Lời mở đầu 1
Chương 1. Khái quát chung về lý luận thương mại quốc tế (TMQT) và CEPT/AFTA 2
1.1 Lý thuyết về TMQT 2
1.1.1 Nguyên tắc lợi thế so sánh và TMQT. 2
1.1.2 Lập trường về TMQT xuất phát từ thực tế cơ cấu nền công nghiệp quốc gia 3
1.1.3 Nguyên lý tự do mậu dịch, bảo hộ mậu dịch. 4
1.2 Chương trình CEPT/AFTA và tình hình thực hiện của Việt Nam 6
1.2.1 Sự ra đời và mục tiêu của AFTA. 6
1.2.2 Nguyên tắc và các quy định chung về CEPT/AFTA. 9
1.2.3 Lịch trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam 13
Chương 2. Hội nhập CEPT/AFTA và tác động đối với Việt Nam. 15
2.1 Thương mại Việt Nam và ASEAN. 15
2.2 Một số vấn đề lớn và lộ trình thực hiện CEPT/AFTA
của Việt Nam 19
2.3 Tác động của CEPT/AFTA đến nền kinh tế Việt Nam. 27
2.4 Đánh giá chung đối với việc thực hiên CEPT/AFTA. 35
2.4.1 Những thuận lợi và cơ hội có được khi thực hiện. 35
2.4.2. Những kết quả bước đầu. 37
2.4.3 cNhững khó khăn, thách thức phải đương đầu. 38
2.4.4 Kinh nghiệm thực tiễn từ việc hội nhập CEPT/AFTA. 40
2.5 Những nét mới gần đây nhất trong lộ trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam. 43
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiến trình thực hiện CEPT/AFTA của Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục loại trừ hoàn toàn từ 139 lên 415. Hiện nay, Việt nam đã có 5.500 mặt hàng đã được cắt giảm thuế suất, trong năm nay sẽ đưa thêm 760 mặt hàng vào Danh mục cắt giảm.
Cho tới nay, số dòng thuế trong Biểu thuế của nước ta có thuế suất 0% đạt 42,71%; có thuế suất 5% đạt 69,93%; thuế suất trên 5% và dưới 20% là 21,13% và thuế suất trên 15% là 8,21%. Việt nam đã trình cho Hội đồng AFTA Danh mục nhạy cảm, bao gồm 10 nhóm mặt hàng chính với 51 dòng thuế đã được chuyển đổi theo mã số của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Ngoài ra, ta có thể thấy mức thuế suất CEPT trung bình của Việt nam cũng ở vào mức tương đối thấp so với một nước ASEAN như Thái Lan, Philippin, Indonesia, .. .. trong giai đoạn cuối của lộ trình thực hiện CEPT qua các số liệu về thuế suất CEPT trung bình của các nước ASEAN.
Bảng 4: Thuế suất CEPT trung bình.
Nước
Dòng thuế
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Brunei D.
6.060
1,49
1,12
1,09
0,83
0,83
0,83
0,82
Indonesia
6.440
8,53
7,05
5,82
4,92
4,61
4,20
3,72
Malaysia
8.580
4,04
3,40
3,00
2,57
2,41
2,27
1,97
Philippines
4.949
9,20
7,70
6,79
5,45
4,96
4,68
3,72
Singapore
5.730
0.00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
0,00
Thái Lan
8.996
13,10
10,46
9,65
7,29
7,27
5,93
4,63
Việt Nam
1.497
4,59
3,95
3,92
3,41
2,99
2,73
1,79
ASEAN-7
42.252
6,36
5,19
4,64
3,70
3,55
3,13
2,57
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
2.3 Tác động của CEPT/AFTA đến nền kinh tế Việt Nam.
Tác động đến thương mại.
