Đề tài Tìm hiểu các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoà Lạc- Hà Nội

MỤC LỤC

 

Lời cảm ơn . i

Mục lục . .ii

Danh mục các bảng . .v

Danh mục các sơ đồ . . .vi

Danh mục chữ viết tắt .vi

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1

1.1. Đặt vấn đề 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu 3

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1. Tổng quan tài liệu 4

2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.1.1. Khái quát về ngân hàng thương mại 4

2.1.1.2. Khái quát về tín dụng 8

2.1.1.3. Khái niệm về hoạt động cho vay vốn của ngân hàng 13

2.1.1.4. Các phương thức cho vay vốn của ngân hàng 16

2.2. Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1. Khung phân tích 21

2.2.2. Thu thập số liệu 23

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu 23

PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24

3.1. Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hòa Lạc 24

3.1.2. Tình hình vốn, lao động và kết quả kinh doanh của ngân hàng 30

3.1.2.1. Tình hình lao động của ngân hàng qua 3 năm 30

3.1.2.2. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua năm 2007,2008 và 2009 31

3.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng 32

3.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn 32

3.2.1.1. Tình hình sử dụng vốn 34

3.2.2. Các phương thức cho vay được áp dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Hòa Lạc 36

3.2.2.1. Phương thức cho vay từng lần 37

3.2.2.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng 38

3.2.2.3. Phương thức cho vay trả góp 39

3.2.2.4. Tình hình cho vay theo phương thức vay 40

3.2.2.5. Tình hình nợ xấu theo các phương thức vay 41

3.2.3. Điều kiện và nguyên tắc vay vốn 44

3.2.3.1. Nguyên tắc vay vốn 44

3.2.3.2. Điều kiện vay vốn của khách hàng 44

3.2.4. Những nhu cầu không được vay và khách hàng không được vay 47

3.2.4.1. Tại chi nhánh NHNo&PTNT Hoà Lạc không cho vay đối với các những nhu cầu sau 47

3.2.4.2 Những khách hàng không được ngân hàng cho vay 48

3.2.5. Quy định về hồ sơ vay 48

3.2.5.1. Hồ sơ do khách hàng lập 48

3.2.5.2. Hồ sơ do ngân hàng lập 50

3.2.5.3. Hồ sơ do khách hàng và ngân hàng cùng lập 51

3.2.5.4. Ví dụ thực tế 51

3.2.6. Quy trình xử lý một khoản vay 52

3.2.6.1. Kiểm tra trước khi cho vay. 52

3.2.6.2. Kiểm tra trong khi cho vay 55

3.2.6.3. Kiểm tra sau khi vay 56

3.2.7. Bảo đảm tiền vay 58

3.2.7.1. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản 58

3.2.7.2 Bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không sử dụng đảm bảo bằng tài sản 58

3.2.8. Quy định về trả nợ gốc và lãi vay 58

3.2.9. Điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn 59

3.3. Giải pháp đề xuất 61

PHẦN VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

4.1. Kết luận 65

4.2. Kiến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5294 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoà Lạc- Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển nhưng còn chậm, dịch vụ chưa khai thác được các tiềm năng sẵn có, hiệu quả kinh tế chưa cao, phần lớn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối kết hợp đồng bộ của các cấp, các ngành kinh tế. Thạch Thất đã có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 9,2% trở lên. • Một số thuận lợi và khó khăn NHNo&PTNT Hoà Lạc nằm trên địa bàn huyện Thạch Thất có những thuận lợi đáng kể, tuy nhiên cũng có những khó khăn cần chú ý. Cụ thể : * Những thuận lợi đối với NHNo&PTNT Hoà