MỤC LỤC
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀCHUNG . 1
1. Lý do chọn đềtài :. 1
2. Mục đích nghiên cứu :. 1
3. Đối tượng nghiên cứu :. 1
4. Nhiệm vụnghiên cứu : . 2
4. 1. Nghiên cứu lý luận . 2
4. 2. Nghiên cứu thực tiễn : . 2
5. Khách thểvà phạm vi nghiên cứu : . 2
5. 1. Khách thểnghiên cứu :. 2
Bảng 1 : Tóm tắt những đặc điểm của mẫu nghiên cứu : . 2
5. 2. phạm vinghiên cứu : . 3
6. Phương pháp nghiên cứu : . 3
7. Giảthuyết nghiên cứu : . 3
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU . 5
Chương I : Cơsởlý luận của đềtài. . 5
1. Lịch sửnghiên cứu vấn đề. 5
1.1. Các nghiên cứu về định kiến và định kiến giới trên thếgiới : . 5
1.2. Các nghiên cứu vềđịnh kiến và định kiến giới ởtrong nước. . 7
2. Các khái niêm cơbản. . 7
2.1. Khái niệm giới tính và giới. . 7
2.2. Khái niệm định kiến xã hội. . 9
2.3. Định kiến giới. . 10
2.4 Khuôn mẫu giới. . 12
2.5 Vai trò giới . 13
2.6. Bình đẳng giới : . 14
CHƯƠNG II : KẾT QUẢNGHIÊN CỨU THỰC TIỂN. 16
I. ĐÔI NÉT TỔNG QUAT VỀXÃ MỸLỘC- HUYỆN HẬU LỘC- TỈNH THANH HOÁ. . 16
II. KẾT QUẢNGHIÊN CỨU : . 18
1. Định kiến vềvịtrí của người phụnữtrong gia đình. . 18
1.1. Định kiến vềvịtrí của người phụnữtrong dòng họ . 18
1.2. Định kiến vềngười phụnữtrong gia đình của họ. . 20
1.3. Đối với gia đình riêng . 22
2. Định kiến vềviệc thểhiện tinh cảm của người phụnữtrong quan hệnam nữ, vợchồng : . 26
3. Giá trịcon trai, con trai trong gia đình. 29
4. Vịtrí của người phụnữngoài xã hội : . 34
5. Phụnữtrong lĩnh vực lao động sản xuất. 37
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ ĐỀXUẤT. 43
1. Kết luận :. 43
2. Đềxuất :. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 46
LỜI CẢM ƠN . 47
49 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu định kiến xã hội đối với nữ giới (Nghiên cứu tại xã Mỹ lộc- huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: “Đàn ông là người mang họ của dòng họ”.
Cùng với quan điểm có ý kiến cho rằng : “ở địa phương tôi hội họp làng xã thì
cả hai cùng đi được, còn dòng họ thì chỉ có nam giới. (phiếu 62). Điều này càng
minh chứng rõ ràng nét định kiến với người phụ nữ trong gia đình. phải chăng,
vì “con gái là con người ta”, vì con gái đàn bà không mang họ của dòng họ vì
họ không mạnh mẽ mà họ không được đến dự các cuộc họp của dòng họ.... Tuy
nhiên, với ý kiến này ta thấy, người phụ nữ phần nào được nhìn nhận ngoài xã
hội, còn trong gia đình vị trí của họ vẫn là dấu chấm hỏi phải cần được giải đáp.
Với 12, 4% ý kiến cho rằng người phụ nữ có thể đến dự các cuộc họp này,
chúng ta có thể thấy đã bắt đầu có sự tiến bộ trong nhận thức của người dân
song, lý do mà họ đưa ra lại là : “gia đình không có đàn ông hay người chồng
bận việc khác không đến được. ” Điều này càng thể hiện rõ hơn sự yếu thế của
người phụ nữ trong gia đình. Họ chỉ biết làm theo sự chỉ bảo sai khiến của đức
ông chồng mà không mảy may do dự. Tuy nhiên, xét một cách khách quan thì
Báo cáo thực tập
20
đây cũng là một điều đáng mừng. Bởi nếu trước đây, người phụ nữ phải chọn
đời ôm một chữ “tòng” của xã hội phong kiến, thì nay, trong những trường hợp
đặc biệt họ có thể phá bỏ nó và đứng vào thay thế vị trí của người nam giới. Mặc
dù những trường hợp như thế còn rất hạn chế nhưng cũng đủ để khởi nguyên
cho sự tiến bộ của một thiết chế gia đình hiện đại. Đáng mừng hơn, kết quả
nghiên cứu còn cho thấy 37% ý kiến trả lời : Cải hai đều có thể tham dự với lý
do bình đẳng xã hội : “nam giới và phụ nữ đều có quyền, nghĩa vụ và trách
nhiệm như nhau”. Nên điều quan trọng mà họ nhận thấy là “ Nam hay nữ đều có
quyền họp bàn trong lĩnh vực, miễn là ý kiến của họ có tính thuyết phục. ”
(phiếu 64 nam). Như vậy, qua nghiên cứu cho thấy, mặc dù đã có sự chuyển
biến rõ rệt trong nhận thức của người dân về vị trí của người phụ nữ đối với
dòng họ nhưng thực tế thì định kiến về họ vẫn còn không hề mất đi. Họ vẫn
mang cái nhãn mác của một người yếu đuối, không quyết định được việc lớn.
