Đề tài Tìm hiểu, đánh giá và triển khai hệ thống học trực tuyến E-Learning

MỤC LỤC

TỔNG QUAN 1

NỘI DUNG BÁO CÁO 2

Chương 1. Tìm hiểu Single Sign On. 2

1.1. Single Sign On. 2

1.1.1 Khái niệm. 2

1.1.2 Lợi ích. 3

1.1.3 Các giải pháp Single Sign On. 3

1.2. Open Single Sign On Enterprise. 3

1.2.1 Giới thiệu. 3

1.2.2 Triển Khai. 6

1.2.3 Tạo user và group trong OpenSSO. 12

1.2.4 Tạo Agent Profile Trong OpenSSO. 14

1.2.5 Cài đặt Policy Agent 3.0 16

1.2.6 Bảo vệ ứng dụng Java EE Application với OpenSSO Policy Agents. 19

1.3. Central Authenticate Service (CAS). 20

1.3.1 Giới thiệu. 20

1.3.2 Triển Khai. 29

1.4. Các giải pháp bảo mật ứng dụng. 41

1.4.1 Triển Khai. 41

Chương 2. Tìm hiểu Sakai LMS. 45

2.1. Giới thiệu Sakai project. 45

2.2. Tính năng. 46

2.3. Bộ công cụ để dạy và học, quản lý điểm số. 47

2.3.1 Syllabus – Đề cương bài giảng. 47

2.3.2 Gradebook – Sổ điểm. 48

2.3.3 Assignment – Bài tập. 53

2.3.4 Tests and Quizzes – Kiểm tra. 58

2.3.5 Presentation – Trình diễn slide bài giảng. 62

2.4. Bộ công cụ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên. 63

2.4.1 Announcement – Thông báo. 63

2.4.2 Schedule – Lịch công tác. 64

2.5. Hiện thực Sakai Course Management System (Sakai-CMS). 66

2.5.1 Giới thiệu Sakai CMS. 66

2.5.2 Một số khái niệm trong Sakai CMS. 66

2.5.3 Hiện thực Sakai CMS. 68

2.5.4 Demo. 69

2.6. Triển khai một ứng dụng viết thêm cho Sakai. 69

2.6.1 Cài đặt một ứng dụng từ bên ngoài vào Sakai. 69

2.6.2 Viết một ứng dụng trong Sakai. 70

2.6.3 Triển khai. 72

Chương 3. Giới thiệu Portal – Liferay. 73

3.1. Portal là gì? 73

3.2. Giới thiệu về Liferay. 75

3.2.1 Giới thiệu. 75

3.2.2 Hướng dẫn Việt-hóa Liferay. 76

3.2.3 Tạo theme mới cho Liferay. 76

3.2.4 Chuyển 1 ứng dụng web thành portlet. 77

3.2.5 Quản lí nội dung với CMS. 80

Chương 4. Xây dựng FIT Portal dựa trên Liferay Portal. 82

4.1.1 Giới thiệu. 82

4.1.2 Các vai trò (role), hệ thống người dùng sẵn có trong Liferay 82

4.1.3 Các role, hệ thống người dùng xây dựng thêm trong FIT portal. 83

4.1.4 Đối tượng người dùng trong hệ thống FIT portal. 83

4.1.5 Quy trình tạo mẫu tin của hệ thống FIT portal. 86

4.1.6 Cài đặt các trang trong hệ thống. 87

4.1.7 Cách tạo Website đơn vị. 102

4.1.8 Danh mục các website đơn vị. 105

Chương 5. Kết quả đạt được và hướng phát triển 107

5.1. Kết quả đạt được 107

5.1.1 Liferay 107

5.1.2 Sakai 107

5.1.3 Single Sign On 107

5.2. Hướng phát triển 107

PHỤ LỤC 1

A. Một số so sánh giữa Moodle và Sakai. 1

B. Hiện thực UserDirectoryProvider. 5

 

