Đề tài Tìm hiểu động cơ của DN ở Việt Nam trong việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 3

I. Khái niệm và vai trò của quản lý chất lượng. 3

1. Khái niệm: 3

2. Vai trò của quản lý chất lượng: 4

II. Hệ thống quản lý chất lượng: 5

1. Thực chất hệ thống quản lý chất lượng 5

2. Chức năng hệ thống quản lý chất lượng: 6

3. Vai trò hệ thống quản lý chất lượng: 6

III. Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 7

1.Khái niệm 7

2. Đối tượng áp dụng 8

3. Lợi ích khi áp dụng ISO 9001 8

4. Các phiên bản của ISO 9001 9

5. Nội dung triển khai thực hiện 10

6. Triển khai áp dụng 10

7. Kiểm tra, đánh giá nội bộ 11

8. Đăng ký chứng nhận 11

IV. Giới thiệu về ISO 9001: 2015 11

1. Khái niệm 11

2. Nội dung 11

3. So sánh ISO 9001:2008 và 9001:2015 19

V. Phân tích hệ thống tiêu chuẩn ISO của doanh nghiệp 23

1.Các yêu cầu đối với hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 23

2. Rào cản áp dụng hệ thống ISO 9001 của doanh nghiệp 24

 

docx32 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu động cơ của DN ở Việt Nam trong việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn iso 9001, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ượng áp dụng ISO 9001 có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, không phân biệt phạm vi, quy mô hay sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Tiêu chuẩn được sử dụng cho các mục đích chứng nhận, theo yêu cầu của khách hàng, cơ quan quản lý hoặc đơn thuần là để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức/doanh nghiệp. 3. Lợi ích khi áp dụng ISO 9001 Lợi ích của iso 9001 đối với quản lý doanh nghiệp Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả. -Củng cố uy tín của lãnh đạo. -Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng -Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí. -Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. -Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết. -Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất -Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp. -Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm. -Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên. -Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng. -Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên. Nhân viên biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc. -Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng. Lợi ích về mặt thị trường -Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng. Từ đó tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường. -Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng. -Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện. -Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. -Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh. -Tăng uy tín trên thị trường. Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực. -Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp. -Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng. -ISO 9001 là cơ sở để phát triển các tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như quản lý môi trường – ISO 14001, quản lý an toàn và sức khỏe – OHSAS 18001, quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001 4. Các phiên bản của ISO 9001 Có 5 phiên bản của ISO 9001 - ISO 9001:1987 Quality systems - Model for quality assurance in design/development, production, installation and servicing (Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật). - ISO 9001:1994 Quality systems - Model for quality assurance in design, development, production, installation and servicing (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:1996 Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật). - ISO 9001:2000 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2000 