Đề tài Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp huyện

 

MỤC LỤC

Trang

 

I. MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu 1

II. NỘI DUNG 1

2.1 Tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước cấp huyện 1

2.1.1 Bản chất của Trạm khuyến nông huyện 1

2.1.2 Nhiệm vụ của trạm khuyến nông 2

2.1.3 Tổ chức trạm khuyến nông 2

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp huyện 3

2.2.1 Trưởng trạm 3

2.2.2 Trạm phó 3

2.2.3 Cán bộ khuyến nông 4

2.3 Những thuận lợi và khó khăn và giải pháp đối với cán bộ khuyến nông 6

2.3.1 Thuận lợi 6

2.3.2 Khó khăn 6

2.3.3 Giải pháp 7

III. KẾT LUẬN 7

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13894 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp huyện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Mục tiêu của khuyến nông thứ nhất là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường. Thứ hai, là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Thứ ba, là huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia khuyến nông. Để thực hiện được những mục tiêu trên cần sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, các cơ quan và tổ chức Khuyến nông; sự nỗ lực của hàng chục triệu nông dân và đóng góp to lớn của tất cả đội ngũ cán bộ Khuyến nông trên cả nước. Ở cấp huyện (huyện, quận và thị xã, thành phố có sản xuất nông nghiệp thuộc cấp tỉnh) có trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, điều kiện quan trọng và không thể thiếu được trong bất cứ hoạt động khuyến nông nào chính là nguồn nhân lực. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp huyện”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu * Mục tiêu chung: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp huyện. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ khuyến nông cấp huyện trong thời gian tới. * Mục tiêu cụ thể: - Khát quát những vấn đề chung nhất về trạm khuyến nông. - Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp huyện. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của cán bộ khuyến nông cấp huyện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của cán bộ khuyến nông cấp huyện. 1.3 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp: Các thông tin thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như sách, Internet,… * Tổng hợp và phân tích thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích lại để có được thông tin cần thiết cho đề tài. II. NỘI DUNG 2.1 Tổ chức hệ thống khuyến nông nhà nước cấp huyện Cơ quan khuyến nông ở cấp huyện, quận được gọi là Trạm khuyến nông, khuyến ngư, thực thuộc phòng Nông nghiệp & PTNT. Ở một vài tỉnh, trạm khuyến nông trực thuộc Phòng Kinh tế. 2.1.1 Bản chất của Trạm khuyến nông huyện Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trạm khuyến nông huyện được quy định bởi Nghị định 02/2010/NĐ-CP và thông tư Liên bộ để triển khai Nghị định 02/2010/NĐ-CP. Nhìn chung, một Trung tâm khuyến nông huyện có bản chất và chức năng sau: Trạm khuyến nông là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Phòng Nông nghiệp & PTNT, chịu sự lãnh đạo toàn diện của Phòng Nông nghiệp & PTNT; có chức năng thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, khuyến diêm, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện nhằm hướng dẫn, trợ giúp nông dân phát triển nông nghiệp, nông thôn. 2.1.2 Nhiệm vụ của trạm khuyến nông Nhiệm vụ của trạm khuyến nông được quy định theo thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/2010/NĐ-CP. Nhìn chung, trạm khuyến nông huyện có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Tổ chức các hoạt động khuyến nông nhằm phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, môi trường tại địa phương; đưa tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất theo kế hoạch của Trung tâm và của huyện. - Phối hợp với các đơn vị chuyên môn, các hội, đoàn thể địa phương như: Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y, Phòng Kinh tế, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa bàn huyện. - Xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức cho nông dân tham quan, khảo sát, học tập các mô hình sản xuất tiên tiến, đạt hiệu quả cao trong và ngoài huyện. - Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, tổ chức tham quan, học tập điển hình. - Xây dựng câu lạc bộ khuyến nông. - Chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phối hợp tổ chức sản xuất, chuyển giao công nghệ cho nông dân tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong việc tiêu thụ nông sản. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác tháng, quý, năm, hướng dẫn nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ, quản lý theo dõi, đôn đốc nhân viên khuyến nông phường, xã. - Xây dựng, hỗ trợ Câu lạc bộ khuyến nông, Hợp tác xã, tổ hợp sản xuất hoạt động có hiệu quả. - Thông tin, báo cáo kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch khuyến nông, tình hình sản xuất và nguyện vọng của nông dân cho Trung tâm và Ủy ban nhân dân quận, huyện. 2.1.3 Tổ chức trạm khuyến nông Một trạm khuyến nông có trạm trưởng, trạm phó, nhân viên kế hoạch-tài chính, các bộ phận phụ trách trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, ngành nghề,… Ở các huyện miền núi có thể còn tổ chức các khuyến nông cụm xã dưới sự điều hành của trạm trưởng Trạm khuyến nông. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy do trạm trưởng Trạm khuyến nông quyết định sau khi được chấp thuận của Phòng Nông nghiệp & PTNT. Biên chế của Trạm được xác định theo nguyên tắc tinh gọn, đảm bảo đủ năng lực chuyên môn để thực hiện chức năng, nhiệm vụ có hiệu quả và do Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong tổng biên chế của trạm. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông cấp huyện 2.2.1 Trưởng trạm - Quản lý và điều hành hoạt động của Trạm theo chế độ thủ trưởng. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phó Giám đốc về lĩnh vực công tác được giao ghi trong chức năng và nhiệm vụ của phòng; có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, tài sản, kinh phí được giao. Phân công công việc cho từng công chức. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác của Trạm; - Gửi đi đào tạo và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ thuật quản lý kinh tế, rèn luyện tay nghề cho khuyến nông, lâm, ngư viên cơ sở; - Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch khuyến nông, lâm, ngư ở huyện; - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động của Trạm, tình hình sản xuất, mùa vụ, dịch bệnh trên địa bàn theo quy định và yêu cầu của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; - Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính được giao cho Trạm theo quy định và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; - Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo các quy định của Nghị định 71/1998/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan: + Chủ trì thực hiện giao ban định kỳ, sơ kết công tác 6 tháng, tổng kết năm, đánh giá việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ cơ quan; + Quản lý cán bộ, công chức về tư tưởng, phẩm chất, đạo đức; sử dụng, đào tạo, thực hiện chính sách , xây dựng đội ngũ công chức có phẩm chất, năng lực; + Thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức hàng năm theo đúng quy định; - Là chủ tài khoản của Trạm; - Phân công các trạm phó chịu trách nhiệm và điều hành một số lĩnh vực công tác; - Có chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng và báo cáo kết quả công việc hàng tháng bằng văn bản cho Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT; khi đi công tác thời gian dài thì uỷ quyền cho trạm phó trực Trạm; - Ký và trình ký những văn bản và dự thảo văn bản thuộc thẩm quyền; - Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện và Trung tâm Khuyến nông - lâm - ngư Tỉnh. 2.2.2 Trạm phó - Là người giúp việc cho trưởng trạm; - Chịu trách nhiệm trước trạm trưởng (cùng trưởng trạm chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT) và trước pháp luật về công tác được phân công; - Trực tiếp giải quyết các công việc và các vấn đề phát sinh do trưởng trạm phân công; - Khi được Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT giao việc trực tiếp, sau khi thực hiện báo cáo lại nội dung và kết quả công việc cho trưởng trạm biết. Trước và sau khi đi họp, đi công tác phải