Đề tài Tìm hiểu các tác nhân gây tổn thất năng suất cây cà chua trồng ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng

Mục lục

 

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3

SUMMARY 5

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 7

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 8

TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 8

CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 15

1. Xác định nguyên nhân, hiện trạng các tác nhân gây hại 15

GIÁM ĐỊNH BỆNH DO VIRUS GÂY RA TRÊN CÂY CÀ CHUA: 15

GIÁM ĐỊNH BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA 19

GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI DO NẤM GÂY RA 22

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC VECTƠ TRUYỀN BỆNH 27

2. Xác lập các biện pháp phòng trừ: 30

3. Thử nghiệm mô hình phòng tránh bệnh trên thực địa và đưa ra khuyến cáo với nông dân 33

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHẦN PHỤ LỤC 38

 

 

docx46 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu các tác nhân gây tổn thất năng suất cây cà chua trồng ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lựa chọn những phương pháp tiếp cận cụ thể như sau: Khảo sát, đánh giá hiện trạng dịch bệnh: - Thực hiện 16 đợt khảo sát tình hình dịch bệnh, kết hợp thăm dò người dân về tình trạng dịch bệnh ở cây cà chua trong những năm gần đây cũng như cách khắc phục, phòng trừ dịch bệnh tại vùng Ka Đô (Đơn Dương) và Phú Hội (Đức Trọng). Tổng diện tích trồng cà chua được chọn điều tra là khoảng 60 ha. - Thu thập, phân tích giám định mẫu đối với bệnh do vi khuẩn, virus và nấm: Chọn vùng lấy mẫu mang tính đại diện cho tình trạng bệnh tại khu vực khảo sát, sau đó tiến hành phân thành các ô ngẫu nhiên để xác định tỷ lệ nhiễm và thu mẫu để phân tích, giám định các chủng nấm, vi khuẩn và virus gây hại chủ yếu. - Tìm hiểu ký chủ trung gian lan truyền bệnh virus: Tiến hành quan sát, phát hiện các ký chủ trung gian (vectơ) truyền bệnh virus, tìm hiểu tập quán cũng như điều kiện sống của chúng. Đếm mật độ của các ký chủ trung gian (vectơ) truyền bệnh ở các thời điểm, vị trí khác nhau. Nghiên cứu biện pháp làm giảm tốc độ lây lan của nấm bệnh: Chọn vùng khảo nghiệm mà dịch bệnh cụ thể là do nấm mới bắt đầu phát triển để có kết quả chính xác, vì trong điều kiện thời tiết ẩm ướt nấm bệnh phát triển rất nhanh và dễ lây lan. 2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: Nội dung 1: Xác định nguyên nhân, hiện trạng các tác nhân gây hại a) Mục tiêu: Tìm hiểu các bệnh phổ biến để khuyến cáo biện pháp phòng trừ kịp thời. b) Sản phẩm phải đạt: kết quả phân tích và định loại. c) Phương pháp: Tiến hành khảo sát trên 4 khu vực được đánh giá là có tính đại diện cho tình hình dịch bệnh tại vùng Ka Đô (Đơn Dương Lâm Đồng) và 2 khu vực thuộc huyện Đức Trọng. Tại mỗi khu vực điều tra , tiến hành chọn mẫu khảo sát theo mô hình ô ngẫu nhiên. Đối với những loại bệnh không phổ biến và không gây tổn thất nghiêm trọng, chúng tôi không tiến hành chọn mẫu thống kê định lượng mà chỉ xác định tổng quát giá trị ngưỡng để tiến hành đánh giá bán định lượng. Ví dụ: <5% hoặc Trên các cây cà chua có biểu hiện bệnh lý, chúng tôi tiến hành những phần việc cụ thể như sau: Nhận diện sơ bộ bệnh thông qua biểu hiện hình thái, phải phân biệt rõ bệnh do