 

doc127 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu, đánh giá và triển khai hệ thống học trực tuyến E-Learning, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
e.its.tp.cas.client.filter.validateUrl https://nonglam.cntt.com:8443/serviceValidate edu.yale.its.tp.cas.client.filter.serverName nonglam.cntt.com:28080 edu.yale.its.tp.cas.client.filter.wrapRequest true sakai.cas /container Thêm filter-mapping cho sakai request sakai.request /* REQUEST FORWARD INCLUDE Cấu hình pom.xml của login-tool. Sửa $SAKAI_SRC/login/login-tool/tool/pom.xml (cho sakai 2.5). Thêm vào CASclient (Khi build maven sẽ tải CASclient về). cas casclient 2.1.1 Chỉnh sửa file sakai.properties. Chúng ta cần login/logout thông qua CAS, thì phải bỏ đi username/password ở phía trên của sakai login và cho phép container quản lý đăng nhập thông qua CAS # Remove the username/password boxes at the top by setting this to false top.login = false # Let the container handle logins - ie to use single sign-on. container.login = true # Force logouts via CAS also - your requirements will be different for this. # The URL below allows us to logout via CAS and then be redirected back to our Sakai server. loggedOutUrl=https://localhost:8443/cas/logout?url= Rebuild login project và kiểm tra. Build lại login project: Chuyển đến login-project và chạy lệnh: “mvn package install” Khởi động lại server và chạy sakai home page: Nhấn login, hệ thống sẽ redirect đến trang đăng nhập của CAS. Các giải pháp bảo mật ứng dụng. Triển Khai. Ứng dụng và JDBC. File application-context-security có nội dung sau: <bean id="authenticationManager" class="org.acegisecurity.providers.ProviderManager"> <bean id="daoAuthenticationProvider" class="org.acegisecurity.providers.dao.DaoAuthenticationProvider"> Teacher Admin Student <bean id="userDetailsService" class="AuthenticationJdbcDaoImpl"> <bean id="dataSource" class="org.springframework.jdbc.datasource.DriverManagerDataSource"> com.mysql.jdbc.Driver jdbc:mysql://localhost:3306/test root 123456 Ứng dụng, CAS và JDBC. Thêm filter chain vào web.xml. Acegi Filter Chain Proxy org.acegisecurity.util.FilterToBeanProxy targetClass org.acegisecurity.util.FilterChainProxy Acegi Filter Chain Proxy /* Thêm file cấu hình application-context-security trong web.xml. contextConfigLocation /WEB-INF/applicationContext-jdbc.xml /WEB-INF/applicationContext-acegi-security.xml Thêm context listener vào web.xml. org.springframework.web.context.ContextLoaderListener Thêm applicationContext-acegi-security.xml có nội dung sau: <bean id="authenticationManager" class="org.acegisecurity.providers.ProviderManager"> <bean id="daoAuthenticationProvider" class="org.acegisecurity.providers.dao.DaoAuthenticationProvider"> Teacher Admin Student <bean id="userDetailsService" class="AuthenticationJdbcDaoImpl"> <bean id="dataSource" class="org.springframework.jdbc.datasource.DriverManagerDataSource"> com.mysql.jdbc.Driver jdbc:mysql://localhost:3306/test root 123456 Thêm những thư viện sau vào ../lib của ứng dụng. acegi-security-0.8.2.jar acegi-security-CAS-0.8.2.jar CAS.jar commons-codec-1.3.jar commons-collections-3.1.jar commons-logging.jar ehcache-1.1.jar log4j-1.2.9.jar mysql-connector-java-3.0.16-ga-bin.jar oro-2.0.8.jar spring-1.2.1.jar Tìm hiểu Sakai LMS. Giới thiệu Sakai project. Sakai ( là một cộng đồng các viện nghiên cứu, các tổ chức thương mại và các cá nhân hợp tác với nhau để phát triển một Môi trường Cộng tác và Học tập chung (Collaboration and Learning Environment - CLE). Sakai ban đầu được phát triển