Lạc Hà Nội. Nhờ sự đổi mới cơ cấu kinh tế của huyện và sự phát triển của hai cụm điểm công nghiệp ở hai xã Phùng Xá, Chàng Sơn tạo điều kiện kinh tế hộ phát triển từ đó giúp NHNo&PTNT Hoà Lạc mở rộng quy mô đầu tư. Sự phát triển của khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát và Đại Học Quốc Gia, đây là một tiềm năng lớn để NHNo&PTNT Hoà Lạc khai thác, đầu tư và mở rộng các dịch vụ Ngân Hàng hiện đại . * Những khó khăn đối với NHNo Hoà Lạc - Hà Nội : Có 2 chi nhánh Ngân Hàng cấp 2 cùng đóng trên địa bàn cùng hoạt động và có rất nhiều các NHTM khác và các Quỹ tín dụng cùng hoạt động kinh doanh tiền tệ. Do đó sự cạnh tranh rất rõ rệt và gay gắt. • Sơ đồ bộ máy quản lý của ngân hàng Được thể hiện ở sơ đồ 3.1 dưới đây. Giám đốc Phó giám đốc Phòng giao dịch Phòng tín dụng Phòng Hành chính Phòng KT - NQ Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của ngân hàng Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Hòa Lạc bao gồm có một Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc là một phó Giám đốc. Ngân hàng No&PTNT Hòa Lạc có 4 phòng ban để thực hiện chức năng chuyên môn của mình đó là các Phòng: Phòng hành chính, Phòng tín dụng, Phòng kế toán - Ngân quỹ, phòng giao dịch. Các Phòng ban này thực hiện chức năng chuyên môn của mình lấy ví dụ như Phòng tín dụng có chức năng nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn huyện, tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến phòng giao dịch NHNo&PTNT trên địa bàn...vv, Phó giám đốc phụ trách tín dụng, trưởng phòng kinh doanh trực tiếp thẩm định dự án, trưởng phòng kế toán, trưởng phòng ngân quỹ, trưởng phòng tín dụng, cán bộ trực tiếp công tác phòng ngừa rủi ro. * Ban giám đốc. Đây là phòng có trách nhiệm giám sát, điều hành mọi hoạt động của ngân hàng,và phải trách nhiệm trước ngân hàng tỉnh và trước pháp luật về mọi hoạt động của ngân hàng. Ban giám đốc phải thường xuyên chỉ đạo các phòng, ban trong ngân hàng thực hiện theo những quy định, thể chế, chính sách của Bộ ngân hàng, NHNo&PTNT Việt Nam và NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây. * Phòng tín dụng: Ø Bao gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 cán bộ tín dụng. Ø Chức năng: Là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng là cá nhân, tổ chức, đơn vị kinh tế nhằm huy động vốn, xử lý nhu cầu cho vay của khách hàng. Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với những quy định của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. Quản lý nguồn vốn cho vay của ngân hàng nhằm đảm bảo cho vay đúng mục đích, tránh rủi ro. Ø Nhiệm vụ: Khai khác nguồn vốn VNĐ, và ngoại tệ từ các cá nhân tổ chức, tổ chức tín dụng khác. Huy động nguồn vốn đã khai thác. Thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua hoạt động tín dụng. Thẩm định và xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, trình tự vay vốn. Trích lập dự phòng theo quy định. Kiểm tra đôn đốc khách hàng nộp gốc + lãi theo quy định của hợp đồng. Cập nhật phân tích toàn diện thông tin về khách hàng. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn. * Phòng kế toán - ngân quỹ: Ø Bao gồm: 1 kế toán trưởng phụ trách chung, 1 phó phòng kế toán chịu trách nhiệm về hệ thống thông tin kế toán, 1 kế toán cho vay – thu nợ, 1 kế toán tiền gửi tiết kiệm, 1 kế toán chuyển tiền điện tử, 1 thủ quỹ. Ø Chức năng: - Là phòng giao dịch trực tiếp, tư vấn, cung cấp cho khách hàng các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, cho vay, xử lý hạch toán… - Quản lý và chịu trách nhiệm với hệ thống giao dịch trên máy. - Đảm bảo an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt. Ø Nhiệm vụ: - Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán. Ứng tiền, thu tiền cho phòng giao dịch. Thực hiện ghi chép, theo dõi sổ sách, thu – chi, xuất – nhập kho quỹ. Lập báo cáo theo quy định. Kiểm soát các giao dịch chứng từ. Quản lý an toàn kho quỹ. Nhận tiền gửi tiết kiệm, giải ngân, thu gốc – lãi, chuyển tiền.. - Thực hiện các công việc khác do giám đốc giao. * Phòng hành chính nhân sự: Ø Bao gồm: 4 cán bộ Ø Chức năng: Tổ chức và đào tạo cán bộ. Quản trị văn phòng. Bảo vệ an ninh, an toàn chi nhánh, phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ø Nhiệm vụ: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng hàng quý của chi nhánh. Thực hiện các chính sách cán bộ, tiền lương, BHYT, BHXH… Mua sắm tài sản và trang thiết bị, văn phòng phẩm phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Lập kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên. Tuyển, sắp xếp nhân viên phù hợp trình độ, năng lực yêu cầu kinh doanh. Thực thi pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự. Phòng cháy nổ. Chăm lo đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho cán bộ, nhân viên. Khuyến khích, khen thưởng cho những cán bộ nhân viên có thành tích tốt. * Phòng giao dịch NHNo&PTNT Hoà lạc có 1 phòng giao dịch Phùng xá mới đi vào hoạt động. Đây là phòng giao dịch hoạt động trên địa bàn là khu công nghiệp và có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ 5 xã làng nghề, vì thế rất thuận lợi cho NHNo&PTNT Hoà Lạc trong việc mở rộng quy mô hoạt động. Nhưng do ngân hàng mới thành lập nên về đội ngũ cán bộ chưa nhiều và hiện tại địa điểm vẫn đang là địa điểm thuê. 3.1.2. Tình hình vốn, lao động và kết quả kinh doanh của ngân hàng 3.1.2.1. Tình hình lao động của ngân hàng qua 3 năm Bảng 3.1: Tình hình lao động của ngân hàng qua 3 năm Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Số lượng (Người) Cơ cấu (%) Theo vị trí công việc Ban giám đốc 3 9,09 3 8,33 3 8,33 Phòng tín dụng 5 15,15 6 16,67 6 16,67 Phòng kế toán ngân quỹ 6 18,18 6 16,67 6 16,67 Phòng hành chính nhân sự 4 12,12 4 11,11 4 11,11 Phòng giao dịch 10 30,30 12 33,33 12 33,33 Khác 5 15,15 5 13,89 5 13,89 Tổng 33 100,00 36 100,00 36 100,00 Theo trình độ học vấn Trình độ đại học, trên đại học 17 51,52 20 55,56 20 55,56 Trình độ cao đẳng 8 24,24 8 22,22 8 22,22 Trình độ trung cấp 3 9,09 3 8,33 3 8,33 Khác 5 15,15 5 13,89 5 13,89 Tổng 33 100,00 36 100,00 36 100,00 (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Từ bảng ta thấy lao động của ngân hàng qua 2 năm tương đối ổn định, năm 2008 tăng 3 người so với năm 2007. Tăng là do yêu cầu công việc của phòng tín dụng và phòng giao dịch tăng nên tuyển thêm 3 cán bộ, trong đó phòng tín dụng 1 cán bộ và phòng giao dịch 2 cán bộ. Năm 2009 lao động của ngân hàng ổn định không thay đổi. Về trình độ học vấn, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học là 17 cán bộ năm 2007 chiếm 51,52%. Năm 2008 là 20 cán bộ chiếm 55,56%. Năm 2009 không thay đổi. Nhìn chung tình hình cán bộ của ngân hàng qua 3 năm không có nhiều thay đổi, tỷ lệ cán bộ có trình độ văn hóa đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ lớn và năm 2008 cao hơn năm 2007 là 4,04%. 3.1.2.2. Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua năm 2007,2008 và 2009 Bảng 3.2: Kết quả tài chính của ngân hàng qua 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2007 2008 2009 So sánh (%) 2008/2007 2009/2008 BQ Thu 3.834 14.570 24.354 380,02 167,15 252,03 Chi 3.644 12.676 20.510 347,86 161,80 237,24 Thu nhập 190 1.894 3.844 996,84 202,96 449,80 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của ngân hàng NN&PTNT Hòa Lạc năm 2007-2009) †Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm. Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của NHNo & PTNT Hòa Lạc Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 BQ (%) +/- % +/- % I. Tổng thu nhập 3.834 14.570 24.354 10.736 380,02 9.784 167,15 252,03 1. Thu lãi cho vay 2.544 10.576 18.758 8.032 415,72 8.182 177,36 271,54 2. Thu phí điều vốn 884 2.464 3.206 1.580 278,73 742 130,11 190,44 3. Thu dịch vụ 346 1.068 1.747 722 308,67 679 163,58 224,70 4. Thu khác 60 462 643 402 770,00 181 139,18 327,36 II. Tổng chi phí 3.644 12.676 20.510 9.032 347,86 7.834 161,80 237,24 1. Chi phí huy động vốn 1.876 8.647 15.864 6.771 460,93 7.217 183,46 290,80 2. Chi phí quản lý 958 1.454 1.798 496 151,77 344 123,66 137,00 3.Trích dự phòng, rủi ro 746 2.408 2.609 1.662 322,79 201 108,35 187,01 4. Chi khác 64 167 239 103 260,94 72 143,11 193,25 Chênh lệch thu - chi 190 1.894 3.844 1.704 996,84 1.950 202,96 449,80 (Nguồn: Báo cáo tổng kếtcủa ngân hàng NN&PTNT Hòa Lạc năm 2007-2009) 3.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng 3.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn Đây là vấn đề mang tính quyết định đến hoạt động kinh doanh. Chi nhánh đã phát huy thế mạnh của mình là có mạng lưới rộng khắp huyện với 2 điểm giao dịch là 1 phòng giao dịch và ở trung tâm, vừa thu hút tiền gửi của khách hàng, vừa cho vay để phục vụ nhân dân ở các địa bàn thuận lợi với nhiều thể thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và trên 1 năm, tiết kiệm bậc thang rút linh hoạt. Ngân hàng đã sử dụng khung lãi suất và các loại hình huy động khác nhau phù hợp với từng thời kỳ, với đội ngũ cán bộ Ngân hàng nhiệt tình mến khách, tuyên truyền cụ thể từng loại tiền gửi để khách hàng lựa chọn đã thu hút được nhiều khách hàng từ địa phương khác đến gửi tiền, tạo thế mạnh trong cạnh tranh, đảm bảo kinh doanh tăng nhanh nguồn vốn cho Ngân hàng, hiệu quả. Do vậy mà nguồn vốn của chi nhánh trong năm qua đã tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng năm 2009 đạt (» 66%/năm). Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Hoà Lạc Đơn vị tính: Triệu đồng Số TT Chỉ tiêu Thực hiện năm 2007 Thực hiện năm 2008 Thực hiện năm 2009 Năm 2009 so với 2007 Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền (%) 1 Tiền gửi tiết kiệm 41.951 99,2 68.985 93 122.320 98 80.369 291,58 -Tiền gửi TK < 1 năm 20.306 24.598 40.358 20.052 198,75 -Tiền gửi TK > 1 năm 21.645 44.387 81.962 60.317 378,66 2 Tiền gửi các TCTD: 0 0 0 0 -Tiền gửi Kho bạc 0 0 0 0 3 Tiền gửi các TCKT: 330 0,8 5.131 7 2.362 2 2.032 0,72 Cộng: 42.281 100 74.116 100 124.682 100 82.401 294,89 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT Hoà Lạc 2007 – 2009) Công tác huy động vốn năm 2009 đã được NHNo&PTNT Hoà Lạc xác định là chỉ tiêu quan trọng, quyết định đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ban giám đốc đã tập trung chỉ đạo và có các biện pháp cụ thể để huy động nguồn vốn, giao chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn đến 100% cán bộ trong cơ quan có gắn với tiền lương . Ngân hàng Hoà Lạc đã làm tốt công tác tuyên truyền quảng cáo các sản phẩm tiền gửi mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, Panô