Chương 1: Tổng quan về virus
1.1. Giới thiệu về virus
1.2. Cấu trúc của chương trình virus
1.3. Các kỹ thuật xây dựng virus
Chương 2: Tổ chức và cách thức thực thi một chương tình trên DOS
2.1. Một số hàm chức năng quan trọng trên DOS
2.2. Cách thức thức thi chương trình
Chương 3: Xây dựng chương trình thử nghiệm
22 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu file virus trên DOS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g.
Nội dung của đề tài “Tìm hiểu file virus trên DOS ” bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về virus
Giới thiệu về virus
Cấu trúc của chương trình virus
Các kỹ thuật xây dựng virus
Chương 2: Tổ chức và cách thức thực thi một chương tình trên DOS
2.1. Một số hàm chức năng quan trọng trên DOS
2.2. Cách thức thức thi chương trình
Chương 3: Xây dựng chương trình thử nghiệm
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIRUS FILE
1.1 . GIỚI THIỆU VỀ VIRUS
1.1.1 . Virus tin học là gì?
Nói theo cách đơn giản, nó là một chương trình có khả năng sao chép. Khi nó thực thi, nó sẽ tạo ra một hay nhiều bản copy của chính nó một cách đơn giản nhất. Những copy này sau đó có thể tiếp tục thực hiện nhiều copy khác.
Một cách thông thường, virus sẽ xâm nhập vào các chương trình khác hoặc điều khiển phía sau chương trình để sao chép dễ dàng. Cách tiếp cận này thiết lập một phần virus từ những phần mềm tự sao chép khác bởi nó cho phép virus tự sao chép mà không cần sự đồng ý của hệ điều hành. So sánh điều này với 1 chương trình đơn giản được gọi là "1.COM". Khi thực hiện, nó có thể sẽ tạo ra "2.COM" "3.COM", ...., những bản có thể là bản copy của chính "1.COM". Bây giờ một người sử dụng máy tính bình thường cũng có thể chạy một chương trình 1 hoặc 2 lần theo yêu cầu của bạn, nhưng sau đó họ sẽ phải xóa nó đi và sẽ kết thúc chương trình đó. Nó sẽ không tiến xa. Không phải vậy, bây giờ virus máy tính bởi vì nó xâm nhập vào những chương trình có ích khác. Người dùng sẽ sử dụng các chương trình này một cách thông thường và sẽ thực thi cùng với chúng. Bằng cách này, virus sẽ tồn tại được.
Một cách chính xác, thuật ngữ virus máy tính là thuật ngữ sai. Nó được đặt tên bởi Fred Cohen trong luận văn tốt nghiệp năm 1985 của ông. Đây là luận văn trình bày về phần mềm tự sao chép được và khả năng của nó làm hại cái gọi là hệ thống bảo mật.Thật sự thì virus là một cái tên không được đúng lắm.Từ này báo trước điềm xấu và phỏng đóan cái gì đó không tốt.Thậm chí ngay cả Fred Cohen cũng hối tiếc vì đã đặt ra thuật ngữ này. Và bây giờ ông cho rằng chúng ta gọi những chương trình này là "chương trình sống".
Trên thực tế,virus giống như một sinh vật sống đơn bào đơn giản hơn là hơn là một virus sinh học. Mặc dù tự nó có thể xâm nhập vào các chương trình khác, những chương trình này sẽ không tồn tại trong bất kỳ khả năng nào. Hơn thế nữa, một sinh vật sống vốn không có gì là xấu mặc dù nó có vẻ khá cứng đầu. Giống như cây địa y có thể ăn sâu vào trong đá và phá hủy nó theo thời gian, virus máy tính có thể ăn sâu vào máy tính và làm những việc mà bạn không mong muốn. Một vài loại virus có thể phá hủy toàn bộ dữ liệu trong ổ cứng trong khi một số khác sẽ sử dụng một vài chu trình của máy tính.