Họ vẫn là đàn bà, con gái “ không mang họ của dòng họ…” và do vậy họ vẫn
phải chịu thiệt thòi hơn nam giới.
1.2. Định kiến về người phụ nữ trong gia đình của họ.
Đối với gia đình phần lớn là dòng họ, người phụ nữ đã phải chấp nhận
việc như nam giới. Còn về gia đình nhỏ của họ, vị trí của họ được nhìn như vào
đấy? Đi sâu vào lĩnh vực này, chúng tôi hiểu trước hết là nghĩa vụ của con của
họ và đưa ra câu hỏi : Theo ông (bà) “trong những ngày nghỉ tết, ai là người
tiến hành làm lễ thờ cúng tổ tiên. ” Kết quả câu hỏi nay được thể hiện trong
bảng sau :
Bảng 3 : người tiến hàng làm lễ thờ cúng tổ tiên trong gia đình :
Người tiến hành Số phiếu Tỷ lệ %
Nam giới
Phụ nữ
Cả hai
94
34
21
64, 4%
23, 3%
14, 3%
Tổng 149 100%
Báo cáo thực tập
21
Căn cứ vào bảng 3 ta thấy : Nam giới tiến hành làm lễ thờ cúng tổ tiên
chiếm tỷ lệ cao nhất 64, 4%. Trong khi đó phụ nữ làm việc này chiếm 23, 4% và
cả hai làm việc này chiếm 14, 3%. Lý giải về việc nam giới tiến hành làm lễ thờ
cúng tổ tiên 64, 4%. Số người được hỏi cho rằng công việc này là của nam giới.
Bởi chính họ là trưởng trong gia đình, là người nối dõi dòng tộc, tổ tiên hoặc
phải đảm nhiệm phần thông báo với các bậc bề trên tình hình gia thất, mời chào
kính cáo tổ tiên. Còn phụ nữ chỉ là dân con, công việc của họ là ở nhà dưới.
Một lý do khác khá đồng nhất trong các câu trả lời mà chúng tôi nhận
được là : Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất của gia đình. Do đó không những phải
để bàn thờ ở chỗ sạch sẽ nhất trong nhà, mà còn phải có một không gian tôn
nghiêm thành kính, một không khí trang trọng khi đứng trước bàn thờ. Mà với
người phụ nữ, do vấn đề sinh lý giới tính mà họ không được coi là sạch sẽ. Bởi
thế, người ta sợ điều đó sẽ làm uế tạp, nhơ bẩn “cái thiêng” của nhà mình cho
nên phụ nữ không được phép làm công việc đó. Chính điều này đã thể hiện rõ
phụ nữ không được phép làm, chính điều này đã thể hiện rõ lề lối, nếp nghĩ cách
làm của xã hội phong kiến xưa. Nếu như, trong xã hội xưa, để bảo vệ bầu không
khí linh thiêng ở những nơi thờ tự, những người phụ nữ không được “lai vãng”
đến gia nhà đó. Thì nay, về cơ bản không khác là bao khi mà họ cũng được coi
là một điều gì đó không sạch sẽ. Tuy nhiên, họ đã được tự do sử dụng không
gian trong nhà song tuyệt đối không được động vào đồ thờ cúng.
