Đề tài Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120

Để các kiến nghị đưa ra ở trên thực sự phát huy tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, chúng cần phải được kết hợp hài hoà với các điều kiện cụ thể như:

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin đảm bảo chính xác, kịp thời nhanh chóng. Từ kết quả nghiên cứu thị trường, công ty sẽ tổ chức lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính đặc biệt là kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Thường xuyên rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, nội qui trong công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm giữ tín nhiệm của khách hàng và người tiêu dùng. Cụ thể phải thực hiện đúng hợp đồng, có tinh thần trách nhiệm cao đối với khách hàng nghĩa là sản phẩm của công ty phải đủ số lượng, đúng chất lượng, việc cung cấp hàng hoá cho khách hàng phải nhanh chóng thuận tiện.

 

doc46 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiêu thụ sản phẩm và các phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i đã có Quyết định số 1465/TCCB - LĐ đổi tên Nhà máy 120 thành Công ty Cơ khí 120 thuộc Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải với: - Mã số ngành kinh tế kỹ thuật 25. - Trụ sở chính đặt tại: Km 7 - đường Trương Định - phường Giáp Bát - quận Hai Bà Trưng - Hà nội. - Vốn kinh doanh: 4204 triệu VNĐ. Trong đó: + Vốn cố định: 3502 triệu VNĐ. + Vốn lưu động: 702 triệu VNĐ. - Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước. - Giấy đăng ký kinh doanh được cấp theo số 108513 do Trọng tài Kinh tế Nhà nước cấp ngày 11 - 6 - 1993. Trải qua hơn 50 năm kể từ ngày thành lập đến nay, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể phục vụ cho ngành Giao thông Vận tải. Từ năm 1990 đến nay, trong cơ chế thị trường, công ty vẫn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm kết cấu thép để khai thác năng lực hiện có của mình. Nếu tính bình quân sản lượng kết cấu thép đến nay, công ty đã sản xuất mỗi năm từ 800 tấn đến 1000 tấn. Hiện nay công ty đang cố gắng nâng cao giá trị tổng sản lượng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường. 1.2/- Chức năng, nhiệm vụ: Công ty Cơ khí 120 có chức năng nhiệm vụ vô cùng quan trọng là sản xuất sửa chữa phương tiện thiết bị Giao thông Vận tải, sản xuất kết cấu thép, sản xuất sản phẩm công nghiệp khác, và dịch vụ khác nhằm đáp ứng các phương diện về đầu tư cung ứng sản xuất và tiêu thụ cho thị trường. 2/- Đặc điểm quy trình công nghệ và thiết bị máy móc. Phần lớn thiết bị máy móc của Công ty Cơ khí 120 được đưa vào sử dụng từ những năm 60,70 nên đều xuống cấp và hư hỏng nhiều, độ chính xác thấp, không có những thiết bị chuyên dùng để sản xuất sản phẩm kết cấu thép theo quy mô công nghiệp với chất lượng cao phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành giao thông vận tải và các ngành kinh tế khác. Với đặc điểm đó,, Công ty Cơ khí 120 có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm hiện nay như sau: + Tập kết vật liệu hoặc xuất hàng hoặc lưu chuyển sản phẩm từ nơi này sang nơi khác hoặc lắp ráp gồm có một cần cẩu tháp và 1 xe nâng hàng nên năng lực rất hạn chế, năng suất thấp, nhất là khi cần sản xuất nhanh phải thuê cẩu bánh lốp làm chi phí tăng lên. + Tạo phôi rèn với các phôi bulon các loại, rivê, đệm các loại có trong khối lượng sản phẩm kết cấu thép đều được gia công trên các máy búa và máy dập 150 & 250. + Tạo phối kết cấu thép: các loại thép hình chữ L có kích thước 90 trở xuống được cắt bằng máy cắt đột Đức, còn lại là cắt bằng hơi oxy-axetylen sau đó phải bào hoặc mài tay. Tôn tấm có chiều dày từ 8mm trở xuống được cắt bằng máy thái tôn và có thể chuyển sang gia công cơ khí được ngay, còn lại đều phải cắt hơi và chuyển sang phay hoặc bào. Không có khả năng tạo phôi thép hình I, U đặc chủng và phôi