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu). - ISO 9001:2008 Quality management systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2008 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu). Đây là phiên bản hiện hành của ISO 9001. - ISO 9001:2015 Quality managemeint systems - Requirements (Tiêu chuẩn Việt Nam tương đương: TCVN ISO 9001:2015 Quản lý chất lượng - Các yêu cầu). Đây là phiên bản mới nhất sẽ thay thế phiên bản hiện hành ISO 9001:2008 hết hiệu lực từ tháng 9/2018. Các tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để chứng tỏ khả năng luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng thỏa mãn khách hàng và quy định của pháp luật. 5. Nội dung triển khai thực hiện Các bước triển khai Quá trình triển khai ISO 9001 đóng vai trò rất quan trọng để đạt được những lợi ích đầy đủ của hệ thống quản lý chất lượng (Quality Management System – QMS). Để thực hiện thành công QMS, tổ chức cần triển khai theo trình tự các bước cơ bản sau: a. Giai đoạn chuẩn bị Cam kết của Lãnh đạo cao nhất và toàn thể thành viên của Tổ chức/ Doanh nghiệp và mục đích áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng; Lập Ban chỉ đạo dự án ISO 9000 hoặc phân công nhóm thực hiện dự án (đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ); Bổ nhiệm/phân công trách nhiệm của các thành viên và thư ký/cán bộ thường trực (khi cần thiết); Tổ chức đào tạo nhận thức chung về ISO 9000 và phương pháp xây dựng hệ thống văn bản; Khảo sát, đánh giá thực trạng; Xác định các vấn đề tích cực và tiêu cực bên trong và bên ngoài có liên quan và phạm vi áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng của Tổ chức/ Doanh nghiệp; Lập kế hoạch thực hiện b. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Thiết lập các quy trình để chuẩn hóa cách thức thực hiện, kiểm soát các quá trình trong hệ thống; Xác định các rủi ro và cơ hội cần phải được giải quyết; Xây dựng hệ thống văn bản bao gồm: Chính sách, mục tiêu chất lượng; Các quy trình kèm theo các mẫu, biểu mẫu và hướng dẫn khi cần thiết. 6. Triển khai áp dụng Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy trình, tài liệu; Triển khai, giám sát việc áp dụng tại các đơn vị, bộ phận; Xem xét và cải tiến các quy trình, tài liệu nhằm đảm bảo kiểm soát công việc một cách thuận tiện, hiệu quả. 7. Kiểm tra, đánh giá nội bộ Tổ chức đào tạo đánh giá viên nội bộ; Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nội bộ; Khắc phục, cải tiến hệ thống sau đánh giá; Xem xét của lãnh đạo về chất lượng. 8. Đăng ký chứng nhận Lựa chọn tổ chức chứng nhận; Đánh giá thử trước chứng nhận (nếu có nhu cầu và khi cần thiết); Chuẩn bị đánh giá chứng nhận; Đánh giá chứng nhận và khắc phục sau đánh giá; Tiếp nhận chứng chỉ ISO 9001 IV. Giới thiệu về ISO 9001: 2015 1. Khái niệm ISO 9001:2015 là tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành có tên gọi đầy đủ là “Hệ thống Quản lý Chất lượng – Các yêu cầu(Quality Management Systems - Requirements”. Phiên bản mới ISO 9001:2015 chính thức được ban hành và áp dụng từ ngày 15/09/2015 (thay thế cho phiên bản ISO 9001:2008) với những thay đổi đột phá, giúp doanh nghiệp đi vào quản lý thực chất trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng phát triển. Phiên bản mới ISO 9001:2015 được tổ chức ISO kỳ vọng có thể duy trì đến 25 năm. 2. Nội dung Điều khoản Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có bố cục chia thành 10 phần Các yêu cầu của ISO 9001:2015 được nêu trong 7 Điều khoản, từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10. Chi tiết như sau: Khoản 1-3: Giới thiệu và phạm vi của tiêu chuẩn. Khoản 4: Bối cảnh của tổ chức: Xác định mục đích và phương hướng hoạt động của tổ chức. Khoản 5: Lãnh đạo: Cam kết của lãnh đạo cao nhất, chính sách chất lượng, trách nhiệm và quyền