MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Phần I, Tìm hiểu chung về tổ chức công tác kế toán của công ty cơ khí Ngô Gia Tự 3
1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 3
1.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 5
1.3 Các chế độ và phương pháp áp dụng 7
Phần II Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 9
2.1 Đặc điểm chung về nguyên, vật liệu sử dụng 9
2.1.1 Phân loại nguyên, vật liệu 9
2.1.2 Đánh giá nguyên, vật liệu 10
2.2 Chứng từ kế toán sử dụng nguyên, vật liệu 11
2.2.1 Chứng từ kế toán tăng nguyên, vật liệu 11
2.2.2 Chứng từ kế toán giảm nguyên, vật liệu 25
2.3 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại kho 25
2.4 Kế toán chi tiết nguyên, vật liệu tại phòng kế toán 27
Phần III Kế toán tổng hợp nguyên, vật liệu 31
3.1 Tài khoản sử dụng 31
3.2 Kế toán tổng hợp tăng nguyên, vật liệu 31
3.3 Kế toán tổng hợp giảm nguyên, vật liệu 41
Kết luận 51
57 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2179 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu công tác kế toán nguyên vật liệu ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
móc thiết bị công ty mua sắm hoặc tự chế tạo phục vụ cho việc thay thế, sửa chữa các thiết bị máy móc như: tay rê, đĩa côn, lốp ô tô….
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản: cát, đá, sỏi, ximăng… đi lắp đặt công trình.
Công ty tiến hành tổng hợp kiểm kê vật liệu khi có yêu cầu thường là một năm kiểm kê một lần
2.1.2 Đánh giá nguyên vật liệu
Giá vốn thực tế của vật liệu nhập kho trong kỳ
Phần lớn nguyên, vật liệu của công ty là do mua ngoài
Trị giá vốn thực tế = Giá mua trên + chi phí thu - Các khoản giảm
vật liệu nhập kho hoá đơn mua trừ
Trong đó:
- Giá mua trên hoá đơn = đơn giá x số lượng
Chi phí thu mua là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thu mua như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
Các khoản giảm trừ là những mất mát, thiếu hụt… mà chủ hàng phải bồi thường hoặc phải chịu
Ví dụ: Theo HĐ số 01975 ngày 9/12/2006, công ty mua của Công ty Nam Vang 4000kg thép với đơn giá là 9.714 đồng/kg, chủ hàng vận chuyển đến tận kho của công ty. thuế suất GTGT của mặt hàng này là 5 %
Trị giá vốn thực tế = giá mua trên hoá đơn = Đơn giá x số lượng
lỗ gió đèn nhập kho = 4000 x 9.714= 38.856.000 (đồng)
● Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho:
Giá thực tế + Giá thực tế những lần
sau lần xuất trước nhập kho tiếp theo
Đơn giá thực tế =
xuất kho Khối lượng NVL + Khối lượng NVL
sau lần xuất trước nhập kho tiếp theo
Ví dụ: Số liệu tồn kho đầu tháng 12 của thép mạ kẽm là 49.541.400 đồng, đơn giá 9.700 đồng /kg, số lượng là 5100 kg
Trong tháng nhập:
Ngày 9/ 12 nhập 4000 kg, đơn giá là 9.714 đồng/ kg, thành tiền là 38.856.000 đồng
Ngày 18/ 12 nhập kho 2500 kg, đơn giá là 9.720 đồng/kg, thành tiền là 24.300.000 đồng
Ngày 23/ 12 xuất kho 3000 kg cho phân xưởng sản xuất lắp ráp ô tô, đơn giá thực tế vật liệu xuất kho được tính như sau:
49.541.400 + 38.856.000 + 24.300.000
Đơn giá thép mạ kẽm =
xuất kho 5100 + 4000 + 2500
= 9.715,3 (đồng/kg)
Giá vật liệu xuất kho của 3000 kg thép mạ kẽm là:
9.715,3 x 3000 = 29.145.900 (đồng)
2.2 Các chứng từ sử dụng kế toán nguyên , vật liệu
2.2.1, Chứng từ tăng nguyên vật liệu
Việc thu mua nguyên vật liệu của công ty do các cán bộ thuộc phòng kinh doanh phụ trách. Khi mua nguyên vật liệu, cán bộ phòng kinh doanh sẽ lâp hợp đồng kinh tế đê hai bên mua và bán ký kết vê việc mua bán nguyên vật liệu .
