Bài thơ là một chỉnh thể, mới đọc ta tưởng như có một sự phân chia rất rõ ràng giữa bốn câu đầu và bốn câu sau, nhưng thực chất lai không phải như vây. Ý thơ bốn câu đầu vừa giải thích tên lầu, vừa định vị lầu trong thời gian, thể hiện một nhận thức tình cảm nhân sinh mang tính chất triết lí, vừa đặt nền móng vững chắc cho ý cảnh thơ ở bốn câu cuối. Nhiều người cho rằng, giữa bốn câu đầu và bốn câu cuối có một bước chuyển khá đột ngột về nhiều mặt. Như Nguyễn Khắc Phi đã viết: “Từ cõi tiên về cảnh tục, từ cấu tứ lấy ý làm chủ sang lấy cảnh làm chủ, từ trạng thái mông lung huyền ảo sang màu sắc tươi tắn, rõ nét và về hình thức, từ phá cách mạnh mẽ quay về tuân theo nghiêm chỉnh luật thơ Rõ ràng, tù tâm trạng hoài niệm về một miền viễn khứ, nuối tiếc, cô đơn, Thôi hiệu quay trở lại thực tại, ngắm bãi Hán Dương, cỏ Anh vũ và cả bóng hoàng hôn gợi buồn, gợi nhớ
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2905 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiếp nhận Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệc khơi nguồn để đưa hồn thơ Đường tái sinh vào thơ Việt, thi sĩ Tản Đà là một trong những người có công phu và công lao vào loại bậc nhất”. Hay như loài nhận xét của nhà thơ Nguyễn Quang Huy trong Thơ đường tứ tuyệt: “ Những câu thơ dịch vừa sát nghĩa, vừa lung linh Việt hoá đến cao độ. Dịch thơ đạt đến độ thần diệu ấy, ở nước ta chỉ có Tản Đà”. Trong tất cả các bản dịch thơ Đường của ông thì có lẽ, Hoàng Hạc Lâu là một cái đỉnh mà khó có dịch giả nào vượt qua được.
Bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Tản Đà được đăng trên báo Ngày Nay , số 80, ngày 10.10.1937, là sự trở lại sự nghiệp dịch thơ Đường của ông sau một thời gian vắng bóng. Nguyên văn bản dịch là:
Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Hán Dương sông tạnh cây bày,
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú và được coi là “đệ nhất luật đường”(Nghiêm Vũ). Khác với nhiều dịch giả khác cố gắng dịch tác phẩm kiệt tác này theo đúng niêm luật của nó, thi sĩ Tản Đà chọn thể thơ sở trường của mình để dịch bài thơ. Tám câu thơ lục bát Lầu Hoàng Hạc sừng sững như thế trong làng thơ dịch gần một thế kỉ nay và được nhiều người công nhận là có thần thái không thua kém gì nguyên tác của Thôi hiệu. Ngô Văn Phú đã từng nhận xét: “Tản Đà chắc “mê” bài thơ này lắm! bởi nó cũng hợp với tính tình ông. Ông cũng lãm cảnh trên trời, lãm tu tiên, rút cục vẫn là người trần thế. Ông đã dịch và bài dịch cho đến nay vẫn là hay nhất.” Bản dịch đã Việt hoá nhưng không vì thế mà làm giảm đi cái thần của tác phẩm. “Chọn thể lục bát, chính là Tản Đà đã thay những điệp từ rất đối trong nguyên bản, bằng sự miên man của cấu trúc lục bát tự nó tạo ra một nỗi buồn man mác…”(Ngô Văn Phú). Trong bài dịch của mình, Tản Đà đã thể hiện một trình độ vượt trội khi dịch những từ Hán văn sang Quốc văn một cách tài tình, tinh tế. Hai câu thơ đầu trong bài thơ của Thôi Hiệu:
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư hoàng hạc lâu
Trong hai câu này, từ “hoàng hạc” xuất hiện đến hai lần. Khó dịch nhất là từ “khứ” ở câu 1 và “dư” ở câu 2. Theo Xuân Diệu thì cả Trần Trọng Kim và Ngô Tất Tố đều chưa dịch đạt câu này:
Người đi cưỡi hạc từ xưa,
Đất này hoàng hạc còn lưa một lầu.
(Trần Trọng Kim)
Người xưa cưỡi hạc đã bay cao
Lầu hạc còn suông với chốn này.