hạn. Khoản 6: Kế hoạch: hoạch định giải quyết nguy cơ, cơ hội và đạt mục tiêu. Khoản 7: Hỗ trợ: nhân lực, cơ sở hạ tầng, kiến thức, truyền thông, thông tin dạng văn bản. Khoản 8: Điều hành: Xác định yêu cầu khách hàng, thiết kế sản phẩm, giao hàng và hỗ trợ sau bán hàng. Khoản 9: Đánh giá hoạt động: Sự hài lòng của khách hàng, phân tích đánh giá, đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh đạo. Khoản 10: Cải thiện: sự không phù hợp, hành động khắc phục, cải tiến liên tục. Có thể tổng hợp các điều khoản của ISO 9001:2015 theo dạng mô hình cây như sau: 8 Nguyên tắc cơ bản của ISO: Tập trung vào khách hàng: Hiểu nhu cầu của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt quá mong đợi của khách hàng. Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, để không những đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao hơn sự mong đợi của khách hàng. Chất lượng định hướng vào khách hàng là một yếu tố chiến lược, dẫn tới khả năng chiếm lĩnh thị trường, duy trì và thu hút khách hàng. Nó đòi hỏi phải luôn nhạy cảm đối với những khách hàng mới, những yêu cầu thị trường và đánh giá những yếu tố dẫn tới sự thỏa mãn khách hàng. Nó cũng đòi hỏi ý thức cải tiến, đổi mới công nghệ, khả năng thích ứng nhanh và đáp ứng nhanh chóng mau lẹ các yêu cầu của thị trường; giảm sai lỗi khuyết tật và những khiếu nại của khách hàng. Lãnh đạo: Thiết lập sự thống nhất về mục đích và định hướng tổ chức và cung cấp một môi trường thúc đẩy sự tham gia của nhân viên và đạt được các mục tiêu. Hoạt động chất lượng sẽ không thể đạt được kết quả nếu không có sự cam kết triệt để của lãnh đạo cấp cao. Lãnh đạo tổ chức phải có tầm nhìn xa, xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách hàng. Để củng cố những mục tiêu này cần có sự cam kết và tham gia của từng cá nhân lãnh đạo với tư cách là một thành viên của tổ chức. Lãnh đạo phải chỉ đạo và xây dựng các chiến lược, hệ thống và các biện pháp huy động sự tham gia và tính sáng tạo của mọi nhân viên để xây dựng, nâng cao năng lực của tổ chức và đạt kết quả tốt nhất có thể được. Sự tham gia của người khác: Tận dụng lợi thế của nhân viên tham gia đầy đủ, sử dụng tất cả các khả năng của họ cho các lợi ích của tổ chức. Con người là nguồn lực quý nhất của một tổ chức và sự tham gia đầy đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho tổ chức. Để đạt được kết quả trong việc cải tiến chất lượng thì kỹ năng, nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của người lao động đóng một vai trò quan trọng. Lãnh đạo tổ chức phải tạo điều kiện để mọi nhân viên có điều kiện học hỏi nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, quản lý. Phát huy được nhân tố con người trong tổ chức chính là phát huy được nội lực tạo ra một sức mạnh cho tổ chức trên con đường vươn tới mục tiêu chất lượng. Doanh nghiệp được coi như một hệ thống hoạt động với sự tham gia của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Sự thành công của doanh nghiệp chính từ sự đóng góp công sức nỗ lực của tất cả mọi người. Trong quá trình quản lý hệ thống chất lượng thì toàn bộ đội ngũ của công ty, từ vị trí cao nhất tới thấp nhấp, đều có vai trò quan trọng như nhau trong thực hiện và duy trì hệ thống chất lượng. Tất cả đều ý thức không ngừng quan tâm, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Mỗi cương vị công tác sẽ có hành vi công việc và ứng xử phù hợp với vị trí của mình. Phương pháp tiếp cận quy trình: Nhận thức được rằng mọi thứ đã đạt được là kết quả của các quy trình và quá trình đó cùng với các hoạt động và tài nguyên có liên quan phải được quản lý. Quá trình là tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được tiến hành theo một trình tự hợp lí để tạo ra các kết quả/sản phẩm có giá trị cho tổ chức. Nói một cách khác, quá trình là dây chuyền sản xuất ra