Đề tài Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Gỗ Hà Nội

MỤC LỤC

Lời nói đầu 1

Phần thứ nhất: Thực trạng tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Gỗ Hà Nội 3

1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Gỗ Hà Nội 3

1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3

1.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Gôc Hà Nội 4

1.1.3.Đặc điểm cơ cấu tổ chức kinh doanh 6

1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ tại công ty cổ phần Gỗ Hà Nội 8

1.2.1.Kết quả hoạt động của sản xuất kinh doanh. 8

1.2.2.Tình hình tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ theo thị trường 11

1.2.3.Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng 15

1.2.4.Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán 19

1.2.5. ảnh hưởng của giá vốn hàng bán tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm 21

1.3. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Gỗ Hà Nội 25

1.3.1. Những thành tích đạt được 25

1.3.2. Những khó khăn tồn tại 27

Phần thứ hai: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Gỗ Hà Nội 29

2.1. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm tới 29

2.2. Một số biện pháp chủ yếu nhăm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Gỗ Hà Nội 29

2.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 29

2.2.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm - thiết kế sản phẩm mới. 31

2.2.3. Tăng cường biện pháp hỗ trợ bán hàng 32

* Kết luận 34

Nhận xét của đơn vị thực tập 35

 

doc36 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Gỗ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian qua, chứng tỏ sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường. Song những thành công sẽ không thể đứng vững, nếu Công ty không tiếp tục hoàn thiện bọ máy sản xuất kinh doanh cũng như thúc đẩy hoạt động tiêu thu sản phẩm của Công ty. Như vậy, qua các năm từ 1999 - 2001 tuy rằng còn có những điểm chưa hoàn thiện, cần phải tổ chức bổ sung ra nhưng hoạt động của Công ty có nhiều tiến triển tốt đẹp, doanh thu tăng lợi nhuận tăng thu nhập bình quân tăng, kết quả này là do Công ty đã tìm ra thu nhập bình quân tăng, kết quả này là do Công ty đã tìm ra hướng đi đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và để bổ sung cho những điểm chưa hoàn thiện khắc phục những khó khăn của Công ty thì cần thiết phải thực hiện đó là tìm ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên thị trường. 1.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thu thị trường. Cơ chế thị trường đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần Gỗ Hà Nội nói riêng. Trong cơ chế bao cấp, công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty chủ yếu là phân phối theo chỉ tiêu giao nộp của nhà nước. Hình thức này mang tính chất trao đổi hiện vật, không phát huy tính sáng tạo của Công ty từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, được giao quyền từ chủ trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã không tránh khỏi sự bỡ ngỡ trớc tình hình mới, sản phẩm ứ đọng, sản xuất cầm chừng, nợ lương công nhân kéo dài có thể dẫn đến nhà máy giải thể. Đứng trước tình hình đó Công ty đã tổ chức xắp xếp lại nhằm tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất ra và không ngừng mở roọng thị trường. Công ty đã áp dụng nhiều chính sách và tìm ra ccs giải pháp thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay Công ty đã tìm ra được chỗ đứng trên thị trường và dần khôi phục uy tín của Công ty trong cả nước. Bảng số liệu sau cho ta thấy kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty trên các thị trường trong nước qua 3 năm gần đây Bảng 2: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường của Công ty cổ phần Gỗ Hà Nội 1999 - 2001 Năm Khu vực 1999 2000 2001 Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền TT% Miền bắc 6.046.544 86,97 9.224,7 88,39 13.259,84 89,29 Miền Trung 906,256 13,03 1.212,1 11,61 1.590,16 10,71 Cộng 6952,8 100 10.436,8 100 14.850 100 Biểu đồ thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường Qua bảng, đồ thị trên ta thấy giái trị sản phẩm tiêu thụ của công ty ở thị trường miền bắc cao hơn rất nhiều so với thị trường miền trung ở cả ba năm ( 1999- 2001 ) ở thi trường miền bắc gía trị tiêu thụ năm 1999 là 6046,544 triệu đồng chiếm tỷ trọng 86, 97% tổng giá trị tiêu thụ. Năm 2000 giá trị tiêu thụ đã tăng hơn so với năm 1999, đạt 9.224,7 triệu đồng chiếm 88,39 %. Đến năm 2001 với sự lỗ lực của cộng ty đã đưa doah thu tiêu thụ ở thị trường miên bắc lên tới 13. 259,84 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89, 29% tổng doanh thu tiêu thụ. Nguyên nhân của sự gia tăng doanh thu tiêu thụ này ta xem bảng kết quả tiêu thụ theo thị trường của công ty cổ phần Gỗ Hà Nội. Bảng 3: Kết quả tiêu thụ theo thị trường của công ty cổ phần Gỗ Hà Nội. Thị trường 1999 2000 2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A,khu vực miền bắc 6.046,544 86,97 9224,7 88,39 13259,84 89,529 1. Hà Nội 2.346,15 33,74 3.182,05 30,49 4.712,5 31,73 2. Hoà bình 899,34 12,9 873,98 8,37 908,96 6,12 3. Hà Tây 1,205,67 17,34 2.315,7 22,19 2.973,37 20,02 4. Hải phòng 976,62 14,05 2.031,16 19,46 3.566,23 24,02, 5. Cải Cách S 618,764 8,89 82181 7,87 1.098,78 7,4 B. Khu vực M. trung 906,256 13,03 1,212,1 11,61 1.590,16 10,71 Như vậy nguyên nhân của sự gia tăng doanh thu ở thị trường miền bắc chủ yếu là do Hà Nội là thị trường chính của Công ty. Một số năm trước sản phẩm của Hà Nội sản xuất phục vụ của các vùng ở xa còn thị trường Hà Nội tiêu thụ so sản phẩm nơi khác mang về. Hiện nay Công ty cổ phần Gỗ Hà Nội xác định thị trường Hà Nội là một thị trường trọng điểm mà sản phẩm của Công ty có tính cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực hoạt động. Từ năm 1999 Tỷ trọng tiêu thụ tại thị trường Hà Nội luôn chiểm trên 30% Tổng doanh thu. Trong năm 1999 đạt 33.74% Tổng Doanh thu năm 2000 và năm 2001 tỷ trọng có giảm đi nhưng không đáng kể nhưng gía trị tiêu thụ là tăng nền đáng kể. Năm 1999 đạt 2.346,15triệu đồng, năm 2000 đạt 3.182,05 triệu đồng, năm 2001 đạt cao hơn 4.712,5 triệu đồng. ngay từ năm 1999 Công ty đã xác định Hà Nội là thị trường tiềm năng rất lớn, vì theo quy định hoạch của thủ đô từ năm 2000-2020 sẽ phát triển một loạt các công trình nhà nước ở trường học, khu tập thể khách sạn.....của thu đô Hà Nội và các vùng lần cận. chính vì vậy nhu cầu các sản phẩm nội thất Công ty trong thời gian sắp tới cho quá trình phát triển đô thị là rất lớn. Ngày từ bây giờ Công ty cổ phần Gỗ Hà Nội đã chuẩn bị tốt những điều kiện cơ sở vật chất, thiết kế những những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó Công ty đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng khá lâu dài với hầu hết các đơn vị tiêu thụ của các tỉnh như: Hoà Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Tuyên Quang ....... và có giá ưu đãi với khách háng quen,do vậy doanh thu tiêu thụ tại các tỉnh này vẫn tăng đều qua các năm chỉ trừ có tỉnh Hoà Bình năm 2000 doanh thu có giảm đi so với năm 1999 những tốc độ giảm chậm, năm 1999 đạt 899,34 Triệu đồng, năm 2000 đạt 873,98 triệu đồng. Tuy vậy đến năm 2001 thực tại thì trường Hoà Bình lại trong tăng đạt 908,96 triệu đồng. Ngoài Hà Nội là thị trường chính thì Hà Tây là thị trường thứ hai đem lại số doanh thu cao cho Công ty. Năm 1999 đạt 1.205,67 riêụ đồng, năm 2000 tăng gần gấp đôi đạt 2.315 triệu đồng, năm 2001 cũng tăng nhưng tốc độ tăng chậm đạt 2.973,27 triệu đồng. Nguyên nhân vì Hà Tây là tỉnh giáp với Hà Nội, các loại chi phí về vận chuyển thấp, việc tếp cận và quản lý thuận lợi hơn các thị trường khác vì vậy Hà Tây là thị trường thứ hai nằm trong mục tiêu kinh doanh và phát triển của Công ty. Ngoài 3 tỉnh trên, Hải Phòng có địa bàn xa hơn nhưng 3 năm gần đây doanh thu tiêu thụ do thị trường này mang lại là tương đối khá quan, tốc độ tăng doanh thu khá nhanh. Năm 1999 chỉ đạt 14,05% trên tổng doanh thu, năm 2000 đạt 19,465 % đến năm 2001 đạt 24,02%. Như vậy trung bình mỗi năm từ năm 1999-2001 tốc độ tăng là trong khoảng 5% trên tổng doanh thu. Điều cho thấy Công ty đã tạo được uy tín sản phẩm của mình trên thị trường Hải Phòng cho nên số lượng đơn đặt hàng tămg nhanh làm cho doanh thu tăng. Tuy nhiên Hải Phòng chưa nằm trong mục tiêu kinh doanh hàng đầu, của Công ty vì chi phí vận chuyển, giao hàng đến thị trường này đến là tối kém. Ngoài 4 thị trường tiêu biểu nói trên thì các tỉnh khác cũng có các tỉnh khác cũng có các đơn vị mua sản phẩm của Công ty nhưng không thường xuyên giá trị doanh thu tiêu thụ được không ổn định. Mặc dù doanh thu lại giảm đi. Năm 1999 đạt 618,764 triệu đồng chiếm 8,89% trên tổng doanh thu. Năm 2000 đạt 821,81 triệu đồng chiếm 7,87% trên tổng doanh thu. Năm 2001 đạt 1098,78 triệu đồng năm 2000 và đặc biệt năm 2001 Công ty đã mở rộng thih trường ra sau nhiều tỉnh mới trở thành bạn hàng thân thiết. Đây là mục tiêu chiến lược của Công ty nhằm tăng khả năng tiêu thụ trong những năm tới. - ở thị trường miền trung tiêu thụ rất ít so với thị trường miền bắc, tuy doanh thu lại giảm.Năm 1999 doanh thu tiêu thụ chiếm 13,03% tổng doanh thu. Năm 2000 tỷ trọng tiêu thụ chỉ đạt 11,61% tổng doanh thu tuy nhiên doanh thu ở thị trường này vẫn tăng, đạt 1212,128 triệu đồng. Năm 2001 doanh thu tiếp tục tăng đạt 1590,16 triệu đồng nhưng chỉ đạt tỷ trọng 10,71%. Nguyên nhân là do thị trường này Công ty mới chỉ có một số lượng khách hàng tương đối ít ở các tỉnh như Huế. Quảng trị .... Nên mặc dù thời gian qua ở các tỉnh này nhu cầu về sản phẩm của công ty ngày càng tăng nhưng doanh thu vẫn tăng chậm một trong việc thâm nhập của công ty vào thị trường miền trung tương đối khó khăn do gặp nhiều yếu tố địa lý khoảng cách vận chuyển xa, Công ty không có điều kiện ra giá khuyến mại . Mặt khác do nguồn lực về máy móc, trang thiết bị của Công ty còn nhiều hạn chế, nên Công ty chứa mở rộng được quy mô sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường cho nên, các bạn hàng của công ty tại thị trường này chưa thể trở thành bạn hàng chuyền thống dẫn đến doanh thu do thị trường này đem lại còn bất bình không ổn định. 1.2.3 tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng. Như