báo cáo với trưởng trạm; - Khi được trưởng trạm uỷ nhiệm trực cơ quan, phó trạm điều hành công việc thuộc phạm vi của trưởng trạm trong thời gian được uỷ nhiệm, sau đó báo cáo kết quả công việc cho trưởng trạm biết; - Ký và trình ký những văn bản thuộc thẩm quyền theo sự phân công của trưởng trạm; phó trạm ký sai  phải chịu trách nhiệm cá nhân trước trưởng trạm, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT. 2.2.3 Cán bộ khuyến nông - Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông trọng điểm theo sự phê duyệt của Phòng Nông nghiệp & PTNT; - Báo cáo định kỳ, báo cáo, đề xuất cho trưởng trạm (hoặc phó trạm) về tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện; - Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường giá cả, các gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản; hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng nhiều hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị, hội thảo, hội thi và các hình thức thông tin tuyên truyền khác; - Thực hiện việc theo dõi, phát hiện, chẩn đoán, xác định bệnh của động vật, thực vật; thông báo kịp thời tình hình dịch bệnh, tham gia đề xuất các chủ trương, biện pháp phòng, chống, ngăn chặn, dập tắt các ổ dịch bệnh trên địa bàn huyện; - Thực hiện tư vấn và cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi phục vụ cho nông dân trên địa bàn huyện; - Tổ chức tham quan, học tập các điển hình sản xuất tiên tiến; xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp cho nông dân, ngư dân; - Xây dựng Câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi hoặc nhóm hộ nông dân, ngư dân cùng sở thích; - Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản. - Hướng dẫn xây dựng mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và nhu cầu của người sản xuất. Tham gia xây dựng các mô hình công nghệ mới, công nghệ cao trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản; thực hiện chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng. - Thực hiện tư vấn và cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực: tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, đầu tư tín dụng, xây dựng dự án, cung cấp vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản theo quy định của pháp luật. Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm sản, thủy sản. - Thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức và không được làm những việc đã bị cấm theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ công chức. Chấp hành sự phân công công tác của lãnh đạo Tram, sau khi hoàn thành công tác được giao, phải báo cáo kết quả với trưởng hoặc phó trạm; - Nghiêm chỉnh chấp hành Quy chế làm việc và những quy định khác của cơ quan. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng; - Căn cứ chương trình công tác của Trạm, mức khoán chi hành chính, mỗi cán bộ xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý, năm. Cán bộ có nhiệm vụ báo cáo kết quả công tác của mình và tình hình kết quả công tác được giao định kỳ 6 tháng và 1 năm bằng văn bản cho trưởng trạm. Bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời; luôn luôn cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, cặp nhật thông tin. Chương trình công tác cá nhân phải thực hiện theo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu điều hành của cấp trên theo thứ tự Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT, trưởng trạm, phó trạm; - Khi đi công tác phải báo cáo chương trình, nội dung công việc sẽ làm và khi  kết thúc phải báo cáo kết quả với trưởng trạm; - Phối hợp chặt chẽ trên tinh thần hợp tác với các cán bộ, công chức trong và ngoài Trạm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; - Thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của mình theo Nghị định 71/1998/NĐ-CP: Những vấn đề cán bộ, công chức phải được biết, tham gia ý kiến và giám sát, kiểm tra: chủ trương, giải pháp để thực hiện nghị quyết, chính sách, pháp luật có liên quan; kế hoạch công tác của Trạm; các biện pháp cải tiến tổ chức, lề lối làm việc, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà; kế hoạch đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ, công chức; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức; nội