dựa trên các công cụ được xây dựng bởi 5 trường đại học Indiana University, Massachusetts Institute of Technology, Stanford University, University of Michigan, Polytechnic University of Valencia. Sau phiên bản đầu tiên, họ mời thêm các học viện khác với tư cách là những người cộng tác (Sakai Partners Program). Hiện tại việc phát triển Sakai được thực hiện dưới sự cộng tác của nhiều học viện, trường đại học, các tổ chức thương mại, những cá nhân tình nguyện và tổ chức Sakai. Tổ chức Sakai (Sakai Foundation). Là một thành viên được hơn 100 tổ chức, học viện, tài trợ kinh phí khiêm tốn cho những hoạt động phi lợi nhuận bao gồm việc quản lý các tài nguyên trí tuệ của Sakai, bảo trì hệ thống Sakai, phát hành Sakai và là người phát ngôn của Sakai. Cộng đồng Sakai (Sakai Community). Là sự đóng góp của nhiều tổ chức và cá nhân trên thế giới. Cộng đồng Sakai chịu trách nhiệm về mọi khía cạnh của Sakai CLE. Họ tin rằng việc phát triển mô hình dựa vào cộng động sẽ tạo ra sản phẩm tốt nhất. Các học viện dù lớn hay nhỏ đều có thể hợp tác với các đối tác thương mại của Sakai, những người cung cấp host và các dịch vụ phát triển, hỗ trợ để ứng dụng Sakai vào học viện của mình. Sakai CLE là một phần mềm giáo dục miễn phí, mã nguồn mở được phân phối theo Giấy phép Giáo dục Cộng đồng (Educational Community License - một kiểu của giấy phép mã nguồn mở). Sakai CLE được dùng để dạy học, để nghiên cứu và để cộng tác nhiều người với nhau. Hệ thống này là một dạng của Hệ quản trị đào tạo (Learning Management System - LMS). Vào tháng 7 năm 2007, Sakai là sản phẩm được hơn 150 viện nghiên cứu tham gia phát triển và được thí điểm ở hơn 100 nơi khác. Hiện nay, Sakai được áp dụng cho hơn 160 học viện, trường đại học, cao đẳng… trên toàn thế giới. Hình 32 - Các nơi nghiên cứu và sử dụng Sakai Tính năng. Sakai bao gồm nhiều tính năng chung của các Hệ quản trị đào tạo, bao gồm đưa lên các tài liệu hướng dẫn, sách giáo trình, mục thảo luận, trao đổi trực tuyến, bài tập lớn, và các bài kiểm tra online. Thêm vào đó, Sakai còn cung cấp một bộ công cụ làm việc nhóm dùng cho nghiên cứu và các dự án nhóm. Để hỗ trợ các tính năng này, Sakai đã thêm vào khả năng thay đổi thiết lập của tất cả mọi công cụ dựa trên vai trò, thay đổi quyền hệ thống tùy theo người dùng. Nó cũng tích hợp một wiki, mailing list và lưu trữ, bộ đọc RSS. Bộ công cụ để dạy và học, quản lý điểm số. Bài tập Bài tập đã được gửi Bài tập đã được nộp Sổ điểm Bài kiểm tra, thi đã được gửi Bài kiểm tra, thi Bài kiểm tra, thi đã được nộp Sổ điểm Hình 33- Quan hệ giữa các công cụ dạy và học Syllabus – Đề cương bài giảng. Tạo đề cương. Chọn Syllabus > Create/Edit > Add. Title: Đặt tên cho đề cương môn học. Content: Nơi soạn thảo nội dung của đề cương. Public View: Bất kỳ ai cũng có thể xem được đề cương. Only for Site: Chỉ cho phép thành viên khóa học được xem đề cương. Add Attachments: Đính kèm tệp tin cho đề cương. Email Notification: Thông báo mail về đề cương môn học. Post: Đưa đề cương lên. Preview: Xem lại đề cương. Save Draft: Lưu đề cương thành bản nháp để chỉnh sửa sau. Lấy từ đề cương có sẵn trên web. Chọn Syllabus > Create/Edit > Redirect > Nhập vào đường dẫn đến trang web. Gradebook – Sổ điểm. Giúp giảng viên tính điểm, lưu trữ và thông báo điểm cho sinh viên. Tự động tính toán điểm của khóa học. Có thể cho xem, nhập mới, chỉnh sửa và công bố đến sinh viên điểm và các lời phê. Có thể chuyển điểm vào từ các công cụ khác như Test and Quizzes, Assignment. Xuất/Nhập điểm và xếp loại ra dạng .csv. Hình 34 – Sổ điểm All Grades: Xem tất cả