Trong quá trình quản lý và sử dụng lao động cần thiết phải tổ chức hạch toán các chỉ tiêu liên quan về lao động. Hạch toán lao động vừa để quản lý việc huy động và sử dụng lao động, vừa làm cơ sở tính lương phải trả cho công nhân viên.
Để quản lý lao động về mặt số lượng, công ty sử dụng sổ danh sách lao động. Sổ này do phòng lao động tiền lương lập, lập chung cho toàn doanh nghiệp và lập riêng cho từng bộ phận. Nhằm nắm chắc tình hình phân bổ và sử dụng lao động hiện có trong công ty, bên cạnh đó công ty còn sử dụng sổ lao động ( mở riêng cho từng người lao động ) để quản lý nhân sự cả về số lượng, chất lượng lao động về biến động và chấp hành chế độ đối với người lao động.
Để quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng lao động công ty tổ chức hạch toán việc sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Chứng từ sử dụng là các bảng chấm công. Bảng chấm công do tổ trưởng hoặc trưởng phòng những người có nhiệm vụ trực tiếp ghi.
Để hạch toán kết quả lao động kế toán công ty sử dụng chứng từ như bảng cân đối lượng sản phẩm
65 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 922 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may xuất nhập khẩu tổng hợp Việt Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhân viên thuộc bộ phận
quản lý doanh nghiệp
Có TK334: Tổng số thù lao lao động phải trả.
2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định
Nợ TK622, 6271, 6411, 6412: Tính vào chi phí kinh doanh 19%
Nợ TK334: Trừ vào thu nhập của công nhân viên chức 6%
Có TK338 (3382, 3383, 3384): Tổng số KPCĐ, BHXH, BHYT phải trích
3.Số tiền ăn ca phải trả cho người lao động trong kỳ.
Nợ TK622: Phải trả công nhân sản xuất trực tiếp
Nợ TK6271, 6411, 6421
Có TK334: tổng số thù lao lao động phải trả
4. Số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng (thưởng thi đua, thưởng cuối quỹ, cuối năm)
Nợ TK4311: Thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng
Có TK334: Tổng số tiền thưởng phải trả cho công nhân viên.
5. Số BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên trong kỳ (ốm đau, thai sản...)
Nợ TK3383
Có TK334
6. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên (theo quy định, sau khi đóng BHXH, BHYT và thuế thu nhập cá nhân, tổng số các khoản khấu trừ không được vượt quá 30% số còn lại)
Nợ TK334: Tổng số các khoản khấu trừ.
Có TK3338: Thuế thu nhập phải nộp
Có TK141: Số tạm ứng trừ vào lương.
Có TK138: Các khoản bồi thường vật chất, thiệt hại...
7. Thanh toán thù lao (tiền công, tiền lương...), BHXH, tiền thưởng cho công nhân viên chức:
- Nếu thanh toán bằng tiền:
Nợ TK334: các khoản đã thanh toán
Có TK111: Thanh toán bằng tiền mặt
Có TK112: Thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
- Nếu thanh toán bằng vật tư, hàng hoá.
BT1: Ghi nhân giá vốn vật tư , hàng hoá
Nợ TK632
Có TK liên quan (152, 153, 154, 155...)
BT2: Ghi nhận giá thanh toán
Nợ TK334: Tổng giá thanh toán (cả thuế GTGT)
Có TK512: Giá thanh toán không có thuế GTGT
Có TK33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
8. Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ.
Nợ TK338 (3382, 3383, 3384)
Có TK liên quan (111, 112)
9. Chi tiêu KPCĐ để lại doanh nghiệp
Nợ TK3382
Có TK111, 112
10. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số tiền công nhân đi vắng chưa lĩnh
Nợ TK334
Có TK3388
11. Trường hợp số đã trả, đã nộp về KPCĐ, BHXH, (kể cả số vượt chi) lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù.
Nợ TK111, 112: Số tiền được cấp bù đã nhận .
