Đề tài Tìm hiểu du lịch văn hoá làng quê vùng đồng bằng bắc bộ

MỤC LỤC

Trang

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ****************************** 2

PHẦN I . GIỚI THIỆU ĐĂC TRƯNG VĂN HOÁ VÙNG

ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ******************************* 4

I . phong tục tập quán , tin ngưỡng tôn giáo ************** 4

1 . tập quàn cư trú theo làng mạc *********************** 4

2 . Tín ngưỡng , tôn giáo ****************************** 5

3 . phong tục **************************************** 5

II . Nông nghiệp , làng nghề đặc trưng văn hoá vùng

đồng bằng bắc bộ ********************************* 6

1 . sản xuất nông nghiệp và sự ảnh hưởng của nông

nghiệp đến văn hóa ẩm thực vùng đông băng bắc bộ****** 6

2. các làng nghề truyền thống tiêu biểu****************** 7

III . văn hoá tinh thần ******************************** 15

1 . Dân ca và nghệ thuật biểu diễn dân gian ************** 15

2 . Hội làng nét văn hóa đặc trưng của vùng

đồng bằng bắc bộ********************************* 28

PHẦN II . THỰC TRẠNG DU LỊCH VĂN HÓA VÙNG

ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ****************************** 29

PHẦN III . ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG MỘT LÀNG DU LỊCH

VĂN HOÁ ĐẶC TRƯNG CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC

BỘ TẠI BẮC NINH ********************************* 30

 

