Đề tài Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nội

Lời nói đầu.

Chương I: Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của công tác Tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

I. Những vấn đề cơ bản về tiêu thụ sản phẩm.

1. Tiêu thụ sản phẩm.

2. Doanh thu và nội dung của doanh thu.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.

II. Sự cẩn thiết phải đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.

1. ý nghĩa của tiêu thụ sản phẩm.

III. Vai trò của công tác tài chính trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

Chương II: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội năm 2001.

I. Tình hình và đặc điểm kinh doanh của công ty Nhựa Hà nội.

1. Sự ra đời và phát triển của công ty Nhựa Hà nội.

2. Những đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty Nhựa Hà nội.

3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty Nhựa Hà nội.

II. Công tác kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội năm 2001.

1. Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội.

2. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2001 của công ty Nhựa Hà nội.

III. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội năm 2001.

1. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công ty Nhựa Hà nội năm 2001.

2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội.

3. Những vấn đề đặt ra.

Chương III: Phương hướng và biện pháp chủ yếu góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty Nhựa Hà nội.

 

doc54 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng, biện pháp thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản phẩm loại I. 3. Những thuận lợi và khó khăn của công ty nhựa Hà nội. * Thuận lợi: Trong điều kiện thị trường “mở cửa” việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất của công ty có nhiều thuận lợi. Nguyên liệu của công ty chủ yếu do các doanh nghiệp trong nước cung ứng. Cơ chế “mở của” nền kinh tế tạo cho công ty thu mua dự trữ nguyên vật liệu dễ dàng. Hơn nữa, vị trí của công ty ở ngay mặt tiền đường Hai Bà Trưng (trung tâm thành phố) rất thuận lợi cho việc chào bán, giới thiệu sản phẩm, chuyên chở nguyên vật liệu và chuyên chở sản phẩm đi tiêu thụ. Ngoài ra với vị trí nắm trong lòng thị trường tiêu thụ, công ty có thể nhanh chóng nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của khách hàng, giảm chi phí tiêu thụ như: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản... làm tăng lợi nhuận. Quan trong hơn là công ty Nhựa Hà Nội có đội ngũ công nhân có tay nghề cao, trình độ vững trắc, ý thức trách nhiệm tốt, có thể tiếp thu được sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật mà công ty áp dụng. Thêm vào đó, công ty còn có thế mạnh nữa là trang bị máy móc thiết bị hiện đại, phương pháp hạch toán phù hợp, tránh được sự thất thoát vốn do hao mòn vô hình gây ra. Với một môi trường cạnh tranh có nhiều đối thủ mạnh như vậy, ta không thể không nói tới mặt tích cực của môi trường, đó là công ty có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ của mình. * Khó khăn: Thị trường của công ty hẹp (chủ yếu là Hà Nội). Trong khi đó sản phẩm truyền thống vẫn sản xuất nhưng khối lượng ít, tiêu thụ chậm. Tuy công ty có chỗ đứng vững chắc tại thị trường Hà Nội nhưng sức ép cạnh tranh của thị trường này rất lớn, trên thị trường còn có nhiều hàng nhập lậu giá rẻ, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ. Mặc dù công ty năng động tìm kiếm hợp đồng, đáp ứng mọi nhu cầu cầu khách hàng đến đặt hàng ở công ty, nhưng khối lượng sản phẩm cần sản xuất vẫn chưa khai thác hết được công suất của máy móc thiết bị (mới chỉ khai thác được 80-85% công suất của máy). Ngoài ra, các điều kiện phục vụ cho sản xuất của công ty còn phụ thuộc, chưa chủ động được hoàn toàn, nên dẫn tới công ty vẫn còn nhiều giờ nghỉ do lí do mất điện. Tóm lại, bên cạnh những thuận lợi là chủ yếu thì công ty vẫn còn tồn tại một số điểm khó