Có TK338 (3382, 3383): số được cấp bù
IV/ Các hình thức tổ chức kế toán.
Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về chức năng ghi chép, về kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở của chứng từ gốc. Các doanh nghiệp khác nhau về loại hình, quy mô và điều kiện kế toán sẽ hình thành cho mình một hình thức tổ chức sổ kế toán khác nhau.
Có 4 hình thức kế toán
Hình thức nhật ký- sổ cái
Hình thức nhật ký chung
Hình thức chứng từ ghi sổ
Hình thức nhật ký chứng từ
Hình thức nhật ký sổ cái
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm trả xác định TK ghi nợ,
ghi có để ghi vào nhật ký sổ cái. Mỗi chứng từ được ghi một dòng đối với những chứng từ cùng loại phát sinh nhiều lần trong một ngày có thể tiến hành phân loại các chứng từ để lập bản tổng hợp chứng từ gốc sau đó căn cứ vào bản tổng hợp chứng từ gốc để ghi vào nhật ký sổ cái một dòng (các phiếu thu các phiếu chi)
- Cuối tháng sau khi đã phản ánh toàn bộ các chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào nhật ký- sổ cái và các sổ chi tiết kế toán tiến hành cộng nhật ký-sổ cái ở cột phát sinh, ở cột nhật ký và cột nợ, cột có của từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng.
Căn cứ vào số phát sinh trước và số phát sinh trong tháng này, kế toán tính ra số phát sinh luỹ kế từ đầu tháng (quỹ) đến cuối tháng (quỹ). Căn cứ vào số dư đầu tháng (quỹ) và số phát sinh trong tháng (quỹ) tính ra số dư cuối tháng(quỹ) của từng tài khoản.
Nguyên tắc: Tổng số phát sinh nợ = Tổng số phát sinh có.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký- sổ cái.
Chứng từ gốc
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Nhật ký- sổ cái
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi toán
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
2/Hình thức nhật ký chung
- Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào số liệu ở trên nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được ghi vào sổ chi tiết.
Trường hợp các doang nghiệp mở các nhật ký đặc biệt (chuyên dùng) thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc ghi vào nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ 3, 5, 7, 10 ngày hoặc cuối tháng tuỳ khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt lấy số liệu để ghi vào sổ cái phù hợp.
- Cuối tháng, cuối quỹ cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ nhật ký đặc biệt
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
3/ Hình thức chứng từ ghi sổ.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ để ghi vào các chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ kế toán chi tiết.
Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái để lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, các số liệu này được dùng để lập báo cáo tài chính.
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc
(Bảng tổng hợp chứng từ gốc)
Sổ quỹ
Sơ đồ trình tự kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
4/ Hình thức nhật ký chứng từ.
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc các bảng phân bổ đã được kiểm trả lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ, bảng kê sổ chi tiết có liên quan.
Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào các chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết để ghi.
Cuối tháng phải kết chuyển số liệu tổng cộng từ bảng kê, từ sổ chi tiết vào nhật ký chứng từ cần thiết.
đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ thì trước hết từ chứng từ gốc được tập hợp vào các bảng phân bổ sau đó lấy số liệu kết quả của các bảng phân bổ ghi các nhật ký chứng từ có liên quan. Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, đối chiếu kiểm trả với các sổ kế toán chi tiết hay bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.
Số liệu trên sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng kê
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chính
Sổ cái
Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
Chương II:
Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty may xuất nhập khẩu - tổng hợp Việt Thành.
I/ Khái quát chung về Công ty may XNK - TH Việt Thành.
Tên giao dịch: Công ty may XNK- TH Việt Thành .
Tên giao dịch quốc tế : Viet Thanh Garment import - export company (Viết tắt:VIGACO ).
Trụ sở : xã Gia Đông - Huyện Thuận Thành - Tỉnh Bắc Ninh .
Ngành nghề kinh doanh: Chuyên phục vụ hàng may cao cấp tiêu dùng nội địa và phục vụ cho xuất khẩu .