cong tròn. + Tạo phôi đúc: Khối lượng rất ít nên gia công ở ngoài. + Gia công cơ khí các chi tiết: gia công được các chi tiết tròn có Dmax=400, Lmax=2000, chi tiết bằng tôn có kích thước lớn nhất là 800x800, độ chính xác không cao, độ bóng bề mặt lớn: 7, độ chính xác lớn nhất là +0,1-0,2. Các sản phẩm nhỏ như bulon các loại, ri-vê đều được gia công trên máy phay, máy bào, máy khoan hiện có. + Lắp ráp các cụm chi tiết bằng hàn được thực hiện trên các máy hàn biến thế nên khả năng điều chỉnh điện áp rất thấp, các mối hàn thường xấu và không đạt yêu cầu kỹ thuật. + Các cụm chi tiết lắp ráp bằng tán được làm trên búa tán hơi ép của Liên Xô. + Kiểm tra chất lượng sản phẩm: chỉ kiểm ra được các kích thước bao, độ cứng của chi tiết nhưng không có khả năng kiểm tra chất lượng bên trong của mối hàn một công nghệ đặc trưng, quan trọng của sản phẩm kết cấu thép. + Làm sạch và sơn: là khâu công nghệ cuối cùng, hiện tại thiết bị sơn còn lạc hậu, chủ yếu là làm bằng thủ công nên chất lượng thấp, mẫu mã chưa đẹp. 3-/ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: Giám đốc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất - kỹ thuật Phó Giám đốc phụ trách nội chính - XDCB Phòng Kinh Doanh Phòng Kế hoạch Vật tư Phòng Kế toán Tài chính Phòng Lao động tiền lương Phân xưởng sửa chữa Phòng Kỹ thuật Phòng KCS Phân xưởng cơ khí Phân xưởng kết cấu Phòng Tổ chức hành chính Ban bảo vệ Dịch vụ * Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý: * Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban: - Giám đốc Công ty có nhiệm vụ tổ chức, điều hành các hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Công ty. - Phòng lao động tiền lương: tham mưu cho giám đốc về công tác lao động tiền lương của công ty. - Phòng kế hoạch - vật tư: tổ chức thực hiện nhiệm vụ của năm kế hoạch và báo cáo giám đốc về tình hình tổ chức sản xuất, tổ chức vật tư của Công ty. - Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm đào tạo và tuyển dụng lao động cho Công ty, phụ trách về đất đai nhà cửa của Công ty, phụ trách về thi đua xét duyệt danh hiệu thi đua cho toàn bộ lao động trong Công ty. - Phòng kế toán - tài chính: Có nhiệm vụ tạo nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý lưu thông tính toán và các quan hệ tín dụng, kế toán sổ sách về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Phòng kỹ thuật: theo dõi sự phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh để nắm được thông tin cần thiết về công nghệ mới, có nhiệm vụ thiết kế sản phẩm sản xuất của Công ty. - Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập kế hoạch bán hàng căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ, làm nhiệm vụ xuất hàng và mua nguyên liệu sản xuất cho Công ty. 4-/ Đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cơ khí 120 Với tốc độ phát triển, tăng trưởng của nước ta, nhu cầu về cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng của thành phố cũng ngày càng tăng. Nhu cầu về sản phẩm kết cấu thép vì thế cũng rất lớn. Khối lượng chế tạo các loại dầm thép cho xây dựng cầu trên các tuyến đường hiện nay có nhu cầu rất lớn, đặc biệt cho giao thông nông thôn (trong những năm tới dự kiến cần đến hơn 50km cầu). Nếu tính khối lượng thì khoảng 60.000 tấn kết cấu thép. Nhu cầu về các sản phẩm kết cấu thép khác trong và ngoài ngành GTVT cũng rất lớn lên đến hàng chục nghìn tấn/năm như: cột điện mạ kẽm 220 Kv, 110 Kv thiết bị phục vụ xây dựng đường bộ, thiết bị phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng,... Nhu cầu của thị trường như vậy cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm kết cấu thép của Công ty Cơ khí là rất lớn. Công ty Cơ khí 120 chọn sản phẩm kết cấu thép chính trong những năm tới là dầm cầu cho giao thông nông thôn, công ty sẽ sản xuất chế tạo các bộ dầm cầu đường bộ cỡ trung bình cho các sở