lương trên Công ty hình thành quỹ tiền lương, quỹ tiền lương của Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bao bì Hà Nội được xác định để chi cho toàn bộ tiền lương cán bộ, công nhân viên của Công ty có tiền lương trả theo thời gian, tiền lương trả theo sản phẩm, tiền lương nghỉ phép đi học… Các loại phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp độc hại…
Quỹ lương = Hệ số quy đổi x Số lượng x Đơn giá sản phẩm + Qbs
thực hiện sản phẩm tiêu thụ
Đơn giá sản phẩm quy đổi được quy định tuỳ theo loại Bao bì đơn đặt hàng in ấn số lượng chủng loại kích thước.
Qbs Quỹ lương bổ sung bao gồm; tiền lương nghỉ phép, họp, nghỉ lễ, nghỉ theo chế độ lao động nưa.
Công ty còn có quỹ lương có bản, là tổng số tiền lương cấp bậc chức vụ của toàn bộ cán bộ công nhân của Công ty. Đây sẽ là căn cứ để tính ra các khoản BHXH,BHYT.
Quỹ BHXH: Được hình thành từ 2 nguồn.
Công ty trích vào chi phí 15% tiền lương cơ bản của người lao động.
Người lao động đóng góp 5% tiền lương cơ bản của mình.
Nếu công nhân viên có số năm công tác tại Công ty nhỏ hơn 15 năm thì số ngày nghỉ hưởng BHXH là 40 ngày/năm.
Nếu số năm công tác lớn hơn 30 năm được hưởng 60 ngày/năm.
BL x 210.000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0519.doc