Tổng diện tích : 9795 m2 .
1/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty may XNK- TH Việt Thành .
Công ty may XNK - TH Việt Thành là một doanh nghiệp nhà nước , do Tổng công ty may Việt Nam và Ban Tài Chính quản trị tỉnh uỷ Hà Bắc góp vốn liên doanh và được UBND tỉnh Hà Bắc ra quyết định thanh lập số 108/UB ngày 27 tháng 8 năm 1996 ; với tổng số vốn là 14,856 tỷ , trong đó vốn cố định là 12,751 tỷ và vốn lưu động là 2,105 tỷ .
Công ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng 12 năm 1996 . ngày 27 tháng 4 năm 2000 , UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định số 32/2000 QĐ-UB về việc chuyển giao công ty may XNK- TH Việt Thành cho tổng công ty Dệt may Việt Nam quản lý và điều hành mọi hoạt đốngản xuất kinh doanh . Từ ngày 10 tháng 5 năm 2000 , tổng Công ty may Việt Nam giao quyền quản lý và điều hành công ty may XNK-TH Việt Thành cho Công ty may Đức Giang theo quyết định số 257/QĐ-TCHC ngày 09/5/2000 . Từ lúc này tốc độ tăng trưởng của công ty khá nhanh , trả nợ tốt và đặc biệt là giải quyết được gần 1000 lao động tại địa phương. Công ty đã góp phần rất lớn vào việc tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh noío chung và của huyện Thuận Thành nói riêng.
Ngày nay nhu cầu may mặc trong nước và trên thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết đã mở ra tiềm năng to lớn cho hàng dệt may Việt Nam thaam nhập vào Mỹ.Công ty may XNK-TH Việt Thành với khả năng và quan hệ của mình cần phải đáp ứng được nhu cầu lớn ấy của thị trường may mặc. Hiện nay mặc dù công ty đang hoạt động sản xuất tốt, nguồn hàng do công ty may Đức Giang cung cấpvẫn đảm bảo được việc làm đều đặn và thu nhập ổn định cho công nhân, tình hình trả nợ vốn vay tốt và trình độ tay nghề của công nhân đã được nâng cao khá nhiều , song định hướng lâu dài của công ty là “phát triển thành doanh nghiệp may lớn tại Bắc Ninh” nhằm tận dụng thế mạnh của địa phương là nguồn nhân công dồi dào, các chính sách hỗ trợ đầu tư tốt. Với nhu cầu như vậy thì địa điểm cũ -Việt Thành- không đáp ứng được nhu cầu mở rộng. Vì thế, việc đầu tư xâyn dựng mới nhà xưởng với trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại là một yêu cầu cấp thiết, phù hợp với định hướng phát triển của công ty và chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam.
Căn cứ vào năng lực hiện có, căn cứ vào dự đoán thị trường, sản phẩm và tính toán hiệu quả kinh tế , công ty quyết tâm đầu tư giai đoạn II: Xây mới cơ sở II tại huyện Gia Bình với tổng công suất giai đoạn đầu là 2 triệu sản phẩm sơ mi quy đổi trên năm. Sau khi xây dựng đ]ợc cở II này đủ mạnh, công ty sẽ chuyển dần trụ sở chính về đây và sẽ tập chung bộ máy quản lý
2/ Tổ chức công tác quản lý của công ty may XNK- TH Việt Thành
a. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do sản phẩm chủ yếu của công ty là hàng may mặc nên nguyên liệu chủ yếu là vải sản phẩm của công ty được thực hiện trên dây chuyền công nghệ khép kín. Vải nguyên xúc được chế biến theo các công đoạn: cắt thẳng, cắt lượn (cắt vòng) may bán thành phẩm, khối lượng thành phẩm được thể hiện bằng sơ đồ sau.
