LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG 3
I/ Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa của công ty. 3
1. Những đánh giá chung về thị trường may mặc nội địa nước ta. 3
2. Tầm quan trọng của việc phát triển thị trường nội địa của công ty. 6
II/ Hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long. 7
1. Công tác điều tra nhu cầu thị trường. 7
2. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nội địa. 8
3. Chính sách giá cả nội địa. 10
4. Công tác phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. 11
5. Hoạt động xúc tiến tiêu thụ sản phẩm ở công ty. 14
III/ Kết quả tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty. 15
1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm qua các năm. 15
2. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ. 16
3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc theo khu vực thị trường. 18
4. Tình hình tiêu thụ theo các kênh. 21
5. Tình hình tiêu thụ theo khách hàng. 22
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ. 24
IV/ Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. 29
V/ Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long trong thời gian qua. 31
1. Những kết quả đạt được. 31
2. Những tồn tại. 32
PHẦN II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY MAY THĂNG LONG. 35
1. Chiến lược phát triển của công ty 35
2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. 38
3. Hoàn thiện chính sách sản phẩm nội địa của mình. 40
4. Áp dụng các chính sách giá cả nội địa thích hợp. 42
5. Nâng cao chất lượng sản phẩm. 43
6. Hoàn thiện hệ thống đại lí. 47
7. Nâng cao chất lượng lao động. 49
8. Xây dựng hình ảnh riêng về công ty May Thăng Long. 51
9. Một số kiến nghị với Nhà nước. 52
KẾT LUẬN 53
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đồng)
SL (1000 SP)
DT (triệu đồng)
SL (1000 SP)
DT (triệu đồng)
SL (1000 SP)
DT (triệu đồng)
1.
Quần áo trẻ em
44
2.013
16,5
755
70
2.365
25,5
858
49,5
1.793
16,7
782
-SP dệt kim
9
7
15
13
11
9,7
-Quần
30
6
49
7
35
4
-Quần áo khác
5
3,5
6
5,5
3,5
3
2.
Quần áo người lớn
213
9.747
192,5
8.810
292
10.818
203,5
7.483
179,5
11.130
115,3
6.780
-SP dệt kim
21
40
34
49
27
20,3
-Jacket
12
23
18
26
12
15
-Sơ mi
65
0
82
0
50
0
-Quần các loại
100
60
132
64
70
44
-Quần áo khác
15
56,5
26
64,5
20,5
36
Tổng
257
11.760
209
9.565
362
13.183
229
8.341
229
12.923
134
7.562
(Nguồn: Phòng kinh doanh nội địa công ty May Thăng Long).
Từ biểu trên ta thấy, tình hình tiêu thụ sản phẩm không đồng đều qua các năm. Sản phẩm sơ mi của công ty chủ yếu may cho nam giới ở lứa tuổi người lớn. Sản phẩm dành cho trẻ em thường gồm có các sản phẩm dệt kim, quần các loại và các quần áo khác chứ không có sản phẩm áo Jacket. Công ty sản xuất quần áo qua các năm chủ yếu cho người lớn, số lượng sản xuất quần áo cho trẻ em có biến động nhưng không đáng kể. Quần áo dành cho người lớn vẫn là mặt hàng tiêu thụ chính của công ty. Một số loại mặt hàng nữ giới vẫn chiếm ưu thế hơn như sản phẩm dệt kim, áo Jacket, các loại quần áo khác. Nhìn chung năm 2004 tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty bị giảm sút, đòi hỏi công ty còn cần phải đầu tư nghiên cứu thị trường, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, đổi mới công nghệ kĩ thuât… để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ.
Nhân tố khách quan.
Đó là các chủ trương, chính sách, biện pháp của Nhà nước can thiệp vào thị trường, tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng quốc gia và của từng thời kì mà Nhà nước có sự can thiệp khác nhau. Song các biện pháp chủ yếu và phổ biến sử dụng là: thuế ưu đãi, quỹ bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng…và những nhân tố tạo bởi môi trường kinh doanh như cung cấp cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở hạ tầng về kinh tế, về chính trị, về xã hội. Tất cả đều tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu và môi trường kinh doanh của công ty.
Thị trường:
Thị trường là nơi doanh nghiệp tìm kiếm các yếu tố đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Bất cứ một sự biến đổi nào của thị trường cũng đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà trực tiếp nhất là tới công tác tiêu thụ sản phẩm.
