Đề tài Tìm hiểu bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn

Với xu hướng phát triển kinh tế như hiện nay, việc công khai hoá tài chính là một yêu cầu cần thiết. Bởi vì doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính và chịu sự kiểm tra kiểm soát của cơ quan Nhà nước có liên quan. Mặt khác, báo cáo tài chính phải được công khai cho bên thứ ba (nhà đầu tư, ngân hàng, chủ nợ .V.v. ), có như vậy doanh nghiệp mới đảm bảo vay được vốn, thu hút được nhà đầu tư và đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, do đó báo cáo tài chính phải được kiểm toán. Hơn thế nữa, trong sự phát triển gắn với xu thế hội nhập quốc tế, nhu cầu về thông tin ngày càng tăng và không có giới hạn. Sự chính xác của thông tin, độ tin cậy của thông tin đòi hỏi cao hơn bao giờ hết và trở thành sức mạnh trong cạnh tranh kinh tế. Tất cả những lý do trên khẳng định một nhu cầu cao về kiểm toán. Kiểm toán vừa là công cụ để Nhà nước quản lý kinh tế, vừa hỗ trợ giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đúng pháp luật.

 Ngành kiểm toán Việt Nam còn non trẻ nhưng đang phát triển và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn, phấn đấu ngang tầm quốc tế. Được sự hỗ trợ của Nhà nước và quốc tế, với hơn 12 năm hình thành và phát triển, số lượng các công ty kiểm toán Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đa dạng về loại hình công ty. Điều này chứng tỏ kiểm toán ngày càng trở nên có vai trò quan trọng và đã trở thành một môn khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu riêng.

 

doc88 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hứng thu thập sẽ được tổng hợp và dựa vào đó để đánh giá lại kết quả trên các khía cạnh sau: - Tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán. - Sự công khai trên Báo cáo tài chính. - Soát xét lại các tài liệu. - Sự soát xét độc lập: Soát xét độc lập do một người không tham gia vào Hợp đồng kiểm toán đảm nhiệm để đảm bảo cuộc kiểm toán đã được thực hiện đúng quy định và kết luận do kiểm toán viên đưa ra khách quan và chính xác. Kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên phát hành Báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán do kiểm toán viên và công ty kiểm toán lập, công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Chương II. Thực trạng thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn 2.1. công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn với thu thập bằng chứng kiểm toán 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên công ty: công ty cổ phần kiểm toán & tư vấn. (thay cho công ty kiểm toán & tư vấn trước đây). Tên giao dịch: Auditing and consulting joint stock company. Tên viết tắt: A&c CO. Trụ sở chính: 229 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. ĐT: (84.8)8272295 Fax: (84.8)8272300 Email: a&c@hcm.vnn.vn. Website: Các chi nhánh: + Chi nhánh Nha Trang: 100 Quang Trung, Thành phố Nha Trang. ĐT: (84.58)811591 Fax(84.58)811593 + Chi nhánh Hà Nội: 41B Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. ĐT(84.4)9344489 Fax:(84.4)9344891. Ngày 13/02/1995, Công ty A&C được thành lập theo Quyết định số 107 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tiền thân của Công ty A&C là Chi nhánh Công ty Kiểm toán Việt Nam(VACO) tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 13/03/1995, Công ty A&C chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 102218 do Uỷ ban kế hoạch Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Công ty A&C có trụ sở chính đặt tại 229 Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với số vốn kinh doanh ban đầu 1.800.000.000 đồng. Trong quá trình hoạt động, Công ty A&C luôn chứng tỏ là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn thuộc lĩnh vực quản trị doanh nghiệp-tài chính kế toán-thuế-đầu tư. Trình độ và năng lực chuyên môn của nhân viên là yếu tố hàng đầu đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty A&C . Công ty đã xây dựng được đội ngũ gồm 220 kiểm toán viên và nhân viên. Đội ngũ kiểm toán viên và kỹ sư của Công ty đều có ít nhất một bằng cử nhân hoặc thạc sỹ, được đào tạo chính quy tại Việt Nam hoặc nước ngoài theo các chuyên ngành tài chính-kế toán-quản trị-ngân hàng-xây dựng-kiến trúc-giao thông-thuỷ lợi-điện-tin học. Khoảng 60% nhân viên kiểm toán có chứng chỉ Kiểm toán viên do Bộ Tài chính Việt Nam cấp và khoảng 15% nhân viên có bằng Thạc sỹ, bằng ACCA hoặc đang được đào tạo theo chương trình ACCA. Để mở rộng phạm vi hoạt động, Công ty A&C đã thành lập các chi nhánh và văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang-Khánh Hoà, Thừa Thiên-Huế,.. nhằm tạo điều kiện tiếp cận và tổ chức phục vụ khoảng 600 khách hàng thường xuyên trong và ngoài nước. Khách hàng bao gồm: - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện doanh nhân nước ngoài tại Việt Nam. - Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực nghành nghề và hình thức sở hữu khác nhau. - Ban quản lý dự án công trình đầu tư xây dựng cơ bản. - Các cơ quan tổ chức trong nước và quốc tế có nhu cầu cung cấp dịch vụ. Tại Hà Nội, do số lượng khách hàng ngày càng tăng, Ban Giám đốc Công ty A&C quyết định chuyển văn phòng đại diện của Công ty tại Hà Nội thành Chi nhánh. Ngày 01/03/2002, Chi nhánh tại Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1144/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Chi nhánh có trụ sở đặt tại 41B Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, hoạt động chính thức theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 3212488 cấp ngày 16/03/2001, thực hiện chức năng cung cấp các dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn. Chi nhánh là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, có tài khoản giao dịch riêng, có quyền độc lập ký kết các hợp đồng kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Ngày 30/06/2003, theo Quyết định số 1962/QĐ-BTC, Công ty Kiểm toán và Tư vấn(A&C) chuyển hình thức sở hữu từ Doanh nghiệp nhà nước(DNNN) thành Công ty cổ phần với tên gọi: công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn(A&C). Ngày 09/12/2003, A&C CO chính thức đi vào hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4103001964 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Khi toàn Công ty được cổ phần hoá, chi nhánh Công ty tại Hà Nội cũng được đổi tên thành: chi nhánh công ty cổ phần Kiểm toán và Tư vấn tại Hà Nội, hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0113003559 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 15/01/2004. Sau hơn 12 năm hoạt động dưới hình thức là DNNN trong lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán và Tư vấn, Công ty đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp. Đến nay, Công ty đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cho việc chuyển đổi sang Công ty cổ phần, nhưng mọi hoạt động của A&C CO vẫn tiếp tục kế thừa từ DNNN trước đây. Như vậy, lịch sử hình thành và phát triển của Công ty A&C gắn liền với quá trình hình thành và phát triển ngành kiểm toán Việt Nam. Trong những năm đầu mới thành lập Công ty, lý luận về kiểm toán chưa phát triển như ngày nay, do đó trình độ và kinh nghiệm của các kiểm toán viên còn nhiều hạn chế. Mặt khác, việc thu thập bằng chứng kiểm toán gần như phụ thuộc hoàn toàn vào trình độ và kinh nghiệm kiểm toán viên, dẫn đến chất lượng kiểm toán có thể bị ảnh hưởng. Hơn nữa, do hạn chế về kinh nghiệm trong những năm đầu mới thành lập nên các kiểm toán viên chưa thuần thục trong việc sử dụng, kết hợp các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán. Một nguyên nhân nữa cũng góp phần làm hạn chế việc thu thập bằng chứng kiểm toán là do nguồn vốn ban đầu trong giai đoạn mới thành lập không nhiều vì thế Công ty chưa có điều kiện để cung cấp đầy đủ cơ sở vật chất giúp kiểm toán viên làm nhiệm vụ như: Một