MỤC LỤC
Trang
A. Phần mở bài 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Đối tượng và mục đích của đề tài 2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu,giới hạn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 2
B. Phần nội dung 4
I. Cơ sở Khoa học 4
II. Cấu trúc chuyên đề 8
III. Nội dung 9
1.Vài nét khái quát về thành ngữ Hán - Việt 9
2. Cấu trúc thành ngữ Hán - Việt 13
3. Đặc điểm cấu trúc thành ngữ Hán - Việt 26
4. Đề suất một số ý kiến 27
C. Kết luận 29
D. Tài liệu tham khảo. 30
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3732 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu cấu trúc thành ngữ Hán - Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
" do Nguyễn Trãi soạn, là được viết theo thể tứ lục này: "Thừa thắng trường khu, Tây kinh kí ki ngã hữu - Tuyển phong tiến thủ, Đông đô tận phục cựu phong" (nghĩa: thừa thắng ruổi dài, Tây kinh quân ta chiếm lại - Tuyển binh tiến đánh, Đông đo đất cũ thu về).
Văn biền ngẫu được tiếp nhận ở văn học Việt Nam, cả trong những sáng tác viết bằng chữ Hán lẫn những sáng tác bằng chữ Nôm. Ngay ở câu văn xuôi hiện đại Việt Nam cũng còn những dấu vết của lối tổ chức câu văn theo kiểu biền ngẫu.
Thành ngữ không có ngữ điệu. Thành ngữ chỉ là một phần của câu tục ngữ, hay ca dao, hoặc câu thơ, câu văn nên không có vần có điệu như tục ngữ Thành ngữ cũng có các hình thức mô tả, so sánh và ẩn dụ như phú, tỉ và hứng trong ca dao. Phú là mô tả, kể lại sư việc gì đó. Đa số thành ngữ dựa trên điển tích đều thuộc hình thức phú: Châu Về Hiệp Phố, Kết Cỏ Ngậm Vàng, Ông Tơ Bà Nguyệt, vv.. Ngoài ra những thành ngữ như ăn cơm nhà vác ngà voi, bàn tay có ngón ngắn ngón dài, cha nào con nấy, vv. đều thuộc thể phú.
Thứ đến là hình thức tỉ. Tỉ là ví hay so sánh. Dùng một vật này so với vật kia rồi hàm ý sánh hơn sánh thiệt, khen hay chê, cho thấy tốt hay xấu. Chẳng hạn như ác như quỷ, cá chậu chim lồng, đen như cột nhà cháy, khổ như chó, cực như trâu, vv. đều thuộc tỉ.
Sau cùng là hứng. Hứng là hình thức ẩn dụ. Các thành ngữ như cá gặp nước, như rồng gặp mây, của tiên dâng (đem) cho người phàm, cưỡi hạt chầu trời, chuyện ong bướm, vv…
Cả ba hình thức này hỗ trợ cho nhau và liên kết với nhau làm cho ý nghĩa của thành ngữ vừa sâu vừa rộng.
Thứ đến, thành ngữ chỉ mang ý nghĩa về sự mở rộng của từ, ngữ nên nó được xem là “từ đồng nghĩa”. Tức là một ý nhưng có nhiều cách nói, và thành ngữ là một trong các cách đó. Vì thế thành ngữ được xem là một hình thức Định Danh.
Phần lớn thành ngữ Hán - Việt chịu nhiều ảnh hưởng Nho học, cả hình thức lẫn nội dung.
Theo kết quả thống kê và nghiên cứu đa số thành ngữ gồm có 4 chữ, 5 chữ, 8 chữ, 12 chữ, nhưng tỉ lệ 4 chữ chiếm tới 75% đến 80% và được kết cấu ngữ pháp theo các dạng cụm từ.
Tóm lại, từ những cơ sở lý luận trên sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu của em có cơ sở có hướng đi đúng hơn.
