A- PHẦN MỞ ĐẦU 1
B- NỘI DUNG: 2
I-Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam- thực trạng và triển vọng: 2
1- Thực trạng: 2
2- Triển vọng của Việt Nam sau khi gia nhâp WTO và thách thức từ phía Trung Quốc: 2
II- Chính sách khuyến khích FDI vào Việt Nam:. 4
1-Chính sách bảo đảm đầu tư: 4
2-Chính sách hỗ trợ đầu tư : 5
3- Chính sách ưu đãi đầu tư : 8
3.1- Ưu đãi về đất: 8
3.2- Ưu đãi về thuế: 10
3.3- Ưu đãi về tài chính- tiền tệ: 13
3.4- Trường hợp mở rộng ưư đãi đầu tư: 15
III- Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách: 15
1-Mặt tích cực: 15
2-Mặt hạn chế: 18
IV- Kiến nghị: 22
C- KẾT LUẬN: 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
NHỮNG CHÍNH SÁCH MÀ VIỆT NAM ÁP DỤNG ĐỂ KHUYẾN KHÍCH CÁC DOANH NGHIỆP NƯỚC NGOÀI ĐẦU TƯ TR ỰC TI ẾP VÀO VIỆT NAM
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tim hiểu các chính sách mà Việt Nam áp dụng để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g xuất khẩu , mở rộng thị trường xuất khẩu và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.
Hoạt động của quỹ hỗ trợ dầu tư, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thực hiện theo luật các tổ chức tín dụng.
Điêu 12: Nhà nước khuyến khích các hoạt động hỗ trợ đầu tư sau đây:
1. Tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
2. Đầo tào nghề, cán bộ kỹ thuật, bôì thường nâng cao kiến thức chuyên môn và quản lý kinh tế.
3. Cung cấp thông tin về thị trường, khoa học- kỹ thuật, công nghệ, bảo hộ quỳên sở hữu trí tụê và chuỷên giao công nghệ.
4. Tiếp thị, xúc tiến thương mại.
5. Thành lập các hiệp hội ngành nghề sản xuất, kinh doanh, các hiệp hội xuất khẩu.
Điều 13 :Dự án đầu tư của các nhà đầu tư thuộc đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này được áp dụng cùng một mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, chịu cùng mức thuế, được hưởng cùng mức ưu đãi đầu tư.
Điều 14 :Trong trường hợp chuyên gia, lao động kỹ thuật trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và nghiệp vụ, nhà đầu tư được thuê chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
Chuyên gia, lao động kỹ thuật là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh doanh trong nước được chuyển ra nước ngoài phần thu nhập sau khi nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam. ( luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3- Chính sách ưu đãi đầu tư :
Điều 15: Dự án đầu tư vào các lĩnh vực sau đây được ưu đãi:
1. Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng; trồng cây lâu năm trên đất hoang hóa, đồi, núi trọc; khai hoang; làm muối; nuôi trồng thủy sản ở vùng nước chưa được khai thác;
2. Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển vận tải công cộng; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa dân tộc;
3. Sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu;
4. Đánh bắt hải sản ở vùng biển xa bờ; chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp;
5. Nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ, dịch vụ khoa học, công nghệ; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo cán bộ kỹ thuật, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh;
6. Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ; cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị; di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị; đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm; đầu tư vào ngành nghề sử dụng nhiều lao động trong nước, trước hết là lao động tại địa bàn đầu tư;
7. Những ngành, nghề cần ưu tiên trong từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 16 :Dự án đầu tư tại các địa bàn sau đây được ưu đãi:
1. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
2. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.( Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3.1- Ưu đãi về đất:
Điều 17:
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này được giảm 50% tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm 75% tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất phải trả tiền sử dụng đất.
Điều 18:
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này được miễn tiền thuê đất từ ba năm đến sáu năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất từ bảy năm đến mười năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn được miễn tiền thuê đất từ mười một năm đến mười lăm năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất từ mười một năm đến mười lăm năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.