Trên thị trường quan hệ cung cầu và giá cả ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty như: khối lượng hàng hoá, vải vóc, nguyên vật liệu, nguyên phụ liệu, các chủng loại sản phẩm, giá bán, thời điểm bán… Công ty không thể tự động đặt ra giá bán mà phải dựa vào giá cả nguyên vật liệu, giá nhân công, giá của đối thủ cạnh tranh… và phải tuân theo trạng thái cung cầu: Cung > Cầu thì giá cả phải lớn hơn giá trị, Cung < Cầu thì giá cả lớn hơn giá trị, Cung = Cầu thì giá cả tương đối bằng giá trị.
Qui mô của thị trường cũng ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty theo tỉ lệ thuận tức là qui mô của công ty càng lớn thì khả năng tiêu thụ sản phẩm và khả năng thu lợi càng lớn. Tuy nhiên, thị trường lớn thì sức ép của thị trường và đối thủ cạnh tranh càng lớn theo, yêu cầu chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp cũng sẽ lên cao. Ví dụ như thị trường xuất khẩu sang Mỹ về may mặc là một thị trường lớn nhưng cạnh tranh rất gay gắt. Mỹ đưa ra một giới hạn hạn ngạch xuất khẩu nhất định và Bộ Thương Mại sẽ căn cứ vào khả năng của từng công ty mà phân bổ chỉ tiêu hạn ngạch. Năm vừa qua, với năng lực sản xuất lớn, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm và tiến độ sản xuất nên năm nay Công ty May Thăng Long đã được Bộ Thương Mại phân bổ một chỉ tiêu lớn hơn, làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều các công ty, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cùng hoạt động trên lĩnh vực may mặc, đấy là chưa kể đến rất nhiều các hãng may mặc nước ngoài thâm nhập vào thị trường nước ta. Chính vì thế mà mức độ cạnh tranh trên thị trường này là rất gay gắt. Để giữ vững thị phần của mình trên thị trường và phát triển ổn định không phải là một điều đơn giản. Tuy nhiên, với sự năng động và sáng tạo, công ty vẫn luôn nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường nội địa.
Thu nhập dân cư:
Thu nhập dân cư tác động đến công tác tiếp thị sản phẩm của công ty thông qua khả năng thanh toán, cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình.
Các sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm phục vụ cho giới bình dân nên giá tương đối rẻ. Thêm nữa, phương thức thanh toán hiện nay chủ yếu là phương thức thanh toán bằng tiền mặt nên với mức giá tương đối rẻ như vậy sẽ giúp cho người tiêu dùng có khả năng thanh toán ngay và phù hợp với cơ cấu chi tiêu của họ, làm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Nhân tố về chính trị- xã hội:
Thể hiện qua chính sách tiêu dùng, quan hệ ngoại giao, tình hình đất nước, sự phát triển dân số, trình độ văn hoá, lối sống… các nhân tố này biểu hiện nhu cầu của người tiêu dùng, là những nhân tố bất khả kháng đối với công ty. Còn lại các yếu tố khác chỉ cần công ty điều tra tìm hiểu kĩ thì có thể đưa ra được chính sách hợp lí, tại các kênh lưu thông phù hợp làm tăng thêm khả năng tiêu thụ. Với các chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao của nước ta hiện nay, công ty May Thăng Long đã có thêm nhiều bạn hàng mới như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Châu âu, Irag… Nhưng trong thời gian qua, sự kiện cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Irag đã làm giảm đáng kể lượng hàng xuất khẩu sang Irag của công ty. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ được kí kết, một thị trường mới đã mở ra ngành may mặc nói riêng cũng như các ngành khác nói chung. Công ty May Thăng Long đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ với một khối lượng hạn ngạch lớn, làm tăng đáng kể khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Ngoài ra, sự gia tăng dân số cũng ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty May Thăng Long. Các sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ mạnh tại các tỉnh, thành phố đông dân cư như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình…Hay ngay như tại Hà Nội, số lượng sản phẩm tiêu thụ tại các quận Hai Bà Trưng, Đống Đa (nơi tập trung đông dân nhất thành phố) vẫn cao hơn so với các quận khác trong nội thành.