Vào thời kỳ đầu, AFTA hầu như không có những tác động trực tiếp đáng kể tới xuất nhập khẩu của Việt nam với các nước ASEAN. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất và hàng công nghiệp chiếm một tỷ trọng chủ yếu và lớn. Với những mặt hàng này, tham gia AFTA không gây tác động trực tiếp tới việc nhập khẩu chúng, do chính sách khuyến khích nhập khẩu chúng để sử dụng cho sản xuất nên hầu hết các mặt hàng này đã có thuế suất dưới 5% trước khi thực hiện CEPT. Ngược lại, AFTA chỉ có những tác động gián tiếp thông ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu thành phẩm của các cơ sở sản xuất sử dụng các nguyên liệu nhập khẩu. Những mặt hàng có kim ngạch đáng kể như xăng dầu, xe máy chưa được đưa vào danh mục giảm thuế nên cũng chưa chịu ảnh hưởng của AFTA ở giai đoạn này.
Về xuất khẩu ở giai đoạn này, Việt nam lại hầu như không được hưởng ưu đãi của AFTA vì Danh mục trong chương trình cắt giảm thuế của ASEAN chủ yếu dành cho các mặt hàng công nghiệp chế biến – những mặt hàng mà Việt nam không có khả năng cạnh tranh, chứ không phải là các mặt hàng xuất chủ lực của Việt nam là dầu thô và hàng nông sản. Để có thể tận dụng các ưu đãi của AFTA, mở rộng thị trường xuất khẩu, chỉ có đầu tư nâng cao chất lượng, giảm giá thành, đổi mới và điều chỉnh một cách linh hoạt cơ cấu hàng xuất khẩu của mình đối với các nước ASEAN, nhất là khi cơ cấu mặt hàng sản xuất định hướng trong các chiến lược phát triển của Việt nam và các nước ASEAN khá giống nhau.
Xét về quan hệ thương mại quốc tế, đặc biệt là quan hệ đối với các bạn hàng ngoài khu vực ASEAN, có những mặt lợi và bất lợi trong quá trình duy trì và phát triển bạn hàng quốc tế. Bởi vì, tham gia AFTA có nghĩa là phải dành cho các nươc ASEAN những ưu đãi lớn hơn so với các nước ngoài ASEAN về thuế và phi thuế trên cơ sở thương mại tự do, cho nên quá trình này không những tác động đến cơ cấu, khối lượng trao đổi hàng hoá với từng nước ASEAN mà còn làm thay đổi cả cơ cấu, khối lượng trao đổi hàng hoá với các nước ngoài ASEAN.
Tham gia AFTA, mỗi nước đều nhận được những ưu đãi cơ bản từ các bạn hàng trong khu vực mà cơ chế CEPT là điển hình. Việt nam thực hiện những ưu đãi có thể đối với các nước và nhận được những lợi ích mang lại từ những chính sách ưu tiên khu vực đó. Để trả giá cho những lợi ích có được trong khu vực này, Việt nam phải đối phó với những đòi hỏi bị coi là “không được ưu tiên” của các bạn hàng lớn, truyền thống khác, đặc biệt đòi hỏi của họ có thể tác động xấu tới quan hệ thương mại với Việt nam. Vì vậy, chúng ta phải xây dựng những chính sách ưu đãi về thương mại vừa toàn diện vừa cụ thể mà điểm xuất phát là từ chuyển dịch cơ cấu mặt hàng hay lợi thế so sánh về sản xuất.
Ngoài ra, các thành viên tham gia ASEAN nói chung và tham gia AFTA nói riêng đều có thể tìm thấy và khai thác những lợi thế mới trong thương mại với các nước ngoài ASEAN, nhất là đối với các nước lớn. Đó là thường là những nước có một số ưu đãi dành cho các sản phẩm thuộc một Hiệp hội kinh tế, liên minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do. Chẳng hạn như điều kiện để được hưởng ưu đãi GSP của Mỹ là “giá trị nguyên liều nhập khẩu để sản xuất ra một sản phẩm chiếm dưới 65% trị giá sản phẩm sau khi hoàn thành thủ tục hải quan vào Mỹ”. Cụ thể, ở đây là nếu một nước trong ASEAN nhập vào nước mình nguyên liệu có tổng trị giá dưới 65% trị giá sản phẩm là đã được hưởng GSP sảu quá trình sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ.