doc33 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2801 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu du lịch văn hoá làng quê vùng đồng bằng bắc bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
do nghệ thuật làm gốm đặc sắc và có giá trị nghệ thuật cao của Bất Tràng . ( sản phẩm gốm Bát Tràng ) (Trang trí hoạ tiết một trong những khâu sản xuất gốm quan trọng ) ( Ngày càng có đông đảo du khách quốc tế đến với Bát Trang ) Nghệ thuật trang trí của gốm Bát Tràng rất độc đáo không mô phỏng lại gốm sứ Trung Hoa hoặc bất cứ nước nào khác . Đặc biêt người Bát Tràng đã chế ra các loại men rất được bạn bè quốc tế ưa chuộng như là : men xanh , xanh lục , xanh lá ma , nâu , nâu sáng , xanh nước biển . Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã học cách làm gốm theo phong cách của gốm Bát Tràng . Vấn đề đặt ra cho nhân dân Bát Tràng là làm thế nào để giữ gìn và phát huy những gia tri truyền thống của cha ông sao cho xứng đáng với tầm vóc là một trung tâm gốm sứ của Việt Nam và và vuơn tới tầm thế giới . Và kết hợp sản xuất với du lịch làng nghề là một giải pháp rát hữu hiệu trong điều kiện hiện nay . b . Làng tranh ĐÔNG HỒ ( Bắc Ninh ) Trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng của vùng đồng bằng bắc bộ nói riêng ,và cả nước nói chung thì không thể không nhắc đến làng tranh Đông Hồ .Đông Hồ tên một ngôi làng quen thuộc , xinh xắn ,nằm bên bờ sông Đuống từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần của mỗi người dân Việt Nam bằng những bức tranh dân gian đậm đà bản sắc dân tộc . Ngày xưa ,Làng Mái là tên gọi của làng tranh Đông Hồ (Thuận Thành _ Bắc Ninh ) bây giờ . Vào thế kỷ XVI tranh Đông Hồ xuất hiện nhưng không ai biết được có bao nhiêu mẫu tranh mà chỉ biết có năm loại tranh là : tranh thờ , tranh lịch sử , tranh chúc tụng , tranh sinh hoạt và chuyện tranh . Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1944 là thời kỳ hưng thịnh của làng tranh . Lúc ấy làng có 17 dòng họ thì cả thảy đều làm tranh . Đến hẹn lại lên cứ vào khoảng tháng 7 tháng 8 âm lịch hàng năm thì cả làng lại tất bật chuẩn bị cho mùa tranh tết .Khắp làng rực rỡ sắc giấy điệp , không một mảnh đất trống nào là không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy , từ sân nhà , sân đình , đường làng , triền đê , mái nhà , nóc bếp . Cả làng nhộn nhịp suốt mấy tháng liền . Mỗi năm chợ tranh chỉ nhộn nhịp tấp nập nhất vào tháng trạp , họp 5 phiên vào các ngày 6 , 11 , 16 , 21 và 26 . Bà con , du khách đổ về mua tranh tấp nập . Hàng nghìn , hàng triệu bức tranh được mang ra bày bán cho lái buôn , cho khách mua lẻ , mọi người mua tranh về treo ngày tết cầu mong vinh hoa phú quý về cho nhà mình .Sau phiên chợ cuối ( 26/12 âm lịch) nhà nào còn tranh đều xếp lại cất đi chờ mùa tranh năm sau lại đem ra bán . Đến chợ tranh không chỉ có khách buôn tranh và mua tranh mà còn rất nhiều du khách do yêu thích nghệ thuật tranh dân gian đến để được thăm thú làng tranh và đi chảy hội xuân . Đây là thời kỳ hưng thịnh nhất của làng tranh . Trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đầy ác liệt làng tranh cũng phải hứng chịu cảnh bom dơi đạn lạc . Nhiều bản in đã bị thất lạc. Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập cả nước bắt tay vào xây dựng lại đất nước theo con đường XHCN . Nhiều nhà bắt đầu sản xuất tranh , nhưng sau thời gian đổi mơi toàn diện về kinh tế và do thị hiếu thưởng thức nghệ thuật thay đổi tranh Đông Hồ không còn được ưa chuông như xưa nữa . Nhiều gia đình đã thôi không sản xuất tranh nưa . Kể từ đó lang tranh ngày bị mai một dần , nhiều hộ đã chuyển sang lam nghề hàng mã . Nghề tranh tồn tại yếu ớt , chỉ còn lại một số gia đình còn bám trụ lại với nghề . Đến nay bằng lòng yêu nghề , ý thức giữ gìn các giá trị truyền thống cha ông đã để lại một số nghệ nhân làng tranh đã không ngừng tìm tòi , nghiên cứu phục hưng lại làng nghề . Có nghệ nhân vẫn còn giữ được bản in đã được truyền đến đời thứ tám . Với sự giữ gìn và có nhiều sáng tạo mới tranh dân gian Đông Hồ đã và đang chiếm được sựquan tâm và yêu mến của đông đảo bạn bè , du khách trong và ngoài nước . Khác với các dòng tranh khác . Bằng cảm hứng của mình kết hợp với cây bút vẽ người hoạ sỹ sẽ tạo lên những bức tranh theo ý mình . Tranh Đông Hồ dùng ván để in , thoạt nghe thì có người đã nghĩ rằng tranh đông hồ sẽ cứng nhắc và rất sơ sài . Nhưng bằng kỹ thuật điêu khắc tinh sảo , với lòng yêu nghề , các nghệ nhân làng tranh đã tạo lên những bản khắc man tính thẩm mỹ cao và mang đậm chất văn hoá Việt . Sau khi in thành tranh , kể cả khi tranh khô ,người xem vẫn cảm nhận được vẻ tươi tắn của tranh như lúc vẫn còn ướt . . . Do những nguyên liệu làm tranh thường được lấy từ tự nhiên : Mầu đen được lấy bằng cách đốt lá tre rồi lấy thàn của nó ,mầu xanh lấy từ vỏ và lá tram , mầu vàng lấy từ hoa hoè ,mầu đỏ thắm lấy từ thân và lá của cây vang , mầu sơn lấy từ sỏi núi , mầu trắng lấy từ điệp …Ngoài ra nghệ thuật khắc tranh cũng hết sức đặc biệt . Những nghệ sỹ sáng tác tranh dân gian mang nhiều tính bố cục ước lệ trong cách miêu tả cũng như trong phối mầu . Tất cả đều theo lối vẽ đơn tuyến bình đồ để thể hiện do đó khi xem tranh người xem cảm nhận được những nét ngây ngô nhưng rất hài hoà . Khi đã có bản khắc và mầu người thợ còn phải rất công phu tiến hành các khâu như là : Phết hồ len giấy rồi phơi cho kho hồ , sau đó tiếp tục phết diệp rồi lại phơi khô . Khi in mầu cũng phải rất cẩn thận in từng mầu một , nếu bức tranh có 5 mầu thì phải lần lượt in và phơi 5 lần . Cứ như thế dưới ánh sáng mặt trời từng hình ảnh , đường nét cảnh sắc thiên nhiên , cảnh sinh hoạt đời thường của nhân dân được miêu tả một cách sinh động trên giấy điệp . Hứng Dừa Đánh Ghen Thi sĩ Hoàng Cầm đã từng viết : " Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Mầu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp " Ngoài nghệ thuật làm tranh đặc sắc ra , điều mà làm cho tranh Đông Hồ trở lên gần gũi với bao thế hệ người Việt và bạn bè quốc tế chính là nội dung của những bức tranh . Tranh Đông Hồ phản ánh đậm nét đời sống mộc mạc , dản dị , gần gũi gắn liền với đời sống văn hoá tinh thần người Việt như là : " Hứng Dừa , Đánh Ghen , Gà Trống , Lợn Độc … Qua bức tranh người xem còn có thể biết về nghệ thuật sử dụng mầu sắc của truyền thống trong đời sống văn hoá của cha ông ta . Theo nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế giải thích về việc dùng các mầu sắc cho hài hoà , phù hợp với những đề tài khác nhau : Mầu đỏ trong bức Đánh Ghen để lột tả cái nóng giận , bực giọng cuẩ không khí lúc đó ,mầu vàng dùng cho việc mô tả cảnh vui tươi tràn ngập sắc xuân trong bức tranh ngày tết ,nền mầu hồng nhạt cho tranh tả cảnh bình yên làng quê .Đôi khi các nghệ nhân còn dùng thêm các những chỉ dẫn hoặc các tứ thơ tình tứ , lãng mạng để trang trí các bức tranh thêm phần sinh động và ý nghĩa như bức Hứng Dừa là : "Trong như ngọc trắng như ngà Đây chèo đấy hái cho vừa lòng nhau " Bức Đánh Ghen là : " Thôi thôi một giận làm lành Chị dừng tức giận cho nhục lòng ta " Điều này cho ta thấy ngoài sự dản dị , mộc mạc các cụ ta còn hết sức tinh tế . Đây chính là một đặc trưng văn hoá Việt . Điều này đã và đang thu hút đực sự quan tâm rất lớn của bạn bè bốn phương . Trong những năm gần đây có một lưọng tương đói lớn du khách quốc tế đã tìm đến làng tranh để được thưởng thức tranh và tìm hiểu về văn hoá Việt . Có nhiều