Nhằm đáp ứng nhu cầu trái ngon của thị trường, nhiều giống cây ăn trái đã được du nhập vào nước ta, đồng thời qua các Hội thi Cây Giống Tốt do Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Trung tâm Cây ăn quả Long Định cũ) kết hợp với Hội khuyến nông và các Trung tâm Khuyến nông tổ chức đã phát hiện nhiều giống cây ăn trái đặc sản như: sầu riêng hạt lép, nhãn xuồng cơm vàng, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi.
Chính vì giống có chất lượng ngon, nên được thị trường chấp nhận nhanh chóng, điều này làm cho giá cây giống cũng tăng vọt lên, kích thích người dân mạnh dạn đầu tư mua cây giống mới. Tuy nhiên để đáp ứng sớm nhu cầu tiêu dùng về trái cây có chất lượng cao thay vì trồng cây mới mất 3-4 năm mới cho trái với kỹ thuật ghép giống mới trên cây đã có sẵn; chúng ta có trái ngon trên cùng gốc ghép trong khoảng 1 - 1,5 năm.
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu công tác chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng không cạnh tranh được với đường nhập ngoại, dẫn tới tình trạng một số nhà máy đường phải giải thể hoặc phá sản
Có một thực tế đang tồn tại là trình độ sản xuất của bà con nông dân còn ở mức độ thấp, bộc lộ nhất là giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ và cũng chưa kiểm soát nguồn gốc, chưa kiểm soát tốt phân hoá học, phân bón, công tác bảo quản sau thu hoạch, bao bì, nhãn hiệu hàng hoá thương hiệu vẫn chưa đáp ứng theo chuẩn mực yêu cầu của quốc tế trong qua trình hội nhập, quy mô sản xuất bình quân diện tích đất trên một nông hộ còn rất thấp khoảng 0,7ha/hộ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó. Đi đôi với những bất lợi đó là việc giá thành sản xuất vẫn còn cao, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được quan tâm đầy đủ khi đưa sản phẩm ra thị trường
3.2 Thực trạng của công tác chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất
3.2.1 Chuyển giao công nghệ trong trồng trọt
Trồng trọt là bộ phận quan trọng bậc nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam. Do đó nghiên cứu, chuyển giao những công nghệ mới vào sản xuất là yêu cầu hết sức bức thiết. Trong hơn hai thập kỷ qua, công nghệ sinh học đã có những bước tiến nhảy vọt góp phần mang lại những thành tựu to lớn cho loài người. Nhờ công nghệ sinh học hiện đại, các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng được tạo ra với những đặc tính ưu việt đã từng bước khẳng định vị trí trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm và y tế.
Công nghệ sinh học (CNSH) có 3 cấp độ khác nhau: CNSH truyền thống như các hoạt động chế biến thực phẩm (rượu, giấm , sữa chua, dưa chua, cà muối, pho-mát, tương, nước mắm, men bánh mì...), ủ phân, phơi ải đất, diệt khuẩn và ức chế vi sinh vật có hại... CNSH cận đại với việc sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm của công nghệ lên men, công nghệ vi sinh vật (cồn, bia, dung môi hữu cơ, bột ngọt và các acid amin khác, acid citric và các acid hữu cơ khác, chất kháng sinh, nhiều vitamin, các loạin vaccin, kháng độc tố, các kit chẩn đoán bệnh truyền nhiễm, thuốc trừ sâu sinh học, phân bón sinh học...). CNSH hiện đai chỉ mới xuất hiện trong vài thập kỷ gần đây. CNSH hiện đại sử dụng các kỹ thuật trao đổi, sửa chữa, tổ hợp hoặc cải tạo vật chất di truyền ở mức độ phân tử để tạo ra những loại vi sinh vật mới hoặc bắt các sinh vật này tạo ra các protein hay các sản phẩm khác mà vốn dĩ chúng ta không tạo ra được. Một công nghệ quan trọng bậc nhất trong trồng trọt đó là công nghệ cấy chuyển gen