chúng ta đã biết trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào, tiêu thụ sản phẩm là hành vi kinh doanh nhằm thực hiện giá trị hàng hoá, kết thúc quá trình tuần hoàn vối kinh doanh và nhằm thực hiện giá trị sử dụng với nhiều mục đích mua hàng khác nhau. Do đó, thực hiện quá trình tiêu thu đồng nghĩa với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xét kết quả hoạt động tiêu thụ theo mặt hàng của Công ty cổ phẩm Gỗ Hà Nội trong 3 năm từ năm 1999 đến năm 2001 qua bảng sau. Bảng 4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của Công ty cổ phần Gỗ Hà Nội từ năm 1999 đến 2001 Đơn vị tính: triệu đồng Danh mục 1999 2000 2001 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT A. Sản phẩm chính 6005,3 86,37 8653,17 82,91 11968,4 80,59 1. Bàn 1971,65 28,36 2.665,23 25,54 3.374,89 22,73 2. Ghế 1722,39 24,77 2.074,16 19,87 3.609,12 24,3 3. Tủ 1357 19,52 2.412,78 23,12 2.960,34 19,93 4. Giường 954,26 13,72 1501 14,38 2.024,05 13,63 B. Sản phẩm khác 947,5 13,63 1783,63 17,09 2.881,6 19,41 Tổng 6.952,8 100 10.436,8 100 14.850 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 1999 doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chính đạt 6.005,3 triệu đồng, năm 2000 doanh thu tiêu thụ đạt 8.653,17 triệu đồng tăng 2.647,87 triệu đồng so với năm 1999 đến năm 2001 daonh thu đạt 11.968,4 triệu đồng tăng 3.315,26 triệu đồng so với năm 2000 (tương ứng với tỷ lệ tăng là 38,31%). Mặc dù giá trị doanh thu tăng lên nhưng tỷ trọng trên tổng doanh thu lại giảm xuống. Năm 1999 doanh thu chiếm 86,37%, năm 2000 chiếm 82,91, năm 1999 doanh thu chiếm 86,59%. Vì vậy tỷ trọng các sản phẩm này đem lại nhỏ hơn rất nhiều so với các sản phẩm chính. Vì đây là những sản phẩm được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng, không nằm trong mục tiêu sản xuất của Công ty. Tuy vậy doanh thu tiêu thụ do các sản phẩm khác đem lại vốn tăng qua các năm đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2001 tốc độ tăng khá nhanh năm 1999 chỉ đạt 947,5 triệu đồng ( chiếm 13,63%) năm 2000 đạt 1783.63 triệu đồng (chiếm 19,41%). Điều đó cho thấy Công ty cũng đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, tuy nhiên mục tiêu kinh doanh của Công ty vì thế nên giảm tỷ trọng các mặt hàng này để tăng tỷ trọng các sản phẩm chính nhằm tạo một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Để biết rõ nguyên nhân tăng doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm như sau: Nhìn vào bảng ta thấy doanh thu tiêu thụ các nhóm mặt hàng hầu hết đều tăng. Trong đó nhóm mặt hàng bàn tiêu thụ trong 3 năm hầu như đều đạt doanh thu lớn nhất trừ năm 2001 doanh tu tiêu thụ bàn nhỏ hơn doanh thu tiêu thụ ghế (năm 2001: bàn đạt 22,73%, ghế đạt 24,3% tổng doanh thu). Năm 1999 bàng tiêu thụ đem về 1.971,65 triệu đồng đến năm 2000 doanh thu tăng 693,58 triệu đồng, năm 2001 doanh thu cũng tăng đều là 709,66 triệu đồng so với năm 2000 nhóm mặt hàng này tăng đều như vậy vì nhu cầu của khách hàng về mặt hàng này thường cần với số lượng lớn. Hơn nữa Công ty cũng đã tạo được uy tín về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trên thị trường. Trong 4 nhóm mặt hàng chính thì bàn và ghế là những mặt hàng có nhiều loại sản phẩm phong phú, đa dạng về kiểu dáng, chất liệu cho nên bàn là nhóm mặt hàng đem lại nguồn lại lớn cho Công ty. Ngoài bàn ra, thì ghế là mặt hàng thứ hai đem lại