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, kim ngạch trao đổi hàng hoá của Việt Nam với các nước ASEAN tăng đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tăng từ 893 triệu USD năm 1994 lên 2,1 tỷ USD , năm 1998( gấp khoảng 2,4 lần). Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 1,69 tỷ USD lên khoảng 3,8 tỷ USD( gấp khoảng 2,25 lần) trong thời gian tương ứng. Tuy vậy, tỷ trọng trung bình của các nước ASEAN trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 1998 chỉ đạt 22%, tức tương đương tỷ trọng của họ vào năm 1994. Còn tỷ trọng tương ứng của họ trong nhập khẩu là khoảng 30% so với 29% năm 1994.
Qua các số liệu trên, có thể thấy rằng quan hệ ngoại thương của Việt Nam với các nước ASEAN luôn ở trong tình trạng nhập siêu khá lớn( khoảng 2 tỷ USD), trong đó chủ yếu là 3 nước Singapore, Malaixia và Thailand. Do Việt Nam thực hiện chủ trương hướng vào xuất khẩu đồng thời với chiến lược thay thế nhập khẩu trong điều kiện đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng, nên kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian đó tăng mạnh, có năm thâm hụt trong cán cân thương mại đã ở mức trên 3 tỷ USD( bằng khoảng 16% GDP). Đây là một kết quả bất lợi nhiều hơn nếu xét về dài hạn, nhưng trong tương lai gần nó đã góp phần cải tạo cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta. Khi mà Việt Nam thực sự thực hiện các cam kết theo AFTA, xu hướng này vẫn được tiếp diễn. Điều này có thể được chứng minh qua các kết quả nghiên cứu định lượng về tác động của việc hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam. (Bảng 5).
Bảng 5. Tác động của quá trình hội nhập đến nền kinh tế Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu định lượng bằng mô hình thương mại toàn cầu GTAP.
Thông số
vĩ mô
Mức
tăng
giảm
Kịch bản 1:
VN đơn phương cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các bạn hàng
Kịch bản 2:
Tất cả các nước AFTA cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng
Kịch bản 3:
Tất cả các nước APEC cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng
Kịch bản 4:
Tất cả các nền kinh tế trên thế giới cắt giảm 50%mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng
XK
%
1,7
0,4
1,8
3,3
NK
%
8,5
2,7
7,8
9,9
CCTM
Triệu USD
- 578
- 198
- 518
- 577
GDP
%
2,9
1,6
3,2
4,0
Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 61, tháng 7/2002.
Nếu xét theo nghiên cứu về định lượng, một kết quả khác cho rằng, nếu Việt Nam tự do hoá những mặt hàng ở danh mục IL và TEL thì sẽ có sự chệch hướng thương mại tức là tăng nhập khẩu của Việt Nam từ các nước ASEAN và giảm đi phần của các nước ngoài ASEAN. Thế nhưng, do đồng thời xuất khẩu sang các nước ASEAN( trừ Singapore) tăng lên, nên tác động làm chệch hướng thương mại của AFTA đối với những mặt hàng này giảm đi. Vẫn dựa trên các kết quả của công trình này, nếu Việt Nam tự do hoá thêm các hàng hoá ở danh mục SEL thì tác động của mặt hàng này không đáng kể, trong khi có thể tăng xuất khẩu chúng sang Malaixia và Philippin. Qua các kết quả này có thể thấy rõ, so với các nước ASEAN, Việt Nam có lợi thế hơn về các hàng nông sản, trong khi lại bất lợi hơn trong trao đổi hàng công nghiệp chế biến.
Tác động đến việc thu hút đầu tư.
Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã đạt đưược những thành tựu đánh khích lệ trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài.