các điểm của tất cả của sinh viên. Course Grades: Xem điểm khóa học của tất cả các sinh viên. Gradebook Setup: Một số thiết lập cho sổ điểm. Course Grade Options: Tùy chọn điểm cho khóa học (quy định cách đánh giá khóa học theo điểm chữ (A-F) hoặc đánh giá theo đậu/rớt). Import Grades: Nhập điểm số từ tệp tin Bảng tính và một số tùy chọn khác. Add Gradebook Item: Thêm một mục sổ điểm. Import gradebook item from spreadsheet. Gradebook Items Summary. Title: Tiêu đề của sổ điểm. Edit: Chỉnh sửa. ClassAvg: Điểm trung bình của lớp (trung bình tất cả các sinh viên). Due Date: Ngày hết hạn của sổ điểm. Released to Students: đã cho sinh viên xem sổ điểm này chưa. Included in Course Grade: Mục sổ điểm này có được tính vào trong điểm chung của khóa học hay không. Quy định cách đánh giá môn học. Giảng viên có thể quy định cách đánh giá cuối môn học với kết quả Đậu/Rớt hoặc điểm bằng chữ A-F. Hình 35 - Sakai Gradebook - Quy định cách đánh giá môn học Chọn công cụ Grade Book > Change course grade options. Hình 36 - Sakai Gradebook - Quy định cách đánh giá môn học (tt) Display course grade to students now: Chọn nếu muốn hiển thị kết quả điểm môn học đến thời điểm hiện tại cho sinh viên. Grade Type: Letter Grades (with +/-): Đánh giá kết quả cuối cùng của môn học theo điểm chữ từ A-F Pass/Not Pass: Đánh giá kết quả cuối cùng của môn học là đậu hay rớt. Rồi điền bên dưới (hoặc để mặc định) tỷ lệ % điểm sinh viên phải đạt được để tương ứng vớt kết quả đánh giá. Quy định hệ số điểm cho bài kiểm tra/bài tập. Giáo viên quy định bài kiểm tra/bài tập theo các nhóm rồi quy định hệ số điểm tương ứng cho mục đó. Ví dụ: Bài thi giữa kìa chiếm 40% tổng điểm, bài thi cuối kỳ chiếm 40% tổng điểm, các bài tập chiếm 20% tổng điểm (lưu ý tổng các tỷ lệ phải đủ 100%). Hình 37 - Sakai Gradebook - Quy định hệ số điểm cho bài kiểm tra/bài tập Chọn công cụ Gradebook > Gradebook Setup. Categories & Weighting: Phân loại cho bài kiểm tra/bài tập và gán cho hệ số điểm. Sau đó điền các phân loại và tỷ lệ điểm tương ứng. Chọn Save Changes để lưu các thay đổi. Hình 38 - Quy định hệ số điểm cho bài kiểm tra/bài tập (tt) Sau khi lưu các thay đổi, trở lại Gradebook Items. Đối với các Mục sổ điểm (Gradebook Item) đã tạo trước đó (nếu có) mà chưa phân loại (Unassigned) thì chọn Edit để phân loại. Hình 39 - Quy định hệ số điểm cho bài kiểm tra/bài tập (tt) Cách tạo sổ điểm. Chọn Gradebook > Add Gradebook Item. Title: Tiêu đề sổ điểm. Gradebook Item Point Value (điểm thực của sinh viên trong mục sổ điểm được tính dựa trên tỉ lệ điểm bài tập/ Gradebook Item Point Value). Ví dụ: Bài tập A sử dụng mục sổ điểm B này (với Gradebook Item Point Value = 20), nếu bài tập A sinh viên được 10 điểm thì điểm thực tính theo mục sổ điểm B là 10/20. Due Date: Ngày hết hạn của sổ điểm. Release this item to Students: Cho phép sinh viên thấy sổ điểm này. Include this item in course grade calculations: Tính vào điểm khóa học. Sử dụng sổ điểm. Ghi chú: Một mục trong sổ điểm (Gradebook) có thể được tạo bằng công cụ Gradebook hoặc cũng có thể được tạo từ các công cụ khác như Bài tập (Assginment), Kiểm tra (Test and Quizzes). Trong phần tạo bài tập, phần Grading, chọn Associate with existing Gradebook entry để sử dụng một mục trong sổ điểm đã có sẵn hoặc chọn Add Assginment to Gradebook để tạo mới một mục sổ điểm cho bài tập này. Hình 40 - Sử dụng sổ điểm khi tạo bài tập Trong phần tạo bài kiểm tra (Test and Quizzes). Vào mục Settings (cài đặt một số thông tin cho bài kiểm tra), mục Grading, chọn Grades sent to Gradebook. Hình 41 - Sử dụng