doanh thu tiêu thụ cao cho Công ty. Bởi bàn và ghế thường là những mặt hàng đi kèm với nhau. Đặc biệt năm 2001 bàn và ghế đã được những tiêu chuẩn về chất lượng, sang trọng phục vụ cho nhà khách, hội trường... cấp cao. Tiêu biểu như ghế salông, ghế tựa nan mặt đệm, ghế thuỵ sĩ mặt tựa đệm... Bên: có bàng hội trường, bàn hộp bầu dục, bàn hai thùng... Vì thế mặt hàng ghế đem lại doanh thu cao không kém gì mặt hàng bàn thậm chí năm 2001 còn cao hơn bàn 234,23 triệu đồng (chiếm 24,3% cao nhất trên tổng doanh thu năm 2001). Trong khi đó năm 1999 đạt 24,77% đứng thứ hai tổng doanh thu, đến năm 2000 mặc dù giá trị doanh thu tăng 351,77 triêụ đồng so với năm 1999 nhưng tỷ trọng lại giảm chiếm 19,87% tổng daonh thu. Như vậy, bàn và ghế là hai mặt hàng chủ đạo của Công ty, cho nên Công ty đã chú ý thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lương làm tăng doanh thu tiêu thụ. Bên cạnh đó tủ và giường cũng có doanh thu tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2000 doanh thu tiêu thụ tủ còn cao hơn cả ghế, tủ chiếm 23,12%, ghế chỉ chếm 19,87% nhưng đến năm 2001 tốc độ tăng của tủ lại chậm hơn tốc độ tăng của ghế (tủ đạt 19,93%, ghế đạt 24,3% tổng doanh thu). Từ năm 1999 đến năm 2001 doanh thu của tủ tăng là kết quả của việc nghiên cứu thị trường cho ra đopừi một loại tủ có kiểu dáng mẫu mã phù hợp với nhu cầu. Tuy nhiên, nguyên nhân tủ không đạt đc giá trị doanh thu lớn nhất vì mặt hàng này thường được đạt với số lượng ít, yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật tương đối cao. Mặt khác trên thị trường hiện nay còn có rất nhiều các cửa hàng tư nhân cùng cạnh tranh với nhau trong doanh nghiệp. Các tư nhân này thường bán hàng với giá rẻ do vậy đã kích thích, lôi kéo được khá nhiều khách hàng, gây ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ sản phẩm Công ty. Ngoài 3 nhóm mặt hàng trê, giường cũng là nhóm mặt hàng có doanh thu tăng qua mỗi năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong 4 nhóm mặt hàng. Năm 1999 đạt doanh thu 954,26 triệu đồng (chiếm 13,72%) năm 2000 đạt 1501 triệu đồng (chiếm 14,38%) đến năm 2001 khá nhanh, đạt 2.024,05 triệu đồng (như chỉ chiếm 13,63%). Nguyên nhân của tăng doanh thu này chỉ do chất lượng sản phẩm đảm bảo, tạo được uy tín lâu dài còn về kiểu dáng thì năm 2001 các mẫu giường sản xuất vẫn giống năm 2000, không có sự đột biến về kiểu dáng. Vì thế trong những năm tới Công ty cần có sự đổi mới về mẫu mã để không ngừng tăng daonh thu tiêu thụ. Kết quả trên có được do Công ty đã năng động, nắm bắt nhu cầu thị trường và cung ứng những sản phẩm với chất lượng tốt cho nên đã tiêu thụ sản phẩm của mình khá nhanh chóng, đem lại doanh thu cao cho Công ty. 1.2.4. Tình hình tiêuh sản phẩm theo phương thức bán Bảng 5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Số tiền TT Số tiền TT Số tiền TT Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 430,3814 6,19 652,3 6,25 1020,16 6,89 Môi giới 695,976 10,01 881,668 8,45 682,44 4,6 Bán trực tiếp 5.826,44 83,8 8.902,76 85,3 13147,4 88,53 Tổng 6952,8 100 10436,8 100 14850 100 Qua bảng số liệu về tình hình tiêu thụ sản phẩm theo phương thức bán của Công ty trong 3 năm từ năm 1999 đến năm 2001 cho ta thấy rõ. Bán qua cửa hàng tiêu thụ sản phẩm năm 1999 chiếm tỷ trọng 6,19% doanh thu là 430,384 triệu đồng tăng 51,56% so với năm 1999 - Năm 2001 chiếm tỷ trọng 6,87% doanh thu đạt 1020,16 