Với các ý kiến chỉ ra rằng trong gia đình họ phụ nữ là người tiến hành làm
lễ thờ cúng tổ tiên, tỷ lệ này chỉ chiếm 23, 3%. Song lý do mà họ đưa ra rất thực
tế. Vì phụ nữ hay đi chùa. họ làm các công việc này tốt hơn. Còn nam giới lo
lắng các công việc ngoài xã hội nên họ ít để ý đến các khía cạnh này. Thêm vào
đó chúng ta dễ nhận thấy nét đặc thù của người phụ nữ là cẩn thận, tỉ mỉ chau
chuốt nên việc chăm sóc bàn thờ gia tiên sẽ hợp hơn với họ…Những ý kiến này
phần nào đã bỏ qua quan niệm cổ hủ của lối phong kiến xưa. Xưa nay nơi bàn
thờ cúng tổ tiên vẫn được coi là nơi có không gian linh thiêng nhất trong nhà, nó
thể hiện gia phong của mỗi gia đình. Song thiết nghĩ chúng ta không nên quá
Báo cáo thực tập
22
suy diễn áp đặt vấn đề sinh lý của người phụ nữ mà làm họ phải hổ thẹn, day
dứt, tủi thân về thân phận nữ giới của mình.
Ngày nay, từ góc nhìn thực tế của cuộc sống, có không ít gia đình mà cả
vợ và chồng đều có thể làm được việc này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 14,
3% ý kiến cho rằng vợ chồng bình đẳng nên nếu có thời gian thì ai làm cũng như
vậy. Họ coi trọng đến “cái tâm, cái đức” của mình. Một số lượng không lớn, 14.
3% đủ để nhận thấy đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực trong nhận thức
của người dân về vai trò của người phụ nữ. Nhưng không thể phủ nhận rằng
định kiến với nữ giới vẫn còn tồn tại khá nặng nề trong xã hội ngầy nay. Vị trí
của họ vẫn còn mờ nhạt rất nhiều so với nam giới.
1.3. Đối với gia đình riêng
Đi sâu vào đời sống thường ngày, chúng tôi băn khoăn tự hỏi không biết
rằng phụ nữ ngày nay có còn chịu nhiều thiệt thòi của lề lối xưa hay không?
Làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi : “Ông (bà) có phản đối quan
niệm cho rằng : phụ nữ làm các công việc trong gia đình (giặt quần áo, cơm
nước…) còn nam giới làm các công việc xã hội không?’’ Kết quả mà chúng tôi
thu được là 64, 5% số người được hỏi phản đối, 35, 5% không phản đối. Kết quả
này được thể hiện như sau :
Bảng 4 : Về quan niệm : phụ nữ là các công việc gia đình (cơm
nước, giặt quần áo…) để nam giới làm các công việc xã hội.
Ý kiến Số phiếu Tỷ lệ%
Phản đối
Đồng tình
97
54
64, 4%
35, 6%
Tổng 151 100%
Kết quả ở bảng trên cho thấy đa số người được hỏi phản đối quan niệm
người phụ nữ chỉ làm các công việc gia đình để nam giới làm các công việc xã
hội. Tỷ lệ này cao nhất chiếm 64, 4%. Họ không đồng ý với việc xã hội quan
niệm chỉ nên núp sau cánh cửa nhà bếp với những lo toan vụn vặt đời sống
Báo cáo thực tập
23
thường nhật. Họ luôn mong muốn được xã hội nhìn nhận không chỉ chức năng
làm vợ, làm mẹ mà với công việc xã hội, họ luôn muốn được tham gia.
Theo truyền thống, người phụ nữ trong xã hội xưa chỉ cần biết sinh con,
đẻ cái, lo những việc vặt trong nhà và làm theo những gì mà người chồng quyết
định. Chỉ cần như vậy cũng đủ để đánh giá sự đảm đang của người phụ nữ. Xưa
nay phụ nữ làm việc nhà được coi là chiều thuận trong nét nghĩ của không ít
người. Điều này được coi là hợp lý và được duy trì trong xã họi với một nét định
kiến sâu sắc, nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì vị trí của người phụ nữ trong
gia đình. Ngày nay, mặc dù điều đó vẫn nhận được sự hoan nghênh của xã hội,
song hầu hết các chị em đã lên tiếng phản đối định kiến này. Họ chấp nhận hoàn
thành các công việc của cộng đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó một số chị em lại cam chịu thừa nhận quan niêm
ấy. Và với họ, chỉ như thế là đủ! Họ nghỉ rằng, phụ nữ từ bao đời nay vẫn được
sinh ra để đảm nhiệm việc sinh đẻ, chăm lo cho chồng con và làm những việc
vặt trong nhà. Họ không đòi hỏi, cũng không phấn đấu. Thậm chí, họ không cần
biết, ở ngoài kia xã hội đang có những chuyển biến gì. Bởi để đảm bảo là người
phụ nữ tốt, khi đứng trước sự lựa chọn giữa hoàn thành các công việc gia đình
và đi làm các công việc xã hội thì họ sẵn sàng chọn việc gia đình, có đến 35, 6%
số người được hỏi, cũng không phấn đấu và có đến 35, 6% số người được hỏi
cho rằng quan niệm đó là đúng.