sổ điểm khi tạo bài kiểm tra Assignment – Bài tập. Giúp giảng viên tạo, gửi bài tập cho sinh viên và chấm điểm trực tuyến, cho lời phê các bài tập đó. Hỗ trợ nhiều cách tính điểm, đánh giá (điểm chữ, điểm số, phần trăm, đậu/rớt). Tạo bài tập. Chọn trang học thích hợp, nơi mà người dùng có tư cách giảng viên. Chọn Assigment > Add, để bắt đầu tạo một bài tập. Title: Tên bài tập. Open Date: Ngày bài tập được gửi đến sinh viên. Sinh viên không thể thấy và làm bài nếu chưa đến ngày này. Due Date: Hạn nộp bài. Accept until: Hạn nộp cuối, sau ngày này sinh viên không thể làm hay nộp bài cho giáo viên. Student Submission: Chọn hình thức để sinh viên nộp bài Inline and Attachments: Nộp dạng chữ và tệp tin đính kèm. Inline only: Chỉ nộp dạng chữ. Attachments only: Chỉ dùng tệp tin đính kèm. Non-electronic: Không nộp qua site khóa học (có thể là nộp trực tiếp với giáo viên). Grade Scale: Cách tính điểm. Ungrade: Không chấm điểm (chỉ dùng làm bài tập mang tính rèn luyện). Letter Grade: Điểm chữ (A-F). Points: Điểm số (0-10). For points, enter maximum possible: Phải quy định điểm tối đa cho bài tập. Pass/Fail: Đánh giá đậu/rớt. Checkmark: Đánh giá chấp nhận/không chấp nhận. Assginment Instruction: Phần hướng dẫn làm bài của giáo viên. Add an announcement about the open date to Announcements: Thông báo ngày giao bài tập xuống sinh viên vào bảng thông báo. Add honor pledge: Thêm cam kết danh dự (cam kết sinh viên không nhận sự giúp đỡ của người khác lúc làm bài tập này). Grading: Ghi nhận điểm của bài tập vào sổ điểm. Do not add assignment to Gradebook: Không đưa điểm bài tập vào sổ điểm. Add Assignment to Gradebook: Đưa điểm bài tập vào sổ điểm. Associate with existing Gradebook entry: Đưa điểm bài tậo vào sổ điểm và dùng chung cột điểm với một bài tập đã có trong sổ điểm (dùng khi giáo viên muốn cho sinh viên gở điểm xấu của bài tập trước). Submission Notification Email Options: Tùy chọn thông báo mail đến giáo viên khi có sinh viên nộp bài. Add Attachment (hay Add/Remove Attachment): Thêm hoặc bớt tệp tin đính kèm cho bài tập. Khi bài tập chưa có tệp tin đính kèm, người dùng sẽ thấy Add Attachment để thêm tệp tin đính kèm. Khi bài tập đã có tệp tin đính kèm, người dùng sẽ thấy Add/Remove Attachment để thêm hoặc bỏ tệp tin đính kèm. Nếu đã đính kèm, người dùng sẽ thấy Items to attach, nhấn Remove để xóa. Upload local file: Chọn tệp tin trên máy tính. or a URL: Lấy liên kết của tệp tin từ trang web khác. Select a resource: Chọn tệp tin từ resource của khóa học (Chọn Attach a copy của tệp tin muốn tải lên từ resource). Post: Hoàn thành việc tạo bài tập. Preview: Xem lại bài tập vừa tạo. Save Draft: Lưu bài tập dạng nháp để chỉnh sửa sau. Cancel: Hủy bỏ, không tạo bài tập. Xem – Chỉnh sửa – Chấm điểm bài tập. View - Assigment List: Xem các bài tập đã tạo. Hình 42 - Xem danh sách bài tập Assigment title: Tên bài tập. Status: Trạng thái của một bài tập. Not Open: Bài tập này chưa đến ngày giao xuống cho sinh viên . Open: Bài tập này đã được giao xuống cho sinh viên. Due: Bài tập đến hạn nộp. Close: Bài tập đã hết hạn nộp. Draft: Bài tập đang được chỉnh sửa, chưa giao xuống sinh viên. Open: Ngày giờ bài tập sẽ được giao xuống cho sinh viên. Due: Ngày giờ bài tập đến hạn nộp. In / New: Tổng số các bài nộp của sinh viên (In) và số bài nộp giáo viên chưa chấm điểm (New). Scale: Loại điểm của một bài tập. Xem lại nội dung bài tập: Nhấn vào tên bài tập (ví dụ: Bài tập 1) để xem với tư cách giáo viên hoặc tư cách sinh viên (student view). Chỉnh sửa bài tập: Nhấn Edit để chỉnh sửa toàn bộ thông