Ví dụ: Công ty mua nguyên vật liệu Công ty Nam Vang, có hợp đồng kinh tế như sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - tự do - hạnh phúc
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
Số 121324/ VTKT
Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng nhà nước ban hành ngày 25/09/1989 và nghị định số 17/HĐBT (nay là chính phủ) quyết định về việc thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế
Căn cứ vào chức năng và nhu cầu của hai bên.
Hôm nay, ngày 2 tháng 12 năm 2006, chúng tôi gồm:
Bên A: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Địa chỉ: 16-18 Phan Chu Trinh – Hà Nội
Điện thoại: 048240091
Mã số thuế: 0100104637
Tài khoản số: 002150000025412 ngân hàng công thương Hà Nội
Đại diện: Ông Nguyễn Anh Tuấn Chức vụ: Giám đốc
Bên B: Công ty Nam Vang
Địa chỉ: Xuân Phương - Từ Liêm – Hà Nội
Điện thoại: 048502284
Mã số thuế: 0100165241
Tài khoản số: 012012000002135 tại chi nhánh ngân hạng đầu tư và phát triển Từ Liêm
Đại diện: Bà Phạm Thị Điệp Chức vụ: Giám đốc
Hai bên bàn bạc và đi đến thống nhất ký hợp đồng với những điều khoản sau:
Điều I: Mặt hàng, số lượng, chất lượng và quy cách, giá cả.
Mặt hàng: Bên B cung cấp cho bên A mặt hàng: Thép mạ kẽm
Chất liệu: thép
Số lượng và giá cả
STT
Sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
(VNĐ/Kg)
Thành tiền
(VNĐ)
1
Thép mạ kẽm
Kg
4000
9.714
38.856.000
Tổng giá trị trước thuế
38.856.000
Thuế GTGT 5 %
1.942.800
Tổng cộng
40.798.800
Tổng giá trị hợp đồng: 40.798.800 (Bốn mươi triệu bảy trăm chín mươi tám nghìn tám trăm đồng chẵn)
Điều II: Địa điểm, thời gian và phương thức giao nhận.
Địa điểm: Bên B giao hàng cho bên A tại văn phòng công ty Nam Vang.
Thời gian giao hàng: 01 tuần kể từ ngày ký hợp đồng
Điều III: Phương thức và thời gian thanh toán
Tiền hàng được thanh toán bằng tiền mặt
Thời gian thanh toán:
Số tiền: 40.798.800 (Bốn mươi triệu bảy trăm chín mươi tám nghìn tám trăm đồng chẵn)
Điều IV: Trách nhiệm mỗi bên.
Bên A
Thanh toán đúng theo thời hạn quy định tại điều III
Cung cấp thông tin đầy đủ về quy cách sản phẩm cho bên B
Bên B
Giao hàng đúng quy cách, chất lượng, số lượng và thời gian
Không được phép cung cấp mẫu sản phẩm trên cho bất kỳ khách hàng nào khác
Điều V: Các điều khoản khác.
Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản trên đây. Trong quá trình thực hiện nếu nảy sinh những bất đồng ý kiến hai bên phối hợp giải quyết theo tinh thần hợp tác. Nếu một bên đơn phương chấm dứt hoặc vi phạm hợp đồng thì hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên sẽ thường xuyên thông báo cho nhau về những vấn đề liên quan đến hợp đồng. Các phụ lục hoặc biên bản bổ sung là bộ phận không tách hợp đồng này.