triệu đồng, tăng 56,39%k so với năm 2000. Bán theo phương thức này không chỉ tăng lên về doanh thu mà còn có xu hướng tăng lên vè tỷ trọng. Việc tăng doanh thu bán qua phương thức cửa hàng giới thiệu sản phẩm thể hiện sản phẩm của Công ty đã được khách hangf tín nhiệm, đã có nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm này hoạt động có hiệu quả, Công ty cần tăng thêm số lượng các cửa hàng. Phương thức bán qua môi giới chiếm tỷ trọng 10,01% năm 1999 doanh thu đạt 695,976 triệu đồng. Năm 2000 doanh thu tăng đạt 881,668 phương thức bán này thu hẹp lại chỉ còn 4,6% so với doanh thu là 682,44 triệu đồng làm giảm doanh thu tiêu thụ 199,228 triệu đồng với tốc độ giảm 22,59% so với năm 200. Năm 1999 sở dĩ phương thức bán qua môi giới chiếm tỷ trọng lớn vì Công ty còn hạn chế về tài chính nên không đầu tư thích đáng cho công tác quảng cáo bởi vậy khách hàng ít biết đến các sản phẩm của Công ty, để thúc đẩy tiêu thụ lúc đó biện pháp bán qua môi giới phát huy tác dụng. Tuy nhiên áp dụng phương thức bán này Công ty phải trích một khoản hoa hồng cho môi giới làm tăng chi phí giảm điều kiện hạ giá thành sản phẩm. Bởi vậy, Công ty đã có quyết định là giảm việc bán qua môi giới từ năm 2000 và sẽ còn giảm trong những năm tiếp theo. Hiện nay sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, được khách hàng tin cậy. Việc làm của Công ty bây giờ là không ngừng cải tiến mẫu mã, trang thiết bị để ngày càng cho ra đời những sản phẩm tốt hơn, đẹp hơn ra thị trường. Khác với hai phương thức bán trên thì phương thức bán trực tiếp chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng cả về doanh thu và tỷ trọng qua từng năm. Năm 1999 chiếm 83,8% với doanh thu 5.826,44 triệu đồng, năm 2000 doanh thu đạt 8.902,76 triệu đồng chiếm tỷ trọng 85,5% tăng 52,79%. so với năm 1999. Năm 2001 tỷ trọng tăng lên 88,53% doanh thu đạt 13.147,4 triệu đồng tăng 147,67% so với năm 2000. Như đã nói ở trên do phương thức bán qua môi giới liên tục giảm nên Công ty quyết định tăng cường bán qua phương thức trực tiếp. Với phương thức này Công ty có thể giảm bớt chi phí lưu thông, chi phí mỗi giới đồng thời có thề quảng bá được về tính năng công dụng đến người tiêu dùng trực tiếp. Ngoài ra, hoạt động bán trực tiếp phát triển mạnh còn do Công ty có một đội người nhân viên tiếp thị năng động, áp dụng các chính sách chiết khấu linh hoạt, phương thức thanh toán thuận tiện như trả bằng tiền mặt, ngân phiếu, trả chậm, trả ngay... và các hình thức trợ giá vận chuyển nếu khách hàng tự vận chuyển. Đây chính là các yếu tố quan trọng giúp Công ty khuyến khích khách hàng đến mua sản phẩm của mình tại Công ty. Vì vậy kết quả đạt được năm 2001 là tương đối khả quan, đạt gần 90% tổng doanh thu chứng tỏ công ty đã chú trọng việc bán hàng thoe phương thức trực tiếp. Công ty cần quảng cáo tuyên truyền sản phẩm của mình hơn nữa và kèm theo một loạt những ưu đãi khi mua sản phẩm tại Công ty để không ngừng gia tăng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu. Trong phương thức bán trực tiếp, Công ty bán chủ yếu cho các khách hàng thường xuyên với Công ty chiếm tỷ trọng khoảng 75% - 8%. Đây là những khách hàng thân thiết, có mối quan hệ mua hàng rất lâu với Công ty. Những khách hàng này thường mua với số lượng lớn nên Công ty đã lập một danh sách riêng về những khách hàng này và có những biện pháp ưu đãi đặc biệt về giá cả, chi phí vận