tin và nội dung bài tập. Với những bài tập hết hạn nộp hay đã có sinh viên nộp bài, giáo viên sẽ nhận được cảnh báo nhắc nhở trước khi chỉnh sửa. Tùy theo những chỉnh sửa của giáo viên mà các bài sinh viên đã nộp sẽ bị ảnh hưởng (thường là mất bài). Tạo bản sao của bài tập: Nhấn Duplicate để tạo ra một bài tập hoàn toàn giống bài tập hiện tại. Chấm điểm: Nhấn Grade, màn hình hiển thị tương tự bên dưới, nhấn vào tên sinh viên để chấm điểm bài làm cho sinh viên. Hình 43 – Chấm điểm View - Assigment List by Student: Chỉ xem danh sách sinh viên và trạng thái các bài tập giáo viên đã giao xuống cho sinh viên. Hình 44 - Xem danh sách bài tập theo sinh viên Xem bài tập dưới góc nhìn của sinh viên. Hình 45 - Xem bài tập dưới góc nhìn của sinh viên Submit as Student: Thử làm bài như sinh viên(để ước lượng thời gian làm bài, độ khó bài tập, …). Tests and Quizzes – Kiểm tra. Giúp giảng viên tạo bài kiểm tra hoặc các bảng thăm dò ý kiến. Điểm được tự động chấm. Có thể có nhiều loại câu hỏi trong bài kiểm tra (bảng thăm dò ý kiến): Multiple Choice: Chọn một hoặc nhiều câu trả lời cho một câu hỏi. Servey: Thăm dò ý kiến với các mức ý kiến đã quy định sẵn cho một câu hỏi thăm dò. Short Answer/Essay: Bài tiểu luận ngắn. Fill in the Blank: Điền vào chỗ trống. Numeric Response: Câu trả lời dạng số. Matching: Câu hỏi dạng nối hai cột để có kết quả đúng. True False: Chọn lựa đúng hoặc sai. Audio Recording: Trả lời bằng cách ghi âm trực tiếp. File Upload: Câu trả lời là tệp tin đính kèm. Copy from Question Pool: Chọn các câu hỏi có sẵn từ ngân hàng câu hỏi. Tạo ngân hàng câu hỏi. Chọn Tests & Quizzes > Question Pools > Add New Pools. Pool Name: Tên ngân hàng câu hỏi. Creator: Người tạo ngân hàng câu hỏi (tên người đã đăng nhập và tạo ra ngân hàng câu hỏi này, không thay đổi được). Department/Group: Tên Phòng Ban/Nhóm chủ ngân hàng câu hỏi. Description: Mô tả ngắn về ngân hàng câu hỏi. Objectives: Mô tả ngắn mục đích ngân của ngân hàng câu hỏi. Keywords: Từ khóa cho ngân hàng câu hỏi để hỗ trợ tìm kiếm nhanh ngân hàng câu hỏi này. Công cụ cũng hỗ trợ phân cấp nhiều nhiều ngân hàng câu hỏi con. Ví dụ, trong ngân hàng câu hỏi môn A, có ngân hàng các câu hỏi một lựa chọn, ngân hàng câu hỏi nhiều lựa chọn, ngân hàng câu hỏi đúng sai… Hình 46 - Sakai Test & Quizzes - Tạo ngân hàng câu hỏi Chọn Add bên dưới Ngân hàng câu hỏi muốn tạo ngân hàng con, rồi tạo bình thường. Các ngân hàng con sẽ được hiển thị bên dưới. Thêm câu hỏi vào Ngân hàng câu hỏi. Nhấn vào tên của Ngân hàng câu hỏi. Chọn Add tương ứng với Questions để thêm câu hỏi. Hình 47 - Sakai Test & Quizzes - Thêm câu hỏi Các bước khi tạo bất kỳ loại câu hỏi nào: Hình 48 - Soạn nội dung câu hỏi Answer Point Value: Điểm cho câu hỏi (trừ loại survey). Soạn nội dung câu hỏi. Đặt câu hỏi vào phần (part) trong bài kiểm tra (thi), đưa câu hỏi vào ngân hàng câu hỏi. Soạn các phản hồi (feedback) cho câu hỏi. Hình 49 - Phản hồi đáp án cho sinh viên Tạo bài kiểm tra. Chọn Test & Quizes > Assessment > Add Assessment. Title: Tên bài kiểm tra (thi). Chọn Create (hoặc Quick Create) để tạo bài kiểm tra. Create: Bài kiểm được tạo, giáo viên tiến hành tạo các câu hỏi cho bài kiểm tra (xem phần tạo câu hỏi và ngân hàng câu hỏi). Quick Create: Tạo nhanh các câu hỏi bẳng dạng text (theo định dạng đã được sakai quy định), cách này một lúc tạo được nhiều câu hỏi. Presentation – Trình diễn slide bài giảng. Giúp giảng viên tạo các slide bài giảng dưới dạng hình. Việc này giúp cho giảng viên có thể trình chiếu cho người xem. Khi giảng viên di chuyển các slide bài