Hợp đồng này có hiệu lực kể tù ngày ký kết đến hết ngày 31/12 năm 2007
Hợp đồng này lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ hai bản để theo dõi và thực hiện
Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2006
Đại diện bên A Đại diện bên B
Giám đốc Giám đốc
Nguyến Anh Tuấn Phạm Thị Điệp
Sauk hi hợp đồng giữa hai bên đã được ký kết, theo đúng hạn, công ty Nam Vang vận chuyển hàng đến tận kho cho công ty cơ khí Ngô Gia Tự và lập hoá đơn giá trị gia tăng giao cho công ty
Biểu số 1
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số: 01. GTKT – 3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng DH/00 – B
Ngày 9 tháng 12 năm 2006 N : 01975
Đơn vị bán hàng: Công ty Nam Vang Số tài khoản:
Địa chỉ: Xuân Phương-Từ Liêm-Hà Nội Mã số:
Họ và tên người mua hàng: Nguyễn Văn Hùng
Đơn vị: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Số tài khoản
Hình thức thanh toán: Tiền mặt Mã số:
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3
01
Thép mạ kẽm
Kg
4000
9.714
38.856.000
Cộng tiền hàng 38.856.000
Thuế suất thuế GTGT: 5 % Tiền thuế GTGT 1.942.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 40.798.800
Số tiền viết bằng chữ: Bốn mươi triệu bảy trăm chin mươi tám nghìn tám trăm đồng chẵn
Khi nguyên vật liệu về đến kho, cán bộ vật tư mang hoá đơn của lô vật tư đó đến phòng kinh doanh. Tại đây, cán bộ phụ trách của phòng sẽ xét xem lô vật tư này có nằm trong kế hoạch thu mua vật tư hay không? Số vật tư này có đúng số lượng, chủng loại, chất lượng yêu cầu hay không? Sau đó, nếu số vật tư này phù hợp, phòng KCS sẽ tiến hành kiểm tra số nguyên vật liệu này có đúng chất lượng, số lượng, chủng loại theo hoá đơn hay không và ghi ý kiến vào biên bản kiểm nghiệm. Nếu số vật liệu này phù hợp với hoá đơn về số lượng, quy cách, phẩm chất mới tiến hành làm thủ tục nhập kho. Biên bản kiểm nghiệm vật tư được lập như sau:
Đơn vị:….. Mẫu số: 03 - VT
Bộ phận:….. Theo QĐ s ố: 15/2006/Q Đ-BTC
Ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ trưởng Bộ t ài chính
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆP VẬT TƯ
Ngày 9 tháng 12 năm 2006
Số: 205
Căn cứ: số 102 VT-CK ngày 9 tháng 12 năm 2006 của công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Ban kiểm nghiệm gồm:
+ Ông: Vũ Văn Cường: Chức vụ: phó phòng - Đại diện phòng kinh doanh: trưởng ban
+ Bà: Nguyễn Thị Thơm: Chức vụ: nhân viên - Đại diện phòng khoa học- công nghệ: uỷ viên
+ Ông: Nguyễn Hải Nam: Chức vụ: thủ kho: uỷ viên
Đã kiểm nghiệm loại vật tư: Thép mạ kẽm
STT
Tên nhãn hiệu,
Quy cách, phẩm
chất vật tư
Mã
số
Phương
thức kiểm
nghiệm
Đơn
vị
tính
Số lưọng
Theo chứng từ
Kết quả kiểm nghiệm
Ghi chú
SL đúng quy cách, phẩm chất
SL Không đúng quy cách phẩm chất
A
B
C
D
E
1
2
3
F
1
Thép mạ kẽm
Kg
4.000
4.000
0
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Vật tư đủ tiêu chuẩn nhập kho
Đại diện phòng KH-KT Thủ kho Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau đó, phiếu nhập kho do phòng kinh doanh tự lập làm 3 liên: 1 liên do phòng kinh doanh giữ, 1 liên giao cho cán bộ vật tư giữ để làm căn cứ thanh toán, 1 liên do thủ kho gĩư để vào thẻ kho. Khi nhập kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập vào phiếu nhập kho, ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người nhập ký vào phiếu. Cuối tháng, thủ kho chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật liệu để ghi vào cột “Đơn giá” và cột “Thành tiền” và ghi sổ kế toán liên quan.
Khi nhập nguyên vật liệu, thủ kho có trách nhiệm xin lao động bốc xếp, sắp xếp, bố trí các loại nguyên vật liệu ở kho một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo đáp ứng yêu cầu bảo quản của từng loại vật liệu, tiện theo dõi cho công tác nhập kho.