Nhân tố địa lí, thời tiết, khí hậu:
Yếu tố địa lí, thời tiết, khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến các tầng lớp dân cư và do vậy nó tác động đến chủng loại, cơ cấu hàng hoá trên thị trường. Tuỳ theo thời tiết khí hậu của từng vùng mà công ty tăng cường tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm cho phù hợp. Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Tại các tỉnh miền Bắc có khí hậu 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông, công ty chú trọng phát triển tiêu thụ các sản phẩm qua cả 4 mùa như áo Jacket vào mùa đông, áo dệt kim dài tay vào mùa xuân và mùa thu, áo dệt kim và áo sơ mi cộc tay vào mùa hè, các loại áo sơ mi dài tay, các loại quần trên cả bốn mùa. Còn tại các tỉnh miền Trung và Đông Nam bộ thì do thời tiết khí hậu có hai mùa mưa và khô nên công ty chú trọng phát triển tiêu thụ chủ yếu là các loại sơ mi, hàng dệt kim và các loại quần. Thời tiết khí hậu ở các vùng này thường là nóng nên hàng Jacket ít được tiêu thụ.
Môi trường công nghệ:
Ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, ngày càng có nhiều những công nghệ mới phục vụ cho việc sản xuất hàng hoá với những tính năng kĩ thuật mới, hiện đại, cho năng suất cao. Và với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hoá của người tiêu dùng thì việc đổi mới công nghệ là một điều tất yếu.
Mỗi môi trường công nghệ đều có những đòi hỏi về chất lượng, hàng hoá, mẫu mã, hình thức, chủng loại sản phẩm và đi kèm đó là giá cả; tính chất của môi trường công nghệ cũng liên quan đến vật liệu chế tạo ra sản phẩm, sự đầu tư kĩ thuật… và qua đó giá cả được thiết lập. Đầu tư những máy móc công nghệ cao giúp tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao hơn, với năng suất cao, tốc độ nhanh, tiết kiệm được nhiều chi phí đầu vào, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, để giữ vững được thị phần của mình trên thị trường và mở rộng qui mô phát triển thì đầu tư công nghệ dường như là một điều tất yếu.
Nhân tố chủ quan.
Đó là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp, lực lượng sản xuất, dây chuyền công nghệ, trình độ quản lí, chất lượng sản phẩm.
* Chất lượng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là hệ thống những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với những điều kiện kĩ thuật hiện tại và thoả mãn nhu cầu nhất định của xã hội.
Trong cơ chế hiện nay, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, ngoài việc phát huy tối đa các khả năng sản xuất còn cần phải coi trọng, tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, có như vậy mới tạo được ưu thế trong tiêu thụ vì khách hàng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Nếu công ty không đổi mới kĩ thuật công nghệ sản xuất, đưa ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng thì công ty sẽ nhanh chóng bị tẩy chay, nhất là khi sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác có chất lượng cao hơn. Nhận thức rất rõ vấn đề này, Công ty May Thăng Long đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng sản phẩm. Ngày 15/11/1998, Đảng uỷ và lãnh đạo công ty đã quyết định xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9002. Sau đó, công ty đã tiến hành đào tạo cán bộ chủ chốt các phòng ban, các xí nghiệp thành viên, xây dựng hệ thống văn bản và phổ biến đến toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty nhằm quán triệt và triển khai trên tất cả các công đoạn sản xuất.
Ngày 25/12/1999, công ty đã được BVQI Việt Nam đến đánh giá và chứng nhận. Căn cứ vào kết quả đánh giá, công ty tiếp tục hoàn thiện các quy trình tìm tài liệu, tìm biện pháp khắc phục những thiếu sót để phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9002 và kết quả là ngày 10/4/2001 BVQI Vương Quốc Anh đã cấp chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý chất lượng của công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002. Như vậy, Công ty đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002, và không ngừng xây dựng và phát triển, đến tháng 10 năm 2002, công ty đã chuyển phiên bản ISO 1994 sang phiên bản ISO 2000.
* Giá cả sản phẩm.
Trong nền kinh tế thị trường, “giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiện tổng hợp các quan hệ kinh tế như quan hệ cung cầu tích luỹ và tiêu dùng”.