số phương tiện giao thông, thiết bị làm việc,.. Công ty A&C hoạt động hiệu quả, tốc độ tăng trưởng khá khi còn là DNNN. Nhưng khi Công ty được cổ phần hoá, huy động được nhiều vốn hơn đã giúp Công ty cải thiện được công nghệ và phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, mở rộng danh mục dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đặc biệt, nhân viên kiểm toán của Công ty có cơ hội được đào tạo chuyên sâu, thành thạo về tin học và có đủ trình độ kiểm tra các đơn vị lưu trữ thông tin trong máy vi tính để thu thập được các bằng chứng cần thiết, đồng thời biết ứng dụng các phần mềm kiểm toán để thu thập các bằng chứng kiểm toán giúp kiểm toán viên giảm thiểu rủi ro và giảm thời gian thu thập bằng chứng kiểm toán. Với các bằng chứng kiểm toán đặc biệt, Công ty sử dụng chính các chuyên gia trong Công ty mà không phải thuê chuyên gia bên ngoài, điều này làm tăng độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán. Việc thu thập bằng chứng kiểm toán đã hiệu quả hơn thời gian trước đây. Bằng chứng kiểm toán không chỉ thu thập từ nội bộ đơn vị được kiểm toán mà còn mở rộng phạm vi thu thập bằng chứng ra bên ngoài, phát huy thế mạnh của các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán. Công ty đã có sự phối hợp với các công ty kiểm toán khác hoặc kiểm toán nội bộ để thu thập bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao. Đồng thời, xây dựng kế hoạch khảo sát, kế hoạch kiểm toán chi tiết phù hợp với mục tiêu kiểm toán, từ đó nâng cao chất lượng của việc thu thập bằng chứng kiểm toán. 2.1.2. Quy trình hoạt động của Công ty Công ty đã và đang phục vụ cho khoảng 600 khách hàng trên khắp các miền, cũng vì vậy mà lĩnh vực hoạt động của Công ty ngày càng được mở rộng, trong đó lĩnh vực kiểm toán và tư vấn chiếm 68% doanh thu, thẩm định chiếm 20% doanh thu, còn lại là các dịch vụ khác. Chi tiết các lĩnh vực hoạt động của Công ty A&C bao gồm: Dịch vụ kiểm toán xác định giá trị dự toán, giá trị quyết toán công trình đầu tư xây dựng cơ bản. Kiểm toán báo cáo tài chính. Về kế toán: Tư vấn tổ chức và hoàn thiện công tác kế toán, cài đặt phần mềm kế toán, tổ chức đào tạo và tuyển chọn nhân viên kế toán theo yêu cầu của khách hàng. Về thuế: Tư vấn thuế, thực hiện dịch vụ kê khai thuế, khiếu nại thuế, hoàn thuế. Dịch vụ pháp lý: Soạn thảo hồ sơ và thực hiện đăng ký hệ thống kế toán, thành lập doanh nghiệp, điều chỉnh Giấy phép đầu tư, kiểm toán xác định tỷ lệ nội địa hoá,.. Tư vấn theo yêu cầu của khách hàng. Dịch vụ đào tạo: Công ty A&C thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế, thích ứng với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Việc kiểm toán được tiến hành theo hướng dẫn của Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế và Quy chế kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam. Công ty A&C thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo khoản mục, các kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán cho từng khoản mục bao gồm: -Vốn bằng tiền. - Thuế. - Phải thu khách hàng. - Người mua trả trước. - Phải thu khác. - Doanh thu. - Phải trả người bán. - Lợi nhuận chưa phân phối. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. - Các quỹ của doanh nghiệp. - Tài sản cố định. - Chênh lệch tỉ giá. - Hàng tồn kho. - Vốn chủ sở hữu. - Phải trả, phải nộp khác. - Chi phí bán hàng. - Chi phí phải trả. - Chi phí quản lý. - Tạm ứng. - Lợi tức tài chính. - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Mỗi khoản mục có một chương trình kiểm toán tương ứng, đảm bảo tuân thủ đúng nội dung kiểm toán báo cáo tài chính và phù hợp với đối tượng khách hàng. Cuộc kiểm toán được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu bao trùm lên tất cả các nghiệp vụ tài chính trong năm. Theo đó, công việc kiểm toán gồm rất nhiều khâu như: Nghiên cứu hồ sơ pháp lý của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ .V.v.. Đặc