giao thông thuộc các tỉnh, vật liệu chính là các loại thép I, U, L tổ hợp bằng hàn tán. Ngoài ra công ty sẽ sản xuất các loại kết cấu thép sau: - Sản xuất chế tạo và mạ kẽm các loại cột điện 110-150Kv và cột viba. - Sản xuất chế tạo các loại khung nhà xưởng bằng thép có khẩu độ 9-12-15-18m. - Sản xuất chế tạo phần kết cấu thép cho các xe vận tải chở container, xe du lịch và xe rơ moóc 4-6 tấn. Với cơ cấu sản phẩm như vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty có những tác động nhất định. Khách hàng chủ yếu của công ty là các doanh nghiệp Nhà nước khác, việc tiêu thụ sản phẩm chủ yếu thông qua ký hợp đồng sản xuất sản phẩm. Mọi phương thức thanh toán được ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, khách hàng là doanh nghiệp Nhà nước, được Nhà nước cấp vốn nên vấn đề thanh toán của khách hàng đối với doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, bị động, việc thu hồi vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, việc sản xuất sản phẩm hiện nay chi phí còn cao do nhiều lúc phải thuê ngoài gia công nên doanh thu tiêu thụ sản phẩm chưa cao, sản phẩm tiêu thụ có độ chính xác chưa cao đôi khi cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty. 5/- Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cơ khí 120 trong một số năm gần đây. Ta có thể xem xét tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cơ khí 120 qua các chỉ tiêu dưới đây: Biểu 1 - Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cơ khí 120 từ năm 1999 đến 2001. Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ 8.837 9.232 11.495,33 Tổng doanh thu 10.811 11.964,06 14.848,69 Lợi nhuận 82,5 235,61 285,55 Qua số liệu trên, ta thấy doanh thu, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng qua 3 năm chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển. Là một công ty trực thuộc tổng công ty Cơ khí GTVT, nhưng bằng sự nỗ lực của mình, trong những năm gần đây, công ty đã mạnh dạn chủ động tìm kiếm bạn hàng và không ngừng nâng doanh thu về sản xuất sản phẩm kết cấu thép, sản phẩm mạ trong tổng doanh thu là những mặt hàng chính của công ty, tạo sự vững chắc và ổn định trong cơ cấu mặt hàng bằng cách sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau ngoài các mặt hàng chính trên tuỳ theo việc ký hợp đồng. Điều này cũng có nghĩa là công ty ngày càng củng cố việc kinh doanh bằng cách làm cho doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào những mặt hàng sản xuất chính. Năm 1999, công ty đã chủ động mở rộng thị trường, sản xuất nhiều mặt hàng mới như thiết bị dây chuyền tuyển cát xuất khẩu, chế tạo nhiều loại cột điện, cột thông tin. Tổng số nộp ngân sách lớn, công ty đã tăng cường đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới kỹ thuật cố gắng đáp ứng nhu cầu thị trường. Do sản lượng ổn định, công nhân có việc làm, thu nhập được nâng cao (năm 2000 so với năm 1999 đạt 116%). Với số vốn được Nhà nước giao từ những năm 70, 80 đến năm 1999 là quá nhỏ nên rất hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với số vốn lưu động được Nhà nước cấp là 444 triệu đồng, công ty phải vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Mặc dù vậy, công ty vẫn đảm bảo nộp đủ thuế vào ngân sách Nhà nước, trả nợ ngân hàng đúng hạn, hệ số khả năng thanh toán luôn đảm bảo lớn hơn 1. Công ty cũng có uy tín tốt với ngân hàng, chưa bao giờ phải chuyển nợ quá hạn. Do đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã được tổng công ty Cơ khí GTVT duyệt dự án đầu tư và xây dựng xưởng sản xuất kết cấu thép 6000 tấn/năm, với tổng mức vốn đầu tư là 29 tỷ đồng. Từ định hướng trên, công ty đã đầu tư mua một số máy hàn mới kỹ thuật cao để tăng năng lực sản xuất, chế tạo được sản phẩm mới là dầm cầu nông thôn phục vụ ngành GTVT. Đồng thời trong năm 2000, công ty đã tham gia đấu thầu để sản xuất cột