1. Về chiến lược cạnh tranh: Đi theo chiến lược tập trung
a. SO: giá cước thấp + thị trường giới trẻ
Mục tiêu: tập trung phát triển lợi thế cạnh tranh về giá của gói cước Big Zero với thị trường giới trẻ (học sinh, sinh viên), và những người có thu nhập thấp. Doanh nghiệp nhỏ mới ra đời, dung lượng mạng thì lớn mà không có khách hàng nào, nếu không miễn phí gọi nội mạng cũng chẳng có doanh thu. Vì thế, miễn phí nội mạng là cách thức duy nhất để cạnh tranh vừa tận dụng được năng lực của mạng, vừa thu hút được khách hàng mà lại không phải bỏ thêm chi phí như khuyến mại.
24 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2008 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm bão hòa, sẽ không còn chỗ cho các doanh nghiệp mới. Ngay cả những doanh nghiệp đang có thị phần cũng buộc phải cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Thị trường Việt Nam tuy khá rộng lớn nhưng cũng không phải vô tận. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, hiện thị trường viễn thông Việt Nam đã gần như bão hòa với tỷ lệ người dân dùng điện thoại di động vào loại cao nhất trong khu vực. Vì vậy, sẽ không còn chỗ cho các nhà mạng đang ngấp nghé.
Vẫn còn những phân khúc thị trường có thể khai thác được, chẳng hạn có thể mở rộng các loại dịch vụ dành riêng cho những người thu nhập thấp, cho các đối tượng học sinh, sinh viên... Tuy nhiên thực tế từ mấy năm nay, hầu như các nhà mạng lớn đều khai thác triệt để các mảng dịch vụ dành cho các đối tượng nói trên.
Chiếm tới hơn 80% thị phần di động thuộc về ba “đại gia” là VinaPhone, MobiFone và Viettel, phần còn lại chỉ là khe cửa hẹp, nên việc các nhà mạng nhỏ khó thu hút thuê bao là điều không tránh khỏi. Với việc phân chia “miếng bánh” thị phần như vậy, nhiều chuyên gia nhận định, vị thế của các mạng di động Việt Nam đã được xác định khá rõ ràng. Và tình hình sẽ khó có thể thay đổi được.
Trong khi doanh thu không cao, nhưng lại phải đầu tư nhiều để thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá, nên các nhà mạng nhỏ đương nhiên khó khăn về tài chính. Khó khăn này khiến các mạng nhỏ không còn đủ sức chạy đua đường dài.
Việc giảm cước sẽ không phải là yếu tố số một để nhà mạng lựa chọn nữa mà quan trong hơn là đa dạng hóa nhiều gói cước để phục vụ nhu cầu khách hàng.
Những yếu tố thuận lợi để phát triển một mạng di động như hạ tầng, giá cước, dịch vụ gia tăng, thiết bị đầu cuối... đã được các mạng di động khai thác triệt để.
Các hãng lớn cũng quyết định "hạ" đối thủ bằng cách giảm cước xuống ngang mức khuyến mãi mà doanh nghiệp mới cung cấp, và cũng áp dụng một loạt chính sách ưu đãi đối với các thuê bao di động trả sau như tặng số phút gọi trong ngày, gửi quà tặng, hoặc quay số trúng thưởng…
Sự trung thành với 1 nhãn hiệu của khách hàng không cao, rất nhiều người sử dụng 2 sim của 2 mạng khác nhau.
Thị trương mục tiêu (giới trẻ) rất tiềm năng nhưng không bền vững, dễ thay đổi.
Cơ hội
Bộ Thông tin và Truyền thông siết chặt quản lý thuê bao trả trước, hàng chục triệu sim bị bỏ đi theo quy định. Như vậy Beeline có cơ hội đón số lượng khách hàng này. Lượng thuê bao di động của Việt Nam được coi sắp cán ngưỡng bão hoà nhưng thực chất, ngưỡng bão hoà này mới đang “cán đích”… nửa vời. Thực tế, vẫn chưa có con số chính xác về lượng thuê bao thực thuê bao ảo của các mạng di động. Ngay trong số thuê bao đã đăng ký cũng còn tới hàng vài chục triệu thuê bao thông tin cá nhân không chính xác.
Kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, dân số lớn và có kết cấu trẻ nên tập trung khai thác thị trường giới trẻ - một phân khúc tiêu dùng tăng trưởng cao và hết sức quan trọng đối với các mạng điện thoại di động.
Điểm yếu
Là một hãng mới gia nhập thị trường
Ra đời ngày 20/7/2009 cách đây không lâu. Beeline gặp hạn chế lớn về thị phần. Chiếm tới 3/4 thị phần là của ba mạng lớn VinaPhone, MobiFone và Viettel. Phần còn lại khá nhỏ nhoi dành cho các mạng mới còn lại. Giới chuyên gia viễn thông Việt Nam thừa nhận những thế mạnh đặc biệt của Beeline nhưng cũng phần nào lo ngại khi mà hầu hết các mạng di động đi trước của Việt Nam đã khẳng định thị phần của mình. Giá cước mà Beeline đưa ra có thể hấp dẫn thật song cũng sắp tới ngưỡng của giá sàn. Liệu sự cạnh tranh về giá cước sẽ được tân binh áp dụng được bao lâu? Khi mà các hãng lớn cũng đua nhau giảm giá để thu hút và giữ chân khách hàng của mình. Thế mạnh nào mới thực sự giúp Beeline giành được thị phần nhỏ nhoi sắp tới mức bão hòa của thị trường thông tin di động Việt Nam? Và câu hỏi, liệu liên danh quốc tế đầu tiên về di động của Việt Nam có đủ sức để làm nên chuyện hay không, câu trả lời này vẫn còn để ngỏ...
Beeline vẫn chưa thực sự nhận được sự chào đón của các đại lý
Theo khảo sát, nhân tố quan trọng đầu tiên khiến cho Beeline chưa được "phủ sóng" tại khắp các điểm bán là do chịu tác động từ doanh nghiệp đi trước… HT Mobile. Mạng di động tiền thân của doanh nghiệp thứ 6 - Vietnamobile - 092 ra đời rầm rộ nhưng chưa tạo được bước đột phá như kỳ vọng của người tiêu dùng.
Các chủ đại lý sim thẻ cho biết cửa hàng không dám mạnh tay nhập sim Beeline vì trước đó sim Vietnamobile (một mạng có chính sách cước giống Beeline) đã không thu hút được sự chú ý của khách hàng. Lượng sim còn tồn trong kho khá nhiều.
Một số đại lý khác thì tiết lộ sở dĩ họ "ngại" bán sim Beeline là vì người tiêu dùng đã quá quen thuộc với các thương hiệu lớn như VinaPhone, MobiFone, Viettel. Một yếu tố khá quan trọng nữa là thẻ sim của 3 mạng di động đại gia có tài khoản lớn hơn sim mà Beeline cung cấp.
Cụ thể, với bộ kit trả trước mệnh giá 65.000 đồng, thì VinaPhone có tài khoản lên tới 130.000 đồng trong khi giá bán chỉ có 50.000 đồng, MobiFone có tài khoản 120.000 đồng, giá cũng chỉ 50.000 đồng. Viettel thì tài khoản 120.000 đồng, giá 55.000 đồng. Trong khi đó, sim của Beeline có giá dao động từ 50.000-55.000 đồng cho tài khoản 120.000 đồng.
Theo giải thích của các chủ đại lý sim thẻ, việc bán sim các mạng lớn như VinaPhone, MobiFone, Viettel với giá thấp hơn nhiều mệnh giá và tài khoản còn lớn hơn cả tài khoản khuyến mại là do các đại lý chấp nhận lãi ít để bán được nhiều.
Với việc tài khoản khuyến mại của mạng lớn hầu hết là lớn hơn, giá mua sim thì bằng hoặc rẻ hơn, cộng với việc các thẻ nạp tiền tiếp theo đều được tặng 100% giá trị thẻ nạp, chính các đại lý là người khuyên người dùng nên mua sim của các mạng lớn chứ không phải là gói Big Zero "giá trị vô địch".
Hạn chế về mức độ và vùng phủ sóng
Lý giải về nguyên nhân khiến "giá trị vô địch" của Big Zero (Beeline) chưa được đón nhận nồng nhiệt dù được quảng cáo rất mạnh, giá cước hấp dẫn, nhưng có nhiều khách mua sim phàn nàn chất lượng sóng kém, hay lỗi mạng… nên không được nhiều người ưa chuộng.