Theo các nhà khoa học, cây chuyển gen có ích lợi tiềm tàng đối với môi trường. Chúng giúp bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên, sinh cảnh và động, thực vật bản địa; góp phần giảm sói mòn đất, cải thiện chất lượng nước, cải thiện rừng và nơi ngụ cư của động vật hoang dại. Thực vật với khả năng tự bảo vệ chống lại côn trùng và cỏ dại có thể giúp giảm liều lượng và nồng độ các thuốc trừ sâu sử dụng. Ở các quốc gia thường xuyên không đủ lương thực để phân phối và giá lương thực ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của đại bộ phận dân chúng thì lợi ích tiềm tàng của cây chuyển gen là không thể phủ nhận. Các loại cây biến đổi gen được trồng phổ biến nhất hiện nay là ngô, đậu tương, cà chua, cải dầu, bông... Nhưng điều quan tâm hơn cả đối với cộng đồng là sản phẩm chế biến từ cây biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không? Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn chưa đi đến kết luận cuối cùng nên pháp luật mỗi nước có những quy định riêng về vấn đề này. Nhưng họ cũng thống nhất rằng, thực phẩm xuất xứ từ cây chuyển gen phải được ghi rõ cụ thể để người tiêu dùng được quyền lựa chọn. Ngày nay, các nhà khoa học đang hướng tới tạo những cây chuyển gen thế hệ thứ hai có đặc điểm tăng giá trị dinh dưỡng hoặc có những tính trạng thích hợp cho công nghiệp chế biến. Lợi ích của những cây trồng này hướng trực tiếp hơn vào người tiêu dùng. Ví dụ: lúa gạo giàu vitamin A và sắt; khoai tây tăng hàm lượng tinh bột; vắc-xin ăn được ở ngô và khoai tây; những giống ngô có thể trồng trong điều kiện nghèo dinh dưỡng; dầu ăn có lợi cho sức khỏe hơn từ đậu nành và cải dầu...
Không phát triển rầm rộ, các nghiên cứu về cây trồng biến đổi gen đã và đang được thực hiện tại một số cơ sở chuyên nghiên cứu về công nghệ sinh học (CNSH) ở nước ta. Các nhà khoa học đã bước đầu thành công trong việc chuyển gen kháng sâu bệnh, pro- vitamin A... vào cây lúa, bắp cải, ngô, đu đủ, cây hoa. Tuy nhiên, những thành công này chỉ dừng lại ở mức độ phòng thí nghiệm. Nhưng các chuyên gia khẳng định, thị trường thực phẩm của Việt Nam đã xuất hiện các cây trồng và sản phẩm biến đổi gen
cây chuyển gen đem lại rất nhiều lợi ích như: tăng sản lượng, cung cấp nhiều hơn thực phẩm cho dân số ngày càng tăng; giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận nông nghiệp; tăng giá trị dinh dưỡng hoặc tính thích hợp cho công nghiệp chế biến thực phẩm; tạo ra các sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
3.2.1.1 Chuyển giao công nghệ trong trồng trọt lúa và hoa màu
* Ứng dụng công nghệ mới để lai tạo các giống cây trồng có khả năng chống chịu sâu bệnh
Trước tình hình sâu bệnh, dịch hại lúa và hoa màu diễn ra ngày càng mạnh và bất thường gây thiệt hại to lớn cho người nông dân, các nhà khoa học đã vào cuộc nghiên cứu công nghệ lai tạo ra các giống lcây trồng mới có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh. Phương pháp hữu hiệu này cho phép các nhà tạo giống mới thu được giống mới nhanh hơn và vượt qua những kỹ thuật tạo giống truyền thống.
