Mục lục. Trang
Tổng quan về nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng. 3
Sơ đồ chung mặt bằng của nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 4
1. Đặc tính chung 5
1.1 Các thiết bị chính và thiết bị phụ của lò hơi 5
1.2 Chu trình gió 9
1.3 Chu trình nhiên liệu 10
2. Các thiết bị chính và thiết bị phụ của Turbine 12
2.1 Turbine 12
2.2 Bình ngưng 14
2.3 Các bơm nước ngưng 16
2.4 Các thiết bị phun của turbine 17
2.5 Các bình gia nhiệt 18
2.5 Bình khử khí 20
2.7 Các bơm nước cấp 21
2.8 Các bình gia nhiệt cao áp 23
3. Máy phát và các hệ thống phụ trợ 24
3.1 Máy phát điện đồng bộ 24
3.2 Tóm tắt các thông số kỹ thuật của máy phát 24
3.3 Thiết kế của máy phát 29
3.4 Thiết bị làm mát bằng Hydro 31
3.5 Rotor 31
3.6 Ổ đỡ cổ trục 32
3.7 Thanh ngang mắc chổi than 33
3.8 Gioăng chèn kín trục 33
3.9 Hệ thống kích từ của máy phát 34
3.10 Hệ thống làm mát máy phát bằng khí Hydro 37
3.11 Hệ thống điều khiển máy phát 41.
4. Quy trình kiểm tra và thử nghiệm các thiết bị kỹ thuật 42
4.1 Kiểm tra nguyên vật liệu 42
4.2 Kiểm tra turbine 42
4.3 Kiểm tra bơm cấp lò hơi 43
4.4 Kiểm tra rò rỉ khí 44
4.5 Kiểm tra hệ thống ống 44
4.6 Kiểm tra máy nghiền 45
4.7 Kiểm tra kết cấu thép 45
4.8 Kiểm tra hàn 46
4.9 Kiểm tra máy 47
4.10 Kiểm tra cuối cùng 48
5. Bộ lọc bụi tĩnh điện 51
5.1 Sơ đồ bộ phận lọc bụi tĩnh điện tại nhà máy 51
5.2 Các yêu cầu khi thiết kế 52
5.3 Vỏ thiết bị lọc bụi tĩnh điện 53
5.4 Phễu và chức năng chia khói 54
5.5 Các cực phóng và cực lắng 55
5.6 Sứ đỡ cực phóng và hệ thống gõ 56
6. Hệ thống điều khiển chung 57
7. Thiết bị dự phòng 58
62 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 4462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu công nghệ nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h gia nhiệt. Các bộ phận cơ bản của các bình gia nhiệt là vỏ và hệ thống ống. Bề mặt trao đổi nhiệt là các đoạn ống hình chữ U được gia công chế tạo từ các ống có đường kính Dn = 16mm và chiều dày thành ống là 1,4 – 2mm. Vật liệu chế tạo ống là thép không gỉ, thép Austenit.
Tất cả các bộ khử quá nhiệt của bình gia nhiệt cao áp số 5 và số 6 đều được thiết kế để có thể ngừng hoạt động và có các thiết bị bảo vệ kích hoạt nhanh, mục đích là để ngừng hệ thống và rẽ nhánh đường nước cấp trong trường hợp mức nước ngưng tăng lên một cách khẩn cấp ở một trong các bình gia nhiệt cao áp. Hơi gia nhiệt của bình gia nhiệt cao áp được lấy từ đường hơi trích của Tuabin.
Hơi vào bình gia nhiệt cao áp số 6 được cấp từ các đường tái nhiệt lạnh với các thông số như sau :
Áp suất tuyệt đối 40,8kgf/cm
Nhiệt độ 328,2
Hơi vào bình gia nhiệt cao áp số 5 được trích từ đường trích số 2 của Tuabin với các thông số như sau :
Áp suất tuyệt đối 17,8 kgf/cm
Nhiệt độ 426,5
Khí ngưng tụ và không ngưng tụ của phần hơi gia nhiệt trong bình gia nhiệt hạ áp được xả từ thân vỏ bình sẽ được thực hiện theo sơ đồ công nghệ đã được chấp nhận. Để bảo vệ bình gia nhiệt cao áp số 5 không bị tăng áp đến mức quá cao sẽ có các van an toàn được lắp để đảm bảo an toàn.
3.MÁY PHÁT VÀ CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ.
3.1.MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ.
Máy phát đồng bộ ba pha kiểu (TBB-320-2T3) được cấp để xản suất điện ở chế độ liên tục và nó được nối trực tiếp với Tuabin hơi. Các yêu cầu của máy phát về nhiệt độ môi trường xung quanh là từ +50C đến +450C và trong môi trường không cháy nổ (khí quyển), nơi không có bụi từ trường, ở độ cao không quá 1000m so với mặt nước biển.