Biểu số 2
Mẫu số: 01-VT
Theo QĐ s ố: 15/2006/Q Đ-BTC
ng ày 20 th áng 3 n ăm 2006
của Bộ trưởng Bộ tài chính
Công ty cơ khi Ngô Gia Tự
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 9 tháng 12 năm 2006
Nợ TK 1521
Có TK 331
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Văn Hùng
Diễn giải : Thép
Nhập tại kho:
Đ ơn v ị bán: Cơ sở sản xuất Văn Linh
STT
Tên, nhãn hiệu,
Quy cách, phẩm chất vật tư
Mã
số
Đơn
vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo
Chứng từ
Thực
nhập
1
Thép mạ kẽm
kg
4000
4000
9.714
38.856.000
Cộng:
38.856.000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Ba mươi tám triệu tám trăm năm mươi sáu nghìn đồng
Nhập ngày 9tháng 12năm 2006
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biểu số 3:
Đơn vị: Công ty cơ khí Ngô Gia Tự Mẫu số 01-TT
Địa chỉ: 16-18 Phan Chu Trinh HN Theo QĐ s ố: 15/2006/Q Đ-BTC
ng ày 20 th áng 3 n ăm 2006
của Bộ trưởng Bộ tài chính
Mã số thuế: 0100104637
Telefax:048240091
PHIẾU CHI
Ngày: 9/12/2006
Người nhận tiền: Nguyễn Văn Hùng
Đại diện: Phòng kinh doanh
Địa chỉ
Về khoản: Thép mạ kẽm
Số tiền: : 40.798.800 (đồng)
Bằng chữ: Bốn mươi triệu bảy trăn chin mươi tám nghìn tám trăm đồng
Kèm theo: ……..chứng từ gốc
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Kế toán thanh toán Thủ qu ỹ Người nhận tiền (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi thanh toán tiền hàng, phiếu chi được lập:
2.2.2 Chứng từ giảm nguyên, vật liệu
Các phân xưởng khi có nhu cầu sử dụng vật tư sẽ viết vào phiếu lĩnh vật tư và có xác nhận của quản đốc và kỹ thuật phân xưởng để tổ chức đó được lĩnh vật tư.
Phiếu cấp vật tư sẽ được lập như sau:
Biểu số 4:
Công ty cơ khí Ngô Gia Tự
Mã số:
Số: 512
PHIẾU CẤP VẬT TƯ
Nơi gửi:….
Người lĩnh phiếu:.. Đơn vị: Phân xưởng lắp ráp ô tô
TRUNG TÂM KTĐSX
XNVT
Tên vật tư
Thép mạ kẽm
Ngày cấp
23/12/06
Ký hiệu, quy cách
Cấp tại kho
Kho xe khách
Đơn vị tính
Kg
Số lượng Tại kho
Thực cấp Tại ĐV
3000
Số lượng duyệt
3000
Người duyệt
Còn nợ kho
0
Số lượng hạch toán
3000
Kho còn nợ
0
Hạch Sản phẩm
Toán vào Hợp đồng
Người nhận(..)
Người cấp
Lần cấp thứ
Phần ghi của phòng kế toán
Số lượng vượt định mức
0
Đơn giá
9.715,3
Lý do
vật tư sx ô tô
Thành tiền
29.145.900
Người xác nhận
Kế toán
Sau đó, quản đốc phân xưởng đưa phiếu lĩnh lên phòng kinh doanh. Căn cứ vào các định mức chi phí nguyên vật liệu, văn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng tháng, xem xét thấy nhu cầu về sử dụng nguyên vật liệu của phân xưởng đó là hợp lý, hợp lệ, phòng kinh doanh sẽ lập phiếu xuất kho, khi lập phíếu ghi rõ số phiếu, ngày tháng năm lập phiếu, lý do sử dụng, tên nhãn hiệu, quy cách, đơn vị tính của vật tư, số lượng vật tư theo yêu cầu xuất kho của bộ phận sử dụng. Sauk hi lập phiếu xong, phụ trách bộ phận sử dụng ( quản đốc) và phụ trách cung ứng (trưởng phòng kinh doanh) ký, giao cho người cầm phiếu xuống kho để lĩnh vật tư. Sauk hi xuất kho, thủ kho ghi số lượng vật tư xuất vào cột thực xuấtm ghi ngày tháng năm xuất kho và cùng ngưòi nhận hàng ký tên vào phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
+ Liên 1: Lưu ở phòng kinh doanh
+ Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán để kế toán vật liệu ghi vào cột “đơn giá” và cột “thành tiền” của phiếu xuất kho và ghi vào sổ kế toán liên quan.