từng đối tượng vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus,…) và phân biệt giữa các bệnh do cùng một nhóm vi sinh vật (ví dụ: thán thư, mốc sương, mắt cua,…). Tiến hành thu mẫu có triệu chứng để giám định bệnh. Tổ chức thu mẫu vào các tháng 3-4; 6-7, 11-12. Khi thu mẫu, đưa các mẫu bệnh khác nhau vào trong các túi giấy khác nhau, đánh số ký hiệu mẫu và điền các thông tin cần thiết vào phiếu điều tra mẫu bệnh. Tùy thuộc vào thời gian vận chuyển mẫu mà xác định cần sử dụng hay không sử dụng thùng đá để bảo quản mẫu. Khi lấy mẫu ở thân và lá thì lấy ở vị trí bao gồm cả mô khỏe và mô bệnh. Đối với quả hay thân/lá mọng nước thì chọn những mẫu mới xuất hiện triệu chứng hay triệu chứng đang ở giai đoạn giữa của sự phát triển. Trên mỗi phiếu điều tra mẫu bệnh có ghi rõ các thông tin sau: - Tên cây chủ và bộ phận cây bị nhiễm. - Địa điểm chính xác nơi lấy mẫu ( xã, thị xã, thị trấn, huyện, tỉnh,…). Dùng máy định vị vệ tinh (GPS) để xác định tọa độ. - Ngày lấy mẫu. - Tên người lấy mẫu, ký hiệu mẫu. - Triệu chứng bệnh và mức độ bệnh. Việc giám định bệnh được thực hiện như sau: Đối với vi khuẩn và nấm: Tiến hành nuôi cấy, phân lập, quan sát hình thái và định loại theo tài liệu hướng dẫn [10]. Thực hiện 2 đợt giám định trong 2 năm, mỗi đợt giám định 12 mẫu bệnh. Đối với mẫu bệnh virus: Đây là nội dung trọng tâm của đề tài. Phương pháp thực hiện và phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: Tiến hành giám định virus bằng hai phương thức: a) Giám định bằng phương pháp DAS-ELISA: Để phát hiện TMV và CMV, chúng tôi sử dụng KIT của hãng Biorad. Đối với TYLCV (serotype Sardinia và Malaga), chúng tôi nhờ đối tác DSMZ giám định mẫu sau khi chiết xuất virus theo quy trình hướng dẫn của bộ kit. Việc chiết xuất từng loại virus dùng trong các thử nghiệm lây nhiễm được thực hiện theo quy trình mô tả trong ngân hàng dữ liệu virus thực vật của Hiệp hội Vi sinh ứng dụng (www.dpvweb.net). Trong thời gian tiến hành đề tài, chúng tôi đã tiến hành giám định 4 đợt, mỗi đợt chọn 24 mẫu đại diện thuộc phạm vi nghiên cứu nói trên. b) Giám định bằng kính hiển vi điện tử: Dựa vào các triệu chứng nghi ngờ nhiễm virus đã được mô tả trong các chuyên khảo, chúng tôi đã thu thập 9 mẫu bệnh và gửi đến DSMZ (Đức) để tiến hành soi kính hiển vi điện tử. Để xác định vectơ truyền bệnh, chúng tôi sử dụng phương pháp lây nhiễm chủ động bằng vectơ: Tiến hành bắt loại côn trùng chích hút có mặt phổ biến là bọ phấn (Bemisia tabaci) trên các ruộng cà chua bị thiệt hại nặng, bỏ đói 2 – 3 giờ, sau đó thả vào các cây cà chua ghép đã test sạch bệnh trước đó theo tỷ lệ 10 con/cây. Cây thử nghiệm được trồng trong lưới chống muỗi trong suốt thời gian tiến hành thử nghiệm. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm này trên 3 giống trồng phổ biến tại địa phương là Kim cương đỏ, Ana và 386, mỗi giống 10 cây. Thử nghiệm được tiến hành 2 đợt. Để khảo sát mật độ vectơ truyền bệnh, chúng tôi tiến hành đếm các loại côn trùng chích hút trên cây khoai tây liên tục trong 5 ngày tại các thời điểm khác nhau trong ngày (sáng, trưa, chiều, …) bẳng cách chia khu vực đếm theo hình zích zắc và khoanh thành các ô ngẫu nhiên, mỗi ô gồm 3 cây và tiến hành đếm số lượng vectơ trên 1 cây đại diện, sau đó dựa trên diện tích và số lượng cây của mảnh vườn tính ra số lượng