Nhìn chung việc ứng dụng cây lúa chuyển gien có những lợi ích rõ rệt sau: cây lúa chuyển gien có khả năng kháng các vi khuẩn gây bệnh, kháng côn trùng phá hoại, chống chịu chất diệt cỏ, sản suất Vitamin A từ đó
- Tăng sản lượng
- Giảm chi phí sản xuất
- Tăng lợi nhuận nông nghiệp
- Cải thiên môi trường
* Ứng sụng công nghệ lai tạo giống cây trồng có chất lượng cao
- Những năm gần đây, sản xuất lúa gạo cũng như hoa màu ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể và đang hướng tới nền sản xuất hàng hóa. Mặt khác do đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nên từ nhu cầu đủ no đã và đang tiến tới nhu cầu ăn ngon. Vì vậy, nhu cầu về gạo đặc sản có chất lượng cao cũng không ngừng tăng. Do đó, một số giống lúa thơm ngon đã được lai tạo và đưa vào sản xuất như: Nàng Hương, Oryza sativa L …….
- Ngoài ra nhiều giống lúa có khả năng chịu hạn, chịu mặn cũng đã được lai tạo để đưa vào sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện khắc nghiệt của một số địa phương như: OM 4498, OM 5930 …….
* Cơ giới hoá trồng trọt
Trước đây, trong quá trình cày cấy, thu hoạch bà con nông dân phải dùng các công cụ thô sơ. Thì nay với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại máy móc đã được đưa vào sản xuất bao gồm:
- Công cụ gieo lúa theo hàng
- Máy gieo lúa theo hàng liên kết với máy kéo 4 bánh
- Máy gặt đập liên hợp
- Máy sấy lúa dùng sấy lúa cho các hộ nông hộ
- Máy cấy lúa MC8-20
- Máy bóc hạt ngô, máy thu hoạch lạc …..
3.2.1.2 Giải pháp phát triển công nghệ trong sản xuất lúa
Để góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất lúa.Ngoài việc hướng dẫn, chỉ đạo nông dân thực hiện tốt hệ thống các biện pháp canh tác. Cần tiếp tục thực hiện dồn điền đổi thửa để tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, thuận lợi cho việc áp dụng công nghệ, cơ giới trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện tốt công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; tăng cường quản lý nhà nước về sản xuất lúa. Trước hết cần ứng dụng có hiệu quả công nghệ cây, con lai; đây là hướng quan trọng để tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trước, trong và sau sản xuất theo hướng đồng bộ, khép kín, giảm đầu tư chi phí, nâng cao hiệu quả của sản xuất. Gắn chặt hơn nữa sản xuất với thị trường. Xây dựng một số mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa. Nghiên cứu quy trình quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên nước, đất và hệ thống các công trình giúp trong việc trồng trọt lúa.
Tất cả các hướng nghiên cứu, ứng dụng trên phải gắn chặt với xây dựng các mô hình trình diễn, các ruộng thí nghiệm và mở các lớp tập huấn, khuyến nông để hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho nông dân; gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng.
3.2.1.3 Ứng dụng công nghệ trong trồng cây ăn quả
Nhằm đáp ứng nhu cầu trái ngon của thị trường, nhiều giống cây ăn trái đã được du nhập vào nước ta, đồng thời qua các Hội thi Cây Giống Tốt do Viện nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (Trung tâm Cây ăn quả Long Định cũ) kết hợp với Hội khuyến nông và các Trung tâm Khuyến nông tổ chức đã phát hiện nhiều giống cây ăn trái đặc sản như: sầu riêng hạt lép, nhãn xuồng cơm vàng, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi...
Chính vì giống có chất lượng ngon, nên được thị trường chấp nhận nhanh chóng, điều này làm cho giá cây giống cũng tăng vọt lên, kích thích người dân mạnh dạn đầu tư mua cây giống mới. Tuy nhiên để đáp ứng sớm nhu cầu tiêu dùng về trái cây có chất lượng cao thay vì trồng cây mới mất 3-4 năm mới cho trái với kỹ thuật ghép giống mới trên cây đã có sẵn; chúng ta có trái ngon trên cùng gốc ghép trong khoảng 1 - 1,5 năm.
