Đề tài Tìm hiểu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

MỤC LỤC

 Trang

* Lời mở đầu 3

* Chương 1: Cơ sở lý thuyết của quá trình cổ phần hóa 5

I/ Khái niệm về công ty cổ phần

1. Định nghĩa 5

2. Đặc điểm 5

3. Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần

 3.1 Hình thái kinh doanh một chủ 8

 3.2 Hình thái kinh doanh chung vốn 11

 3.3 Hình thái công ty cổ phần 13

 3.4 Cấu trúc quản lý và kiểm soát chung cổ phần 15

II/ Các đặc điểm và các yếu tố tác động tới quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

A/ Các đặc điểm của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

1. Sự cần thiết phải cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 16

2. Thực chất của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 18

3. Các mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 18

4. Các phương pháp cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 19

5. Các bước cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước

 5.1 Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp 20

 5.2 Mệnh giá cổ phiếu và số lượng cổ phần 22

 5.3 Bán cổ phiếu doanh nghiệp được cổ phần hóa 23

 5.4 Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh 24

6. Chính sách đối với cán bộ công nhân viên trước và sau khi cổ phần hóa

 6.1 Lao động và chính sách đối với người lao độngtrong doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa 26

 6.2 Lao động và chính sách đối với người lao động khi doanh nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần 26

B/ Những yếu tố tác động đến quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta

1. Thực trạng của khu vực kinh tế Nhà nước ở nước ta 27

2. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn trong quá trình cổ phần hóa 30

3. Thực trạng cổ phần hóa của doanh nghiệp ô tô khách Quảng Ninh 33

* Chương 2: Các giải pháp đề xuất đối với việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta hiện nay 37

1. Môi trường pháp lý cẩn thiết cho sự ra đời và hoạt động của công ty cổ phần 37

2. Từng bước xây dựng thị trường Chứng khoán và sở giao dịch Chứng khoán 38

3. Thành lập cơ quan Nhà nước có quyền lực để thực hiện chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước 40

* Kết luận 42

* Các tài liệu tham khảo 43

 

 

 

 

 

 

 