Đi sâu tìm hiểu về sự phân công lao động trong gia đình, chúng tôi được
biết 73, 5% khách thể nói rắng người vợ sẽ thực hiện các công việc chăm sóc
con cái, dọn dẹp nhà cửa …25% trả lời cả hai vợ chồng cùng thực hiện và trong
đó có 53, 3% đàn ông cũng làm việc đó. Kết quả này được thể hiện như sau :
Bảng 5 : Thể hiện người làm các công việc vặt trong gia đình :
Người thực hiện Số phiếu Tỷ lệ
Vợ
Chồng
Cả hai
107
4
38
73, 5%
3, 1%
27%
Báo cáo thực tập
24
Tổng 185 100%
Nhìn vào bảng 5 ta thấy : Số người cho rằng chăm sóc con cái, dọn dẹp
nhà của là công việc của người vợ vẫn chiếm ưu thế với 73, 5% Tỷ lệ này cho
thấy trọng trách về gia đình vẫn còn khá nặng nề với người phụ nữ. Lý do mà họ
đưa ra rất đơn giản. Rằng người phụ nữ đảm đang hơn, cần mẫn hơn nam giới,
do đó công việc này phù hơp với phụ nữ hơn. họ cho rằng đó là thiên chức của
người phụ nữ. Hơn nữa, “vì nữ công gia tránh, người phụ nữ bao giờ cũng khéo,
đảm đang hơn chồng trong việc chăm sóc con cái. ” thậm chí có những nam
giới còn cho rằng người phụ nữ cần làm như thế để tạo điều kiện cho chồng làm
việc. Nhìn chung, ý kiến của họ không sai, song xét một cách khách quan thì nó
lại không hề đúng. Bởi vô hình trung, như thế, chính họ đang kìm hãm, hạn chế
sự phát triển tự nhiên của vợ mình. Thực tế cho thấy, không ít người có năng lực
sáng tạo song vì một lý do rất chủ quan ấy mà họ cam chịu ở nhà chăm sóc
chồng và con và để cho những hiểu biết ấy mai một dần. Đó là điều hết sức lo
ngại. Khi nhận thức của người dân còn hạn chế thì việc thực hiện quyền bình
đẳnh giới lấy gì làm cơ sở? Song có 27% ý kiến cho rằng việc chăm sóc con cái,
dọn dẹp nhà cửa là trách nhiệm của hai người. Bởi họ nghĩ rằng, khi xã hội đã
thực hiện bình đẳng nam nữ thì ngoài công việc gia đình, người vợ cũng còn có
công việc xã hội. Do đó, tuỳ theo điều kiện công tác của mỗi người chồng cũng
phải giúp đỡ vợ. Đặc biệt, trong số này có ý kiến nhấn mạnh đến sự cần thiết
phải có bàn tay chăm sóc của người cha ở mỗi đứa trẻ. Nó ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển của bé. Đây là một ý kiến hết sức khoa học. Bởi một cá thể, ngay từ
khi sinh ra đã cần đến tình yêu thương quan tâm chăm sóc của người lớn, đặc
biệt là của cha mẹ. Thực tế xã hội cho thấy, hiện tượng trẻ thiếu tình thương của
cha hoặc mẹ, lớn lên sẽ bị ảnh hưởng về nhân cách. Nhiều đúa trẻ trở nên lì lợm,
nhút nhát hay thô bạo, ích kỷ…. cũng chỉ vì cái cách mà chúng được yêu thương
dạy dỗ từ thuở ấu thơ. vì thế, chúng ta lại càng thấy rõ tầm quan trọng của việc
có trách nhiệm đối với con cái và gia đình của các ông bố bà mẹ. Nhưng tỉ lệ
Báo cáo thực tập
25
này chưa cao, chỉ có 27% và như vậy, theo kết quả điều này thì việc dọn dẹp nhà
cửa, chăm sóc con cái là công việc của người vợ. Điều này đồng nghĩa với việc
nam giới ngày nay còn quá coi thường phụ nữ và đề cao tính sĩ diện, cái uy của
mình. Họ cho rằng đó là công việc nhỏ mọn, vụn vặt mà các đấng trượng phu
không cần phải bàn tới.