Kỹ thuật thay giống này đã được sử dụng phổ biến ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển như: Israel, Australia, Đài Loan. Ở nước ta, trước đây do tập quán của người dân, cũng như do chưa được sự giúp đỡ của Nhà nước về định hướng các giống cây ăn trái. Trên thị trường cây ăn quả hiện nay có quá nhiều giống thương phẩm trên cùng một chủng loại, do đó phẩm chất cũng rất khác nhau. Mặc dù điều này sẽ làm phong phú thêm nguồn gen cây ăn trái ở nước ta, nhưng để sản xuất hàng hóa cây ăn quả, thì chính là một trở ngại, khó khăn cho xuất khẩu và chế biến.
Ví dụ: Chỉ riêng xoài, ta có xoài Cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu, xoài Bưởi, xoàn Thanh Ca, xoài Mật. Để công nghiệp hóa, các giống xoài này nên sớm được rút lại 3-4 giống thôi, trong đó chú ý xoài Cát Hòa Lộc, Cát Chu; bằng cách ghép đọt lên cành non, ghép đoạn già hơn lên cành già của cây xoài Bưởi, xoài Thanh Ca...
Vì vậy ngoài việc trồng cây giống tốt từ cây ghép đạt tiêu chuẩn xuất vườn ươm, thì việc ghép mắt, ghép đọt, ghép đoạn cành non tốt lên trên gốc ghép có sẵn cùng chủng loại rất nên khuyến khích, việc này sẽ làm rút ngắn thời gian cho trái của cây, cây sẽ sớm ra hoa kết trái nhờ bộ rễ đã phát triển trước và đủ mạnh để cung cấp dinh dưỡng cho cây.
3.2.1.4 Giải pháp về phát triển công nghệ trong trồng cây ăn quả
- Đầu tư cho các công trình nghiên cứu nông nghiệp tốt như lai giống, tạo phân bón nhằm cho những công nghệ đạt hiệu quả cao cho trồng trọt
- Tuyên truyền cho nhân dân những kinh nghiệm có từ xưa hay những công nghệ tiên tiến, giúp dân áp dụng nhanh chóng vào trồng trọt.
- Cử những chuyên gia giỏi sang nước ngoài học hỏi kinh nghiệm về áp dụng trong nước
- Thử nghiệm những giống cây trồng mới nhằm tạo ra những giống cây đạt năng suất cao
- Thực hiện tưới tiêu đầy đủ cho cây trồng, hệ thống hoá kênh mương đảm bảo chăm sóc tốt cây.
Sản phẩm trồng trọt c ủa nước ta hiện nay đang ngày một tăng cao về số lượng và chất lượng nhưng để đáp ứng nhu cầu nông sản chất lượng cao trong nước và xuất khẩu chúng ta cần phải có những nghiên cứu mới chú trọng về chất lượng sản phẩm.
3.2.1.5 Công nghệ bảo vệ và chăm sóc cây trồng
* Thuốc bảo vệ thực vật:
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều tác hại, đó là:
Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước.
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng tới các loại chim ăn sâu, vì chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm. Ðiều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc.
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.
Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Ðể hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng mãi nồng độ được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.
Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu.
Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.
* Thuốc trừ sâu sinh học:
Những năm gần đây, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tế to lớn, song việc lạm dụng thuốc đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt nhiều loại động vật có ích, từ đó làm phát sinh nhiều bệnh dịch do sâu hại kháng thuốc và do không còn thiên địch trên đồng ruộng để đảm nhận chức năng tự nhiên là hạn chế sâu hại phát triển thành dịch. Trước thực tế đó, nhu cầu cấp bách là phải nghiên cứu các chế phẩm sinh học có khả năng thay thế, hoặc giảm thiểu thuốc hoá học, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sinh thái không sử dụng hóa chất, duy trì sự cân bằng tự nhiên. Một số chế phẩm thuốc trừ sâu hay được dùng: NPV, Chế phẩm Bt, Chế phẩm M&B, ……
Các nhà khoa học nông nghiệp cho rằng bón kết hợp phân khoáng và phân hữu cơ, đồng thời đầu tư phân bón ở mức kinh tế là chìa khóa để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón.