chuyển, phương thức thanh toán... để luôn giữ vững và nâng cao uy tín của công ty trước họ. Khách hàng mới chưa biết đén sản phẩm của Công ty hoặc là khách hàng của các đối thủ cạnh tranh của Công ty sau khi có sự so sanh sản phẩm của công ty với sản phẩm của đối thủ đã chọn mua hàng của công ty. Bởi vậy lượng khách hàng tăng lên chứng tỏ các biện pháp hỗ trợ bán hàng của công ty đã phát huy tác dụng. Uy tín của công ty về chất lượng sản phẩm, giá cả, dịch vụ hơn so với đối thủ nên khách khách hàng đã lựa chọn sản phẩm của công ty. Công ty nên có những biện pháp thích hợp để những khách hàng này trở thành những khách hàng thươngf xuyên của công ty. 1.2.5. ảnh hưởng của giá vốn hàng bán tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm Vì là một doanh nghiệp chuyên sản suất các mặt hàng về gỗ lên tất cad nguyên vật liệu phải đi về để mua thành sản phẩm.Giá cả bán ra phải dựa toàn bộ chi phí bỏ ra trong đó có giá vốn nguyên vật liệu nhập về vì thế việc xem xét ảnh hưởng của giá vốn hàng bán các mặt hàng là rất cần thiết đối với công ty. Để thấy rõ công tác quanr lý giá vốn các nhóm mặt hàng kinh doanh của công ty ta có thể tham khảo bảng sau.(trang bên) Nhìn chung mặt hàng kinh doanh cuả công ty khá phong phú. Trong đó phục vụ các khách hàng từ bình dân đến cao cấp. Do đó hàng tiêu thụ hàng năm đều rất lớn và không ngừng tăng lên. Mặc dù giá vốn bình quân một chiếc cho từng loại hàng hầu như đều tăng qua từng năm nhưng số lượng tiêu thụ vẫn tăng làm cho doanh thu tiêu thụ tăng. Điều đó chứng tỏ sản phẩm của công ty đã đạt yêu cầu của khách hàng va được tín nhiệm cụ thể như sau: Mặt hàng luôn chiếm đoạt doanh thu tiêu thụ lớn nhất qua từng năm vì vậy giá vốn bỏ ra cũng hầu như nhiều nhất so với các mặt hàng khác. Trong đó loại bán thường năm 1999 giá vốn bình quân chỉ có 98. 000 một chiếc lên đã tiêu thụ được lượng bán khá lớn 6.492, năm 2000 giá vốn bình quân tăng thành 101.000 đ nên giá bán ra cao hơn 1999 làm cho số lượng tiêu thụ ít đi có 6125 chiếc năm 2001 giá vốn bình quân còn tiếp tục tăng 7.000đ nhưng xem ra vẫn được khách hàng chấp nhận. Đối với bên cao Bảng 6 : Tình quản lý giá vốn bán hàng trong 3 năm 1999 - 2001 Đơn vin tính : Triệu đồng STT Nhóm mặt hàng 1999 2000 2001 Số lượng Số tiền BQ1 chiếc Số lượng Số tiền BQ1 chiếc Số lượng Số tiền BQ1 chiếc 1 Bán hàng 1.236,12 2178, 25 2352, 9 - Bàn loại thường 6.492 639,5 0,098 6125 618,64 0,101 6586 711,38 0,108 - Bàn loại cao cấp 2.774 596,62 0,215 5692 1559,61 0,274 5785 1.741,52 0,301 2 Ghế 1020,9 1617, 73 2574,18 - Ghế loại thường 8010 600,75 0,075 6614 542,41 0,082 7918 696,8 0,088 - Ghế cao cấp 2879 420,14 0,145 6517 1075,32 0,165 9778 1877,38 0,192 3 Tủ 892,16 1971,21 2037,81 - Tủ loại thường 1648 535,8 0,325 3,426 1.123,9 0,328 4422 1459,28 0,330 - Tủ loại cao cấp 696 356,36 0,512 1.626 847.31 0,521 1085 578,53 0,533 4 Giường 631,72 1252,6 1363,3 - Giường loại thường 819 373,3 0,456 2018 936,5 0,464 2133 1002,6 0,470 - Giường loại cao cấp 415 258,22 0,022 497 316,1 0,635 561 360,7 0,642 5 Mặt hàng khác 328,6 857,92 2105,68 Tổng cộng 4.109,5 6.677,71 9.733,87 DTT 6.920,35 10.412,9 14.823 Giavốn hàng bán/ 1000đ DTT 593,83 641,29 656,67 Cấp cũng vậy giá vốn bình quân liên tục tăng năm 1999 bình quân 215.000đ, nam 2000 tăng 59.000 đ, so với năm 1999, Năm 2002 tăng 27.000 so với năm 2000. Mức tăng giá vốn bình quân trong 3 năm là khá