khăn. Nếu công ty biết khai thác triệt để được những lợi thế của mình và khắc phục được khó khăn một cách kịp thời thì nhất định quá trình sản xuất kinh doanh của công nói chung và khâu tiêu thụ nói riêng sẽ được diễn ra tốt hơn. II. Công tác kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nội trong năm 2002. Để chuẩn bị cho sản xuất kinh doanh, hàng năm mỗi doanh nghiệp phải lập cho mình hàng loạt kế hoạch như: kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sản xuất, kế hoạch vốn, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm... tất cả các kế hoạch tập hợp thành kế hoạch sản xuất - kĩ thuật - tài chính của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ đề tài này, ta chỉ đi vào xem xét một chỉ tiêu của kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp đó là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của công ty nhựa Hà Nội. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kì kế hoạch, đơn giá bán sản phẩm kì kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt được trong kì kế hoạch để có thể chủ động tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng thuận lợi đều nhất thiết phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm một cách chính xác cụ thể. Thông qua kế hoạch đó doanh nghiệp mới có thể tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức tiêu thụ nói riêng đi đúng hướng đã định. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị động, sản xuất không phù hợp với tiêu thụ, cung không phù hợp với cầu, do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh mang lại sẽ thấp. Không thể thiếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không chính xác còn ảnh hưởng đến hàng loạt kế hoạch khác như: kế hoạch vật tư, lao động, tiền lương... khiến cho sản xuất diễn biến thất thường mất cân đối, xa rời thực tế. Như vậy kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cần thiết cho mọi doanh nghiệp sản xuất trước khi bước vào tổ chức sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên lập kế hoạch này như thế nào để đem lại hiệu quả cao còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp. 1. Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty nhựa Hà nội. Nhận thức được tầm quan trong của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, công ty nhựa Hà nội đã phân tích tình hình, đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của mình và lựa chọn ra một phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho công ty tương đối thích hợp. Căn cứ lập kế hoạch: để đảm bảo kế hoạch được chính xác, khả thi. Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm của công ty được lập căn cứ vào các hợp đồng, các đơn đặt hàng sẽ thực hiện trong năm kế hoạch đã được kí kết trước thời điểm lập kế hoạch, và năng lực sản xuất của công ty. Hàng năm kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty được lập cho cả năm và lập theo quí. Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quí có phân chia ra từng tháng và trong mỗi tháng lại phân ra từng tuần. Kế hoạch tiêu thụ từng quí được lập đựa vào kế hoạch tiêu thụ cả năm nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế mới phát sinh. Thời điểm lập kế hoạch: công ty nhựa Hà nội tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm vào tháng 10 năm báo cáo. Đây là thời điểm để công ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất, tài chính kĩ thuật khác. Do tình hình mua nguyên vật liệu tương đối dễ dàng cho nên với thời điểm lập kế hoạch tiêu thụ này, công ty vẫn có đủ thời gian để chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng mua ngoài, tiền lương... đảm bảo cung ứng sản phẩm cho khách theo đúng như kế hoạch. Đối với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng quí, công ty tiến hành lập vào cuối tháng của quí trước, vì kế hoạch quí khá đơn giản, mọi vấn đề căn bản vẫn như kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cả năm. 2.Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2002 của công ty nhựa Hà nội. Cũng như các doanh nghiệp khác, hàng năm cứ đến thời điểm lập kế hoạch thì công ty nhựa Hà nội đều tiến hành lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dựa trên những căn cứ mang tính khoa học. Và trong năm 2002 kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty được lập như sau: (Biểu 2) Trong biểu 2 là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập cho 7 loại sản phẩm có tỉ trọng doanh thu thực tế lớn nhất đó là: Bộ nội thất 606, nắp bệt PPII, vỏ tắc te, hộp đĩa CD, tay vịn ghế tựa, vỏ ác qui (50380 GN5 9020), chi tiết xe máy Honda (80101 GN5 9001). - Căn cứ vào sổ chi tiết tiêu thụ năm 2001 để tập hợp số lượng tiêu thụ, đơn giá tiêu thụ và doanh thu tiêu thụ của năm 2001 của công ty. - Đối với hình thức bán sản phẩm theo hợp đồng thì căn cứ vào giá bán, số lượng sản phẩm, thành tiền đã kí trong hợp đồng để lập nên kế hoạch về số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì, giá bán kế hoạch và doanh thu dự kiến của từng hợp đồng. Sau đó tổng hợp các hợp đồng ta sẽ có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng. - Đối với hình thức bán sản phẩm qua đại lí, bán lẻ thì: + Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì được lập căn cứ vào kết quản dự đoán nhu cầu thị trường. + Đơn giá kế hoạch: là giá do công ty dự kiến dựa trên đơn giá sản phẩm cuối năm 2001 và tình hình biến động của giá cả thị trường. + Trên cơ sở biết được số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì và đơn giá kế hoạch ta tính được doanh thu dự kiến năm 2002 từ các hình thức bán sản phẩm này bằng cách nhân số lượng tiêu thụ trong kì với đơn giá kế hoạch tương ứng. Tổng hợp kế hoạch tiêu thụ sản phẩm từ hình thức bán theo hợp đồng, gửi đại lí và bán lẻ sẽ được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2002 về các chỉ tiêu: số lượng tiêu thụ trong kì, đơn giá kế hoạch và doanh thu dự kiến. - Vì số lượng sản phẩm sự tính tồn đầu kì kế hoạch bao gồm hai bộ phận đó là số lượng tồn kho tính đến 31 tháng 12 năm báo cáo và số lượng sản phẩm xuất giao cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền. Mà kế hoạch năm thường được lập vào tháng 10 năm báo cáo cho nên khối lượng tồn kho đầu kì được tính dựa trên tình hình sản xuất và tiêu thụ quí I, II, III và dự đoán tình hình sản xuất và tiêu thụ quí IV năm báo cáo. - Đối với số lượng sản xuất trong kì lập dựa vào kế hoạch tiêu thụ trong năm, số dư đầu kì và số dự đoán nhu cầu đột xuất của khách hàng. - Để đơn giản và nhanh chóng thì số lượng tồn cuối kì được tính căn cứ vào số lượng tồn đầu kì, số lượng sản xuất trong kì và số lượng tiêu thụ trong kì. * Nhận xét về công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội. Qua nghiên cứu công tác lập kế hoạch tiêu tụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà nội ta có thể rút ra một số nhận xét sau: - Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty không đòi hỏi quá phức tạp. Bên cạnh đó công ty luôn có một đội ngũ cán bộ nòng cốt trong công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt kịp thời các diễn biến phức tạp của nhu cầu thị trường nên con số kế hoạch đưa ra tương đối sát với thực tế. - Phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty hiện nay rất hợp lí và có cơ sở, vừa dựa vào các hợp đồng, các đơn đặt hàng đã được kí kết trước thời điểm lập kế hoạch, vừa dựa vào năng lực sản xuất của công ty, thích hợp với đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của công ty. - Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được lập khá chi tiết theo thời gian (từng quí, từng tháng, từng tuần). Tuy nhiên kế hoạch sẽ chỉ là “kế hoạch” nếu như khả năng không được biến thành hiện thực, vì vậy đòi hỏi công ty rất nhiều sự nỗ lực cố gắng hơn nữa. Mặc dù việc lập kế hoạch là như vậy, nhưng vấn đề đặt ra là công ty có thực sự coi trọng kế hoạch đặt ra hay không? Nếu như công tác lập kế