vectơ trên mảnh vườn tại các thời điểm khác nhau trong ngày. Nội dung 2: Xác lập các biện pháp phòng trừ, thử nghiệm các mô hình phòng tránh các tác nhân gây hại trên quy mô nhỏ và phân tích kết quả a) Mục tiêu: Đưa ra khuyến cáo có tính khả thi để hướng dẫn nông dân thực hiện nhằm hạn chế mức độ thiệt hại. b) Phương pháp: Dựa vào việc nghiên cứu tài liệu về nguyên nhân bệnh sinh, kết hợp với nông dân và các cán bộ khuyến nông ở địa phương, chúng tôi chỉ tiến hành thử nghiệm các mô hình phòng tránh bệnh hại trên cây cà chua phi hóa học, gồm có các biện pháp sau: - Đối với tác nhân virus: + Sử dụng các giống được xác nhận là có tính kháng virus + Dùng lưới chắn côn trùng để ngăn chặn sự phát tán của bệnh + Phủ luống trồng cà chua bằng bạt phản quang để giảm sự thâm nhập của bọ phấn - Đối với tác nhân nấm bệnh: Dùng biện pháp ngắt bỏ các lá chân (các lớp lá nằm sát vị trí tiếp đất) nhằm mục đích tạo vi môi trường thông thoáng cho cây phát triển, làm cho đất bớt ẩm ướt , do đó môi trường trở nên ít thuận lợi cho bào tử nấm phát triển, giúp ngăn cản sự lây lan của nấm bệnh. Ngoài ra, việc ngắt bỏ lá còn giúp cho thuốc trừ nấm dễ dàng tiếp xúc với các bộ phận khác của cây làm tăng hiệu quả của thuốc. Trong thời gian tiến hành đề tài, chúng tôi Chọn hai thời điểm nấm bệnh trở nên phổ biến (chiếm tỷ lệ trên 10%) để thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả của mô hình theo cách tiếp cận cụ thể như sau: Tại các thửa ruộng tiến hành chọn mẫu theo phương thức ô ngẫu nhiên. Ngắt lá nền ngay tại vị trí tiếp đất, nhưng ngắt theo phương pháp gián đoạn có nghĩa là luống ngắt bỏ, luống để nguyên để làm đối chứng xác định hiệu quả của phương pháp. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1. Xác định nguyên nhân, hiện trạng các tác nhân gây hại GIÁM ĐỊNH BỆNH DO VIRUS GÂY RA TRÊN CÂY CÀ CHUA: Đã phát hiện được các loại virus gây bệnh quan trọng trên tất cả các mẫu lá bị bệnh, trong đó có nhiều trường hợp bội nhiễm, tức là nhiễm nhiều virus cùng lúc (bảng 1). Bảng 1. Kết quả giám định virus trên các mẫu bệnh bằng DAS-ELISA Thời điểm khảo sát Tình trạng nhiễm TMV CMV TYLCV Bội nhiễm Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 8/ 2007 2 8% 12 50% 16 67% 6 25% Dec-07 1 4% 8 33% 20 83% 5 21% 4/ 2008 2 8% 12 50% 18 75% 8 33% 8/ 2008 1 4% 10 42% 19 79% 6 25% Kết quả cho thấy, vào năm 2007, tại hai thời điểm khảo sát là tháng 8 và tháng 12, tất các mẫu nghi ngờ nhiễm virus đều cho kết quả dương tính với ít nhất một loại virus, trong đó tỷ lệ cây bị nhiễm CMV hoặc TYLCV khá cao. Cụ thể: CMV chiếm 12/24 (50%) vào tháng 8 và giảm nhẹ vào thời điểm tháng 12 (8/24); tỷ lệ nhiễm TYLCV duy trì ở mức từ 67% (16/24) đến 83% (20/24). Hình 1. Cây cà chua nhiễm TYLCV biểu hiện triệu chứng điển hình: lá ngả vàng lan rộng vào bên trong, mép lá cong lên trên. Cây bị nhiễm nặng phát triển thấp bất thường và cho năng suất quả kém. Hình 2. Cây nhiễm CMV nặng biểu hiện triệu chứng điển hình: lá biến dạng tạo nên các dạng “là hình dây giày” và “lá dương xỉ”. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng nhiễm thuốc diệt cỏ 2-4 D. Cần lưu ý rằng tỷ lệ bội nhiễm dao động từ 20% đến 33% trường hợp. Trên những thửa ruộng bị bội nhiễm nặng, cây cà chua cho năng suất rất thấp và quả thu hoạch hầu như không thể bán được do phẩm chất kém. Nông dân thường gọi những quả cà chua này là quả sượng (hình 3). Hình 3. Quả cà chua sượng không bán được do cây bị nhiễm virus Như vậy, có thể xác định được rằng: tác nhân chính gây tổn thất năng suất cà chua nghiêm trọng trên địa bàn khảo sát chính là virus. Trong đó có hai loại virus gây tác hại chủ yếu là TYLCV và CMV. Các khảo sát về bệnh virus của chi cục BVTV trước đây chỉ đề cập chủ yếu đến hai loại chính là TMV và TYLCV. Vì vậy việc phát hiện tác nhân CMV là một kết quả mới. Các mẫu bệnh đã được gửi sang DSMZ (Đức) giám định bằng kính hiển vi điện tử. Kết quả giám định cũng đã khẳng định sự hiện diện của CMV trong mẫu. Sau khi giám định chính xác tác nhân gây bệnh trên các mẫu, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm lây nhiễm bằng vectơ truyền bệnh trung gian để xác định nguồn gốc và tác nhân lây nhiễm virus trên diện rộng. Kết quả khảo sát được trình bày trên bảng 2. Có tất cả 3 giống cà chua được đưa vào thử nghiệm. Kết quả cho thấy rằng tất cả các giống cà chua ở đây đều mẫn cảm với hai loại virus là CMV và TYLCV. Tuy tỷ lệ cây bị nhiễm có sự dao động nhỏ trong hai đợt thử nghiệm nhưng hầu như không có sự khác biệt đáng kể giữa các giống. Bảng 2. Số lượng cây bị nhiễm virus do sử dụng bọ phấn làm tác nhân truyền bệnh Giống cây/loại virus Thời điểm thử nghiệm Ana* Red Diamond* 386* CMV TYLCV Bội nhiễm CMV TYLCV Bội nhiễm CMV TYLCV Bội nhiễm Tháng 12/07 1 3 0 1 4 0 2 4 1 Tháng 4/08 2 4 1 2 3 2 1 2 1 * Số cây thử nghiệm của mỗi giống: 10 cây. Tỷ lệ nhiễm chung của cả hai đợt là 9/60 đối với CMV và 20/60 với TYLCV. Hiện tượng bội nhiễm do tác nhân chích hút cũng được khẳng định qua thử nghiệm này: Trong hai đợt thử nghiệm, đã xác định được 5/60 cây bị nhiễm cùng lúc hai loại virus nói trên. Trên cơ sở đó, có thể khẳng định rằng: Bọ phấn chính là tác nhân truyền bệnh virus CMV và TYLCV trên cây cà chua. Do đó, nếu tác nhân này được khống chế hiệu quả thì tỷ lệ cây bị nhiễm virus trên đồng sẽ giảm đáng kể và do đó mức độ tổn thất năng suất cũng sẽ giảm tương ứng. Hình 4. Cây cà chua bị bội nhiễm CMV và TYLCV sẽ dẫn điến thiệt hại năng suất 100% và không thể cứu vãn được. GIÁM ĐỊNH BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA Kết quả giám định bệnh vi khuẩn trên các mẫu thu được cho thấy cây cà chua tại khu vực nghiên cứu bị các bệnh chủ yếu là thối do vi khuẩn (bacterial canker, bacteria wilt) , bệnh mắt cua (bacterial spot, bacterial speck). Chúng tôi cũng đã bước đầu phân lập được với 4 loại vi khuẩn nói trên. Bacterial spot: Do Xanthomonas campestris gây ra. Triệu chứng bệnh trên lá có những vết thương tổn nhỏ, bất thường, không đều và màu tối. Những vết thương này có thể kết lại làm cho lá phát triển hóa vàng. Ở quả thường dễ nhận biết ở quả màu xanh bởi những đốm nhỏ bị thấm nước, những đốm nhỏ ngày càng tăng về kích thước và số lượng (đường kính 0,3-0,6 cm). Ở phần giữa quả, bề mặt trở nên bất thường, xám, tạo các vết lốm nhỏ, sần sùi, đóng vảy. Bệnh “mắt cua” Bacterial speck: Gây ra bởi Pseudomonas syringae pv tomato. Triệu chứng ở lá: Bao gồm những vết thương tổn màu đen nhỏ (0,3-0,6 cm). Thường có viền càng bao quanh. Những vết thương tổn do P. syringae gây ra thường tương tự nhau, bóng. Lá xoắn hơn trường hợp Bacterial spot. Triệu chứng ở quả: Vết thương phát triển thành những đốm