(Ngô Tất Tố)
“Chữ “lưa” mà Trần Trọng Kim dịch là vụng về, cón chữ “suông” mà Ngô Tất Tố dịch cũng không hay, chỉ có chữ “trơ” của Tản Đà là đúng và thật tuyệt vời”.( Hồ Sĩ Hiệp ). Chữ của Tản Đà gợi một cảm giác trơ trọi, cô đơn đến nao lòng người.
Theo các nhà nghiên cứu thì dịch thơ Đường phải đảm bảo 3 yêu cầu, “tín”, “nhã” và “đạt”. Thế nhưng “Ngoài tiêu chuẩn “tín”, “nhã”, và “đạt” thì bản dịch Hoàng Hạc Lâu của Tản Đà có mấy điểm nổi bật sau: đó là vần điệu, nhịp điệu của câu thơ lục bát và giá trị biểu cảm của ngôn ngữ Việt”. Đọc bản dịch của Tản Đà nhiều khi người đọc quen mất thực chất đó là một bài thơ Đường. Tản Đà đã thổi vào bản dịch của mình một luồng gió “Việt hoá” làm cho bài thơ trở nên gần gũi, dễ tiếp cận với mọi thế hệ người đọc.
“ Vì bài thơ Hoàng Hạc Lâu là một tuyệt tác nên đã có nhiều người dịch ra quốc văn như Tản Đà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Bùi Khánh Đản và Vô danh trong Đại cương văn học sử của Nguyễn Hiếu Lê…Những bài dịch đó hầu hết đều sát nghĩa nguyên tác, nhưng theo chủ quan của tôi thì bài của Tản Đà riêng san sẻ được cái thần của nguyên tác.” ( Quách Tấn ) Thật khó để có được một bản dịch hoàn hảo cả về nghĩa, nhịp điệu, niêm luật… Mặc dù không thiếu những đánh giá tiêu cực về bản dịch này nhưng có lẽ không ai không thừa nhận đây thực sự là bản dịch hay nhất về Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.
2.2. Những ý kiến xung quanh bản dịch của Tản Đà
Vấn đề này thực tế chỉ là những đánh giá của một số người được viết nhỏ lẻ, dải dác trong một số cuốn sách hay báo, tạp chí. Ở đây, chúng tôi cố gắng hệ thống lại để người đọc có thể thấy được những ý kiến xung quanh bản dịch tuyệt tác này.
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một bài thơ thất ngôn nhưng Tản Đà lại dịch theo thể lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc. Chính bởi lẽ đó đã có nhiều ý kiến nảy sinh về việc chọn thể loại dịch của nhà thơ. Như Bàng Bá Lân, mặc dù ông rất yêu thích bản dịch của Tản Đà mà ông cho là “ Bản dịch sát nghĩa và giữ trọn được thi vị của nguyên tác, nhất là hai câu cuối:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
So với câu dịch của Ngô Tất Tố :
Trời tối quê hương đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
Thì quả là một trăng một đèn”. Nhưng ông vẫn không “thoả mãn” (chữ của Nguyễn Tuyết Hạnh) do Tản Đà đã chọn thể thơ lục bát. Ông cho rằng : “ Dịch Đường Thi bằng thể lục bát chẳng khác nào đem bức tranh trang trọng cổ kính của chiếc khung chạm sơn son thếp vàng mà lồng vào chiếc khung trúc. Thanh nhã có thừa, nhưng vẻ trang trọng, cổ kính không còn nữa.” Như vậy nghĩa là, Bàng Bá Lân coi trọng việc dịch thơ theo nguyên thể của nó, và không hài lòng với việc chọn thể loại dịch của Tản Đà.. Hay Nguyễn Hiếu Lê lại tiếc cho bản dịch của Tản Đà đã dịch bằng thể lục bát nên làm mất đi tính đối ngẫu của bài thơ, nhất là trong hai liên 2 và 3. Ông còn cho rằng, bản dịch của Vô Danh hay hơn nhờ giữ được nguyên thể. Chúng tôi thử đưa bản dịch của Vô Danh ra đây cho bạn đọc có thể so sánh:
Người xưa cưỡi hạc vàng đi mất
Lầu hạc vàng trơ đứng chỗ nầy
Hạc vàng một đi chẳng trở lại
Mây trắng nghìn năm vơ vẩn bay
San sát bóng sông cây Hán đó
Dầu dầu ngọn cỏ bãi Anh đây
Quê nhà trời tối nào đâu nhỉ?
Sóng gió tuôn sầu, nhớ chẳng khuây.