hoạch được thực sự coi trọng thì phương pháp lập kế hoạch này sẽ giúp rất nhiều cho công ty trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Ngược lại, nếu công tác lập kế hoạch không được coi trọng số liệu đưa ra không sát thực thì dù kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có chi tiết đến đâu cũng khó khả thi. Điều này được đánh giá như sau: Xét về kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2002 của công ty ta thấy doanh thu dự kiến của công ty về một số mặt hàng như: bộ NT606, nắp bệt PPII, vỏ tắc te, hộp đĩa CD, tay vịn ghế tựa, vỏ ắc qui, chi tiết xe máy là 5.563.878.468đồng tăng 10,12% so với doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2001. Sở dĩ có sự tăng lên đó là do doanh thu tiêu thụ dự kiến từng mặt hàng tăng lên. Cụ thể: - Bộ nội thất 606, doanh thu dự kiến là 1.235.903.400đồng, tăng 25.555.100đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 2,11%. Nếu so với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm 0,505%. - Nắp bệt PPII, doanh thu dự kiến là 1.732.821.000đồng, tăng 144.001.000đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 9,06%. Nếu so với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm 2,85%. - Doanh thu dự kiến vỏ tắc te là 570.912.650đồng, tăng 91.483.028đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 19,08%. Nếu so với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm 1,81%. - Doanh thu dự kiến hộp đĩa CD là 430.325.838đồng, tăng 29.067.563đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 7,24%. Nếu so với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm 0,575%. - Doanh thu dự kiến tay vịn ghế tựa là 706.094.400đồng, tăng 98.634.000đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 16,23%. Nếu so với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm 1,95%. - Doanh thu dự kiến vỏ ắc qui là 489.151.780đồng, tăng 86.917.480đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 21,6%. Nếu so với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm 1,72%. - Doanh thu dự kiến chi tiết xe máy (80101 NG5 9001) là 398.669.400đồng, tăng 35.682.000đồng so với năm 2001 tương ứng với tỉ lệ tăng là 9,83%. Nếu so với tổng doanh thu các mặt hàng kể trên năm 2001 thì mức tăng này chiếm 0,7%. Doanh thu dự kiến của từng mặt hàng tăng lên là do các nguyên nhân sau: - Số lượng tiêu thụ của tất cả các loại sản phẩm dự kiến tăng lên: + Bộ NT 606 từ 13.199 bộ (năm 2001) lên 13.463 bộ (dự kiến năm 2002). + Nắp bệt PPII từ 79.441 cái (năm 2001) lên 86.210 cái (dự kiến năm 2002). + Vỏ tắc te từ 9.784.278 cái (năm 2001) lên 11.425.454 cái (dự kiến năm 2002). + Hộp đĩa CD từ 513.775 cái (năm 2001) lên 549.586 cái (dự kiến năm 2002). + Tay vịn ghế tựa từ 17.762 cái (năm 2001) lên 20.526 cái (dự kiến năm 2002). + Vỏ ắc qui từ 68.758 cái (năm 2001) lên 83.473 cái (dự kiến năm 2002). + Chi tiết xe máy từ 63.682 cái (năm 2001) lên 69.942 cái (dự kiến năm 2002). Việc dự kiến tăng số lượng các sản phẩm tiêu thụ có thể là do số lượng trong các hợp đồng tăng lên so với năm 2001. Nếu đúng như vậy thì đây là biểu hiện tốt của công ty, Nhưng số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ tăng cũng có thể do công ty dự toán nhu cầu tăng lên. Trong trường hợp này, công ty cần phải thận trọng, nếu dự toán sai hoặc không sát sẽ làm kế hoạch mất tính khả thi. - Giá bán dự kiến tăng lên: chẳng hạn như giá của một bộ NT 606 năm 2001 là 91.700đồng, năm 2002 dự kiến tăng lên 91.800đồng. Hộp đĩa CD giá bán năm 2001 là 781đồng/cái dự kiến tăng lên 783đồng/cái năm 2002... Giá bán dự kiến tăng lên có thể là do giá cả thị trường biến động nên công ty phải điều chỉnh giá tăng, nhưng cũng có thể là do công ty nâng cao chất lượng sản phẩm nên dự kiến bán với giá cao hơn... - Kết cấu của các mặt hàng có sự thay đổi (Biểu 3) Biểu 3: So sánh kết cấu tiêu thụ sản phẩm thực tế năm 2001 với kế hoạch năm 2002 STT Tên sản phẩm Thực tế năm 2001 Kế hoạch năm 2002 Số lượng Tỉ lệ(%) Số lượng Tỉ lệ(%) 1 Nắp bệt PPII 79.441 0,754 86.210 0,70 2 Vỏ tắc te 9.784.278 92,93 11.418.253 93,37 3 Hộp đĩa CD 513.775 4,88 549.586 4,49 4 Tay vịn ghế tựa 17.762 0,168 20.526 0,167 5 Vỏ ắc qui (50380NG5 5020) 68.758 0,653 83.473 0,682 6 Chi tiết xe máy (80101 NG5 9001) 63.682 0,615 69.942 0,591 Tổng cộng 10.527.696 100 12.227.990 100 Sự tác động của ba nhân tố trên đã dẫn đến sự tăng lên của doanh thu dự kiến tiêu thụ sản phẩm năm 2002 so với thực tế năm 2001 III. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nội năm 2002. 1. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ở công ty Nhựa Hà Nội năm 2002. Để biến khả năng thành hiện thực năm 2002 công ty Nhựa Hà Nội đã tổ chức tiêu thụ sản phẩm dưới các hình thức chủ yếu sau : + Bán theo hợp đồng kinh tế : Hình thức này được áp dụng đối với những đơn vị, cá nhân có nhu cầu lớn, các bạn hàng thường xuyên. Bên cạnh đó công ty còn áp dụng cho các hội buôn bán kế hoạch có khả năng về tài chính và uy tín đối với công ty. Cụ thể là trong năm 2002 Công ty đã ký được 28 hợp đồng với trị giá gần 10 tỉ đồng. Trong đó có những hợp đồng được kí với các khách hàng lớn như công ty Hon Da, công ty sứ Thanh Trì, công ty Xe đạp Xuân Hoà... + Bán lẻ tại cửa hàng : Đây là hình thức bán trực tiếp. Hình thức bán này được hình thành do nhu cầu của khách hàng về sản phẩm của công ty. Công ty tổ chức bán theo hình thức này thông qua cửa hàng đặt ở mặt tiền của Công ty. Đặc điểm của hình thức bán hàng này là lưu thông hàng hoá được đẩy nhanh, thu hồi vốn nhanh, công ty trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng nên có thể nắm bắt nhanh chóng thị hiếu, nhu cầu của khách... từ đó định hướng tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Và thực tế tại cửa hàng của Công ty có rất nhiều chủng loại các mặt hàng được bày biện đẹp mắt, khoa học và thuận tiện. Và không chỉ bầy bán những sản phẩm của mình mà còn có những sản phẩm khác của công ty Nhựa Tp Hồ Chí Minh cũng được chào bán tại đây như : áo mưa, bình nước... khách đến mua hàng được nhân viên bán hàng tiếp đón tận tình, được giới thiệu về các mặt hàng và hàng hoá khách mua được bao gói cẩn thận trước khi giao cho khách... + Bán qua các đại lý : Đây là kênh phân phối ngắn gồm : Công ty - đại lý - người tiêu dùng. Các đại lý được thiết lập bao gồm các tư nhân có nhu cầu làm đại lý cho công ty ở những điểm khác nhau. Hình thức đại lý của công ty là các đại lý bán hàng hưởng hoa hồng có hai mức hoa hồng được áp dụng ở công ty là 2%/ giá bán và 4% giá bán theo từng loại mặt hàng. Với những hình thức bán hàng này công ty đã đa dạng hoá hình thức phân phối sản phẩm, đáp ứng được phần nào nhu cầu sản phẩm Nhựa trên thị trường. Thông qua các hình thức bán hàng đó Công ty đã đưa được sản phẩm có uy tín và chất lượng của mình với khách hàng. Nhưng không chỉ chinh phục khách hàng bằng chất lượng sản phẩm của công ty còn tiệp cận khách hàng bằng nhiều biện pháp kinh tế tài chính khác nhau. Hiệu quả của các biện pháp này tuy không lượng hoá được thành con số cụ thể nhưng chúng có tác động rất lớn đến kết quả tiêu thụ sản phẩm năm 2002 của công ty. Các biện pháp đó là : + Giá cả hàng hoá : Công ty Nhựa Hà Nội áp dụng hình thức giá trong kinh doanh là : giá bán buôn và giá bán lẻ. Với những khách hàng mua hàng trị giá từ 500 nghìn đồng trở lên thì công ty cho áp dụng giá bán buôn. + Tổ chức công tác thanh toán linh hoạt Công ty tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng bằng cách chấp nhận nhiều hình thức thanh toán khác nhau như : thanh toán bằng tiền mặt, bằng séc, thanh toán chuyển khoản, thanh toán hàng đổi hàng... Về thời hạn thanh toán khách hàng có thể trả ngay, trả chậm trong vòng 1 tháng. Tuỳ theo từng khách hàng khác nhau mà số tiền trả chậm tối đa được qui định khác nhau. Công ty có một đội ngũ những nhà kế toán tài chính dầy dạn kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ vững vàng, luôn đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng trong thanh toán, đảm bảo việc thanh toán nhanh, an toàn và thuận tiện. Với những khách hàng thanh toán chậm công ty tìm hiểu kỹ nguyên nhân. Nếu xét thấy đó là nguyên nhân chính đáng thì công ty sẽ tạo điều kiện cho khách hàng thêm một thời gian nữa (7 ngày). Nếu sau 7 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán được thì công ty mới buộc phải áp dụng những biện pháp cứng rắn. + Giảm cước phí vận chuyển : Để khuyến khich và thu hút được khách hàng đối với công ty ngày càng nhiều, công ty đã áp dụng việc giảm cước phí vận chuyển với những khách hàng mua sản phẩm của công ty với khối lượng lớn. + Bảo hành sản phẩm : Tất cả các sản phẩm của công ty bán ra đều được bảo hành. Trong thời gian bảo hành, mọi sản phẩm có biểu hiện không đảm bảo chất lượng, không đúng qui cách, mọi sai sót kỹ thuật xác định được nguyên nhân do thiếu sót trong sản xuất đều được đổi lại, hoặc giảm giá trong từng trường hợp cụ thể sẽ làm khách hàng vừa ý. Bảo hành sản phẩm không phải là điều gì mới mẻ nhưng mọi doanh nghiệp đều phải áp dụng, thiếu vắng nó sản phẩm sẽ bị thiếu đi một phần sức thuyết phục, khách hàng sẽ cảm thấy thiếu vắng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với sản phẩm của mình. Mặc dù công tác tổ chức bán hàng của công ty chưa phải là hoàn thiện, nhưng bằng sự cố gắng sử dụng một số đòn bẩy kinh tế, tài chính, kết quả là trong năm 2002 công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt được như sau : (xem biểu 4 ). Qua biểu 4 ta thấy : số lượng tiêu thụ các mặt hàng có sự biến động so với kế hoạch, giá bán bình quân một sản phẩm của tất cả các mặt hàng đều giảm. Cụ thể là : - Bộ NT 606 số lượng tiêu thụ kế hoạch là 13463 bộ, nhưng thực tế tiêu thụ được 14.810 bộ, bằng 110% kế hoạch, tăng 1.347 bộ so với kế hoạch. Giá bán bình quân một bộ NT 606 theo kế hoạch là 91800 đồng, thực tế bán 91661 đồng, bằng 99,84% kế hoạch. - Nắp bệt PP II : số lượng tiêu thụ kế hoạch là : 86210 cái, nhưng thực tế tiêu thụ được 88.797 cái, bằng 103% kế hoạch, tăng 2.587 cái so với kế hoạch. Giá bán bình quân một nắp bệt PP II theo kế hoạch bằng 20100 đồng, thực tế bán được 20094 đồng, bằng 99,97% kế hoạch. - Vỏ tắc te : số lượng tiêu thụ kế hoạch là : 11418253 cái, nhưng thực tế tiêu thụ được 11635200 cái, bằng 101,9% kế hoạch, tăng 216947 cái so với kế hoạch. Giá bán bình quân một vỏ tắc te theo kế hoạch bằng 50 đồng thực tế bán được 49 đồng, bằng 98% kế hoạch. - Hộp đĩa CD : Số lượng tiêu thụ kế hoạch là 549586 cái và thực tế tiêu thụ đạt 100% kế hoạch. Giá bán bình quân một hộp đĩa CD theo kế hoạch là 783 đồng, thực tế bán 781 đồng, bằng 99,74% kế hoạch. - Tay vịn ghế tựa : Số lượng tiêu thụ kế hoạch là 20526 cái nhưng thực tế tiêu thụ 20155 cái, đạt 98,19% kế hoạch. Giá bán bình quân 1 tay vịn ghế tựa thực tế giảm so với kế hoạch là 383 đồng, đạt 98,88% kế hoạch. - Vỏ ắc quy Honda (50380 GNS 9020) : số lượng tiêu thụ kế hoạch là 83.473 cái, nhưng thực tế tiêu thụ 83306 cái, đạt 99,79% kế hoạch. Giá bán bình quân một vỏ ắc quy Honda theo kế hoạch là : 5860 đồng, thực tế tiêu thụ 5844 đồng, đạt 99,72% kế hoạch. - Chi tiết xe máy Honda (80101 GN5 2001) : số lượng tiêu thụ kế hoạch là 69942 cái, nhưng thực tế tiêu thụ được 84281 cái, đạt 120,5% kế hoạch. Giá bán bình quân một sản phẩm này theo kế hoạch là 5700 đồng, còn thực tế là 5693 đồng, đạt 99,87% kế hoạch. Đồng thời với số lượng tiêu thụ và giá bán bình quân 1 sản phẩm có sự giao động giữa thực tế với kế hoạch, thì doanh thu tiêu thụ cũng có sự thay đổi. So với kế hoạch đặt ra chỉ có các sản phẩm : Bộ NT 606, nắp bệt PP II, chi tiết xe máy Honda (80101 GN5 9001) là hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra về doanh thu tiêu thụ, còn các sản phẩm : vỏ tắc te, hộp đĩa CD, tay vịn ghế tựa, vỏ ắc quy đều có doanh thu không đạt được như dự kiến (vỏ tắc te doanh thu chỉ đạt 99,71%, hộp đĩa CD đạt 99,76%...). Trên đây là tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, còn nếu ta đem so sánh giữa thực tế tiêu thụ sản phẩm của năm nay so với năm 2001 thì nhận thấy : trong khi giá bán của các loại sản phẩm không có gì biến động lớn thì số lượng sản phẩm tiêu thụ của các mặt hàng đều tăng lên : - Bộ NT 606 tiêu thụ được 14816 bộ, tăng 1611 bộ tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,20%. - Vỏ tắc te tiêu thụ được 11.635.200 cái, tăng 18,91% với số tuyệt đối là 1850922 cái. - Nắp bột PP II tiêu thụ được 88797 cái, tăng 9356 cái tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,77%. - Hộp đĩa CD tiêu thụ được 549586 cái, tăng 6,97% với số tuyệt đối là 35811 cái. - Tay vịn ghế tựa tiêu thụ được 20.155 cái, tăng 2393 cái, tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,47 %. - Vỏ ắc quy Honda (50380 GN5 9020) tiêu thụ được 83.306 cái, tăng 14548 cái, tương ứng với tỷ lệ tăng là : 21,15%. - Chi tiết xe máy Honda (80101 GN5 9001) tiêu thụ được 84.281 cái, tăng 20599 cái, tương ứng với tỷ lệ tăng là : 32,34%. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 5793402426 đồng tăng 637.647.642 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là : 12,37%. Tóm lại : Mặc dù so với năm 2001 thì tình hình tiêu thụ thực tế năm 2002 có tiến bộ hơn và hoàn thành kế hoạch đặt ra, nhưng xét về chi tiết vẫn có những sản phẩm chưa đạt kế hoạch. Và sở dĩ có tình trạng như vậy là do những nguyên nhân cụ thể tác động đến như : Kết cấu mặt hàng bán ra, giá cả... Ta sẽ đi xem xét cụ thể những nhân tố này thông qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm. 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Nhựa Hà Nội. Như ở chương I đã xem xét, việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như : - Số lượng sản phẩm tiêu thụ - Chất lượng sản phẩm tiêu thụ - Kết cấu sản phẩm tiêu thụ - Thị trường tiêu thụ - Giá bán sản phẩm tiêu thụ. ... Nhưng nếu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm mà có thể tính toán được mức độ ảnh hưởng thì trong công thức : n DT = ồ (Si x gi) i=1 Trong đó : DT : Doanh thu tiêu thụ các loại sản phẩm Si : Số lượng sản phẩm tiêu thụ các loại sản phẩm gi : Giá bán bình quân đơn vị của sản phẩm i : Số loại sản phẩm Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố là: - Số lượng sản phẩm tiêu thụ - Kết cấu các loại sản phẩm tiêu thụ - Giá bán bình quân một sản phẩm tiêu thụ. áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta sẽ phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự thay đổi của doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế so với kế hoạch. Ta gọi : DTk, DT1 : là doanh thu các loại sản phẩm kế hoạch và thực tế năm 2001 SlKi, Sl1i : là số lượng sản phẩm i tiêu thụ kế hoạch và thực tế năm 2001. gki, g1i : là giá bán bình quân sản phẩm i kế hoạch và thực tế năm 2001. a) Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ đến sự tăng giảm doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch. Để tính toán được mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm thực đến sự tăng giảm doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch, ta phải cố định nhân tố kết cấu và giá bán ở kỳ kế hoạch. SKi n n Ski SK DTsl = ồ ( S1 ´ –– ´ gki ) - DTk i=1 Sk - ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ của sản phẩm bộ NT 606 đến doanh thu DTsl1 = 12.476.135 x 0,00109 x 91.800 - 1.235.903.400 = 12.484.800đ - ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ của sản phẩm Nắp bột PP II đến doanh thu DTsl2 = 12.476.135 x 0,00704 x 20.100 - 173.282.000 = 32.602.200đ - ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ của sản phẩm Vỏ tắc te đến doanh thu : DTsl3 = 12.476.135 x 9,3275 x 50 - 570.912.650 = 10.943.100đ - ảnh hưởng của số lượng tiêu thụ của sản phẩm Hộp đĩa CD đến doanh thu DTsl4 = 12.476.135 x 0,04489 x 783 - 430.325.838 = 8.196.444đ - ảnh hưởng của số lượng tiêu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0223.doc
Tài liệu liên quan