nhỏ, đường kính 0,5cm nhỏ hơn nhiều so với đốm do Bacterial spot. Hình 5. Đốm “mắt cua” trên lá cà chua do P. syringae gây ra Đánh giá hiện trạng: Tỷ lệ nhiễm loại bệnh này trên các thửa ruộng cà chua là tương khá thấp (<5%) nên tổn thất năng suất cà chua do tác nhân này là không đáng kể. Bệnh thối do vi khuẩn (Bacterial canker): Gây ra bởi Corinerbacterium michiganense. Cây ở giai đoạn trưởng thành rất mẫn cảm. Cây con bị nhiễm chết nhanh chóng, năng suất kém, cây còi cọc. Triệu chứng xuất hiện những vết hoại tử trên lá, đường kính 0,6cm ở mặt trên lá trưởng thành. Trong một số trường hợp, xuất hiện những đốm trắng nhỏ, tròn đường kính 0,5cm. Những đốm đồng dạng này có thể xuất hiện trên thân, cuống, lá. Hình 6. Thối quả do vi khuẩn và tác nhân corinerbacterium phân lập từ quả bệnh Triệu chứng trên quả: Có thể quan sát trên tất cả giai đoạn phát triển của quả. Những đốm trắng nhìn thấy đầu tiên trên quả xanh đường kính 1,2- 4,8cm. Những đốm trắng đường kính 0,3cm phát triển hầu hết mặt ngoài của quả. Những đốm này có màu nâu sẫm ở giữa và bao xung quanh bởi một viền trắng. Đôi lúc, những đốm này mất đi viền trắng và trở thành vết hoại tử, và cũng có thể hợp với những đốm khác. Thối thân do vi khuẩn héo: Do tác nhân Ralstonia solanacearum gây nên Triệu chứng: Mô dẫn hóa nâu sau đó lan sang mô thân, mô lá gây tàn rụi lá, thối thân, loét trước khi cây chết. Ở bề mặt mô nhiễm xuất hiện những giọt dịch màu đậm ứa ra từ lỗ khí, vết mủ. Hình 7: Héo rũ (quả) và thối thân (phải) do vi khuẩn Đánh giá mức độ thiệt hại: Có thể xác định được rằng bệnh do vi khuẩn không phải là tác nhân chính gây tổn thất năng suất cà chua tại khu vực khảo sát. Cụ thể, trong 4 đợt khảo sát, tỷ lệ cây bị nhiễm loại bệnh này được xác định là dưới 5%. GIÁM ĐỊNH BỆNH HẠI DO NẤM GÂY RA Sau 2 năm khảo sát, nhóm nghiên cứu đã xác định được các bệnh do tác nhân nấm gây nên gồm có các bệnh chủ yếu là: thán thư (anthracnose), mốc sương (late blight), Thối thân do nấm và bệnh “bã trầu”. Kết quả phân lập các loại nấm bệnh được trình bày trên bảng 3. Bảng 3. Kết quả quan sát bào tử các loại nấm phân lập từ mẫu bệnh TÊN BỆNH HÌNH THÁI BÀO TỬ “Bã trầu” Bào tử đơn bào, đĩa cành có long cứng. Thối thân Bào tử đa bào hình lưỡi liềm, bào tử nhở đơn bào, cành bào tử phân nhánh. Đốm vòng Bào tử đa bào có vách ngăn, cành bào tử phân nhánh Mốc sương Cành bào tử phân nhánh sinh ra bọc bào tử là bào tử động. bào tử tách ra rừ cuống sinh bào tử là bào tử trứng. Thán thư (Anthracnose): Đây là loại bệnh khá phổ biến trên các loài cây thuộc họ cà (Solanaceae) và do nhiều tác nhân gây nên. Tuy nhiên trong các đợt lậy mẫu bệnh để giám định, chúng tôi đã xác định tác nhân gây bệnh thán thư trong khu vực chọn mẫu là do các loài nấm thuộc chi Colletotrichum gây nên. Triệu chứng của bệnh là hình thành các vết đốm hoại tử màu đậm, lõm xuống, đường viền vết bệnh có thể nổi gờ lên. Triệu chứng tập trung trên lá, thân và quả. Hình 8. Vết thán thư trên quả và quả bị thối hoàn toàn sau đó Mốc sương (late blight): Bệnh mốc sương gây hại trên cây cà chua tại khu vực khảo sát được xác định là do nấm Alternaria solani gây nên. Bệnh hại cả trên lá, thân, quả cà chua. Trên lá: Vết bệnh đầu trên lá những đốm nhỏ màu xanh tái, hơi ướt, thường xuất hiện ở mép hay chóp lá, sau lan rộng vào phía trong tạo