Điều 19 :
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được miễn thuế sử dụng đất trong trường hợp được giao đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được giảm 50% thuế sử dụng đất từ bảy năm đến mười năm, kể từ khi được giao đất.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế sử dụng đất từ bảy năm đến mười năm, kể từ khi được giao đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư vào lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế sử dụng đất từ mười một năm đến mười lăm năm, kể từ khi được giao đất.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế sử dụng đất từ mười một năm đến mười lăm năm, kể từ khi được giao đất.
Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.( Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3.2- Ưu đãi về thuế:
Điều 20 :Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Đầu tư vào lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này hoặc đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng thuế suất 25%;
2. Đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc đầu tư vào lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng thuế suất 20%;
3. Đầu tư vào lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng thuế suất 15%.
Điều 21 :
1. Nhà đầu tư có dự án thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 15 của Luật này được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Nhà đầu tư có dự án thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa bàn quy định tại Điều 16 của Luật này hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao hoặc hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh được miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với mức ưu đãi cao nhất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 22 :Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại khoản 6 Điều 15 của Luật này ngoài ưu đãi về miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 18 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp còn được hưởng ưu đãi bổ sung như sau:
1. Được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại;
2. Được miễn thêm hai năm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong ba năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;
3. Được miễn thêm ba năm thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm năm tiếp theo cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 23 :Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 của Luật này không phải nộp thuế thu nhập bổ sung quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Điều 24 :
1. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong thời hạn năm năm kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân.
2. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp ở địa bàn quy định tại Điều 16 của Luật này trong thời hạn mười năm, kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân.
3. Nhà đầu tư góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ được miễn thuế thu nhập có được từ phần góp vốn này.
Điều 25 :Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 của Luật này được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa sau đây mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu:
1. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ;
2. Phương tiện vận chuyển dùng để đưa đón công nhân.
Điều 26 :Ngoài các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Luật này, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, còn được hưởng thêm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
1. Được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư xuất khẩu lần đầu tiên, xuất khẩu mặt hàng mới, xuất khẩu hàng hóa ra thị trường mới;
2. Được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập tăng thêm do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh thu xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước;
3. Được giảm 20% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính đối với nhà đầu tư có doanh thu xuất khẩu đạt tỷ lệ trên 50% tổng doanh thu hoặc có thị trường xuất khẩu ổn định trong ba năm liên tục;
4. Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 hoặc 3 Điều này, nếu thực hiện dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được giảm thêm 25% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính; nếu thực hiện dự án đầu tư ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được miễn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho phần thu nhập có được do xuất khẩu trong năm tài chính. ( Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3.3- Ưu đãi về tài chính- tiền tệ:
Điều 7: 1- Bên nước ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:
a) Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam;
b) Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;
c) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
2- Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng:
a) Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài;
b) Giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
c) Các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật;
d) Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác;
đ) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật.
3- Việc các bên góp vốn bằng các hình thức khác với các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được Chính phủ chấp thuận.
Điều 8: Phần vốn góp của Bên nước ngoài hoặc các Bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên, nhưng không dưới 30% vốn pháp định, trừ những trường hợp do Chính phủ quy định.
Đối với doanh nghiệp liên doanh nhiều bên, tỷ lệ góp vốn tối thiểu của mỗi Bên Việt Nam do Chính phủ quy định.
Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các bên thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó
Điều 15: Các nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập doanh nghiệp liên doanh.
Đối với cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, các doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận với chủ doanh nghiệp, được mua lại một phần vốn của doanh nghiệp để hình thành doanh nghiệp liên doanh.(luật đầu tư nước ngoài)
Điều 28 :
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư quy định tại Điều 15 hoặc Điều 16 của Luật này được Quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn hoặc trợ cấp một phần lãi suất cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng.
2. Nhà đầu tư có dự án đầu tư di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, cải thiện sinh thái, môi trường, vệ sinh đô thị được Quỹ hỗ trợ đầu tư xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 70% số vốn đầu tư.
3. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được Quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước ưu tiên xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 50% số vốn đầu tư hoặc được Quỹ này xem xét bảo lãnh đến 70% khoản tiền vay để đầu tư.