biệt là việc thu thập bằng chứng kiểm toán sẽ bao gồm: Kiểm tra số liệu kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản phản ánh tài sản, nợ, vốn thuộc Bảng cân đối kế toán và thu nhập, chi phí thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh. Kiểm tra đối chiếu với các tài liệu, biên bản, hợp đồng có liên quan đến Báo cáo tài chính. Trao đổi và hướng dẫn nhân viên kế toán các bút toán bổ sung và điều chỉnh. Để thuận lợi hơn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán, Công ty A&C còn thiết kế danh mục tài liệu cần chuẩn bị cho công tác kiểm toán Báo cáo tài chính để khách hàng và những kiểm toán viên mới định hướng được các tài liệu cần thu thập. Công ty A&C cũng áp dụng tất cả các phương pháp kỹ thuật trong kiểm toán báo cáo tài chính để thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ. Tuy nhiên, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán chủ yếu là: Phỏng vấn, quan sát, phân tích. Còn trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, hầu hết các phương pháp kỹ thuật đều được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và Chi nhánh Bộ máy quản lý của Công ty gồm: Hội Đồng Quản Trị (HĐQT); Ban Giám đốc; Phòng nghiệp vụ; Phòng Hành chính-Quản Trị; Các chi nhánh. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua Sơ đồ 2.1. HĐQT Phó Giám đốc 4 Giám đốc Phó Giám đốc 3 Phó Giám đốc 1,2 Phòng Hành chính-Quản trị Phòng Kiểm Toán Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Khánh Hoà Sơ đồ2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty A&C Chức năng của từng bộ phận trong Công ty HĐQT gồm Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT, và các Uỷ viên. HĐQT là cơ quan quản lý Công ty, có quyền quyết định chiến lược phát triển của Công ty; Bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức Giám đốc và cán bộ quan trọng khác của Công ty; Quyết định phương án đầu tư; Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán từng loại .V.v.. Chủ tịch HĐQT là người lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; Triệu tập và chủ toạ cuộc họp HĐQT; Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT .V.v.. Tại Công ty A&C, Chủ tịch HĐQT cũng đồng thời kiêm Giám đốc Công ty. Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành các hoạt động để thực hiện các mục tiêu, chiến lược do Công ty đề ra. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các lĩnh vực được giao. Phòng Hành chính-Quản trị tham mưu cho Ban Giám đốc, giúp Ban Giám đốc điều hành quản lý thông qua việc tổ chức hành chính, nhân sự và công tác Quản trị Tài chính. Phòng kiểm toán cung cấp các dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn cho khách hàng. Các Phòng kiểm toán độc với nhau nhưng cùng có sự phối hợp trong quá trình hoạt động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng được giao. Công ty có chi nhánh tại Hà Nội và Nha trang. Các Chi nhánh hoạt động theo Giấy phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền. Các Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Công ty và cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động của mình, thực hiện quy trình kiểm toán chung do Công ty xây dựng. Chi nhánh Hà Nội có quy mô nhỏ, bộ máy quản lý đơn giản bao gồm: Ban Giám đốc, Phòng Hành chính-Quản trị(HCQT) và Phòng Nghiệp vụ. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua Sơ đồ 2.2. Sơ đồ2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh tại Hà Nội Giám đốc chi nhánh Phó Giám đốc chi nhánh Phó Giám đốc chi nhánh Phòng Nghiệp vụ 2 Phòng Nghiệp vụ 1 Phòng Nghiệp vụ 3 Phòng HCQT Ban Giám đốc gồm Giám đốc chi nhánh (kiêm Phó Giám đốc Công ty) và hai Phó Giám đốc chi nhánh. Các Phó Giám đốc điều hành hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công của Giám đốc Công ty. Phó Giám đốc thứ nhất chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. Phó Giám đốc thứ hai chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kiểm toán quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản. Phòng nghiệp vụ 1 và 2 cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính. Phòng nghiệp vụ 3 cung cấp dịch vụ kiểm toán báo cáo quyết toán công trình xây dựng cơ bản. Phòng Hành-chính Quản trị thực hiện công tác hành chính, nhân sự và công tác kế toán của Chi nhánh. Công ty A&C thực hiện nhiều loại hình dịch vụ trên địa bàn rộng lớn cả ba miền Bắc-Trung-Nam. Do đó, bộ máy tổ chức kiểm toán theo loại hình phân tán và điều hành theo phương thức kết hợp. Các Chi nhánh là đơn vị có tư cách pháp nhân, được phép độc lập ký kết hợp đồng kiểm toán và được điều hành trực tiếp bởi các Phó Giám đốc. Tuy nhiên, các Phó Giám đốc đều là thành viên HĐQT nên đã tạo ra mối liên hệ trực tuyến với HĐQT, đảm bảo các Quyết định và các phương án do HĐQT đề ra được truyền đạt tới các kiểm toán viên, các thông tin ngược xuôi kịp thời. Chính vì vậy, HĐQT có thể đánh giá chất lượng kiểm toán thông qua mức độ hiệu quả và hữu ích của những ý kiến đề xuất từ kiểm toán viên, từ đó có biện pháp hỗ trợ kiểm toán viên trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán như: Hỗ trợ về ôtô cho đoàn kiểm toán; Các thiết bị liên lạc viễn thông; Cung cấp các chuyên gia trong các lĩnh vực kiến trúc-xây dựng-điện tử phục vụ cho việc thu thập các bằng chứng kiểm toán đặc biệt và có độ tin cậy cao; Kịp thời điều chỉnh các chính sách, kế hoạch kiểm toán chung cho phù hợp .V.v.. Mặt khác, các Chi nhánh cũng được tổ chức như một bộ phận kiểm toán độc lập, phát huy được tính năng động cao của bộ máy kiểm toán. Chi nhánh có số lượng nhân viên không nhiều nên Ban Giám đốc chi nhánh thường tổ chức bỗi dưỡng nghiệp vụ với từng nhóm kiểm toán trước khi thực hiện các cuộc kiểm toán phức tạp, trong đó lưu ý chi tiết về các bằng chứng yêu cầu khách hàng cung cấp và bằng chứng trung gian theo tiêu thức đã dự tính để có thể dễ dàng tái thẩm định đối với một số bằng chứng nếu xét thấy chưa đủ độ tin cậy. Hơn nữa, việc bồi dưỡng nghiệp vụ tạo cơ hội cho các kiểm toán viên trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ để thu thập được nhiều bằng chứng có tính thuyết phục hoàn toàn. Qua đây có thể đánh giá việc tổ chức bộ máy quản lý của Công ty nói chung và Chi nhánh nói riêng ở mức tốt. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty thể hiện tính năng động cao, các thông tin quản lý được lưu thông dễ dàng. Tổ chức bộ máy quản lý của chi nhánh phù hợp với quy mô nhỏ, Ban Giám đốc thuận lợi trong việc giám sát nhân viên và điều hành các phòng nghiệp vụ. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ 2.1.4.1. Môi trường kiểm soát và công tác kế toán Môi trường kiểm soát Công ty đã thiết lập được môi trường kiểm soát mang tính đặc thù riêng để phục vụ tốt cho hoạt động của mình. Tính đặc thù biểu hiện qua một số nhân tố thuộc môi trường kiểm soát như: Về cơ cấu tổ chức: Tất cả các thành viên trong HĐQT điều là các Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kiêm Giám đốc chi nhánh, đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quyết định trong toàn Công ty. Về chính sách nhân sự: Các nhân viên có năng lực và tin cậy, được đào tạo chuyên sâu và được sắp xếp phù hợp với năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức. Về công tác kế hoạch: Việc lập và thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc, được giám sát trong từng giai đoạn thực hiện nhằm xử lý, điều chỉnh kế hoạch kịp thời khi phát hiện thấy các vấn đề bất thường xảy ra. Về công tác giám sát: Ban Giám đốc trực tiếp giám sát đối với từng hợp đồng kiểm toán và từng giai đoạn kiểm toán. Về các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục kiểm soát được xây dựng rất chi tiết và khoa học, việc thực hiện các thủ tục giúp giảm thiểu những rủi ro và đạt được các mục tiêu quản lý đề ra, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán. Công tác kế toán Hệ thống kế toán cung cấp các thông tin quan trọng cho Ban quản lý của Công ty để từ đó đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung, các Chi nhánh không hạch toán độc lập mà chỉ lập các báo cáo hoạt động gửi về Công ty để làm cơ sở tính lãi, lỗ. Do tính chất hoạt động Kiểm toán và Tư vấn nên Phòng Hành-chính Quản trị kiêm luôn công tác kế toán. 2.1.4.