3.2.TÓM TẮT VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA MÁY PHÁT.
Máy phát là máy rotor hình trụ phát điện 3 pha, bao gồm phần cố định (stator) và phần quay(rotor). Stator gồm có lõi và cuộn dây, nó sẽ được nối ra mạch bên ngoài. Rotor có cuộn kích từ được cấp điện 1 chiều.
Năng lượng cơ khí, truyền từ trục của tuabin sang trục rotor của máy phát, sẽ được chuyển thành điện năng bằng điện từ. Dưới ảnh hưởng của dòng điện, dòng từ tính được kích thích ở cuộn dây của rotor. Lực điện động và dòng điện được sản sinh ra ở cuộn dây của stator dưới sự ảnh hưởng của dòng điện từ.
Để loại bỏ tổn thất nhiệt trong các cuộn dây và lõi của stator, cuộn dây của rotor cũng như các tổn thất cơ khí do việc quay rotor, nước cất làm mát sẽ được cấp trực tiếp vào các cuộn dây của stator còn cuộn dây của rotor và lõi của stator sẽ được làm mát bằng khí hydro. Nước cất ở các cuộn dây của stator được các bơm bơm tuần hoàn và nó được làm mát bằng các bộ trao đổi nhiệt, các bộ trao đổi nhiệt này được lắp đặt ở bên ngoài máy phát. Khí hydro làm mát được tuần hoàn ở trong máy phát dưới tác dụng của hai quạt, các quạt này được lắp đặt ở trục của rotor và được làm mát bằng thiết bị làm mát khí được đặt ở đầu cuối của stator.
Việc tuần hoàn của nước ở thiết bị làm mát bằng khí và các bộ trao đổi nhiệt được thực hiện thông qua các bơm mà các bơm này được lắp đặt ở phía bên ngoài máy phát.
Thông số định mức của máy phát (Ứng với áp suất định mức của hydro và nhiệt độ định mức của thiết bị làm mát) như sau:
Tổng điện năng,kVA 356500
Điện năng hiệu nghiệm, kW 303000
Hệ số điện năng 0,85
Điện áp , V 19000
Dòng của stator, A 10830
Dòng của rotor, A 2600
Điện áp rotor ,V 476
Hiệu suất ,% 98,7
Định mức ngắn mạch 0,52
Số pha 3 pha
Kết nối pha Kép
Số lượng các đầu ra của cuộn dây stator 9
Tần số dòng điện, Hz 50
Tốc độ quay của rotor 3000
Hằng số quán tính,s 2,33
Tốc độ quay tới hạn của rotor, 970/2400
Các thông số cơ bản của thiết bị làm mát :
Hydro làm mát :
Áp suất thừa định mức, Mpa 0,4
Sai lệch cho phép, Mpa
Áp suất chấp nhận tối đa, Mpa 0,5
Nhiệt độ định mức làm lạnh , +42
Nhiệt độ tối thiểu làm lạnh, +20
Độ sạch của hydro(không thấp hơn),% 98
Hàm lượng oxy(Không cao hơn),% 1,2
Độ ẩm tương đối ở nhiệt độ định mức(không lớn hơn),% 20
Nước làm mát ở cuộn dây stator :
Trở kháng danh định ở 25,kΩ.cm 200
Độ dẫn ở 25 , 5
Trở kháng xác định tối thiểu được chấp nhận, kΩ.cm 100
pH ở 25 8,5
Sai lệch được chấp nhận
Hàm lượng đồng tối đa có thể chấp nhận được 100
Hàm lượng oxy tối đa có thể chấp nhận được 100
Nhiệt độ định mức của nước cất, +42
Sai lệch có thể chấp nhận được
Áp suất ở đầu ra của cuộn dây,Mpa 0,35
Dòng danh định, m3/h 35
Sai lệch có thể chấp nhận được m3/h
Giới hạn áp suất của dòng danh định, Mpa 0,18
Nước ở các bộ làm mát bằng khí và các bộ trao đổi nhiệt của hệ thống làm mát cuộn dây của stator :
Nhiệt độ định mức của nước cấp, +35
Nhiệt độ tối thiểu, +15
Nước của bộ làm mát bằng khí :
Áp suất tối đa, Mpa 0,4
Dòng định mức đến một bộ làm mát bằng khí, m3/h 150
Áp suất chênh lệch ở dòng định mức, Mpa 0,12
Số lượng bộ làm mát bằng khí, bộ 4
Nước ở các bộ trao đổi nhiệt :
Tỷ lệ dòng danh định đến một bộ trao đổi nhiệt, m3/h 150