Giá cả có ảnh hưởng rất lớn tới khâu tiêu thụ bởi vì giá cả cao thì tiêu thụ sẽ khó, số lượng hàng hoá bán sẽ giảm và ngược lại. Nhưng nếu giá cả thấp cũng sẽ ảnh hưởng tới thị trường, gây nghi ngờ cho khách hàng về chất lượng. Mỗi sản phẩm của Công ty May Thăng Long đều có một mức giá như nhau tại bất kì cửa hàng, đại lí nào của công ty trên toàn quốc.Với mỗi sản phẩm, Công ty đều nghiên cứu mọi khía cạnh của sản phẩm, của thị trường, của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra một mức giá phù hợp nhất. Công ty cũng luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng để điều chỉnh mức giá sản phẩm sao cho phù hợp, phục vụ người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
* Phương thức thanh toán.
Nhân tố này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Trong phương thức thanh toán với khách hàng, nếu công ty đa dạng hoá phương thức thanh toán, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán thì công ty sẽ lôi kéo được khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại, phương thức thanh toán khó khăn, phiền hà, không thuận lợi sẽ làm cho khách hàng tìm đến các công ty cùng ngành khác. Hiện nay, May Thăng Long cũng đã áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Đối với người tiêu dùng và các cửa hàng bán lẻ, bán buôn, Công ty áp dụng hình thức thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán ngay. Đối với các đại lí, cửa hàng Công ty có thể áp dụng nhiều hình thức thanh toán như trả tiền ngay…, nhưng thường là đưa hàng trước, đến cuối tháng thanh toán theo số lượng tiêu thụ sản phẩm.
* Thời gian.
Thời gian cũng là yếu tố quan trọng đối với công ty khi tiêu thụ sản phẩm. Đó là thời cơ để công ty chiếm lĩnh thị trường. Nếu sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo thời gian, tiến độ yêu cầu của khách hàng hoặc xuất ra không đúng thời điểm thì nhu cầu sẽ giảm, khách hàng sẽ đi tìm sản phẩm cùng loại ở các công ty khác. Vì vậy, đảm bảo tiến độ sản xuất và giao hàng là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của công ty.
IV/ Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong những năm qua, Công ty may Thăng Long đã không ngừng đổi mới toàn diện mình như đổi mới trang thiết bị, đào tạo công nhân lao động kỹ thuật, đổi mới bộ máy quản lý, xắp xếp lại tổ chức, tinh giảm biên chế ... thêm vào đó lại được quyền xuất khẩu trực tiếp. Quan trọng hơn cả là Công ty đã được Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng BVQI (Vương quốc Anh) chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty đạt tiêu chuẩn ISO 9002 nên tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã luôn vượt kế hoạch. Mặc dù trong thời điểm này môi trường cạnh tranh rất khốc liệt, biến động thị trường lớn nhưng dựa vào đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường và tổ chức tốt việc phối hợp hoạt động giữa các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, Công ty may Thăng Long có những kết quả đáng mừng. Luôn là đơn vị đi đầu nghành về tỷ lệ sản xuất hàng FOB cụ thể là dược Bộ công nghiệp và Tổng công ty dệt may Việt Nam tặng bằng khen đơn vị có tỷ lệ FOB cao nhất nghành. Có nhiều sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế như áo sơ mi, Jacket, quần âu, quần áo dệt kim. Thị trường của Công ty không ngừng được mở rộng. Hiện nay, Công ty đã có quan hệ với 80 hãng thuộc 40 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới trong đó bao gồm cả Mỹ, Nhật và Tây Âu. Sức sản xuất hàng năm là 5 triệu sản phẩm sơ mi quy chuẩn, tốc độ đầu tư tăng trung bình là 59%/năm, tốc độ tăng bình quân nộp ngân sách là 25%, tốc độ tăng doanh thu bình quân là 20%, tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu là 23%.Trong năm 2002 này, công ty đã đạt:
Tổng doanh thu gần 157 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2001.
Thu nhập bình quân đầu người là 1.100.000 đồng /người/tháng, tăng 10% so với năm 2001.
Với những kết quả khả quan như vậy, Đảng bộ công ty liên tục từ năm 1982 đến nay được Quận uỷ Hai Bà Trưng và Đảng uỷ khối Công nghiệp Hà Nội công nhận và tặng bằng khen là đơn vị Đảng cơ sở vững mạnh xuất sắc. Công đoàn và thanh niên công ty cũng liên tục nhiều năm được công nhận là đơn vị cơ sở Công đoàn và Thanh niên vững mạnh, xuất sắc.