4. Nhà đầu tư có dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được Quỹ hỗ trợ đầu tư của Nhà nước ưu tiên xem xét cho vay tín dụng trung hạn và dài hạn với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 70% số vốn đầu tư hoặc được Quỹ này xem xét bảo lãnh đến 80% khoản tiền vay để đầu tư.
5. Nhà đầu tư có dự án sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, ngoài các ưu đãi về tín dụng đầu tư quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều này còn được Quỹ hỗ trợ xuất khẩu xem xét cho vay tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi đáp ứng đến 80% khoản tín dụng xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết hoặc được Quỹ này xem xét bảo lãnh đến 80% khoản tín dụng xuất khẩu.
Điều 29 :Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định danh mục ngành, nghề của từng lĩnh vực ưu đãi đầu tư; danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư; tiêu chuẩn về trình độ công nghệ; quy mô sử dụng lao động để được hưởng ưu đãi đầu tư; các mức ưu đãi đầu tư cụ thể quy định tại Chương III của Luật này.
Điều 39 :Nhà đầu tư có thành tích trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.( Luật khuyến khích đầu tư trong nước)
3.4- Trường hợp mở rộng ưư đãi đầu tư:
Ðiều 39. Trường hợp mở rộng ưu đãi
Trường hợp cần khuyến khích phát triển một ngành đặc biệt quan trọng hoặc một vùng, một khu vực kinh tế đặc biệt, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định về các ưu đãi đầu tư khác với các ưu đãi đầu tư được quy định trong Luật này(luật đầu tư)
v.v
III- Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách:
1-Mặt tích cực:
Theo Cục đầu tư và nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mười tháng đầu năm 2007, cả nước đã thu hút được 11,26 tỷ USD vốn đăng ký FDI, bao gồm cả vốn cấp mới và bổ sung, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2006. Riêng trong tháng 10, đã có 99 dự án FDI được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1,462 tỷ USD, đưa tổng số dự án cấp mới từ đầu năm đến nay lên 1.144 dự án với tổng vốn đầu tư là 9,75 USD, tăng 33,6% về số dự án và 59% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2006. Các dự án mới cấp phép trong thời gian này vẫn tập trung vào lĩnh vực công nghiệp với số vốn 5,33 tỷ USD, chiếm 54,6% về vốn đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, với số vốn đăng ký 4,25 tỷ USD, chiếm 43,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngoài ra, còn có 26 lượt dự án bổ sung với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm là 196 triệu USD, đưa tổng số lượt dự án tăng vốn trong tháng 10 lên 300 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 1,512 tỷ USD. Phần lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tập trung trong các lĩnh vực công nghiệp, viễn thông, điện tử tin học, nông - lâm nghiệp
Dư luận báo chí nước ngoài gần đây có nhiều nhận xét sức hấp dẫn do chi phí thấp về nhân công và tay nghề cao của lao động Việt Nam đang thu hút các công ty và nhiều tập đoàn kinh tế sẵn sàng đầu tư nhiều hơn. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty, tập đòan kinh tế đầu tư, làm ăn tại Việt Nam, trong đó có hãng Nicon (Nhật Bản), LG (Hàn Quốc), Intel (Mỹ).
Theo ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài, trong thời gian tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp các cơ quan ngoại giao đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với 4 nền kinh tế của APEC là Papua New Guinea, Mêhicô, ChiLê và Pêru, đây là 4 nền kinh tế hiện chưa có dự án đầu tư tại Việt Nam. Qua đó, hai bên sẽ gửi các đoàn doanh nghiệp sang trao đổi để cùng nhau tìm hiểu cơ hôi đầu tư.