Theo thông tin từ trang web chính thức thì hiện tại Beeline đã phủ sóng 50 tỉnh thành phố - đạt 80%, trong đó có 5 thành phố chính: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, còn lại ở 45 tỉnh thành khắp cả nước.
Mặc dù mức độ và vùng phủ sóng đã được mở rộng và cải thiện so với trước kia nhưng vẫn tồn tài những hạn chế khiến người dùng không mấy hài lòng.
Chưa có các dịch vụ gia tăng đáng kể cho khách hàng
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về viễn thông, bên cạnh điểm yếu về vùng phủ sóng, Beeline cũng còn có điểm yếu khác là chưa có các dịch vụ giá trị gia tăng gì đáng kể để khách hàng sử dụng trong khi các mạng lớn thì đã có hàng chục dịch vụ.
Tại các vùng đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi chất lượng của mạng di động được người tiêu dùng rất quan tâm thì Beeline không có trong tay "con bài" chiến lược để tạo ra sự thay đổi lớn. Đây cũng chính là lý do khiến cho "giá trị vô địch" của Beeline bị khách hàng hờ hững.
Đầu số dài
Ngoài ra sức hấp dẫn của Beeline giảm chính là đầu số “0199”. Do số dài nên nhiều khách hàng chỉ sử dụng hết khuyến mãi rồi bỏ sim chứ không có ý định sử dụng lâu dài. Do vậy mà Beeline ít có khả năng giữ chân khách hàng.
Ngoài ra một yếu tố cần phải kể đến là do tâm lý khách hàng. Họ thường không có ý định thay đổi số thuê bao do tính chất công việc cũng như thói quen sử dụng. Do vậy rất khó khăn cho Beeline trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Điểm mạnh
Hình ảnh công ty
Là mạng di động liên doanh quốc tế
Tính đến thời điểm này, Beeline là mạng di động được thành lập bởi một liên doanh quốc tế đầu tiên tại thị trường Việt Nam. Đây được cho là một trong những lợi thế lớn của Gtel Mobile so với một số mạng di động khác.
Sự kết hợp giữa một tập đoàn viễn thông hàng đầu Đông Âu, vốn đã dày dạn kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh cùng một Tổng công ty Viễn thông toàn cầu Gtel - am hiểu về thị trường, văn hóa, tập quán, nhu cầu… của người tiêu dùng Việt được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều ưu thế vượt trội. Bên cạnh đó, hình thức liên doanh còn tạo điều kiện để các đối tác nước ngoài có thể mạnh tay đầu tư vào việc phát triển chất lượng dịch vụ, gia tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Và kết quả cuối cùng là người dùng được hưởng lợi nhiều hơn.
Thương hiệu mạnh trong ngành viễn thông di động
Beeline là thương hiệu quốc tế của Tập đoàn Vimpelcom (Nga). Tập đoàn này gồm nhiều công ty viễn thông cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu dựa trên công nghệ băng rộng, cố định và di động hàng đầu tại khu vực Đông Âu.
Hiện tại, Beeline được đánh giá là thương hiệu đắt giá nhất của Nga với tổng giá trị khoảng 7.928 tỉ EURO, tương đương 11,8 tỷ USD. Bên cạnh đó, Beeline không ngừng khẳng định thế mạnh của mình khi tổng giá trị thương hiệu liên tục tăng trưởng 27,6% hàng năm. Giá trị thương hiệu Beeline được ước tính tăng từ 5 tỉ USD vào năm 2005 lên 7,43 tỉ vào năm 2008 và lọt vào top 100 thương hiệu đắt giá nhất toàn cầu vào tháng 4/2009 (nằm ở vị trí 72). Beeline cũng được bình chọn là một trong 10 thương hiệu viễn thông có giá trị nhất trên thế giới với tổng giá trị ước tính khoảng 8,9 tỉ USD.