vết lớn chuyển sang màu nâu sậm. Mặt dưới lá có lớp mốc trắng như sương, lá bị cong, giòn, gãy dưới trời nắng khi gặp mưa kéo dài. Trên thân: Vết bệnh xanh tái, hơi ướt sau chuyển sang màu nâu đậm lan rộng toàn thân. Trên quả cà chua: Vết bệnh thường xuất hiện từ khi quả còn non, là những đốm màu xanh xám, hơi ướt, về sau vết bệnh lớn dần và chuyển sang màu nâu đen hơi lõm và nhăn nheo, bên trong quả bị thối nhũn. Đánh giá mức độ thiệt hại: Do nông dân sử dụng thuốc trừ nấm bệnh khá thường xuyên nên bệnh do tác nhân này thường bị khống chế khá hiệu quả. Thường bệnh chỉ bùng phát sau những cơn mưa. Đốm vòng: Là triệu chứng kết hợp của rất nhiều vòng tròn đồng tâm biểu hiện bằng các viền tròn màu đậm hay nhạt. Bệnh biểu hiện trên thân, lá, quả. Hình 9. Đốm vòng Bã trầu: Do nấm Cladosporium fulvum gây nên. Bệnh thường xuất hiện sau cơn mưa và phát triển rất nhanh khi khí hậu ẩm và nhiệt độ cao (>25oC). Đây là tác nhân gây tổn thất quan trọng sau virus nên các nhà vườn thường chủ động không chế bệnh bằng cách phun thuốc diệt nấm sau những cơn mưa. Hình 10. Bệnh nấm“bã trầu” Tỷ lệ cây bệnh rất biến động, phụ thuộc vào thời tiết và khả năng kiểm soát dịch bệnh của nông dân. Mặc dù vậy, đây không phải là tác nâhn gây tổn thất nghiêm trọng đối với năng suất quả cà chua. Thối thân do nấm héo bó mạch (Fusarium wilt): Khởi bệnh đầu tiên ở những lá già, lá chuyển sang màu vàng, bệnh di chuyển từ dưới lên trên, thường vàng ở một mặt lá hoặc cành, mô dẫn ở phần đỉnh, ngọn và phần phía trên của cây hóa nâu. Bệnh này thường do tác nhân xuất hiện không phổ biến. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi không khảo sát kỹ tác nhân này mà chỉ lưu ý về sự hiện diện của nó. Hình 11. Thối thân do nấm . Hình 12. Bào tử nấm Fusarium dưới kính hiển vi x100 Hình 13. Hình thái hiển vi (x100) của nấm gây bệnh mốc sương Hình 14. Hình thái hiển vi (x100) của nấm gây bệnh đốm vòng Đánh giá hiện trạng khảo sát: Tỷ lệ xuất hiện bệnh này trong phạm vi khảo sát là tương đối thấp. Thường xuất hiện nhiều hơn vào mùa mưa, tuy nhiên mức độ thiệt hại về năng suất quả được các nhà trồng cà chua đánh giá là dưới 10%. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CÁC VECTƠ TRUYỀN BỆNH Tại khu vực khảo sát, chúng tôi tìm thấy có 2 loại côn trùng nghi ngờ là vectơ trung gian truyền bệnh là bọ phấn và bọ cưa. Trong đó, vai trò tác nhân truyền bệnh virus TYLCV và CMV của bọ phấn đã được chúng tôi khẳng định bằng thực nghiệm. Bọ phấn: a. Hình thái: Màu trắng, có 3 đôi chân, có đôi kim chích hút nằm ở bụng. Giai đoạn ấu trùng là những đốm li ti màu trắng bám ở mặt trên hay mặt dưới lá cây (hình 15). Hình 15. Bọ phấn (Bemisia tabaci). Ảnh chụp tại khu vực khảo sát (quả, trong vòng tròn) và ảnh chụp gần do đồng nghiệp cung cấp (phải). b. Tập quán sống: Sống ở bờ bụi. Số lượng bọ phấn tăng cao vào giai đoạn giao mùa trong năm: tháng 9-12 hay tháng 3-5. Số lượng bọ phấn giảm đột ngột vào giai đoạn tháng 1-3 và tháng 6-8. c. Phương thức truyền bệnh: chích hút tạo các lỗ li ti, các vêt sây sát trên cây ký chủ. Bọ phấn chích hút và tiêm truyền virus TYLCV và CMV theo phương thức nửa bền vững hoặc không bền vững. Bọ cưa: a. Hình thái: Màu xanh lá cây nhạt, có 3 đôi chân, 1 đôi kim chích hút nằm ở bụng (hình 16) Giai đoạn ấu trùng là những đốm li ti màu xanh nằm