2. Cơ sở thực tiễn
Từ cơ sở lý luận đó ta thấy các thành ngữ Hán - Việt là loại thành ngữ rất khó sử dụng, nó đã được du nhập vào Việt Nam rất lâu, có cấu trúc phức tạp, chiếm một tỉ lệ lớn trong ngôn ngữ dân tộc, tuy được sử dụng khá nhiều trong cuộc sống, trong sáng tác, trong giảng dạy, nhưng vì những đặc điểm đó mà trong thực tiễn không ít người sử dụng sai ý nghĩa của nó, sai cấu trúc như:
«Trăm» trong «trăm hay không bằng tay quen» cũng là một từ cổ thường bị hiểu nhầm là mười lần mười. Thực ra đây là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 譫 mà âm Hán - Việt hiện đại là chiêm, có nghĩa là nói nhiều, nói liến thoắng hoặc nói sảng trong khi bệnh. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên đã giảng rằng trăm là một từ thuộc tiếng địa phương có nghĩa là «nói nhanh một thứ tiếng nước ngoài». A. de Rhodes cũng có ghi nhận từ này (dưới dạng trăm) trong Từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - La Tinh và giảng rằng: «Trăm tiếng, nói trăm tiếng» là «falar muitas linguas» (BĐN), «variis linguis loqui» (LT), nghĩa là nói nhiều thứ tiếng. Vậy «trăm» là nói nhiều và nhanh. Nghĩa này của nó còn được bằng câu «trăm hay xoay vào lòng» mà Nguyễn Lân giảng là «người nào cũng nghĩ rằng mình hay, mình giỏi» (có lẽ vì cho rằng một trăm cái hay của cá nhân đều được ghi gói kỹ trong lòng của đương sự chăng?). Câu này thực ra có nghĩa là hễ khéo nói thì dễ gây được lòng tin nơi người khác. Từ trên đây suy ra, «trăm hay không bằng tay quen» có nghĩa là nói lý thuyết suông dù có hay đến đâu cũng không bằng thực hành thông thạo.
«Già kén kẹn hom» là một lối nói của nghề nuôi tằm. Đây là một câu đúc kết kinh nghiệm mà mục đích là nhắc nhở người nuôi tằm chớ để cho kén quá già, vì nếu kén quá già thì sẽ kẹn, nghĩa là không róc ra khỏi hom, tức là những thanh tre ngang dọc đan ken vào nhau để làm thành cái né tằm. câu này từ lâu đã bị tách khỏi nghề nuôi tằm nên không còn được hiểu đúng với ý nghĩa ban đầu của nó nữa. Ngày nay, người ta hiểu «già kén» là kén chọn quá lâu ngày, rồi không cần biết «kẹn hom» có nghĩa chính xác và cụ thể là gì, người ta hiểu chung chung cả câu thành ngữ là hễ kén chọn quá lâu thì sẽ dở dang hoặc không mãn nguyện trong hôn nhân.
Ngay cả sách vở cũng lâm vào tình trạng bóp méo thành ngữ, tực ngữ chứ chẳng cứ gì dân gian mới bóp méo theo kiểu đó. Nguyễn Lân, chẳng hạn, đã ghi nhận câu «áo cứ chàng, làng cứ xã» và giảng như sau: «(Xã là chức dịch trong làng). Nói tính ỷ lại của người đàn bà, cũng như tính ỷ lại của những người dân trong thôn xóm, không thấy được vai trò làm chủ của mình.» Thật là chuyện quá đỗi bất ngờ khi mà một quyển từ điển lại có thể viết sai chính tả và giảng sai nghĩa đến thế: hình thức chính xác của câu đang xét là «áo cứ tràng, làng cứ xã». «Tràng» có nghĩa gốc là cái cổ áo, nay được hiểu là cái vạt trước của chiếc áo dài. (Tục ngữ còn có câu «áo rách phải giữ lấy tràng» mà chính Nguyễn Lân cũng đã có ghi nhận.) Cái tràng áo đã bị Nguyễn Lân hiểu thành đức lang quân («chàng»!) nên «nàng» mới mắc cái oan Thị Kính là hay ỷ lại vào đàn ông! Rồi dân làng cũng mắc phải vạ lây mà bị quy là không biết phát huy quyền làm chủ ở nông thôn. Câu tục ngữ đang xét thực ra chỉ muốn nhấn mạnh vào vai trò và trách nhiệm của chức danh «xã» đối với địa phương do mình cai quản mà thôi. Cái được ám chỉ ở đây là trách nhiệm của cá nhân chứ không phải là quyền làm chủ tập thể.
Quá trình thực tiễn các thành ngữ du nhập vào nước ta được đọc theo âm Việt đã đem lại sự phong phú cho ngôn ngữ nhưng trải qua thời gian thực tế thì các thành ngữ đó đã ngày cành bị mai một bị biến đổi không đúng ý nghĩa của nó, cấu trúc sử dụng sai.nên việc nghiên cứu các thành ngữ Hán - Việt (cấu trúc) là điều bức thiết hiện nay.