+ Liên 3: Người nhận giữ để nhân viên thống kê phân xưởng ghi vào sổ kế toán của bộ phận sử dụng
Biểu số 5
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 23/12/2006
Họ tên người nhận hàng: Phạm Văn Mạnh
Lý do xuất kho: Vật tư sản xuất ô tô
Xuất tại kho: kho xe khách
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư( sản phẩm, hàng hoá
Mã
số
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Y êu
cầu
Thực xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
01
Thép mạ kẽm
kg
3000
3000
9.715,3
29.145.900
Cộng
29.145.900
Tổng số tiền viết bằng chữ: Hai mươi chín triệu một trăm bốn mươi lăm nghìn chín trăm đồng
Xuất ngày 23 tháng 12 năm 2006
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.3 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại kho
Kế toán chi tiết vật liệu ở công ty được thực hiện song song giữa kho và phòng kế toán nhằm theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho của từng loại, từng thứ tự vật liệu cả về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng, giá trị. Trong đó thủ kho theo dõi về mặt số lượng của nguyên vật liệu còn kế toán chủ yếu theo dõi về mặt giá trị của nguyên vật liệu.
Ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để phản ánh sự biến động và tình hình hiện có của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng. Ngoài việc sử dụng thẻ kho, thủ kho còn sử dụng sổ số dư do kế toán chuyển đến để ghi chép số tồn kho cuối tháng của từng thứ vật liệu theo chỉ tiêu số lượng.
Thẻ kho được mở cho từng thứ vật liệu có cùng nhãn hiệu, quy cách dung cho cả năm. Mỗi nhãn hiệu, quy cách vật liệu được ghi trên một hay một số tờ thẻ kho. Thẻ kho theo dõi nguyên vật liệu chính được lập thành một quỷên, theo dõi vạt liệu phụ độc lập thành một quyển. Tại bìa mỗi quyển thẻ khho đều có doanh muc, các thú nguyên vật liệu được sắp xếp theo thứ tự như trong quyển sổ để dễ dàng tìm kiếm và ghi chép. Thẻ kho do phòng kế toán lập và ghi các chỉ tiêu: tên, nhãn hiệu , quy cách vật liệu, đơn vị tính sau đó giao cho thủ kho để ghi chép hàng ngày.
Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu nhập, phiếu xuất kho vật liệu, thủ kho tiến hành ghi thẻ kho phản ánh tình hình nhập xuất và tính ngay ra số tồn kho sau mỗi lần ghi thẻ. Tuy nhiên, đối với một số loại nguyên vật liệu của các phân xưởng nhập xuất hết ngay trong ngày không đuợc theo dõi trên thẻ kho. Cuối tháng cộng số phát sinh trong tháng và ghi số tồn kho cuối tháng( chính là số tồn kho sau lần ghi cuối cùng trong tháng) .
Biểu số 6:
THẺ KHO
Ngày lập thẻ: 01/12/2006
Tờ số: 01
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư, sản phẩm, hàng hoá:
Thép mạ kẽm
Đơn vị tính: Kg Mã số:
Ngày
nhập
xuất
Chúng từ
Diễn giải
Số lượng
Ký xác
nhận của kế toán
Số phiếu
Ngày
tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
………
……
……
….
