Đề tài Tìm hiểu chung về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Nội Dung 2

I Giới thiệu vài nét về huyện Lục Nam 2

1 Đặc điểm và các nguồn lực từ yếu tố tự nhiên 3

1.1Điều kiện tự nhiên 3

1.2. Vị trí địa lý 3

1.3. Về địa hình 3

1.4. Khí hậu và thời tiết. 4

2.Tài nguyên 5

2.1 Tài nguyên đất 5

2.2 Tài nguyên nước 6

2.3 Tài nguyên rừng: 7

2.4 Khoảng sản 8

2.5 Tiềm năng về du lịch: 9

II Tình hình kinh tế của Huyện. 10

1 Sản xuất nông nghiệp: 10

2 Sản suất CN- TTCN và dịch vụ: 16

III Dân số và lao động của huyện: 19

1 Quy mô của dân số và lao động Huyện Lục Nam: 19

2 Cơ cấu lao động Huyện Lục Nam: 21

2.1 Cơ cấu lao động phân theo giới tính: 21

2.2 Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế: 22

2.3 Cơ cấu lao động phân theo khu vực sản xuất: 23

2.3 Cơ cấu lao động phân theo trình độ: 23

Kết Luận 25

 

doc26 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu chung về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Hữu Lũng): phía Nam tiếp giáp với tỉnh Hải Dương (huyện Chí Linh) và tỉnh Quảng Ninh ( huyện Đông Triều): phía Tây tiếp giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng: phía Đông tiếp giáp với huyện Sơn Động: phía Đông Bắc tiếp giáp với huyện Lục Ngạn. 1.3. Về địa hình Huyện Lục Nam có 3 dãy núi tạo thành 3 vòng cung từ Đông Bắc đến Đông Nam: phía Đông Bắc có dãy Bảo Đài gồm nhiều đồi núi thấp, đỉnh cao nhất là 284m. Phía Đông có vòng cung Yên tử, đỉnh cao nhất là 779m. Phía Đông Nam có dãy Huyền Đinh gồm nhiều triền núi hình lượn sóng, đỉnh cao nhất là 615m. Đặc điểm trên tạo cho Huyện địa hình lòng chảo, nghiêng dần về phía Tây Nam và địa hình được phân chia thành 3 vùng khác nhau: vùng núi, vùng trung du và vùng chiêm trũng. 1.4. Khí hậu và thời tiết. Khí hậu của Huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23,9Cº. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm khá lớn. Nhiệt độ cao nhất( tháng 6 và 7) đạt 39,1Cº, thấp nhất( tháng 1 và 2) là 16,1Cº. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất và lạnh nhất 13,1Cº. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối của huyện là 41,2Cº và thấp nhất tuyệt đối là 3,5C. Lục Nam có số giờ nắng tương đối cao( khoảng trên 1700 giờ) và phân bố không đều cho các tháng. Theo trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Giang thì các tháng 6 và 7 là những tháng có giờ nắng cao nhất và những tháng 1, 2 là những tháng có giờ nắng thấp nhất. Lượng mưa trung bình hàng năm không lớn ( khoảng 1470mm³), năm cao nhất là 1743mm³, năm thấp nhất là 900mm³ và được chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung vào các tháng từ tháng 6 đến tháng 10, trong đó tháng 8 có lưọng mưa cao nhất nên thường xảy ra úng lụt vào thời gian này. Mùa khô thưòng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa thấp nhất là 3.5mm³, nhiều năm ở tháng 11 và tháng 12 không có mưa. Số ngày mưa bình quân trong năm 110 ngày. Độ ẩm tương đối trung bình trong năm là 84%, cao nhất 88% và thấp nhất đạt 80%. Lục Nam chịu ảnh hưởng của hai loại gió: Gió mùa Đông Bắc xuất hiện vào mùa khô và gió mùa Đông Nam xuất hiện vào mùa mưa. Thỉnh thoảng ở các tháng chuyển tiếp giữa hai mùa còn có mùa Tây Nam. Điều kiện khí hậu của Lục Nam nhìn chung thuận lợi cho hệ sinh thái động thực vật phát triển đa dạng nói chung, trong đó có sản xuất nông lâm nghiệp. Độ ẩm và số giờ nắng trong năm phù hợp cho việc canh tác luân canh, tăng vụ. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn thường tập trung vào các tháng 7 và tháng 8 gây ngập úng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân. 2.Tài nguyên 2.1 Tài nguyên đất Tổng diện tích đất tự nhiên: 59.688 ha Trong đó -Diện tích đất nông nghiệp: 20.061 ha chiếm 33,63% -Diện tích đất lâm nghiệp: 26.337 ha chiếm 44,15%. Trong diện tích đất nông nghiệp có 12.285 ha đất canh tác hàng năm. -Đất đồi núi có 8 loại chủ yếu hình thành do sự phong hoá của đá gốc sa thạch, phiến thạch nên tính chất đất thường có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, đất chua, nghèo chất dinh dưỡng. -Đất lúa nước có 12 loại trong đó có loại chủ yếu là: +Đất có nguồn gốc từ Feralitic bị bạc màu chiếm 5632 ha. Thành phần cơ giới chủ yếu từ thịt nhẹ đến trung bình, đất chua nghèo dinh dưỡng. +Đất có nguồn gốc phù sa chiếm 4.155 ha. Thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ, đất ít chua, độ phì khá nhưng loại này hay bị úng lụt chỉ cấy được một vụ. Tóm lại: Tài nguyên đất của huyện Lục Nam rất phong phú, đa dạng, thích nghi với nhiều loại cây trồng, chủ yếu các loại đất phù sa ít được bồi đắp. Địa hình có độ dốc lớn nên đất bị sói mòn, rửa trôi bạc màu và nghèo dinh dưỡng, cần có biện pháp cải tạo đất, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc để nâng ccao độ phì nhiêu của đất và góp phần cải tạo môi trường. 2.2 Tài nguyên nước -Sông ngòi: Huyện Lục Nam có sông Lục Nam chảy qua, điểm khởi đầu vào huyện từ xã Trường Giang đến điểm ra cuối là xã Đan Hội dài 38 km, lòng sông và tương đối bằng phẳng, mức nước thấp nhất vào mùa khô là 0,7 m; biên động dao động giữa mùa lũ và mùa khô lớn, trung bình trên dưới 7m. -Về suối: Huyện có 4 hệ thống suối lớn gồm: -Hệ thống suối đổ vào sông Còng rồi chảy ra sông Lục Nam tại Bến Bò. -Hệ thống suối chảy qua các xã Đông Hưng đổ ra sông Lục nam tại thôn Cẩm Nang xã Tiên Nha. -Hệ thống các suối chảy qua các xã Đông Phú, Tam Dị đổ ra sông Lục Nam tại thôn Già Khê xã Tiên Hưng -Hệ thống suối chảy qua các xã: Bảo Đài, Chu Điện, Lan Mẫu, Yên Sơn đổ ra sông Lục Nam tại cống Chản, cống Mân xã Yên Sơn Toàn huyện có 90 hồ đập lớn nhỏ với 211 km kênh mương các cấp và 31 trạm bơm các loại phục vụ tưới tiêu cho 4430 ha đất canh tác. Nhìn chung nước mặt chủ yếu sử dụng cho sản xuất nông nghiệp(đạt 50% diện tích đất canh tác). Hệ thống nước ngầm chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng. Khai thác sử dụng chưa nhiều ngoài việc đào khoan giếng lấy nước sinh hoạt. Đáng chú ý là do địa hình có độ dốc lớn, lớp đất mặt bị xói mò, rửa trôi bạc màu rất nghiêm trọng nên thảm thực vật khó phát triển gây trở ngại cho sự thấm giữ nước để bổ sung cho nguồn nước ngầm. 2.3 Tài nguyên rừng: Theo số liệu điều tra đến tháng 6 năm 2006 toàn huyện có 26.337 ha đất lâm nghiệp. -Rừng tự nhiên:14.316 ha Trong đó: +Rừng sản xuất:8.627 ha +Rừng phòng hộ: 5.689 ha -Rừng trồng: 12.007 ha Trong đó: +Rừng sản xuất: 10.913 ha Rừng phòng hộ 1.076 ha -Đất