II. Cấu trúc chuyên đề
Phần mở đầu
Phần nội dung
I . Cơ sở khoa học của chuyên đề
II. Cấu trúc chuyên đề
III. Nội dung
Vài nét khái quát về thành nhữ Hán - Việt
Cấu trúc thành ngữ Hán - Việt
Đặc điểm cấu trúc thành ngữ Hán - Việt
Đề xuất một số Ý kiến
Kết luận
Tài liệu tham khảo
III. Nội dung cụ thể
1. Vài nét khái quát về thành ngữ Hán - Việt
Thành ngữ Hán - Việt phong phú và đa dạng ,chúng phong phú ở chỗ có hàng nghìn thành ngữ Hán - Việt từ xưa đến nay đã góp phần làm phong phú vào kho tang ngôn ngữ dân tộc.
Thành ngữ Hán - Việt đa dạng ở chỗ có nhiều cách cấu tạo như về số lượng chữ, về thể loại, về nguồn gốc ra đời gắn liền với các điển tích điển cố
Nên khi muốn tìm hiểu thành ngữ Hán - Việt thì phải dựa trên các yếu tố sau:
Nguồn gốc hình thành
Thành ngữ Hán - Việt có nguồn gốc từ Trung Hoa do vị trí địa lý, do quá trình tiếp biến văn hóa thì được du nhập vào Việt Nam được chúng ta đọc theo âm Việt nên được gọi là thành ngữ Hán - Việt. Mặt khác thành ngữ Hán - Việt gắn liền với các điển tích điển cố từ đời sống sinh hoạt văn hóa ở Trung hoa như câu: cầu ô thước (ngưu lang trúc nữ).
Theo thần thoại Trung Quốc, chim quạ (ô) và chim khách (thước) khuân đá lấp sông Ngân Hà tạo nên cầu Ô Thước để Chức Nữ qua gặp Ngưu Lang vào đêm mồng bảy tháng bảy âm lịch. Trong văn học, cầu Ô Thước trở thành biểu tượng tình yêu.
高山流水 Cao sơn lưu thuỷ: Núi cao nước chảy, tri âm tri kỉ. Xuất xứ từ Liệt tử - Thang vấn thiên: “Bá Nha gảy đàn nghĩ đến núi cao. Chung Tử Kì nói: “Hay quá! Chót vót như núi Thái Sơn!” Bá Nha gảy đàn nghĩ đến nước chảy, Chung Tử Kì lại nói: “Hay quá! Mênh mông như sông dài!” Thành ngữ chỉ bạn tri âm tri kỉ, cũng ví với khúc nhạc kì diệu.
Và còn nhiều câu nhiều điển tích khác nữa nhưng em chỉ lấy một vài ví dụ vậy thôi.
1.2. Cách nhận biết
Các thành ngữ Hán - Việt thường có cấu trúc bền vững thuộc dạng tiểu đối, kết cấu theo kiểu biền ngẫu.
- Các thành ngữ Hán - Việt khởi đầu bằng một Nguyên - âm, chỉ có thể có dấu Sắc, dấu Hỏi, hoặc Không dấu
Các nguyên-âm: A, Â, Y, O, Ô, U, Ư, đều viết DẤU HỎI vì các nguyên-âm của Tiếng Hán-Việt thuộc Thanh - âm (Bổng).
- Tất cả các thành ngữ HÁN VIỆT khởi đầu bằng Bảy phụ âm L, M, N, NG, NH, D, V, đều thuộc Trọc - âm, cho nên viết DẤU NGÃ, DẤU NẶNG (trừ một ngoại lệ duy nhất là Ngải cứu).
- Tất cả các thành ngữ HÁN VIỆT khởi đầu bằng phụ âm CH, GI, KH, PH, TH, S, X, đều viết DẤU HỎI vì các phụ - âm này cũng thuộc Thanh - âm (Bổng).
- Mấy phụ - âm khởi - đầu khác, gồm có B, C, Đ, H, K, QU, và T, vì đều có ở cả hai bậc Thanh và Trọc, khó phân biệt, nên phải tra tự điển; nhưng cũng theo luật "Thanh viết dấu HỎI, Trọc viết dấu NGÃ".