giảng trong lúc giảng dạy, màn hình của sinh viên cũng sẽ thay đổi, để theo dõi bài giảng của giáo viên. Tạo một bài giảng. Vào công cụ Resource, tạo một thư mục tên Presentations. Tạo các thư mục con bên trong thư mục Presentation > Tải hình ảnh các slide vào các thư mục này. Các thư mục này sẽ hiển thị trong Presentation và cho phép trình chiếu như trình chiếu slide. Hình 50 - Sakai Presentations Bộ công cụ giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên. Announcement – Thông báo. Giúp giảng viên thông báo các tin tức về khóa học cho sinh viên. Thông báo có thể được giảng viên tạo trực tiếp hoặc thông qua một công cụ khác (như Assignement – tạo thông báo khi bài tập được giảng viên đưa ra). Cách tạo thông báo. Chọn Announcement > Add. Announcement title: Tiêu đề của thông báo. Body: Nội dung thông báo. Access: Quản lý việc xem thông báo. Only members of this site can see this announcement: Chỉ cho phép các thành viên của khóa học xem thông báo này. This announcement is publicly viewable: Mọi người đều có thể xem. Availability: Show: Luôn luôn hiển thị thông báo này. Hide: Luôn luôn ẩn thông báo này. Specify Dates: Chỉ định khoảng thời gian thông báo được hiển thị. Beginning: Ngày bắt đầu của thông báo. Ending: Ngày kết thúc thông báo. Add Attachments: Đính kèm tệp tin cho thông báo. Email Notification: Thông báo mail. All participants: Thông báo đến tất cả các thành viên của khóa học. Only participants who opted in: Chỉ thông báo đến các thành viên chỉ định. No Notification: Không thông báo mail. Add Announcement: Tiến hành thêm thông báo. Preview: Xem lại thông báo. Xem – Chỉnh sửa thông báo. View: Các thông báo trong bảng thông báo. All: Xem tất cả các thông báo. Public: Chỉ xem các thông báo chung. By group: Xem thông báo của các nhóm. Nhấn vào tiêu đề thông báo để xem chi tiết thông báo. Nhấn vào Edit để chỉnh sửa thông báo. Để xóa thông báo, chọn ô Remove, nhấn Update bên dưới. Kết hợp thông báo của trang học khác. Chọn Announcement > Merge. Chọn các trang web muốn lấy thông báo > Save. Các sự kiện này sẽ được thêm vào bảng thông báo của khóa học hiện tại. Ghi chú: Những thông báo lấy từ site khác sẽ không được chỉnh sửa hay xóa. Schedule – Lịch công tác. Giúp giảng viên ghi chú các sự kiện đặc biệt trong khóa học. Giảng viên có thể tạo sự kiện trực tiếp hoặc thông qua một công cụ khác (như Assignement – tạo sự kiện cho báo cho sinh viên biết ngày hết hạn làm bài tập). Tạo một sự kiện trong lịch công tác. Chọn Schedule > Add. Title: Tên sự kiện. Date: Ngày sự kiện diễn ra. Start Time: Thời điểm bắt đầu sự kiện. Duration: Khoảng thời gian sự kiện diễn ra. End Time: Thời điểm kết thúc sự kiện. Message: Nội dung của sự kiện. Display to site: Hiển thị trên bảng lịch biểu của khóa học (mặc định được chọn). Frequency: Chọn số lần lặp lại cho sự kiện. Once: Chỉ xuất hiện1 lần, không lặp lại. Daily: Hằng ngày. Weekly: Hằng tuần. Monthly: Hằng tháng. Yearly: Hằng năm. Event Type: Chọn loại sự kiện. Academic Calendar: Lịch học Activity: Hoạt động Cancellation: Hủy hẹn Class section – Discussion: Thảo luận Class section – Lab: Thực hành Class section – Lecture: Thuyết trình Class section - Small Group: Nhóm Computer Session: Học vi tính Deadline: Hạn cuối nộp bài Exam: Kiểm tra Multidisciplinary Conference: Hội nghị Quiz: Thi Web Assignment: Bài tập trên web Event Location: Mô tả nơi sự kiện diễn ra. Add Attachments: Thêm file đính kèm cần thiết cho sự kiện. Save Event: Lưu lại sự kiện vào lịch công tác. Lấy sự kiện từ trang khác. Hình 51 - Lấy sự kiện từ trang