Các nước cung cấp FDI chủ yếu tại Việt Nam là nhật Bản, Mỹ, Pháp, các nước Nics và các nước trong khối ASEAN. Kể từ sau khi Việt Nam tham gia ASEAN, luồng vốn đầu tư từ các nước ASEAN tăng mạnh. Nếu trong suốt 6 năm từ 1988 đến 1994, tổng số dự án của các nước ASEAN đầu tư vào Việt Nam là 160 với số vốn đăng ký đạt 2,7 tỷ USD thì chỉ trong 3 năm sau đó từ 1995 - 1997, các nước này đã có 145 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký khoảng 5 tỷ USD. Riêng năm 1998, 1999, luồng vốn ASEAN vào nước ta giảm mạnh do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng khu vực. Các nước đầu tư nhiều ở Việt Nam là Singapore, Malaixia và Thailand.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, cơ cấu vốn FDI ngày càng thay dổi phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Nếu trước năm 1990, số vốn đầu tư vào ngành du lịch tăng nhanh hơn so với ngành công nghiệp, thì đến năm 1997, các nhà đầu tư nước ngoài đã quan tâm đến ngành công nghiệp hơn, nâng tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện trong ngành này lên tới 32,3% so với 18,7% của ngành du lịch . Có một số ngành công nghiệp đã và đang hoạt động bằng 100% vốn nước ngoài như dầu thô,lắp ráp ôtô, xe máy. Đối với một số sản phẩm khác, tỷ trọng của vốn nước ngoài trong tổng đầu tư có chiều hướng gia tăng như thép cán, ti vi, xà phòng giặt.
Nguồn FDI vào ngành nông nghiệp đã ngày càng gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 1989, chỉ có 5 dự án với tổng số vốn đầu tư 2,8 triệu USD thì đến tháng 6/1997 đã có 225 dự án với tổng số vốn đăng ký là 1,5 tỷ USD. Đến cuối năm 1998, số dự án có hiệu lực là 180 với tổng số vốn 1,3 tỷ USD. Các nước ASEAN gồm Singapore, Malaixia và Thailand là 3 trong 5 nước đầu tư lớn nhất vào nông nghiệp Việt Nam. Ngày này, FDI đã được phân bố hợp lý hơn. Đầu từ vào phía bắc đã tăng rõ rệt và và miền trung đã có những chuyển biến tích cực. Như vậy, có thể thấy rằng nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.
Điều cần phải ghi nhận là hiệu quả của việc thu hút FDI trong tương lai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào việc cải cách chính sách đầu tư và nâng cao chất lợng nguồn nhân lực của việt Nam, còn việc thực hiện các cam kết theo AFTA chỉ có ý nghĩa tạo tiền đề cho việc thu hút vốn mà thôi.
Ngoài những lợi thế so sánh có thể lôi kéo và làm cho các nhà đầu tư ASEAN tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt nam, họ còn có những lợi thế đáng kể so với các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là các chương trình hợp tác, hoạt động của ASEAN và vị trí đặc biệt của mối quan hệ ở tầm quốc gia, ngành và cập doanh nghiệp giữa Việt nam và các nước thành viên trong quá trình tham gia AFTA. Hơn nữa, các quy định về thương mại, hải quan trong AFTA tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư ASEAN đầu tư vào Việt nam, đặc biệt đối với các dự án đòi hỏi sự trao đổi, phối hợp về sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất trong nước và cơ sở sản xuất của ASEAN. Chẳng hạn, để tranh thủ sự hợp tác trong AFTA như trên, một nước bất kỳ thuộc ASEAN muốn hưởng GSP thì nước này có thể thông qua cơ sở sản xuất đặt tại Việt nam, sản xuất ra sản phẩm có giá trị nguyên liệu dưới 65% tổng giá trị sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Như vậy, đối với các nước ASEAN, AFTA có tác dụng khuyến khích đầu tư từ các nhà đầu tư ASEAN vào Việt nam.
Tham gia AFTA còn tạo ra những lợi thế rất cụ thể và đặc thù để thu hút và khuyến khích vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định của AFTA, điều kiện để một sản phẩm được hưởng các ưu đãi của AFTA là 40% hàm lượng giá trị của nó có xuất xứ từ một nước ASEAN. Vậy, Việt nam với tư cách là một thành viên của AFTA, các dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào Việt nam không chỉ được xem xét căn cứ vào thị trường tiêu thụ của Việt nam mà còn tính tới thị trường các nước ASEAN khác. Điều này hàm ý rằng, đầu tư sản xuất ở Việt nam theo điều kiện sản phẩm có xuất xứ từ ASEAN nhằm được hưởng các ưu đãi của AFTA, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ vươn được ra thị trường các nước ASEAN xung quanh và lợi nhuận nhận cũng như lợi ích nhận được sẽ lơn hơn nhiều. Theo chiến lược đó, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty đa quốc gia dễ dàng thực hiện chiến lược xây dựng các cơ sở của mình ở các nước ASEAN trên một mạng lưới chung nhằm tối ưu hoá việc khai thác lợi thế so sánh ở từng quốc gia và việc sử dụng nguồn TNTN theo hướng chuyên môn hoá. Từ đó, ta thấy việc cải tiến môi trường đầu tư trong nước là biện pháp cạnh tranh tốt trong vấn đề thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào ASEAN. Đồng thời, cố gắng tạo môi trường tốt, không để xảy ra tình trạng các nhà đầu tư này thay vì đầu tư vào Việt nam để chiếm lĩnh thị trường Việt nam lại đầu tư mới hay mở rộng cơ sở sản xuất đầu tư tại một nước ASEAN khác để xuất khẩu sang thị trường Việt nam và khai thác nhờ những ưu đãi của CEPT.