Danh mục các dự án lớn đang tìm hiểu xúc tiến đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều với số vốn không ngừng tăng. Tính đến thời điểm này đã có 50 dự án với tổng số vốn đầu tư 50 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án lớn lên tới 5 tỷ USD như đề xuất xây dựng một số khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trong lĩnh vực điện tử cuả tập đoàn Foxconn (Đài Loan); Dự án tổ hợp hóa dầu Naphtha Cracking tại Phú Yên; Dự án sản xuất thép tại Khánh Hòa với số vốn đầu tư 4,5 tỷ USD; Dự án Nhà máy nhiệt điện than Vân Phong trị giá 3,8 tỷ USD do Sumitomo ( Nhật Bản) đầu tư
Hiện nay, có 48 dự án với tổng số vốn 50 tỷ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Trong số 48 dự án đó, Việt Nam sẽ phải cân nhắc, lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi nhất để cấp phép và triển khai các dự án phù hợp với chủ trương, chính sách, đường lối phát triển và nhu cầu thực tế của nứơc ta. Bên cạnh việc thu hút các dự án FDI vào các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải, viễn thông, điện tử, tin học, Việt Nam đẩy mạnh thu hút các dự án FDI cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các nước có tiềm năng và thế mạnh về nông nghiệp như Mỹ, Canađa, Ôxtraylia, EU chưa đầu tư các dự án FDI cho nông nghiệp nước ta nên ngành nông nghiệp chỉ chiếm 10% trong tổng số dự án FDI vào Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu của ngành nông nghiệp đề được đến năm 2010 thu hút được 1,5 tỷ USD vốn FDI, tháng 8/2007 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành chiến lược và quy hoạch sử dụng FDI đến năm 2010 và đưa ra 3 nhóm giải pháp lớn: Nâng cao hiệu quả, chất lượng quy hoạch phát triển của từng ngành, từng sản phẩm; Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai, xúc tiến thương mại, cơ sở hạ tầng...; Tăng cường, nâng cao hiệu quả vận động, xúc tiến thu FDI
Những năm gần đây, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng trưởng với nhịp độ cao và chất lượng mới. Chính phủ đang nắm bắt cơ hội, khẩn trương rà soát, loại bỏ các thủ tục hành chính bất hợp lý, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, mở rộng phân cấp quản lý đầu tư để khuyến khích, đẩy mạnh thu hút vốn FDI được phân bố đồng đều vào các ngành kinh tế của Việt Nam.
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được phát huy, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững Đặc biệt, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng trưởng với nhịp độ cao và chất lượng mới. Chính phủ đang nắm bắt cơ hội, khẩn trương thực hành rà sóat, loại bỏ những thủ tục bất hợp lý, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, mở rộng phân cấp quản lý đầu tư để khuyến khích, đẩy mạnh thu hút vốn FDI. Để tận dụng cơ hội, đón nhận làn sóng đầu tư nước ngoài mới, Chính phủ, các cấp, các ngành phải làm tốt công tác quy hoạch để kêu gọi xúc tiến đầu tư, trong đó đặc biệt cần đầu tư nhanh, đảm bảo sự đồng bộ và điều kiện hạ tầng kỹ thuật, giao thông, viễn thông, điện, nước và hạ tầng xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta càn đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lương cao để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đầu tư công nghệ cao và đảm bảo hội nhập quốc tế.
Trong tương lai, với sự hỗ trợ của một hệ thống cơ chế, chính sách về khuyến khích FDI bao gồm các chính sách về ưu đãi vốn và tín dụng, đất đai, phát triển thị trường hạ tầng và nguồn nhân lực ổn định và hoàn thiện hơn để Việt Nam trở thành một môi trường đầu tư an toàn và hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.(MHB Bank.htm)
2-Mặt hạn chế:
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang có xu hướng chững lại. Giai đoạn 1991 - 1995 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giai đoạn 1996 - 2002 chỉ chiếm hơn 18,5%.
Chúng ta thường nhấn mạnh Việt Nam là thành viên của ASEAN, nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên và lao động, đặc biệt là môi trường kinh tế chính trị ổn định, nên là thị trường có tiềm năng thu hút vốn FDI. Qua số liệu đầu tư nước ngoài trên thế giới, cho thấy 70 - 75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25 - 30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Điều đó cho thấy các nước chủ đầu tư không chỉ dựa vào khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư là có nguồn tài nguyên dồi dào và lao động rẻ không phải là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
C ó thể thấy nguyên nhân khiến môi trường đầu tư Việt Nam kém hấp dẫn thu hút FDI là chúng ta thấy phụ thuộc khá nhiều vào chính sách Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thực vậy với số dân tương đồng với Việt Nam, tỉnh Quảng Đông thu hút đầu tư từ Nhật nhiều hơn gấp đôi, khoảng 20 tỷ yên. Năm 2001 Việt Nam thu hút số vốn đầu tư từ Nhật chỉ bằng 1/33 của Trung Quốc, 1/12 của Thái Lan, bằng 1/5 của Malaysia hoặc Indonesia. Trung Quốc trở thành nước thu hút vốn đầu tư nhiều nhất thế giới.