người đã muốn mua lại những bản khắc cổ , điều này đặt gia cho nhân dân , chính quyền địa phương cũng như lãnh đạo ngành du lịch phải có những chính sách hợp lý nhằm một mặt thu hút khách du lịch , mặt khác phải giữ gìn , bảo tồn và phát huy những giá trị cổ của làng tranh . Làm cho làng tranh ngày càng phát triển rực rỡ hơn nữa . góp phần vào việc thu hút , quảng bá mạnh mẽ hình ảnh , văn hoa Việt trên thế giới . c . làng lụa VẠN PHÚC ( Hà Tây ) " Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát , bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông ". Nghề dệt lụa đã có ở Việt Nam từ lâu đời , nhưng nhắc đến lụa Việt Nam thì không thể không nhắc đến làng lụa Vạn Phúc ( thị xã Hà Đông , tỉnh Hà Tây ) . Nằm liền kề với thủ đô Hà Nội làng Vạn Phúc có nghề làm lụa từ lâu đời . Tương truyền rằng tổ nghề làng Vạn Phúc là một người con gái họ Lã , Người có công đem nghề dệt từ Trung Quốc về dậy cho dân làng . Sau đó bà được phong làm thàn hoàng làng . Mới đầu lụa làng Vạn Phúc là loại lụa thô sơ , mộc mạc , bình dân . Đến thế kỷ thứ XVI khi xuất hiện go võng nghề dệt lụa Vạn Phúc được cải tiến , phát triển mạnh mẽ cho gia đời những sản phẩm độc đáo , chất lượng cao như là : gấm , lụa , the , lĩnh …với nhiều hoạ tiết hoa văn tinh tế . Để tạo ra sản phẩm tơ lụa hoàn hảo người thợ làng Vạn Phúc phải trải qua một quy trình phức tạp gồm nhiều công đoạn như khâu tơ , khâu hồ sợi , khâu dệt . Mỗi khâu đều phải tuân theo quy trinh khá nghiêm ngặt .Nhờ vào bàn tay khéo léo , điêu luyên , tinh đời người thợ làng Vạn Phúc đã làm nên những sản phẩm lụa bền , đẹp , mịn màng và đường nét hết sức độc đáo . Ngày nay , lụa Vạn Phúc qua các thế hệ nghệ nhân , thợ dệt không ngừng cải tiến và phát huy những kỹ thuật truyền thống bởi thế lụa Vạn Phúc dù ở loại nào cũng đạt tới mức hoàn mỹ , mền mại , mịn óng với những mấu sắc óng ánh , hoa văn trang trí đối xứng , đường nét không rườm rà , phức tạp mà luôn dứt khoát , phóng khoáng tạo ra vể hấp dẫn riêng của sản phẩm lụa của làng . Sản phẩm lụa không chỉ là sản vật quý của làng Vạn Phúc mà còn là mặt hàng truyền thống của người Việt Nam . Chính vì lẽ đó mà lụa Vạn Phúc đã có mặt rộng rãi trên thị trường toàn quốc và còn vươn ra thị trường các quốc gia châu âu , châu á . Đặc biệt là thị trường Mỹ , Nhật , Hàn Quốc và nhiêu quốc gia khác . Thương hiệu lụa Vạn Phúc đã được bạn bè gần xa mến mộ , đặc biệt là bạn bè quốc tế đến và mua sắm hàng hoá , góp phần tiêu thụ một lượng lớn sản phẩm địa phương . Góp phần rất lớn vào việc giải quyết đáng kể công ăn việc làm và thu nhâp cho các hộ kinh doanh dịch vụ . Hàng năm sản lượng của làng đạt hơn 2 triệu mét/ năm cho thu nhập trung bình khoảng 1,5 triệu/một người/ tháng . Với những điều kiện thuận tiện về giao thông đi lại rất phù hợp cho việc phát triển du lịch gắn liền với du lịch làng nghề . Góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế của địa phương . IV . văn hoá tinh thần 1 . Dân ca và nghệ thuật biểu diễn dân gian Mỗi con người Việt Nam dù có đi đâu , làm gì có lẽ không bao giờ quên được những làn điệu dân ca đằm thắm của quê hương , những câu hát du thắm đượm tình người của mẹ , của bà mỗi khi du ta ngủ . Có lẽ điều đó đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi người con đất Việt . Ở mỗi vùng miền đều có những làn điệu dân ca mang đậm nét văn hoá của mỗi vùng . Vùng đồng bằng bắc bộ là một trong những vùng có nền văn hoá lâu đời . Nơi đây đã sản sinh ra biết bao làn điệu dân ca truyền thống , có giá trị nghệ thuật rât cao và từ lâu đã trở lên nổi tiếng trên mọi miền tổ quốc . a . Dân ca Quan Họ Nói đến dân ca đồng bằng bắc bộ không thể khong nhắc đến dân ca Quan Họ Bắc Ninh . Ngược dòng