9/11/2009, Beeline – Thương hiệu Mạng di động quốc tế hàng đầu thế giới đã tiếp tục khẳng định vị trí của mình với việc lọt vào top 50 những thương hiệu châu Âu đắt giá nhất 2009 (Eurobrand 2009) theo bình chọn của Tổ chức xếp hạng thương hiệu châu Âu, dựa trên đánh giá về hơn 3.000 thương hiệu đến từ 24 nước, vùng lãnh thổ và 16 ngành công nghiệp.
Beeline đã phủ sóng trên địa bàn rộng lớn bao gồm toàn bộ nước Nga, các nước thuộc Liên Xô cũ, Campuchia và Việt Nam... Riêng Tập đoàn Vimpelcom còn sở hữu nhiều công ty đang hoạt động tại Nga, Kazakhstan, Ukraine, Uzbekistan, Tajikistan, Amernia và Gruzia.
Giá cước hấp dẫn
Khi thị trường di động Việt vẫn còn chưa hết dư âm về cuộc đua giảm cước lớn nhất từ trước tới nay của ba nhà khai thác lớn nhất là VinaPhone, MobiFone và Viettel, thì dù chưa chính thức ra mắt song Beeline đã sớm công bố chính sách cước không kém phần “khủng” và được đánh giá là “chịu chơi” của mình.
Sau mấy tháng ra mắt, Beeline vẫn hot với “tuyệt chiêu” Big Zero. Đây là gói cước độc đáo duy nhất, dài hơi với nhiều ưu đãi. Beeline cung cấp cho khách hàng hòa mạng gói cước “Big Zero” miễn phí gọi nội mạng từ phút thứ 2 của cuộc gọi. Thời gian tối đa của cuộc gọi nội mạng trong gói cước này là 20 phút (không giới hạn số cuộc gọi miễn phí). Cước các cuộc gọi trong nước được tính theo từng giây kể từ sau giây thứ 6 (block 6+1) của mỗi cuộc gọi.
Mặc dù cũng dành ưu đãi cho các khách hàng nội mạng của mình, song trong chính sách cước của Beeline lại đặc biệt ở chỗ, các cuộc gọi tới mạng khác cũng không bị phân biệt mà đồng giá cước như gọi nội mạng, chỉ 1.199 VND/phút.
Theo tính toán, với mức cước này, Beeline sẽ là mạng di động có giá cước rẻ nhất trên thị trường. Giá cước gọi ngoại mạng của Beeline thấp hơn giá cước gọi ngoại mạng của các mạng GSM tới 15-30%.
Giá cước tin nhắn của Beeline cũng khá cạnh tranh, đặc biệt các thuê bao khi chuyển vùng quốc tế còn có thể sử dụng dịch vụ của 533 nhà cung cấp trên 200 nước và vùng lãnh thổ...
Các chuyên gia viễn thông cũng phải ngạc nhiên khi gói cước Big Zero thật sự đã gây “shock” cho thị trường chỉ sau 1 tháng ra mắt và đạt 1 triệu thuê bao chỉ sau hơn 2 tháng. Trước đó, VinaPhone phải mất 5 năm để trở thành mạng di động có 1 triệu thuê bao, còn Viettel - “đại gia” lớn nhất của làng di động Việt Nam về số lượng thuê bao - cũng phải mất hơn 1 năm mới đạt được con số này. Beeline đã trở thành nhân vật “hậu sinh khả úy” khi trở thành mạng di động đầu tiên tại Việt Nam đạt mốc 1 triệu thuê bao thực chỉ sau hơn 2 tháng hoạt động.
Hiện tại gói cước Big Zero có điều chỉnh chút ít về cước gọi ngoại mạng, nhưng lại có thêm gói cước Big Zero * không kém phần hấp dẫn được phát triển dựa trên gói cước Big Zero trước đó.
Chiến dịch tiếp cận khách hàng kiểu mới
Beeline đã không tiếp cận khách hàng theo cách truyền thống mà thực hiện theo cách riêng của mình. Cụ thể, nhận thấy phân khúc thị trường dành cho giới trẻ, học sinh, sinh viên vẫn còn rất hấp dẫn, Beeline tập trung vào khai thác phân khúc này với chính sách giá ưu đãi, tiện sử dụng.