Số bộ trao đổi nhiệt, bộ 2
Các thông số kỹ thuật thêm của máy phát :
Lưu lượng dầu vào ổ đỡ của máy phát (không có các gioăng chèn trục), l/phút 250
Áp suất thừa của dầu ở ổ đỡ trục, Mpa 0,08-0,12
Lưu lượng dầu vào gioăng của trục ở cả hai đầu của máy phát,
l/phút 200
Chênh lệch áp suất , Mpa 0,07-0,09
Nhiệt độ dầu tối thiểu ở ổ đỡ và đầu vào của gioăng chèn,
35
Khoảng không khí của máy phát, m3 87
Khoảng không của stator, m3 93
Khoảng không của máy phát cùng với hệ thống hydro,m3 97
Số lượng đầu vào của thiết bị làm mát 2
Yêu cầu cho các thông số của hệ thống kích thích :
Hệ số làm lại của việc cưỡng bức theo mức dòng điện /điện năng liên quan đến các thông số danh định của việc kích từ máy phát, không quá, p.u 2/2,5
Thời gian kích từ cưỡng bức không quá, s 20
Nhiệt độ có thể chấp nhận được,0C :
Cuộn dây của stator 105
Cuộn dây của rotor 115
Thép của stator 105
Nước cất ở đầu ra của cuộn dây stator 85
Vỏ nóng của stator 75
Khí nóng ở đầu ra của khung kẹp chổi than 75
Babit của ổ đỡ 80
Babit của ổ chèn 90
Dầu ở đầu vào của ổ đỡ và gioăng chèn 45
Dầu ở đầu xả từ ổ đỡ và gioăng chèn 65
3.3.THIẾT KẾ CỦA MÁY PHÁT.
Vỏ kín khí của stator được gia công chế tạo như là một phần không thể tháo ra được. Nó bao gồm phần giữa, đây là phần bố trí lõi và cuộn dây và hai đầu cuối. Các bộ phận của cuộn dây và các bộ làm mát bằng khí được bố trí ở các đầu cuối. Các đầu dẫn cuối của cuộn dây được lắp đặt ở phần cuối của vòng trượt, bên trên là các đầu cuối, bên dưới là các đầu cuối kẻ.
Lớp vỏ của stator đủ mạnh để chịu được áp suất bên trong mà không gây ra bất cứ biến dạng nào kể cả trường hợp khí hydro bị nổ. Các phần vỏ bọc đầu ra của stator được kết hợp với các lớp vỏ bọc bên trong, phần mà gắn các màng chắn của quạt. Các nửa của các màng chắn của quạt được lắp đặt ở lớp vỏ bọc bên trong. Các phần của vỏ bọc được bố trí nằm ngang. Tại các lớp vỏ bọc và rotor có các đường đặc biệt mà thông qua các đường này khí làm mát có thể đi vào bất cứ bộ phận nào của rotor. Sự kín khí của các chỗ nối vỏ và lớp bọc bên ngoài có các dây cao su vuông và các dây này đựơc dán vào đáy của các đường rãnh được tạo thành giữa các đầu cuối của vỏ và các phần của lớp vỏ bọc bên ngoài. Các lớp vỏ bọc bên trong về phía vỏ của stator được làm kín bằng các dây cao su. Các cửa được đặt ở phần bên dưới để vào bên trong vỏ mà không phải tháo rời lớp vỏ bọc bên ngoài ra.
Lõi stator được gia công chế tạo từ các tấm thép kỹ thuật điện có chiều dày 0,5mm và đặt dọc theo trục của stator, chúng được chia theo các ống thông gió. Bề mặt của các thanh thép được phủ một lớp sơn cách điện. Các cạnh của lõi stator được hàn vào các vòng ngang của lớp vỏ. Lõi của stator được ép bằng các vòng ép làm bằng thép không nhiễm từ. Khu vực vành răng của các đầu cuối được làm chặt bằng chốt ép, các chốt này được làm bằng thép không nhiễm từ và chúng được lắp đặt ở giữa lõi và các vòng ép.
Các đường rẽ nhánh bằng đồng và các đường rẽ nhánh từ sẽ được láp đặt bên dưới các chốt ép để làm giảm các dòng phát tán điện từ của stator. Có các rãnh ngang ở chỗ các chêm của stator để tạo thành kết nối mềm giữa lõi của stator với vỏ để giảm độ rung của lõi với tần số rung 100Hz xuống vào vỏ và móng.