- Do các thành ngữ có cấu trúc bền vững nên nó không thể tách riêng một mình mà phải trọn từ.
1.3 Phân loại thành ngữ Hán - Việt ở Việt Nam
Hàng nghìn thành ngữ Hán - Việt được sử dụng trong tiếng Việt từ xưa tới nay, không chỉ bởi những người "thích nói chữ" mà rất phổ biến trong đời sống thường nhật, do sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ đó có giá trị ứng dụng rất lớn. Trong thực tế ứng dụng thành ngữ Hán - Việt của tiếng Việt hiện đại người ta thường gặp các dạng sau:
1.3.1. Sử dụng nguyên gốc
Thành ngữ Hán - Việt thường được sử dụng nguyên bản từ gốc Hán nếu đó là thành ngữ có những từ Hán - Việt tương đối dễ hiểu, phổ thông với đa số, chẳng hạn:
Tâm đầu ý hợp
Bách chiến bách thắng
Chiêu hiền đãi sĩ
Vạn sự khởi đầu nan
Trường sinh bất lão
Vô danh tiểu tốt
Tứ hải giai huynh đệ
Tham quyền cố vị
1.3.2. Kết hợp dịch nghĩa
Tuy nhiên, nhiều thành ngữ khác được ứng dụng phải kèm theo dịch nghĩa, do sử dụng các chữ Hán ít phổ thông hơn, hoặc nghĩa khó hiểu hơn, chẳng hạn:
Đại sự hoá tiểu, tiểu sự hoá vô (thành ngữ Hán - Việt) - Biến chuyện lớn thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không có (dịch nghĩa).
Canh đương vấn nô, chức đương phỏng tỳ (thành ngữ Hán - Việt) - Việc cày bừa phải hỏi đầy tớ trai, việc dệt cửi phải hỏi người ở gái (dịch nghĩa).
1.3.3. Sử dụng như thành ngữ thuần Việt
Cũng không hiếm khi thành ngữ Hán - Việt được dịch nghĩa để trở thành thành ngữ Việt, hoặc thành ngữ Hán - Việt ngẫu nhiên trùng nghĩa với một thành ngữ do người Việt sáng tạo. Trường hợp chuyển hóa thành ngữ Hán - Việt thành thành ngữ thuần Việt thường gặp đối với những thành ngữ sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt, nhưng nếu để nguyên gốc sẽ rất khó hiểu, trúc trắc về mặt ngôn từ, chẳng hạn:
Cung kính bất như tòng mệnh (thành ngữ Hán) - Cung kính không bằng tuân mệnh (thành ngữ Việt).
Nhất khái chi luận (thành ngữ Hán) - Nhìn chung mà nói (thành ngữ Việt).
Tỉnh đế chi oa (thành ngữ Hán) - Ếch ngồi đáy giếng (thành ngữ Việt)
Tụ tinh hội thần (thành ngữ Hán) - Tập trung tinh thần (thành ngữ Việt)
Thủy trung lao nguyệt (thành ngữ Hán) - Mò trăng đáy nước (thành ngữ Việt).
Tri kỉ tri bỉ (thành ngữ Hán) - Biết mình biết người (thành ngữ Việt)
Đại ngư cật tiểu ngư (thành ngữ Hán - Việt) - Cá lớn nuốt cá bé (dịch nghĩa).
1.3.4. Sử dụng thành ngữ phổ biến hơn
Một số thành ngữ Hán - Việt được sử dụng trong tiếng Việt nhưng ít phổ biến hơn một số thành ngữ Hán - Việt khác có ý nghĩa tương đương, chẳng hạn:
Vạn cổ lưu phương (thành ngữ Hán - Việt ít sử dụng) - Vạn cổ lưu danh (thành ngữ Hán - Việt sử dụng thường xuyên hơn).
Nhập tình nhập lý (thành ngữ Hán - Việt ít sử dụng) - Hợp tình hợp lý (thành ngữ Hán - Việt sử dụng thường xuyên hơn).
Tác uy tác phúc (thành ngữ Hán - Việt ít sử dụng) - Tác oai tác quái (thành ngữ Hán - Việt sử dụng thường xuyên hơn).