doc50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực kinh tế tư nhân. Ở những nước đang phát triển và Đông Âu, các xí nghiệp quốc doanh được gọi là có hiệu quả cũng cần được cân nhắc vì thị trường ở đây có sự sai lệch lớn do giá cả bị điều tiết, không phản ánh đúng tính khan hiếm hay các chi phí cơ hội thực tế. Và những doanh nghiệp này thường có vị trí độc quyền, được Nhà nước bảo hộ và không có sự cạnh tranh với hàng nhập khẩu, mặc dù về quản lý đã được điều hành không có hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước. + Hệ thống kế hoạch hoá và tài chính cứng nhắc không có tính chất thích ứng với cơ chế thị trường vì được quản lý theo hệ thống hành chính từ trên xuống với nhiều cấp trung gian. Nguồn tài chính được sử dụng hoàn toàn theo kế hoạch được duyệt từ đầu năm, không có sự chuyển đổi linh hoạt nhằm sử dụng hợp lý nguồn vốn và cũng không được chuyển sang cho năm sau. Điều này làm cho các kế hoạch tài chính của doanh nghiệp không có động cơ tiết kiệm, vì vậy không hợp lý hoá được sản xuất và giá thành luôn luôn phải cộng nhiều chi phí so với các doanh nghiệp tư nhân + Tính tự chủ trong quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước bị hạn chế vì nhiếu quy chế liên quan đến quyền sở hữu của Nhà nước, do đó gây ra những yếu tố làm cản trở đến hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp. + Tình trạng độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường được pháp luật của Nhà nước củng cố đã đánh mất những động lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này, đưa đến tình trạng xã hội buộc phải chấp nhận tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ do chúng sản xuất ra với chất lượng ít được cải tiến nhưng giá cả ngày càng tăng không hợp lý và nếu không tăng giá thì Nhà nước phải chịu những gánh nặng trợ cấp ngày càng lớn. + Các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập nhờ nguồn vốn của Nhà nước không được phép phá sản và đực trợ cấp từ ngân sách hoặc được sử dụng các nguồn vốn nội bộ với lãi suất thấp hoặc được ưu tiên tiếp cận với các nguồn tài chính nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp Nhà nước không có các yếu tố kích thích phải nâng cao hiệu quả để tồn tại trong cạnh tranh đối với các doanh nghiệp tư nhân. + Động cơ hoạt động của các doanh ngiệp Nhà nước chỉ nhằm cố gắng tránh né sự thẩm xét của các cơ quan cấp trên trước những sản phẩm và dịch vụ đối với người tiêu dùng cũng như tránh né sự xung đột trong nội bộ, tránh né những sự cải tổ, đổi mới tổ chức quản lý để nâng cao hiệu quả, đảm bảo cho xí nghiệp có điều kiện hoạt động dễ chịu và ổn định. Do đó, mua sắm trang bị ngày càng dư thừa, biên chế ngày càng phình to dẫn đến chi phí quá mức so với nguồn thu. Thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các nước phải tiến hành cổ phần hoá vì các khoản trợ cấp ngày càng lớn cho khu vực kinh tế quốc doanh để đảm bảo Nhà nước kiểm soát giá cả sản phẩm hoặc trang trải các chi phí về giá vốn được duy trì thấp để ổn định sản xuất ở một số ngành. Ngoài ra các khoản trợ cấp trực tiếp còn có khoản gián tiếp bị che giấu như ưu tiên vốn và ngoại tệ để nhập khẩu cho các doanh nghiệp Nhà nước với giá cả không phản ánh được tính khan hiếm của chúng. Kết quả tài chính nghèo nàn của các doanh nghiệp Nhà nước làm tăng sự phụ thuộc của chúng vào ngân sách Nhà nước. Thực tế, các nguồn tài chính có thể được Chính phủ huy động và vay nợ để trang trải thâm hụt ngân sách ngày càng suy giảm đã làm bộc lộ nghiêm trọng sự yếu kém của các doanh nghiệp Nhà nước và điều này đã làm cho việc đánh giá lại vai trò của khu vực kinh tế này ngày càng trở nên cấp bách. Sự thay đổi quan điểm về vai trò điều tiết Nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Đây là nguyên nhân nhận thức dựa trên thực tiễn đã thay đổi về tình hình phát triển kinh tế theo hướng trì trệ và hiệu quả thấp ở hầu hết các nước. Vấn đề đa dạng hoá sở hữu được đặt ra và thực hiện do sự thay đổi nhận thức từ chỗ nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước đến chỗ tôn trọng nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân và vai trò điều tiết của cơ chế thị trường. Đây cũng là một bước phát triển mới về nhận thức đối với nền kinh tế thị trường hỗn hợp, trong đó vai trò Nhà nước được coi như một biến số của sự phát triển kinh tế - nó chỉ có tác dụng thúc đẩy khi sự can thiệp và điều tiết ở mức độ hợp lý dựa trên sự tôn trọng các quy luật thị trường. 