Biểu12: Báo cáo kết quả SXKD Công ty năm 2000-2004.
TT
Chi tiết
Đơn vị
2000
2001
2002
2003
2004
1
Giá trị SX công nghiệp
Tr.đ
42.349
47.560
55.683
65.050
74.306
2
Tổng doanh thu
Tr.đ
97.000
112.170
130.378
156.388
172.310
Doanh thu xuất khẩu
Tr.đ
82.123
90.845
108.854
132.508
152.286
FOB
Tr.đ
51.898
63.131
71.636
97.250
114.932
Doanh thu nội địa
Tr.đ
14.877
21.325
21.524
23.880
20.024
3
Gía thành
Tr.đ
92.526
106.866
123.482
147.840
158.236
4
Lợi nhuận trươc thuế
Tr.đ
4.440
5.304
6.896
8.548
14.074
5
Nộp ngân sách
Tr.đ
2.874
3.370
3.470
3.820
5.175
VAT
Tr.đ
1.361
2.085
2.152
2.388
1.910
Thuế TNDN
Tr.đ
1.420
1.697
2.206
2.735
4.530
6
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đ
3.019
3.606
4.690
5.813
9.544
7
Lao động
Người
2.165
2.495
2.966
3.800
4000
8
Thu nhập BQ/tháng
1000đ
1.000
1.100
1.100
1.200
1.300
Những con số trên đây đã biểu hiện rõ bộ mặt phát triển của Công ty May Thăng Long trong vài năm qua. Tất cả đều khẳng định Công ty đã và sẽ có những tiềm lực nội địa của chính bản thân mình để tiếp tục vươn lên trong tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tạo một thế đứng vững chắc trong nền kinh tế quốc dân trong thế kỷ mới.
V/ Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long trong thời gian qua.
1. Những kết quả đạt được.
Thứ nhất, công ty May Thăng Long là công ty may mặc có truyền thống hơn 40 năm, hiện đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, công ty đã tạo cho mình mối quan hệ tốt và uy tín cao với nhiều khách hàng lớn trong và ngoài nước. Mặt khác, công ty May Thăng Long đã lựa chọn cho mình một mục tiêu phát triển đúng đắn là thúc đẩy thị trường xuất khẩu, coi trọng thị trường nội địa. Nhờ vậy, sau một thời gian thực hiện, doanh thu của công ty đã tăng lên nhanh chóng.
Thứ hai, thị trường xuất khẩu là một điểm mạnh của công ty, xuất khẩu của công ty đã chiếm một tỉ trọng khá lớn so với xuất khẩu hàng may mặc ở nước ta. Doanh thu từ xuất khẩu còn chiếm từ 80-90% tổng doanh thu của công ty, hiệu quả kinh tế cao từ xuất khẩu đặc biệt là sự chuyển mạn sang xuất khẩu trực tiếp mang lại nguồn lợi lớn cho công ty, nó góp phần rất lớn vào việc tạo đà cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Thị trường của công ty liên tục được mở rộng, hiện nay sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang thị trường của trên 30 nước trên thế giới.
Thứ ba, thị trường tiêu thụ nội địa được công ty đặc biệt chú trọng trong những năm gần đây và hiện nay tỉ lệ đóng góp từ hàng tiêu thụ nội địa ngày càng tăng, thị phần của công ty ở thị trường nội địa ngày một lớn, công ty đã tạo cho mình uy tín tốt không chỉ ở các thị trường xuất khẩu mà còn cả thị trường nội địa. Sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Công ty đã chiếm lĩnh được một thị phần lớn ở thị trường miền Bắc, với một số lượng lớn đại lí và cửa hàng, nhất là thị trường Hà Nội với sản phẩm mũi nhọn là Jacket, tốc độ tăng doanh thu trên thị trường này là rất cao.