1.3.5. Thay đổi chữ và vị trí chữ
Khi được chuyển hóa thành thành ngữ Hán - Việt, nhiều thành ngữ gốc Hán đã có sự chuyển hóa vị trí một số chữ Hán hoặc thay một chữ Hán khác cho phù hợp với tiếng Việt hơn, chẳng hạn:
Xà khẩu phật tâm (thành ngữ Hán) - Khẩu xà tâm phật (thành ngữ Hán - Việt).
Cửu tử nhất sinh (thành ngữ Hán) - Thập tử nhất sinh (thành ngữ Hán - Việt).
An phận thủ kỹ (thành ngữ Hán) - An phận thủ thường (thành ngữ Hán - Việt) .
Nhất lộ bình an (thành ngữ Hán) - Thượng lộ bình an (thành ngữ Hán - Việt).
Mã đáo công thành (thành ngữ Hán) - Mã đáo thành công (thành ngữ Hán - Việt).
1.3.6. Nôm hóa một số chữ
Một số thành ngữ Hán - Việt được thay đổi một vài chữ Nôm có nghĩa tương đương, ví dụ:
Dĩ độc trị độc (thành ngữ Hán - Việt nguyên bản) - Lấy độc trị độc (thành ngữ Hán - Việt đã thay đổi chữ).
Văn dĩ tải đạo (thành ngữ Hán - Việt nguyên bản) - Văn để tải đạo (thành ngữ Hán - Việt đã thay đổi chữ).
1.3.7. Sử dụng vắn tắt
Nhiều thành ngữ Hán chuyển sang tiếng Việt đã được vắn tắt hóa, tinh giản hóa thành các cụm từ ngắn gọn hơn, chẳng hạn:
Thương hải biến vi tang điền (bãi bể thành ruộng dâu, nói về sự thay đổi của thế sự) - Dâu bể (giản hóa).
Tự tương mâu thuẫn (xung khắc với nhau, như cái mâu, giáo đâm gì cũng thủng lại đâm vào cái thuẫn, khiên không gì đâm thủng được) - Mâu thuẫn (giản hóa).
Xảo ngôn như lưu (nói năng khéo léo trôi trảy như rót vào tai) - Xảo ngôn hoặc Nói khéo (giản hóa).
2. Cấu trúc thành ngữ Hán - Việt
1. 半信半疑
Động Từ
Bán tín bán nghi : dịch nghĩa
- Chưa tin hẳn, vẫn còn hoài nghi, nửa tin nửa ngờ.
Anh ta lúc nào cũng bán tín bán nghi.
Hãy còn bán tín bán nghi.
Chưa đem vào dạ chưa ghi vào lòng. (ca dao)
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, đối cân xứng về số lượng từ
- Đối nhau về từ loại: bán tín (Trạng Động) đối với bán nghi (Trạng Động), tức Trạng Động đối với Trạng Động.
2. 白面書生.
Thành ngữ
Bạch diện thư sinh : dịch nghĩa
- (Nghĩa đen) Học trò mặt trắng
- (Nghĩa bóng) Người học trò chưa có kinh nghiệm. Khi xưa người thanh niên học sinh thường khiêm tốn tự nói về mình như thế.
- Gồm 4 chữ thuộc tiểu đối. đối theo kiểu bằng trắc, cân xứng về số lượng từ, thuộc thể tỉ.
- Bạch diện thư sinh thuộc từ loại cụm Định Danh.
3. 白屋出公卿.
Thành ngữ
Bạch ốc xuất công khanh :dịch nghĩa
- (Nghĩa đen) Bậc quan to xuất thân từ nhà nghèo.
- (Nghĩa bóng) Chỉ những người con nhà nghèo khổ mà trở nên có tài năng hơn người, trong chế độ cũ.
- Kết cấu theo dạnh biền ngẫu, gồm 5chữ, thuộc tiểu đối, đối theo luật bằng trắc, đối cân xứng qua một chữ ở giữa bạch ốc (xuất) công khanh, thuộc thể tỉ, là cụm danh từ
4. 不入虎穴不得虎子.
Thành ngữ
Bất nhập hổ huyệt, bất đắc hổ tử: dịch nghĩa.
- (Nghĩa đen) Không vào hang hùm, sao bắt được cọp.
- (Nghĩa bóng) Phải có gan mạo hiểm mới làm được việc khó.
- Gồm 8 chữ thuộc tiểu đối, kết cấu theo dạng biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại, đó là bất nhập hổ huyết (cụm Động Từ) đối bất đắc hổ tử (cụm Động Từ), cân xứng về số chữ.