Tác động đến cơ cấu sản xuất công nghiệp.
Đối với việc thực hiện các cam kết theo AFTA một cách thực sự, tác động này sẽ đưược xảy ra trong dài hạn. Xu hướng của tác động này phụ thuộc vào một số yếu tố. Thứ nhất, sự thay đổi cơ cấu sản xuất công nghiệp sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa sự thay đổi trong cơ cấu thuế nhập khẩu và cơ cấu giá thành sản xuất. Nếu giảm thuế suất của các đầu vào, khả năng mở rộng sản xuất sẽ lớn hơn do giảm được chi phí dẫn đến giá thành giảm và tăng khả năng cạnh tranh, còn nếu giảm thuế suất đầu ra dẫn đến lợi nhuận giảm, không có điều kiện tái sản xuất thì sẽ làm cho sản xuất bị thu hẹp. Thứ hai, tác động của việc giảm thuế đến quy mô sản xuất phụ thuộc vào mức độ phản ứng nhanh hay chậm của các ngành đối với biến động giá cả. Theo một công trình nghiên cứu của bộ Thương mại Việt Nam năm 1996, đa số các ngành chế biến nhảy cảm hơn đối với sự thay đổi giá cả so với các sản phẩm nông nghiệp do đó chúng có lợi hơn khi giảm thuế được giảm. Thứ ba, tác động của việc thực hiện AFTA đối với sản xuất phụ thuộc vào mục tiêu sử dụng sản phẩm của từng ngành tức để tiêu dùng trong nước hay để xuất khẩu. Nếu để phục vụ nhu cầu trong nước là chính, thì sự thay đổi cơ cấu của nó sẽ phụ thuộc vào mức thu nhập của người dân trong nước. Còn nếu để xuất khẩu thì nó sẽ phụ thuộc vào nhu cầu ở nước ngoài.
Các kết quả nghiên cứu định lượng bằng mô hình thương mại toàn cầu GTAP (Bảng 6). Nhìn chung Việt Nam có lợi thế tương đối trong sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động cao như dệt, may mặc và các sản phẩm công nghiệp nhẹ khác bất kể trên phạm vi khu vực hay toàn cầu. Riêng trong phạm vi ASEAN, việc thực hiện các cam kết theo AFTA sẽ làm giảm sản lượng của ngành dệt. Điều này phản ánh thực tế rằng một số nước trong khối như Thailand, Indonexia, Philippin cũng có ưu thế trong lĩnh vực này.
Bảng 6. Tác động của việc thực hiện AFTA đối với các ngành sản xuất của Việt Nam.