Cuộn dây của stator là loại 3 pha, hai lớp lót, có các bước ngắn và các dây dẫn hoán vị ở phía đặt sẵn (Transposition elementary conductors). Các cuộn dây được làm chắc lại với nhau và các dây dẫn được cách điện hoàn toàn, chúng được làm chặt lại với nhau bằng các chêm đặc biệt và các gioăng tại các rãnh. Việc bảo ôn cách điện cho các thanh được thực hiện liên tục sử dụng vật liệu bảo ôn cách nhiệt. Nước lọc đi qua các dây dẫn để làm mát cuộn dây. Đầu cuối của dây đồng được hàn kẽm vào các đường cuối của đường cấp nước để hoàn chỉnh các dây dẫn.
Việc làm chắc các đầu cuối cuộn dây được thực hiện bằng cách uốn, buộc lại và sử dụng vật liệu tạo hình. Các thiết bị chỉ báo độ rung được lắp đặt ở các phần làm chắc của các đầu cuối cuộn dây để theo dõi liên tục độ rung.
Việc cấp và xả nước làm mát các cuộn dây stator được thực hiện thông qua các ống góp tròn. Việc kết nối các ống góp với các thanh làm mát của cuộn dây được thực hiện thông qua các vòi nhựa huỳnh quang. Nước làm mát ở phần cuộn dây sẽ đi qua hai thanh và dẫn đến các đầu đấu nối và chúng được nối thành chuỗi.
Các ống xả được dẫn ra bên ngoài từ các điểm bên trên của ống góp để kiểm soát việc nạp nước làm mát vào trong các ống góp cũng như phục vụ việc xả khí từ trong ống góp ra ngoài. Trong qúa trình vận hành các van ở đường ống xả phải được đóng lại với lượng xả ít nhất đê duy trì việc xả khí liên lục từ hệ thống làm mát cuộn dây của stator.
Việc kiểm soát nước làm mát đi qua các thanh của cuộn dây stator được thực hiện thông qua việc đo nhiệt độ bằng các thiết bị cảm ứng nhiệt được lắp ở các cạnh dưới của lõi stator.
3.4.THIẾT BỊ LÀM MÁT BẰNG KHÍ HYDRO.
Để làm mát lõi stator và cuộn dây rotor người ta sử dụng khí hydro. Hệ thống gồm 4 bộ làm mát, các bộ làm mát này được lắp đặt ở vỏ của stator. Các ống áp lực và các ống xả được nối với các bộ làm mát bằng khí từ bên ngoài máy phát. Các đoạn ống nối kiểm tra được cấp để xả khí từ các bộ làm mát bằng khí khi cấp nước và chúng được lắp ở điểm cao nhất của các khoang. Các ống xả cùng với các vòi có khóa được nối với các ống nối của bộ làm mát bằng khí. Trong quá trình hoạt động của máy phát các vòi có khóa này sẽ được mở liên tục và nước sẽ được xả vào các phễu xả.
3.5.ROTOR.
Rotor được chế tạo từ một loại thép rèn đặc biệt có cường độ để có thể chịu được các chế độ vận hành cụ thể của máy phát. Cuộn dây của rotor được chế tạo bằng các dây đồng có các đầu cấp bằng bạc và có hệ thống làm mát trực tiếp bằng hydro theo sơ đồ thông gió với đường khí vào từ khe hở của stator.
Các chêm giữ cuộn dây có các đầu dẫn khí ra và vào, các đầu này trùng với các rãnh bên trong. Phần cách điện cho các lỗ và cuộn dây được thực hiện bằng phương pháp phủ ép trong hợp chất sơn chịu nhiệt. Các vòng trượt có thể làm việc được trong điều kiện nóng để có thể cách nhiệt được phần trục của rotor và được lắp đặt ở đầu ra của ổ đỡ. Các thanh của thiết bị phân phối dòng bố trí ở lỗ trung tâm của rotor được kết nối với cuộn dây và các vòng trượt bằng thanh cái cách nhiệt loại mềm và các vít đặc biệt được làm kín để duy trì sự kín khí của rotor.
Các vòng giữ đầu cuối cuộn dây của rotor giữ các “outhang”, chúng được gia công chế tạo bằng loại thép không nhiễm từ đặc biệt vừa với phần thân và vòng trung tâm. Vòng giữ đầu cuối cuộn dây của rotor sẽ được giữ bằng vòng trượt.
Các đoạn đồng ngắn mạch được đặt chồng lên trên các đầu cuối cuộn dây “outhang” để bảo vệ các bề mặt không bị đảo dòng về phía gần các đầu cuối của rotor.
3.6. Ổ ĐỠ CỔ TRỤC.