Điều mà họ cần phải bàn là những việc đại sự trong gia đình như : làm
nhà, cưới vợ cho con, làm chủ hôn lễ …. Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này,
chỉ có 18, 5% trả lời là người chồng quyết định những việc này, 2, 3% trả lời là
người vợ phần lớn 77, 6% trả lời là quyền quyết định ở cả hai vợ chồng. Kết quả
này được thực hiện như sau :
Bảng : người quyết định những việc quan trọng trong gia đình :
Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ %
Người chồng 28 18, 7%
Người vợ 4 30%
Cả hai 117 79, 5%
Tổng 149 100%
Nhìn vào bảng trên ta thấy : Tỷ lệ những người cho rằng người chồng
quyết định các công việc trọng đại trong gia đình chỉ chiếm 18, 7% Còn tỷ lệ
cao nhất 79, 5% lại thuộc về quyết định cả hai vợ chồng. Điều này cho thấy, sự
bình đẳng nam nữ trong gia đình dường như ngày một nâng cao. Nếu ở xã hội
xưa, nam giới toàn quyền quyết định những việc trọng đại như vậy : phụ nữ
không hề được đóng góp ý kiến, thậm trí còn không được tới. Thì ngày nay, vấn
đề này gần như được đảo lộn. Hầu hết các ý kiến đều công nhận tiếng nói của
người phụ nữ. Không những thế, họ còn được xếp ngang hàng với nam giới để
cùng quyết định. Như vậy, cách nhìn người phụ nữ ngày nay đã có nhiều nét tích
cực hơn. ở họ, những nét tích cực yếu đuối, nhu mì đã giảm đi thay vào đó, họ
có thể đứng lên làm chủ gia đình. chỉ với 3% ý kiến đồng ý để người vợ quyết
định các công việc trong đại trong gia đình cũng đủ thấy sự thông minh, đảm
Báo cáo thực tập
26
đang, tính mạnh mẽ quyết đoán của một người phụ nữ hiện đại, đang dần được
nhen nhóm trong xã hội. Những nét tính cách tích cực ấy khiến người phụ nữ
trong xã hội hiện đại trở nên độc lập hơn. Họ không bị lệ thuộc vào người đàn
ông như xưa nữa. Tiếng nói quyết định của họ đã góp phần xây dựng nên chính
cuộc đời của họ. Hơn ai hêt, họ chính là người quyết định cho cuộc sống của
mình.
Nguyên nhân của những kết quả này là : Hầu hết các khách thể nhận thấy
sự bình đẳng giữ nam giới và phụ nữ đã cho phép phụ nữ được quyền cùng
người chồng quyết định mọi việc. Thêm vào đó, không phải người phụ nữ nào
cũng chỉ biết “nghe lời chồng”. Họ cũng có những chứng kiến của cái nhân họ.
Và nhiều khi các quyết định của nam giới chỉ mang nặng tính gia trưởng độc
đoán chứ không hề có kết quả tốt. Với phụ nữ ngày nay, tính sáng tạo luôn
thường trực trong sự thông minh của họ. Tất cả đã tạo nên một người phụ nữ
hiền dịu, đảm đang, một người phụ nữ cùng chồng quyết định cuộc sống của
chính họ lại được coi là văn minh và được xã hội hoan nghênh, hưởng ứng nhiệt
thành. Hầu hết các thành phố trong xã hội ngày nay luôn cổ vũ khuyến khích chị
em thể hiện “cái tôi” của bản thân, lấy lại hình ảnh, vị trí của mình trong gia
đình và trong nhân quan của toàn xã hội.