Tháng 12/06
Tồn đầu tháng
5.100
9/12
225
Công ty Nam
Vang
4000
9.100
18/12
226
Công ty Nam Vang
2500
11.600
909
23.12
Mạnh- px ô tô
3.000
8.600
910
25.12
Tân quốc lộ 18
2.000
6.600
Cộng
6.500
5.000
Tồn cuối tháng
6.600
2.4 Kế toán chi tiết tại phòng kế toán
Ở phòng kế toán:
Để hạch toán chi tiết vật liệu, kế toán sử dụng 2 loại sổ là:
Sổ số dư
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ
Định kỳ 5 – 10 ngày, kế toán vật liệu xuống kho để kiểm tra việc ghi chép trên thẻ kho của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập xuất kho. Sau khi kiểm tra, kế toán ký xác nhận vào từng thẻ kho rồi mang chứng từ về phòng kế toán. Tại phòng kế toán, kế toán thực hiện việc kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ, sau đó tập hợp các chứng từ nhập, xuất theo thứ tự thời gian phát sinh và theo thứ tự vật liệu, đối với phiếu xuất kho còn tập hợp theo từng đối tượng hạch toán chi phí để thuận tiện cho việc ghi sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ và các sổ có liên quan khác.
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ được mở cho từng tháng theo từng thứ vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu thành tiền. Mỗi thứ vật liệu được theo dõi trên một hoặc một số tờ sổ. Kế toán căn cứ vào các phiếu nhập, xuất kho của từng thứ vật liệu để ghi vào sổ chi tiết của thứ vật liệu tương ứng và tính ran gay số tồn kho sau mỗi lần ghi sổ, mỗi phiếu nhập, xuất được ghi một dòng trên sổ. Cuối tháng kế toán cộng số liệu trên sổ chi tiết và tính ra số tồn kho cuối tháng của từng thứ vật liệu.
Ví dụ: Sổ chi tiết vật liệu: thép mạ kẽm
Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ: biểu số 7
Sổ số dư được kế toán mở cho cả năm để theo dõi số dư cuối tháng của từng thứ vật liệu cả về mặt số lượng và giá trị. Trên sổ số dư vật liệu được sắp xếp theo thứ tự, nhóm, loại. Trước ngày cuối tháng kế toán giao sổ cho thủ kho để ghi số lượng vật tư tồn kho cuối tháng vào sổ căn cứ vào số liệu trên thẻ kho. Ghi xong, thủ kho gửi về phòng tài chính kế toán để kiểm tra và tính giá thành tiền. Cột “Đơn giá” của từng thứ vật liệu của từng tháng trên sổ số dư được ghi căn cứ vào đơn giá vật liệu tồn kho cuối tháng trên sổ chi tiết vật liệu theo dõi từng thứ vật liệu tuơng ứng của tháng đó.
Sau khi hoàn thành việc ghi sổ chi tiết và sổ số dư, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa 2 sổ này với nhau và với thẻ kho. Số lượng nhập, xuất, tồn kho trên sổ chi tiết vật liệu và trên thẻ kho phải phù hợp với nhau, số dư cuối tháng trên sổ chi tiết từng thứ vật liệu phải khớp với số dư cuối tháng của từng thứ vật liệu tương ứng trên sổ số dư cả về mặt số lượng và thành tiền. Do sổ chi tiết vật liệu theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho cả về mặt số lượng và giá trị nên việc kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết, sổ số dư, thẻ kho được thực hiện dễ dàng, nếu có sai sót dễ phát hiện do đó thông tin đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên do chỉ sử dụng sổ chi tiết và sổ số dư nên việc đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tốn nhiều thời gian và công sức do kế toán phải cộng số phát sinh của các sổ chi tiết lại tuỳ theo yêu cầu đối chiếu số liệu
Biểu số 8
(Trích) SỔ SỐ DƯ VẬT LIỆU
Năm 2006
Số
thẻ
Tên vật liệu
Đơn vị
…
Tháng 12
Đơn giá
Số lượng
Thành tiền
Nguyên vật liệu chính( TK 1521)
…….
….
…..
…..
……..
……
Thép mạ kẽm
Kg
9.715,5
6.600
64.122.300
…
….
…
…
…
……..
………
Cộng loại vật liệu chính
81.314.107
………
.......
…
…….
……….
…….
Tổng cộng
101.315.216
Phần III, Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
3.1 Tài khoản sử dụng
Kế toán tổng hợp ở công ty cơ khí Ngô Gia Tự áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Tài khoản kế toán công ty sử dụng
- Tài khoản 152 - “Nguyên liệu vật liệu:
- Tài khoản 1521 - “Nguyên vật liệu chính”
- Tài khoản 1522 - “Vật liệu phụ”
- Tài khoản 1523 – “Nhiên liệu”
- Tài khoản 1524 - “Phụ tùng thay thế”
- Tài khoản 1525 - “Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản”
- Ngoài ra kế toán vật liệu còn sử dụng các tài khoản có liên quan như:
- Tài khoản 331 – “ Phải trả người bán”
- Tài khoản 111 - “ Tiền mặt”
- Tài khoả 112 – “ Tiền gửi ngân hàng”
………………….