Chỉ trong thời gian ngắn tại Việt Nam, Beeline đã sử dụng nhiều quầy hàng di động dọc đường phố để khách hàng khi dừng xe, thậm chí không cần bước xuống xe nhưng vẫn có thể sở hữu đăng ký dịch vụ thuê bao điện thoại di động.
Trong chiến dịch tiếp thị cao điểm, chỉ cách một đoạn đường ngắn thì khách hàng đã thấy ngay thương hiệu Beeline xuất hiện ở khắp mọi nơi, lúc thì đặt tại nhiều bảng hiệu quảng cáo ngoài trời kiên cố, lúc thì phủ căng trên những tấm bạt hiflex lớn đặt tại các công trình thi công nhà cao tầng và tần suất “hình tròn vàng - đen” trên báo chí, truyền hình cũng không ngừng gia tăng.
Điều này giúp nâng cao độ nhận biết thương hiệu của Beeline lên rất nhiều, khẳng định được mình bằng những con số ấn tượng: có hơn 10.000 điểm bán sim, độ nhận biết thương hiệu 80%, TVC được yêu thích nhất trong nhiều tháng liền.
Phải thừa nhận rằng Beeline là gây được ấn tượng tốt về hình ảnh của mình ngay từ trước khi chính thức cung cấp dịch vụ. Chỉ với một thời gian ngắn, Beeline đã nhanh chóng được xã hội biết đến. Và cũng là lần đầu tiên, khách hàng có thể mua sim điện thoại rất dễ khi mà Beeline triển khai hàng loạt các xe đẩy bán sim lưu động. Các điểm bán lẻ sim Beeline cũng mọc lên như nấm. Khách hàng có thể tiếp cận với Beeline ở mọi góc phố, từ quán tạp hoá truyền thống đến các quầy hàng di động. Đó là điều mà tất cả các mạng di động lớn của Việt Nam trước đó chưa làm được.
Bên cạnh đó, tháng 3/2011 Beeline đã chính thức tung ra đầu số vàng 099 của mình. Beeline có cách riêng để khai thác hiệu quả tối đa kho tài nguyên số với dịch vụ đổi số mới, số đẹp không cần thay sim. Beeline tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng thay đổi số mới không cần phải đăng kí thủ tục rườm rà, chỉ cần 1 cú pháp nhắn tin, sim Beeline sẽ tự kích hoạt và chuyển sang một số mới mà không cần phải thay đổi sim (các thông tin cá nhân đều đã được lưu trước đó - PV). Nhu cầu thay số mới do những sở thích hay lý do đặc biệt không còn bị giới hạn, bởi Beeline cho phép thay đổi số điện thoại cho nhau thông qua kho số trên trang web chính của Beeline. Những số điện thoại cũ của khách hàng sẽ được trả lại kho số của Beeline như một hình thức tiết kiệm tài nguyên quốc gia. Trong bối cảnh thị trường sim rác tràn lan, gây lãng phí kho số như hiện nay thì việc áp dụng chương trình này của Beeline đã cho thấy một hướng đi thiết thực.
IV.Chiến lược của doanh nghiệp :
Về chiến lược cạnh tranh: Đi theo chiến lược tập trung
SO: giá cước thấp + thị trường giới trẻ
Mục tiêu: tập trung phát triển lợi thế cạnh tranh về giá của gói cước Big Zero với thị trường giới trẻ (học sinh, sinh viên), và những người có thu nhập thấp. Doanh nghiệp nhỏ mới ra đời, dung lượng mạng thì lớn mà không có khách hàng nào, nếu không miễn phí gọi nội mạng cũng chẳng có doanh thu. Vì thế, miễn phí nội mạng là cách thức duy nhất để cạnh tranh vừa tận dụng được năng lực của mạng, vừa thu hút được khách hàng mà lại không phải bỏ thêm chi phí như khuyến mại.
Đối với không ít người tiêu dùng, các mạng di động mới đang là sự lựa chọn thứ 2 khi mua sim dùng thay thẻ cào: "Giá của Beeline thấp hơn giá của Viettel, MobiFone, VinaPhone là hơn 30%, cộng với việc khuyến mại nhiều hơn 20.000 đồng mỗi sim nên dùng Beeline cực tiết kiệm (sim mới kích hoạt của MobiFone, Viettel, đều có tài khoản ban đầu là 100.000 đồng trong khi của Beeline là 120.000 đồng)".