3.2.2 Chuyển giao công nghệ trong chăn nuôi
3.2.2.1 Thực trạng về chăn nuôi ở Việt Nam
- Về chuồng trại, hầu hết các nông hộ đã chú ý xây dựng và cải tạo chuồng nuôi ở các mức độ khác nhau nhằm cải tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi và điều kiện môi trường ở các mức độ khác nhau (chuồng nuôi cải tiến, chuồng nuôi lồng sàn).
- Về xử lý chất thải, nhóm hộ chăn nuôi quy mô gia trại đã xây hầm biogas hoặc sử dụng ao sinh học trong khi ở nhóm hộ quy mô nhỏ, số hộ không xử lý chất thải còn nhiều.
- Về thức ăn, 100% số hộ sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi, không còn sử dụng nước ao, hồ để làm nước uống cho gia súc.
- Về con giống, ở quy mô gia trại, các hộ thường chăn nuôi khép kín, ở quy mô nhỏ
3.2.2.2 Ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi
* Ứng dụng công nghệ trong lai tao giống
Nhờ chuyển giao công nghệ + áp dụng thành công khoa học kĩ thuật , Việt Nam ta đã có nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn nhiều lần
Lấy ví dụ lai thành công :
27/10/2006 Trung tâm Giống gia súc- gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc đã lai tạo thành công giống bò Braman với giống bò vàng địa phương, cho năng suất và chất lượng cao nhất từ trước tới nay. Đây là giống bò nhập ngoại thứ hai sau giống bò Red Sind, được đưa vào địa bàn nhằm phục vụ chương trình zêbu hoá đàn bò (nhóm các giống bò cận nhiệt đới) của tỉnh.
Kết quả thử nghiệm cho thấy, trọng lượng bò cái lai Braman lúc trưởng thành nặng 250-300 kg, hơn bò lai Red Sind 30 kg; bò đực nặng từ 350-400 kg, hơn bò cóc địa phương từ 150-200 kg. Đặc biệt, tỷ lệ thịt xẻ của giống bò này đạt trên 50%, cao hơn bò Red Sind từ 5-10%. Bò lai Braman có đặc điểm đầu to, lông màu trắng xám hoặc mầu ghi, ngoại hình chắc chắn, hệ cơ phát triển, vai u, tai to dễ nhận dạng.
Để tìm ra được con lai có năng suất chất lượng cao nhất, Trung tâm giống gia súc gia cầm Vĩnh Phúc cho bò cái địa phương phối giống với bò đực Braman tạo ra con lai có 1/2 máu ngoại; sau đó tiếp tục dùng bò cái lai phối giống với bò đực Braman tạo thành con lai 3/4 máu ngoại, có năng suất chất lượng thịt vượt trội. Hiện nay giống bò lai Braman thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường sống ở địa bàn. Đây là giống bò chủ lực để tỉnh lai tạo giống bò sữa, giống bò hướng thịt chất lượng cao, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.
Nhờ lai tạo thành công giống bò Braman, nên đàn bò lai Zebu của Vĩnh Phúc tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, với tổng đàn trên 80.120 con, chiếm 53,5% đàn bò của tỉnh. Nhiều huyện có số lượng đàn bò lai chiếm tỷ lệ cao như Vĩnh Tường 75%, Yên Lạc 73,5%, Mê Linh trên 60%. Hiện nay, trên 70% số hộ nông dân tham gia phát triển đàn bò và có thu nhập ổn định từ chăn nuôi bò, trung bình mỗi hộ nuôi từ 3 đến 5 con, nhiều hộ phát triển chăn nuôi với quy mô từ 20 đến 50 con, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Tuy vậy, Chương trình phát triển đàn bò lai ở Vĩnh Phúc vẫn khó khăn do tập quán chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún của nhiều hộ nông dân, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển chăn nuôi còn hạn chế.