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán Vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán rất được chú trọng tại Công ty A&C. Công ty đã xây dựng một quy trình soát xét các hồ sơ và Báo cáo kiểm toán dự thảo trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. Giám đốc, Phó giám đốc, kiểm toán viên điều hành và các trưởng nhóm kiểm toán là những người tham ra soát xét. Với từng nội dung soát xét, người soát xét phải đưa ra một trong ba loại ý kiến là: Đồng ý; Xem lại; Sửa lại. Khi soát xét, người soát xét có thể đưa ra một số vấn đề phát sinh ở khách hàng để lưu ý cùng cấp quản lý. Trong các nội dung soát xét, vấn đề bằng chứng kiểm toán được các kiểm toán viên điều hành và trưởng nhóm kiểm toán xem xét trên các khía cạnh: Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán gắn với chương trình kiểm toán; Việc đối chiếu tính chính xác về số liệu giữa bằng chứng, giấy tờ làm việc và báo cáo; Việc kiểm tra chọn mẫu các bằng chứng kiểm toán. Nội dung soát xét được chi tiết như sau: Các nội dung soát xét của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Tính tuân thủ về trình tự và nội dung trình bày của hệ thống Báo cáo. Tính chính xác của số liệu trình bày trên Báo cáo. Tính logic về nội dung Báo cáo. Diễn đạt và lỗi kỹ thuật. Trình bày Báo cáo kiểm toán. Thư quản lý. Các nội dung soát xét của kiểm toán viên điều hành Tính tuân thủ trong cách trình bày hồ sơ, giấy tờ làm việc. Chương trình kiểm toán các tài khoản. Kiểm tra chọn mẫu các bằng chứng kiểm toán. Cơ sở và tính chính xác của các số liệu trình bày trong Báo cáo. Tính tuân thủ về trình tự và nội dung trình bày Báo cáo. Diễn đạt và lỗi kỹ thuật. Tính hợp lý và đầy đủ của những vấn đề ghi nhận trong Báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Các nội dung soát xét của trưởng nhóm kiểm toán Tính tuân thủ trong cách trình bày toàn bộ hồ sơ, giấy tờ làm việc. Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán và chương trình kiểm toán. Đối chiếu tính chính xác về số liệu giữa bằng chứng, giấy tờ làm việc và Báo cáo. Tính chính xác của các số liệu trình bày trong Báo cáo. Đã đảm bảo trình tự và nội dung Báo cáo được trình bày theo quy định. Thư quản lý. Đã sửa và ngày giao hồ sơ soát xét. Trên đây là một số vấn đề về kiểm soát chất lượng kiểm toán nói chung và tại Công ty A&C nói riêng, trong khuôn khổ chuyên đề thực tập chỉ đề cập một cách khái quát mà không đi sâu vào kiểm soát chất lượng chi tiết cho từng giai đoạn kiểm toán. 2.2. Thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty cổ phần kiểm toán và tư vấn 2.2.1. Thu thập bằng chứng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Trong phần này, bài viết lấy hai khách hàng để minh hoạ cho các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán đang được sử dụng. Công việc chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn này là tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và tổ chức công tác kế toán của đơn vị được kiểm toán. Dựa vào các thông tin này, kiểm toán viên của A&C CO tiến hành phân tích sơ bộ, xác định khoản mục cần kiểm tra và dự kiến nội dung, thời gian, mức độ của các thủ tục kiểm toán. Để thu thập được các bằng chứng trong giai đoạn này kiểm toán viên A&C CO thường vận dụng các phương pháp: phỏng vấn, quan sát và phân tích. Phương pháp phỏng vấn Với phương pháp phỏng vấn trưởng nhóm kiểm toán thường là người đại diện phỏng vấn Ban Giám đốc. Đây là cuộc trò chuyện trao đổi vừa nhằm mục đích thu thập bằng