lịch sử quê hương Quan Họ có nhiều tên gọi khác nhau , rộng , hẹp khác nhau qua các triều đại phong kiến . Từ xa xưa sứ Kinh Bắc đã nổi tiếng với làn điệu dân ca Quan Họ . Từ thời Pháp thuộc cuối thế kỷ XIX đã xuất hiện hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang (10/10/1895) . Đến năm 1963 hai tỉnh này sát nhập thành một tỉnh gọi là Hà Bắc , gần đây Bắc Ninh và Bắc Giang lại được tách ra như cũ . Do hầu hết các làng quan họ đều nằm ở Bắc Ninh nên mọi người coi Bắc Ninh là cái nôi hình thành và nuôi dưỡng quan họ . Nhưng về đại quát miền quê ấy là một vùng rộng lớn ở phía bắc sông Hồng . Nằm trong vùng văn minh châu thổ sông Hồng , song Thái Bình giáp danh với các tỉnh Lạng Sơn ,Thái Nguyên , Vĩnh Phúc , Hưng Yên , Hải Dương , Quảng Ninh ngày nay . Tính từ điểm cực bắc đến nam dài khoảng 70 km , từ đông sang tây là khoảng 120km gồm cả vùng đồng bằng và miền núi nhưng các làng Quan Họ tập chung chủ yếu ở vùng đồng bằng . Sứ Kinh Bắc gồm nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng chỉ có người Việt là chơi Quan Họ . Nghĩa của từ Quan Họ có nhiều cách giải thích khác nhau . Có thể chia làm hai luồng là : cách giải thích theo truyền miệng của các làng về những truyền thuyết của làng họ .Và cách giải thích theo nghiên cứu khảo cổ của các nhà khoa học nghiên cứu về Quan Họ . Theo cách giải thích của các vùng Quan Họ thì có nhiều cách giải thích khác nhau tuỳ vào mỗi làng . Người vùng Bịu ( Hoài thượng ,Bịu sim huyện Tiên Du cũ ) và Diềm Xá ( Viêm Xá , huyện Yên Phong ) vốn là hai nơi có kết bạn quan họ bền vững và lâu dài nhất thì gọi là quan họ vì là tiếng hát của hai họ quan kết bạn với nhau . Truyền thuyết gắn tiếng hát với một nhân vật có thật trong lịch sử là Trang Bịu tức Nguyến Đăng Đạo , đỗ trạng nguyên năm 1684 người Hoài Thượng , huyện Tiên Du cho rằng ông là người có công đặt ra lối hát Quan họ . Người vùng Châu khê (Bùi Xá , huyện Yên Phong) lại giải thịch là hát quan họ là tiếng hát của quan viên họ nhà trai với quan viên họ nhà gái . Tiếng hát giữa quan viên hai họ gọi tắt là Quan Họ . Người vùng Chè, Quả Cam, Thị Cầu... lại gắn tiếng hát Quan họ với những truyền thuyết . Chuyện rằng: Chúa Trịnh Sâm đi du xuân, thấy một người con gái đang cắt cỏ trên núi Chè (có nơi kể là núi Long Khám, có nơi kể là núi Qủa Cảm... ) vừa cắt cỏ vừa hát: "Tay cầm bán nguyệt xênh xang Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta ". Tiếng hát hay khiến quan quân phải họ lại (dừng lại) để nghe. Thấy người đẹp, hát hay, bài hát lại chứa đựng khẩu khí "trị, bình", chúa vời về cung, trở nên bà chúa. Dân gian cho là tiếng hát kia tạo nên sự may mắn, hạnh phúc nên đua nhau hát, nên tiếng hát lan rộng, ngày càng bầy đặt ra nhiều, trở thành lối hát gọi là hát Quan họ.Cũng gần giống truyền thuyết trên nhưng lại gắn với cuộc du xuân cầu duyên, cầu tự của Lý Thánh Tông qua vùng Cầu Lự, Siêu Loại (Thuận Thành) và cô gái hát ấy là Ỷ Lan, sau thành nguyên phi, rồi hoàng hậu, rồi hoàng thái hậu nhà Lý. Người vùng Hồi Quan (nay thuộc huyện Tiên Sơn) lại kể rằng: Lý Công Uẩn chạy giặc, dân muốn cản quân quan giặc nên ùa ra đường hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại, để Lý Công Uẩn chạy thoát... Tuy chi tết khác nhau, nhưng các truyền thuyết trên đều giải thích Quan họ là tiếng hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại. Ý kiến của một số nhà nghiên cứu về tên gọi Quan họ có mặt khác. Trong cuốn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nhiều tác giả, cho rằng: "...Quan họ là một danh từ kép. Trong ngôn ngữ, dưới chế độ phong kiến chữ họ với chữ phường là hai danh từ gần đồng nghĩa với nhau, chỉ một tập thể người nhất định ". Nhưng:"...Chữ phường