ươm cây trồng: Đến nay đất lâm nghiệp đã giao 25407 ha cho các hộ, các tổ chức kinh tế và các đối tượng khác quản lý. Hiện còn 930 ha chưa giao. Cụ thể: +Rừng tự nhiên đã giao: 113.405 ha cho các hộ, tổ chức kinh tế và các đối tượng quản lý khác. Hiện còn 911 ha chưa giao. +Rừng trồng đã giao: 11.988 ha cho các hộ, tổ chức kinh tế và các đối tượng quản lý. Hiện còn 19 ha chưa giao. +Đất ươm cây giống đã giao: 14 ha cho các hộ và các tổ chức quản lý Tóm lại: 96,47% đất nông nghiệp đã được giao và có chủ sử dụng kết hợp vườn rừng, trang trại đồi rừng, nông lâm kết hợp. Số diện tích này đang được bảo vệ, chăm sóc tốt. 2.4 Khoảng sản Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện Lục Nam không nhiều, một số loại khoáng sản phổ biến có trữ lượng lớn là đất sét để sản xuất gạch ngói, đá xây dựng, đá khối, đá dăm, cát, sỏi, than đá… -Sét là khoáng sản có trữ lượng lớn, chất kượng khá tốt dùng chủ yếu để sản xuất gạch ngói. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho nghề thủ công sản xuất vật liệu xây dựng ở huyện. Sét làm gạch ngói được phân bố khá tập trung ở xã Bảo Đài có trữ lượng 6.117.000m³, khu cầu Sen xã Bảo Đài 16.550.000m³, ngoài ra còn ở các xã: Tam Dị, Đông Phú, CẩmLý… -Đá các loại: Được hình thành từ ba dãy núi Bảo Đài, Yên Tử và Huyền Đinh. Các loại đá thường được dùng làm vật liệu xây dựng cho nền móng các công trình xây dựng, giao thông, kè đê, đắp đập, làm đường. Nguồn khoáng sản này được khai thác tập trung ở các xã ven ba dãy núi trên tại những nơi có điểm lộ đá gốc và tiện đường giao thông. -Cát sỏi: nguồn cát, sỏi được phân bố với trữ lượng lớn dọc theo sông Lục Nam: Cát ở lòng sông thuộc hai xã Cương Sơn, Tiên Hưng có trữ lượng lớn khoảng 360000 m³: ở khu vực Dẫm chùa Bắc Lũng: 216000 m³: làng kép xã Vũ Xá: 180000 m³, cát đồi ở Phương Sơn với trữ lượng 1510000 m³ … Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản rất cần thiết cho ngành xây dựng, được khai thác hầu như quanh năm, nhưng chủ yếu tập trung vào mùa nước cạn. Công việc khai thác được cơ giới hoá nên sản lượng khai thác ngày càng tăng. Cần chú ý khu vực quản lý khai thác, tránh khai thác tuỳ tiện gây hư hại, lụt lún chân đê. - Than đá: Mỏ than có nguồn gốc từ mạch than Đông Triều, điểm lộ khai thác ở khu vực suối nước vàng xã Lục Sơn. Đây là loại than Antraxit có trữ lượng khoảng 800.000 tấn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế nên sản lượng hàng năm không nhiều, chủ yếu sản xuất phục vụ vật liệu xây dựng và làm chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Đánh giá hiệu quả của nguồn tài nguyên, khoáng sản cho thấy: - Nguồn khoáng sản của Lục Nam không phong phú về chủng loại, khoáng sản có giá trị kinh tế như than đá trữ lượng không nhiều nên khó phát triển các ngành công nghiệp dựa vào khoáng sản. - Do đặc điểm về quy mô, phân bố và một số điều kiện khai thác một số khoáng sản làm vật liệu xây dựng hiện có thì trong 10 năm tới chỉ có thể phát triển các cơ sở khai thác với quy mô vừa và nhỏ có tính chất địa phương, phục vụ nhu cầu tại chỗ là chính. - Nguồn cát, sỏi khai thác khá thuận lợi, tuy nhiên do phân bố nhiều ở các vùng đất trũng, gần sông và trong lòng sông dâng cao, chỉ thuận tiện cho