Trả lời về chiêu miễn phí nội mạng độc chiêu của Beeline, ông Alexey Blyumin - Tổng giám đốc GTEL Mobile (đơn vị kinh doanh mạng di động Beeline tại Việt Nam) nói: "Sự canh tranh của thị trường viễn thông Việt Nam là rất khốc liệt, nhưng tập đoàn VimpelCom, đối tác của GTEL Mobile đã từng phải đối mặt với những thị trường cạnh tranh hơn rất nhiều nhưng chúng tôi vẫn thành công và có được rất nhiều kinh nghiệm từ đó".
Một quan chức của Bộ Thông tin và Truyền thông khi trao đổi với VnExpress.net cũng nhìn nhận các "chiêu" mà Beeline đang làm thực chất các mạng di động khác đã áp dụng từ khi gia nhập thị trường. Trong bối cảnh thị trường đang dần bão hòa thì giá cước vẫn là chiêu bài cạnh tranh hiệu quả và đơn giản nhất.
Theo quy định, Bộ chỉ quản lý giá cước đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế còn Beeline gia nhập thị trường, thị phần quá nhỏ nên chưa bị quản lý về giá. "Quan điểm của chúng tôi là đã cấp phép thì phải để cho doanh nghiệp tồn tại và thị trường tự đào thải. Doanh nghiệp được toàn quyền cạnh tranh nhau miễn là không vi phạm các quy định của luật pháp", ông nói.
WO: vùng phủ sóng hạn chế, mới gia nhập thị trường + thị trường giới trẻ
Một doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường chưa có gì để mất sẽ tập trung vào thị trường giới trẻ, những người có thu nhập thấp ở các tỉnh thành phố lớn để hạn chế việc phủ sóng kém và từng bước gia tăng thị phần. Các doanh nghiệp lớn như Viettel, VNPT với doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng mới dễ bị tổn thương trong cuộc cạnh tranh đại hạ giá. Các doanh nghiệp mới với quy mô nhỏ, đầu tư nhỏ tuy không có gì nhưng lại có mọi thứ để thắng trong cạnh tranh.
Ưu điểm khi thực hiện chiến lược tập trung:
Tạo sức mạnh cho khách hàng vì Beeline là người cung cấp sản phẩm (Big Zero), dịch vụ (đổi số) độc đáo
Tạo rào cản gia nhập với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng muốn gia nhập vào thị trường viễn thông;
Cho phép tiến gần khách hàng và phản ứng kịp thời với nhu cầu thay đổi
Phát triển các năng lực cạnh tranh có thế mạnh
Tuy nhiên cũng cần lưu ý:
Do qui mô nhỏ hoặc phải củng cố vị trí ctranh à chi phí cao
Vị thế ctranh có thể mất đi do thay đổi công nghệ hoặc thị hiếu KH
Rủi ro thay đổi đoạn thị trường tập trung
Cạnh tranh từ các DN khác biệt hóa hoặc chi phí thấp trên diện rộng
Phụ thuộc vào đoạn thị trường duy nhất
Chiến lược tăng trưởng
Bên cạnh chiến lược tập trung để cạnh tranh thì để tăng trưởng Beeline cần hướng tới chiến lược phát triển sảm phẩm.
ST: marketing tốt + thị trường đang bão hòa, các hãng lớn cũng thực hiện chính sách giảm cước.
Khi doanh nghiệp hoạt động trong ngành viễn thông có sự cạnh tranh cao, xu hướng thị trường đang dần bão hòa, công nghệ - kĩ thuật áp dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng thay đổi nhanh chóng, các đối thủ lớn cũng đưa ra các sản phẩm nổi trội với mức giá tường đương, mà doanh nghiệp có ưu thế về marketing thì cần áp dụng chiến lược phát triển sản phẩm. Việc giảm cước sẽ không phải là yếu tố số một để nhà mạng lựa chọn nữa mà quan trong hơn là đa dạng hóa nhiều gói cước để phục vụ nhu cầu khách hàng. Các chuyên gia cho rằng, để tiếp tục khẳng định thương hiệu, giữ vững thị phần, cần phải đầu tư phát triển chiều sâu, cần tập trung hơn cho việc khẳng định thương hiệu bằng chất lượng và các dịch vụ gia tăng nội dung.