2. Thực chất của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước Xét về mặt hình thức, cổ phần hoá là việc nhà nước bán một phần hay toàn bộ giá trị cổ phần của mình cho các đối tượng tổ chức hoặc tư nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý và công nhân của xí nghiệp bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Xét về mặt thực chất, cổ phần hoá chính là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp thành công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra một mô hình doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại. 3. Các mục tiêu cố phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhằm các mục tiêu sau: a) Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. b) Tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần và những người đã góp vốn được làm chủ thực sự; thay đổi phương thức quản lý tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao động, góp phần tăng lượng kinh tế đất nước. 4. Các phương pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. * Bán cổ phần cho công chúng Nhà nước bán toàn bộ hay một phần sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp cho cho công chúng. Việc bán này thường được thực hiện thông qua sở giao dịch chứng khoán hay một tổ chức tài chính trung gian. Việc bán cổ phần hoá cho công chúng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tỷ lệ sinh lợi hấp dẫn; đã có các thông tin, quản lý để thông báo công khai trên thị trường chững khoán; có cơ chế tổ chức để thu hút các nguồn đầu tư trong xã hội. Thông qua việc bán cổ phần cho công chúng cho phép các tầng lớp dân cư rộng rãi có thể mua được cổ phần và phù hợp với mong muồn của Chính phủ khuyến khích việc mở rộng và đa dạng hoá cơ cấu sở hữu trong doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác, biện pháp này cũng làm giảm sự tập trung tài sản kinh tế của các nhóm tư nhân, mở rộng quy mô và chiều sâu của thị trường chứng khoán. * Bán cổ phần cho tư nhân Nhà nước bán một phần hay toàn bộ số cổ phần của doanh nghiệp thuộc sơ hữu một phần hay hoàn toàn của Nhà nước cho một số cá nhân hay một nhóm nhà đầu tư tư nhân thông qua đấu thầu có tính cạnh tranh hay những người mua đã được xác định trước. Các lý do đưa đến việc áp dụng rộng rãi phương pháp cổ phần hoá này bao gồm: 1) Tính linh hoạt của nó trong các điều kiện cụ thể. 2) Tính đơn giản về các yêu cầu pháp lý khi chuyển nhượng. 3) Tốc độ triển khai thực hiện nó nhanh hơn. Mặt khác, do những đặc tính trên, phương pháp này thường được ưu tiên sử dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động yếu kém hay những doanh nghiệp nhà nước cần những người chủ đủ mạnh và có kinh nghiệm về kỹ thuật, tài chính, quản lý và thương mại, hay những doanh nghiệp có quy mô không đáng kể để có thể bán rộng rãi cho công chúng. Phương pháp cổ phần hoá này thường được lựa chon để thực hiện đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Phương pháp này cũng tạo ra sự khuyến khích lớn đối với việc tăng năng xuất lao động, đồng thời, cũng là cách giải quyết vấn đề lao động trong trường hợp doanh nghiệp sắp bị giải thể. Trở ngại chính với áp dụng phương pháp này là thiếu nguồn tài chính và tín dụng bảo đảm việc chuyển giao doanh nghiệp cho cán bộ quản lý và người lao động. Các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tính dụng được nhiều Chính phủ nều ra trong việc bán cổ phần như ưu tiên giảm giá, cho những người mua vay lãi suất thấp và dài hạn... Tuy vậy, sở hữu cổ phần gắn liền với rủi ro, thất bại và những người công nhân dễ dạng chấp nhận giảm tiền công để cơ cấu lại doanh nghiệp nhưng nếu mất cả vốn góp lẫn việc làm trong doanh nghiệp thì họ sẽ trở nên thờ ơ với ý định này của Chính phủ. 5. Các bước cổ phần hoá doanh nghiệp 5.1. Xác định giá trị tài sản doanh nghiệp a) Xác định giá trị tài sản cố định Tài sản cố định phải xác định rõ nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, xác định cho từng tài sản đang dùng, không dùng, chưa dùng, cho thuê, chờ thanh lý. Trong trường hợp doanh