khác Chọn Schedule > Merge > chọn trang web muốn lấy sự kiện > Save. Hiện thực Sakai Course Management System (Sakai-CMS). Giới thiệu Sakai CMS. Sakai là một hệ thống quản lý học trực tuyến, và việc quản lý của nó liên quan đến các khóa học, giảng viên, sinh viên, việc đăng ký học. Ban đầu, các nhóm phát triển Sakai hình như ra mối quan hệ quá đơn giản giữa việc quản lý học của các học viện với việc hiện thực chúng lên website, nên Sakai phiên bản đầu không cho phép người dùng can thiệp vào việc quản lý học được Sakai định nghĩa sẵn. Nhưng về sau, nhận thấy được sự phức tạp và khác biệt rõ rệt giữa việc định nghĩa cũng như hiện thực quản lý học của các học viện, nên vào khoảng năm 2005-2007, một nhóm các trường đại học đã hợp tác nghiên cứu, định nghĩa, hiện thực và đưa vào Sakai 2.4 một hệ thống quản lý học phức tạp và linh động hơn. Khi đó các học viện, trường học hoặc có thể sử dụng lại Sakai CMS được hiện thực sẵn để áp dụng vào việc quản lý học của mình, hoặc tự hiện thực lại interface của Sakai CMS cho phù hợp với mô hình quản lý của mình. Một số khái niệm trong Sakai CMS. AcademicSession: Thường để biểu diễn khái niệm 1 học kỳ. Nhưng tổng quát là để thể hiện một khoảng thời gian mà các khóa học được mở. CanonicalCourse: Để mô tả tổng quát một môn học, một chương trình học. CourseOffering: Là một hiện thực của thể của một CanonicalCourse, thường được mở dựa trên một học kỳ nào đó (AcademicSession). Nhưng không phải tất cả CourseOffering nào cũng dựa trên một AcademicSession, vì có thể có những khóa học dài hạn, không phục thuộc vào học kỳ. CourseSet: Là tập hợp các CanonicalCourses và CourseOfferings của một ngành, một khoa . Một CourseSet có thể chứa các CourseSet con khác. Enrollment: Mô tả việc đăng ký, ghi danh của người học vào một khóa học nào đó. Membership: Mô tả vai trò của một người trong một khóa học. EnrollmentSet: Mô tả một bảng đăng ký học cùa học viên vào một khóa học Section: Mô tả một nhóm học viên nhỏ trong một khóa học. Một nhóm có thể có các nhóm nhỏ hơn. Một học viên có thể thuộc nhiều nhóm này trong một khóa học. Hình 52 - Mô hình miền Sakai CMS Trong thực tế có hai mô hình quản lý khóa học phổ biến Mô hình đơn giản (Simple): Một khóa học có một trang web, sinh viên đăng ký vào một khóa học (CourseOffering), không có nhóm (Section). Hình 53 - Mô hình Simple Mô hình phức tạp hơn (Large Lecture): Một khóa học có một trang web, trong đó có nhiều nhóm nhỏ ứng với khóa học đó. Hình 54 - Mô hình Large Lecture Hiện thực Sakai CMS. API Course Management Service của Sakai cung cấp hai interface: CourseManagementService là interface chỉ cho phép các component khác đọc thông tin quản lý học. CourseManagementAdministration: Đây là interface không bắt buộc hiện thực. Nếu hiện thực thì nó làm nhiệm vụ cập nhật dữ liệu quản lý học. Demo. Do không có mô hình thực của trường Đại học Nông Lâm, nên nhóm hiện thực lại Sakai CMS dựa trên mô hình Simple: 1 khóa học có 1 site và không có nhóm nhỏ. Với CSDL giả lập, dựa trên mô hình CSDL của Sakai, và thay đổi một vài chi tiết cho đơn giản, phù hợp. Triển khai một ứng dụng viết thêm cho Sakai. Cài đặt một ứng dụng từ bên ngoài vào Sakai. Lưu ý. Trước khi thêm các tool từ bên ngoài, chúng ta phải triển khai thành công SakaiLMS từ source gốc của Sakai. Ứng dụng nói đến ở đây có thể một ứng dụng web có giao diện cho người sử dụng, ứng dụng này sa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTN_Liferay_Sakai_SSO_230909.doc
  • docGiao_trinh_huong_dan_su_dung_he_thong_MOODLE.doc
  • docHuongDanCaiDat_Moodle.doc