Khắc phục tình trạng này, Vĩnh Phúc thực hiện chính sách cho nông dân vay vốn nuôi bò với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất tiền vay trong 2 năm, hỗ trợ tiền tiêm phòng vắc xin tiêu độc khử trùng môi trường, đầu tư kinh phí tập huấn, tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, triển khai chính sách cho thuê, mượn đất làm trang trại xa khu dân cư tránh ô nhiễm môi trường. Tỉnh còn hỗ trợ kinh phí để thiến toàn bộ đàn bò đực cóc, hỗ trợ 2 triệu đồng/con bò đực giống, 500.000 đồng/bò cái sinh sản nhằm phát triển nhanh đàn bò lai. Vĩnh Phúc phấn đấu đưa ngành chăn nuôi bò phát triển bền vững trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, để đến năm 2010 Zebu hóa 100% đàn bò, nâng tổng đàn bò lai lên gấp 2 lần so với hiện nay./.
* Ứng dụng công nghệ trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Ngoài ra , chuyển giao công nghệ sản xuất thức ăn gia súc đã đem lại cho chúng ta nhiều loại thức ăn gia súc tổng hợp đầy đủ dinh dưỡng và rất tốt cho gia súc
Trong những năm qua, công nghệ chăn nuôi đã có bước phát triển ngoạn mục, nhất là nuôi heo sinh sản. Nếu nhìn về số lượng sinh sản của heo nái sẽ thấy được sự phát triển vượt bậc đó. Trước đây, một con heo nái chỉ sinh trung bình 20 con/năm, sau tăng dần lên 25 con/năm và bây giờ là 30 con/năm. Mặc dù số heo nái đạt sản lượng trung bình 30 con/năm chưa nhiều nhưng đó là sự tiến bộ vượt bậc. Có được sự tiến bộ đó, ngoài việc có đàn giống tốt còn có tác động lớn từ những chất dinh dưỡng mới bổ sung.
Theo TS. Merlin Lindermann và B.G. Kim, Bộ môn Khoa học thực phẩm và động vật, Đại học Kentucky (Mỹ), lĩnh vực khoa học dinh dưỡng trong chăn nuôi thời gian qua đã đạt được những bước tiến kỳ diệu. Những hiểu biết về nguồn dinh dưỡng cho vật nuôi như năng lượng, protein, calcium, phospho và muối... đã giúp ngành chăn nuôi giành được nhiều thành tựu lớn.
Tuy nhiên, sự hiểu biết về nhu cầu vitamin, acid amin và đặc biệt là khoáng vi lượng đã chưa được chú ý nhiều. Ngay các báo cáo về nhu cầu dinh dưỡng của Mỹ và nhiều nước khác công bố cũng chưa đề cao vai trò của các chất khoáng và vitamin trong chăn nuôi heo nái. Tài liệu nghiên cứu mới nhất được Ủy ban Nghiên cứu Mỹ phát hành mới đây, dù đã đưa ra những nhu cầu protein và acid dựa trên giới tính heo, nhưng lại chưa quan tâm nhiều đến các chất dinh dưỡng khác như vitamin và chất khoáng. Nguyên nhân chính của tính trạng này là do thiếu các nghiên cứu đầy đủ ở heo nái về vitamin và chất khoáng. Vì thế khó có thể giúp nhà dinh dưỡng hay người chăn nuôi quyết định đúng về mức dinh dưỡng cần cung cấp cho heo nái... Do đó, cần xem xét lại mức cung cấp vitamin và chất khoáng cho heo nái như hiện nay.