Sơ đồ công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty may XNK- TH Việt Thành
May
các bán thành phẩm cắt
Cắt theo đơn đặt hàng
NVL (vải)
(1) (2) (3)
(4)
Các bán thành phẩm may
Thành phẩm
KCS
Nhập kho
(7) (6) (5)
Quy trình công nghệ được diễn giải như sau:
(1) Nguyên vật liệu (vải) được sang bộ phận cắt để bộ phận này cắt theo yêu cầu của khách hàng, bộ phận cắt là bộ phận đầu của dây chuyền sản xuất.
(2) Từ bộ phận cắt qua kiểm tra chi tiết từng bán thành phẩm cắt để chuẩn bị đưa vào may.
(3) Từ các bán thành phẩm của cắt qua kiểm tra đúng chất lượng kỹ thuật rồi đưa vào may.
(4) Các bán thành phẩm may hoàn thành có qua kiểm tra chất lượng kỹ thuật rồi chuyển xuống kho thành phẩm
(5) Khớp nối hoàn thiện sản phẩm (thành phẩm)
(6) Đây là khâu rất quan trọng trong chuỗi dây chuyền sản xuất. Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói và nhập kho
(7) Nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ.
b. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh:
- Cơ cấu ngành nghề : May mặc.
- Loại hình sản xuất kinh doanh. Theo phương thức sản xuất hàng loạt
- Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thiết kế theo kiểu trực tuyến chức năng với các bộ phận và phòng ban
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất của công ty
Tổ vệ sinh
Y
tế
Nhà ăn
Bảo vệ
XN
may Gia Bình
XN
cắt may
số 2
XN
cắt may
số 1
Ban
cơ điện
Phòngkỹ thuật
Bộ
phận
KCS
phòng kế hoạch
Phòng
hành chính
Phòng
tài chính kế toán
Giám đốc
Phó giám đốc II
Phó giám đốc I
Việc thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng sẽ vừa đảm bảo được việc được thực hiện chế độ một lãnh đạo vừa phát huy được quyền dân chủ sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban trong tổ chức.
Bộ máy quản lý của công ty may XNK- TH Việt Thành gồm một giám đốc, 2 phó giám đốc và 4 phòng ban.
Bộ máy sản xuất của công ty gồm 3 xí nghiệp: Xí nghiệp cắt may số 1, và xí nghiệp cắt may số 2. Mỗi xí nghiệp gồm 8 tổ, mỗi tổ gồm 45 công nhân và xí nghiệp cắt may Gia Bình vừa mới đi vào hoạt động ngày 11/3/2003.
Xí nghiệp cắt may số 1: Từ tổ 1 đến tổ 8
Xí nghiệp cắt may số 2: Từ tổ 9 đến tổ 16
b1- Chức năng nhiệm vụ của giám đốc.
Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Với chức năng và nhiệm của mình, giám đốc có nghĩa vụ thực hiện mọi hoạt động của công ty quy định tại “ Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty may XNK- TH Việt Thành”
Giám đốc là người thay mặt, đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước.
Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức cơ cấu hoạt động của công ty một cách có hiệu quả nhằm bảo vệ và phát triển vốn .
Dựa trên cơ sở chiến lược phát triển của công ty, giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù hợp với thị trường và tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước.
Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, chức năng, các đơn vị hoạt động sản xuất trong một hệ thống đạt kết quả.
Giám đốc có nhiệm vụ báo cáo với tổng công ty và các cơ quan chức năng về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính tổng hợp theo đúng quy định.
b2- Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc I
Phó giám đốc I phụ trách các phòng: Phòng tài chính kế toán, phòng hành chính, phong kế hoạch...
Chỉ đạo và điều hành hoạt động trong công ty có liên quan đến vấn đề đầu tư, kinh doanh sản xuất, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, máy móc của công ty.
Mua sắm, bảo dưỡng và lưu kho các loại nguyên phụ liệu sản xuất, trang thiết bị phục vụ sản xuất.
Lập và xây dựng các dự án đầu tư, xây dưng bảo trì cơ sở hạ tầng trong công ty.