Ổ đỡ trục máy phát là loại có chân, nó có các phần chèn hình cầu tự căn chỉnh kiểu tay áo. Hệ thống dầu bôi trơn là theo kiểu cưỡng bức, dầu bôi trơn được cấp dưới áp suất dư của ống dầu áp lực của tuabin đi qua bình dầu bôi trơn khẩn cấp. Bình dầu bôi trơn khẩn cấp được cấp để giảm hỏng hóc cho máy phát trong trường hợp tất cả các nguồn dầu bôi trơn cấp cho máy phát đều ngưng họat động và nó cấp dầu bôi trơn trong trường hợp ngừng máy phát khẩn cấp.
Dầu bôi trơn làm cho máy phát khởi động dễ dàng. Việc đưa thiết bị giám sát nhiệt độ của babít và nhiệt độ dầu bôi trơn do các thiết bị chuyển đổi nhiệt điện trở đảm nhiệm. Việc kiểm tra xả dầu bôi trơn bằng mắt thường được thực hiện qua cửa kính ở nhánh ống xả. Hệ thống có các phần cách ly ổ đỡ khỏi phần móng và các tuyến ống để bảo vệ ổ đỡ.
3.7. THANH NGANG MẮC CHỔI THAN.
Thanh ngang mắc chổi than dùng để phục vụ việc cấp dòng điện kích từ vào các vòng trượt của rotor. Việc tháo bỏ các vướng mắc cho thanh ngang mắc chổi than được thực hiện bằng các loại đòn bẩy được cách điện. Có hai chổi được lắp đặt cách ly với vỏ, chúng nối theo dãy ở vỏ của thanh ngang mắc chổi than để đo trở kháng cuộn dây của rotor và ở đầu vào để bảo vệ việc đóng cuộn dây của rotor.
3.8.GIOĂNG CHÈN KÍN TRỤC.
Gioăng dầu chèn trục kiểu tròn được lắp đặt ở lớp vỏ bên ngoài của máy phát để bảo vệ việc rò rỉ khí hydro qua vỏ stator. Gioăng chèn gồm phần vỏ được gắn vào lớp vỏ bên ngoài của máy phát và nắp chụp tạo thành.
một khoang áp lực với phần chèn hình tròn, lắp đặt cùng với trục chỉ để lại khe nhỏ. Bề mặt bên trong của phần chèn có một lớp vật liệu babít chống ma sát để giảm độ ma sát giữa trục và phần chèn. Phần chèn được treo tự do vào trục. Vít chặn nằm ngang sẽ giữ cho gioăng chèn không bị trượt ra khỏi trục. Trục của rotor không có ảnh hưởng đến sự vận hành của gioăng chèn.
3.4.HỆ THỐNG KÍCH TỪ CỦA MÁY PHÁT.
Hệ thống tự kích thích thyrystor CTC-2Π-530-2900-2.704 được cấp để điều khiển việc kích từ của máy phát với các thông số kích từ tối thiểu như sau: IGenerator rotor= 2600A, Uexcite=476 V.
Hệ thống kích từ thyristor:
Dòng định mức của rotor máy phát 2900A
Điện áp định mức kích từ 530 V
Kích từ lúc ban đầu và chế độ chạy không tải;
Các chế độ vận hành nằm trong hệ thống phát điện, được quy định trong sơ đồ cấp điện của máy phát…
Các thông số kỹ thuật chính của hệ thống kích từ :
Dòng nạp trực tiếp liên tục của hệ thống kích từ, A
2900
Dòng định mức của rotor máy phát, A
2600
Điện áp nạp liên tục của hệ thống kích từ, V
530
Điện áp định mức kích từ của rotor,V
476
Dòng ổn định cực đại cưỡng bức không lớn hơn, A
4160
Điện áp ổn định cực đại cưỡng bức không lớn hơn,V
1270
Thời gian cưỡng bức kích từ không nhiều hơn, s
20
Tỷ lệ cưỡng bức dòng
1,6
Tỷ lệ cưỡng bức điện áp
2,7
Tốc độ vận hành của hệ thống kích từ:
Trong thời gian kích từ, điện áp tăng từ mức danh định lên đến giá trị cực đại và ngược lại, điện áp giảm với mức độ 2% giá trị danh định, không lớn hơn, ms
Thời gian ngừng kích từ, điện áp giảm từ dương cực đại xuống âm cực đại, không nhiều hơn, ms
25
30
Độ chính xác của điện áp của máy phát được điều chỉnh tự động theo điện áp chính ở mức hòa đồng bộ lý tưởng, %
0,5
Hệ thống kích từ đưa ra sản lượng điện năng tối đa ở mức độ sai lệch điện áp máy phát so với điểm đặt, không lớn hơn, %
Dải đo của điểm đặt điện áp máy phát,%
80-110
Điện áp định mức ở hai đầu của cuộn dây thứ cấp của các máy biến áp đo điện áp stator máy phát, V
100
Dòng thứ cấp định mức từ máy biến áp đo dòng stator máy phát, A
5
Dòng định mức cấp điện tự dùng cho nhà máy điện, V
400
Sai lệch về điện thế có thể chấp nhận được, %
OT-20ДO +10
Tần số định mức của dòng điện tự dùng cấp cho nhà máy điện, Hz
50
Sai lệch có thể chấp nhận được của tần số, %
Điện áp định mức của dòng trực tiếp từ ácquy tích điện của nhà máy, V
220
Sai lệch điện áp có thể chấp nhận được, %
OT-20ДO +10
Điện năng tiêu thụ trong giai đoạn kích từ ban đầu thông qua mạch cấp từ mạch tự dùng ngắn hạn với thời gian không quá 10s, KVA
50
Hệ thống kích từ bao gồm :
Máy biến áp kích từ TE (TC3П-630/20B T3)
Bảng kích từ ЩB (ЩB-2П-2900-1250 04)
Các điện trở bảo vệ R (CH-3B T3)
Bảng kích từ bao gồm :
Thyristor TS (TCП-2-3000/1250 04)
Phần điện năng PS
Phần điều khiển và điều chỉnh CR
Hệ thống kích từ là một thiết bị điện phức tạp mà khi hoạt động nó sẽ tiến hành điều khiển kích từ của máy phát ở chế độ vận hành tiêu chuẩn và khẩn cấp.
Các thiết bị của hệ thống kích từ được cấp để hoạt động trong môi trường kín và có thông gió. Môi trường không khí là không gây nổ và không có bụi than. Các thông số vận hành :
Nhiệt độ tiêu chuẩn từ +10C đến +450C
Độ ẩm tương đối : Giá trị trung bình ở 270C là 80% và giá trị cao ở 350C là 100%
Hệ thống chỉnh lưu Thyristor gồm hai kênh điều khiển biến dòng tương tự nhau và mỗi kênh được cấp riêng tất cả các chế độ vận hành của máy phát. Nếu như một bộ chuyển đổi thyristor bị hỏng thì bộ chuyển đổi dự phòng sẽ tự động được kích hoạt. Việc thay thế và sửa chữa bộ chuyển đổi đã bị hỏng sẽ được thực hiện mà không ảnh hưởng đến việc vận hành của máy phát. Các kênh điều khiển được bật lên song song với các dòng được chỉnh lưu. Trong trạng thái ổn định, một kênh sẽ đưa vào vận hành và kênh kia ở chế độ dự phòng. Trong trường hợp dòng vận hành bị gián đoạn thì dòng dự phòng sẽ được tự động đưa vào. Điện áp ở đầu ra của hệ thống chỉnh lưu đặt vào rotor máy phát được thay đối tự động thông qua bộ chỉnh lưu kích từ kỹ thuật số (AVR1 ở kênh 1 và AVR2 ở kênh 2) thay đổi góc điều khiển thyristor.
Bộ chỉnh lưu kích từ tự động được cấp để thực hiện chức năng sau :
Đảm bảo chế độ kích từ ban đầu
Đảm bảo điều chỉnh tự động dòng điện máy phát vào dòng điện chính ở thiết bị đóng điện máy phát.
Giảm phụ tải điện năng chủ động của máy phát
Chuyển đổi khẩn cấp thiết bị chuyển đổi thyristor sang chế độ chuyển đổi
Ngừng máy phát, khi ngừng máy phát thuật toán giảm phụ tải điện năng chủ động và sau khi ngắt máy phát ra khỏi mạch thì bộ chuyển đổi thyristor chuyển sang chế độ chuyển đổi điện
Cấp điện cho hệ thống kích từ được thực hiện bằng hệ thống tự dùng của nhà máy điện và dòng điện được chỉnh lưu thành dòng một chiều. Nguồn điện chính cấp cho bộ chỉnh lưu kích từ tự động được thực hiện từ máy biến áp tự dùng của nhà máy (TL1 đối với kênh 1 và TL2 đối với kênh 2). Hệ thống ácquy cố định được sử dụng như là nguồn cấp điện dự phòng. Nguồn điện dự phòng này sẽ được tự động đưa vào vận hành khi điện năng tự dùng giảm hoặc mất hẳn. Việc kích từ ban đầu cho máy phát được thực hiện bằng thiết bị kích từ ban đầu UE và việc này sẽ thay thế bộ chỉnh lưu dòng điện 400V, 50Hz sang dòng điện một chiều, sau đó được cấp vào cuộn dây của rotor máy phát. Hệ thống kích từ ban đầu sẽ lấy điện từ hệ thống tự dùng của nhà máy. Quá trình kích từ ban đầu kéo dài khoảng 7s và nếu việc kích từ ban đầu không thành công thì hệ thống QEI sẽ được ngắt.
3.10. HỆ THỐNG LÀM MÁT MÁY PHÁT BẰNG KHÍ HYDRO.
Hệ thống này được cấp để cấp khí Hydro, Cácbonđioxit hoặc khí oxy vào máy phát để duy trì áp suất danh định và bổ sung cho lượng hydrogen bị rò rỉ mà việc rò rỉ này là không thể tránh khỏi trong qúa trình vận hành của máy phát cũng như trong quá trình lưu giữ và bảo quản hydro, cacbondioxit, nitơ cần thiết cho việc vận hành an toàn thiết bị.
Hệ thống làm mát hydro được điều khiển từ bảng điều khiển, nó được đặt gần máy phát. Hydro được cấp bằng các tuyến ống từ chỗ dỡ tải cacbon dioxit, từ hệ thống cấp khí theo ống dẫn đến bảng điều khiển khí. Tại đường cấp khí hydro và cấp khí ở bảng điều khiển khí có các đoạn ống liên thông có thể dịch chuyển được để tạo thành các khe hở ở đường ống để ngăn chặn hiện tượng trộn lẫn giữa khí hydro và không khí trong ống.
Khí hydro hoặc không khí từ bảng điều khiển được cấp vào vỏ của máy phát qua ống góp, ống góp này được lắp ở phần bên trên. Cacbondioxit được cấp vào vỏ máy phát thông qua ống góp ở bên dưới.
Ở phần bên dưới của ống góp cacbondioxit có lắp đặt đường ống để xả chất lỏng (nước hoặc dầu) để đề phòng trường hợp chất lỏng đi vào trong vỏ máy phát hoặc vào trong hộp đấu nối mà tín hiệu tương ứng của nó sẽ được phân phối đến phòng điều khiển chính.
Đường ống xả khí hydro và cacbondioxit từ máy phát ra không khí được nối với ống xả mà sau đó ống này sẽ dẫn ra bên ngoài phòng đặt máy phát. Tại mỗi đầu của các đường ống có lắp đặt 2 van cách ly và giữa chúng co lắp đặt các van điều khiển để phục vụ việc lấy mẫu khí cho sự phân tích thành phần hóa học.
Phương pháp làm mát bằng hệ thống làm mát sử dụng khí hydro khô ở lớp vỏ của máy phát được tiến hành như sau. Hệ thống hydro khô bao gồm phần làm lạnh, thiết bị bay hơi và dãn nở do nhiệt. Nguyên tắc làm việc của hệ thống này là làm mát bằng khí hydro tuần hoàn. Khí hydro được làm mát tại thiết bị bay hơi, nơi này các dòng chất làm lạnh đi qua các ống của cuộn dây và khí hydro đi qua phần đáy của thiết bị bay hơi. Dòng hydro đi qua thiết bị bay hơi sẽ được điều khiển bằng van, chế độ vận hành của khối làm lạnh được lựa chọn bằng việc điều chỉnh van dãn nở nhiệt.
Hỗn hợp khí phân tích từ vùng có áp của vỏ máy phát được cấp vào bộ phận tiếp nhận của thiết bị phân tích khí đi qua khoang vận hành và ở đầu ra của bộ phận tiếp nhận được xả ra không khí thông qua ống thông gió đặc biệt, ống này tách biệt khỏi hệ thống thông gió chung.
Việc phát hiện rò rỉ khí hydro ở khoang phân phối, các hộp đấu nối, vỏ gioăng chèn trục, hệ thống nước làm mát cuộn dây của stator sẽ được thực hiện bằng các thiết bị phân tích khí cố định, các thiết bị này được cấp để lấy mẫu liên tục và phân tích hỗn hợp khí. Thiết bị phân tích khí thứ nhất được dùng để phát hiện rò rỉ khí hydro ở vỏ của khoang phân phối. Thiết bị phân tích khí thứ 2 được dùng để kiểm soát sự xuất hiện của khí hydro ở các vỏ của gioăng chèn trục ở bên phía tuabin và phía các vòng trượt. Thiết bị phân tích khí thứ 3 được dùng để phát hiện khí hydro trong nước lọc của hệ thống nước làm mát cuộn dây stator.