thường dùng với ý nghĩa khinh miệt, chỉ những người cùng làm một nghề...không được coi trọng..." ."Chữ họ thường dùng với ý nghĩa coi trọng, chỉ những nhóm người thuộc lớp trên của xã hội: Sĩ, nông, cùng sinh hoạt kết bạn với nhau, ví dụ: họ tư văn, họ võ phả, họ lợn, họ gạo, họ chọi gà ... Các người trong họ tư văn, họ võ phả gọi là quan viên họ tư văn, quan viên họ võ phả, gọi tắt là Quan họ tư văn, Quan họ võ phả . Như vậy, các tác giả cuốn sách :"Dân ca Quan họ Bắc Ninh" cho Quan họ là danh từ kép chỉ nhóm người ca hát với ý nghĩa coi trọng. Và lối hát,tiếng hát gắn liền với tập thể gọi là Quan họ nên cũng gọi là hát Quan họ Trong một tham luận đọc tại hội nghị khoa học về sưu tầm, nghiên cứu Quan họ lần thứ 4, năm 1971, Mấy ý kiến về vấn đề tìm hiểu nguồn gốc dân ca Quan họ, Lê Thị Nhâm Tuyết, Viện Dân tộc học, đã giành một phần tham luận để "tìm hiểu nguồn gốc của cái tên Quan họ...". Tác giả không đồng ý với cách giải thích Quan họ là họ nhà quan, hoặc Quan họ là dừng lại, hoặc là quan viên họ, tức là hội của lớp người nông dân có quyền ăn nói và coi cách giải thích ấy là "duy danh", "thông tục".Tác giả cho rằng từ quan không phải là một từ Hán - Việt vay mượn mà đã có từ thời Hùng Vương trong từ kép quan lang là một từ Việt cổ trước khi nhập vào từ quan Hán Việt, và có nghĩa là người đàn ông. Còn từ họ... chỉ một cộng đồng gắn theo máu mủ, huyết thống, và đã có nhiều thời kỳ cộng đồng này mang ý nghĩa vai trò của những đơn vị xã hội (những công xã thị tộc), sau này thành những làng. Do những lý do lịch sử những công xã thị tộc ấy có thể tách ra làm hai (hoặc nhiều hơn), những người đàn ông trong họ (Quan họ) mới tách ra, dẫn dân mình (họ mình) về làng gốc chơi và hát theo tục lệ, nên lối chơi và hát ấy cũng được gọi tên là hát Quan họ như trường hợp hát quan làng hát đám cưới - Tày, Nùng. Tác giả đã giả định như vậy sau khi so sánh thấy hát quan làng, gọi tên như vậy để chỉ một loại dân ca đám cưới, chỉ vì một điều giản dị: "Quan làng là người đại diện cao nhất của họ nhà trai có thẩm quyền bàn bạc về tất cả mọi việc liên quan tới nghi lễ và tổ chức cưới hỏi với nhà gái. Quan làng phải thuộc nhiều bài hát đám cưới để đối lại với họ nhà gái..." Nhà nghiên cứu văn học dân gian nổi tiếng Vũ Ngọc Phan, trong bài viết : " Mấy ý kiến sơ bộ về dân ca Quan họ", sau khi bác bỏ giả thuyết Quan họ là quan họ lại, dừng lại, tác giả gợi ý các nhà nghiên cứu lưu tâm tới những truyền thuyết về Quan họ ở châu Cổ Pháp (Ðình Bảng) quê hương của Lý Công Uẩn với những người trong họ nhà Lý tụ họp hát mừng mỗi khi các vua Lý về thăm quê hương. Tác giả viết: "Cứ mỗi khi vua về thăm quê (châu Cổ Pháp) thì những người trong họ Lý, mà người đương thời gọi là "quan viên họ Lý", đều đến ly cung và hát những câu dân ca mà nhân dân trong vùng thường hát để mừng nhà vua. Từ đó, nhân dân gọi những câu dân ca ấy là  hát Quan họ". Như vậy, theo tác giả, Quan họ là tiếng hát của quan viên họ Lý hát để mừng vua khi vua về thăm quê hương. Quan họ là một hình thức văn nghệ dân gian mang đậm nét văn hoá Việt đó là tính cộng đồng . Cũng như các làn điệu dân ca khác của Việt Nam hát Quan họ là hình thức hát theo nhóm . Chính vì đó mà tục lẹ rủ bạn ra đời . Để đi hát quan họ thì phải có bọn , bọn Quan họ thường có từ 4 đến 6 người , mỗi nhóm được hình thành theo mọtt kiểu khác nhau . Có thể là do các anh nhớn , chị nhớn rủ hộ các em nhỏ . hay là thanh niên làng yêu ca hát mà thành lập một bọn . Nam nữ trong bọn được gọi lần lượt là anh hai , anh ba , anh tư … chị hai , chị ba , chị tư … Họ sống bình đẳng , đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau khong chỉ khi đi hát mà cả trong đời sống thường ngày .Ngày lao