(Mức thay đổi: %)
Tên ngành
Kịch bản 1:
VN đơn phương cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các bạn hàng
Kịch bản 2:
Tất cả các nước AFTA cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng
Kịch bản 3:
Tất cả các nước APEC cắt giảm 50% mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng
Kịch bản 4:
Tất cả các nền kinh tế trên thế giới cắt giảm 50%mức thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng
Nông nghiệp
- 2,8
0,2
- 2,6
-3,3
Thực phẩm
- 17,3
- 10,2
- 18,6
- 23,2
Khai khoáng
- 0,3
0,1
- 0,1
- 0,3
Dệt
2,6
- 2,7
3,6
6,4
May
21,7
- 1,4
20,0
28,0
Các ngành công nghiệp nhẹ khác
- 7,8
- 2,8
- 6,5
- 7,4
Hoá chất
- 5,7
- 3,3
- 5,0
- 5,1
Kim loại
- 10,2
- 1,5
- 9,0
- 11,0
Thiết bị vận tải
- 39,9
- 9,3
- 36,4
- 42,1
Máy móc thiết bị
0,2
0,1
0,1
- 0,5
Dịch vụ
2,4
1,2
2,4
2,5
Nguồn: Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 58, 4/2002.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể định hướng phân bổ các nguồn lực vào việc phát triển một số ngành máy móc thiết bị( chủ yếu là điện tử, viễn thông...) và dịch vụ nhằm gia tăng khả năng trong tương lai. Khả năng trao đổi hàng nông sản chưa chế biến được tăng lên đôi chút khi thực hiện các cam kết theo AFTA, nhưng lại giảm đi khi mở rộng tự do hoá trong phạm vi ASEAN. Vì thế, đây không phải là ngành có triển vọng lâu dài.
Như vậy, để hội nhập quốc tế có hiệu quả lâu dài, khă năng chuyển dịch cơ cấu của Việt Nam sẽ được tạo nên trên cơ sở chuyển dịch các nguồn lực từ nông nghiệp sang công nghiệp nhẹ và dịch vụ. Song ở đây sẽ xuất hiện vấn đề lớn liên quan đến vấn đề đào tạo tay nghề cho lực lượng lao động của Việt Nam.
Tác động đến nguồn thu ngân sách.
Đối với đa số các nước đang phát triển, ảnh hưởng của tự do hoá thương mại đối với nguồn thu ngân sách của chính phủ có ý nghĩa rất quan trọng. Thu nhập từ thuế xuất nhập khẩu trong ngân sách nhà nước của các nước này là rất đấng kể - ở Việt Nam thời điểm năm chiếm khoảng 22%, Thailand khoảng 16%, Indonexia khoảng 31%, trong khi đó ở Canada chỉ vào khoảng 2% tổng thu ngân sách. Chính vì vậy, có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc thực hiện AFTA sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách của chính phủ Việt Nam.
Thực ra, việc giảm thuế suất có hai tác động trái ngược nhau đến nguồn thu thuế nhập khẩu. Một mặt, với cùng lượng hàng nhập, nếu thuế suất giảm sẽ làm giảm tổng thu nhập từ thuế. Nhưng mặt khác , thuế suất giảm làm giá hàng hoá giảm, nhu cầu hàng hoá tăng lên dẫn đến tăng lượng hàng nhập khẩu. Theo một tính toán của Bộ Tài Chính, vào 2006 tức là năm chúng ta phải hoàn tất các nghĩa vụ của mình đối với AFTA, mức giảm thuế của Việt Nam sẽ vào khoảng 80 -90 triệu USD, tức giảm khoảng 2% tổng nguồn thu thuế. Một tính toán định lượng cũng cho thấy rằng việc giảm thu nhập từ thuế đối với Việt Nam là thấp nhất khi nước này thực hiện giảm thuế trong danh mục IL, TEL và SEL( khoảng 19,7%). Mức giảm sẽ được tăng dần lên khi mở rộng diện và phạm vi tự do hoá thương mại và lên đến mức cao nhất ( 82% ) khi tự do hoá trên phạm vi toàn cầu. Thực chất, sự thất thu của Ngân sách trong việc thực hiện CEPT là không đáng kể và tác động không nghiêm trọng lắm đến nền kinh tế bởi sự thất thu này được cân đối do các hoạt động khác đem lại. Thực tế ở các nước ASEAN và Việt nam cho thấy chương trình giảm thuế làm giảm nguồn thu trong Ngân sách nhưng lại làm tăng khối lượng và kim ngạch xuất nhập khẩu đối với các mặt hàng giảm thuế.
