Lời mở đầu 1
Chương 1 : tiêu thức đánh giá và Các yếu tố ảnh hưởng 3
1.1.Khái niệm về cạnh tranh của sản phẩm 3
1.2. Các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm 5
1.2.1. Chất lượng sản phẩm hàng hoá 5
1.2.2. Giá cả sản phẩm 5
1.2.3. Mẫu mã của sản phẩm 7
1.2.4.Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán 7
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm 8
1.3.1.Các nhân tố thộc về nội bộ doanh nghiệp 8
1.3.1.1.Công nghệ 8
1.3.1.2.Nguồn nhân lực 9
1.3.1.3.Uy tín, thương hiệu của sản phẩm 10
1.3.1.4.Nguồn lực về tài chính 10
1.3.2.Các nhân tố thuộc về môi trường 11
1.3.2.1.Nhu cầu của khách hàng 11
1.3.2.2. áp lực của sản phẩm cạnh tranh 11
1.3.2.3.Các chính sách vĩ mô của chính phủ 12
chương 2 : Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Giầy Dép Việt Nam qua các tiêu thức trên. 13
2.1.Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày dép Việt Nam 13
2.1.1.Tình hình sản xuất 13
2.1.2.Tình hình tiêu thụ 15
2.2.Các tiêu chí đánh gía khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam 18
2.2.1.Chất lượng sản phẩm 18
2.2.2.Giá thành 18
2.2.3.Kiểu dáng, mẫu mã 19
2.2.4.Dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán 20
2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu kém của sản phẩm giầy dép Việt Nam 20
2.3.1.Về thiết bị công nghệ và nhà xưởng 20
2.3.2.Về lao động 21
2.3.3.Về nguồn nguyên liệu 21
2.3.4.Về chính sách thuế 22
2.3.5.Xu hướng hội nhập kinh tế 22
31 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính sách tài chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán với khách hàng. Sau khi bán hàng, phải có những dịch vụ như bao bì và giao hàng đến tận tay người mua, các dịch vụ bảo hành, sửa chữa hàng hoá…Những dịch vụ này nhằm tạo sự tin tưởng, uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên để các dịch vụ trên phát huy được hiệu quả, doanh nghiệp cần cung cấp một cách nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời nhất….Hiện nay, các doanh nghiệp còn sử dụng rất rộng rãi các biện pháp như:tổ chức các chương trình khuyến mại, chiết khấu hàng hoá khi mua với số lượng lớn, tăng gía..nhằm thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm các nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp và các nhân tố thuộc về môi trường. Dưới đây xin nêu một vài nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
1.3.1.Các nhân tố thộc về nội bộ doanh nghiệp
1.3.1.1.Công nghệ
Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp của rất nhiều các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loại sản phẩm hoặc một loại dịch vụ nào đó.
Thế kỷ XX là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết. Những ví dụ thường được dẫn ra với sự xuất hiện của điện tử, tin học và công nghệ sinh học.
Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hoặc hoàn thiện hơn. Do vậy, các doanh nghiệp phải tính tới sự tác động của môi trường công nghệ mà có thái độ ứng xử phù hợp. Bước sang thế kỷ XXI, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Thời đại kinh tế tri thức sẽ thay thế thời đại công nghiệp. Vậy thì các doanh nghiệp phải có đường đi nước bước như thế nào? là câu hỏi không phải dễ trả lời.
1.3.1.2.Nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghiã quan trọng đối với cơ cấu sản xuất, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của sản phẩm.Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm . Cho dù trình độ khoa học công nghệ có hiện đại đến đâu thì nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động tới chất lượng các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động dịch vụ . Trình độ chuyên môn, tay nghề kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, phát triển hơn nữa nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng công nghiệp, kinh tế và là yếu tố để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, người lao động khéo léo, chăm chỉ, tiền công tiền lương của lao động lại rất thấp. Đó là một lợi thế trong cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực càng rẻ không còn là một lợi thế so sánh của các doanh nghiệp Việt Nam nữa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chính sách nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp của giám đốc, nâng cao trình độ tay nghề của lao động,trình độ và kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin, chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các hình thức khuyến khích lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần nâng cao năng suất lao động, khả năng sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.1.3.Uy tín, thương hiệu của sản phẩm
Uy tín doanh nghiệp, thương hiệu của những sản phẩm là những tài sản vô hình rất quan trọng của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp tạo nên sự tin cậy của các nhà cung ứng, và sự tin tưởng của khách hàng. Điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán như: quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã bằng văn bản hoặc bằng miệng hay thanh toán với các hình thức như bán trả góp, bán chịu, bán gối đầu…Do vậy uy tín của doanh nghiệp trở thành sắc bén trong cạnh tranh, tạo cơ hội mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Cùng với uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó. Một thương hiệu mạnh có thể giúp cho các doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành. Thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần của sản phẩm trên thị trường càng cao. Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều tiết thị trường, định gía cao hơn, chi phối làm cho các đối thủ phải nản lòng khi muốn chia thị phần với họ. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh. Đây là một công việc rất khó khăn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp.
1.3.1.4.Nguồn lực về tài chính
Khả năng về tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn,khả năng thanh toán…Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị …Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
1.3.2.Các nhân tố thuộc về môi trường
1.3.2.1.Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá đó trên thị trường. Cầu của sản phẩm tăng tạo cơ hội cho sản phẩm đó tăng doanh số tiêu thụ, tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất. Ngược lại, cầu giảm dẫn tới cạnh tranh khốc liệt để các doanh nghiệp giữ được phần thị trường đã chiếm lĩnh. Đe doạ mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp có sản phẩm không có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Mặt khác nhu cầu và thị hiếu của khách hàng luôn luôn thay đổi nên các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo giữ gìn và mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường.
1.3.2.2. áp lực của sản phẩm cạnh tranh
Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá đó trên thị trường. Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thoả mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng thêm, giá trị cảm nhậ hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó và người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua các giá trị đó. Đe doạ mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp có sản phẩm không có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Mặt khác nhu cầu và thị hiếu của khách hàng luôn luôn thay đổi nên các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị hiếu của khách hàng từ đó có các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo giữ gìn và mở rộng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
1.3.2.3.Các chính sách vĩ mô của chính phủ
Cùng với các nhân tố về nhu cầu khách hàng, áp lực của sản phẩm cạnh tranh (sản phẩm thay thế, các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm:
- Hệ thống luật pháp.
- Hệ thống chính sách thuế, chính sách về tiền tệ và tỷ giá hối đoái, các quy định về mức lãi xuất…
Chính phủ cần hoàn chỉnh các chính sách này nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm hướng ra xuất khẩu.
chương 2 : Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Giầy Dép Việt Nam qua các tiêu thức trên.
Ngành da giầy Việt Nam đã được khai sinh từ cách đây hơn 500 năm và có bề dày lịch sử khá phong phú. Tuy nhiên đến năm 1987,ngành gia dày Việt Nam mới thực sự trở thành ngành kinh tế kỹ thuật độc lập. Sau 15 năm đổi mới, tuy đã có những lúc thăng trầm, nhưng nhìn chung ngành da giày vẫn có sự tăng trưởng thường xuyên và đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam từng bước chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, da giày trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu và có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Giầy dép là mặt hàng chủ lực của ngành da giầy Việt Nam. Do đó, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng giày dép Việt Nam trở lên hết sức cấp thiết trong quá trình hội nhập nền kinh tế.
2.1.Tổng quan về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giày dép Việt Nam
2.1.1.Tình hình sản xuất
Cho đến nay, các doanh nghiệp quốc doanh vẫn đóng vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế kỹ thuật này. Tổng năng lực sản xuất đạt 48,528 triệu đôi giày dép. Tuy nhiên những năm gần đây, ngành da giầy đã chứng kiến sự lên ngôi của các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài(FDI). Với lợi thế về vốn, công nghệ, lại chủ động về thị trường, nên các doanh nghiệp này tăng nhanh sản lượng, kiểm soát tới 50-65% sản lượng giầy xuất khẩu của Việt Nam
Cơ cấu sản phẩm theo loại hình doanh nghiệp (Đơn vị:1000 đôi)
Chủng loại
sản phẩm
DNquốc doanh
DN ngoài
quốc doanh
DN 100% vốn nước ngoài
DN liên
doanh
Tổng sản
phẩm
Giầy thể thao
42547
28226
141537
12888
225200
Giầy vải
39820
8106
10106
5167
63200
Giầy gia
36305
12895
0
0
49200
Các loại
khác
14054
26124
8955
13227
62400
123000
76760
168080
32080
400000
(Nguồn:dự thảo kế hoạch tiếp thị xuất khẩu giầy dép 2001-2010)
Do đặc thù của ngành, năng lực sản xuất cũng có sự khác nhau giữa các khu vực. Sản xuất của ngành thời gian qua tập trung tại ba khu vực chính. Khu vực đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh lân cận có ưu thế nằm trên các trục giao thông thuận tiện, khả năng huy động lao động dễ dàng. Khu vực này hiện chiếm khoảng 19,3% năng lực sản xuất giầy và đồ gia cả nước, 19,7% sản phẩm da thuộc và 14,1% đế giày. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long với tam giác kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai chiếm tới 76% năng lực sản xuất giầy, 73,6% năng lực thuộc da và 84,6% năng lực sản xuất đế giày. Đây được xem là khu vực lý tưởng với nhiều ưu điểm: giao thông, cầu cảng thuận lợi, các khu công nghiệp đã được đầu tư sẵn,lực lượng lao động dồi dào,năng động, môi trường đầu tư hấp dẫn và nhiều ưu đãi. Khu vực miền Trung, từ Thừa Thiên-Huế đến Khánh Hoà, chiếm3,7%, 6,7% và 1,3% năng lực sản xuất giầy, thuộc da và sản xuất đế giày. Khu vực này có một ưu điểm nổi trội là giá nhân công rất rẻ, mặt bằng sản xuất tốt, song lại có bất lợi là cơ sở hạ tầng kém phát triển
SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT DA - GIẦY CỦA VIỆT NAM 2001 - 2003
Nguồn: tạp chí thương mại
Đơn vị tớnh: triệu đụi
Sản phẩm
2001
2002
2003
1
Giầy vải
37,79
189,43
1.000.000,00
2
Cỏc loại khỏc
76,43
71,71
1.000.000,00
3
Giầy thể thao
138,30
31,43
100.000,00
4
Giầy nữ
69,50
67,43
10.000,00
Tổng số
322,02
360,00
2.110.000,00
Trong tương lai châu á tiếp tục chiếm phần áp đảo về sản xuất da giầy của thế giới với 75% sản lượng. Các chuyên gia kinh tế cho rằng sản lượng da giày Việt Nam sẽ gia tăng tương ứng, nhất là khi nhu cầu giày dép trên thế giới đã gia tăng trở lại sau thời điểm khủng hoảng 1997-1998. Bởi vậy, vấn đề nâng cao sản lượng và năng lực xuất khẩu của ngành da giầy sẽ vẫn nhận được mối quan tâm hàng đầu và sự hỗ trợ cần thiết của Chính phủ Việt Nam trong thời gian tới.
2.1.2.Tình hình tiêu thụ
* Thị trường trong nước
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thiết yếu về ăn mặc được tăng cao, tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước. Tuy nhiên, do chưa tập trung khai thác và đáp ứng thị hiếu của số đông, nên hàng năm chỉ có khoảng 6-8 triệu đôi giầy da và 20 triệu đôi giầy nữ, giày vải, giầy thể thao…được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trong khi đó, giầy dép Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú được bán với giá rẻ do nhập lậu, trốn thuế đã khiến cho giày dép Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt và tỏ ra yếu thế trên sân nhà.
* Thị trường quốc tế
Cùng với quá trình mở cửa hôị nhập kinh tế quốc tế hướng về xuất khẩu, sản phẩm giày dép đã từng bước trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (đứng vị trí thứ 4 sau dầu thô, dệt may và thủy sản) góp phần đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu giày dép (sau Trung Quốc,Hồng Kông và Italia). Trong đó, giày thể thao là mặt hàng xuất khẩu chủ lực chiếm trên 60% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành, tiếp đến là giày nữ trên 20%, giầy vải trên 10%.Thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam là liên minh châu âu(EU), chiếm 85% số lượng giày dép xuất khẩu và khoảng 35% tổng giá trị xuất khẩu của nước ta vào thị trường này,kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU luôn đạt trên 1 tỷ USD , năm 2003 đạt tới 1,6 tỷ USD. Ngoài thị trường EU, 15% số lượng giày dép xuất khẩu còn lại của Việt Nam vào Nhật Bản, Mỹ và một số nước khác. Cũng giống như EU, Mỹ và Nhật Bản là những thị trường đầy tiềm năng với sức mua lớn. Hàng năm Mỹ nhập khoảng 1,3 tỷ đôi giầy. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào Mỹ cũng được tăng lên trong những năm gần đây
XUẤT KHẨU GIẦY DẫP CỦA VIỆT NAM THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2003
Đơn vị tớnh: triệu USD
Thành phần kinh tế
Giỏ trị
Doanh nghiệp nhà nước
454.544.545,00
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
4.545.454,00
Liờn doanh
54.545,00
100% Vốn nước ngoài
545.454,00
Cụng ty cổ phần
45.454,00
Nguồn: VNECONOMY.com
Một thuận lợi khác nữa của giầy dép Việt Nam đó là Việt Nam có những bạn hàng truyền thống rất quan trọng tại châu âu là Pháp và Đức đây là 2 quốc gia lớn và có tiếng nói quan trọng tại EU do vậy hàng hoá của chúng ta xuất khẩu sang EU đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của EU :Được hưởng ưu đãi trong khuôn khổ GSP , không hạn chế nhập khẩu bằng hạn nghạch … Chính vì vậy trong thời gian qua xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào thị trường EU năm sau luôn cao hơn năm trước , ngay cả sang năm nay – năm 2005 , giầy dép Việt Nam bị điều tra bán phá giá nhưng những tháng gần đây xuất khẩu giầy dép Việt Nam sang thị trường EU có những tín hiệu đáng mừng :
- Tại Pháp : Do nhiều nguyên nhân khác nhau tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu giầy dép Việt Nam nên 5 tháng đầu năm 2005 kim nghạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Pháp giảm trung bình tới 24% so với cùng kỳ năm 2004, nhưng xuất khẩu sang Pháp trong tháng 7 đã tăng 18,72% so với cùng kỳ , đạt 14,59 USD . Kim nghạch xuất khẩu giầy thể thao và giầy có mũ bằng nguyên liệu dệt sang thị trường Pháp thang 8/2005 tăng mạnh đã đẩy kim nghạch xuất khẩu giầy dép sang Pháp tăng gần 90% so với cùng kỳ năm 2004 .
- Tại Đức : Đức là cửa ngừ quan trọng để Việt Nam tiếp cận và đưa hàng sang toàn khu vực Đụng Âu. Cỏc doanh nghiệp cần tớch cực tham gia cỏc hội chợ tại Đức để tỡm hiểu thị hiếu, bắt kịp những thay đổi của thị trường và tỡm kiếm đối tỏc kinh doanh trong khu vực này.
Kim ngạch xuất khầu giày dộp của nước ta sang thị trường Đức trong 5 thỏng năm 2005 đó liờn tục bị giảm rất mạnh (-28%) so với cựng kỳ năm 2004. Tuy nhiờn, mức độ giảm sỳt trong thỏng 6 và thỏng 7 đó chậm lại, chỉ giảm tương ứng 5,43% và 10,79% so với cựng kỳ năm 2004. Đến thỏng 8/05, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 26 triệu USD đó tăng 6,73% so với cựng kỳ năm 2004. Đõy là lần đầu tiờn xuất khẩu sang Đức tăng kể từ năm 2003 đến nay.
Biểu đồ thể hiện mức XK giầy da sang các nước Châu Âu
XUẤT KHẨU GIẦY DẫP CỦA VIỆT NAM THEO QUỐC GIANĂM 2003
Đơn vị tớnh: triệu USD
Quốc gia
Giỏ trị
Đài Loan
4.545,00
Anh
45.454,00
Đức
5.454,00
Phỏp
54.545,00
Hàn Quốc
54.563,00
2.2.Các tiêu chí đánh gía khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam
2.2.1.Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất do nhiều yếu tố quyết định như: chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng hoạt động của máy móc thiết bị, tình trạng ổn định của công nghệ chế tạo và đặc biệt là chất lượng của đội ngũ lao động. Đối với sản phẩm giày dép Việt Nam, chất lượng chưa thể là nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh bởi rất nhiều hạn chế: hạn chế về chất lượng nguyên vật liệu(vì nguyên vật liệu chủ yếu là nhập từ nước ngoài), máy móc thiết bị chủ yếu nhập từ Hàn Quốc, Đài Loan thế hệ những năm 70,80, có trình độ cơ khí hoá nhưng chưa có trình độ tự động hoá, đội ngũ lao động hầu hết không được đào tạo chính quy…Rõ ràng,về chất lượng, giầy dép Việt Nam không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Tây âu (đặc biệt là Italia) và Mỹ. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam trên thương trường, cần có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như: đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao trình độ đội ngũ lao động trong ngành…
2.2.2.Giá thành
Cùng với chất lượng sản phẩm, giá thành cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng, còn có rất nhiều thị trường dễ tính hơn về chất lượng nhưng lại đòi hỏi giá cả thấp, mà về điểm này, Việt Nam rất khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Việt Nam hiện vẫn được coi là nước có ưu thế về giá thành do giá nhân công rẻ, song Trung Quốc vẫn có giá thành rẻ hơn. Ngoài yếu tố chi phí lao động thấp, hàng Trung Quốc dễ dàng ra nước ngoài hơn do chính phủ nước này có chính sách ưu đãi khá hấp dẫn đối với hàng xuất khẩu. Một số nhà xuất khẩu giầy của Việt Nam còn cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc thuận lợi hơn Việt Nam do có được những đàm phán ở cấp chính phủ. Trung Quốc là một thị trường đông dân. Bởi vậy, để đổi lại việc chính phủ Trung Quốc mở cửa thị trường này, các nước khác cũng phải cởi mở hơn đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.Các chuyên gia cho hay giá giầy dép của Trung Quốc thấp hơn giá bán của Việt Nam 30-40%. Việt Nam chỉ có ưu thế cạnh tranh ở những sản phẩm cỡ trung bình. Nói tóm lại, sản phẩm giá rẻ không thể cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt hiện nay Trung Quốc đã gia nhập WTO
2.2.3.Kiểu dáng, mẫu mã
Bên cạnh chất lượng tốt, giá thành hạ, một sản phẩm muốn có khả năng cạnh tranh cao, chiếm được thị phần lớn trên thị trường cần phải có sự đa dạng và phong phú về kiểu dáng và mẫu mã. Nếu sản phẩm có cùng chất lượng, cùng giá cả thì sản phẩm nào có kiểu dáng và mẫu mã đẹp, hợp với sở thích và thị hiếu của khách hàng thì sản phẩm đó có khả năng tiêu thụ nhanh hơn, dễ dàng hơn. Đặc biệt trong điều kiện ngày nay, mức thu nhập trung bình của xã hội đã được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu của họ ngày càng tăng và luôn luôn biến động. Nhu cầu về thời trang là một nhu cầu tất yếu trong xã hội. Cũng giống như may mặc, nhu cầu thời trang về các sản phẩm giầy dép cũng rất phong phú và đa dạng. Đối với sản phẩm giầy dép Việt Nam, kiểu dáng và mẫu mã còn là một điểm yếu làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường. Kiểu dáng, mẫu mã của sản phẩm giầy dép Việt Nam phần lớn vẫn do bên đặt hàng đưa ra. Gần đây, chúng ta đã đẩy mạnh công tác tìm hiểu thị trường, tìm hiểu nhu cầu sở thích của khách hàng, đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, thiết kế mẫu mã nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường đối với sản phẩm giầy dép. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, sản phẩm giầy dép Việt Nam chưa thể cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc do sản phẩm của Trung Quốc rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng và mẫu mã
2.2.4.Dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán
Đây cũng là các yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam. Chúng ta cần có các chính sách nhằm lôi kéo khách hàng, tạo sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm, góp phần bảo vệ và mở rộng thị phần. Các doanh nghiệp cần có các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thanh toán, có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán với khách hàng. Sau khi bán, phải có những dịch vụ như bao bì, vận chuyển hàng hoá, các dịch vụ bảo hành…nhằm tạo sự tin tưởng của khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn có thể tổ chức các chương trình khuyến mại, chiết khấu hàng hóa khi mua với số lượng lớn…
2.3. Một số nguyên nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh yếu kém của sản phẩm giầy dép Việt Nam
2.3.1.Về thiết bị công nghệ và nhà xưởng
Do ngành da giầy Việt Nam đi lên từ gia công theo đơn đặt hàng từ nước ngoài nên công nghệ và thiết bị nhập vào Việt Nam đều nhằm tạo ra những sản phẩm theo yêu cầu của chủ hàng. Vì thế, hầu hết các thiết bị này đều có xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan thế hệ cuối thập kỷ 70,80, đạt trình độ cơ khí hoá, nhưng chưa đạt trình độ tự động hoá, đã qua sử dụng nên tuổi thọ ngắn, năng suất thấp. Về nhà xưởng, đa phần các doanh nghiệp quốc doanh và liên doanh tận dụng các cơ sở hiện có và cải tạo từ hệ thống kho tàng cũ, chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư trong vài năm gần đây mới có nhà xưởng khang trang, phù hợp với việc bố trí thiết bị, công nghệ tiên tiến. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng nhà xưởng còn chắp vá. Đó là nguyên nhân làm cho ngành da giầy chưa thể sản xuất được các mặt hàng giầy dép có chất lượng cao với giá cạnh tranh. Do đó chúng ta cần phải có các biện pháp nâng cấp nhà xưởng, đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị nhằm tạo ra các sản phẩm giầy dép có khả năng cạnh tranh cao trên thương trường.
2.3.2.Về lao động
Ngành da giầy là một ngành sử dụng nhiều lao động của xã hội.Sau 15 năm đổi mới, lực lượng lao động ngành da giầy ngày càng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của ngành công nghiệp. Nếu như năm 1997, lao động toàn ngành chỉ chiếm 5,7% thì đến năm 2001 đã chiếm tới 10,8% tổng số lao động ngành công nghiệp (khoảng 400000 người), trong đó chủ yếu là lao động nữ (chiếm 80-85%). Tuy nhiên, phần lớn lao động trong ngành được đào tạo dưới hình thức kèm cặp, chỉ có một số lượng nhỏ được đào tạo chính quy. Phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành được đào tạo ở các nước Đông âu, Liên Xô(cũ)…vào những năm 70,80. Trong nước chưa có trường, lớp đào tạo kỹ sư và công nhân kỹ thuật chuyên ngành cung cấp cho ngành công nghiệp da giầy. Vì thế, những năm gần đây, số cán bộ kỹ thuật hầu như không được bổ sung thêm, số công nhân kỹ thuật lành nghề còn ít. Do đó năng suất lao động còn thấp, chất lượng sản phẩm sản xuất ra chưa cao. Điều đó đã làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép với các sản phẩm của các nước khác.
2.3.3.Về nguồn nguyên liệu
Hiện nay, nguồn nguyên liệu đang là vấn đề gây nhức nhối cho các nhà quản lý, sản xuất, kinh doanh giầy dép. Đến nay, chỉ có giầy vải, dép đi trong nhà có khả năng chủ động cân đối cơ bản nguồn nguyên liệu trong nước; còn lại, các nguyên liệu cho sản xuất giầy nữ, mũ giầy thể thao gần như phải nhập khẩu hoàn toàn.
Đối với ngành da, do gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, da thuộc thành phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước, nên hàng năm toàn ngành phải nhập khẩu với số lượng lớn. Ngoài ra, các loại hóa chất, phụ tùng, dụng cụ phục vụ cho sản xuất hầu như do nước ngoài cung cấp, trong nước chỉ giải quyết được một số loại thông thường như phom giầy, dao chặt và một số thiết bị băng tải đơn giản.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu khiến chi phí đầu vào cao và có thể dẫn đến kết cục các doanh nghiệp không hoàn thành các đơn đặt hàng, hoặc chậm thời hạn giao hàng. Những nhân tố này đã tácđộng tiêu cực đến uy tín và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như sản phẩm giầy dép Việt Nam.
2.3.4.Về chính sách thuế
Những bất cập trong chính sách thuế quan đang níu chân các doanh nghiệp da giầy, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép trên thị trường. Để ngăn ngừa các doanh nghiệp cố tình nhập khẩu thừa nguyên liệu, theo quy định hiện hành, các đơn vị này buộc phải tái xuất nguyên liệu thừa hoặc chịu thuế nhập khẩu 40% nếu bán trong nước. Quy định này khiến các đối tác nước ngoài phải huỷ bỏ nguyên liệu thừa, vì nếu tái xuất thì cước vận chuyển quá cao, còn bán tại chỗ thì thuế suất cao, thủ tục lại phức tạp,rườm rà. Mặt khác ngành da giầy Việt Nam chủ yếu lấy công làm lãi, giải quyết vấn đề việc làm. Trong khi đó nhà nước đã thu thuế vốn lại thu cả thuế lợi tức, cộng cả hai khoản đã gấp đôi lãi vay ngân h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0098.doc