2. Định kiến về việc thể hiện tinh cảm của người phụ nữ trong quan hệ nam nữ,
vợ chồng :
Trong xã hội truyền thống, tư tưởng trọng nam khinh nữ bao trùm, chi
phối mọi hoạt động sống của con người đặc biệt là người phụ nữ, nét truyền
thống quyết định cho người phụ nữ các phẩm chất nhu mì, yếu đuối, dung dị,
đoan trang, tiết hạnh …Bởi thế, người phụ nữ sống ở xã hội ấy “nói không đám
nói to, ho không dám ho mạnh” Họ rất sợ phạm phải những quy chuẩn, lề lối mà
xã hội đã định ra cho họ. mọi hoạt động, mọi phương thức hành vi của họ đều là
làm theo sự chỉ bảo của người khác mà cụ thể là của cha mẹ, các bậc bề trên,
hoặc sau này là của chồng họ. Thậm chí, cuộc đời của họ cũng phải chấp nhận
theo sự định đoạt của lề lối gia phong, của các quy tắc xã hội. Họ không dám thổ
Báo cáo thực tập
27
lộ lời yêu thương với người khác giới cũng chỉ bởi xã hội quy gán cho họ bản
chất kín đáo, tế nhị. Còn với ngày nay thì sao? Ngày nay người ta quan niệm
như thế nào về việc người phụ nữ chủ động bầy tỏ tình cảm trong quan hệ vợ
chồng, nam nữ ? Trả lời câu hỏi này của chúng tôi, 40, 5% ý kiến đồng tình, 37,
7% ý kiến phản đối và 21, 7% khó trả lời. Để cụ thể hoá điều này, chúng tôi đi
tính điểm trung bình (ĐTB) của mỗi giới cho từng phương án trả lời, với câu trả
lời “đồng tình” sẽ tương ứng với 3 điểm, “phản đối”-được 1 điểm, “khó trả lời”
- được 2 điểm. Theo đó, nếu ĐTB mà càng tiến gần tới 3 thì định kiến càng
giảm, nếu ĐTB mà càng lùi dần về số 1 thì định kiến càng thể hiện rõ. Kết quả
này được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 6 : Thể hiện quan niệm phụ nữ chủ động bày tỏ tình cảm với
nam giới :
Nam Nữ
Câu trả lời
Số phiếu Tỷ lệ% Số phiếu Tỷ lệ%
Đồng tình
Phản đối
Khó trả lời
35
23
16
46%
35%
21%
23
27
17
37, 2%
45, 1%
24, 2%
Tổng 74 100% 67 100%
Điểm trung bình 42, 7 23, 3
Kết quả này cho thấy số người đồng tình với việc phụ nữ có thể chủ động
bày tỏ tình cảm với nam chiếm tỷ lệ cao nhất, ở nam giới là 46% và ở nữ là giới
là 37, 2%. Bởi họ nghĩ rằng “ quan hệ vợ chồng là nhu cầu sinh lý nên không
nhất thiết người chồng phải chủ động”.
Bên cạnh đó, đại đa số các ý kiến đều thống nhất quan điểm : Tình cảm
xuất phát từ trái tim nên dù là người phụ nữ hay nam giới khi đã có tình cảm với
ai đó thì không thể cãi lại con tim mình. Bởi thế cho nên, dù họ là ai, nam hay
nữ, họ vẫn có quyền bày tỏ tình cảm lòng mình. Đó là điều mà ở xã hội xưa,
người phụ nữ không thể làm được. Vì như thế, họ bị coi là lẳng lơ, không được
Báo cáo thực tập
28
cháp nhận là người phụ nữ chân chính. Mà chính người chồng sẽ là người kết tội
cho họ và sau đó là miệt thị của xã hội đối với họ. Họ bị xã hội bủa vây, tâm hồn
buộc phải đông cứng lại. Dường như họ trở thành một cỗ máy chỉ biết làm mà
không biết đến xúc cảm. Trải qua bao nhiêu năm như vậy, đến nay vấn đề này
chưa có gì thay đổi ? Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mức điểm trung bình đạt
gần đến 2 (ở nam là 1, 97; nữ là 1, 95 ) thì định kiến đối với vấn đề này vẫn còn
tồn tại khá rõ nét. Song mức độ thể hiện thì đã thay đổi đáng kể. Điều này đã
đánh dấu bước chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân về người
phụ nữ. Song chúng ta thấy những con số này lại không phủ nhận việc định kiến
vẫn còn khá nặng nề đối với người phụ nữ. Hầu hết những lý do giải thích về
vấn đề nay lại chỉ ra rằng : phụ nữ thì dù ở đâu, trong xã hội nào, họ vẫn là phụ
nữ. Do đó, nếu trời cho đàn ông mạnh mẽ, quyết đoán thì người phụ nữ nhất
định phải yếu đuối nhu mì. Và vì thế, họ không thể chủ động bày tỏ tình cảm
của mình trước được. Vì như thế là “đáng xấu hổ” mà các cụ vẫn nói “ trâu đi
tìm cọc” chứ không ai bảo “ cọc đi tìm trâu”. Hơn thế nữa, có ý kiến cho rằng “
con gái nên giữ thế cho mình, khi đã va chạm rồi họ sẽ khó tránh khỏi việc bị
xúc phạm, và không còn được tôn trọng nữa”. Đó là một thực tế hiện nay. Vì
tình yêu, đã có không ít các bạn trẻ bỏ qua lòng tự trọng của mình để học theo
lối sống phương tây. Và có thể thấy một cách chắc chắn rằng trong giới trẻ hiện
nay định kiến về vấn đề này không rõ nét, đang ngày càng mờ nhạt và có thể sẽ
mất hẳn trong những thế hệ sau.