Về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, trong Vấn đề dịch thơ Đường ở Việt Nam, Nguyễn Tuyết Hạnh cho rằng “ Tản Đà chưa dịch được cái thảng thốt, đột ngột của bài thơ : Nhật mộ hương quan hà xứ thị ? thật ra là một câu hỏi nhưng câu dịch của Tản Đà lại là một câu kể, miêu tả”. Quả thật, thi phẩm của Hoàng Hạc Lâu có một sự chuyển biến đột ngột giữa ba liên đầu với liên cuối cùng. Như Hư Chu trong Để hiểu thơ Đường đã phê bình bài thơ của Thôi Hiệu không thành công ở phương diện lập ý. Theo ý ông, mạch thơ lẽ ra phải tiếp diễn cái ý hoài cổ thì lại quay ra nói về cảm xúc chủ thể. Nhưng theo lời của Nguyễn Tuyết Hạnh thì “ Chính cái chuyển biến đột ngột đó làm cho câu thơ trở thành thiên cổ, làm cho Thôi Hiệu trở thành “thi sĩ của một bài thơ””. Theo ý chúng tôi thì người đọc đồng tình với ý kiến của Nguyễn Tuyết Hạnh hơn bởi đó chính là cái tình của Thôi Hiệu, mà thực chất trong cảnh của ông cũng đã có tình rồi!
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi còn đặc biệt chú ý đến quan điểm của nhà giáo Nhật Chiêu, bài dịch của ông đã ra đời trên đường đi giảng cho một lớp đại học ở Phú Yên. Theo ông thì “ Tản Đà chuyển chữ “dư” thành “trơ” là chưa đắt”. Ông lí giải rằng, sau Thôi Hiệu thì còn có rất nhiều tao nhân mặc khách đến lầu Hoàng Hạc, ngay cả thi tiên Lý Bạch cũng đã đến lầu này. Như vậy là “ lầu Hoàng Hạc vẫn sống động, nếu dịch thành “trơ” thì e uổng quá.”. Nguyễn Quốc Siêu trong Thơ Đường bình giảng dường như cũng đồng tình với Nhật Chiêu. Ông cho rằng: “ Thử Địa không dư Hoàng Hạc Lâu nếu dịch nghĩa là “Nơi đây chỉ còn trơ lại lầu Hoàng Hạc” hay dịch thành thơ như Tản Đà: “Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ”, “Trơ lầu Hoàng Hạc chốn này thôi”(Khương hữu Dụng” thì chưa lột tả được hết ý tứ của chữ “không””. Về điều này thì Nhật Chiêu cũng như Nguyễn Quốc Siêu hoàn toàn đối lập với Xuân Diệu bởi ông hết sức ca ngợi chữ “trơ” của Tản Đà và coi đó là cách dịch đúng nhất và hay nhất
Như vậy, một bản dịch được đánh giá là thành công nhất, hay nhất, truyền tải được nhiều nhất cái thần của bài thơ như bản dịch của Tản Đà thì vẫn không tránh được những tiếng phê bình, những ý kiến khen chê của người đọc. Điều này cho thấy, người đọc càng ngày càng được nâng cao về trình độ tiếp nhận và vì thế có sự đòi hỏi cao hơn trong nghệ thuật phiên dịch của các dịch giả.
3.Tiểu kết
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một tuyệt tác. Nhà phê bình Kim Thánh Thán đã có lời bình sâu sắc: “Làm thơ không nhiều mà khiến cho Lý Bạch phải gác bút, thì đúng là bậc đại trượng phu trong rừng bút mực vậy.” Theo những tài liệu mà chúng tôi tìm được thì có đến gần 40 bản dịch về Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam. Điều này cho thấy, thi phẩm này được tiếp nhận một cách rầm rộ ở nước ta. Sau khi Tản Đà dịch thành công và luôn là văn bản đi cùng với tác phẩm của Thôi Hiệu, ngỡ tưởng rằng sẽ khiến các nhà thơ khá phải nhường bước nhưng sự thực không phải như vậy. Dù có chiêm ngưỡng và không khỏi tấm tắc trước bản dịch của nhà thơ này thì “người trước kẻ sau vẫn cứ muốn thử thách bút lực của mình”( Nguyễn Huệ Chi). Trong rừng bút đó có các tên tuổi như Ngô Tất tố, Khương Hữu dụng, Trần Trọng Kim,…và không ít bản dịch cũng được người đọc đánh giá cao như bản dịch của Vũ Hoàng Chương. Ông không phải là nhà phiên dịch nhưng cũng bị Hoàng Hạc Lâu thu hút nên đã để lại một bản dịch thất ngôn trong đó cái chất hào hoa của nhà thơ nổi lên lấn át đi cái yêu cầu sát sao, chặt chẽ của thơ dịch. Bản dịch của nhà thơ này vẫn được chọn lọc xếp cùng bản dịch của Tản Đà trong các sách phê bình thơ Đường. Mỗi người một vẻ nhưng không được “mười phân vẹn mười”, người được cái này thì mất cái kia, ngay như Tản Đà, được về từ, về ý thì lại bị chê ở vấn đề chọn thể thơ dịch.