Ngoại trừ vẻ bề ngoài cứng cổ, ta cũng nên nhận thấy rằng virus máy tính không vốn dĩ đã là tiêu cực. Chúng có thể chiếm một vài chu trình của computer, tuy nhiên, khi một virus có ý nhắm tới việc phá hủy, chỉ những virus thành công mới có thể khiến hệ thống tài nguyên của bạn chú ý một phần nhỏ. Virus có thể đặt cho virus máy tính 1 cái tên cho sự phá hủy một cách chung nhất là bom logic mà khởi đầu là ngày tháng và sau đó hiển thị lời nhắn hoặc gây fiền nhiễu, khó chịu. Giống bom logic, tuy nhiên, không có gì để làm với sự tự sao chép giống virus. Chúng là phần trọng tải thêm vào đoạn mã tự sao chép.
Khi em nói rằng virus máy tính không hẳn đã là tiêu cực tất nhiên, em không có ý nói rằng bạn không cần phải đề phòng chúng. Có những người viết virus không ngoài mục đích nào khác là phá hủy dư liệu trong máy tính của bạn. Ngay khi họ được đề cập đến, họ muốn virus của họ là kinh nghiệm không thể quên của bạn. Họ là những người vô chính phủ và bạn nên cố gắng tránh xa. Điều này có nghĩa là nên đề phòng....nhưng tại cùng một thời điểm, xem như khả năng có thể của đoạn mã tự sao có thể làm được những gì mà chương trình bình thường không làm được. Sau cùng, virus có thể có mặt tốt trong.
1.1.3 Phân loại
Thông thường, dựa vào đối tượng lây lan là file hay đĩa mà virus được chia thành hai nhóm chính:
- B-virus: Virus chỉ tấn công lên Master Boot hay Boot Sector.
- F-virus: Virus chỉ tấn công lên các file khả thi.
Mặc dù vậy, cách phân chia này không hẳn là chính xác. Ngoại lệ vẫn có các virus vừa tấn công lên Master Boot (Boot Sector) vừa tấn công lên file khả thi.
Để có cách nhìn tổng quan về virus, chúng ta xem chúng dành quyền như thế nào.
a. B-virus
Vùng lây lan virus
Khi máy tính bắt đầu khởi động (Power on), Các thanh ghi phân đoạn đều được đặt về OFFFFh, còn mọi thanh ghi khác đều được đặt về 0. Như vậy, quyền điều khiển ban đầu được trao cho đoạn mã tại 0FFFFh: 0h, đoạn mã này thực ra chỉ là lệnh nhảy JMP FAR đến một đoạn chương trình trong ROM, đoạn chương trình này thực hiện quá trình POST (Power On Self Test – Tự kiểm tra khi khởi động).
Quá trình POST sẽ lần lượt kiểm tra các thanh ghi, kiểm tra bộ nhớ, khởi tạo các Chip điều khiển DMA, bộ điều khiển ngắt, bộ điều khiển đĩa Sau đó nó sẽ dò tìm các Card thiết bị gắn thêm để trao quyền điều khiển cho chúng tự tạo rồi lấy lại quyền điều khiển. Chú ý rằng đây là đoạn chương trình trong ROM (Read Only Memory) nên không thể sửa đổi, cũng như không thể chèn thêm một đoạn mã nào khác.
Sau quá trình POST, đoạn chương trình trong ROM tiến hành đọc Boot Sector trên đĩa A hoặc Master Boot trên đĩa cứng vào RAM (Random Acess Memory) tại địa chỉ 0:7C00h và trao quyền điều khiển cho đoạn mã đó bằng lệnh JMP FAR 0:7C00h. Đây là chỗ mà B-virus lợi dụng để tấn công vào Boot Sector (Master Boot), nghĩa là nó sẽ thay Boot Sector (Master Boot) chuẩn bằng đoạn mã virus, vì thế quyền điều khiển được trao cho virus, nó sẽ tiến hành các hoạt động của mình trước, rồi sau đó mới tiến hành các thao tác như thông thường: Đọc Boot Sector (Master Boot) chuẩn mà nó cất giấu ở đâu đó vào 0:7C00h rồi trao quyền điều khiển cho đoạn mã chuẩn này, và người sử dụng có cảm giác rằng máy tính của mình vẫn hoạt động bình thường.
* Ưu điểm:
Không phụ thuộc hệ điều hành
* Nhược điểm:
- Đối tượng lây nhiễm ít->Khả năng lây nhiễm không cao.
- Kích cỡ bị hạn chế.
- Không sử dụng được dịch vụ của hệ điều hành(vì nó chạy trước hệ
điều hành ).
=> Khó viết và khó lây nhiễm.