nhanh. Nguyên nhân do nguyên liệ nhập vào không nhiều nên khi có khách hàng đặt hàng với số lượng lớn thì để có hàng kịp thời công ty không tránh khỏi tình trạng bị ép giá do hàng hiếm. Mặt khác công ty cũng không thể nhập sẵn nguyên vật liệu vì vốn ít thì phải mất chi phí bảo quản. Nhưng mặc dù giá vốn bình quân tăng liên tục nhưng số lượng bán ra vẫn tăng. Mặt hàng ghế cũng giống như mặt hàng bàn giá vốn bình quân tăng qua mỗi năm trong đó ghế thông thường tốc độ tăng chỉ rất chậm năm 1999 giá vốn bình quân 75.000 năm 2000 tăng 7.000đ so với năm 1999. Năm 2001 tăng 6000 so với năm 2000, trong khi đó loại ghế cao cấp tốc độ tăng giá vốn bình quân lại rất nhanh. Năm 1999: 145.000đ mà năm 2000 tăng 20.000đ so với năm 1999, năm 2001 tăng cao hơn 27.000đ. Mặc dù vậy số lượng bán ra cũng không giảm thậm chí còn tăng vọt bởi vì vậy công ty chấp nhận lãi ít để giữ mối quạn hệ với khách hàng truyền thống. Nhưng khách hàng thường đặt với số lượng lớn và thường xuyên cho nên dù giá vốn bình quân tăng (nguyên nhân đã nói ở mặt hàng bán) nếu có thể chấp nhận được thì công ty cũng tiến hành sản xuất. Mặt hàng tủ, giá vốn bình quân tăng qua mỗi năm là do mặt hàng này năm 2000, đặc biệt năm 2001 đã có cải tiến về mẫu mã, chất lượng lên giá vốn có cao hơn. Nhưng việc ra đời những sản phẩm mới này đã được khách hàng yêu thích nên số lượng bán ra vẫn tăng. Năm giá vốn bình quân loại hàng tủ thường là 325.000đ năm 2000 và năm 2001chỉ tăng ít 2000 - 3000đ. Còn mặt hàng tủ cao cấp giá vốn bình quân tốc độ tăng cũng chậm năm 2000 tăng 9000đ so với năm 1999, năm 2001 tăng 12.000 tăng so với năm 2000. Khác với tủ, mặt hàng giường trong những năm gần đây không có thay đổi về kiểu dáng, nhưng điều đặc biệt giá vốn bình quân tănh qua các năm nhưng số lượng tiêu thụ vẫn tăng qua các năm. Mặt hàng giường loại thường giá vốn bình quân 456.000đ năm 2000 tăng 8.000 so với năm 1999, năm 2001 tăng 6000đ. Mặt hàng loại cao cấp năm 1999 giá vốn bình quân 622.000đ năm 2000 tăng 13.000đ so với năm 1999 năm 2001 tăng 7.000đ so với năm 2000. Nguyên nhân Gỗ trong những năm gần đây bị khai thác bừa bãi nên số lượng bị giảm dẫn đến giá gỗ nhập vào cao lên. Hơn nữa những loại gỗ quý gố tốt lại hiếm do đó giá vốn của tất cả các thành phẩm (Bàn, Ghế, Tủ,Giường)đều tăng. Nhưng do nhu cầu thị trường nhất là hiện nay một loại trường học, nhà ở, khách sạn mọc lên đòi hỏi phải có nội thất tương xứng. Hơn nữa công ty thành lập được gần 10 năm nên sản phẩm cũng tạo được uy tín.Vì vậy dù giá vốn bình quân bình quân tăng những số lượng sản phẩm tiêu thụ vấn tăng. Tuy nhiên nếu cứ tăng giá vốn bình quân thì giá bán ra sẽ cao lợi nhuận gộp giảm, cho nên công ty tìm nguồn hàng cung cấp ổn định để có hàng kịp thời khi cần tránh tình trạng bị ép giá phải mua hàng với giá cao. Hơn nữa thông qua mức giá vốn hàng bán trên 1000đ doanh thu thuần năm 2000 của công ty là 641,29đ năm 2001 lại tăng hơn năm 2000 là 15,83 cho thấy việc quản lý chi phí trong giá vốn hàng bán chưa thật hiệu quả do đó có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng doanh thu từ đó ảnh đến lợi nhuận lãi gộp . Đây là một vấn đề mà công ty cần phải có biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh cuả công ty. Qua xem xét tình hình ảnh hưởng của giá vốn hàng bán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Gỗ Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan