Đề tài Tiểu vùng du lịch nam bắc bộ

MỤC LỤC

 

 

I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIỂU VÙNG DU LỊCH NAM BẮC BỘ 0

II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TIỂU VÙNG 2

1. Đặc điểm kinh tế và văn hoá - xã hội của tiểu vùng 2

1.1. Đặc điểm kinh tế 2

1.2. Đặc điểm về văn hoá - xã hội 3

2. Tài nguyên du lịch 4

2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 4

2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá nhân văn 5

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật du lịch 6

3.1. Cơ sở hạ tầng 6

3.2. Cơ sở vật chất- kĩ thuật. 7

4. Nhà cung ứng du lịch 8

5. Các điểm du lịch 8

5.1.Các điểm du lịch tự nhiên 8

5.2. Các điểm du lịch văn hoá - nhân văn 11

6. Các tuyến du lịch 13

MỤC LỤC 15

 

 

doc16 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3348 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiểu vùng du lịch nam bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TIỂU VÙNG DU LỊCH NAM BẮC BỘ Diện tich: 22543 km2 Dân số: 4289900 người (2004) Tiểu vùng du lịch Nam Bắc Bộ gồm hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh. Lãnh thổ trải dài trên khoảng hai vĩ độ từ 18- 200B, phía Bắc vùng giáp với Thanh Hoá, phía tây giáp Lào, phía đông giáp với biển Đông và phía nam giáp với Quảng Bình. Địa hình bị chia cắt bởi các con sông như sông Cả ( Nghệ An )…và một số dãy núi đâm ra biển như núi Hoàng Mai ( Nghệ An ), dãy Hồng Lĩnh ( Nghệ Tĩnh )… Cấu trúc địa hình gồm trước hết là các dải cát và các cồn cát ven biển, tiếp đến là các dải đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa, hoặc đồng bằng bã bồi ven sông và cuối cùng ở phía tây là trung du và miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc. Đồng bằng đáng kể nhất là đồng bằng ven biển Nghệ An. Tiểu vùng Nam Bắc Bộ nằm trong vùng chuyển tiếp khí hậu nên vừa mang tính đông lạnh của miền Bắc vừa mang tính nắng nóng của miền Nam , chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của gió phơn Tây Nam. Nhiệt độ trung bình của năm từ 23-240C. Đây là kiểu khí hậu mang tính đặc trưng mà không vùng khác nào có được. Do sự phân bố địa hình nên vùng có một vị trí kinh tế khá quan trọng. Nam Bắc Bộ nằm trên trục giao thông xuyên Việt (kể cả đường bộ, đường sắt và nhiều tuyến đường ngang Đông Tây từ cảng biển sang Lào). Nam Bắc Bộ còn gần đường hàng hải quốc tế chịu ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu vực Châu á -Thái Bình Dương. Do vậy, vùng này có giá trị trong việc giao lưu với các địa phương trong cả nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, địa bàn trọng điểm Bắc Bộ, địa bàn trọng điểm miền trung và nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Với những cảng biển lớn và những khu công nghiệp phát triển như cụm Vinh, Hà Tĩnh khu vực này có triển vọng rất lớn trong viêc phát triển kinh tế và thương mại. Nam Bắc Bộ là địa bàn cư trú của các dân tộc như :Việt, Thái, Mường, Chứt, Khơmú, H’ Mông. Về mặt lao động xã hội và phát triển sức sản xuất vùng có phần thấp hơn một số vùng khác, sản xuất còn phân tán và qui mô nhỏ. Cơ cấu nền kinh tế của vùng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông- lâm nghiệp, tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nghệ An và Hà Tĩnh hiện tại đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư đẻ nền kinh tế phát triển phù hợp với điều kiện của vùng. Nghệ An và Hà Tĩnh có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch.: Với đường bờ biển dài hơn 200 km với nhiều bãi biển đẹp như : Xuân Thành, Thiên Cầm, Cửa Lò, Chân Tiên …Vùng rất thuận lợi để phát triển du lịch biển. Bên cạnh đó những phong cảnh đẹp như : dãy Hoành Sơn, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, khu du lịch núi Quyết, đèo Ngang, suối nước nóng Sơn Kim, Vườn quốc gia Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ … rất có tiềm năng phát triển du lich sinh thái, nghỉ dưỡng. Nam Bắc Bộ còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá dân tộc. Đây là quê hương sản sinh ra nhưng danh nhân văn hoá những nhà khoa học những anh hùng dân tộc … nổi tiếng như : Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh, Hồ Xuân Hương … đặc biệt Nghệ An là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh , vị anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam, một nhà yêu nước lớn, một danh nhân văn hoá nổi tiếng. Đó là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển du lịch văn hoá nhân văn. Đặc biệt Nghệ An Hà Tĩnh nổi tiếng với các di chỉ khảo cổ như: Rú Dầu, Rú Rơm, đồ sắt Vân Chàm, đồ đồng Đức Lâm, đồ gốm Cẩm Trang, đồ mộc Thái yên, lụa Hạ … có tác dụng rất lớn để phát triển loại hình du lich lịch sử. Hiện nay vùng này đang đầu tư để phát triển du lịch trong tương lai có thể đây sẽ là vùng có thế mạnh về du lịch đặc biệt là du lịch văn hoá. II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TIỂU VÙNG 1. Đặc điểm kinh tế và văn hoá - xã hội của tiểu vùng 1.1. Đặc điểm kinh tế ─Nam Bắc Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng nền kinh tế nói chung phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Vùng có thế mạnh về phát triển nông- lâm- ngư nghiệp (chiếm gần 50% tỉ trọng trong ngành kinh tế). Nhưng ngành này không thực sự mang lại hiệu quả lớn trong nền kinh tế. Do vậy trong một vài năm gần đây vùng đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỉ trọng các ngành nông- lâm- ngư nghiệp tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, các ngành nông- lâm-ngư nghiệp chiếm khoảng 40- 45%,các ngành công nghiệp và xây dựng khoảng trên 20% các ngành dịch vụ trên 30%. ─ Sự thay đổi kinh tế cũng diễn ra trong nội bộ các ngành kinh tế Thứ nhất là trong nông nghiệp:Trước đây nông nghiệp tập trung vào trồng trọt thì giờ đây tập chung chủ yếu cho chăn nuôi nhất là các gia súc lớn như trâu bò (do phù hợp với kiểu địa hình đồi núi, đồng cỏ). Thứ hai là trong lĩnh vực lâm- ngư nghiêp. Nhiều dự án bảo vệ và khôi phục rừng, các chính sách giao khoán đất rừng cho các hộ gia đình chăm sóc đã và đang được phổ biến rộng rãi. Mặt khác trong lĩnh vực ngư nghiệp vùng có nhiều thuận lợi hơn (đường bờ biển dài rộng, trữ lượng thuỷ sản tương đối lớn). Đặc điểm này rất thuận lợi để vùng phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản. Thứ ba là về công nghiệp: Chủ yếu tập trung vào phát triển một số ngành công nghiêp thế mạnh như cơ khí, sản xuất vật liệu xây dưng, công nghiệp thực phẩm (Vinh- Nghệ An) hay khai thác kim loại, chế biến gỗ (Thạch Khê- Hà Tĩnh). Cuối cùng là trong lĩnh vực dịch vụ: Đây là một nghành mới nhưng hứa hẹn nhiều triển vọng trong tương lai, đặc biệt là du lịch. Vùng có đầy đủ các dạng địa hình như đồi núi, thung lũng, biển … cùng với những phong cảnh đẹp như bãi biển Cửa Lò, bãi biển Thiên Cầm … và những địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử dân tộc như Làng Sen, Nghi Xuân... đó là điều kiện thuận lợi để vùng khai thác du lịch có hiệu quả (Chỉ tính riêng Nghệ An trong năm 2005 đã đón gần 1,5tr lượt khách tăng 31% so với năm 2004 và doanh thu đạt gần 350 tỉ đồng). 1.2. Đặc điểm về văn hoá - xã hội * Dân số: Năm 2004 dân số của vùng là 4289900 người, mật độ dân số 190 người/km2, bằng 78,47% mật độ dân số trung bình của cả nước hiện nay Nghệ An đã thực hiện nhiều chính sách dân số mục tiêu giảm tỉ lệ gia tăng từ 0,03- 0,05%. Nam Bắc Bộ có nhiều dân tộc sinh sống đông nhất là người kinh (gần 90%) người, dân tộc thiếu số chiếm số lượng nhỏ sống chủ yếu ở vùng núi cao. Trình độ học vấn tương đối khá, tỉ lệ biết chữ là 96,7% gần bằng mức trung bình của cả nước. * Lao động: + Vùng có kết cấu dân số trẻ lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm trên 50% dân số của vùng, Trong đó lao động trong ngành nông- lâm- ngư nghiệp chiếm đa số trên 70%, dân số hoạt động trong ngành dịch vụ và công nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%. Tuy nhiên, lực lượng lao động có tay nghề cao còn thấp (chỉ chiếm 18.37 %). + Tỉ lệ thất nghiệp còn khá lớn nhất là ở vùng nông thôn. Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn là vùng có tỉ lệ hộ nghèo lớn so với cả nước thu nhập bình quân là từ 2,8- 3,2 tr /người/năm (2003).Hiện nay vùng đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế hợp lí mỗi năm giải quyết đào tạo nghề cho khoảng 24,5% lao động giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 15,7%(2003). * Văn hoá: Vùng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc, Mỗi dân tộc lại lưu giữ được những bản sắc văn hoá, tập quán riêng riêng giàu tính truyền thống. Đông nhất là dân tộc Việt . Vùng có các tôn giáo như Đạo Mẫu, Đạo Nho, Đạo Phật và tín ngưỡng Thành Hoàng . Nhờ có nhứng tôn giáo ấy mà vùng cố hàng trăm ngôi chùa đền miếu mạo như Tháp Cửa Hiệu, chùa Hương Tích, đền Tam Lang… Với những làn điệu dân ca đặc sắc như hát kèn hát ví…là thuận lợi lớn để phát triển du lịch. Nam Bắc Bộ còn là vùng sản sinh ra các vĩ nhân như danh y (Hai Thượng Lãn Ông), thi hào Nguyễn Du, những vị anh hùng dân tộc như cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, … Đặc biệt đây là mảnh đất đã sinh ra Hồ Chí Minh vị anh hùng vĩ đại, nhà danh nhân văn hoá thế giới nhà chính trị kiệt suất… của dân tộc Việt Nam. Tất cả những đặc điểm ấy là thế mạnh cho vùng phát triến các dich vụ du lịch có hiệu quả, đặc biệt là du lịch văn hoá nhân văn., 2. Tài nguyên du lịch 2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên Trước hết Nam Bắc Bộ la vùng có nhiều cảnh đẹp. Cảnh thiên nhiên ở đây có những nét hoang sơ của núi rừng như khu sinh thái Pù Mát, nét hùng vĩ của dãy núi Hồng Lĩnh thơ mộng với những ngôi chùa mang nét đẹp cổ kính. Bãi biển cũng là một tiềm năng lớn thu hút khách. Có những bãi biển cát trắng phẳng lì chan hoà ánh nắng và quanh năm lộng gió như bãi biển Cửa Lò (Nghệ An ), bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh)…có sức thu hút đặc biệt, mỗi năm đón hàng trăm nghìn khách tới nghỉ mát, tắm biển. Cùng với những cảnh đẹp, khí hậu ở đây cũng rất độc đáo. Vừa chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc mang theo những luồng không khí lạnh, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam. Nam Bắc Bộ như chiếc cầu nối, là vùng chuyển tiếp của hai loại khí hậu. Khí hậu đặc biệt đã tạo cho vùng có nhiều cảnh quan như khu bảo tồn Pù Mát, Vườn quốc gia Vụ Quang… với thảm thực vật và động vật vô cùng phong phú. Đây là điều kiện khá thuận lợi để phát triển cấc loại hình du lịch sinh thá và du lịch khám phá. Thiên nhiên của vùng cũng hào phóng, ưu ái dành cho khách du lịch được thưởng thức nhiều của ngon vật lạ từ những đặc sản dưới biển như các loại cá, tôm hùm sò huyết, cua biển bào ngư…đặc sản của núi rừng như nấm hương, thịt chim thú rừng được phép săn bắt… Bên cạnh đó, những danh lam thắng cảnh tự nhiên như: thác Xao Va, hang Thẩm Ồm, khu suối nóng Sơn Kim … cũng đặc biệt thu hút khách du lịch. 2.2. Tài nguyên du lịch văn hoá nhân văn + Di tích văn hoá - lịch sử. Vùng du lịch Nam Bắc Bộ có một bề dày lịch sử (với hơn 1000 di tich trong đó có 132 di tích đã được công nhận cấp quốc gia), đây là mảnh đất sản sinh ra nhiều vị anh hùng trong lịch sử dân tộc đồng thời cũng là quê hương của những phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Điểm này đã tạo ra cho vùng một hệ thống các di tích lịch sử có giá trị về mặt khoa học, giáo dục và du lịch như: Quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh, ngã ba Đồng Lộc, bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh … Bên cạnh đó vùng cũng có những di sản văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như các làn điệu dân ca như: hát ví dặm, các điệu hò xứ Nghệ… Nơi đây có cả cắc kho tàng kiến trúc mĩ thuật độc đáo như: đền Cuông, chùa Cần Linh, đền Hồng Sơn, chùa Hương Tích(Hồng Lĩnh ) … + Lễ hội Lễ hội cung là một đối tượng thu hút khách du lịch của vùng.lễ hội thường diễn ra vào thời điểm chuyển giao giũa hai mùa đánh dấu sự kết thúc chu kì lao động nay bắt đầu chu kì lao động khác. do vùng là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc nên các lễ hội cũng đa dạng phong phú thể hiện bản sắc văn hoá cho từng dân tộc như: lễ hội vua Mai, lễ hội hang Bua, hội Thanh Đàm…(Nghệ An), hội Chiêu Trưng, hội Mỹ Dương, hội Nhượng bạn …(Hà Tĩnh) + Các dạng tài nguyên nhân văn khác Văn hoá dân tộc là đội tượng hấp dẫn của hoạt động du lịch. Nam Bắc Bộ có nhiều tiềm năng về văn hoá nghệ thuật truyên thống với từng phong tục, tập quán và các hoạt động văn hoá nghệ thuật đặc sắc. Đặc biệt các món ăn dân tộc cũng là một cái thú thưởng thức của du khách.Vùng con có nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao như: làng gốm Cẩm Trang, lụa Hạ, vải Hồ… 3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật du lịch “Để tổ chức thành công năm du lịch 2005, Nghệ An đó đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các tuyến điểm. Trong đó nhiều tuyến đường đó được sửa chữa, nâng cấp. Một số tuyến mới dẫn đến các điểm du lịch được hỡnh thành, nhiều cụng trỡnh mới cũng được xây dựng, bộ mặt đô thị được chỉnh trang. Các cơ sở du lịch đó cú nhiều biện phỏp nõng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Ngoài ra, để đa dạng hóa tuyến điểm du lịch phục vụ cho năm du lịch Nghệ An, ngành du lịch cũn mở thờm một số điểm du lịch tại Hà Tĩnh như: Khu di tích ngó ba Đồng Lộc; Khu tưởng niệm và lăng mộ đại thi hào Nguyễn Du; Khu tưởng niệm và lăng mộ Nguyễn Công Trứ; đền thờ An Dương Vương...”(Bộ ngoại giao Việt nam) 3.1. Cơ sở hạ tầng Hai tỉnh có hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt, đường hàng không khá thuận lợi. Riêng Nghệ An có quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc- Nam đoạn chạy qua tỉnh dài 94 km, có ga Vinh, cách Hà Nội 291 km là thành phố Vinh- trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của vùng. Đường hàng không: có sân bay ở TP Vinh có thể tới Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Điện Biên Phủ, Nha Trang, Đà Lạt. Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc- Nam chạy qua 2 tỉnh thuận lợi cho vân chuyển hành khách, hàng hoá. Đường thuỷ: giao thông đường thuỷ ở 2 tỉnh khá phong phú. Nghệ An có tuyến đường sông 46 từ Hưng Nguyên đén Mường Xén giáp Lào tạo điều kiện giao lưu kinh tế văn hoá và du lịch. Đường bộ: Quốc lộ 7 dài 225 km từ thị trấn Diễn Châu( Nghê An) đến cửa khẩu Nậm Cắn(Kì Sơn- Nghệ An), quốc lộ 8 dài 85 km từ thị xã Hồng Lĩnh qua Đức Thọ, Hương Sơn đến cửa khẩu Kẹo Nưa giáp biên giới Lào, Thái Lan. Ngoài đường bộ 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn có đường biển dài hơn 200 km tạo điều kiện cho cung ứng du lịch đại dương. Ngoài ra Hà Tĩnh còn có các tuyến quốc lộ 546, 563 chạy vào các tỉnh miền trung. Nghệ An còn có quốc lộ 48 từ Diễn Châu đến Quế Phong. Hệ thống thông tin liên lạc phát triển mạnh mẽ.Mạng lưới điện thoại được phủ sóng khắp vùng, hệ thống quảng cáo bằng các hình thức như: báo, đài, ti vi, internet…phát triển taọ điều kiện để thu hút khách du lịch. Với cơ sở hạ tầng thuận lợi như vậy vùng có thể xây dựng các tour du lịch ngắn hoặc dài ngày trong vùng hoặc ngoài vùng. 3.2. Cơ sở vật chất- kĩ thuật. Nghệ An và Hà Tĩnh có hệ thống nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…khá phát triển.ư Hệ thống lưu trú có các khách sạn từ 1 sao đến 5 sao như: khách sạn Kim Liên, Thái Bình Dương(Nghệ An), ks Lam Kiều, Thiên ý(Hà Tĩnh)…Trong đó 1 số khách sạn có nhà hàng phục vụ ăn uống cho khách.Ngoài ra vùng cũng có những nhà hàng nổi tiếng như : nhà hàng Zulubar, NH Dũng Mến(Nghệ An) … Khu vui chơi giải trí khá đa dạng. Có công viên Nguyễn Tất Thành, nhà chiếu hình vũ trụ, khu vui chơi cửa nam (TP Vinh). Ngoài ra ở các điểm du lịch nổi tiếng còn có nhiều hoạt động giải trí để thu hút khách du lịch. Ngoài ra vùng còn nâng cấp một số tuyến đường đưa nhiều phương tiện giao thông nhằm phục vụ tốt cho hoạt động du lịch. 4. Nhà cung ứng du lịch Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa xuất hiện với số lượng ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng cao, phục vụ tốt cho hoạt động du lịch như: CTCP du lịch Hà Tĩnh, CTDL Nghệ An, CTDL Hữu Nghị…Đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hoạt động du lịch cũng như việc quảng bá và thu hút khách du lịch cho vùng. Nghệ An và Hà Tĩnh còn có các cơ sở đào tạo ngành nghề du lịch, thương mại và dịch vụ như: trường tư thục du lịch Miền Trung chuyên đào tạo nghiệp vụ lễ tân kinh doanh dịch vụ.Trường trung học văn hoá nghệ thuật Hà Tĩnh hàng năm đào tạo khá nhiều đội ngũ phục vụ du lịch. Chất lượng đào tạo cũng được nâng cao phù hợp với yêu cầu. Do Nghệ An và Hà Tĩnh là vùng giàu bản sắc văn hoá dân tộc nên các doanh nghiệp lữ hành đã biết tận dụng để đưa nhiều sản phẩm vào phục vụ cho du khách như: các món ăn dân tộc, các sản phẩm thu công, các sản phẩm tinh thần như; nhạc truyền thống, kịch … 5. Các điểm du lịch 5.1.Các điểm du lịch tự nhiên Mặc dù nền kinh tế của vùng thua nhiều vùng trong cả nước nhưng bù lại vùng lại được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều cảnh quan đẹp và đã trở thành những khu du lịch nổi tiếng trên khắp cả nước như: Bãi tắm Cửa Lò, Thiên Cầm, Xuân Thành… các khu bảo tồn thiên nhiên như: vườn quốc gia Pù Mát, Vũ Quang… + Bãi biển Cửa Lò(Nghệ An). Thị xã Cửa Lò cách thành phố Vinh 16 km. với chiều dài bờ biển 7 km, bãI cát trắng mịn, thoải, nước trong xanh ấm áp. Nhiệt độ vùng biển về mùa đông từ 18- 200C, mùa hè 250C, biển nông, bằng phẳng là điều kiện lí tưởng cho du lịch tắm biển và nghỉ ngơi. Gần bãi biển là Hòn Ngư, Hòn Chu, Hòn Mắt – 3 hòn đảo vơí phong cảnh tự nhiên còn giữ được những nét hoang sơ, có sức hấp dẫn với du khách. Tới Cửa Lò du khách có thể thăm các đảo bằng thuyền,leo núi hay thăm các điểm di tích lịch sử như đền thờ Quốc công Nguyên Xí ở xã Nghi Hợp, chùa Trung Kiến ở xã Nghi Thiết, nơi thờ gia đình Hoàng Vân… Đặc biệt nếu vào muìa vắng khách, không gian thanh bình của bãi biển Cửa Lò sẽ mang cho bạn những cảm giác mới lạ, một chút yên lăng trong tiếng gió biển tiếng của rặng phi lao thổi rì rào toạ nên chất thơ mộng lãng mạn. + Bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) Nằm cách thị xã Hà Tĩnh 20 km, bãi biển Thiên Cầm là một khu danh thắng hấp dẫn với bờ biển dài 1,5 km, nước trong xanh, bờ cát phẳng mịn. Đây được coi là một khu “Sơn thuỷ hữu tình” với bờ biển chạy dài từ núi Thiên Cầm tới núi Đầu Voi, cùng với Cùm Vậy(núi lớn ) và Cùm Con(núi bé) tạo nên những phím đàn án ngữ dòng suối Kì La để dòng suối này uốn lượn đổ ra biển. Cách bờ khoảng 300 m là Hòn Bớt với những phiến đá phẳng to là nơi lí tưởng cho việc câu cá xa thêm chút nữa là Hòn ẻn nơi chim én thường về làm tổ. Ngoài tắm biển du khách có thể thả bộ ngắm núi Thiên Cầm, thăm động Hồ Quý Ly hay ngôi chùa Yên Lạc cổ kính với những giá trị về kiến trúc nghệ thuật. Ban đêm tiếng sang xô vào vách đá với tiếng gió reo tạo nên những nốt nhạc vang ngân giữa trời đất như tiếng đàn trời xa xăm vọng lại. Cùng với những ánh nắng mặt trời ấm áp du khách sẽ được hoà vào thế giới của chốn thần tiên thơ mộng. + Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) Vườn quốc gia Pù Mát được coi là một trong nhưng rừng nguyên sinh lớn nhất còn lại ở Bắc Việt Nam. Nằm trên địa phận 3 huyện : Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Pù Mát cách Vinh khoảng 120 km. Là khu rừng nguyên sinh rất có gia trị. Trong rừng có tới 220 loài thuốc như: Hà thủ ô, thổ phục linh, quế, hoài sơn,,, các loại cây gỗ quý như: Trầm hương, lim…Nhiều loại thú quý như: Sao la, thỏ sọc, vượn đen má trắng, trĩ sao, gà lôi, gà tiêu…và nhiều loại động vật khác như: voi, hổ, báo gấm, heo, bò sát, sơn dương… Đây là điểm du lịch hấp dẫn đang được đầu tư chú trọng cho phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu. + Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) Vườn quốc gia Vũ Quang thuộc huyện Vũ Quang nằm cách thị xã Hà Tĩnh 75 Km với diện tích rừng tự nhiên chiếm 76%. Vũ Quang chứa trong lòng nó một hệ động thực vật đa dạng và phong phú thích hợp cho việc tham quan và nghiên cứu của du khách. Hiện nay vườn quốc gia Vũ Quang có 307 loài thực vật bậc cao trong đó có 10 loài quý hiếm như: Pơ mu, trầm hương…Ngoài ra có 60 loài thú, 187 loài chim, 38 loài bò sát. Đặc biệt ở trong rừng đã phát hiện ra hai loài thú lớn là chưa từng có tên trong danh mục thú trên thế giới là Saola và Mang lớn. Vườn quốc gia Vũ Quang là một địa chỉ du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch thể thao hấp dẫn trên địa bàn Hà Tĩnh. + Một số điểm du lịch tự nhiên khác Ngoài những địa danh du lịch trên nhắc đến Nghệ An, Hà Tĩnh người ta còn nhớ đến Núi Hồng Lĩnh, dòng sông Lam, Đèo Ngang, Bến Thuỷ, hồ Kẻ Gỗ, bãi biển Xuân Thành, thác Xao Va … những địa điểm đã đi sâu vào lời hát, lời thơ, và lịch sử của dân tộc Việt Nam. 5.2. Các điểm du lịch văn hoá - nhân văn Quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh (Kim Liên–Nam Đàn–Nghệ An) Điểm du lịch Kim Liên- Nam Đàn gồm các di tích thuộc làng Chùa, làng Sen là quê nội và quê ngoại của Bác Hồ, mộ thân mẫu Bác: bà Hoàng Thị Loan. Bên cạch đó là thị trấn Nam Đàn với di tích lưu niệm cụ Phan Bội Châu, Đình Hoành Sơn… + Làng Sen ( Quê nội Bác) Từ thành phố Vinh theo đường 49 đến cây số 13 rẽ phải là tới Làng Sen( bông sen vàng). Đây là quê ngoại của chủ tịch Hồ Chí Minh, ngôi nhà người sống đơn sơ giản dị nhưng cũng chính nơi đây đã lưu giữ những kỉ niệm niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà lá 5 gian được dân làng góp tiền xây dựng cho gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc khi cụ đỗ phó bảng. Tại Làng Sen còn có bảo tàng Kim Liên trưng bày những hiện vật và giới thiệu về hoạt động cách mạng của Người. Giếng Cốc, Núi Chung còn lưu giữ những ngày thơ ấu của Bác. + Làng Chùa (quê ngoại Bác ) Làng Chùa(Hoàng Trù) cách Làng Sen 2 km. Nơi đây Bác đã cất tiếng khóc chào đời và sống những năm tháng tuổi thơ. Đến đây du khách sẽ được nghe những câu chuyện cảm động về tuổi thơ cũng như gia đình Bác. Trước hết là nhà thờ họ Hoàng Xuân. Đây là ngôi nhà nhỏ 3 gian được ông ngoại Bác là cụ Hoàng Tú Đường lập ra từ năm 1881 để thờ cúng tổ tiên. Trước nhà thờ có đô câu đối về uy danh của dòng họ. Tiếp theo là nhà cụ Hoàng Đường, ngôi nhà gỗ 5 gian lợp tranh 2 chái, trong đó có 3 gian mở thoáng ra nhà thơ họ phía sau. Trong nhà còn lưu giữ được những hiện vật quen thuộc của cụ như: bộ phản – nơi dạy học của cụ hay bút lông, nghiên mực… một gian là nơi nghỉ của thày và trò, 2 gian còn lại là nơi nghỉ của cụ bà và nơi sinh hoạt của gia đình. Nơi sinh chủ tịch Hồ Chí Minh nằm bên cạnh ngôi nhà lớn 5 gian. Đây là ngôi nhà 3 gian lợp tranh do cụ Hoang Đường dựng vào năm 1883 nhân lễ thành hôn của thân phụ và thân mẫu Bác Hồ, trong nhà còn nhiều vật dụng như: phản gỗ, án thư, khung cửi…vật chứng cho 5 tuổi thơ năm Bác Hồ đã ở đây. Đến quê Bác chúng ta còn được đi thăm phần mộ bà Hoàng Thị Loan- thân mẫu của Bác đựơc đặt trên núi Động Tranh. Lối bên trái lên mộ có 269 bậc, số 69 là năm Bác mất, số 42 là năm cậu Khiêm đưa hài cốt mẹ lên đây, từ sân bia lên phần mộ là 33 bậc số bậc cũng là tuổi đời ngắn ngủi của bà. Đứng ở vị trí ngôi mộ nhìn xuống là con đường thần đạo chạy qua phía truớc mộ, phóng tầm mắt ra xa là cánh đồng lúa trải rộng. Đền Cuông(Nghệ An). Đền nằm ở chân núi Mộ Dạ thuộc dãy núi Đại HảI bên quốc lộ 1A thuộc xã Diễn Châu, huyện Diễn Châu, Nghệ An cách thành phố Vinh khoảng 30 km về phía Bắc. Đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Xưa kia đây vẫn là vùng biển mênh mông trải qua thời gian đất phù sa bồi đắp bãi biển lùi ra xa đền ở vào vị trí như ngày nay. Kiến trúc đền theo kiểu hình chữ nhị( = ), tam quan đồ sộ có 3 lầu cổ kính rêu phong, mái đền có lưỡng long trầu nguyệt. Trong đền có bức tranh hoành phi câu đối và những di vật quý như: trống , chiêng, tượng thờ, đồ tế…Trước điện thờ An Dương Vương có 3 chữ đại tự “phối cao thiên”(sánh với trời cao). Tượng đồng của ngài đặt ở giữa mặc triều phục, bức hoành phi trên cao có 3 chữ đại tự “thế như tại “( tế thần như còn sống ở đây). Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào ngày 15-2 âm lịch hàng năm. Đến đền Cuông du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảnh quan. Đền được đặt ở vị trí đẹp như “phụng hàm thư”(chim phượng hoàng ngậm thư), có thành bao bọc phía sau là núi Mộ Dạ. Cách đền khoảng 50 m có miếu thờ công chúa Mị Châu. Ngã ba Đồng Lộc ( Hà Tĩnh) Ngã ba Đồng Lộc là giao đường của 2 tỉnh lộ số 5 và 15 thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc.Trong kháng chiến chống Mỹ Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm quan trọng trong tuyến giao thông Bắc – Nam. Máy bay Mỹ đã tập trung khối lượng lớn bom đạn để đánh phá ngã ba này và đoạn dường xung quanh nhằm chặn đường tiếp tế từ Bắc vào Nam. Tiểu đội nữ thanh niên xung phong do chị Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng gồm 10 cô gái tuổi từ 17 - 22 làm nhiệm vụ sửa đường cho xe qua. Ngày 24- 7 – 1968 sau nhiều trận bom cầy nắt mặt đường các cô vẫn không rời khỏi vị trí đến 16h 30’ trận bom huỷ diệt đã dội xuống Đồng Lộc, các cô gái đã hy sinh trong khi chưa một ai có gia đình. Ngày nay trên đỉnh đồi Đồng Lộc màu xanh của cây đã phủ xanh che mát cho các cô yên ngủ. Đài liệt sĩ khắc tên 10 cô gái anh hùng những cái tên đã đi vào huyên thoai trong cuộc kháng chiến chống Mỹ anh hùng. Ngoài ra có một số ngôi chùa như: chùa Hương, chùa Chân Tiên… và những khu lưu niệm tưởng nhớ những danh nhân như: Nguyễn Du(Nghi Xuân), Lê Hữu Trác(Hương Sơn), Phan Bội Châu(Nam Đàn )…thu hút rất nhiều khách du lịch tìm về cội nguồn dân tộc. 6. Các tuyến du lịch - Chương trình du lịch Hà Nội- Nghệ An ( quê Bác- Cửa Lò)- Đền Cuông(3 ngày 2 đêm) Ngày1: Hà Nội- quê Bác- Thị xã Cửa Lò Ngày 2: Thị xã Cửa Lò. Ngày 3: Cửa Lò- Hà Nội. Chương trình Hà Nội- Nghệ An- Hà Tĩnh- Ninh Bình (4 ngày 3 đêm). Ngày 1: Hà Nội- Nghệ An Ngày2: TP Vinh- quê hương Nguyễn Du- Ngã ba Đồng Lộc- Bãi biển Cửa Lò. Ngày 3: Bãi biển Cửa Lò- Ninh Bình. Ngày 4: Ninh Bình- Hà Nội. Chương trình Hà Nội – Nghệ An- Hà Tĩnh ( 2 ngày 3 đêm). Ngày 1: Hà Nội- Nghệ An Ngày 2: TP Vinh- quê hương Nguyễn Du- Ngã ba Đồng Lộc- Cửa Lò. Ngày 3: Cửa Lò- Hà Nội. Ngoài các tuyến du lịch bắt đầu từ Hà Nội, Nghệ An và Hà tĩnh còn có nhiều tour được tổ chức tại địa bàn của 2 tỉnh. Chủ yếu các tour này chỉ đi 1 ngày như: Quê Bác- Ngã ba Đồng Lộc- Cửa Lò, TP Vinh- Nghi Xuân- Cửa Lò … Ngệ An và Hà Tĩnh là 2 tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, song sự thực tế phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Hiện nay vùng đang kêu gọi đầu tư rất lớn, với sự phát triển của ngành kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, du lịch cũng đang góp phần để tạo nên những bước đột phá mới trong nền kinh tế, trở thành thế mạnh của vùng. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 115.doc