Triển khai chiến lược :
1/ Tạo ra những trào lưu mạng mới trong giới trẻ Việt:
Những nghiên cứu thị trường viễn thông cũng chỉ ra, giới trẻ là đối tượng khách hàng dễ thay đổi, nhất là với những sinh viên, học sinh còn phải tính toán chi tiêu hàng tháng. Trong bối cảnh đó, Beeline đã bỏ qua cách tiếp cận khách hàng theo kiểu truyền thống, tìm lối đi riêng khi miếng bánh thị phần của mình đang ngày một thu hẹp. Người đi đường có thể dễ dàng nhận ra các quầy nho nhỏ, thiết kế theo cách đặc trưng Beeline với sọc đen, vàng chủ đạo.
- Cùng với giai điệu trong quảng cáo gói cước Big Zero, chú gà con với câu nói “Có gì hot?”, Beeline đã tạo nên một trào lưu mới trong giới trẻ. “Có gì hot?”- slogan của gói cước Big Zero đã trở nên quá quen thuộc với cuộc sống thường ngày tại Việt Nam. Nó trở thành câu cửa miệng của dân công sở, thành giai điệu yêu thích đến nỗi trẻ em luôn nhún nhẩy, lắc đầu mỗi khi nhìn thấy chú gà ngộ nghĩnh.
Từ cuối tháng 6, dân teen cả nước đã bắt đầu "sốt" khi cơn lốc "sọc vàng đen" liên tục xuất hiện trên khắp mọi nẻo đường. Đầu tiên là một video clip với những chú gà vàng/đen nhảy hop hop cực kool được mọi người truyền cho nhau trên Internet
2/ Khuyến mãi nội mạng lên ngôi :
- Sau khi cơ quan quản lý nhà nước siết chặt hơn những cơn mưa khuyến mại, Beeline cho ra gói cước Big Zero thực sự đã gây shock cho thị trường viễn thông và ngay lập tức tạo ra trào lưu gọi nội mạng. Đây là chính sách nhà mạng di động sẽ khuyến khích thuê bao của mình thực hiện, bởi lẽ khi thực hiện gọi nội mạng, mạng di động này không cần trả thêm bất kì chi phí nào cho đối tác mạng thứ ba (như cuộc gọi ngoại mạng) khi thực hiện cuộc gọi mà lại tận dụng được hết tài nguyên của mạng. Không phải “gánh” chi phí này, khuyến mại nội bộ càng lớn, khách hàng hưởng lợi càng nhiều. Đây cũng là lý do chủ yếu giải thích cho việc “mua sim thay thẻ” để hưởng khuyến mại. Trước quy định của Bộ Thông tin - truyền thông cho phép mỗi người chỉ được sử dụng tối đa 3 sim cho một mạng di động, cho phép người dùng thay đổi số điện thoại cho nhau thông qua kho số của mạng này, cùng với dịch vụ đổi số mới không cần thay sim. Những số điện thoại cũ của khách hàng sẽ được trả về kho số của Beeline như một hình thức tiết kiệm nguồn tài nguyên kho số.
-
3/ Tính khác biệt trong họat động truyền thông :
Hai chú gà con vàng/đen ngộ nghĩnh trẻ trung và vui nhộn xuất hiện nhất quán xuyên suốt trong các hoạt động truyền thông như biểu tượng của mạng đã gây nên một sự thích thú lớn cho giới trẻ, một phân khúc tiêu dùng tăng trưởng cao và hết sức quan trọng đối với các mạng điện thoại di động.
- và mới đây lại cho ra hình tượng mới phục vụ cho gói cước big and kool- hình ảnh chú cá beeline vàng đen hết sức độc đáo và vui nhộn.