nghiệp có tài sản cố định vô hình, như: bằng phát minh, sáng chế, hoặc tài sản vô hình khác cũng được xác định vào tài sản doanh nghiệp. Toàn bộ tài sản cố định sau khi đã kiểm kê và được tính theo giá trên sổ sách, doanh nghiệp căn cứ vào chất lượng còn lại và giá trị hiện hành của từng loại tài sản, giá trị tài sản vô hình để xác định lại giá trị tài sản thực còn. Riêng nhà cửa, vật kiến trúc, căn cứ vào biểu giá hiện hành của địa phương, nơi doanh nghiệp đóng trụ sở để xác định lại giá trị. Đất đai đang sử dụng: Không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp, Nhà nước cho phép các doanh nghiệp và công ty cổ phần sử dụng đất theo thời hạn nhất định. Công ty cổ phần phải nộp tiền thuê đất hàng năm, thực hiện theo luật đất đai và các quy định khác của Nhà nước về sử dụng đất. Trước khi giao cho công ty cổ phần sử dụng, doanh nghiệp Nhà nước đã nộp một số khoản, như: tiền đền bù, tiền san lấp mặt bằng, khoản tiền này được tính vào giá trị doanh nghiệp. b) Xác địnhu giá trị tài sản lưu động. Bao gồm: vốn bằng tiền, vật tư, hàng hoá (căn cứ vào kiểm kê thực tế và giá trị đã được đinh giá lại theo thời giá hiện hành); các khoản phải thu, giá trị tài sản lưu động khác (Khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược, ngắn hạn...) Tổng hợp giá trị tài sản lưu động của doanh nghiệp được xác định như sau: Giá trị tài TSCĐ thực tế vốn = bằng tiền Giátrị VTHH + Sau khi đánh giá lại Các + khoản phải thu Nợ - khó đòi Giá + trị TSLĐ khác c) Giá trị XDCB dở dang. Đối với các công trình xây dựng dở dang gẵn liền với các hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, mà công ty cổ phần sau này có nhu cầu xây dựng tiếp, thì cũng định giá như tài sản cố định. d) Giá trị vốn góp liên doanh, liên kết (nếu có). Phần giá trị vốn góp liên doanh phải được xác định, đánh giá lại bằng số thực có, theo mặt bằng giá trị khi thực hiện cổ phần hoá. Vốn góp liên doanh: bằng tiền, vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, mặt bằng đất đai.... e) Xác định nguồn vốn hình thành + Nguồn vốn chủ sở hữu: Các nguồn vốn và quỹ phải xác định rõ nguồn thuộc sở hữu Nhà nước (ngân sách cấp, tự bổ sung), vốn nhận liên doanh và các nguồn thuộc chủ sở hữu khác. + Nợ phải trả: Bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác Sau khi xác định lại giá trị từng loại tài sản và nguồn hình thành, giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức sau: Giá trị DN Sau khi kiểm kê = đánh giá lại Giá trị TSCĐ Giá + trị TSLĐ Giá trị + XDCB dở dang Vốn góp +liên doanh liên kết Nợ phải trả Nợ phải trả - không có chủ trả Các + khoản lỗ Quỹ + PL KT Vốn + nhận LD f) Xác định lợi thế doanh nghiệp. Căn cứ để xác định lợi thế doanh nghiệp là: vị trí địa lý thuận tiện, nhãn mác có uy tín, trình độ quản lý tốt, hiệu quả kinh doanh..., được tính vào giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hoá. Cách tính như sau: Lấy tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân của 3 năm trước khi cổ phần hoá so với lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp cùng loại, trong ngành kinh tế - kỹ thuật, theo phân loại, trong cùng ngành kinh tế quốc dân của Nhà nước. Giá trị lợi thế bằng phần chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hoá nhân với giá trị doanh nghiệp sau khi kiểm kê, đánh giá lại. Giá trị DN = giá trị DN sau khi kiểm kê đánh giá lại (hoặc -) giá trị lợi thế + Chi phí tiến hành cổ phần hoá. 5.2. Mênh gía cổ phiếu và số lượng cổ phần a) Một số khái niệm: - Cổ phần: là phần vốn tối thiểu mà mỗi đổ đông tham gia đầu tư vào công ty cổ phần, giá trị tối thiểu mỗi cổ phần là 50.000 đ. - Cổ đông là pháp nhân hay thể nhân chủ sở hữu cổ phần - Cổ phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ xác nhận sự đầu tư và quyền sở hữu về vốn của chủ sở hữu cổ phần đối với công ty cổ phần. b) Mức mua - Mỗi cổ đông là pháp nhân (các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận) có quyền mua một hoặc nhiều cổ phần ở các doanh nghiệp cổ phần hoá, nhưng mức tối đa không quá 10% giá trị doanh nghiệp. - Mỗi cổ đông là thể nhân - công dân Việt nam từ 18 tuổi trở lên có quyền mua tối đa không quá 5 % giá trị doanh nghiệp. - Mỗi cổ phần của công ty có giá trị như nhau và ghi bằng tiền Việt Nam. Trường