Mỗi người đọc có một sự đánh giá khác nhau về các bản dịch. Bản dịch của Tản Đà được phần đông người đọc đánh giá là hay nhất. Trong khi đó, có một số người lại có ý thích các bản dịch khác hơn như Nguyễn Hiếu Lê thích bản dịch của Vô Danh hay Lam Điền thích bản dịch của nhà giáo Nhật Chiêu….Nhưng theo ý của chúng tôi thì một bài thơ Đường, hiểu rõ được nó đã khó, để dịch được còn khó hơn nhiều, vì thế cần có một cách nhìn nhận chính xác với bản dịch của các nhà thơ và không nên quá cứng nhắc khi đánh giá, ít nhất cũng phải thấy ở mỗi bản dịch một cái gì đó là tinh tế, sâu sắc và tài hoa của dịch giả.
II. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HOÀNG HẠC LÂU Ở VIỆT NAM
Thơ Đường xuất hiện ở Việt Nam từ rất lâu trong lịch sử. Từ thời Lê, Nguyễn, hai tác gia nổi tiếng của nước ta đã đọc thơ Đường và kế thừa một cách có chon lọc những tinh hoa thơ Đường vào sáng tác của mình. Đó là Ức Trai Nguyễn Trãi và đại thi hào Nguyễn Du. Về sau một loạt các nhà thơ khác có sự ảnh hưởng từ thơ Đường, đó là Bà huyện Thanh Quan, là Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương…và sau này có Tản Đà. Nhưng đó là tiếp nhận tác phẩm thơ Đường trên văn bản, có nghĩa là, họ mượn ngôn ngữ, giọng điệu, cấu tứ của thơ Đường để đưa vào thi phẩm của mình. Vần đề nghiên cứu, dịch thuật mới chỉ được bắt đầu trong hơn một thế kỉ nay mà khởi đầu là bản dịch Tỳ Bà Hành của Phan Huy Thực từ những năm đầu thế kỉ XIX.
Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu được tiếp nhận có phần muộn màng hơn khá nhiều và việc nghiên cứu bài thơ cũng không trở thành một trào lưu, hệ thống như một số bài thơ nổi tiếng khác. Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế có hẳn một loạt bài tranh luận về nội dung bài thơ trên các báo, tạp chí, hay Tỳ Bà Hành của Bạch Cư Dị cũng được nói đến rất nhiều. Viết về Hoàng Hạc Lâu phần lớn chỉ là những bài nhỏ, dung lượng ít và hầu như không có “bút chiến”. Bài thơ này hay, có thể coi là tuyệt tác, nhưng việc nghiên cứu về nó thì lại bình lặng, có lẽ vì cách hiểu của người đọc về bài thơ hoàn toàn nhất quán với nhau.
1. Một hướng khai thác chung Vể Hoàng Hạc Lâu
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, Hoàng Hạc Lâu là một thi phẩm có sự nhất quán trong vấn đề tiếp nhận nội dung, nghĩa là, trong quá trình thâm nhập vào tác phẩm, hầu như không một độc giả nào có sự phá cách nhiều trong việc thẩm thấu nội dung của nó. Tác phẩm là sự đan xen giữa quá khứ với thực tại, giữa mộng và thực, giữa thế giới thiên nhiên và thế giới nội tâm con người. Trong quá trình tìm hiểu tác phẩm, các nhà nghiên cứu, đọc giả chủ yếu đi vào các vấn đề như : sự xuất hiện của yếu tố thần thoại, sự phá cách niêm luật Đường Thi của Thôi Hiệu, sự chuyển biến nhịp thơ giữa liên 1, 2, 3 với liên 4, và hai câu thơ cuối(đặc biệt là chữ “sầu” đọng lại ở cuối bài thơ ).