3.2 Kế toán tổng hợp tăng nguyên, vật liệu
Toàn bộ nguyên vật liệu của công ty đều được nhập từ nguồn mua ngoài. Công ty thường mua theo hợp đồng của khách hàng quen, vì vậy thường sau một thời gian mua công ty mới trả tiền. Còn trường hợp mua ngoài thị trường thì thường trả tiền ngay
● Trường hợp mua nguyên vật liệu chưa trả tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK 1521(1522, 1523, 1524, 1525): Giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331: Tổng giá thanh toán
Các chi phí khác liên quan đến việc mua nguyên vật liệu(nếu có) kế toán ghi:
Nợ TK 1521(1522, 1523, 1524, 1525,153)
Nợ TK 133 ( Nếu có)
Có TK 111, 112
Khi mua nguyên vật liệu về chưa thanh toán với người bán, để theo dõi chi tiết tình hình mua chịu và tình hình thanh toán với khách hàng, kế toán mở sổ chi tiết thanh toán với người bán( 331)
+ Phương pháp ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán:
Sổ chi tiết thanh toán với người bán được kế toán mở riêng cho từng khách hàng trên một hoặc một vài trang sổ, theo dõi từng tháng. Hàng ngày kế toán căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ phát sinh liên quan đến việc mua chịu vật liệu để ghi vào cột phát sinh của sổ, cụ thể việc ghi sổ được tiến hành như sau:
Cột phát sinh có: Phản ánh tình hình công ty mua chịu vật liệu trong tháng, cột này được ghi căn cứ vào hoá đơn hoặc phiếu nhập kho của lô hàng mua chịu
Cột phát sinh nợ: Phản ánh số tiền công ty đã thanh toán cho người bán hoặc số tiền công ty ứng trước cho người bán nhưng chưa nhận được vật liệu, cột này được ghi căn cứ vào các chứng từ liên quan.
Số dư đầu tháng được ghi căn cứ vào số dư cuối tháng của sổ chi tiết thanh toán với người bán tháng trước của khách hàng tương ứng. Tài khoản 331 là tài khoản lưỡng tính nên có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền còn phải trả người bán, còn số dư bên nợ phản ánh số tiền trả trước cho người bán nhưng chưa nhận được hàng.
Khi công ty mua chịu của khách hàng, kế toán căn cứ vào hoá đơn ghi số tiền mua chịu vào cột phát sinh có trên sổ chi tiết thanh toán theo dõi đối tượng liên quan
Khi công ty trả tiền nợ cho khách hàng, kế toán căn cứ vào phiếu chi để ghi vào cột phát sinh Nợ.
Cuối tháng tiến hành cộng số phát sinh và tính ra số dư cuối tháng của từng sổ. Số liệu tổng cộng này là căn cứ để ghi sổ Nhật ký - chứng từ số 5.
Ví dụ: Biểu số 9
Biểu số 9
Cuối mỗi tháng sau khi hoàn thành việc ghi sổ chi tiết thanh toán với người bán, kế toán căn cứ vào số liệu trên sổ này để ghi Nhật ký - chứng từ số 5.
Nhật ký - chứng từ số 5 dùng để tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ với người cung cấp vật tư, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ cho công ty (TK 333 – “Phải trả cho người bán”). Nhật ký - chứng từ số 5 gồm có hai phần: Phần phản ánh số phát sinh bên có TK 331, đối ứng Nợ với các tài khoản có liên quan và phần theo dõi tình hình thanh toán (Ghi nợ TK 331 đối ứng có các tài khoản liên quan)
+ Phương pháp ghi nhật ký - chứng từ số 5:
Nhật ký - chứng từ số 5 được dung để phản ánh chi tiết số dư, số phát sinh cho từng người bán, mỗi người bán được ghi một dòng trên sổ. Phần ghi Có TK 331 và phần theo dõi thanh toán của từng khách hàng được ghi căn cứ vào dòng cộng số phát sinh Có trên sổ chi tiết thanh toán với nguời bán theo dõi đối tượng tương ứng.