Vùng dữ liệu củ tập tin thực thi EXE, COM
Vùng Virus cộng thêm
b. F-virus
Khi DOS tổ chức thi hành file khả thi (bằng chức năng 4Bh của ngắt 21h), nó sẽ tổ chức lại vùng nhớ, tải file cần thi hành và trao quyền điều khiển cho file đó. F-virus lợi dụng điểm này bằng cách gắn đoạn mã của mình vào file đúng tại vị trí mà DOS trao quyền điều khiển cho file sau khi đã tải file vào vùng nhớ. Sau khi F-virus tiến hành xong các hoạt động của mình, nó mới sắp xếp, bố trí trả lại quyền điều khiển cho file để cho file lại tiến hành hoạt động bình thường, và người sử dụng thì không biết được.
* Ưu điểm:
- Đối tượng lây nhiễm lớn ->Khả năng lây nhiễm cao
- Kích thước không bị hạn chế
- Sử dụng được các dịch vụ của hệ điều hành
=>”Dễ viết” dễ lây nhiễm.
* Nhược điểm: Bị phụ thuộc hệ điều hành
Trong các loại B-virus và F-virus, có một số loại sau khi dành được quyền điều khiển, sẽ tiến hành cài đặt một đoạn mã của mình trong vùng nhớ RAM như một chương trình thường trú (TSR), hoặc trong vùng nhớ nằm ngoài tầm kiểm soạt của DOS, nhằm mục đích kiểm soát các ngắt quan trong như ngắt 21h, ngắt 13h,Mỗi khi các ngắt được gọi, virus sẽ dành quyền điều khiển để tiến hành các hoạt động các hoạt động của mình trước khi trả lại các ngắt chuẩn của DOS.
1.2. CẤU TRÚC TỔNG QUAN CỦA VIRUS FILE
Cấu trúc của một virus File được thể hiện một cách tổng quát qua sơ đồ giả thuật sau:
End
Thực hiện CT phá hoại
Cài đặt CT vào bộ nhớ RAM
Tìm kiếm file để lây
Lây nhiễm
KT Đã có CT trong vùng nhớ chưa?
Cần phá họai
Trả quyền điều khiển cho file chủ
Thấy
Chưa
Có rồi
Sai
Begin
Sai
Đúng
Từ sơ đồ cấu trúc trên ta có thể đặt ra một số các yêu cầu sau cho virus file:
- Tính tồn tại duy nhất:
Tính tồn tai duy nhất được đảm bảo bởi phần kiểm tra virus đã có trong vùng nhớ hay không. Việc kiểm tra này đảm bảo cho virus có mặt chỉ một lần trong vùng nhớ hay trên file ( tất nhiên ta không xét đến trường hợp nhiều virus tấn côg một file hay một hệ thống ).
Yêu cầu này đảm bảo làm giảm thời gian thi hành file khi trong vùng nhớ có thể có quá nhiều bản sao của một virus, cũng như đảm bảo kích thước file không tăng lên quá nhanh làm làm virus dễ bị phát hiện nhưng cũng làm tăng thời gian nạp file.
- Tính thường trú:
Tính thường trú thể hiện cho quá trình cài đặt virus vào RAM. Tính chất này yêu cầu file virus sau khi kiểm tra trong vùng nhớ thấy vung nhớ còn “sạch” thì phải lập tức lưu trú vào bộ nhơ RAM để có thể thực hiện việc chiếm quyền điều khiển khi cần lây nhiễm sang file đang được gọi hoặc khi phá hoại.
- Tính lây lan:
Đây là yêu cầu bắt buộc của bất cứ một loại virus nào. Nó được thực hiện trong 2 quá trình: tìm kiếm và lây nhiễm. Nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của virus, và thế mới gọi là “Virus”. Một virus khoẻ phải có tốc độ lây lan nhanh và do đó nó mới đảm bảo cho tính tồn tại của mình.
- Tính phá hoại:
Tính phá hoại đôi khi chỉ do ngẫu nhiên khi logic của file virus không dự trù hết các trường hợp có thể xảy ra, hoặc do cố ý, nhưng có ý mà không lường hết hậu quả cũng dẫn đến tai hoạ vo cùng khủng khiếp.