5. 病從口入, 禍從口出.
Thành ngữ
Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu xuất.
- Ý nói bệnh tật là do từ miệng mà vào, tai họa là do từ miệng mà ra. Vì miệng nói bậy, nên mang tai họa và vì miệng ăn bậy mà sinh bệnh tật.
- Gồm 8 chữ thuộc tiểu đối, kết cấu theo dạng biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại trái nghĩa, đó là bệnh tong nhập khẩu (cụm giới tân) đối họa tong xuất khẩu (cụm giới tân), cân xứng về số chữ
6. 高山流水
Danh từ riêng
Cao sơn lưu thủy dịch nghĩa
- (Nghĩa đen): núi cao và vực nước sâu.
- (Nghĩa bóng): cảnh đẹp, có hồn, hữu tình.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, đối khác nhau về nghĩa, thuộc thể tỉ, đối nhau về cụm Định Danh, cao sơn (Định Danh) lưu thủy (Định Danh), cân xứng về số lượng chữ.
7. 公明正直.
Thành ngữ
Công minh chính trực
- Công bằng và thẳng thắn.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, đối theo luật bằng trắc, thuộc thể tỉ.
- Đối nhau vế từ loại công minh (cụm Tính Từ đẳng lập) đối chính trực (cụm Tính Từ đẳng lập), cân xứng về số lượng chữ.
8. 功成名遂.
Thành ngữ
Công thành danh toại
- Nói người đi học đã đỗ đạt.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu.
- thuộc thể tỉ, đối nhau về số từ cân xứng công thành đối với danh toại.
9. 飢寒切身.
Thành ngữ
Cơ hàn thiết thân
- (Nghĩa đen) Chính mình phải chịu đói rét.
- (Nghĩa bóng) Đến lúc đói rét thì phải làm gì
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu
- Thuộc thể phú, thuộc từ loại cụm Động Tân, cân xứng về số lượng chữ.
10. 改邪歸正.
Thành ngữ
Cải tà quy chính
- Bỏ những lỗi lầm cũ làm theo con đường chính nghĩa
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu
- Thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại cải tà (cụm Động Tân) đối (cụm Động Tân), có cân xứng về số chữ.
11. 琴棋詩画.
Thành ngữ
Cầm kỳ thi họa
- Nói nếp sống tao nhã của nhà nho thời phong kiến chỉ biết vui với nghệ thuật (đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, cầm kỳ thi họa là cụm Động Từ đẳng lập.
12. 勤儉廉正.
Thành ngữ
Cần kiệm liêm chính
- Siêng năng, tiết kiệm trong trắng và ngay thẳng
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ.
- Cần kiệm liêm chính là cụm Tính Từ đẳng lập
13. 骨肉相残.
Thành ngữ
Cốt nhục tương tàn
- (Nghĩa đen) Xương thịt hại nhau.
- (Nghĩa bóng) Anh chị em trong nhà mà hại nhau
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu
- Kiểu đối nhau khác nghĩa cốt nhục đối với tương tàn và theo luật bằng trắc
- Cân xứng về số chữ, thuộc thể phú, cốt nhục thuộc cụm danh từ, tương tàn là cụm Trạng Động, cân xứng về số chữ.
14. 引水入田
Động Từ
Dẫn thủy nhập điền
- Làm công trình thủy lợi để đưa nước vào ruộng
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể hứng
- Đối nhau về từ loại Dẫn thủy (cụm Động Tân) đối với nhập điền (Động Tân), cân xứng về số chữ.
15. 兄弟如手足
Thành ngữ
Huynh đệ như thủ túc
- Anh em chân tay.
- Gồm 5 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ đối nhau qua môti chữ ở giữa
- Huynh đệ (Danh từ) như thủ túc (danh từ)
16. 紅顔薄命.
Thành ngữ
Hồng nhan bạc mệnh
- Nói người phụ nữ, có nhan sắc (trong xã hội phong kiến), bị áp bức nặng nề, nên chịu nhiều nỗi đau khổ.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thể phú, đối nhau về từ hồng nhan (Định Danh) đối bạc mệnh (Định Danh) câu cân xứng về số chữ, đối kiểu luật bằng trắc.