Thứ tư, hiện nay công ty có một tiềm lực rất mạnh về vốn, cơ sở vật chất và nhân lực, nhờ vậy mà công ty đã nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, đáp ứng kịp thời và đúng yêu cầu của khách. Tổng số vốn kinh doanh của công ty lên tới 20 tỉ đồng, ngoài ra, công ty còn có nhiều nguồn khác có thể huy động và hỗ trợ về vốn. Công ty có một hệ thống các xí nghiệp được trang bị máy móc hiện đại có giá trị lớn và là một trong các công ty có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất trong ngành dệt may ở nước ta. Ngoài ra, công ty còn có một đội ngũ cán bộ quản lí giàu năng lực, nhiều kinh nghiệm đã lãnh đạo và xây dựng công ty có được chỗ đứng vững chắc như ngày nay. Hơn nữa, đội ngũ công nhân của công ty lại có tay nghề cao, cần cù, sáng tạo và có tâm huyết với nghề. Đó là những nhân tố hàng đầu đảm bảo cho năng lực sản xuất với chất lượng cao.
Thứ năm, công ty đã tạo được mạng lưới phân phối hàng hoá rộng khắp với chất lượng cao. Hiện nay, công ty đã có đại diện tại nhiều nước trên thế giới, ở thị trường nội địa, công ty cũng có một mạng lưới các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm khá lớn, nhất là thị trường Hà Nội. Đó là điểm thuận lợi để công ty khuyếch trương giới thiệu sản phẩm của mình cũng như nắm bắt kịp thời và chính xác nhu cầu thị trường người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây, sản phẩm của công ty luôn được tin dùng và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm có chất lượng cao. So với quần áo nhập vào thị trường có chất lượng tương đương thì giá quần áo của công ty luôn thấp hơn và dễ được chấp nhận hơn.
Ngoài ra, công ty rất coi trọng công tác quảng cáo khuyếch trương và việc xây dựng các chính sách giá cả, sản phẩm… sao cho phù hợp với người tiêu dùng trong nước, điều này đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường nội địa của công ty.
Bên cạnh đó, công ty có sự giúp đỡ to lớn và quan tâm trực tiếp của Tổng công ty Dệt May Việt Nam, hơn nữa, sự cải tiến các chính sách kinh tế của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc giao lưu, tạo quan hệ hợp tác với nhiều nước để có thể tiếp thu được nhiều công nghệ mới, nắm bắt được những biện pháp tốt nhất để đối phó với các tình huống kinh doanh. Tóm lại, công ty May Thăng Long đã biết cách kết hợp đồng bộ giữa nhu cầu thị trường và với các thế mạnh của mình để đạt được những thành công nhất định trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nội địa.
2. Những tồn tại.
Vẫn còn chênh lệch lớn giữa tỉ trọng hàng xuất khẩu và hàng tiêu thụ nội địa.
Thị trường tiêu thụ phát triển khá mạnh, số lượng các cửa hàng, đại lí tăng nhanh nhưng phân bố không đều, tập trung khá lớn ở thị trường miền Bắc, nhất là Hà Nội. Điều này gây nên sự mất cân đối và đôi khi tạo ra sự cạnh tranh về bán hàng giữa các đại lí trên cùng địa bàn. Công ty chưa tạo cho mình một chỗ đứng trên thị trường miền Trung và miền Nam.
Công tác quản lí, kiểm soát thị trường lỏng lẻo, trên thị trường còn có nhiều sản phẩm nhái mang nhãn hiệu của công ty, chất lượng không đảm bảo, gây mất uy tín của công ty. Mặt khác, việc quản lí các đại lí của công ty đơn giản chưa có những ràng buộc cụ thể đối với họ, có nhiều đại lí mượn uy tín của công ty để tiêu thụ sản phẩm của hãng khác.
Sản phẩm công ty chưa đa dạng, mới chỉ đáp ứng một đoạn thị trường, công ty chưa thực sự thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng của Việt Nam. Chưa có khả năng đáp ứng các nhu cầu thị hiếu thay đổi theo mốt, mùa vụ… mà chỉ có các sản phẩm tương đối ổn định, giá cả sản phẩm công ty là tương đối cao.