áp phích ... làm tốt công tác khuyễn mãi, tặng quà trong từng đợt huy động tiết kiệm. Tóm lại: Trong những năm vừa qua, nhất là năm 2009 chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn tại địa phương thể hiện qua việc áp dụng linh hoạt lãi suất huy động vốn, đổi mới lề lối tác phong phục vụ. Củng cố mạng lưới hoạt động, trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật. Cho nên, tuy hoạt động trên địa bàn còn có nhiều khó khăn nhưng nguồn vốn huy động tại địa phương của chi nhánh vẫn tiếp tục tăng trưởng điều này được thể hiện ở bảng 3.4. • Tình hình sử dụng vốn Với phương châm "đi vay để cho vay", mở rộng huy động vốn trên một năm và mở rộng đầu tư có hiệu quả. Tín dụng Ngân hàng đã thực sự gắn chặt với sự phát triển kinh tế địa phương. Năm 2009, chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và sản xuất nông nghiệp theo tinh thần quyết định số 72/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thực hiện các chương trình dự án kinh tế của địa phương góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, công nghiệp mở rộng thị trường hàng hoá nông thôn, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Bảng 3.5: Dư nợ cho vay Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%) Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 2008/2007 2009/2008 BQ Tổng dư nợ 62.058 100,00 139.196 100,00 201.554 100,00 224,30 144,80 180,22 Trong đó: I. Theo thời hạn cho vay 62.058 100,00 139.196 100,00 201.554 100,00 1. Cho vay ngắn hạn 30.416 49,01 76.089 54,66 137.501 68,22 250,16 180,71 212,62 2. Cho vay trung - dài hạn 31.642 50,99 63.107 45,34 64.053 31,78 199,44 101,50 142,28 II. Theo thành phần kinh tế 62.058 100,00 139.196 100,00 201.554 100,00 1. DN ngoài quốc doanh 12.695 20,46 29.885 21,47 63.420 31,47 235,41 212,21 223,51 2. Hộ sản xuất 49.363 79,54 109.311 78,53 138.134 68,53 221,44 126,37 167,28 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh NHNo & PTNT Hoà Lạc 2007- 2009) Qua số liệu ở bảng trên ta thấy dư nợ đến 31/12/2009 là 201.554 triệu đồng tăng so với 2008 là 62.358 triệu đồng. Ta thấy ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn điều này là rất phù hợp với điều kiện nền kinh tế trong những năm nền kinh tế gặp khủng hoảng thì việc huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn cho nên ngân hàng chủ yếu thực hiên cho vay ngắn hạn để nhanh thu hồi vốn và tạo được sự lưu thông trong vòng quay vốn tránh được tình trạng làm ứ đọng vốn hoặc đồng vốn ngân hàng bỏ ra không đem lai hiệu quả đầu tư qua đó thể hiện được ngân hàng đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương. Ngân hàng cũng tập trung đầu tư vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho Dư nợ ngoài quốc doanh 2009 là 63.420 triệu chiếm 31,4% tổng dư nợ. Nhìn chung, qua các năm đều tăng lên nhưng ổn định, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều đáng quan tâm ở đây là ngân hàng đã áp dụng cho vay với tất cả các thành phần kinh tế đặc biệt là đã làm phát huy được thế mạnh của nền kinh tế địa phương là nền sản xuất hộ tạo dư nợ hộ sản xuất 2009 là 38.134 triệu, chiếm 68.5% trong tổng dư nợ, tăng 28.823 triệu, tốc độ tăng 20,9% so với năm 2008. Do đó, NHNo&PTNT Hoà Lạc đặc biệt quan tâm đầu tư cho vay hộ sản xuất. Chính vì vậy, đã xây dựng chính sách hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở địa phương. 