điện tại Đà Nẵng. Qua hội nghị đấu thầu, công ty đã xác định được vị trí của mình và sẽ cố gắng vươn lên để đủ sức cạnh tranh với các đơn vị sản xuất cơ khí trong nước. Do nhiều cố gắng nên giá trị sản lượng năm 2001 so với năm 2000 của công ty đạt 125%, tổng doanh thu đạt 124%, hiệu quả kinh doanh có lãi, nộp ngân sách cao hơn năm trước. Năm 2000, công ty đã được Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản xác định là đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn Nhà nước giao nên đã quyết định cấp vốn lưu động cho công ty với số vốn là 700 triệu đồng. Nhờ sản xuất ổn định và phát triển nên đã giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên, thu nhập và đời sống người lao động được nâng cao (thu nhập năm 2001 so với năm 2000 đạt 138%), tổng số nộp ngân sách Nhà nước năm 2001 so với năm 2000 đạt 146%. Tuy nhiên, công ty cũng gặp nhiều khó khăn nhất là vốn để đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tạo thêm nhiều việc làm, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. II/- Thực trạng tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120. 1/- Tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120 trong năm 2000. Trong điều kiện cơ chế thị trường mặc dù ngành sản xuất cơ khí gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty Cơ khí 120 vẫn đảm bảo duy trì sản xuất và phát triển. Trong những năm gần đây, công ty đã chủ động mở rộng thị trường, sản xuất thành công nhiều mặt hàng mới đạt hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại kết cấu thép, mạ và bulon. Bằng sự nỗ lực của mình, vượt lên khó khăn trong cơ chế thị trường, công ty Cơ khí 120 đã chủ động tìm kiếm bạn hàng, ký kết hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác tiêu thụ sản phẩm năm 2000. Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm chính trong năm 2000 hầu hết đều tăng cao hơn so với các năm trước. Đồng thời, doanh nghiệp cũng củng cố cơ cấu mặt hàng cho thích ứng hơn với nhu cầu thị trường trên cơ sở thế mạnh về kỹ thuật của mình, góp phần làm tăng doanh thu hơn nữa cho công ty. Điều này được thể hiện rõ trong bảng sau: Biểu 2: Kết quả tiêu thụ sản phẩm năm 2000 của Công ty Cơ khí 120. STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Tiêu thụ trong kỳ Doanh thu tiêu thụ trong kỳ (triệu đồng) Lợi nhuận 1 Kết cấu thép Tấn 952,63 5.583,28 14,31 2 Sản phẩm mạ Tấn 1.036,3 4.456,1 87,37 3 Bulon Tấn 82,02 1.053,96 30,69 4 Lắp ráp xe máy Chiếc 1.240 79,98 7,27 5 Sản xuất thùng ben Chiếc 20 245,46 18,18 6 Sửa chữa ôtô 88,84 5,03 7 Sản phẩm khác 167,25 7,04 Tổng cộng 11.674,870 169,89 Bảng trên cho thấy, trong công tác tiêu thụ năm 2000, công ty đã tiêu thụ hết sản phẩm, khâu tồn kho được giải quyết. Do doanh nghiệp luôn quán triệt nguyên tắc chỉ sản xuất khi ký được hợp đồng tiêu thụ nên hàng hoá sản xuất ra được tiêu thụ hết trong năm. Qua bảng trên, ta cũng thấy rõ xu hướng của công ty đang chuyển mạnh cơ cấu sản phẩm thích ứng hơn với thị trường, đồng thời có khả năng chủ động trong sản xuất và ký kết hợp đồng như sản xuất kết cấu thép, mạ, bulon hay sản xuất thùng ben ôtô. Trong năm, công ty cũng đã ký được nhiều hợp đồng sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, góp phần ổn định sản xuất và đảm bảo doanh thu của công ty. Tổng doanh thu tiêu thụ năm 2000 đạt 11.667,87 triệu đồng, tăng hơn so với năm 1999. Doanh thu về sản phẩm kết cấu thép đạt 5.583,28 triệu, lớn nhất so với các sản phẩm khác nhưng do chi phí quá cao nên chỉ đạt 14,31 triệu đồng lợi nhuận thấp hơn nhiều so với sản phẩm mạ thấp hơn là 4.456,1 triệu đồng. Việc sản xuất bulon và thùng ben cũng đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho công ty. Như vậy với những sản phẩm truyền thống như ở trên, với cơ cấu mặt hàng ngày càng thích ứng với nhu cầu tiêu thụ, cùng với sự cố gắng của phòng kinh doanh cũng như các phòng ban khác của công ty, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tương đối đạt hiệu quả, hàng hoá tiêu thụ được nhanh chóng, doanh thu tiêu thụ ngày càng cao, lợi nhuận cũng cao hơn tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường sang những khu vực mới với những khách hàng mới, khẳng định sự tồn tại của mình trong cơ chế mới đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây. 2-/ Tình hình tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120 trong năm 2001. 