Khi chúng tôi đưa ra câu hỏi này đã khiến một số người phải lúng túng,
họ thấy khó trả lời. Tỉ lệ này chiếm 21% ở nam và 24, 2% ở nữ. Nguyên nhân
mà họ đưa ra là “ còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi người”. Song hầu hết
các lý do đều xoay quanh yếu tố sức khoẻ, tư tưởng của những người trong
cuộc.
Nhìn chung, trong lĩnh vực thể hiện tình cảm của bản thân, ngày nay, định
kiến với nữ giới không còn nặng nề như trước nữa. Tuy nhiên, hầu hết các ý
kiến đề nhấn mạnh đến giới hạn cần có trong quan hệ nam nữ tiền hôn nhân.
Báo cáo thực tập
29
3. Giá trị con trai, con trai trong gia đình.
Phải chăng, trong mắt đàn ông, người phụ nữ chỉ là người nâng khăn, sửa
túi, phục vụ chồng con. Họ không hề được coi trọng trong xã hội. Vẫn theo
truyền thống từ xưa để lại, xã hội ngày nay chưa mất đi tâm lý trọng nam khinh
nữ. Nó vẫn duy trì được sứ sống bền lâu, dai dẳng và được biểu hiện qua mong
muốn về giá trị của đúa con trai trong gia đình. Tìm hiểu về vấn đề này, chúng
tôi đua ra câu hỏi : “Theo ông (bà) có nhất thiết phải có con trai không?”. Kết
quả thu được là : 91% trả lời không và 11% trả lời là có. Kết quả này được tóm
tắt trong bảng sau :
Bảng 7 : Thể hiện việc nhất thiết phải có con trai.
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ%
Có
Không
137
14
91%
11%
Tổng 151 100%
Kết quả điều tra cho thấy : 91% Số người được hỏi trả lời không nhất
thiết phải có con trai trong nhà. Điều này cho thấy nhận thức của người dân
đang thay đổi đáng kể. Nếu trước đây, xã hội phong kiến đề ra quan niệm “Nhất
nam viết nữ thập nữ viết vô”, theo đó, người đàn ông không có con trai luôn bị
xã hội gièm pha, khinh miệt. Và vì thế họ cố gắng sinh cho được một cậu ấm để
“bằng người”. Thì nay, họ đã thấy rằng “con nào cũng là con”. Việc có con
trai, con giá với họ không còn quan trọng nữ, mà quan trọng là con nào có hiếu
với cha mẹ. Thêm vào đó, họ lo sợ việc quá coi trọng con trai sẽ dẫn đến hiện
tượng đẻ nhiều. Như thế, họ không thể chăm lo chu đáo đến cuộc sống của các
con họ. Hậu quả của vấn đề này ắt hẳn sẽ dành cho xã hội. Bởi thế họ nói rằng :
“Chúng tôi rất sợ nhiều con, khồng nuôi được ăn học, có khi con rể còn tốt hơn
con trai” Đó chính là điều đáng lo ngại hiện nay. Hầu hết các khách thể được
hỏi đều thấy rằng việc kỳ vọng có con trai, sinh ra đẻ nhiều mà không nuôi dậy
được chúng thì sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Bởi thế họ nhận thấy “Con
Báo cáo thực tập
30
nào cũng là con, nếu con trai hư đốn thì không bằng con gái”. (phiếu 53). Và
“Con trai hay con gái nếu được nuôi dạy tốt đều có ích cho xã hội”. Vì thế trong
sâu thẳm suy nghĩ, họ chỉ mong muốn các con của họ thành đạt.