các phương tiện vận tải đường thuỷ hoạt động, đưa hàng hoá và sản phẩm khai thác tới nơi tiêu thụ. 2.5 Tiềm năng về du lịch: Lục Nam là huyện miềm núi, rừng nhiệt đới có độ che phủ lớn, đây là điều kiện tốt cho du lịch sinh thái, song do tác động của con người nên cảnh quan đã thay đổi nhiều. Tỷ lệ che phủ rừng là 28% năm 2000 đã đưa được lên 38% năm 2006. Lục Nam có khu du lịch Suối Mỡ ở Nghĩa Phương và Hồ Suối Nứa ở xã Đông Hưng. Trong đó khu du lịch Suối Mỡ được tỉnh Bắc Giang xây dựng dự án khu du lịch và đã riển khai thực hiện dự án. Ngoài ra huyện còn có các di tích văn hoá, lịch sử rất phong phú về thể loại: đình, chùa, miếu, nghè, lăng tẩm, văn bia, với 79 di tích. Trong đó đã được Bộ văn hoá xếp hạng 10 di tích như: Khu Suối Mỡ, Đình Sàn, Chùa Thượng Lâm…Về tín ngưỡng, ngoài phật giáo còn có đạo Thiên chúa giáo với một giáo sứ Đại Lãm với 3 nhà thờ: Thanh Giã, Đại Lãm và Già Khê. Nhìn chung các công trình văn hoá phong phú về số lượng, dáng vẻ đa dạng nhưng quy mô còn nhỏ phần lớn đã xuống cấp do thời gian và chưa được quan tâm tu bổ thường xuyên. II Tình hình kinh tế của Huyện. 1 Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp trong những năm qua có những tiến bộ, nhiều mặt phát triển, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của Huyện. Giai đoạn 2000 – 2006 nhịp độ tăng trưởng bình quân 4,95%/năm. * Sản xuất lương thực: Từ năm 2000 – 2006 sản xuất lương thực tăng cả về: diện tích, năng suất và sản lượng. Trong đó chủ yếu là lúa và ngô. Bảng 1: Tình hình sản xuất lương thực Chỉ tiêu 2000 2006 BQ thời kỳ 2000-2006(%) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Lúa cả năm 15.200 19,7 30.000 15.300 39,3 60.200 0,1 8,0 8,05 Ngô cả năm 82,7 7,8 64,5 762 28,6 2.200 28 15,5 34,5 Sản lương thực có hạt 30.100 62400 8,45 BQ lương thực 180 321 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Qua số các số liệu cho thấy cây lương thực (chủ yếu lúa và ngô) tăng về năng suất và sản lượng do cơ chế chính sách kích cầu về sản xuất và do tiếp thu tiến bộ kỹ thuật. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân 8,45%; lương thực có hạt bình quân đầu người tăng 6,65%. Đảm bảo đủ lương thực cho người và cho chăn nuôi, hàng năm có hàng tấn lương thực được tiêu thụ trên thị trường. *Tình trạng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày. Biểu 2: Tình hình phát triển cây công nghiệp ngắn ngày. Loại cây Năm 2000 Năm 2006 BQ thời kỳ 2000 – 2006 (%) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Lạc 1200 6,9 829 1526 10,0 1526 2,7 4,2 7,05 Đậu tương 763 6,6 505 1452 10,62 1542 7,4 5,4 13,2 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Cây lạc: Diện tích tăng bình quân 2,7%/năm; năng suất tăng 4,2%/năm; sản lượng tăng 7,05%/năm. Cây đậu tương: Diện tích tăng bình quân 7,4%/năm; năng suất tăng 5,4%/năm, sản lượng tăng 13,2%/năm. *Cây lương thực thực phẩm Biểu 3: Tình hình phát triển cây thực phẩm Loại cây Năm 2000 Năm 2006 BQ thời kỳ 2000-2006(%) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) DT (ha) NS (tạ/ha) SL (tấn) Rau các loại 1085 129,4 14040 1100 162,5 17880 +0,23 2,55 2,00 Đậu đỗ 468 2,55 119 196 8,4 164 - 9,2 4,15 3,60 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Diện