quy, quy chế; phong trào thi đua, khen thưởng, kỷ luật; - Có quyền trình bày ý kiến, đề xuất những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình, có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên; thẳng thắn tự phê bình và phê bình, có trách nhiệm đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của cơ quan. - Thực hiện các công việc khác khi trưởng, phó trạm giao. * Kiến thức, kỹ năng mà cán bộ khuyến nông cần có Vì người cán bộ khuyến nông làm việc trực tiếp với bà con nông dân - là những người lớn tuổi, trong môi trường xã hội nông thôn. Người cán bộ khuyến nông có nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; tập huấn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Người cán bộ khuyến nông phải nắm vững chủ trương, đường lối, phải có kiến thức khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc với nông dân, trong môi trường xã hội nông thôn thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Do đó, để làm tốt công tác khuyến nông cán bộ khuyến nông cần trang bị kiến thức tổng hợp. Đó là: - Cán bộ khuyến nông cần hiểu sâu một kỹ thuật chuyên ngành đồng thời có kiến thức và hiểu biết các chuyên ngành khác (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thị trường ....) - Kiến thức xã hội và cuộc sống nông thôn, địa phương nơi mình làm việc - Kiến thức về đường lối, quan điểm và chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương - Kiến thức, kỹ năng về tập huấn, đào tạo và hướng dẫn cho người  sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Nhiệm vụ của người làm công tác khuyến nông là vận động, giúp người dân xây dựng kế hoạch, tổ chức sản xuất, đối mặt hàng ngày với những tình huống thực tế và cần đưa ra những khuyến cáo hợp lý để người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nghe và làm theo. Những kỹ năng trên giúp cán bộ khuyến nông có thể đảm nhiệm tốt công việc của mình tại địa phương. Nên ngoài kiến thức, người làm công tác khuyến nông cần có những kỹ năng cơ bản sau: - Kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch hoạt động tại cộng đồng và giúp người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp đạt được hiệu quả cao. - Kỹ năng truyền đạt thông tin: khả năng nói, kỹ năng viết (viết báo cáo, viết tin bài ...) và giao tiếp, ứng xử tốt. - Kỹ năng phân tích, đánh giá các tình huống trong thực tế sản xuất và đời sống, đề xuất giải pháp kịp thời, đưa ra lời khuyên đúng đắn. - Kỹ năng lãnh đạo: tự tin, gương mẫu và có khả năng thuyết phục quần chúng, tiếp cận được với các đối tác, với lãnh đạo địa phương. - Kỹ năng sáng tạo trong điều kiện làm việc độc lập tại địa phương. 2.3 Những thuận lợi và khó khăn và giải pháp đối với cán bộ khuyến nông 2.3.1 Thuận lợi - Cán bộ khuyến nông cấp huyện hoạt động gắn liền với Phòng Nông nghiệp & PTNT tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng chung sức để hoàn thành nhiệm vụ được giao; - Nghị quyết, Quyết định của Bộ Nông nghiệp & PTNT và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của Trạm, từ đó Trạm có phương hướng hoạt động rõ ràng, cụ thể; mọi khó khăn đều được giải quyết nhanh chóng thuận lợi tạo đà cho mọi sự thành công của Trạm; - Trạm khuyến nông được tăng cường biên chế chuyên môn, lực lượng tri thức trẻ phát huy được thế mạnh có tác dụng to lớn đến các phong trào sản xuất gắn với thị trường và đã đạt được những thành tựu nhất định; - Cán bộ khuyến nông không ngừng được tăng cường biên chế, các xã đều có cán bộ khuyến nông trình độ đạt chuẩn theo quy định, đội ngũ cán bộ kỹ thuật phần lớn tốt nghiệp Đại học, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đủ các ngành trong lĩnh vực phát triển nông lâm thủy sản. 2.3.2 Khó khăn - Ở nhiều địa phương hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả không cao do cán bộ khuyến nông có mức lương thấp, kinh phí cho công tác khuyến nông nếu chia đều cho từng mô hình và so sánh với giá trị trượt giá của đồng tiền thì kinh phí cấp cho thực hiện mô hình trình diễn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp không có sự thay đổi so với việc thực hiện 5 năm trước; điều kiện làm việc, sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn; không