Giải quyết một số những công việc khác do giám đốc uỷ quyền.
Báo cáo giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của mình hoặc những việc không thể giải quyết được .
b3- Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc II.
Phó giám đốc II phụ trách phòng kỹ thuật, bộ phận KCS, ban cơ điện, xí nghiệp cắt may số 1, xí nghiệp cắt may số 2, và xí nghiệp may Gia Bình.
Chỉ đạo các hoạt động trong công ty có liên quan đến vấn đề kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, xí nghiệp sản xuất thực thực đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng nguyên phụ liệu, định mức thiết bị, tiết kiệm vật tư, thay thế phụ tùng thiết bị.
Chỉ đạo xây dựng hệ thống văn bản của công ty và thực hiện hệ thống văn bản đó, chỉ đạo hoạt động đánh giá chất lượng với nội bộ chỉ đạo hoạt động, khắc phục phòng ngừa, chỉ đạo các báo cáo hội nghị xem xét của lãnh đạo. Là người thay thế giám đốc chỉ đạo xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của công ty.
Sửa chữa duy trì bảo dưỡng máy móc thiết bị đảm bảo cho quả trình sản xuất.
Báo cáo giám đốc xem xét , giải quyết những vấn đề vượt quá thẩm quyền của mình hoặc không giải quyết được.
Trực tiếp điều hành, quản lý xí nghiệp cắt may số 1, số 2 và xí nghiệp may Gia Bình.
b4- Phòng hành chính.
Giúp giám đốc tổ chức lao động như quản lý hồ sơ nhân sự, giải quyết các thủ tục, chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm. bãi nhiệm, quản lý lao động tiền lương, nghiên cứu xây dựng các định mức lao đông, quản lý công tác thanh tra, bảo vệ cơ quan và công tác an ninh, quốc phòng. Hiện nay tại phong hành chính của công ty phụ trách các mảng như: Bảo vệ, nhà ăn, y tế, tổ vệ sinh.
b5- Phòng kế hoạch.
Xây dựng kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm, định hướng chiến lược phát triển của công ty, vạch kế hoạch cải tạo nguồn vốn, mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tiếp thị và nghiên cứu thị trường, tham mưu cho giám đốc lập phương án sản xuất kinh doanh giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành trong các khâu sản xuất kinh doanh.
b6- Phòng kế toán tài chính
Tổ chức bộ máy hạch toán kinh tế toàn công ty theo chế độ kế toán của nhà nước.
Tham gia vào việc phân tích hoạt động kinh tế của công ty, đề xuất các phương án kinh tế mang tính hiệu quả cao.
Thực hiện chế độ thu ngân sách theo quy định.
Giám sát kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động tiền tệ, tổ chức sử dụng vốn, tiền tệ phục vụ đầy đủ cho sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
b7- Phòng kỹ thuật.
Nghiên cứu phát minh ra sản phẩm mới và chỉ đạo sản xuất sản phẩm mới.
Theo dõi giám sát quá trình sản xuất để đảm bảo việc sản xuất đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn chất lượng.
Kiểm tra chất lượng các loại vật tư, nguyên vật liệu nhập kho.
Tổng hợp sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
b8- Ban cơ điện
Giúp giám đốc tổ chức sử dụng điện và quy hoạch quy trình sản xuất hợp lý sao cho có hiệu quả và tiêu hao điện ít, đỡ các khoản chi phí cho công ty.
Sửa chữa mạng điện cho công ty đảm bảo hoạt động liên tục, tránh tình trạng hỏng điện làm nguy hại cho sản xuất
b9- Bộ phận KCS.
Bộ phận này có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đóng gói và tung ra thị trường.
Ngoái các phòng ban, các bộ phận quản lý còn có xí nghiệp cắt may số 1, số 2 và xí nghiệp may Gia Bình. Các xí nghiệp này thực hiện công việc trực tiếp tạo ra sản phẩm đó là bộ phận sản xuất chính của công ty.