Mặt khác, kim ngạch XNK tăng cao hơn về tỷ trọng so với mức giảm trong nguồn thu thì chưa hẳn nguồn thu đã giảm. Xét về xuất xứ hàng hoá, số liệu thống kê cho thấy trên 80% - một tỷ trọng rất lớn hàng hoá nhập từ Singapore trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN lại bao gồm phần lớn hàng hoá không có xuất xứ ASEAN nên không là đối tượng giảm thuế của CEPT. Thời hạn cuối cùng để hoàn thành AFTA cũng liên quan đến nguồn thu Ngân sách. Khi thời hạn này được kéo dài (cụ thể là 2006), số mặt hàng phải cắt giảm thuế được điều chỉnh hợp lý và không cần vội vàng nâng số lượng mặt hàng cần giảm thuế lên; đồng thời khả năng thu Ngân sách từ các nguồn khác cũng được cải thiện. Điều đó sẽ làm giảm ảnh hưởng đáng kể tới nguồn thu Ngân sách nếu tính thời điểm phù hợp với lộ trình và danh mục cắt giảm thuế. Nguồn thất thu do giảm thuế cũng không bị ảnh hưởng nhiều do có thể được bù lại bằng nguồn thu từ việc cải cách thuế và thực hiện các loại thuế mới như các nước ASEAN đã từng sử dụng. Cuối cùng, theo nguyên tắc có đi có lại, nguồn thu Ngân sách được tăng lên nhờ tác động tích cực của những ưu đãi về thuế, chính sách thương mại, quan hệ hợp tác góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của các bên thực hiện.
Trong tương lai, để thích ứng với tác động làm giảm thu nhập ngân sách của tự do hoá thương mại, Việt Nam cần tiếp tục cải cách hệ thống thuế để đảm bảo ngân sách của chính phủ.
2.4 Đánh giá chung đối với quá trình tham gia thực hiện CEPT/AFTA.
Khi hoà nhập với ASEAN và thực hiện CEPT cơ hội và thách thức luôn đi kèm với nhau trong quá trình mậu dịch tự do. Muốn đánh giá các mặt hàng này và hệ quả do chúng tạo nên thì phải phân tích các yếu tố như xuất phát điểm, điều kiện ban đầu và lợi thế của Việt Nam so với các thành viên khác.
2.4.1 Những thuận lợi và cơ hội có được khi thực hiện.
Xuất phát từ thực tế là Việt Nam và các nước ASEAN là những láng giềng đã có truyền thống giao lưu kinh tế, văn hoá và tương đối hiểu biết lẫn nhau. Đặc biệt là Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế cách đây gần hai thập kỷ.
Tham gia hợp tác kinh tế, thương mại với khu vực, Việt Nam có thể thu đưược một số cơ hội cụ thể sau:
Có điều kiện đẩy mạnh XNK, trao đổi hàng hoá với ASEAN, mặt hàng truyền thống có điều kiện thâm nhập thị trường ASEAN dễ dàng hơn. Theo đó, thị trường Việt nam trở nên phong phú, đa dạng thêm bởi hàng hoá từ các nước thành viên.
Có điều kiện để thu hút nhiều vốn đầu tư từ nhiều nước thừa vốn và đang có sự chuyển dịch cơ cấu mạnh sang các ngành có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng ít công nhân trong khu vực như Singapore, Malaysia và Thái Lan.. . .
Có điều kiện để tiếp thu công nghệ và đào tạo kỹ thuật cao ở các ngành cần nhiều lao động mà các nước khác đang cần chuyển giao. Tạo ra một thị trường rộng lớn mà Việt nam là bộ phận của ASEAN, có sức mua cao nhờ thu hút đầu tư lớn do tận dụng được lợi thế về lao động rẻ, nguyên liệu dồi dào. Tạo điều kiện tham gia có hiệu quả vào sự phân công lao động sản xuất của ASEAN từ đó phát triển chiều sâu theo hướng chuyên môn hoá.
Sử dụng vốn và kỹ thuật cao của các nước trong khu vực để khai thác khoảng sản và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tạo môi trường để Việt nam tham khảo, đối chiếu và thúc đấy quá trình cải cách của mình, nâng cao vai trò của Việt nam trên trường quốc tế thông qua những cơ hội chia sẻ và học tập kinh nghiệm từ các nước thành viên trong quá trình hợp tác.