Việc phát hiện một virus file đơn giản hơn việc phát hiện một virus boots nhiều. Bất kỳ sự tăng kích thước nào trên file thi hành được ( tất nhiên không phải những file vừa được dịch từ Assembler sang ) từ khoảng 1K – 5K đều có thể kết luận chính 90% là file nhiễm virus.Do đó virus làm sao phải có được một kỹ thuật nguỵ trang khéo léo để đánh lừa được hiện tượng này.
- Tính kế thừa
Điều này ít thấy với B-virus, F-virus có cùng “họ”, các version sau luôn khắc phục những yếu điểm của bản “version” trước, đặc biệt có đặc diểm thay thế bản cũ bằng bản mới hơn. Điều này tạo sự thú vị ch các nhà nghiên cứu. Ta có thể kể ra một số họ virus như sau: Yankee, Vacsina,
1.3 . CÁC KỸ THUẬT XÂY DỰNG VIRUS
1.3.1. Kiểm tra tính tồn tại
a. Trong vùng nhớ
- Tạo thêm chức năng cho DOS, để kiểm tra tính tồn tại chỉ cần gọi chức năng này. Có thể biết bằng cách tạo subfunction (chức năng con) cho một chức năng của DOS, giá trị trong thanh ghi sẽ quyết định sự tồn tại của virus hay chưa. Điều này dựa vào sự kiện nếu gọi một chức năng lớn hơn chức năng cao nhất mà DOS có. Giá trị AX trả về sẽ là 0.
b. Trên file
Có thể có các cách kiểm tra sau:
- Kiểm tra bằng kích
- Kiểm tra bằng Keyvalue
- Kiểm tra bằng cách dò đoạn mã.
+ Kiểm tra bằng kích thước:
Được áp dụng trong những virus đầu tiên, tuy độ chính xác của nó không cao và mặt khác cũng không kiểm tra được version của nó. Tuy nhiên việc kiểm tra nhanh và kết quả phụ trong quá trình kiểm tra có thể được dùng về sau nên nó được ưa chuộng.
1.3.2. Kỹ thuật lây lan
Hai loại virus có hai cách lây lan hoàn toàn khác nhau, do đó kỹ thuật lây lan cũng sẽ đề cập thành hai phần tương ứng. Tuy vậy, vẫn có những phần chung mà cả hai loại đều phải dùng.
a. Các kỹ thuật chung trên file
Đối tượng lây của virus file là file. Do đó, các phương pháp định vị, tính kích thước v.v.. đều giống nhau, Để có thể truy xuất file, virus phải dự trù các trường hợp sau đó có thể xảy ra. Đó là:
Một file được mở với chế độ đọc /ghi phải đảm bảo không có thuộc tính Sys(hệ thống), hoặc Read ly (chỉ đọc),hoặc Hidden(dấu mặt). Do đó cần phải đổi lại thuộc tính khi cần thiết để có thể truy nhập. Mặt khác khi một file được cập nhật, ngày giờ cập nhật cũng được đưa vào, do đó làm thay đổi giá trị ban đầu của file. Đôi khi lại tạo ra lỗi cho file này (nếu đó cũng là cách kiểm tra của file). Để khắc phục hai lỗi này, cách tốt nhất lên đổi lại thuộc tính file, lưu giữ ngày tháng tạo file để rồi sau đó trả lại đầy đủ thuộc tính ban đầu cho chúng.
b. Kỹ thuật định vị trên file
Ở đây chỉ đề cập đến 2 phương pháp chèn đầu & chèn cuối File, một phương pháp dùng cho .COM và còn lại cho .EXE.
+ Chèn đầu: Virus sẽ chèn vào đoạn mã chương trình virus vào đầu chương trình đối tượng, đẩy toàn bộ chương trình đối tượng xuống phía dưới. Phương pháp này thường áp dụng đối với file .COM nghĩa là đầu vào chương trình luôn ở PSP:100.
Đầu vào
Virus .COM
File đã bị nhiễm
.COM
Đầu vào
File chưa bị nhiễm
+ Chèn cuối: Phương pháp này được thấy hầu hết trên các loại F-virus vì phạm vi lây lan của nó rộng rãi hơn .Phương pháp này sẽ chèn đoạn mã chương trình virus vào ngay sau chương trình đối tượng.