Yếu tố thần thoại được coi là cái nút mở ra không gian của bài thơ, làm cho bài thơ mang ý vị hoài cổ, khơi nguồn cảm hứng cho tác giả và thể hiện những cảm xúc từ sâu thẳm tâm hồn nhà thơ_ một lữ khách xa quê . Vấn đề này được nói đến trong tất cả các bản dịch hay những bài phân tích, phê bình của độc giả. Nhưng dường như chưa ai có sự tìm hiểu một cách cặn kẽ, hay dành một sự đánh giá đúng nhất về tầm quan trọng của yếu tố này trong tác phẩm. Ngay việc lí giải về tên tác phẩm, tích của Lầu Hoàng Hạc cũng có sự ghi chép khác nhau ở nhiều văn bản. Điều này sẽ được chúng tôi nói đến trong mục sau.
Vấn đề được nói đến nhiều nhất, tốn nhiều giấy mực nhất có lẽ là sự phá cách niêm luật Đường Thi trong bài thơ này. Gọi là phá cách hay đúng hơn là phá vỡ niêm luật chặt chẽ của Đường Thi nhưng tác phẩm này vẫn được đánh giá là “Đệ nhất luật Đường”( Nghiêm Vũ). Các nhà nghiên cứu tập chung đi vào phân tích sự phá cách ấy để chứng minh cho lời nhận xét của nhà phê bình Nghiêm Vũ đời Tống và khẳng định sức sống, vị trí của bài thơ trong thơ Đường và trong lòng người đọc.
Về hai vấn đề : sự chuyển biến nhịp điệu bài thơ từ liên ba xuống liên 4 và hai câu thơ cuối, trong qúa trình nghiên cứu, hầu hết đều đưa chúng vào phương diện biểu hiện của cái tình bên trong nhà thơ và lột tả rõ nhất tâm trạng của Thôi hiệu. Khá nhiều nhà phê bình đi vào phân tích và đưa ra ý kiến của mình về hai câu thơ cuối, đặc biệt, nhà thơ Huy Cận còn dùng hai câu thơ của Thôi Hiệu để sáng tạo ý thơ của mình trong bài Tràng Giang nổi tiếng.
Như vậy, về vấn đề nghiên cứu, trước khi đi vào từng vấn đề cụ thể được nói đến trong hệ thống tài liệu, chúng tôi trình bày khái quát việc nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam trong một hướng tiếp nhận chung của hầu hết người đọc. Do đó, chúng tôi chỉ đưa ra những lý thuyết cơ bản, không thống kê, phân tích và đưa ra dẫn chứng. Những công việc này, chúng tôi sẽ thực hiện trong đề mục tiếp theo là nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu trong sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác.
2. Hoàng Hạc Lâu trong sách, báo, tạp chí nghiên cứu và các tài liệu khác.
Thực tế, xung quanh thi phẩm của Thôi Hiệu không có một cuộc bút chiến nào, có chăng chỉ là nhưng tranh luận nho nhỏ hay chỉ là sự “đóng góp ý kiến” giữa các độc giả với nhau. Do đó, viết về Hoàng Hạc Lâu không những không nhiều, dung lượng không đồ sộ, mà còn khá giống nhau. Chúng tôi tìm được các bài viết về tác phẩm này chủ yếu trong các sách bình giảng, một số bài nhỏ trên báo hay trên những trang web tin cậy.