chứng, vừa mang tính chất làm quen ban đầu giữa kiểm toán viên A&C CO với Ban Giám đốc. Trong buổi phỏng vấn, kiểm toán viên luôn tạo không khí thân mật, đặt ra câu hỏi “mở”, câu hỏi “đóng” để làm rõ và xác nhận thông tin. Sau khi đặt câu hỏi, kiểm toán viên chủ động lắng nghe câu trả lời, ghi chép vào giấy làm việc những thông tin thu được để tổng hợp và phân tích. Nếu phát hiện sự không nhất quán trong việc trả lời câu hỏi của Ban Giám đốc hoặc các nhân viên khác, kiểm toán viên sẽ đặt ra câu hỏi bổ sung cho vấn đề cần tìm hiểu. Kiểm toán viên luôn thận trọng trong việc đặt câu hỏi để tránh đưa ra những câu hỏi không rõ ràng, không có trọng tâm gây ảnh hưởng đến việc thu thập bằng chứng kiểm toán. Trong buổi phỏng vấn, kiểm toán viên đề nghị Ban Giám đốc cung cấp các tài liệu liên quan đến quá trình thành lập và hoạt động của Công ty, thông tin thu thập được sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán. Thông tin thu thập được từ Công ty abc a. Đặc điểm của Công ty ABC Công ty ABC là DNNN được cổ phần hoá theo hình thức chuyển nhượng toàn bộ giá trị thuộc vốn Nhà nước hiện có tại Công ty ABC và số cổ phần Nhà nước hiện có của Công ty ABC trong Công ty LM cho Công ty ABC theo Quyết định số 1900/QĐ/UB ngày 28 tháng 10 năm 1999 của UBND Thành phố Hải Phòng. Công ty ABC hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 155591 ngày 03 tháng 11 năm 1999 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp. Chức năng hoạt động: Sản xuất Giấy đế dập nhũ xuất khẩu, giấy tiêu dùng nội địa, đũa tre, đũa gỗ, ván ép, đồ trang trí nội thất, bao bì nhựa, giấy carton, vải da, hòm hộp, các loại khung cửa nhôm, kính trắng, kính màu .V.v.. Sản phẩm chính của Công ty là giấy đế xuất khẩu 100%, sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số đối tượng là thương nhân của Đài Loan. Trong giai đoạn này, Công ty ABC đang thực hiện phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động thêm nguồn vốn đầu tư để xây dựng thêm nhà máy. b. Thị trường hoạt động Hoạt động trong nước và xuất khẩu. c. Các chỉ tiêu chủ yếu đã đạt được Bảng 2.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu đạt được Năm Doanh thu thuần(đ) Lợi nhuận thuần(đ) Tỷ suất LN thuần/DT thuần (%) 2002 72.424.714.774 7.713.045.794 10,6 2003 86.928.805.307 7.887.508.644 9,1 d. Tổ chức hoạt động * Hội đồng Quản trị và ban điều hành, quản lý Hội đồng quản trị gồm: 1 Chủ tịch, 1 Phó Chủ tịch, 3 Uỷ viên. Ban Giám đốc gồm: 1 Tổng giám đốc, 2 Phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc trực tiếp phụ trách phòng tài chính kế toán và duyệt các chứng từ kế toán sau khi có kiểm soát của kế toán trưởng. 01 Kế toán trưởng. * Cơ cấu tổ chức Các phòng ban chức năng: Ban kiểm soát, phòng kế toán, phòng kế hoạch vật tư, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng kinh doanh thị trường chứng khoán, các phân xưởng. Số cán bộ công nhân viên: Bình quân 850 người. Các đơn vị thành viên: Văn phòng đại diện tại Thành phố KHOHSIUNG- Đài Loan; Chi nhánh Công ty tại Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái. * Trụ sở chính 40 Đường K- Hải Phòng. Điện thoại: 031.642.154 ; Fax 031.642.155 * Ngân hàng giao dịch Bảng 2.2. Bảng kê các ngân hàng giao dịch Tên ngân hàng Số hiệu tài khoản Ngoại tệ(USD) Đồng Việt Nam(VND) Ngân hàng Công Thương Hải Phòng 850A.00308 710A.00308 Ngân hàng Ngoại Thương Hải Phòng 003.1.37.003241.7 003.1.00.003242.5 Nhóm kiểm toán tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng Công ty ABC để tìm hiểu tổ chức bộ máy và công tác kế toán. Những thông tin thu thập được ghi chép vào hồ sơ làm việc và minh hoạ qua Bảng 2.3 như sau: Bảng 2.3. Bằng chứng kiểm toán thu thập qua phỏng vấn kế toán trưởng Khách hàng: Công ty ABC Niên độ kế toán: 31/12/2003 Khoản mục: Người thực hiện: Hiền Phỏng vấn kế toán trưởng N

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0470.doc
Tài liệu liên quan