Đầu vào
.COM Virus
File đã bị nhiễm
.COM
Đầu vào
File chưa bị nhiễm
c. Kỹ thuật tìm kiếm file đối tượng
Điều quan trọng của Virus là phải lây lan, do đó tìm kiếm một file đối tượng là điều quan trọng.
Quyền điều khiển chỉ tạm thời giao cho virus. Khi virus chuyển quyền cho file, nó không còn ảnh hưởng gì đến file nữa vì nó không còn chiếm một ngắt nào khả dĩ cho nó có thể “Pop up” được. Chính vì điều này, việc tìm kiếm file đối tượng lây là một điều cấp bách. Do đó, trong progvi luôn luôn có một đoạn mã, cho phép virus đi tìm file để lây.
Thông thường virus dùng chức năng 04Eh (Find First) và 04Fh (find next) để tìm file. Vì quyền điều khiển trao cho nó quá ít ỏi, nên virus tranh thủ tìm kiếm càng nhiều file càng tốt, nó có thể:
+ Lây toàn bộ file thi hành trong thư mục hiện hành. Tuy vậy do lệnh PATH được dùng quá nhiều, từ một thư mục chỉ chứa file dữ liệu có thể gọi được mà không bị lây. Do đó, virus đã được cải tiến.
+Lây các file trong thư mục chỉ ra trong lệnh PART điều này vô cùng thuận lợi, bảo đảm quyền tồn tại của virus. Tuy vậy cũng chưa hết.
+ Lây toàn bộ file trong đĩa hiện hành. Điều này đảm bảo chỉ lây 1 lần, tuy vậy kích thước đĩa quá lớn làm thời gian lây kéo dài, người sử dụng dễ nhận thấy.
1.3.3. Kỹ thuật thường trú
Để tồn tại và phát triển thì virus file cũng như các loại virus khác nó không chỉ lây nhiễm mà nó còn phải thường trú trong vùng nhớ, bằng cách sử dụng khôn khéo các chức năng của DOS :
Thường trú sau khi đoạt lại quyền điều khiển:
Để thường trú, một số Hacker đã đề nghị một phương pháp vô cùng sáng tạo, vẫn dựa vào các chức năng của DOS. Cách này dựa vào phương pháp thi hành chương trình hai lần. Cách này sẽ lấy tên chương trình đang thi hành trong môi trường mà DOS tổ chức, rồi một lần nữa, nó sẽ thi hành ngay chính bản thân mình, sau khi đã giảm vùng nhớ xuống còn tối thiểu. Sau khi file thi hành xong, quyền điều khiển bây giờ lại trao về cho virus, và lúc này nó mới tiến hành thường trú bằng chức năng 31h của DOS như một chương trình bình thường.
1.3.4. Kỹ thuật phá hoại
Tính chất phá hoại đây là tính chất nguy hiểm nhất của virus. Tùy thuộc vào mục đích mà các đoạn mã được viết ra có mức độ phá hoại khác nhau. F-virus lây nhiễm trên các file thực thi nên các file này cũng khó tránh khỏi việc bị virus phá hoại như lệch lạc về dữ liệu và tạo lỗi trong chương trình (tuy nhiên điều này không hẳn lúc nào cũng xảy ra đối với file bị nhiễm). Ngoài việc phá hoại đĩa bằng Int 13, thì F-virus thường dùng chức năng Int 21h để thay đổi nội dung các tệp tin dữ liệu như văn bản, chương trình nguồn , bảng tính, tập tin cơ sở dữ liệu, tập tin nhị phân Thông thường virus sẽ ghi rác vào file, các dòng thông báo đại loại “File was destroyed by virus” hoặc xóa hẳn file. Đôi khi đối tượng phá hoại của chúng là các phần mềm chống virus đang thịnh hành. Vì file bị ghi đè nên không thể phục hồi được dữ liệu về tình trạng ban đầu. Biện pháp tốt nhất có thể làm trong trường hợp này là ngưng các dịch vụ truy nhập file, thoát khỏi chương trình hiện hành và diệt virus đang ở vùng thường trú.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ CÁCH THỰC THI CHƯƠNG
TRÌNH TRÊN DOS
2.1 . MỘT SỐ HÀM CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG TRÊN DOS
Virus file hoạt động dưới hệ điều hành DOS. Mọi tác vụ liên quan đến file đều có thể dùng các chức năng của DOS. Do đó để tồn tại và phát triển nó phải chiếm ngăt của DOS. Một trong các ngắt mà được virus sử dụng nhất đó là ngắt 21h của DOS vì ngắt này gọi các chức năng của DOS, thao tác trực tiếp với các file như :Mở/đóng file,xóa/ghi file, thi hành file Các chức năng này tương ứng với các hàm. Một số hàm của ngắt 21 được sử dụng trong khi xây dựng Virus:
Hàm 35h: Lấy địa chỉ ngắt 21h
Hàm 25h: Đặt lại địa chỉ ngắt 21h
Hàm 3Dh: Mở một file
Hàm 3Fh: Đọc một file
Hàm 43h: Lấy thuộc tính file
Hàm 57h: Lấy ngày giờ tạo file
Hàm 4Bh: Thực thi chương trình
- Hàm 31h: Kết thúc chương trình và ở lại thường trú
2.2 . CÁCH THỰC THI MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRÊN DOS
File virus chỉ lây nhiễm trên các file khả thi. Mà các file khả thi trên DOS là file .COM và .EXE. Vậy chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu xem các file này trên DOS được thực hiện như thế nào ?