Theo luật thi, một bài thơ Đường bảy chữ (thất ngôn bát cú), nguyên tắc niêm luật phải chặt chẽ, phải tuân theo luật đối ngẫu, hai liên ở giữa phải đối nhâu hài hoà cả thanh lẫn ý. Nhưng Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu là một ngoại lệ. Đây là bài thơ tiêu biểu cho vấn đề phá cách niêm luật trong thơ Đường. Bốn câu thơ đầu không theo đúng quy luật bằng _ trắc, làm ta tưởng chưng như đó là một bài thơ cổ phong. Về vấn đề này, trong Những bài thơ Đường nổi tiếng, Nguyễn Khắc Phi phân tích: “ Việc phá cách không gieo vần ở cầu thứ nhất, việc dùng liến ba thanh trắc ở cuối câu thứ 3, việc dùng lối “tam bình điệu’ ở câu thứ 4, việc dùng liền ba từ “Hoàng hạc”, hai chữ “không”, hai chữ “khứ”, việc sử dụng cả hình thức đối ngẫu ở cặp đôi đầu và ở cả cặp đôi đầu lẫn cặp câu 2, đối ngẫu đều có chỗ không chỉnh(khứ_Lâu, bất phục phản_không du du), hiện tượng câu thứ 1 và câu thứ 3 đều không theo luật “nhị tứ lục phân minh”…tất cả đều phục vụ đắc lực cho việc thể hiện nội dung, làm nổi bật được những sắc thái tình cảm phong phú, tế nhị của tác giả…”.Hay trong Các tác phẩm thơ Đường ở trường trung học cơ sở và trong học phổ thông, tác giả cho rằng “Một loạt thanh trắc ở cuối câu 3 đã phá bỏ quy tắc nghiêm ngặt “nhị, tứ, lục phân minh” trong thơ Đường làm cho âm điệu câu thơ không được bình thường, gợi cảm giác tấm tức, đau đớn trước thục tại phũ phàng…”. Do đây là một tài liệu giảng dạy trong trường phổ thông nên để học sinh hiểu được điều này, các tác giả đac hướng dẫn giáo viên đặt câu hỏi như: “Em có nhận xét gì về âm điệu hai câu thơ trên (câu 3, 4)?” hay “Tác giả sử dụng toàn thanh trắc nhằm diễn tả điều gì?”(Lê Xuân Soạn)…Như vậy, khi nói về vấn đề phá vỡ niêm luật Đường Thi của bài thơ thì các nhà nghiên cứu, phân tích đều tập trung làm rõ để thể hiện cái tình của tác giả. Trong bốn câu thơ đầu, thực tại và quá khứ, cảnh vật và cảm xúc, tả thực và suy tưởng đan xen lẫn nhau, điệu văn đi thẳng một mạch từ đầu cho đến hết câu bốn “ khiến người đọc hình dung ra được cái cảnh những đám mây trắng nhẹ nhàng lững lờ bay trên không đưa hồn người lữ khách bay theo.’’ (Trần Trung San). Sự phá cách của Thôi hiệu chỉ thể hiện trong bốn câu đầu mà đặc biệt là ở hai câu thực ( sử dụng 6 vần trắc ở câu 3, đối không chỉnh với câu 4…). Niêm luật của thơ Đường rất chặt chẽ, nhưng một bài thơ phá vỡ niêm luật chặt chẽ ấy như Hoàng Hạc Lâu mà vần được đánh giá là “Đệ nhất luật Đường” phải chăng là điều vô lí? Thật ra điều vô lí ấy lại không vô lí chút nào, không phải Thôi Hiệu không biết niêm luật thơ Đường, nhưng nói như một số người là “ biết mà vờ như không biết”, “ông đã tuân thủ nguyên tắc “ thơ lấy ý làm chính”, “không để từ làm hại ý”, từ đó mạnh dạn phá vỡ một số trói buộc của thể thơ Đường” (Nguyễn Khắc Phi). Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho Hoàng Hạc Lâu có ảnh hưởng sâu rộng đến thơ ca đương thời và đời sau.
Bài thơ là một chỉnh thể, mới đọc ta tưởng như có một sự phân chia rất rõ ràng giữa bốn câu đầu và bốn câu sau, nhưng thực chất lai không phải như vây. Ý thơ bốn câu đầu vừa giải thích tên lầu, vừa định vị lầu trong thời gian, thể hiện một nhận thức tình cảm nhân sinh mang tính chất triết lí, vừa đặt nền móng vững chắc cho ý cảnh thơ ở bốn câu cuối. Nhiều người cho rằng, giữa bốn câu đầu và bốn câu cuối có một bước chuyển khá đột ngột về nhiều mặt. Như Nguyễn Khắc Phi đã viết: “Từ cõi tiên về cảnh tục, từ cấu tứ lấy ý làm chủ sang lấy cảnh làm chủ, từ trạng thái mông lung huyền ảo sang màu sắc tươi tắn, rõ nét và về hình