3/ Tổ chức công tác kế toán tại công ty may XNK- TH Việt Thành.
a-Tổ chức bộ máy kế toán.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ, nội dung, công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán sao cho hợp lý, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả là điều quan trọng để thông tin một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ đối tượng sử dụng thông tin.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thẻo mô hình tổ chức công tác kế toán tập chung.
Phòng kế toán tài chính là nơi phản ánh, ghi chép, kiểm tra, tính toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất. Từ đó phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin, cho ban lãnh đạo để lựa chon, định hướng và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao.
Với đội ngũ kế toán trẻ, năng động, phòng kế toán tài chính của công ty gồm 5 người. Trong đó đứng đầu là trưởng phòng kế toán tài chính kiêm kế toán công nợ và 4 nhân viên phụ trách các phần hành kế toán.
Giữa các phần hành kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, so sánh đối chiếu để đảm bảo cho các thông tin được ghi chép kịp thời chính xác. Mỗi phần hành kế toán đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng kế toán.
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Trưởng phòng kế toán tài chính
Kế toán kho thành phẩm, TSCĐ, thủ quỹ,giá thành,XDCB dở dang
Kế toán chi phí HĐTC, thu nhập HĐTC, tạm ứng, vay ngắn hạn,dài hạn
Kế toán doanh thu, tập hợp chi phí
Kế toán thanh toán,nguyên vật liệu,thuế, tiền lương
Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán
a1- Trưởng phòng kế toán tài chính
Trưởng phòng kế toán tài chính phải bao quát toàn bộ các công tác kế toán trong công ty, theo dõi đôn đốc kế toán viên hoàn thành công việc của mình kịp tiến độ chung, tổ chức công tác kế toán sao cho hợp lý mang lại hiệu quả cao.
Trưởng phòng kế toán tài chính còn phải làm tham mưu, cung cấp thông tin, giúp ban lãnh đạo công ty nắm vững tình hình tài chính, việc thực hiện kế hoạch của cấp trên, việc thanh toán với ngân sách, thanh toán với khách hàng và đặt được kế hoạch ngắn hạn và dài hạn trong thời gian tiếp theo.
Tổ chức thực hiện chứng từ tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo các yếu tố sản xuất, kinh doanh phù hợp với chế độ quản lý kinh tế tài chính, chế độ kế toán và đặc điểm tình hình quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra ghi chép kế toán đối với các bộ phận liên quan tới các yếu tố sản xuất kinh doanh.
Tổ chức thực hiện cung cấp thông tin về các lĩnh vực sản xuất của các xí nghiệp, phòng ban để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm và báo cáo các chi phí cho tổng giám đốc công ty.
Theo dõi chặt chẽ công nợ với từng khách hàng.
Phối hợp với các xí nghiệp, phòng ban nghiệp vụ trong công ty để thực hiện tốt chức năng quản lý tài chính và hạch toán kế toán.
Phân công công việc phù hợp với khả năng trình độ của nhân viên trong phòng kế toán, đảm bảo cho bộ máy kế toán hoạt động bình thường.
a2- Kế toán thanh toán, nguyên vật liệu, thuế kiêm kế toán tiền lương cộng BHXH.
Trên cơ sở các lệnh thu, chi tiền và các hoá đơn mua, bán hàng, kế toán thanh toán lập phiếu thu, chi tiền và có nhiệm vụ lưu giữ các chứng từ sau quá trinh luân chuyển.
Vào sổ quỹ tiền mặt và kiểm tra quỹ cuối ngày.
Thường xuyên kiểm tra bảo quản vật liệu, trang bị các phương tiện cân, đong, đo, đếm tránh mất mát hư hỏng.
Tổ chức phân loại đánh giá nguyên vật liệu phù hợp với yêu cầu quản lý trong doanh nghiệp, phân loại chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương pháp đánh giá hàng tồn kho.