2.1.1. Hàm Exec lạp và thực hiện chương trình
- Hàm EXEC có chức năng dùng để nạp và thực hiện chương trình. Hàm EXEC có thể gọi thông qua ngắt 21h của DOS (số hàm là 4Bh).
- Hàm EXEC cho phép một chương trình mẹ gọi một chương trình con. Chương trình con sẽ được nạp vào bộ nhớ RAM từ bộ nhớ ngoài và sau đó được thực hiện. Nếu chương trình này không được cài đặt nội trú thì bộ nhớ mà nó chiếm sẽ giải phóng sau khi chương trình này thực hiện xong. Đến lượt mình chương trình con lại có thể gọi một chương trình con khác. Như vậy ta có thể tạo ra chuỗi các chương trình mà độ dài của nó chỉ bị hạn chế bởi kích thước của bộ nhớ RAM còn tự do.
- Chú ý: Hàm EXEC chỉ nạp chương trình con nếu bộ nhớ RAM tự do còn đủ lớn. Đối với các chương trình EXE, DOS có thể xác định bộ nhớ cần thiết dành cho chúng nhưng với các chương trình COM, điều này là không thể cho nên DOS dành toàn bộ vùng nhớ RAM tự do cho các chương trình COM. Kết quả là chương trình COM không thể gọi một chương trình khác thông qua hàm EXEC của DOS vì không còn bộ nhớ RAM tự do.
2.1.2. PSP – Program Segment Prefix
Trước khi nạp chương trình vào bộ nhớ, hàm EXEC thông qua một số hàm khác của DOS, chuẩn bị vùng nhớ RAM mà chương trình được gọi sẽ chiếm. Hàm EXEC đặt vào đầu vùng nhớ đó một cấu trúc dữ liệu gọi là PSP. Chương trình sẽ được nạp vào sau cấu trúc dữ liệu này, các thanh ghi đoạn và ngăn xếp được khởi đầu và chương trình được khởi động xong. Sau khi thực hiện chương trình, vùng nhớ mà chương trình và PSP chiếm được giải phóng.
Cấu trúc PSP
Địa chỉ
Nội dung
Kiểu
00h
Lệnh INT 20
2 bytes
02h
Địa chỉ đoạn của ô nhớ cuối cùng dành cho chương trình
1 word
04h
Không công bố
1 bytes
05h
FAR CALL tới chương trình điều phối hàm của DOS
5 byte
0Ah
Bản sao vector ngắt 22h
1 point
0Eh
Bản sao vector ngắt 23h
1 point
12h
Bản sao vector ngắt 24h
1 point
16h
Không công bố
22 bytes
2Ch
Địa chỉ đoạn của khối biến môi trường
1 word
2Eh
Không công bố
46 bytes
6Ch
FCB #2
16 bytes
80h
Số lượng ký tự trong dòng lệnh
1 bytes
81h
Dòng lệnh
127 bytes
Tổng cộng 256 bytes
PSP có độ dài 256 bytes và chứa nhiều thông tin quan trọng cho DOS và chương trình thực hiện. Ý nghĩa của các trường trong PSP như sau :
- Tại ô nhớ 00h là lời gọi hàm của DOS dùng để kết thúc chương trình, giải phóng bộ nhớ và trả quyền điều khiển cho bộ xử lý.