4/ Marketing hiện đại thông qua mô hình 7P :
Marketing hiện đại thông qua mô hình 7P với xu hướng nâng cao vị thế của marketing trong quản trị doanh nghiệp và quản trị tổ chức, đã được thể hiện trong trường hợp tung sản phẩm Beeline. a/ Sản phẩm & Giá cả (Product & Price):
- Đây là nhóm chiến lược mang tính nền tảng trong quản trị marketing
mà Beeline đã định hình chiến lược Sản phẩm, từ ý tưởng cho đến khi hình thành một sản phẩm hoàn chỉnh đến tay người tiêu dùng, cùng với chính sách Giá cả hợp lý và được tung ra vào đúng thời điểm. Thị trường viễn thông di động Việt Nam có tiềm năng lớn với dân số hơn 80 triệu người, tỉ lệ dân số trẻ cao, và là một trong những lĩnh vực phát triển nhất trong nền kinh tế hội nhập. Khai thác “lỗ hổng” của thị trường khi người tiêu dùng vẫn chưa được đặt đúng vị trí của “thượng đế” và tâm lý trung thành chưa cao, Beeline đã tung ra sản phẩm hấp dẫn là gói cước Big Zero với “giá trị vô địch!” và “tha hồ nói quên ngày tháng!”, cụ thể là : mức giá 0 đồng kể từ phút thứ 2 cho cuộc gọi nội mạng. Đây là thông điệp thuyết phục về lợi ích của sản phẩm vì nó đáp ứng được sự mong đợi của người tiêu dùng một cách rõ ràng, cụ thể không lấp lửng và được hình tượng hóa bằng một số Không khổng lồ.
- Đối với chính sách Giá cả, tất cả các cuộc gọi nội mạng của Beeline sẽ chỉ tính cước phút đầu tiên với giá là 1.199 đồng, mang tính gợi nhớ rất cao, vì 0199 cũng là đầu số của mạng Beeline. Cước tin nhắn của mạng này sẽ là 250 đồng/tin nhắn nội mạng và 350đồng/tin nhắn ngoại mạng và đây chắc chắn là gói cước rẻ nhất trong khối GSM hiện nay, thậm chí, mức cước gọi ngoại mạng của Beeline sẽ thấp hơn 20-30% so với các mạng GSM khác.
b/ Phân phối & Quảng bá (Place & Promotion):
- Đối với chiến lược Phân phối, làm thế nào để bao phủ thị trường và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, cũng như trưng bày hình ảnh và thông điệp sản phẩm,vật phẩm quảng cáo, trang trí quầy kệ…nhằm thu hút sự chú ý và tạo thuận tiện cho khách hàng lựa chọn. Trên phương diện này Beeline đã triển khai thực hiện thành công, góp phần đẩy mạnh độ nhận biết gói cước và thương hiệu. Mạng lưới phân phối của Beeline đã có tới hơn 3.000 điểm bán lẻ sim và thẻ cào, bao gồm cả các kênh phân phối truyền thống và các kênh phân phối mới tại thị trường Việt Nam là các quầy bán hàng di động được thiết kế đặc biệt theo chuẩn Beeline quốc tế . Nếu trước kia, để mua được một chiếc sim khách hàng phải đến các cửa hàng thì lần đầu tiên tại Việt Nam, một mạng di động có một kênh bán hàng đặc biệt đó là sử dụng quầy hàng di động. Chỉ cần mấy bước chân khách hàng đã sở hữu một số điện thoại mới. Trong thực tế, quầy hàng lưu động của Beeline đã trở thành một điển hình tiếp thị mới trong thị trường viễn thông. Điều này cũng lý giải cho mức độ nhận biết thương hiệu của Beeline đã lên tới 80% trong chiến dịch marketing tung sản phẩm. Điều thú vị ở đây là các điểm bán hàng lưu động Beeline với thiết kế bắt mắt được đặt trên các đường phố lớn, rất dễ dàng tiếp cận đối tượng mục tiêu và đây cũng là nét mới lạ, sáng tạo trong hoạt động marketing ở Việt Nam.
- Quảng bá hay truyền thông nhằm mục đích đối thoại ra bên ngoài cho người tiêu dùng, thị trường và cộng đồng nhận biết và cảm nhận được thông điệp chủ đạo của thương hiệu một cách tốt nhất, nhưng đây cũng là hoạt động tốn nhiều chi phí nhất! Thương hiệu mạng di động Beeline thể hiện tính tích hợp và đồng bộ cao với chiến dịch truyền thông tạo ra hiệu ứn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH028.docx