tích rau các loại tăng bình quân hàng năm 0,23%/năm; năng suất tăng bình quân2,55%/năm; sản lượng tăng bình quân 2,6%/năm. Diện tích đậu đỗ các loại giảm bình quân 9,2%/năm; năng suất tăng bình quân 14,15%; sản lượng tăng bình quân 3,6%/năm. Tóm lại: Cây lạc, cây đậu tương, cây rau các loại đều phát triển cả diện tích, năng suất và sản lượng do giá trị kinh tế cao và được áp dụng những tiến bộ của kỹ thuật. Diện tích cây đậu các giảm nhưng năng suất và sản lượng đều tăng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện và cung cấp một lượng hàng hoá đáng kể cho các địa phương khác. * Cây ăn quả: Bảng 4: Tình hình phát triển cây ăn quả (Đơn vị tính: ha) Năm Tổng số Trong đó Vải Nhãn Dứa Chuối Na Cây khác 2000 640 48 35 33 111 62 351 2004 1.113 190 58 60 200 130 475 2006 7.115 4.490 318 70 150 1484 603 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Từ năm 2000 đến nay diện tích cây ăn quả tăng rất nhanh, trong đó cây vải chiếm tỷ trọng chủ yếu. Một số cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: nhãn, hồng, xoài, na dai,…phát triển mạnh. Lục Nam có 27 xã, thị trấn, cả 27 xã - thị trấn đều có nhiều diện tích cây ăn quả. Do nhu c ầu của thị trường ngày càng phát triển và giá trị kinh tế của cây ăn quả trên đơn vị diện tích cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên hiện tại với sản lượng sản phẩm ngày càng tăng nhưng giá cả không ổn định, bảo quản, chế biến, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. * Chăn nuôi: Bảng số 5: Tình hình phát triển chăn nuôi Đơn vị tính: con TT Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 BQ thời kỳ 2000-2006 (%) 1 Tổng đàn lợn 50.434 59.500 74.813 4,05 2 Tổng đàn trâu 21.599 25.114 23.875 1,00 3 Tổng đàn bò 3796 5.747 7.608 7,2 4 Tổng đàn gia cầm 975.000 1.094.000 1.285.000 2,8 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Ngành chăn nuôi trong những năm qua phát triển nhanh, đàn trâu tăng bình quân 1,00%/năm và có xu hướng giảm dần: đàn lợn tăng bình quân 4,05%/năm; đàn bò tăng bình quân 7,2%/năm; đàn gia cầm tăng bình quân 2,8%/năm. *Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Biểu số 6: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2003 Năm 2005 Giá tr ị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Tổng số 41.847 100,00 246.469 100,00 313.367 100,00 Trồng trọt 28.866 68,98 187.357 76,02 227.925 72,73 Chăn nuôi 12.981 31,02 59.112 23,98 85.442 27,27 1- Trồng trọt 28.866 68,98 187.357 76,02 227.925 72,73 Cây lương thực 13.446 32,13 108.950 44,2 119.355 38,09 Cây thực phẩm 2.948 7,04 15.276 6,2 26.014 8,3 Cây CN hàng năm 11.420 27,29 24.576 9,97 18.008 5,75 Cây CN lâu năm 138 0,33 2.340 0,95 495 0,16 Cây ăn quả 35 0,08 32.734 13,28 52.953 16,9 Cây khác - - 1.080 0,44 3.500 1,12 Sản phẩm phụ giá trị 879 2,11 2.401 0,98 7.600 2,41 2- Chăn nuôi 12.981 31,02 59.112 23,98 85.442 27,27 Gia súc 8.702 20,79 41.232 16,73 46.466 14,83 Gia cầm 195 0,47 6,417 2,6 23.984 7,65 SP chăn nuôi không qua giết mổ 2.235 5,34 2.352 0,95 4.492 1,43 Sản phẩm phụ 1.464 3,5 6.479 2,63 7.440 2,37 Thuỷ sản 385 0,92 2.632 1,07 3.060 0,99 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Qua số liệu của biểu số 6 cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây. Giá trị trồng trọt năm 2003 chiếm 76,02% giảm xuống còn 72,73% vào năm 2006. Trong đó ngành chăn nuôi năm 2003 chiếm 23,98% đã tăng lên 27,27% vào năm 2006. Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo hướng cây con có giá trị kinh tế cao và theo nhu cầu của thị trường. *Ngành trồng trọt: Cây lương thực ổn định, cây công nghiệp hàng năm và lâu năm giảm dần. Trong khi đó cây ăn quả tăng rất mạnh từ 2003 tới nay. Cây thực phẩm tăng ở những cây có giá trị kinh tế cao. Trong chăn nuôi đàn trâu có xu thế giảm do hiệu quả kinh tế thấp, nhu cầu sức kéo và bãi chăn thả hạn chế. Đàn bò tăng, đàn lợn và đàn gia cầm tăng Biểu số 7: Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 DT (ha) GTSX/ha DT (ha) GTSX/ha DT (ha) GTSX/ha Cây lương thực 17.646,7 0,762 19.828 5,495 20.723 5,76 Cây thực phẩm 1.553 1,898 1.758 6,689 1.225 21,236 Cây công nghiệp hàng năm 1.962,6 5,819 2.490 9,87 2.978 9,947 Cây ăn quả 640 0,055 1.113 29,411 7.115 27,442 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Qua biểu số 7 cho thấy giá trị sản xuất trên 1 ha đều tăng, tăng nhanh là cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Cây lương thực tương đối ổn định. *Sản xuất lâm nghiệp: Toàn huyện có 26.337 ha đất lâm nghiệp; Biểu số 8: Giá trị sản xuất lâm nghiệp Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000 (giá 2000) Năm 2003 (giá 2000) Năm 2006 (giá 2000) Giá trị sản xuất lâmnghiệp 12.881 22.620 8.622 Trồng rừng+ nuôi rừng 3.321 6.665 6.897 Khai thác lâm sản 9.490 16.9655 1.633 Thu nhặt sản phẩm từ rừng 92 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Qua số liệu của biểu 8 cho thấy giá trị sản xuất lâm nghiệp mấy năm gần đây giảm. Nguyên nhân rừng bị đóng cửa nên khai thác lâm sản giảm. Giá trị trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng ngày càng tăng. 2 Sản suất CN- TTCN và dịch vụ: * Sản xuất CN-TTCN: Trên địa bàn huyện không có cơ sở công nghệp lớn nào hoạt động. Chỉ có 1 HTX cơ khí, 1 HTX chế biến gỗ và tổng hợp có khí cùng các hộ tư nhân sản xuất cơ khí nhỏ, sửa chữa, chế biến gỗ; sản xuất vật liệu xây dựng, công cụ lao động. Lao động chuyên nghiêp năm 2003 có 668 lao động, năm 2003 có 923, năm 2006 có 2.436 lao động. Giá trị tổng sản lượng năm 2003 là 9,42 tỷ đồng tăng lên 10,546 tỷ đồng năm 2006. Nhịp độ tăng bình quân là 2,85%/năm Biểu số 9: Giá trị và cơ cấu SXCN-TTCN Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2000(giá 20000) Năm 2003(giá 2000) Năm 2006 (giá 2000) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị tổng sản lượng Trong đó: 6.017 100,00 9.420 100, 00 10.546 100,00 SX thực phẩm đồ uống 1.381 22,95 2.292 24,38 1.370 12,99 SX trang phục may mặc 324 5,38 488 5,19 469 4,45 SX sản phẩm từ phi kim loại 212 35,23 3.764 40,04 4.118 39,05 SX chế biến gỗ 1.265 21,02 2.264 24.9 3.939 37,35 SX sản phẩm từ kim loại 927 15,42 592 6,3 650 6,16 Số liệu thống kê huyện Lục Nam Biểu số 10: Tình hình sản xuất CN – TTCN (Một số sản phẩm chủ yếu) STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2000 Năm 2003 Năm 2006 1 Gạch chỉ 1000V 8.913 12.100 21.830 2 Ngói máy 1000V 334 2.830 2.701 3 Vôi tấn 972 3.500 143 4 Tủ các loại Cái 212 610 