Dần dần tạo được cơ hội tốt để gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực khác như APEC, WTO bằng sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Một trong những quy định về sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế quan chung ( GSP) của Mỹ là “ tri giá nguyên liệu cho phép nhập để sản xuất hàng hoá đó phải dưới 65% toàn bộ giá trị của sản phẩm đó khi vào lãnh thổ hải quan Mỹ” và “ giá trị một sản phẩm được chế tạo ở hai hoặc trên hai nước là hội viên của một Hiệp hội kinh tế, liên minh thuế quan, khu vực mậu dịch tự do thì được coi như là sản phẩm của một nước”. Vì vậy, việc Việt Nam gia nhập ASEAN tạo điều kiện cho Việt Nam vẫn có thể nhập nguyên liệu của các nước ASEAN khác để sản xuất mà sản phẩm đó vẫn được hưởng GSP.
Ngoài ra , còn có một số yếu tố cơ bản để chứng minh Việt Nam có những thuận lợi nền tảng cho việc tham gia AFTA đó là: các điều kiện kinh tế vĩ mô tương đối ổn định; có những thành tích bước đầu đáng kể từ công cuộc thực hiện chiến lược “ mở cửa” nền kinh tế; sự quyết tâm của chính phủ theo con đường hướng ngoại; mục tiêu rõ ràng, phù hợp với cơ cấu sản xuất hiện tại; những điều kiện thuận lợi của quan hệ khu vực và quốc tế. Như vậy, Việt Nam đã thực sự có thời điểm thuận lợi để tiến hành hội nhập khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN ngày 28/7/1995.
Là thành viên mới của ASEAN, Việt Nam được phép kết thúc tiến trình AFTA vào năm 2006. Trong khi thời hạn kết thúc AFTA của các thành viên cũ là vào năm 2003 thì sự kết thúc này có ý nghĩa là một sự hỗ trợ đáng kể về mặt thời gian để củng cố sản xuất trong nước, nhất là sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu theo CEPT nhằm thừa hưởng những cơ hội do AFTA mang lại. Cụ thể là từ 1/2003, sáu nước thành viên cũ hạ thuế suất xuống 0 - 5% trước Việt Nam 3 năm; đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào ASEAN. Đến 2010, sáu nước thành viên cũ sẽ hạ thuế suất xuống còn 0% và Việt Nam vào 2015. Vì thế nên từ bây giờ, các sản phẩm của ASEAN càng được buôn bán nhiều và đem lại lợi ích cho thương mại. Hiện nay thuế suất nhập khẩu chỉ còn 20%, đến 2006 là 5% sẽ là cơ hội tốt để ngành gốm sứ Việt Nam hướng vào thị trường ASEAN. Hội nhập không chỉ bao hàm sự cạnh tranh. Sự hợp tác, liên doanh giữa doang nghiệp trong khu vực cũng đã đưược đặt ra như chương trình hợp tác công nghiệp (AICO), hoặc doanh nghiệp nước ta có thể nhập khẩu nguyên vật liệu từ các nước ASEAN có giá rẻ hơn để làm hàng xuất khẩu đi các nước EU, Mỹ...mà vẫn được tính vào tỷ lệ nội địa hoá để hưởng thuế quan ưu đãi GSP. ở cấp độ nền kinh tế, ngành hàng nào tham gia CEPT sẽ dễ thu hút đầu tư nước ngoài hơn.
2.4.2 Những kết quả bước đầu.
Do có những lợi thế đặc biệt về tỷ trọng của hàng hoá có mức thuế suất từ 0 - 5% so với các nước ASEAN khác, nên ngay từ tháng 12/1995 Việt Nam đã đệ trình cho ASEAN danh mục các hàng hoá thuộc diện giảm thuế đầu tiên bao gồm 1633 sản phẩm. Những sản phẩm đưược đua vào danh sách này chủ yếu có mức thuế quan tương đối thấp, chỉ có một số ít mặt hàng có thuế quan danh nghĩa trên 20%. Trong các năm 1996 và 1997, Việt Nam đã đưa thêm các sản phẩm vào danh sách giảm thuế, nhưng chủ yếu là sản phẩm có mức thuế quan thấp.
Chương trình giảm thuế theo CEPT năm 1998 của Việt Nam gồm 1719 mặt hàng, trong đó các mặt hàng trong danh mục IL chiếm khoảng53%. Khác so với nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37041.doc