2.1/- Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ năm 2001. Hầu hết các doanh nghiệp thành công đều bắt đầu bằng 1 kế hoạch. Để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, mỗi doanh nghiệp đều phải lập ra hàng loạt các kế hoạch liên quan đến kinh doanh, trong đó có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là một mảng của kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Thực chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán trước số lượng sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá bán sản phẩm kỳ kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sản phẩm sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chính xác, cụ thể, có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp trong việc giúp cho sản phẩm tiêu thụ được dễ dàng, thuận lợi. Ngược lại, nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sẽ bị động, tiêu thụ không phù hợp với sản xuất, cung không phù hợp với cầu, sản xuất diễn biến thất thường, mất cân đối, xa rời thực tế, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm là điều cần thiết cho mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Tuỳ vào tình hình cụ thể mà mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch tiêu thụ sao cho phù hợp với mình nhất, đem lại hiệu quả cao nhất. Với đặc điểm của công ty Cơ khí 120 là sản phẩm tiêu thụ chủ yếu theo hợp đồng nên công ty đã chọn ra cho mình một phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm như sau Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty thường được lập cho cả năm và theo từng quý. Công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm căn cứ chủ yếu vào các hợp đồng, đơn đặt hàng mà công ty đã ký kết trước thời điểm lập kế hoạch. Đồng thời công ty cũng căn cứ vào nhu cầu của thị trường, định mức kinh tế kỹ thuật và kết quả phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ở kỳ trước để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Kế hoạch tiêu thụ hàng quý được lập dựa vào kế hoạch tiêu thụ của cả năm nhưng thường có sự điều chỉnh cho phù hợp khi có các hợp đồng mới được ký kết trong quý. * Nội dung kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120 năm 2001 được lập như sau: STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Nhập trong kỳ Tiêu thụ trong kỳ Tồn cuối kỳ Giá bán (nghìn đồng) Doanh thu (triệu đồng) 1 Kết cấu thép Tấn 1.500 1.450 50 5.800 8.410 2 Sản phẩm mạ Tấn 700 700 4.300 3.010 3 Bulon Tấn 100 95 5 12.000 1.140 4 Lắp ráp xe máy Chiếc 800 800 65 52 5 Sản xuất thùng ben Chiếc 15 15 125.000 1.825 6 Sản phẩm khác triệu đồng 450 450 450 Tổng cộng 14.937 Lập được kế hoạch như trên, công ty đã căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh năm trước, các hợp đồng kinh tế đã ký và kết quả dự đoán nhu cầu thị trường năm kế hoạch. Kết cấu mặt hàng theo kết hoạch không có gì thay đổi. Các sản phẩm kết cấu thép, sản phẩm mạ và bulon là sản phẩm chính của công ty, còn các sản phẩm khác như: Sửa chữa ôtô, xe máy, sản xuất thùng ben ... thì công ty gộp vào mục sản phẩm khác và không có kế hoạch về mặt số lượng. Về giá bán kế hoạch, công ty dự kiến căn cứ vào giá bán sản phẩm cuối năm 2000 và tình hình giá cả trên thị trường. Doanh thu tiêu thụ trong kỳ được tính bằng cách nhân số sản phẩm ở cột tiêu thụ trong kỳ với số liệu tương ứng ở cột giá bán. Tuy nhiên, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty còn phụ thuộc vào các hợp đồng được ký trong năm thực hiện kế hoạch, do đó, công ty còn lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo quý. Ta có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quý IV năm 2001 của công ty như sau: Biểu 4: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm quý IV năm 2001. Đơn vị tính: 1000đ STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Đơn giá Số lượng Giá thanh toán VAT Doanh thu 1 Cầu địa phương Nhịp 400.000 2 800.000 72.727 727.273 2 Sản xuất và mạ cột điện Tấn 10.200 232 2.369,47 215.406 2.154.064 3 Tiếp địa 110KV Tấn 9.600 9,38 90.058 8.187 81.871 4 Dây chuyền lắp ráp xe máy IKD Bộ 550.000 1 550.000 50.000 500.000 Tổng cộng 3.809.528 346.321 3.463.207 Xem xét tình hình lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120 ta có nhận xét: do sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm có giá trị lớn đồng thời sản phẩm tiêu thụ chủ yếu theo hợp đồng nên việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty khá phức tạp. Mặt khác do công tác nghiên cứu thị trường của công ty chưa được chú trọng nhiều nên công ty chưa nắm bắt kịp thời được những diễn biến phức tạp của nhu cầu thị trường về sản phẩm kết cấu thép nên con số kế hoạch đưa ra chỉ là tương đối, khó phù hợp thực tế. Để thấy rõ điều này, ta cần nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ năm 2001 của công ty Cơ khí 120 một cách cụ thể. 2.2/- Tình hình thực tế thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120 trong năm 2001. Với phương thức bán hàng chủ yếu là thông qua hợp đồng kinh tế, tham gia đấu thầu để ký hợp đồng, công ty luôn cố gắng trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường. Trong năm 2001, công ty cũng đã ký được các hợp đồng với các khách hàng ở xa Hà Nội như Đà Nẵng, Vinh, Nha Trang, Đồng Hới... Do có đội vận tải riêng nên công ty cũng đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá tới tận chân công trình với chi phí thấp nhất so với thị trường. Trong công tác thanh toán, mặc dù công tyáp dụng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản... nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn do bạn hàng chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước cấp vốn nên việc thanh toán thường chậm trễ, vốn bị chiếm dụng nhiều. Cũng do thiếu vốn nên công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm còn gặp nhiều hạn chế ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm làm doanh thu đem lại chưa cao. Ta hãy xem kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty: Biểu 5: Tình hình thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120 trong năm 2001. STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Nhập Tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ (triệu đồng) Chi phí kinh doanh Lợi nhuận Tồn 1 Kết cấu thép Tấn 1.324,6 1.324,6 7.699,2 7.728,8 -29,6 2 Sản phẩm mạ Tấn 758,6 758,6 3.256,06 3.192,22 63,84 3 Bulon Tấn 89,32 89,02 1.080,04 1.033,5 46,54 0,29 4 Lắp ráp xe máy Chiếc 800 800 51,04 44,46 6,5 5 Sửa chữa ôtô Triệu 246,8 227,3 9,5 6 Dây chuyền lắp ráp xe máy IKD Bộ 1 1 500 480,2 19,8 7 Sản xuất thùng ben Chiếc 10 10 135,8 128,11 7,69 8 Sản phẩm khác Triệu 337,96 325,91 12,05 Tổng cộng 13.306,9 13.170,5 136,4 Qua biểu trên ta thấy trong năm 2001, công ty vẫn duy trì được sản phẩm truyền thống của mình như sản phẩm kết cấu thép, mạ, bulon. Trong đó sản phẩm kết cấu thép chiếm số lượng cao nhất (1.324,6 tấn) nhưng do máy móc không làm được một số loại chi tiết nên phải thuê ngoài gia công làm chi phí tăng lên quá cao (7.728,8 triệu đồng), doanh thu đạt 7.699,2 triệu nhưng vẫn không đủ bù đắp làm cho việc sản xuất kết cấu thép của doanh nghiệp bị lỗ 29,6 triệu làm ảnh hưởng