3.2.2. Các phương thức cho vay được áp dụng tại ngân hàng NNo&PTNT Hòa Lạc Hiện tại ngân hàng NNo&PTNT Hòa Lạc áp dụng thực hiện các phương thức cho vay theo quyết định số 72/QĐ- HĐQT- TD về các phương thức cho vay tuy nhiên dựa vào đặc điểm kinh tế của địa bàn và khu vực ngân hàng hàng NNo&PTNT Hòa Lạc đang áp dụng 3 hình thức cho vay là chủ yếu. 3.2.2.1. Phương thức cho vay từng lần Phương thức cho vay từng lần áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNo nơi cho vay lập thủ tục vay vốn theo quy định và ký hợp đồng tín dụng. Đây là hình thức cho vay phổ biến và thường được ngân hàng và khách hàng áp dụng, mỗi lần vay thì khách hàng cần phải gửi đến ngân hàng những tài liệu sau: * Giấy đề nghị vay vốn. * Bản dự tính kinh phí. * Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo. * Hợp đồng thế chấp tài sản. * Dự án kinh doanh. * Báo cáo thẩm định, tái thẩm định dự án kinh doanh. * Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. * Hợp động tín dụng. * Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. Người vay phải nêu lên được lý do vay vốn và cam kết sử dụng đúng mục đích lượng vốn vay đó, để được ngân hàng đồng ý cho vay vốn thì người đi vay phải có từ 20% đến 30% tổng số vốn vay và phải làm đơn đăng kí yêu cầu thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đây là điều kiện bắt buộc thể hiện sự ràng buộc về tài chính giữa người vay và ngân hàng. Ngân hàng sẽ giữ giấy tờ thế chấp để hạn chế rủi ro và làm đảm bảo cho số vốn mình cho vay khi người đi vay không có khả năng trả nợ. Tiếp đến người vay cần phải nộp một bản dự án về kế hoạch kinh doanh của mình. Trong bản dự án này người vay cần phải nêu được mục đích vay, sự cần thiết của dự án càng chi tiết và cụ thể càng tốt. khi người vay có đủ những giấy tờ cần thiết thì bên cho vay là ngân hàng sẽ tiến hành các thủ tục thẩm định và tái thẩm định dự án xem xét mức độ khả thi và hiệu quả của dự án. Khi mọi thủ tục đã xong và bên vay đáp ứng đủ yêu cầu của ngân hàng thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng và kèm theo là hợp đồng thế chấp tài sản. Sau khi mọi thủ tục vay hoàn tất thì bên ngân hàng vẫn cử cán bộ tín dụng thực hiện việc theo dõi dự án kinh doanh trên, nếu bên cho vay không sử dụng đúng mục đích số vốn vay được hoặc dự án không đạt được mục đích như yêu cầu thì cán bộ tín dụng sẽ báo lại với lãnh đạo của ngân hàng và tùy theo mức độ ngân hàng sẽ có những quyết định xử lý khác nhau. Cách xác định mức vay: Mức cho vay = Tổng nhu cầu của dự án - VTC - vốn khác (nếu có) 3.2.2.2. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng Phương thức cho vay này thường được ngân hàng áp dụng đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, tình hình sản xuất, kinh doanh ổn định, được xếp loại khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng, số vốn vay của phương thức này được trả theo từng giai đoạn của dự án sản xuất kinh doanh Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng: - Kế hoạch hoặc phương án sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Khả năng tài chính của khách hàng. - Vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh. - Khả năng nguồn vốn của ngân hàng. * Cách xác định hạn mức tín dụng (HMTD) đối với khách hàng sản xuất kinh doanh 1 laọi sản phẩm. HMTD = Nhu cầu VLĐ trong kỳ – VTC – Vốn khác (nếu có) Trong đó: Nhu cầu VLĐ trong kỳ = Tổng chi phí sản xuất kinh doanh Vòng quay vốn lưu động * Cách xác định HMTD đối với khách hàng sản xuất kinh doanh tổng hợp. Tổng nhu cầu VLĐ của HMTD = các hoạt động sản xuất - VTC - Vốn khác kinh doanh trong kỳ 3.2.2.3. Phương thức cho vay trả