- Tại ô nhớ 02h là địa chỉ đoạn của ô nhớ cuối cùng dành cho chương trình.Nếu chương trình cần thêm bộ nhớ, nó có thể thông qua địa chỉ này để yêu cầu thêm vùng nhớ.
- Tại ô nhớ 05h là lệnh FAR CALL gọi tới chương trình điều phối các hàm của DOS (có thể gọi tới các hàm từ 00h-24h).
- Tại các ô nhớ 0Ah, 0Eh, 12h chứa nội dung 3 vector ngắt để kết thúc chương trình, phản ứng khi các phím Ctrl – C hoặc Ctrl – Breack được bấm và phản ứng với các lỗi.
- Tại các ô nhớ 2Ch lưu trữ địa chỉ đoạn của khối biến môi trường. Khối biến môi trường là một loạt các chuỗi kí tự ASCII chứa thông tin như: đường dẫn tìm kiếm (lệnh PATH), thư mục chứa bộ xử lý lệnh.
- Tại ô nhớ 5Ch, 6Ch chứa hai khối điều khiển file(File Control Block-FCB) là hai tham số đầu tiên trong dòng lệnh liên quan đến tên file.
- Tại ô nhớ 80h ghi số lượng trong dòng lệnh và có thể được DOS sử dụng làm vùng chuyển dữ liệu đĩa.
- Từ ô nhớ 81h đến 0FFh chứa các tham số và dòng lệnh.
2.1.3. File COM
- Các file COM được lưu trên đĩa là hình ảnh chính xác của nội dung file sẽ được nạp bộ nhớ khi chạy, nó không cần thêm một thông tin nào nữa và có thể chạy ngay.
- Khi thực hiện , chương trình COM được nạp vào bộ nhớ từ ô nhớ sát với ô nhớ cuối cùng của PSP, nghĩa là từ địa chỉ offset 100h. Ô nhớ này thường chứa một lệnh nhảy đến phần đầu thực sự của chương trình.
- Kích thước chương trình COM dài không quá 64Kb(65536bytes) tính cả
độ dài PSP(256 bytes) và ít nhất 1 từ (2 bytes) cho ngăn xếp. Mặc dù vậy, khi
thực hiện, DOS vẫn dành cả bộ nhớ cho chương trình này và chương trình
COM không thể gọi một chương trình khác thông qua hàm EXEC.
2.1.4. File EXE
- File EXE không hạn chế về kích thước. File EXE gồm phần đầu file(EXE heard_thông tin không phải của chương trình) và nội dung của file. file EXE rất dễ thích ứng với sự đổi mới của DOS, ví dụ như khả năng làm việc đa nhiệm.
- Khi nạp file EXE, hệ điều hành tách phần đầu file và phần nội dung thực của file
- Chương trình EXE sử dụng một cấu trúc dữ liệu gọi là khối đầu của chương trình EXE. Cấu trúc dữ liệu này ngoài các thông tin khác còn chứa địa chỉ tương đối của các đoạn.Địa chỉ đoạn thực sự trong bộ nhớ được tính bằng cách cộng địa chỉ tương đối này với địa chỉ của đoạn mà chương trình được nạp vapf đó (gọi tắt là địa chỉ bắt đầu đoạn, thường là địa chỉ đoạn của PSP + 10h).
Cấu trúc khối đầu của file EXE
Địa chỉ
Nội dung
Kiểu
00h
Đánh dấu một chương trình EXE (5A 4Dh)
1word
02h
(Độ dài của file) MOD 512
1word
04h
(Độ dài của file) DIV 512
1word
06h
Số lượng địa chỉ đoạn cần được sửa lại cho phù hợp
1word
08h
Kích thước của header(đơn vị pragraph = 16 bytes)
1word
0Ah
Số lượng nhỏ nhất các paragraph cần bổ sung
1word
0Ch
Số lượng lớn nhất các paragraph cần bổ sung
1word
0Eh
Địa chỉ đoạn tương đối của ngăn xếp
1word
10h
Nội dung thanh ghi SP lúc khởi động chương trình
1word
12h
Kiểm tra chẵn lẻ phần tiêu đề của file
1word
14h
Nội dung thanh ghi IP lúc khởi động chương trình
1word
16h
Địa chỉ bắt đầu của đoạn mã trong file EXE
1word
18h
Địa chỉ của bảng định lại giá trị
1word
1Ah
Số Overlay
1word
1Ch
Bộ nhớ đệm
Thay đổi
??