Sau đây là một số tồn tại trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam:
Thứ nhất: Có 2 quan điểm trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam. Quan điểm thứ nhất cho rằng tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài về mặt số lượng, bất kể vào lĩnh vực nào quy mô bao nhiêu, miễn là đầu tư, quan điểm thứ hai cho rằng đã đến lúc chúng ta phải tăng thu hút FDI về mặt chất lượng, ưu đãi đối với những lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao, những lĩnh vực sản xuất tư liệu sản xuất. Quan điểm thứ nhất hiện nay là phổ biến, hầu như các tỉnh, thành phố đều tập trung mọi cố gắng thu hút FDI vào địa bàn của mình bất kể ngành nào, sản phẩm gì, vì vậy FDI quá tập trung vào các ngành chế biến lương thực - thực phẩm: rượu, bia, nước giải khát, các ngành sản xuất tiêu dùng, chưa có sự đầu tư thích đáng vào ngành sản xuất tư liệu sản xuất, chỉ đầu tư lắp ráp cơ khí điện tử.
Cần chú trọng phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, song điều đó không có nghĩa là không chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, công nghiệp nặng để đảm bảo sản xuất hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bài học quan trọng nhất của các nước NIC trong những năm qua là phải xây dựng được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, một cơ cấu sản phẩm phải tự sản xuất các tư liệu sản xuất cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế, tập trung thu hút FDI vào các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật, vốn cao do các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động mất khả năng cạnh tranh quốc tế, sức lao động không còn là lợi thế nữa.
Cần có chính sách ưu tiên phát triển ngành trong từng tỉnh và khu công nghiệp mà vừa qua chúng ta còn chưa có. Trước hết cần coi trọng và nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế của từng tỉnh và khu công nghiệp. Đối với một số vùng cần nêu bật định hướng thu hút FDI vào một số ngành, các ngành sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học và vốn cao, các ngành hỗ trợ và liên quan.
Thứ hai: Chính sách nội địa hoá chưa thoả đáng. Đáng lẽ cần phải tăng cường nội địa hoá thì chính sách của Việt Nam còn chưa chú trọng, chính vì lẽ đó đã làm cho sản phẩm của FDI ở Việt Nam đắt hơn ở Thái Lan và các nước khác. Ví dụ: chính sách nội địa hoá của ta đối với ngành công nghiệp ô tô, xe máy ít tham vọng hơn các quốc gia khác trong ASEAN như Thái Lan, Malaysia Đối với việc lắp ráp hoàn tất, Việt Nam đòi hỏi 5% vào năm thứ 5, là 30% vào năm thứ 10, Thái Lan đòi hỏi 60% vào năm thứ 5. Chính sách đó ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển các ngành liên quan và hỗ trợ, các ngành này phát triển rất ít và rất chậm trong thời gian qua và phải nhập phụ tùng linh kiện từ bên ngoài, do đó làm tăng giá thành sản phẩm, giảm khả năng cạnh tranh.
Chính sách nội địa hoá của ta cần phải tích cực hơn và phải được giải quyết từ đầu từ gốc, thể hiện khi duyệt các dự án đầu tư nước ngoài và quy định thời gian nội địa hoá ngắn. Vừa qua Bộ Tài chính đưa ra chính sách tỷ lệ nội địa hoá càng cao, thuế suất càng giảm. Tỷ lệ nội địa hoá trên 65 - 80% thì thuế nhập khẩu phụ tùng chỉ còn 5-7% và trên 80% thì thuế nhập khẩu chỉ còn 3-5%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6200.doc