thức, từ phá cách mạnh mẽ quay về tuân theo nghiêm chỉnh luật thơ…Rõ ràng, tù tâm trạng hoài niệm về một miền viễn khứ, nuối tiếc, cô đơn, Thôi hiệu quay trở lại thực tại, ngắm bãi Hán Dương, cỏ Anh vũ và cả bóng hoàng hôn gợi buồn, gợi nhớ…Có thể nói, ở bốn câu này, cảnh không chỉ hoà quyện với tình mà còn xuất hiện một cách hợp lí trong không gian, thời gian: từ xa đến gần, tù ban ngày đến hoàng hôn, tác giả đã miêu tả sinh động những gì đã nhìn thấy, cảm nhận thấy từ lầu Hoàng Hạc đưa người đọc từ suy tư, đắm chìm trong những cảm xúc đầy triết lí trở lại với thực tại với cảnh sắc tươi tắn, bình dị và giàu sức sống. Trần Trung San đã từng viết về điệu văn ở hai câu 5, 6 “Chậm lại và đi song song với nhau, nghiêm trang, tề chỉnh và tiếp tục nặng nề đi đến câu cuối bài tận cùng bằng vần trầm tĩnh duy nhất (sầu), miêu tả nỗi sầu miên man, dằng dặc đến vô cùng.” Bên cạnh đó cũng có những ý kiến bình luận về sự thay đổi ý tứ bài thơ từ câu đề, thực, luận chuyển sang câu kết. Hư Chu trong Để hiểu thơ Đường phê bình Hoàng Hạc lâu hỏng về phương diện lập ý. Ông cho là đọc bài thơ và xét từng câu, từng ý là kiệt tác nhưng đã hỏng về phương diện lập ý vì lẽ ra khi còn cần phải tiếp diễn cái ý hoài cổ :”Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ…”thì bỗng nhiên Thôi hiệu bỏ đi cái hoài cổ mà quay ra đột ngột :”Nhật mộ hương quan hà xứ thị, Yên ba giang thượng sử nhân sầu.” Nhưng như ý của Hư chu, nếu Thôi Hiệu vẫn tiếp tục cái ý hoài cổ ấy thì bài thơ có trở thành tác phẩm số một của Đường Thi không? Chúng tôi rất đồng tình với ý của Nguyễn Tuyết Hạnh trình bày trong luận văn của mình, bà cho rằng: “Không có cái phút đột biến để chạnh tình hoài thương thì bài thơ của Thôi hiệu đã không được Lý Bạch khâm phục đến nỗi phải thốt lên “Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc, Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu.”và đã không được Nghiêm Vũ đánh giá là “Đường nhân thất ngôn luật thi, đương dĩ Thôi Hiệu Hoàng Hạc Lâu đệ nhất”.”
Trong Hoàng Hạc Lâu, có thể nói hai câu thơ cuối được tách riêng với văn bản để đánh giá, bình luận nhiều nhất. Có lẽ bởi nó là sự cô đọng cảm xúc của nhà thơ theo dòng chảy toàn bài, những cảm xúc thực nhất trước thiên nhiên, đất trời, trước thời gian, không gian và nó gây được sự đồng cảm sâu sắc với các thế hệ bạn đọc.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
“ Thời gian thì “nhật mộ”, không gian thì “ hà xứ thị “.Đâu là quê hương? Đâu là bến đỗ của cuộc đời xế chiều?”( Trần Thị Bích Hải). Không gian, thời gian ấy khiến thi nhân càng thêm buồn. Nỗi buồn trước đó là cái buồn trước thời thế, thực tại phũ phàng, còn bây giờ là nỗi buồn xuất phát từ chính bản thân chủ thể. Có nhiều người cho rằng không nên hiểu hai chữ “hương quan” trong bài thơ này chỉ theo nghĩa hẹp là nơi chôn nhau cắt rốn mà còn cần phải hiểu là một xứ sở mà ở đấy con người xưa kia có thể an cư, có nơi nương tựa trong cuộc đời đầy sóng gió. Đó cũng là một cách hiểu. Nhưng có lẽ như vậy hơi chung chung và có phần không phù hợp với cảm xúc của tác giả. Nhà thơ Huy Cận sau này chịu ảnh hưởng hai câu thơ của Thôi Hiệu để viết hai câu kết của Tràng giang :
Lòng quê rợn rợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
Thôi Hiệu và Huy Cận cùng có chung một nỗi nhớ của người xa quê. Nhưng, Thôi Hiệu nhìn thấy “khói sóng” trên sông mà nảy sinh tâm trạng ấy, còn Huy Cận thì “ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”! Dù sao “Hai câu thơ của Huy Cận vẫn đậm chất Đường Thi, chất Thôi Hiệu trong cốt cách, tinh tuý.”