hợp mua cổ phần bằng vàng hoặc ngoại tệ, đều được chuyển đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời diểm thu tiền mua cổ phần. c) Cổ phiếu doanh nghiệp bao gồm các loại: cổ phiếu ghi tên (ký danh) và cổ phiếu không ghi tên (vô danh) - Cổ phiếu ghi tên là loại cổ phiếu có ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu, bao gồm: của sáng lập viên, thành viên Hội đồng quản trị, người lao động được Nhà nước cấp không và cho vay tiền mua chịu cổ phiếu. Cổ phiếu của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị không được chuyển nhượng trong suốt thời gian tại chức và sau 2 năm, kể từ ngày thôi giữ chức thành viên Hội đồng quản trị. - Cổ phiếu vô danh là loại cổ phiếu không ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu. Cổ phiếu vô danh được tự do mua bán, chuyển nhượng. Cổ phiếu được Nhà nước cho vay mua chịu được chuyển thành cổ phiếu vô danh khi các cổ đông trả hết nợ. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các loại cổ phiếu (vô danh, ký danh), được thực hiện tại công ty cổ phần, nơi phát hành cổ phiếu và theo các quy định khác của Nhà nước (nếu có) Cổ phiếu Nhà nước cấp cho người lao động không được chuyển nhượng mà chỉ được hưởng cổ tức đến suốt đời. d) Các pháp nhân kinh tế là doanh nghiệp Nhà nước đem vốn mua cổ phần phải được xác nhận của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp. e) Cổ phiếu do Bộ Tài chính quy định mẫu, tổ chức in, quản lý và bán cho công ty cổ phần để phát hành, mọi chứng chỉ không do Bộ Tài chính ấn hành đều không có giá trị. 5.3. Bán cổ phiếu doanh nghiệp được cổ phần hoá. Doanh nghiệp tổ chức bán cổ phần sau khi có quyết định xác nhận của cấp có thẩm quyền về giá trị doanh nghiệp, mức được bán hoặc mức huy động thêm vốn (theo phân cấp tại điểm 1 điều 14, nghị định số 28/CP) thực hiện theo quy định sau đây a) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng liên tiếp nhiều lần (tối thiểu 3 lần) vả niêm yết tại trụ sở công ty về việc cổ phần hoá doanh nghiệp, để các nhà đầu tư trong và ngoài doanh nghiệp hiểu, biết về tình hình cổ phần hoá doanh nghiệp. Nội dung thông báo bao gồm: Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp, khối lượng và tỷ lệ vốn cổ phần doanh nghiệp Nhà nước bán ra, đối tượng và tỷ lệ được mua cổ phần, thời gian bán, tỷ suất doanh lợi trên vốn 3 năm trước và sau khi cổ phần hoá. b) Tổ chức đăng ký danh sách người mua cổ phần và mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước để nộp tiền bán cổ phần. c) Khi thu tiền của các cổ đông đã đăng ký mua cổ phần, doanh nghiệp phải thực hiện đúng chế độ thu nộp tiền mặt. Cuối ngày, doanh nghiệp phải nộp toàn bộ số tiền thu được vào tài khoản mở tại kho bạc Nhà nước, không được dùng số tiền bán cổ phần sai mục đích. 5.4. Ra mắt công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh 1. Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp có sự chứng kiến của Ban Cổ phần hoá tại doanh nghiệp và cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp bàn giao cho Hội đồng quản trị của công ty cổ phần: Lao động, tài sản, tiền vốn theo quyết định giá trị doanh nghiệp; danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ hồ sơ, tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp. Ban cổ phần hoá tại doanh nghiệp bàn giao những công việc còn lại khác (Nếu có) cho Hội đồng quản trị và tự giải thể. 2. Hội đồng quản trị hoàn tất những công việc còn lại: - Xin khắc dấu Công ty cổ phần. Nộp lại con dấu cũ của doanh nghiệp nhà nước chuyển toàn bộ thành công ty cổ phần hoặc con dấu cũ của bộ phận doanh nghiệp nhà nước (nếu có) chuyển thành công ty cổ phần. - Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu nhà nước về tài sản từ doanh nghệp hà nước đã cổ phần hoá sang sở hữu của Công ty cổ phần. - Tổ chức ra mắt Công ty cổ phần, đăng báo theo quy định và công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo bằng văn bản thời điểm hoạt động của Công ty cổ phần theo con dấu mới. 3. Công ty cổ phần có trách nhiệm đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Công ty đóng trụ sở chính. 