góp Ngân hàng áp dụng phương thức cho vay này với các khách hàng có thu nhập thường xuyên và ổn định như lương. Đối tượng vay của phương thúc này thường là cán bộ công nhân viên hoặc những cán bộ đã về hưu và đang được hưởng lương hưu. Ngân hàng sẽ cho vay dựa vào mức lương và khả năng trả của người vay. Người vay sẽ trả lãi và một phần gốc bằng số tiền lương được hưởng của mình. Trường hợp người vay không thực hiện đúng cam kết trong việc trả nợ thì cơ quan chủ quản của người vay sẽ có trách nhiệm trích tiền lương và các khoản thu nhập hàng tháng của người vay để trả nợ cho ngân hàng. Để được ngân hàng chấp nhận cho vay thì người vay phải có đầy đủ giấy tờ sau: * Giấy đề nghị vay vốn. * Bản dự tính kinh phí. * Biên bản xác định giá trị tài sản đảm bảo. * Hợp đồng thế chấp tài sản. * Giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn (trong giấy này cần phải có xác nhận của thủ trưởng đơn vị về mức lương và sự đảm bảo khi người vay không trả nợ). * Báo cáo thẩm định, tái thẩm định dự án kinh doanh. * Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. * Hợp động tín dụng. * Biên bản kiểm tra sau khi cho vay. 3.2.2.4. Tình hình cho vay theo phương thức vay Bảng 3.6: Tình hình sử dụng vốn theo phương thức vay Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2007 2008 2009 08/07 09/08 Tổng dư nợ 62.058 139.196 201.554 224,30 144,80 Theo phương thức vay 1. Cho vay từng lần 40.487 98.245 137.581 242,66 140,04 2. Cho vay theo hạn mức tín dụng 12.225 28.493 45.612 233,07 160,08 3. Cho vay trả góp 9.346 12.458 18.362 133,30 147,39 ( Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh NHNo&PTNT Hòa Lạc 2007- 2009) Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hiện tại ngân hàng đa số là cho vay theo phương thức vay từng lần. Điều này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương hiện nay nhất là từ khi bộ máy hành chính của huyện được sát nhập về với Hà Nội. Đã có rất nhiều các doanh nghiệp được thành lập và họ cần nhiều vốn để sản xuất kinh doanh lâu dài và thời gian đầu tư cũng như thu hồi vốn chậm vì vậy ngân hàng áp dụng phương thức cho vay từng lần là chủ yếu nó thể hiện được sự nhạy bén và tính thời cơ của ngân hàng rất cao. Việc áp dụng phù hợp và đúng thời điểm sẽ giúp ngân hàng sẽ ngày càng phát triển vì đã đi đúng hướng theo xu thế phát triển của địa phương. Bên cạnh đó các phương thức cho vay khác cũng ngày càng được ngân hàng sử dụng nhiều hơn. Cho vay theo hạn mức tín dụng cũng chiếm phần lớn trong việc sử dụng các phương thức cho vay của ngân hàng. Là một huyện thuần nông nên có rất nhiều hộ sản xuất cũng như các gia đình muốn vay để tiến hành sản xuất. Ở phương thức vay này đa số người vay thường đầu tư vào các mặt hàng có thời hạn sinh lời và thu hồi vốn nhanh khi áp dụng phương thức này ngân hàng đã áp dụng phương châm “lấy ngắn nuôi dài” thể hiện được sự linh hoạt của ngân hàng và sẽ tránh được những rủi ro về huy động vốn và tạo được sự lưu thông liên tục trong việc huy động và sử dụng vốn. Tóm lại: Việc ngân hàng áp dụng 3 phương thức cho vay trên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương cũng như tình hình tài chính của ngân hàng. Nó thể hiện được sự am hiểu và nhạy bén trong kinh doanh của ngân hàng điều này sẽ giúp cho ngân hàng ngày càng phát triển và vững mạnh. 3.2.2.5. Tình hình nợ xấu theo các phương thức vay Được thể hiện dưới bảng 3.7 sau đây. Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu theo 3 phương thức vay Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ trên tổng DN (%) Số tiền Tỷ lệ trên tổng DN (%) Số tiền Tỷ lệ trên tổng DN (%) +/- % +/- % 1. Nợ đủ tiêu chuẩn 61.862 99,68 134.494 96,62 196.213 97,35 72.632 217,41 61.719 145,89 Trong đó: Phương thức vay từng lần 40.353 65,02 95.027 68,27 133.926 66,45 54.675 235,49 38.899 140,93 Phương thức vay theo hạn mức tín dụng 12.164 19,60 27.009 19,40 43.925 21,79 14.845 222,05 16.916 162,63 Phương thức vay trả góp 9.346 15,06 12.458 8,95 18.362 9,11 3.112 133,30 5.904 147,39 2. Nợ cần chú ý 196 0,32 3.564 2,56 1.162 0,58 3.368 1818,37 -2.402 32,60 Trong đó: Phương thức vay từng lần 134 0,22 2.438 1,75 795 0,39 2.304 1818,37 -1.643 32,60 Phương thức vay theo hạn mức tín dụng 62 0,10 1.126 0,81 367 0,18 1.064 1818,37 -759 32,60 Phương thức vay trả góp 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 3. Nợ dưới tiêu chuẩn 0,00 750 0,54 2.663 1,32 750 1.913 355,07 Trong đó: Phương thức vay từng lần 0 0,00 513 0,37 1.822 0,90 513 1.309 355,07 Phương thức vay theo hạn mức tín dụng 0 0,00 237 0,17 841 0,42 237 604 355,07 4. Nợ nghi ngờ 0,00 336 0,24 0 0,00 336 -336 0,00 Trong đó: Phương thức vay từng lần 0 0,00 230 0,17 0 0,00 230 -230 0,00 Phương thức vay theo hạn mức tín dụng 0 0,00 106 0,08 0 0,00 106 -106 0,00 Phương thức vay trả góp 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 5. Nợ có khả năng mất vốn 0,00 52 0,04 1.516 0,75 52 1.464 2915,38 Trong đó: Phương thức vay từng lần 0 0,00 36 0,03 1.037 0,51 36 1.002 2915,38 Phương thức vay theo hạn mức tín dụng 0 0,00 16 0,01 479 0,24 16 462 2915,38 Phương thức vay trả góp 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0 6. Tổng dư nợ 62.058 100,00 139.196 100,00 201.554 100,00 77.138 224,30 62.358 144,80 Trong đó: Phương thức vay từng lần 40.487 65,24 98.245 70,58 137.581 68,26 57.758 242,66 39.336 140,04 Phương thức vay theo hạn mức tín dụng 12.225 19,70 28.493 20,47 45.612 22,63 16.268 233,07 17.118 160,08 Phương thức vay trả góp 9.346 15,06 12.458 8,95 18.362 9,11 3.112 133,30 5.904 147,39 (Nguồn từ phòng tài chính kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ xấu qua 3 năm có xu hướng tăng lên tuy nhiên nó vẫn nằm trong giới hạn an toàn (< 3%) mặc dù vậy tình hình nợ xấu tăng là không tốt cho quá trình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Nguyên nhân phát sinh ra nợ xấu là do khách hàng chưa thực hiện đúng cam kết trả nợ gốc và lãi theo quy định. Một số khách hàng đã sử dụng sai mục đích hoặc kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn và tình trạng nợ chồng lên nợ. Trong năm 2008 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cho nên một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Và cũng do một phần bị ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, hạn hán cho nên các hộ sản xuất các mặt hàng nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sản xuất. Để hạn chế, giảm tỷ lệ nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng cần phân tích đánh giá các loại nợ và phân loại nợ theo đúng quy định kịp thời để có biện pháp thu hồi, xử lý kịp thời và hạn chế được những rủi ro. 3.2.3. Điều kiện và nguyên tắc vay vốn 3.2.3.1. Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo và thực hiện hiện theo những nguyên tắc sau đây: * Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. * Phải hoàn t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu các phương thức cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoà Lạc- Hà Nội.doc
Tài liệu liên quan