động tối đến họ thường tập chung tại nhà anh nhớn , chị nhớn cùng nhau luyện câu , luyện giọng . Các đôi hát thường gắn bó với nhau cả đời vì vậy ở vùng Quan họ luôn có những đôi nam nữ nổi tiếng đủ lối , đủ câu , giộng vang như chuông . Ngoài lời ca tiếng hát ra điều mà làm cho Quan họ gây được sự chú ý của du khách gần xa chính là trang phục đậm đà bản sắc dân tộc của các liền anh , liền chị Quan họ . (Trang phục liền anh) ( trang phục liền chị) Liền anh Quan họ mặc áo dài năm thân , cổ đứng ,có lá sen ,viền tà , gấu to dài tới quá đầu gối . Thường mặc hai áo cánh rồi mặc áo dài . Chất liệu làm áo cánh thường là vải diềm bâu , vải cát lá , vải phin ,vải truc bâu . người khá giả hơn thì mmay áo cánh bằng sồi hoặc lụa . Áo dài ngoài thường mầu đen làm bằng lương , the . Có may áo thành hai lớp , một lớp là lương hoặc the đen lớp trong là lụa mầu xanh cốm , xanh lá mạ hoặc vàng chanh gọi là áo kép. Quần dài thường mầu trắng , may rộng theo kiểu chân què , dài đến mắt cá chân . Chất liệu may cũng là diềm bâu , phin , trúc bâu hoặc lụa trắng . Thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần . Chân thường đi guốc mộc nhưng ngày nay mọi người thường đi giầy đen , đầu đội khăn xếp , tay cầm ô . Liền chị Quan họ mặc áo mớ ba mớ bẩy . Nhưng trong thực tế các liền chị thường mặc áo mớ ba ( ba áo lồng vào nhau ) . Chất liệu làm áo dài thường làm bằng the , lụa thường mầu nâu già , nâu non , cánh dán , đen . Áo cánh trong có thể bằng phi trắng , lụa mỡ gà . Yếm có thể may bằng vải mầu đẹp nhất là lụa nhuộm mầu đào . Thắt lưng là một dải lụa nhỏ được nhuộm mầu sắc sặc sỡ để buộc cạp váy với eo . Váy của người Quan họ là váy sồi váy lụa , đôi khi là váy kép . Bên trong là váy làm băng vải mầu , bên ngoài là váy làm bằng the , lụa mầu đen. Dép của các liền chị là loại dép cong làm bằng da trâu được thuộc theo phương pháp thủ công . Thường các liền chị không đi tất . Đầu chít khăn mỏ quạ và đội nón quai thao . Cho dù có nhiều tên gọi và nhiều cách giải thích khác nhau nhưng lề lối hát thường mang tính quy củ , khuân phét và có sự thống nhất cao trong toàn vùng Quan Họ . Hát Quan Họ có những lối hát tiêu biểu sau đây : hát đối đáp , hát canh , hát hội , hát thờ , hát cầu đảo , hát giải hạn , hát mừng , hát kết chạ . Ngoài các đặc điểm kể trên điều làm cho Quan họ trở nên hấp dẫn còn do những đặc điểm về âm nhạc , lời ca , quy tắc gieo vần , phương thức biểu diễn mang tính nghệ thuật cao . Và đặc biệt Quan họ để lại những giá trị cao đẹp về nội dung tư tưởng . Về mặt nội dung , Quan họ là sự tổng hợp của nghệ thuật văn hoá dân gian sứ Bắc xưa . Ngày nay nghệ thuật Quan họ không ngừng tiếp thu nghệ thuật của Tuồng , Chèo , Cải lương ,Ca trù , dân ca khắp các miền Bắc Trung Nam . Về mặt tư tưởng , bằng những phong tục, lề lối ước định của mình người Quan họ đã hình thành những quan niệm đạo đức, những hành vi và tình cảm đạo đức bắt nguồn từ những lẽ phải có cội rễ sâu xa trong truyền thống văn hóa dân gian đối với quan hệ bạn bè, quan hệ yêu đương nam nữ, quan hệ vợ chồng, tình làng, nghĩa xóm, quan hệ lớp người trước với lớp người sau, lớp già lớp trẻ... dựa trên nghĩa nặng, ân sâu, tôn lẫn kính chung, trước sau đùm bọc, thủy chung ... Ðến với sinh hoạt văn hóa quan họ cũng là đến với quyền được sáng tạo, diễn xướng, thưởng thức những giá trị văn hóa, nghệ thuật của chính mình, của những tri âm, tri kỷ, của cộng đồng người gắn bó, hòa hợp với mình, trong sự tự do và chân thật. Bằng sáng tạo văn hóa, nghệ thuật, người quan họ có thể nói với chính mình, với bàu bạn, với con người về những ước mơ, khát vọng, buồn, thương, yêu, ghét..., về những điều cuộc đời nên có và phải có... vừa để tự giải phóng tinh thần