có điều kiện học hỏi cập nhật kiến thức và khó có cơ hội thăng tiến. Vì vậy, đào tạo nhiều nhưng nguồn nhân lực cho lĩnh vực nông nghiệp ở nhiều huyện vẫn thiếu, và thiếu kéo dài. Phần lớn số người đã qua đào tạo không muốn về làm việc ở tuyến xã, huyện. - Tuy gọi chung là kỹ sư nông nghiệp, nhưng chương trình đào tạo của chúng ta lại theo chuyên ngành hẹp: trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản,… Vì vậy, để thực sự làm tốt công tác khuyến nông ở một xã cần phải có ít nhất ba người có chuyên môn trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Bộ phận khuyến nông cấp huyện lại càng cần nhiều người hơn, với chuyên ngành đa dạng hơn. Như vậy, vấn đề biên chế và kinh phí vốn đã khó khăn lại càng thêm bế tắc. - Khuyến nông công nghệ cao từ trước đến nay chưa được quan tâm đầu tư, mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn cho các trang trại, gia trại. Kinh nghiệm trong triển khai thực hiện thí điểm công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở nhiều địa phương những năm qua cho thấy nếu không đưa được tiến bộ khoa học đến với bà con nông dân thì việc thay đổi nhận thức trong tập quán canh tác sẽ rất khó. 2.3.3 Giải pháp - Nên tính toán lại cách tổ chức mạng lưới khuyến nông theo hướng tinh giản nhưng vẫn đạt hiệu quả cao. Trừ những xã tuyển được kỹ sư, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp (chủ yếu là những người có gia đình tại địa phương, ngoài lương còn có nguồn thu nhập khác), trước mắt nên tập trung đầu tư thật đầy đủ cả nhân lực và phương tiện cần thiết cho tổ chức khuyến nông tuyến huyện và tỉnh, thành. Mỗi cơ sở như vậy có đầy đủ kỹ sư các chuyên ngành và điều kiện làm việc cần thiết. Tập trung ở huyện, cán bộ khuyến nông có điều kiện thường xuyên trao đổi, học hỏi thêm về chuyên môn, kể cả liên hệ với các nhà khoa học ở các viện, trường mỗi khi có những vấn đề mới phát sinh ngoài khả năng giải quyết. Mỗi khi được thông báo sản xuất nông nghiệp ở xã có vấn đề phát sinh như dịch bệnh, bộ phận khuyến nông huyện sẽ lập tức cử cán bộ chuyên môn thích hợp xuống xã tìm hiểu tình hình và đê xuất biện pháp xử lý. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là người phụ trách nông nghiệp ở xã phải theo sát diễn biến thực tế và có mối quan hệ chặt chẽ với khuyến nông huyện. - Xây dựng hệ thống khuyến nông, cần có sự đầu tư thoả đáng. Muốn thay đổi tập quán sản xuât, canh tác lạc hậu của nông dân cần có đội ngũ cán bộ khuyến nông đủ mạnh, đội ngũ này cần được kiện toàn và có cơ chế hỗ trợ thoả đáng từ người làm đến mô hình. III. KẾT LUẬN Khuyến nông có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác khuyến nông được xem là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của nền nông nghiệp. Cán bộ khuyến nông với vai trò là lực lượng chủ công trong đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà con nông dân, chuyển giao các mô hình mới hiệu quả vào sản xuất, thay đổi nâng cao trình độ canh tác cho người nông dân. Đội ngũ cán bộ khuyến nông là những người trực tiếp gần dân, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nông dân, góp phần quan trọng vào việc thay đổi tập quán canh tác của họ. Họ đóng vai trò là lực lượng nòng cốt ở các địa phương khi thực hiện các mô hình sản xuất mới, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Thế nhưng sự quan tâm đãi ngộ dành cho họ trong nhiều năm qua là chưa thoả đáng. Mặt khác, để phát triển nông nghiệp, điều cần thiết là bố trí được một mạng lưới khuyến nông hoạt động hiệu quả từ tỉnh đến xã. Vấn đề là để làm được việc đó cần bao nhiêu người và mong muốn đó có thật khả thi trong tình hình thực tế hiện nay và cả những năm trước mắt. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Kim Chung, 2011, Bài giảng Tổ chức công tác khuyến nông. 2. Đỗ Kinh Chung, 2011, Giáo trình Phương pháp khuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Phân tích hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam, 17/08/2011. 4. Phòng trồng trọt, 17/08/2011. 5. Trạm khuyến nông – lâm – ngư, 14/09/2011. 6. Trạm khuyến nông huyện, 14/09/2011. MỤC LỤC Trang IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_3_tcctkn_464.doc