đến doanh thu toàn doanh nghiệp. Việc sản xuất sản phẩm mạ chỉ bằng 1 nửa so với sản phẩm kết cấu thép (758,6 tấn) nhưng do công ty đã có bể mạ nên đã đạt được doanh thu là 3.256,06 triệu đồng, thu lợi nhuận 63,84 triệu đồng bù đắp một phần cho sản phẩm kết cấu thép. Sản phẩm bulon cũng đem lại doanh thu 1.033,5 triệu đồng và đạt lợi nhuận 46,54 triệu. Đây là một cố gắng lớn của công ty mặc dù một số chi tiết cũng phải thuê ngoài gia công nhưng chi phí là không đáng kể nên đã thu được lợi nhuận cao. Trong năm 2001, công ty cũng đã ký được hợp đồng sản xuất dây chuyền lắp ráp xe máy IKD. Điều này cũng góp phần làm cho doanh thu tăng thêm 500 triệu đồng và đem lại lợn nhuận là 19,8 triệu đồng. Việc sản xuất các sản phẩm khác và lắp ráp xe máy cũng đem lại doanh thu đáng kể cho công ty làm lợi nhuận tăng lên. Tổng cộng là trogn năm 2001, toàn bộ doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt 13.306,9 triệu đồng với lợi nhuận đạt 136,4 triệu. Ta có: = x100% = x100% = 1,03% Tỷ suất doanh lợi doanh thu của công ty là chưa cao lắm chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty chưa cao do chi phí sản xuất kinh doanh của công ty còn khá cao. Để làm sáng tỏ điều này, ta hãy xem việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong năm 2001 và so với kết quả thực hiện của năm 2000, từ đó biết được hiệu quả sản xuất kinh doanh có tăng hay không. 3/- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty Cơ khí 120 trong năm 2001 Với quy mô không lớn lắm, tiềm lực tài chính, quy mô vật chất, kỹ thuật còn hạn chế nhưng bằng sự nỗ lực cố gắng trong sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong công tác tiêu thụ sản phẩm, công ty Cơ khí 120 đã thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong năm 2001 khá tốt. Nếu đem so sánh với kết quả tiêu thụ năm 2000 và tình hình lập kế hoạch của công ty năm 2001 thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty có thực sự cao hay không, ta hãy nghiên cứu phân tích từng trường hợp. 3.1/- So sánh tình hình thực tế tiêu thụ sản phẩm năm 2001 với kết quả tiêu thụ năm 2000 Xem xét vấn đề này, ta có kết quả: + Năm 2001, công ty đã tiêu thụ được 1.324,6 tấn kết cấu thép, tăng 371,97 tấn so với năm 2000 (tỷ lệ tăng:28,08%) doanh thu về sản phẩm kết cấu thép cũng tăng cao nhưng do chi phí về sản xuất sản phẩm này quá cao nên việc sản xuất sản phẩm kết cấu thép đã làm công ty bị lỗ 29,6 triệu đồng, gây ảnh hưởng không tốt đến tổng doanh thu của công ty. + Sản phẩm mạ năm 2001 đạt 758,6 tấn, giảm đi so với với năm 2000 là 277,7 tấn (tỉ lệ giảm 26,8%) làm cho doanh thu về sản phẩm này trong năm 2001 cũng giảm, chỉ đạt 3.19,22 triệu đồng trong khi doanh thu về sản phẩm này năm 2000 là 4.456,1 triệu đồng. + Sản phẩm bulon năm 2001 tiêu thụ được 89,03 tấn, tăng hơn so với năm 2000 là 7,01 tấn (tỉ lệ tăng 7,9%). Doanh thu về sản phẩm bulon năm 2001 đạt 1.080,04 triệu với lợi nhuận là 46,54 triệu tăng hơn so với năm 2000 là 15,85 triệu (tỉ lệ tăng: 34,06%). Điều này chứng tỏ việc sản xuất bulon của công ty đạt hiệu quả cao hơn so với năm 2000. + Lắp ráp xe máy năm 2001 giảm đi so với năm 2000 là 440 chiếc làm cho doanh thu tiêu thụ cũng giảm (chỉ đạt 51,04 triệu) so với năm 2000 là 28,94 triệu đồng (tỉ lệ giảm : 36,2%) và lợi nhuận về sản phẩm này cũng giảm chỉ còn 6,5 triệu đồng. + Việc sản xuất và tiêu thụ thùng ben của công ty năm 2001 chỉ được 10 chiếc, giảm 1 nửa so với năm 2000, với doanh thu tiêu thụ sản phẩm đạt 135,8 triệu đồng (con số này chỉ giảm so với năm 2000 là 109,66 với tỉ lệ giảm là 45%) nhưng lợi nhuận về sản phẩm này chỉ đạt 7,69 triệu giảm 57,7% so với năm 2000 chứng tỏ việc sản xuất thùng ben là chưa hiệu quả so với năm 2000. + Trong năm 2001, công ty đã thức hiện dịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0324.doc
Tài liệu liên quan