những sản phẩm hữu ích dành cho khách hàng bên ngoài hay khách hàng nội bộ. Để hoạt động hiệu quả, tổ chức phải xác định và quản lí nhiều quá trình có liên quan và tương tác lẫn nhau. Thông thường, đầu ra của một quá trình sẽ tạo thành đầu vào của quá trình tiếp theo. Việc xác định một cách có hệ thống và quả lí cac quá trình được triển khai trong tổ chức và đặc biệt quản lí sự tương tác giữa các quá trình đó được gọi là cách "tiếp cận theo quá trình". Phương pháp tiếp cận hệ thống để quản lý: Nhiều quá trình liên quan đến nhau góp phần vào hiệu quả của tổ chức là một hệ thống và cần được quản lý như một hệ thống. Cải tiến liên tục: Cải tiến liên tục phải là mục tiêu vĩnh viễn áp dụng cho tổ chức và cho con người, quy trình, hệ thống và sản phẩm của mình. Chất lượng định hướng bởi khách hàng, mà nhu cầu mong muốn của khách hàng là luôn luôn biến đổi theo xu hướng muốn thoả mãn ngày càng cao các yêu cầu của mình, bởi vậy chất lượng cũng luôn cần có sự đổi mới. Muốn có sự đổi mới và nâng cao chất lượng thì phải thực hiện cải tiến liên tục, không ngừng. Cải tiến là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi tổ chức. Muốn có được khả năng cạnh tranh với mức độ chất lượng cao nhất tổ chức phải liên tục cải tiến. Sự cải tiến đó có thể là từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt. Cải tiến đó có thể là cải tiến phương pháp quản lý, cải tiến, đổi mới các quá trình, các thiết bị, công nghệ, nguồn lực, kể cả cách sắp xếp bố trí lại cơ cấu tổ chức quản lý. Tuy nhiên trong cải tiến cần phải tính kỹ và mang tính chắc chắn, bám chắc vào mục tiêu của tổ chức. Phương pháp tiếp cận thực tế để ra quyết định: Các quyết định phải dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin chính xác, có liên quan và đáng tin cậy. Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý chất lượng muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin một cách chính xác. Không quyết định dựa trên việc suy diễn. Việc đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của tổ chức, các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào, đầu ra của các quá trình đó. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp có lợi lẫn nhau: Cả tổ chức và nhà cung cấp đều hưởng lợi từ tài nguyên và kết quả kiến ​​thức của nhau về giá trị cho tất cả mọi người. Các tổ chức cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác nội bộ với bên ngoài tổ chức để đạt được mục tiêu chung. Các mối quan hệ nội bộ, tạo sự đoàn kết nội bộ, thúc đẩy sự hợp tác giữa lãnh đạo và người lao động, tạo lập các mối quan hệ mạng lưới giữa các bộ phận trong tổ chức để tăng cường sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh. Các mối quan hệ bên ngoài là những mối quan hệ với khách hàng, người cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức đào tạo, các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương Những mối quan hệ liên quan ngày càng quan trọng, nó là những mối quan hệ chiến lược, chúng có thể giúp tổ chức thâm nhập thị trường, mở rộng thương hiệu hoặc thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mới. Các bên quan hệ cần chú ý đến những yêu cầu quan trọng, đảm bảo sự thành công của quan hệ hợp tác, cách thức giao lưu thường xuyên, giữ những nguyên tắc trong quan hệ với từng nhóm đối tượng. Tám nguyên tắc này sẽ được công nhận từ nghiên cứu về TQM và từ mười bốn điểm của Dr. Deming, triết lý chất lượng tổng số mà tổ chức phải tuân theo để phát triển môi trường văn hóa cần thiết cho một QMS hiệu quả, phù hợp. Mô hình quản lý chất lượng theo nguyên tắc tiếp cận theo quá trình như sau: Trong bối cảnh của một hệ thống quản lý chất lượng, phương pháp khoa học của PDCA có thể được minh họa như sau. PLAN (lập kế hoạch cho các quy trình này sẽ đạt được các mục tiêu). DO (thực hiện kế hoạch, làm theo kế hoạch). CHECK (đánh giá kiểm tra xác định mức độ đạt được mục tiêu của kế hoạch đã thực hiện). ACT (hành động khắc phục để thực hiện cải tiến kế hoạch để cải thiện hiệu suất như mong muốn). Nếu hiệu suất cần được cải thiện thì cần phải có hành động khắc phục để cải thiện hệ thống.  