cho mỗi cá thể vừa để gắn bó có ích và tốt đẹp đối với cuộc đời . b . Nghệ thuật Ca Trù Ca trù còn gọi là hát ả đào, là một môn nghệ thuật có từ lâu đời ở nước ta. Kể từ thuở manh nha cho tới ngày nay, môn nghệ thuật này đã trải qua nhiều thế kỷ và đã có nhiều thay đổi. Bắt nguồn từ dân ca, dân nhạc cộng với một số trò diễn và múa dân gian, Ca trù lúc khởi thủy cũng như trong một thời gian khá dài là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp, bao gồm nhạc, thơ, múa và trò diễn. Do vậy, nhiều tiết mục của nghệ thuật Ca trù đã từng được biểu diễn bởi một số đông các diễn viên. Trong giáo phường cũng đã từng tổ chức những dàn nhạc để đệm cho hát, múa ả đào. Khoảng từ cuối thế kỷ 18, lối hát cho một số ít thính giả thưởng thức dần trở nên thịnh hành, đòi hỏi đào, kép phải chau chuốt giọng hát, tiếng đàn và kỹ thuật gơ phách. Cùng với nghệ thuật được điêu luyện tới mức tối đa thì số lượng diễn viên và phương tiện diễn tả cũng được giảm xuống tới mức tối thiểu, do đó quan viên cầm chầu cũng tự bỏ trống lớn để chuyển sang dùng trống nhỏ. tại các tư gia, tiếng hát tuy nhỏ nhẹ và tinh tế nhưng đầy nội lực ngày càng được hâm mộ và được sử dụng với tần suất lớn hơn nhiều so với lối hát thờ nơi cửa đình hoặc các lối hát khác. Chính từ lối hát phóng khoáng và có phần phóng túng ấy (mà một số nhà nghiên cứu gọ là Hát chơi) đã làm nảy sinh ra điệu Hát nói, có khả năng lẩy thành tiếng nhạc cho muôn vàn ý thơ trong nhiều tuyệt tác cả các danh sĩ đương thời. Một lối chơi mới trong văn hóa Ca trù đã hình thành. Hầu hết những điệu Ca trù còn truyền lại được để chúng ta nghe thấy ngày hôm nay đều là những bài xưa kia đã được trình diễn trong lối hát chơi. Do vậy mà điệu Hát nói đóng vai trò quán xuyến. Điệu Hát nói cũng đã từng được nhiều sĩ phu yêu nước dùng để thổ lộ nỗi lòng cảm khái trước cảnh nước mất nhà tan và động viên mọi người đứng lên giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. ca trù là một loại nhạc có nhiều luật lệ nghiêm ngặt. Chưa kể những tiêu chuẩn về thanh, sắc và đạo đức, về phép tắc và phương tiện? để được phép hành nghề mà chỉ nói riêng về Âm với Nhạc thôi cũng đã thấy nhiều quy định khắt khe. Chẳng hạn như: Hát có 5 giọng Đàn có 5 cung Phách có 5 khổ Điểm trù có 5 phép Đó mới chỉ là những điều cơ bản, còn đào nương nào muốn giọng hát, tiếng phách được hay thì phải luyện tập theo 8 tiêu chuẩn sau: Quán, Xuyến, Dằn, Thét, Khuôn, Rẫy, Diệu, Vợi. Đồng thời phải biết tránh 6 điều sau: Lỏi, Ngang, Cản, Chặn, Hụt, Sa. Khi hòa giọng hát với tiếng phách, tiếng đàn thì phải tuyệt đối tuân theo các khổ phách, khổ đàn, không được sai phạm. Trống chầu tuy giao cho quan viên nhưng cũng phải là người am hiểu thấu đáo âm luật Ca trù mới có thể cầm roi được. Người đánh trống ít nhất phải biết 5 phép trông dục, 6 phép trống chầu và nhiều cách biến hóa khác nữa. Khi đã cùng hòa trong một canh hát thì tiếng trống sẽ trở thành nhạc cụ thứ ba sau phách và đàn nhằm tôn vinh tiếng hát với lời thơ. Tất cả trở thành một bản hòa tấu vô cùng phong phú của nhiều âm sắc, nhiều tính năng khác nhau và luôn có sự thay đổi, biến hóa không ngừng. Nghệ thuật Ca trù bộc lộ tình đời một cách vừa quyến rũ, vừa thanh tao và độc đáo. Nó dễ mến vì ai cũng có thể nghe và hiểu được nhưng lại không dễ chút nào khi muốn tạo ra Âm và Nhạc đúng cách Ca trù. Thật vậy, ngày xưa kia, cho dù đã đắm mình trong truyền thống mà con cháu trong nghề cũng vẫn phải luyện tập gian khổ dăm bảy năm mới mong tinh thông nghiệp hát, nghề đàn. Suy ra mới thấy nghệ thuật Ca trù quả là cao quý biết bao. Nó đáng được bảo tồn và phát huy để phục vụ cho cu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc67389.DOC
Tài liệu liên quan