Trên cơ sở bảng chấm công từ phòng tổ chức hành chính đã duyệt kế toán tính toán chính xác, đầy đủ, kịp thời tiền lương, tiền BHXH và các khoản khác có liên quan cho cán bộ công nhân viên theo chế độ nhà nước ban hành dựa vào đơn giá tiền lương và hệ số lương.
a3- Kế toán chi phí HĐTC, thu nhập HĐTC, tạm ứng, vay ngắn hạn, dài hạn.
Hạch toán tài khoản chi phí HĐTC như chi phí về liên doanh hợp tác với nước ngoài.
Hạch toán tài khoản thu nhập HĐTC.
Hạch toán tài khoản tạm ứng cho công nhân viên.
Hạch toán tài khoản vay ngắn hạn, dài hạn.
a4- Kế toán kho thành phẩm, TSCĐ, thủ quỹ, giá thành, XDCB dở dang
Kế toán tiến hành ghi chép đầy đủ các hoá đơn nhập xuất và kiểm tra việc nhập xuất thành phẩm.
Theo dõi và quản lý tình hình tăng giảm TSCĐ từng loại, từng đơn vị sử dung cũng như toàn doanh nghiệp. Theo dõi chặt chẽ cả về số lượng và chủng loại, hình thức hao nòn TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh, tình hình sửa chữa TSCĐ để đảm bảo năng lực của TSCĐ nhằm tăng cường thu hồi vốn nhanh.
Tổ chức phân loại TSCĐ theo chế độ nhà nước, đánh giá TSCĐ theo nguyên tắc của nhà nước.
Tổ chức hệ thống chứng từ phản ánh tình hình biến động tăng giảm TSCĐ. Sử dụng đúng tài khoản kế toán, sổ sách kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ theo đúng phương pháp kế toán của nhà nước ban hành.
Kiểm kê đánh giá lại TSCĐ và kiểm tra phân tích tình hình biến động (sử dụng) TSCĐ trong doanh nghiệp.
Tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí sản xuất kinh doanh, tham gia góp ý vào việc sửa chữa lớn TSCĐ tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, đảm bảo, sử dụng TSCĐ.
Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi đã có đầy đủ chữ ký của những người có trách nhiệm, thẩn quyền (giám đốc, kế toán trưởng...) để thực hiện việc thu, chi tiền. Theo dõi cập nhật chính xác đồng thời phải luôn nắm được số tiền hiện có trong quỹ, cung cấp số liệu cho phòng tài chính để có thể nắm bắt kịp thời tình hình thanh toán của công ty.
Kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm sau khi các chi phí đã được tập hợp.
a5- Kế toán doanh thu, tập hợp chi phí.
Kế toán quan tâm tới toàn bộ chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ và các chi phí đã được bù đắp bằng thu nhập trong kỳ để bảo toàn vốn. Mặt khác phải xác định đầy đủ chính xác và đúng đắn các chi phí có liên quan đến việc sản xuất và bán sản phẩm từ đó xác định nên đầu tư sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá có lợi cao.
Phân chi tiết từng loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh: chi phí bán hàng, chi phí chung.
Hạch toán chi phí vận chuyển hàng hoá.
Thu thập và xử lý thông tin, cung cấp thông tin cho lãnh đạo đơn vị về doanh thu bán hàng từng thời kỳ, từng tháng.
b- Hình thức kế toán.
Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập chung tại phòng kế toán tài chính của công ty. Phòng có bộ phận kế toán riêng mà chỉ có 4 nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu là thu nhập và kiểm tra chứng từ, từ xí nghiệp cắt, xí nghiệp may số 1 và số 2 kho nguyên phụliệu sau đó gửi chứng từ về phòng kế toán tài chính cuả công ty. Sở dĩ công ty áp dụng hình thức kế toán tập chung vì công ty thuộc loại doanh nghiệp nhà nước có quy mô không lớn.
áp dụng hình thức kế toán tập chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo kịp thời của kế toán trưởng cũng như của lãnh đạo đối vơí toàn bộ hoạt độn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1250.doc