Nếu hiệu suất là chấp nhận được thì kế hoạch là tốt. Thực hiện theo kế hoạch. c. Mục đích của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Những lợi ích tiềm năng khi một Doanh nghiệp/Tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là: Có được khả năng luôn cung cấp sản phẩm/dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu luật định; Nâng cao sự hài lòng của khách hàng; Giải quyết các rủi ro và kết hợp tận dụng được các cơ hội để đạt được mục tiêu mong đợi của Doanh nghiệp/Tổ chức; Tăng khả năng chứng minh Doanh nghiệp/Tổ chức đã có được một hệ thống quản lý chất lượng khoa học, chặc chẽ từ đó lấy được niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư, nhân viên d. Quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 9001:2015 Giai đoạn chuẩn bị Hướng dẫn lập ban chỉ đạo ISO và nhóm dự án của tổ chức/ doanh nghiệp Khảo sát thực trạng của doanh nghiệp so với yêu cầu của ISO 9001:2015 Đào tạo “Nhận thức chung và phương pháp xây dựng HTTTQL theo ISO 9001:2015 Đào tạo phương pháp xây dựng các văn bản HTTTQL Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng Xác định bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp và các rủi ro có thể gặp phải Thiết lập chính sách và các mục tiêu chất lượng Phân tích và cải tiến các quá trình hiện có theo các nguyên tắc của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Xây dựng bổ sung các quá trình còn thiếu so với yêu cầu của ISO 9001:2015 Xây dựng hệ thống văn bản giúp việc duy trì, kiểm soát, điều hành các quá trình của hệ thống quản trị chất lượng Tổ chức áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Phổ biến, hướng dẫn áp dụng các quy định của hệ thống quản lý chất lượng đến các đơn vị có liên quan Đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá nội bộ Tổ chức rà soát, đánh giá nội bộ để cải tiến, hoàn thiện hệ thống Đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 Lựa chọn tổ chức đánh giá, chứng nhận phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp Tổ chức đánh giá thử (nếu cần) Cùng với tổ chức chứng nhận đã lựa chọn tổ chức đánh giá chứng nhận Thực hiện các hành động khắc phục sau đánh giá chứng nhận (nếu có) Nhận chứng chỉ ISO 9001:2015 Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 Lập kế hoạch duy trì và cải tiến hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2015 hằng năm Tổ chức đào tạo về ISO 9001:2015 và các yêu cầu của hệ thống khi có nhân viên mới, thay đổi vị trí công tác Sửa đổi, cải tiến hệ thống mỗi khi có thay đổi và áp dụng nguyên tắc định kì rà soát, cập nhật các quy định của hệ thống quản lí chất lượng (2-3 năm/lần) Nghiên cứu, áp dụng các công cụ cải tiến khác để nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp như 5s, Kaizen, Quản lí tinh gọn Lean, Lean 6 sigma, Duy trì hiệu suất tổng thể TPM, Hệ thống chỉ số hoạt động chính KPI, mô hình nhóm huấn luyện TWI 3. So sánh ISO 9001:2008 và 9001:2015 Các thay đổi về thuật ngữ trong ISO 9001:2015 Có 69 thuật ngữ mới được đưa vào phiên bản ISO 9001:2015 với bố cục cụ thể hơn, dễ hiểu hơn và phạm vi sử dụng linh hoạt hơn, trong đó có các cụm từ như: ISO 9001:2008 ISO 9001:2015 Sản phẩm Sản phẩm và dịch vụ Điều khoản loại trừ Không sử dụng (Tùy thuộc theo bản chất rủi ro để loại trừ tuy nhiên không gây ra tình trạng không đạt được sự phù hợp của sàn phẩm) Đại diện lãnh đạo về chất lượng Không sử dụng (Các trách nhiệm và quyền hạn được phân công nhưng không có yêu cầu cho một đại diện lãnh đạo riêng rẽ) Vản bản, số tay chất lượng, các