Cột “ Số dư đầu tháng” tháng này của từng khách hàng được ghi căn cứ vào cột số dư cuối tháng của khách hàng tương ứng trên Nhật ký - chứng từ số 5 tháng trước. Số dư cuối tháng được tính theo công thức sau:
Số dư cuối = Số dư đầu + Số phát sinh có - Số phát sinh nợ theo
Tháng tháng trong tháng dõi thanh toán trong
tháng
Số liệu trên nhật ký chứng từ số 5 liên quan đến từng khách hàng phải phù hợp với số liệu tổng cộng cuối tháng của từng sổ chi tiết thanh toán với người bán của từng đối tượng khách hàng tương ứng.
Ta thấy số phát sinh có trên sổ này khớp với số cộng phát sinh có cuối tháng trên sổ chi tiết thanh toán với người bán đối tượng Công ty Nam Vang, Số tiền là 25.515.000 đồng
Biểu số 10
● Trường hợp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bằng tiền mặt:
Khi công ty mua nguyên vật liệu bằng tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 1521 (1522, 1523, 1524, 1525, 153): Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111: Tổng giá thanh toán
Hàng ngày nếu phát sinh các khoản chi tiền mặt cho việc mua nguyên vật liệu (hoặc chi cho các mục đích khác), kế toán tiền mặt căn cứ vào các chứng từ chi tiền mặt để lập các bảng kê chừng từ chi tiền mặt. Bảng kê này thực chất là bảng tổng hợp chứng từ chi tiền, mỗi bảng kê có từ khoảng 18-20 chứng từ chi. Bảng kê này gồm có các cột thứ tự, chứng từ, nội dung, chữ ký (chữ ký của người nhận tiền), số tiền (số tiền của chứng từ), các khoản đối ứng có với tài khoản 111 – “ Tiền mặt” (mỗi tài khoản theo dõi trên một cột riêng). Cuối mỗi bảng kê đều có dòng cộng để ghi số tổng cộng của từng tài khoản.
Cuối tháng, kế toán tiền mặt căn cứ vào bảng kê chứng từ chi tiền mặt để ghi nhật ký chứng từ số 1, mỗi bảng kê ghi trên một dòng.
Số liệu tổng cộng trên nhật ký - chứng từ số 1 liên quan đến viêc thanh toán công nợ cho người bán bằng tiền mặt (Ghi có TK 111. Ghi Nợ TK 331) Phải đảm bảo khớp đúng với số tổng cộng tương ứng trên nhật ký - chứng từ số 5
Ví dụ: Biểu số 11
So sánh đối số liệu giữa nhật ký chứng từ số 1 và nhật ký chứng từ số 5, ta thấy số tổng cộng của cột ghi nợ TK 331 trên nhật ký - chứng từ số 1 bằng số toỏng cộng cột ghi có TK 111 phần theo dõi thanh toán của nhật ký chứng từ số 5 cả 2 số đều là 617.776.487
Bi ểu s ố 11
● Trường hợp mua nguyên vật liệu bằng tiền gửi ngân hàng
Khi phát sinh việc mua vật liệu bằng TGNH, kế toán căn cứ vào giấy báo nợ của ngân hàng ghi:
Nợ TK 1521 ( 1522, 1523, 1524, 1525): Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112: Tổng giá thanh toán
Hàng ngày căn cứ vào các giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán TGNH ghi vào sổ theo dõi riêng đó là sổ TGNH. Số liệu tổng hợp của sổ này là cơ sở để ghi vào nhật ký - chứng từ số 2
● Để phản ánh tổng hợp tình hình nhập nguyên vật liệu trong tháng, gồm hai phần Nhập và Xuất. Phần A của bảng này được dung tập hợp giá trị từng loại nguyên vật liệu và toàn bộ nguyên vật liệu nhập trong tháng theo từng hình thức thanh toán: thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay mua chịu… Mỗi hình thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cơ khí Ngô Gia Tự.DOC