Các gen nuôi dưỡng liên quan từ sự thụ tinh
Trong khi đó, theo Karl Dawson - Giám đốc Nghiên cứu toàn cầu của Alltech, năng suất sinh sản có thể bị ảnh hưởng bởi dinh dưỡng, tuy nhiên cơ chế giải thích hiện tượng này lại chưa được hiểu rõ. Tiến bộ mới đây trong việc phát hiện ra gen di truyền chức năng, là một công cụ mới để đánh giá ảnh hưởng của dinh dưỡng trong chăn nuôi heo nái. Các vi mạch gen có thể dùng để kiểm tra ảnh hưởng của dinh dưỡng trên biểu lộ gen. Các vi mạch này cung cấp cho nhà nghiên cứu một cái nhìn thực tại về trạng thái chuyển hoá của động vật. Đây là một công cụ đo lường số lượng các gen được biểu thị sau khi cung cấp một dưỡng chất đơn, thí dụ selen hữu cơ (Sel-Plex®). Qua các nghiên cứu trên selen hữu cơ cho thấy, 1.100 gen đã được thay đổi, trong đó phần lớn là các gen có lợi. Nhiều gen này đã thay đổi do sự cung cấp selen trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến năng suất sinh sản.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy, chất dinh dưỡng hợp lý sẽ có tác động tốt cho việc thụ tinh và kết quả của nó. Ngoài ra, các nghiên cứu chuyển vị (chuyển đổi ADN thành ARN, biểu thị gen) cũng có thể cung cấp một phương tiện hữu hiệu hơn để đánh giá ảnh hưởng của các dưỡng chất khác và chiến lược dinh dưỡng trên thành tích sinh sản.
Nuôi dưỡng heo nái theo giai đoạn mang thai
Cùng với nhu cầu về các nghiên cứu xa hơn về vitamin và chất khoáng cho heo nái cao sản, còn có nhu cầu xem xét việc nuôi dưỡng theo giai đoạn cho heo nái trong suốt thời kỳ mang thai.. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, việc tích luỹ protein chỉ tăng tốc sau khoảng 70 ngày mang thai.. Với những nghiên cứu mới này sẽ giúp chúng ta có thể cung cấp chất dinh dưỡng hợp lý cho heo nái trong suốt kỳ mang thai.
Cùng với những cải tiến về nghiên cứu giống, việc gia tăng cung cấp dưỡng chất cho heo nái sẽ giúp tăng năng suất sinh sản và đảm bảo sức khoẻ của heo nái. Ngoài protein và năng lượng, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu về vitamin và khoáng chất để cung cấp cho heo nái. Ngoài ra, các thay đổi trong quản lý nuôi dưỡng heo sẽ giúp nâng tối đa hoá năng suất heo nái và mang lại lợi tức cao cho người chăn nuôi.
3.2.2.3 Giải pháp phát triển công nghệ trong chăn nuôi
Nhằm thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chăn nuôi, góp phần tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong điều kiện kinh tế hội nhập, nhóm tác giả đề xuất 5 giải pháp gồm: Giải pháp về quy hoạch; Khuyến nông và chuyển giao khoa học công nghệ; Đổi mới tổ chức sản xuất, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp và xây dựng mô hình hợp tác xã chuyên ngành chăn nuôi; Tăng cường kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi; Tranh thủ kết hợp với hoạt động của các tổ chức quốc tế.
3.3.3 Giải pháp chung
Trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến vượt bậc. Bên cạnh những thành tựu đó cũng còn không ít tồn tại và thách thức: Cơ cấu chuyển dịch chậm, sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém... Chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ: Đổi mới chính sách, tăng cường đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ... để đưa nền nông nghiệp nước ta trở thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa và bền vững
Trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao để phát triển nền nông nghiệp nước ta thành một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh và bền vững, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Để đạt được mục tiêu trên, cần tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm như: An ninh lương thực, sản xuất nông sản có ưu thế cạnh tranh cao, sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước theo xu thế ngày càng nâng cao về chất lượng sản phẩm. Nguyên tắc đầu tư cho các chương trình là gắn kết chặt chẽ, đầu tư đồng bộ các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo nôn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_giao_cong_nghe_304.docx