6. Chính sách đối với cán bộ công nhân viên trước và sau khi cổ phần hoá. 6.1. Lao động và chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá. Khi tiến hành xây dựng phương án cố phần hoá, Ban cổ phần hóa tại doanh nghiệp phối hợp với giám đốc doanh nghiệp lập phương án về lao động và giải quyết chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phương án được lập theo nội dung sau; a) Lập danh sách số lao động hiện có trong doanh nghiệp; Giám đốc doanh nghiệp lập danh sách số lao động hiện có trong doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định tiến hành cổ phần hoá (kể cả số lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm: hợp đồng lao động theo thời vị, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm) 2. Phân loại số lao động theo danh sách trên thành các nhóm sau; a) Số lao động thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bao gồm: - Số lao động thuộc diện nghỉ hưu theo chế độ hưu trí. - Số lao động đang nghỉ theo 4 chế độ bảo hiểm xã hội (ốm đau; thai sản, tai nạn lao động, hay bệnh nghề nghiệp). b) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm cổ phần hoá. c) Số lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần, bao gồm: - Số lao động còn hạn hợp đồng lao động - Số lao động đang nghỉ ba chế độ bảo hiểm xã hội mà hợp đồng lao động còn thời hạn. - Số lao động đang trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. 3. Giải quyết quyền lợi đối với người lao động; a) Đối với người lao động thuộc diện được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì giám đốc doanh nghiệp và cơ quan Bảo hiểm xã hội, nơi doanh nghệp đóng bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi cho người lao động theo quy định hiện hành. b) Đối với các trường hợp thôi việc - Giám đốc doanh nghiệp làm đày đủ thủ tục để cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội theo quy định. - Giám đốc doanh nghiệp giải quyết trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật lao động và Nghi định số 198/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ. c) Đối với người lao động sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần thì giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm theo quy định và chuyển sang danh sách và hồ sơ của người lao động mà doanh nghiệp đang quản lý cho Hội đồng quản trị hoặc giám đốc Công ty cổ phần. d) Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ về bảo hiểm xã hội cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. e) Giám đốc doanh nghiệp và người lao động thanh toán các khoản nợ trước khi chuyển sang công ty cổ phần. 6.2. Lao động và chính sách đối với người lao động khi doanh nghiệp đã chuyển thành công ty cổ phần. 1. Khi doanh nghiệp có quyết định chuyển thành công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị hoặc giám đốc công ty cổ phần có trách nhiệm. a) Tiếp nhận bàn giao số lao động b) Trên cơ sở công ty cổ phần và người lao động tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật thì công ty tiếp tục được cơ quan Bảo hiểm xã hội uỷ quyền thực hiện 3 chế độ bảo hiểm xã hội cho lúc đối tượng quy định . c) Tiếp tục thực hiện những cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể đã được ký kết trước đó cho đến khi hết hạn hoặc thương lượng để thay đổi, bổ sung nội dung của hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc ký kết hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể mới. d) Tiếp tục thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội. đ) Đối với lao động mà công ty cổ phần tuyển dụng mới thì thực hiện theo quy đinh chung của pháp luật. 2. Trường hợp mất việc làm sau 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần thì trợ cấp việc làm và trợ cấp thôi việc được giải quyết như sau: Người lao động được trả trợ cấp mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ quy định tại khoản 1 điều 17 của Bộ luật lao động và các điều 23,24, 25 và 26 Nghị định số 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ. Đối với thời gian mà người lao động đã làm việc trước đó thuộc khu vực Nhà nước nhưng chưa được nhận trợ cấp mất việc, trợ cấp thôi việc thì thời gian đó được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật lao động. Trường hợp, nếu người lao động đã làm việc tại doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 28/CP của Chính phủ thì công ty cổ phần thông báo cho doanh nghiệp cũ (doanh nghiệp