Nhận thức là như vậy song, thực tế họ lại thấy “ không có con trai bị hạn
chế rất nhiều”. 11% những người được hỏi trả lời nhất thiết phải có con trai cho
rằng : “ Trong gia đình người việt nam, nhất thiết phải có con trai để nối dõi
tông đường, không có con trai thì mất giống ( mất gốc )” Dường như, đây chính
là điều hết sức thiết thực của cuộc sống. Trong gia đình người Việt, từ xưa, họ
luôn mang trong tâm thức một mong muốn cháy bỏng là sinh được một cậu con
trai “Để lấy người chống gậy”. Với ngày nay cũng thế, song ít nhiều quan niệm
này cũng đã giảm đi phần nào tính cấp thiết của nó. Có rất nhiều gia đình không
dám “cố” để được con trai vì nhiều lý do kìm hãm họ. Họ sợ ảnh hưởng đến
công việc, đến chức vụ, và đặc biệt họ sợ không đảm bảo được cuộc sống cho
chúng…. Tất cả những điểm ấy buộc họ phải kìm nén sự khao khát của muôn
đời để lại. Và sau đó, họ lại do dự : “Cuộc sống này rất cần có con trai đẻ duy
trì dòng họ, song cũng rất cần duy trì cuộc sống nên không nhât thiết” ( phiếu
54). Câu trả lời phần nào nói lên nỗi băn khoăn của những người chưa có con
trai. làm rõ vấn đề này chúng tôi đặt câu hỏi : “ở địa phương ông ( bà), những
người không có con trai có bị coi thường không ?”. Kết quả thu được hết sức
khả quan, có đến 84, 6% số người được hỏi trả lời là không và chỉ có16, 2% trả
lời là có. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 8 : nhận xét của mọi người về việc không có con trai :
Câu trả lời Số phiếu Tỷ lệ %
Bị coi thường
Không bị coi thường
22
128
16, 2%
82, 7%
Tổng 150 100%
Báo cáo thực tập
31
Với 82, 7% số người được hỏi cho rằng những người không có con trai
cũng không bị coi thường khi họ đến chỗ đông người, con số này thể hiện nét
văn minh tiến bộ trong xã hội ngày nay. Định kiến với người không có con trai
đang dần mất đi. Song điều cần phải lưu tâm là 16, 2% còn lại, họ nói gì? Hầu
hết các ý kiến cho rằng, cái bất tiện lớn nhất của việc không có con trai là khi
đến đám hiếu, thì họ hay bị trêu đùa, gièm pha. Nào là “Có đàn vịt giời, nuôi
lớn nó bay đi thôi”, nào là “không có con trai thì ngồi chiếu dưới”.
Những câu bông đùa ấy kết hợp với một vài chén rượu đã tạo ra không ít
những hậu quả đáng buồn. Nếu lớn tiếng họ có thể “choảng nhau ngay tại trận”
còn xa một chút họ đổ lỗi cho vợ không biết đẻ và đánh đập ngược đãi vợ con
…Cộng với hậu quả kế tiếp sau đó nữa.
Như vậy, qua đó mặc dù định kiến đối với con gái đã giảm đi đáng kể,
song trên thực tế hậu quả của vấn đề này còn khá nặng nề.
Để kiểm chứng cho nhận thức của người dân về việc sóa bỏ định kiến đối
với con trai và con gái trong gia đình, chúng tôi đi thực tế và có cơ hội được tiếp
xúc các nguồn nhân lực mà bố mẹ giành cho con trai con gái trong gia đình họ.
Trả lời câu hỏi : “khi có cả con trai con gái ông( bà ) dự định cho con
học tập đến cấp học nào ?”, thì kết quả mà chúnh tôi thu được là : “Hầu hết họ
cho con cái học theo khả năng tiếp thu của con cái mình” và tương quan bằng
nhau chiếm 87, 8% con trai học hơn con gái 6% và 2, 3% là câu trả lời con gái
học hơn con trai. Kết quả này được thể hiện trong bảng sau :
Bảng 8 : quan điểm của người dân :
Quan điển Số phiếu Tỷ lệ %
Con trai > gái 11 6%
Gái > trai 3 2, 3%
Bằng nhau 134 87, 8%
Tổng 274 100%
Báo cáo thực tập
32
Qua kết quả được thực hiện bảng 8 ta thấy tương quan được học tập như
nhau giữa con trai và con gái chiếm tỉ lệ cao nhất là 87, 8%. Đây là một kết quả
đáng mừng thể hiện nét mới trong nếp nghĩ của người dân hiện nay. Nếu trước
đây, nho giáo chỉ cho phép nam giới được đến trường với một quan niệm hết sức
miệt thị coi thường người phụ nữ, thì ngày nay cơ hội như nhau đã dành cho cả
hai người. Hầu hết người giả thích rằng : “Con trai hay con gái, nếu được học
hành đầy đủ cũng có ích như nhau và có ích
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tìm hiểu định kiến xã hội đối với nữ giới (Nghiên cứu tại xã Mỹ lộc- huyện Hậu Lộc- tỉnh Thanh Hoá).pdf