633 5 Bàn ghế các loại tấn 267 2.190 6.812 6 Xay sát lương thực tấn 30.500 35.000 26.000 Số liệu thống kê huyện Lục Nam Nhìn chung sản suất CN – TTCN của huyện phát ttriển chậm, chủ yếu là lao động tiểu thủ công nghiệp lạc hậu, đáp ứng một số nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện. *Thương mại dịch vụ: Huyện Lục Nam có 10 trung tâm thương nghiệp, 10 trung tâm vật tư kỹ thuật: các cửa hàng lương thực, hiệu thuốc, vận tải, thú y, thuỷ nông, dịch vụ nông nghiệp… Tổng giá trị năm 2000 đạt 39.555 triệu đồng: năm 2006 đạt 134.029 triệu đồng. Biểu số 11: Tình hình phát triển ngành dịch vụ (Giá cố định 2000) Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2006/2005 (%) Nhịp độ tăng bình quân 2000-2006 Tổng giá trị 39.555 46.235 58.924 74.199 93.522 134.029 143,31 27,6 Dịch vụ điện 2.349 3.189 4.265 5.686 6.108 8.300 135,89 28,7 Nước phục vụ sản xuất 509 616 569 654 713 624 87,64 4,15 Phân bón giống vật tư khác 1.857 2.132 2.369 5.140 5.289 5.321 100,61 23,4 Bưu điện 585 923 1.187 1.497 1.920 2.370 123,44 32,3 Dịch vụ thương mại 15.922 15.100 19.154 20.204 23.640 32.245 135,98 15,05 Vận chuyển hàng hoá, khách hàng 2.835 3.187 4.737 4.499 4.902 5.793 11,18 15,35 Ngân hàng 15.498 28.843 36.520 50.950 79.476 155,99 38,8 Số liệu thống kê của huyện Lục Nam *Tài chính ngân hàng: Nền kinh tế ngày càng ổn định và phát triển, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, sản xuất thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao; đời sống nhân dân được cải thiện, nhân dân phấn khới tin tưởng và tự giác chấp hành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Đơn vị kinh tế quốc doanh hoạt động chưa có hiệu quả; chủ yếu là kinh doanh sản xuất cá thể, nhỏ bé và lạc hậu nên hiệu quả chưa cao. Là một huyện nông nghiệp nên thu ngân sách không đủ chi, hàng năm ngân sách cấp trên phải trợ cấp từ 1 đến 5 tỷ đồng, chiếm từ 30% đến 40% tổng thu ngân sách của huyện. III Dân số và lao động của huyện: 1 Quy mô của dân số và lao động Huyện Lục Nam: Dân số toàn Huyện tính đến ngày 31/12/2006 có 195.620 người; trong đó nữ 99.746 người chiếm 50,99% tổng dân số. Lục Nam có 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó dân tộc kinh chiếm 86,6% và 7 dân tộc ít người chiếm 13,4%. Mật độ dân số trung bình là 328 người/km². Những đơn vị có mật độ dân số cao là: thị trấn Lục Nam 2.087 người/km²; thị trấn Đồi Ngô là 1.269 người/km²; Xã Phương Sơn 816 người/km²; Xã Tiên Hưng 795 người/km²; Xã Bảo Đài 736 người/km² Thực hiện cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình trong những năm qua, huyện Lục Nam đã giảm đáng kể tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 2,17% năm 2000 xuống còn 1,3% năm 2006. Biểu 12: Dân số của Huyện Lục Nam năm 2006 STT Đơn vị xã, thị trấn Tổng số nhân khẩu Nữ % Nữ 1 Lục Sơn 6.632 3.414 51,48 2 Bình Sơn 5.498 2.774 50,45 3 Trường Sơn 5.729 2.831 49,41 4 Vô Tranh 8.101 4.046 49,94 5 Trường Giang 2.573 1.319 51,26 6 Nghĩa Phương 12.918 6.639 51,39 7 Đông Hưng 8.493 4.343 51,14 8 Đông Phú 9.740 4.929 50,61 9 Tam Dị 15.663 7.937 50,67 10 Bảo Sơn 12.130 6.177 50,92 11 Bảo Đài 8.860 4.502 50,81 12 Thanh Lâm 8.677 4.539 52,31 13 Phương Sơn 6.689 3.497 52,28 14 Chu Điện 9.903 