được tách một bộ phận để cổ phần hoá) chuyển khoản tiền trợ cập thôi việc cho công ty cổ phần trả cho người lao động. B/ Những yếu tố tác động đến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở nước ta 1. Thực trạng của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta: Ở nước ta, cũng giống như các nước XHCN trước đây thực hiện mô hình kế hoạch hoá tập trung, lấy việc mở rộng và phát triển khu vực kinh tế Nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm mục tiêu cho công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH. Vì vậy, khu vực kinh tế nhà nước đã được phát triển một cách nhanh chóng, rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tuyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó mang lại, trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các doanh nghiệp Nhà nước do cấp địa phương quản lý. Tỷ trọng của kinh tế nhà nước trong tổng sản phẩm xã hội của từng ngành tương ứng hiện nay là: xây dựng 76%; tròng rừng trong lâm nghiệp 35%; nông nghiệp 3%; trong các ngành bưu chính viễn thông, vận tải đường sắt, hàng không chiếm 100%; viễn dương 98%; đường bộ 80%. Trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp: dầu khí, điện, than, khai thác quặng, hầu hết các ngành cơ khí chế tạo, hoá chất cơ bản, xi măng, thuốc lá... kinh tế nhà nước vẫn nắm chủ yếu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tín dụng ngân hàng... hầu hết là do kiểm toán nhà nước nắm giữ. Hàng năm, kinh tế nhà nước vẫn đang là nguồn thu ngân sách chủ yếu của ngân sách nhà nước (khoảng 60k% - 70% tổng thu ngân sách). Tuy nhiên, so với khối lượng vốn đầu tư và khoản trợ cấp ngầm qua tín dụng ưu đãi của ngân hàng, cũng như nếu bóc tách trong đóng góp hiện nay của các doanh nghiệp Nhà nước phần thuế tài nguyên do bán dầu thô, phần khấu hao cơ bản (đây là khoản thu hồi vốn của Nhà nước) và một phần rất lớn thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế gián thu khác đánh vào người tiêu dùng mà Nhà nước thu qua doanh nghiệp thì mức độ đóng góp trên còn chưa tương xứng. Các doanh nghiệp Nhà nước được hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước và do đó, tất cả các hoạt động đều chịu sự kiểm soát và chi phối trực tiếp của Nhà nước. Song cũng giống như nhiều nước trên thế giới. Khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động hết sức kém hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp do cấp địa phương trực tiếp quản lý. Có thể minh hoạ nhận xét này qua một vài chỉ tiêu cụ thể sau đây: + Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm xã hội của khu vực kinh tế Nhà nước cao gấp 1, 5 lần và chi phí để sáng tạo ra một đồng thu nhập quốc dân thường cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân. + Mức tiêu hao vật chất của các doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất cho một giá trị đơn vị tổng sản phẩm xã hội ở nước ta thường cao gấp 1,3 lần so với mức trung bình trên thế giới. Ví dụ, chi phí vật chất của sản phẩm hoá chất bằng 1,88 lần, sản phẩm cơ khí bằng 1,3 - 1,8 lần, phân đoạn bằng 2,35 lần. Mức tiêu hao năng lượng của các doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta cũng cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Ví dụ trong sản xuất giày gấp 1,26 lần, hoá chất cơ bản bằng 1,44 lần, than bằng 1,75 lần, phân đạm 1,83 lần... + Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp nhà nước rất thấp và không ổn định. Trung bình trong khu vực kinh tế nhà nước chỉ có khoảng 15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. 65% số sản phẩm đạt mức độ dưới trung bình để tiêu dùng nội địa; 20% số sản phẩm kém chất lượng. Do đó, hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn và chiếm hơn 10% số vốn lưu động của toàn xã hội. + Hệ số sinh lời của khu vực kinh tế nhà nước rất thấp. Ví dụ, hệ số sinh lời của vốn lưu động tính chung chỉ đạt 7% /năm. trong đó, ngành giao thông vận tải đạt 2%/năm. ngành công nghiệp khoảng 3%/năm, ngành thương nghiệp đạt 22%/năm.... hệ số sinh lời của vốn lưu động đạt 11%/năm, trong đó các ngành tương ứng ở trên đạt 9,4%; 10,6% và 9,5%. + Hiệu quả khai thác vốn đầu tư của khu vực kinh tế nhà nước hết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10009.doc
Tài liệu liên quan