Chữ “sầu” trong bài thơ là một “điểm nhãn”, nhưng lại được đặt cuối bài thơ, làm cho nỗi sầu của thời gian, không gian dồn tụ tất cả vào trong nó tạo nên một nốt trầm gieo xuống, trĩu nặng cả tâm hồn. “Hoá ra bài thơ 56 chữ thì 55 chữ là bước chuẩn bị tất yếu cho một chữ “sầu” dặt xuống, kết đọng trong tâm.”( Trần Thị Bích Hải). Hay “ Vần “âu” trong chữ “sầu” là âm đóng và có sự ngân dài như một nốt trầm trĩu nặng xuống tâm hồn.”(Lê xuân soạn). Cách gợi về vần điệu câu thơ sẽ gợi được cảm xúc của thi nhân. Hiểu như vậy nên trong trường phổ thông, giáo viên được hướng dẫn giảng giải cho học sinh bằnh cách dặt ra những câu hỏi như: “ Em có nhận xét gì về vần điệu cuối bài thơ ?”. Các gợi mở đó giúp cho việc tiếp nhận và phân tích tác phẩm của học sinh được dễ dàng hơn rất nhiều.
Về bản thân hai chữ “Yên ba” cũng gây một chút tranh cãi trong người đọc. Có người cho đó là tác giả nói đến con sông Yên ba gần lầu hoàng Hạc, có người cho “yên ba” ở đây là chỉ khói sóng trên sông, tác giả nhìn thấy mà lòng chạnh nhớ quê hương. Đây là cách hiểu của số đông và đúng hơn cả. Trong Về một ý trong bài Hoàng Hạc Lâu Trên báo Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, Hoà Lạc đã đưa ra một số cách hiểu về ý “Yên ba giang thượng” trong bài thơ. Theo tìm hiểu của ông thì trên báo văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam có tác giả giải thích hai chữ “yên ba” là “ hơi nước bốc lên mù mịt trên mặt sông”, hay có ý kiến lại cho rằng: “ “yên ba giang thượng là mây chiều bảng lảng phản chiếu xuống mặt sông rợn sóng.” Và một người khác cũng đưa ra cách hiểu của mình: “yên ba là ảo giác của nhà thơ Thôi Hiệu, là “lòng ông dậy sóng mà thôi”. Về phía mình, Hoà Lạc lại viết: “Hoàng hôn…từ trên lầu Hoàng Hạc, Thôi Hiệu nhìn xuống dòng sông trước mặt. Gió chiều hiu hiu, mặt sông lăn tăn gơn sóng….Hán Dương là một thị trấn nhỏ, có nhiều thuyền bè xuôi ngược qua lại. Từ những con thuyền ấy bốc lên những ngọn khói nấu cơm chiều. Bữa cơm ấy gợi lên cảnh đoàn tụ gia đình, và nhà thơ chạnh nghĩ tới chiếc thân lưc khách đơn côi của mình mà nhớ nhà và buồn.” Chỉ có một ý thơ mà có bốn cách hiểu khác nhau, và biết đâu trong mỗi người đọc lại có một cách hiểu riêng của mình ? Thực ra, cả bốn cách hiểu như vậy về hai chữ “Yên ba” chưa chắc đã có cách hiểu nào đúng với ý thơ của Thôi Hiệu, nhưng điều thú vị ở đây là mỗi người hiểu theo một cách, đó là tính gợi cảm của ý thơ, câu thơ.
Thống kê, mô tả lại ý kiến của người đọc về những vấn đề xung quanh Hoàng Hạc Lâu, thực chất cũng là để một lần nữa thể hiện cho bạn đọc thấy cái hay, cái đẹp, tinh tế và sâu sắc của bài thơ. Từ đó người đọc có thể tự lí giải vì sao bài thơ này của Thôi Hiệu lại được đánh giá là bông hoa đẹp nhất trong vườn hoa muôn sắc của thơ Đường.
3.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Hoàng Hạc Lâu ở Việt Nam
Thơ Đường là một trong những thành tựu chói loà của văn học Trung Quốc và nhân loại. Mỗi bài thơ là một thế giới nghệ thuật độc đáo,gợi ít mà ý nhiều, ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu chất nhạc, chất hoạ. Hoàng Hạc Lâu là một bài thơ như thế. Nghiên cứu về Hoàng Hạc Lâu không chỉ dừng lại ở những phương diện như chúng tôi đã trình bày ở trên mà còn được mở rộng ở những khía cạnh khác của bài thơ. Đó là những tìm hiểu một cách toàn diện của người đọc, không chỉ là nội dung, nghệ thuật mà còn bao gồm các vấn đề về văn bản, xuất sứ và những ảnh hưởng của nó với bản thân thơ Đường…
Riêng về cái tên Hoàng Hạc Lâu cũng có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của nó. Sách Hoàn Vũ ký chép: “ Ngày trước có một ông tiên tên Phí Văn Vĩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiep_nhan_hoang_hac_lau_o_viet_nam_3009.doc