Công ty vẫn chưa có đội ngũ Marketing thực sự, công tác thị trường còn sơ sài, hoạt động manh mún hiệu quả thấp, các thông tin về đối thủ cạnh tranh và các biện pháp đối phó lâu dài chưa có, chưa xác định thị phần của mình…Công ty đã thu thập thông tin từ sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ý kiến chủ quan của các cán bộ và nhân viên bán hàng, từ số lượng tiêu thụ các mặt hàng, từ ý kiến của các khách hàng quen thuộc…nhưng chưa có các hoạt động cụ thể như điều tra nhu cầu, thị hiếu khách hàng, tìm hiểu xem bộ phận khách hàng không tiêu dùng hàng của công ty cần gì, xem xu hướng thời trang của tháng tới, mùa tới, năm tới là như thế nào…
Công ty chưa xây dựng cho mình một hình ảnh thực sự trên thị trường nội địa, chưa coi quảng cáo, khuyếch trương là một công cụ cạnh tranh mạnh mẽ thực sự. Việc quảng cáo của công ty mới chỉ nhằm tăng cường tiêu thụ tại thời điểm mà chưa tạo cho mình một hình ảnh lâu dài ảnh hưởng tới phong cách của người tiêu dùng.
Hoạt động sản xuất và tiêu thụ còn chưa ăn khớp, hàng tháng lượng hàng tồn kho còn quá lớn do công ty vẫn còn chưa xây dựng được các kế hoạch tiêu thụ cụ thể.
Vấn đề đầu vào cũng bức xúc do không ổn định và chất lượng nguyên liệu thấp vì ngành dệt và các ngành cung cấp phụ liệu cho ngành may nước ta chưa phát triển mà nhập nguyên liệu nước ngoài thì giá thành cao, khó cạnh tranh.
Như vậy, qua phân tích kết quả sản xuất kinh doanh và công tác phát triển thị trường tiêu thụ nội địa của công ty May Thăng Long đã thấy công ty phát triển liên tục với chiều hướng tốt. Tuy nhiên, vẫn còn không ít những khó khăn đòi hỏi công ty phải có những biện pháp tích cực nhằm giảm bớt tồn tại, để mở rộng và phát triển thị trường nội địa của mình.
Phần II
Một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của công ty May Thăng Long.
1. Chiến lược phát triển của công ty:
Quan tâm và nghiên cứu các khu vực thị trường khác nhau với những tiềm năng và đặc điểm khác nhau về tiêu thụ sản phẩm may mặc là một vấn đề hết sức cần thiết trong chiến lược phát triển thị trường của công ty trong điều kiện hiện nay.
Riêng với thị trường nội đia, công ty nhận định: thị trường trong nước là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam. Với dân số hơn 80 triệu vào năm 2000, khoảng 88 triệu vào năm 2005 và gần 100 triệu vao năm 2010, nhu cầu về hàng tiêu ding thiết yếu trong đó các sản phẩm dệt may sẽ rất lớn. Hơn nữa, tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao (tốc độ tăng GDP ước đạt 7,5% vào năm 2002) cùng với việc mức sống dân cư ngày càng được nâng lên sẽ khiến cho thị trường nội địa trở nên rất hấp dẫn với các doanh nghiệp may nước ta.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, ngành may mặc nước ta do nhiều nguyên nhân nên chưa làm chủ được thị trường trong nước. Riêng đối với May Thăng Long, thị phần nội địa của công ty chiếm tỷ lệ còn nhỏ, doanh thu nội địa chỉ chiếm từ 10% - 20% trong tổng doanh thu. Để có thể chiếm lĩnh được thị trường may mặc trong nước và thắng thế trong cuộc cạnh tranh quốc tế ngay trên thị trường nội địa thì điều trước tiên là công ty phải thực sự quan tâm đến thị trường trong nước, phải coi thị trường trong nước cũng là một thị trường cùng song song tồn tại với thị trường xuất khẩu trong chiến lược phát triển thị trường của mình. Hơn nữa, cần phải tiến hành nghiên cứu phân tích tỷ mỉ từng đặc điểm về các nhân tố tiêu dùng chi phối thị trường để có các kế hoạch cụ thể trong việc sản xuất ra các sản phẩm may mặc thích hợp với nhu cầu thị hiếu của từng đối tượng tiêu dùng ở từng nơi, từng khu vực, từng vùng trong nước. Nghĩa là cần phải tiến hành phân đoạn thị trường một cách công phu, xác đáng theo các tiêu thức trung tâm và tiêu thức bổ sung cho tiêu dùng sản phẩm may mặc như: lứa tuổi, giới tính, kiểu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0515.doc