thủ tục bằng văn bản, hồ sơ Thông tin bằng văn bản -> thông tin được tạo ra phục vụ hoạt động, bằng chứng về các kết quả đạt được Môi trường làm việc Môi trường cho việc thực hiện các quá trình Sản phẩm được mua Các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp từ bên ngoài Nhà cung cấp Nhà cung cấp bên ngoài Các điều khoản bổ sung trong ISO 9001:2015 Điều khoản Yêu cầu 4.1 Bối cảnh của tổ chức Tổ chức PHẢI xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến mục đích và các định hướng chiến lược của mình ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức. 4.2 Hiểu biết các nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm Tổ chức PHẢI xác định:  - Các bên quan tâm có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng; - Các yêu cầu liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng của những bên quan tâm này. 4.3 Xác định phạm vi của HTQLCL Khi xác định phạm vi này, tổ chức cần xem xét đến:  - Các yêu tố bên ngoài và bên trong được đề cấp trong (4.1);  - Yêu cầu của các bên quan tâm được đề cập trong (4.2);  - Các sản phẩm và dịch vụ của tổ chức. Tiếp cận theo quản lý rủi ro Các điều khoản liên quan: 4.4; 5.1; 6.1; 9.1.3; 9.3.2; 10.2 Đánh giá rủi ro về chất lượng theo mô hình hoạt động của tổ chức -       Xác định và nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra -       Đánh giá mức độ tác động -       Đưa ra các biện pháp phòng ngừa và cách giải quyết (Tư duy theo đánh giá rủi ro ISO 14001:2015 và ISO 22000:2005). Có thể tham khảo thêm ISO 31000:2009 (Quản lý rủi ro) Một số điều khoản của ISO 9001:2008 không xuất hiện trong ISO 9001:2015 Điều khoản ISO 9001:2008 Diễn giải 1.2 Áp dụng ISO 9001:2015 không đề cập đến “Ngoại lệ”. Các yêu cầu về việc được phép “không áp dụng” một hoặc nhiều yêu cầu của tiêu chuẩn được đề cập trong Điều khoản 4.3 Xác định phạm vi của Hệ thống quản lý chất lượng. 4.2.2 Sổ tay chất lượng ISO 9001:2015 không yêu cầu bắt buộc tổ chức áp dụng phải thiết lập một tài liệu “Sổ tay chất lượng”. Lưu ý: Thiết lập Sổ tay chất lượng vẫn được coi là một “Thực hành tốt”, vì vậy tổ chức vẫn có thể duy trì một Sổ tay chất lượng như là một tài liệu giới thiệu về HTQLCL của mình. 4.2.3 Kiểm soát tài liệu 4.2.4 Kiểm soát hồ sơ Nhất quán với việc sử dụng thống nhất thuật ngữ Thông tin bằng văn bản thay cho Tài liệu, Hồ sơ, Văn bản, Sổ tay, Thủ tục bằng văn bản trong ISO 9001:2008, các yêu cầu về kiểm soát thông tin bằng văn bản được đề cập trong Điều khoản 7.5 Thông tin bằng văn bản. Lưu ý: Mặc dù sử dụng thống nhất thuật ngữ Thông tin bằng văn bản, ISO 9001:2015 phân biệt 2 yêu cầu riêng biệt về “Duy trì” và “Lưu giữ” với Thông tin bằng văn bản, trong đó “Duy trì” được ám chỉ sử dụng cho các tài liệu, trong khi “Lưu giữ” được ám chỉ sử dụng cho các hồ sơ. 5.5.2 Đại diện của lãnh đạo ISO 9001:2015 không yêu cầu bắt buộc tổ chức áp dụng phải chỉ định một vị trí “Đại diện của lãnh đạo”. Tuy nhiên các trách nhiệm tương ứng, và được bổ sung, cho việc quản lý HTQLCL vẫn được đề cập trong Điều khoản 5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức. 7.5.2 Xác nhận giá trị sử dụng Yêu cầu về xác nhận giá trị sử dụng của quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ không còn là một Điều khoản riêng biệt mà được đưa vào thành một yêu cầu (f) của Điều khoản 8.5.1 Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ. 