ở mặt dưới hay mặt trên của lá. Hình 16. Bọ cưa. Ảnh chụp tại khu vực khảo sát. Chưa có điều kiện định loại. b.Tập quán sống: Sống ở bụi rậm, vùng ven nơi trồng cà chua, chờ điều kiện thuận lợi để chích hút cây. c. Phương thức truyền bệnh: Chích hút cây tạo các lỗ như hình răng cưa, tiêm truyền bệnh virus theo phương thức bền vững, nửa bền vững hay không bền vững. Để khảo sát mật độ vectơ trên cây cà chua, chúng tôi đã tiến hành đếm số lượng côn trùng trên cây tại các thời điểm khác nhau. Kết quả cụ thể như sau (bảng 4). Bảng 4. Kết quả xác định mật độ bọ phấn và bọ cưa Thời gian Cụm 1 Cụm 2 Cụm 3 Cụm 4 Cụm 5 Cụm 6 Cụm 7 Cụm 8 Cụm 9 Trung bình Mật độ (số cá thể/ cây) 10h30 (25/7/2008) 3 5 7 10 9 4 5 9 8 60/9 6,7 14h (26/7/2008) 6 7 1 9 8 4 7 6 0 48/9 5,3 15h (26/7/2008) 3 3 4 5 8 2 1 0 3 29/9 3,2 8h30 (28/7/2008) 1 3 5 2 5 0 3 2 4 25/9 2,8 7h (29/7/2008) 2 3 5 1 4 3 2 1 1 22/9 2,4 Trung bình 184/45 4,09 Nhận xét: Số vectơ trung gian truyền bệnh ở mật độ thấp do thời gian này là mùa mưa và những điều kiện khí hậu không thích hợp cho bọ phấn và bọ cưa phát triển. Trong khu vực khảo sát sự hiện diện của bọ cưa là rất thấp và không đáng kể so với bọ phấn. Tuy nhiên, đây chỉ là những khảo nghiệm bước đầu để khẳng định sự có mặt của vectơ truyền bệnh. 2. Xác lập các biện pháp phòng trừ: Trước khi thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành một số khảo sát trước đó và đã cùng với đơn vị phối hợp (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng) để xác lập các biện pháp phòng trừ để khuyến cáo với nông dân. Bước đầu đã ghi nhận được một số kết quả cụ thể như sau: - Đối với các bệnh hại do tác nhân nấm: Để phòng trừ hiệu quả, cần có các biện pháp sau: a) Kiểm soát độ ẩm một cách chặt chẽ: Hạn chế tưới nước vào thời điểm xế chiều để giữ cho đất không quá ẩm vào ban đêm, dẫn đến việc dễ phát sinh nấm bệnh b) Phun thuốc diệt nấm như Bordeau, Sumi-Eight... chậm nhất là 2 giờ sau mỗi cơn mưa không thường xuyên để khống chế sự phát triển của bào tử nấm. c) Tiến hành ngắt bỏ lá chân và dọn dẹp vườn để giữ cho cây được thông thoáng d) Sử dụng các giống cà chua ít mẫn cảm với nấm bệnh trong các mùa mưa ẩm như Ana, Kim cương đỏ, VL101... - Đối với các bệnh hại do tác nhân vi khuẩn: Để phòng trừ hiệu quả, cần có các biện pháp sau: a) Tăng cường việc xử lý đất và làm đất như: dọn sạch cây bệnh, xử lý vôi để giảm chua cho đất. b) Kiểm soát độ ẩm một cách chặt chẽ: Hạn chế tưới nước vào thời điểm xế chiều để giữ cho đất không quá ẩm vào ban đêm. b) Phun thuốc diệt khuẩn như Mataxyl khi phát hiện có sự phát triển của bệnh. c) Tiến hành làm vệ sinh khu vườn thường xuyên d) Sử dụng các giống cà chua kháng được bệnh như VL101. - Đối với các bệnh hại do tác nhân virus: Để phòng trừ hiệu quả, cần có các biện pháp sau: a) Tăng cường việc xử lý đất và làm đất như: dọn sạch cây bệnh, xử lý vôi để giảm chua cho đất. Hình 17. Phủ bạt phản quang cho luống trồng cà chua là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và khả thi nhất trong khu vực. b) Kiểm soát vectơ trung gian truyền bệnh một cách chặt chẽ bằng các biện pháp hóa học như phun thuốc diệt côn trùng; biện pháp cơ học như phủ bạt phản quang, sử dụng lưới chắn, trồng cây trong nhà lồng (hình 16) b) Không sử dụng thuốc bừa bãi như nông dân vẫn thường làm (hình 17) đối với những khu vực đã nhiễm bệnh trầm trọng vì bệnh virus trên cây là không thể chữa được. Hình 18. Khi cây bị bệnh virus, không nên dùng thuốc “đặc trị” như nông dân vẫn dùng vì bệnh virus ở cây trồng hiện nay không thể chữa khỏi được. c) Tiến hành nhổ bỏ những cây bị bệnh. d) Sử dụng các giống cà chua kháng virus. Tuy nhiên biện pháp này chỉ cho kết quả hạn chế vì hiện nay chỉ có một số giống kháng được TMV như Ana và Kim cương đỏ. Hầu như không có giống kháng lại tất cả các loại virus. 