17. 有名無實
Thành ngữ
hữu danh vô thật
- Chỉ có tiếng nhưng trong thực tế không có gì.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại hữu danh (Động Tân) đối vô thật (Động Tân), cân xứng về số chữ.
18. 傾城傾国.
Thành ngữ
khuynh thành khuynh quốc
- (Nghĩa bóng) Nói sắc đẹp của một người phụ nữ làm cho người ta mê mệt (nay thường dùng để đùa).
- (Nghĩa đen) Người đẹp nhìn một cái là nhìn đủ nghiêng thành của người ta, nhìn cái nữa thì nghiêng đất nước của người ta.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại khuynh thành (Động Tân) đối khuynh quốc (Động Tân) cân xứng về số chữ.
19. 刻骨銘心.
Thành ngữ
Khắc cốt minh tâm
- (Nghĩa đen) Chạm vào xương, ghi vào lòng.
- (Nghĩa bóng) Ghi nhớ không bao giờ quên
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại Khắc cốt (Động Tân) đối minh tâm (Động Tân), luật bằng trắc, cân đối về số chữ.
20. 驚天動地
Định nghĩa
Kinh thiên động địa
- Long trời lở đất.
Biến cố kinh thiên động địa.
Oanh liệt.
Sự nghiệm kinh thiên động địa.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại Kinh thiên (Động Tân) đối độnh địa (Động Tân), luật bằng trắc, cân đối về số chữ.
21. 乱臣賊子
Thành ngữ
Loạn thần tặc tử
- Trong thời phong kiến, khi có những quan lại nổi lên chống lại triều đình thì bọn vua quan chỉ những người ấy bằng câu này, tức là kẻ bầy tôi làm loạn, kẻ làm con là giặc.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại loạn thần (Định Danh) đối tặc tử (Định Danh), cân đối về số chữ.
22. 埋名隠跡.
Thành ngữ
Mai danh ẩn tích
- (Nghĩa đen) Chôn tên, giấu vết.
- (Nghĩa bóng) Người ở ẩn một nơi, không muốn ai biết đến mình.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại mai danh (Động Tân) đối ẩn tích (Động Tân), luật bằng trắc, cân đối về số chữ.
23. 男尊女卑.
Thành ngữ
nam tôn nữ ti
- Nói một quan niệm phong kiến lạc hậu cho đàn ông là đáng trọng, đàn bà là đáng khinh. Loài người phải để nhiều thế kỉ mới xác lập được cái ý thức "nam nữ bình quyền".
(男女平権).
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại nam tôn Trạng Động) đối nữ tì (Trạng Động), luật bằng trắc, cân đối về số chữ.
24. 牛郎織女
Thành ngữ
Ngưu lang chức nữ
- Theo truyền thuyết Ngưu - lang (chàng chăn trâu) và Chức nữ (cô gái dệt vải) dược trời cho lấy nhau, nhưng từ khi lấy nhau, hai vợ chồng chểnh mảng công việc, nên trời phạt bắt phải xa nhau, một năm chỉ gặp nhau một lần vào ngày mồng bảy tháng bảy âm lịch.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại ngưu lang (Định Danh) đối trúc nữ (Định Danh), luật bằng trắc, cân đối về số chữ.
25. 一舉両便.
Thành ngữ
nhất cử lưỡng tiện
- Làm một việc mà được hai cái lợi.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại nhất cử (danh từ) đối lưỡng tiện (danh từ), cân đối về chữ.
26. 一日為師,終身為父.
Thành ngữ
nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ
- Một ngày cũng là thầy, suốt đời mới là cha.
- Gồm 8 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại nhất nhật vi sư (Động Từ) đối chung than vi phụ (Động Từ), cân đối về chữ.
27. 一笑千金.
Thành ngữ
nhất tiếu thiên kim
- (Nghĩa đen) Một cái cười đáng giá nghìn vàng.
- (Nghĩa bóng) Ca tụng một phụ nữ đẹp.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại nhất tiếu (Định Danh) đối thiên kim (Định Danh), luật bằng trắc, cân đối về số chữ, đối về số từ nhất với thiên.
28. 入鄉隨俗.
Thành ngữ
Nhập hương tùy tục
- Đến nơi nào phải theo phong tục của nơi đấy.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại nhập hương (Động Tân) đối tùy tục (Động Tân), cân đối về chữ
29. 夫唱婦随.