Các bộ lọc khí được lắp đặt để bảo vệ cho thiết bị không bị bụi bẩn đi vào trong khoang nhận khí của bộ phận phân tích khí ở phần lấy mẫu khí cho vỏ khoang phân phối điện và hộp đấu nối. Hộp thu, khoang nóng và các bộ lọc được lắp để ngăn ngừa dầu và hơi nước đi vào khoang nhận khí của thiết bị phân tích khí ở phần lấy mẫu từ vỏ chèn trục.
Cuộn dây stator máy phát được làm mát bằng việc cung cấp nước cất cấp vào các ống dẫn của cuộn dây stator bằng mạch kín: bơm - bộ trao đổi nhiệt - bộ lọc - các ống góp áp lực của máy phát - ống dẫn của cuộn dây stator – các ống góp xả của máy phát – bình nước – bơm.
Nước cất nóng được làm mát ở bộ trao đổi nhiệt đến nhiệt độ yêu cầu và lọc qua các bộ lọc cơ khí và lọc từ.
Nước đã được lọc và làm mát đi qua cuộn dây stator sẽ được xả vào bình nước, bình này được cấp để chứa nước lọc của hệ thống. Cũng có hệ thống cấp khí trơ (nitơ) để bảo vệ bề mặt của nước lọc và cũng có hệ thống bổ sung nước lọc tự động cho bình nước này.
Khí nitơ cấp vào bình phải có hàm lượng nitơ không thấp hơn 99,5%. Các gioăng kín khí sẽ được cấp để xả áp suất nitơ từ bình trong trường hợp áp suất tăng lên trên 20kPa. Chúng được cấp để phục vụ việc cấp nước bổ sung liên tục vào bình nước.
Chu trình của tuyến ống ở đầu ra của cuộn dây stator sẽ ngăn cản nước lọc xả ra từ cuộn dây khi ngừng bơm khẩn cấp. Để phát hiện ra khí hydro nằm trong nước lọc ra khỏi máy phát ta có các bẫy khí mà tại đó có gắn thiết bị phân tích khí tự động.
Việc đảm bảo dòng nước lọc được thực hiện thông qua thiết bị đo lưu lượng, các thiết bị cảm ứng được gắn vào miệng lỗ sẽ được lắp ở đầu vào máy phát.
Bơm tự động chuyển đổi sẽ tự động khởi động khi áp suất hệ thống giảm xuống 243kPa theo như áp suất đẩy tới từ áp kế mà áp kế này được lắp ở đầu ra của cuộn dây stator cũng như khi ngừng vận hành bơm. Nếu lưu lượng nước lọc đạt đến giá trị tối thiểu và các bơm tự động chuyển đổi khi áp suất giảm sẽ không hoàn trả lại lưu lượng nước lọc thì máy phát sẽ tự động ngừng.
Để xả khí trong hệ thống khi đưa nước lọc vào thì hệ thống có cung cấp các ống xả khí, chúng được lắp đặt vào các điểm cao nhất của các ống góp xả và ống góp áp lực của máy phát, chúng sẽ dẫn ra ngoài vỏ của stator. Các thiết bị xả khí cũng được lắp đặt ở các bộ trao đổi nhiệt, bộ lọc, bơm.
Vòng tuần hoàn nước làm mát của thiết bị làm mát bằng khí và các bộ trao đổi nhiệt sẽ tạo thành hệ thống nước làm mát cho tổ máy. Việc tuần hoàn nước làm mát sẽ được thực hiện bằng các bơm của thiết bị làm mát bằng khí, có 1 bơm vận hành và 1 bơm dự phòng với áp suất tối đa của hệ thống là 0,4MPa. Nước làm mát để vận hành bơm của thiết bị làm mát bằng khí sẽ được cấp theo 2 luồng song song vào 4 bộ làm mát bằng khí của máy phát, các bộ trao đổi nhiệt của hệ thống làm mát stator, các bộ làm mát dầu máy phát cũng như các thiết bị khác của hệ thống nước làm mát.
3.11.HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN MÁY PHÁT.
Phần cách nhiệt cho cuộn dây và thay đổi nhiệt độ thép của tuabin được thực hiện thông qua cảm biến nhiệt điện trở, nó được lắp đặt ở các khu vực có nhiệt độ cao nhất để đo nhiệt độ của cuộn dây stator giữa các thanh và đo nhiệt độ của thép ở phần đáy của các rãnh.
Nhiệt độ của cổ và phần khí nóng được đo bằng cảm biến nhiệt điện trở được lắp đặt ở các bảng bên ngoài và bên trong vỏ stator.
Nhiệt độ dầu được điều khiển bằng cảm biến nhiệt điện trở, chúng được lắp đặt ở ống nhánh xả của ổ đỡ máy phát và ở ống nhánh c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu công nghệ nhà máy nhiệt điện uông bí mở rộng.doc