3. Thử nghiệm mô hình phòng tránh bệnh trên thực địa và đưa ra khuyến cáo với nông dân Trước và trong khi thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã kết hợp với nông dân tại địa phương thực hiện các đợt thử nghiệm và đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: Kết quả khảo sát tác dụng hạn chế nấm bệnh của việc ngắt bỏ các lá nằm tiếp đất: Ở lô tiến hành ngắt bỏ lá sàn thì sau 1 tuần tốc độ nấm bệnh phát triển chậm hơn hơn và tỉ lệ nhiễm thêm các bệnh nấm và vi khuẩn khác cũng thấp hơn so với lô đối chứng. Việc ngắt bỏ lá sàn tạo môi trường thông thoáng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với lô đối chứng. Nhận xét: Phương pháp này mang lại hiệu quả cho công tác phòng trừ và ngăn chặn dịch hại.Vì vậy cần hướng dẫn cho người nông dân về hiệu quả cũng như sự cần thiết của việc tạo vi môi trường cho cây sinh trưởng và phát triển. Kết quả khảo sát tác dụng của việc sử dụng giống kháng TMV để hạn thiệt hại : Sau khi khảo sát tác nhân chính gây tổn thất mùa màng tại mùa vụ cà chua Đông- Xuân 2006-2007, chúng tôi đã khuyến cáo nông dân hạn chế trồng các giống cũ mẫn cảm với TMV, thay vào đó là các giống kháng TMV như Ana và Kim cương đỏ. Kết quả cho thấy tại các thửa ruộng trồng giống mới mức tổn thất năng suất đã giảm một cách rõ rệt. Kết quả thực tế của việc khuyến cáo sử dụng các biện pháp kiểm soát bọ phấn – vectơ truyền bệnh trung gian của TYLCV và CMV Trong vụ cà chua Đông- Xuân 2008-2009, chúng tôi đã khuyến cáo nông dân tăng cường sử dụng các biện pháp hạn chế vectơ như đã nêu trên. Kết quả thử nghiệm rất khả quan: Nông dân đã có một vụ mùa bội thu tại các thửa ruộng thử nghiệm do mức tổn thất năng suất đã giảm đáng kể. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SỬ DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết luận Thông qua việc khảo sát giá tình hình gây bệnh trên đối tượng cây cà chua, chúng tôi rút ra những kết luận sau: 1. Đã xác định các bệnh phổ biến do nấm gây ra ở cà chua là: thán thư, đốm vòng, mốc sương, thối thân do nấm héo. 2. Các bệnh phổ biến do vi khuẩn gây ra ở cà chua là: đốm cà chua, mắt cua, thối quả cà chua, thối thân do vi khuẩn. 3. Các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra đang ở mức độ thấp đến trung bình nên có thể kiểm soát và ngăn chặn. 4. Tình hình nhiễm bệnh do virus gây ra ở cây cà chua tại khu vực khảo sát là rất nghiêm trọng và gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân. Có 2 loại virus gây hại chính được xác định trong thời gian thực hiện đề tài là TYLCV và CMV. Dịch bệnh do virus gây ra không thể dùng thuốc hóa học để xử lý. 5. Việc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbao cao tong ketde tai ca chua2009lastversionin.docx
  • docxBIA BAO CAOtom tata5.docx
  • docdiem moi cua de tai.doc
Tài liệu liên quan