Thành ngữ
phu xướng phụ tùy
- (Nghĩa đen) Tùy nghĩa là theo. Chồng định làm gì, vợ cũng làm theo.
- (Nghĩa bóng) Một quan niệm phong kiến cho là người phụ nữ phải luôn luôn phục tùng người chồng.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể hứng, đối nhau về từ loại phu sướng (chủ vị) đối phụ tùy (chủ vị) ,cân đối về chữ.
30. 富貴如浮雲.
Thành ngữ
phú quí như phù vân
- (Nghĩa đen) Giàu sang như mây trôi nổi.
- (Nghĩa bóng) Giàu sang không bền.
- Gồm 5 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại phú quý (Tính Từ) đối qua chữ như ở giữ phù vân (Tính Từ), cân đối về chữ, theo luật bằng trắc.đối khác nhau về ý nghĩa.
31. 決戰決勝.
Thành ngữ
Quyết chiến quyết thắng
- (Quân đội) Đã đánh là phải thắng (khẩu hiệu của quân đội).
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại quyết chiến (Động Từ) đối quyết thắng (Động Từ), cân đối về chữ.
32. 国色天香.
Thành ngữ
quốc sắc thiên hương
- (Nghĩa đen) Sắc nước, hương trời.
- (Nghĩa bóng) Chỉ người phụ nữ có sắc đẹp tuyệt vời.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại quốc sắc (Định Danh) đối thiên hương (Định Danh), cân đối về chữ, theo luật bằng trắc.
33. 君子周而不比,小人比而不周.
Thành ngữ
Quân tử chu nhi bất tị, tiểu nhân tị nhi bất chu.
- Quân tử thân với khắp mọi người mà không tư vị, kẻ tiểu nhân tư vị mà không thân với khắp mọi người.
- Gồm 12 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại quân tử (Định Danh) đối tiểu nhân (Định Danh), cân đối về chữ, đối kiểu khác nghĩa.
34. 千山万水.
Thành ngữ
thiên sơn vạn thủy
- Nói người đi rất xa, qua nhiều núi nhiều sông
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại thiên sơn (Định Danh) đối vạn thủy (Định Danh), cân đối về chữ, theo luật bằng trắc, đối theo cố từ thiên với vạn.
35. 善報悪報.
Thành ngữ
thiện báo ác báo
- Làm điều lành hay điều ác đều có báo lại.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại thiện báo (Trạng Động) đối ác báo (Trạng Động), cân đối về chữ, đối khác nghĩa thiện đối với ác.
36. 始終如一.
Thành ngữ
Thủy chung như nhất
- Trước sau như một, không thay đổi tưởng và tình cảm của mình đối với ai.
37. 先齊家、後治国.
Thành ngữ
tiên tề gia, hậu trị quốc
- Trước khi lo việc nước thì phải sắp xếp việc nhà cho có nền nếp.
- Gồm 6 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại tiên tề gia (Động Từ) đối hậu trị quốc( Động Từ), cân đối về chữ, đối khác nghĩa tiên với hậu, luật bằng trắc.
38. 先憂後樂
Thành ngữ
tiên ưu, hậu lạc
- Lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể hứng, đối nhau về từ loại tiên ưu (Trạng Động) đối hậu lạc (Trạng Động), cân đối về chữ, đối khác nghĩa tiên với hậu, luật bằng trắc.
39. 忠君愛国.
Thành ngữ
trung quân ái quốc
- (Nghĩa đen) Quân là vua. Ngày xưa người ta cho vua là tượng trưng cho nước.
- (Nghĩa bóng) Trung với vua và yêu nước.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể phú, đối nhau về từ loại trung quân (Động Tân) đối ái quốc (Động Tân), cân đối về chữ, luật bằng trắc.
40. 才子佳人
Thành ngữ
tài tử giai nhân
- Chỉ những thanh niên nam nữ, người có tài, người có sắc.
- Gồm 4 chữ, thuộc tiểu đối, kết cấu biền ngẫu, thuộc thể tỉ, đối nhau về từ loại tài tử (Định Danh) đối giai nhân (Động Tân), cân đối về chữ, luật bằng trắc.
41. 醉生夢死
Thành ngữ
túy sinh mộng tử
- (Nghĩa đen) Sống ở trong cuộc say, chết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tìm hiểu cấu trúc thành ngữ hán việt.doc