8.2.3 Theo dõi và đo lường các quá trình ISO 9001:2015 không có Điều khoản riêng cho Theo dõi và đo lường các quá trình. Yêu cầu về việc theo dõi và đo lường được đưa vào trong Điều khoản 9.1.1 Khái quát thuộc Điều khoản chính 9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá 8.2.4 Theo dõi và đo lường sản phẩm ISO 9001:2015 không có Điều khoản riêng cho Theo dõi và đo lường sản phẩm. Yêu cầu về việc theo dõi và đo lường sản phẩm được đưa vào trong Điều khoản 8.6 Thông qua sản phẩm và dịch vụ và Điều khoản 9.1.1 Khái quát  thuộc Điều khoản chính 9.1 Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá. 8.5.3 Hành động phòng ngừa Nhất quán với tiếp cận về quản lý rủi ro, ISO 9001:2015 không có Điều khoản riêng về Hành động phòng ngừa. Tinh thần và yêu cầu phòng ngừa được bao gồm trong Điều khoản 6.1 Các hành động giải quyết rủi ro và cơ hội. V. Phân tích hệ thống tiêu chuẩn ISO của doanh nghiệp 1.Các yêu cầu đối với hệ thống theo tiêu chuẩn ISO Các HTQL theo tiêu chuẩn được đưa vào cuộc sống thực tế trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn nhằm đưa ra các yêu cầu đối với hoạt động quản lý, cho lĩnh vực tương ứng, theo một mô hình hệ thống; thiết lập và vận hành các hệ thống chứng nhận, công nhận, thừa nhận và cơ chế khuyến khích hoặc bắt buộc áp dụng/chứng nhận/công nhận. Cùng với các lợi ích mang lại cho tổ chức khi áp dụng các tiêu chuẩn quản lý, cơ chế chứng nhận – công nhận - thừa nhận là một động lực quan trọng thúc đẩy phong trào áp dụng các HTQL theo tiêu chuẩn. Theo tiêu chuẩn ISO Guide 72 về yêu cầu cho một tiêu chuẩn về HTQL, các yêu cầu của một tiêu chuẩn được phân nhóm vào 6 nhóm yêu cầu chính, bao gồm: 1. Chính sách 2. Hoạch định 3. Áp dụng và vận hành 4. Đánh giá kết quả 5. Cải tiến 6. Xem xét của lãnh đạo. Mỗi tiêu chuẩn về HTQL có các yêu cầu riêng tương ứng với lĩnh vực của mình, tuy nhiên sáu yếu tố ở trên sẽ xuất hiện ở tất cả các tiêu chuẩn để hình thành một “khuôn khổ” mang tính hệ thống và hiệu quả để triển khai các biện pháp quản lý. Các tiêu chuẩn về HTQL thường có phạm vi áp dụng rộng cho  nhiều đối tượng trên phạm vi toàn cầu, vì vậy các yêu cầu của tiêu chuẩn thường mang tính khái quát và chỉ đưa ra các yêu cầu cần phải đạt được đối với các hoạt động trong HTQL mà không đưa ra các giải pháp để thực hiện cụ thể cho từng lĩnh vực, đối tượng. Vì thế, việc hiểu đúng yêu cầu của tiêu chuẩn để vận dụng một cách chính xác, phù hợp và hiệu quả với từng tổ chức là yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả chung của việc áp dụng các HTQL theo tiêu chuẩn.   Khi triển khai xây dựng và áp dụng HTQL theo tiêu chuẩn, các tổ chức cần đạt được những kết quả cụ thể trong ba lĩnh vực: - Hình thành và củng cố nhận thức về lĩnh vực quản lý và tiếp cận hệ thống trong quản lý, bao gồm nhận thức ở các cấp lãnh đạo tổ chức, cán bộ quản lý và nhân viên. Việc làm rõ và củng cố nhận thức thích hợp cho từng đối tượng là điều kiện cần cho việc triển khai chính sách và áp dụng các giải pháp tác nghiệp, - Thiết lập và triển khai hệ thống đo lường kết quả trên cơ sở hình thành, triển khai chính sách (chất lượng, môi trường, an toàn, .) và đo lường chiến lược (mục tiêu, chỉ tiêu) và đo lường tác nghiệp (kiểm tra/giám sát, đánh giá). - Thiết lập, áp dụng và duy trì các biện pháp kiểm soát tác nghiệp (thường được văn bản hóa thông qua sổ tay, các quy trình, hướng dẫn, ) nhằm đảm bảo tính hiệu lực, nhất quán và liên tục trong hoạt động tác nghiệp. 2. Rào cản áp dụng hệ thống ISO 9001 của doanh nghiệp Tâm lý “ngại” thay đổi để thích nghi với cái mới Đối mặt vơi quá trình gian khổ để hiểu thấu đáo ISO 9000. Trước cơ hội áp dụng một tiêu chuẩn hoàn toàn mới mẻ, doanh nghiệp sợ sẽ mất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu. Chính “sức ì” tâm lý quá lớn đã ăn sâu vào tiềm thức khiến doanh nghiệp “ngại” thay đổi và bằng lòng với những gì mình đang có.  Giải pháp: Điều này hoàn toàn có thể được khắc phục ngay-và-luôn bằng cách tham gia vào các khóa học về quản lý chất lượng hoặc thuê các công ty tư vấn ISO 9001 chuyên nghiệp. Việc xây dựng hệ thống tài liệu và triển kha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_tim_hieu_dong_co_cua_dn_o_viet_nam_trong_viec_ap_dung.docx
Tài liệu liên quan