5.006 50,55 15 TT Đồi Ngô 5.806 3.005 51,75 16 Tiên Hưng 5.656 2.838 50,18 17 Khám Lạng 5.463 2.779 50,87 18 Lan Mẫu 6.841 3.606 52,71 19 Tiên Nha 3.671 1.873 51,02 20 Cương Sơn 5.500 2.846 51,74 21 TT Lục Nam 3.757 1.902 50,62 22 Huyền Sơn 5.152 2.602 50,51 23 Bắc Lũng 6.675 3.394 50,85 24 Cẩm Lý 7.707 3.881 50,36 25 Yên Sơn 8.985 4.564 50,79 26 Vũ Xá 3.886 2.011 51,75 27 Đan Hội 4.915 2.429 50,70 cộng 195.620 99.746 50,99 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Qua số liệu cho ta thấy nhìn chung tỷ lệ nữ là cao hơn so với tỷ lệ nam giới, chỉ có 2 xã Trường Sơn và Vô Tranh thì nam đông hơn nữ giới. Tuy nhiên chênh lệch giữa nam và nữ không cao. Biểu 14: Lao động của Huyện Lục Nam năm 2006 STT Đơn vị xã, thị trấn Tổng số nhân khẩu Dân số trong độ tuổi lao động 1 Lục Sơn 6.632 3.021 2 Bình Sơn 5.498 2.505 3 Trường Sơn 5.729 2.610 4 Vô Tranh 8.101 3.691 5 Trường Giang 2.573 1.172 6 Nghĩa Phương 12.918 5.885 7 Đông Hưng 8.493 3.869 8 Đông Phú 9.740 4.438 9 Tam Dị 15.663 7.136 10 Bảo Sơn 12.130 5.515 11 Bảo Đài 8.860 4.037 12 Thanh Lâm 8.677 3.953 13 Phương Sơn 6.689 3.048 14 Chu Điện 9.903 4.512 15 TT Đồi Ngô 5.806 2.645 16 Tiên Hưng 5.656 2.577 17 Khám Lạng 5.463 2.488 18 Lan Mẫu 6.841 3.117 19 Tiên Nha 3.671 1.672 20 Cương Sơn 5.500 2.506 21 TT Lục Nam 3.757 1.712 22 Huyền Sơn 5.152 2.347 23 Bắc Lũng 6.675 3.041 24 Cẩm Lý 7.707 3.511 25 Yên Sơn 8.985 4.094 26 Vũ Xá 3.886 1.770 27 Đan Hội 4.915 2.239 cộng 195.620 89.110 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam 2 Cơ cấu lao động Huyện Lục Nam: 2.1 Cơ cấu lao động phân theo giới tính: Theo số liệu thống kê tổng số người trong độ tuổi lao động là 89.110 người (năm 2006); trong đó nữ 45.300 người, chiếm 50,84% tổng số người trong độ tuổi lao động. Biểu 15: Cơ cấu lao động phân theo giới tính STT Đơn vị xã, thị trấn Dân số trongđộ tuổi lao động Nữ % Nữ 1 Lục Sơn 3.021 1.547 51,21 2 Bình Sơn 2.505 1.254 50,06 3 Trường Sơn 2.610 1.290 49,42 4 Vô Tranh 3.691 1.844 49,96 5 Trường Giang 1.172 602 51,36 6 Nghĩa Phương 5.885 3.025 51,4 7 Đông Hưng 3.869 1.980 51,18 8 Đông Phú 4.438 2.110 47,54 9 Tam Dị 7.136 3.616 50,67 10 Bảo Sơn 5.514 2.816 50,07 11 Bảo Đài 4.037 2.051 50,81 12 Thanh Lâm 3.953 2.068 52,31 13 Phương Sơn 3.048 1.594 52,29 14 Chu Điện 4.512 2.281 50,55 15 TT Đồi Ngô 2.645 1.370 51,79 16 Tiên Hưng 2.577 1.293 50,17 17 Khám Lạng 2.488 1.266 50,88 18 Lan Mẫu 3.117 1.643 52,71 19 Tiên Nha 1.672 853 51,02 20 Cương Sơn 2.506 1.298 51,79 21 TT Lục Nam 1.712 867 50,64 22 Huyền Sơn 2.347 1.185 50,49 23 Bắc Lũng 3.041 1.546 50,84 24 Cẩm Lý 3.511 1.768 50,35 25 Yên Sơn 4.094 2.079 50,78 26 Vũ Xá 1.770 918 51,86 27 Đan Hội 2.239 1.136 50,74 89.110 45.300 50,83 Số liệu phòng thống kê huyện Lục Nam Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung lao động nữ chiếm đông hơn lao động nam. Tuy nhiên mức chênh lệch này là không cao. 2.2 Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế: Biểu 16: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Lao động trong độ tuổi 89.110 100,00 Lao động th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTìm hiểu chung về đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lục Nam.doc
Tài liệu liên quan