Bảng chứa các địa chỉ cần định lại giá trị biến
Thay đổi
??
Mã chương trình, các đoạn số liệu và ngăn xếp biến
Thay đổi
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHỆM
3.1. Mô tả chức năng của virus
Virus được xây dựng thử nghiệm có những đặc trưng sau:
- Nó chiếm ngắt 21h của DOS và thay thế bằng hàm của mình.
- Tạo ra hàm chức năng 6868h của ngắt 21h, dùng để kiểm tra virus trong vùng nhớ.
- Thường trú chương trình ở địa chỉ 9800h:0000h (32KB dưới DOS).
- Lây nhiễm các file .EXE trên DOS khi chúng được gọi thực thi bởi hàm chức năng 4Bh của ngắt 21h trên DOS.
- Khi lây nhiễm file .EXE virus ghi bản thân chương trình của mình vào cuối file bị lây.
- Ngoài ra virus sẽ ghi vào cuối tệp bị lây 5 bytes key value (CT701) dùng để kiểm tra việc lây nhiễm trên file.
3.2. Cấu trúc chương trình virus
Sai
begin
Lấy địa chỉ của đỉnh Stack
Đặt lại Stack
Kiểm tra xem ngắt 21h có phải của virus không?
Trả lại quyền thực thi cho chương trình lây
Cài đặt(Install)
End
Đúng
3.2.1. Giải thuật chung
Lấy địa chỉ Int21h
Chuyển chương trình sang vùng nhớ 9800h:0000h
Đặt lại địa chỉ Int21h là hàm int21_New
3.2.2. Cài đặt( Install)
Sai
Sai
Đúng
Gọi int21h cũ
End
Begin
Gọi hàm kiểm tra
Gọi hàm thực thi 4B00h
Gọi hàm tải File 4B01h
Đặt ax=2007h
Lây nhiễm(Infecter)
Đúngs
Đúngs
Sai
3.2.3. Hàm Int21_ New
3.2.4. Lây nhiễm (Infector)
Đúng
Đặt lại thuộc tính
End
Đóng file
Đặt lại ngày giờ
Lấy thuộc tính file
Đặt lại thuộc tính là 0
Mở file
Lấy ngày giờ tạo file
Đọc 28 byte tiêu đề
Kiểm tra file bị lây chưa?
File exe?
Begin
Infector_Exe
Sai
Sai
Đúng
3.2.5. Kiểm tra xem file đã bị lây chưa (Test_file_infector)
end
Sai
Đúng
Begin
Đọc 5 byte cuối
So sánh với mã quy định
bx = 0
Begin
Nhảy đến mỗi cuồi file
Ghi chương trình virus vào
Đặt lại các tham số trong Header CS:IP , SS:SP, FileSize
Chuyển về đầu file
Ghi đè tiêu đề mới
End
3.2.6. Lây file EXE (Infector_Exe)
End
KẾT LUẬN
Đồ án đã trình bầy khái quát về virus tin học, cấu trúc và các kỹ thuật xây dựng F-virus trên DOS. Xây dựng một chương trình Demo mô phỏng việc lây lan của virus trên file EXE.
DOS là hệ điều hành gắn liền với phần cứng máy tính, là tiền đề hệ thống cho chương trình tư duy từ đó ta có thể xây dựng nên hệ thống nhúng, hệ thống phụ thuộc phần cứng.
Hướng phát triển của đề tài:Tìm hiểu về phương pháp nhận dạng virus từ đó xây dựng chương trình nhận dạng virus.
Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự góp ý và định hướng của thầy(cô) để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hải Phòng, ngày tháng năm 2007
Sinh viên thực hiện
Đinh Thị Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Virus tin học huyền thoại và thực tế
Tác giả :Ngô Anh Vũ
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh - 2003
2. Hướng dẫn phòng và diệt virus máy tính
Tác giả :Nguễn Thành Cương
Nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tóm tắt.doc
- Bao cao do an_DinhHoa.ppt