Trong quá trình kiểm toán chúng tôi đã tiến hành kiểm tra công tác hạch toán kế toán, các chứng từ tài liệu liên quan đến BCTC của CT, cũng như kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của CT.
Chúng tôi cũng xin lưu ý các hạn chế được nêu ra dưới đây được phát hiện qua việc thực hiện các bước kiểm toán cơ bản, do đó chưa thể bao gồm toàn bộ các vấn đề mà hệ thống kiểm soát nội bộ và BCTC của CT cần điều chỉnh và cải tiến.
109 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu giai đoạn kết thúc kiểm toán bctc do công ty kiểm toán và dịch vụ tin học Aisc thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối đa để xác định được ảnh hưởng có thể xảy ra với BCTC về mặt định lượng. ý kiến trái ngược không được dùng trong trường hợp có sự giới hạn về phạm vi KT, hoặc số liệu mập mờ.
BCKT với ý kiến “bất đồng” là loại Báo cáo không DN nào muốn có, vì với BCKT loại này, DN khó có thể tồn tại và phát triển được.
Ví dụ: BCKT dạng ý kiến bất đồng với DN về việc áp dụng chế độ Kế toán.
Chúng tôi đã KTBCTC của.... đánh số từ trang...đến trang... theo CMKT Australia.
Kèm theo BCTC, DN còn có bản phụ lục X giải trình rằng, BCTC lập ra có nhiều sửa đổi so với... (điều nào đó của luật). Tuy nhiên, bản phụ lục đã không kèm theo bản tóm tắt chế độ Kế toán như luật định ở khoản 6, CMKT Austrialia, phần “chế độ Kế toán xác định áp dụng và thể hiện”. DN đã thực hiện một chế độ Kế toán không bình thường.
Theo ý kiến chúng tôi, việc trình bày đầy đủ ý nghĩa của chế độ Kế toán trong BCTC là rất cần thiết, vì nó đánh giá đúng đắn tình hình tài chính, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của DN.
Theo ý kiến chúng tôi, BCTC của DN phù hợp với... (dẫn ra 1 điều luật nào đó). Tuy nhiên, vì chịu tác động của yếu tố đã đề cập trên đây, nên BCTC của DN đã không có giá trị thông tin chân thực.
Ký tên: Tên CT KT.
Ngày:
Như vậy, ngoại trừ BCKT chấp nhận toàn bộ, còn lại các trường hợp khác, khi ghi ý kiến trong BCKT, các KTV nhất thiết phải ghi kèm theo các giải trình, các nguyên nhân cơ bản khiến KTV không thể ghi ý kiến nhận xét “hoàn hảo”. Các thông tin này có thể đượcliệt kê trong một văn bản riên một cách thích hợp, nhất là khi KTV ghi ý kiến nhận xét loại “từ bỏ”.
3.5.2. Biên bản Kiểm toán.
BBKT cũng là hình thức thể hiện các kết luận kiểm toán. BBKT thường được sử dụng trong kiểm toán nội bộ hoặc trong từng phần kiểm toán BCTC như: Biên bản kiểm tra tài sản, biên bản xác minh tài liệu hay sự việc...
Nội dung của BBKT.
BBKT báo gồm những nội dung sau:
Tên và địa chỉ CT KT.
BBKT cũng có thể được ghi rõ họ tên, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số fax của CT hay chi nhánh KT.
Tiêu đề.
BBKT phải có tiêu đề rõ ràng thích hợp với từng hợp đồng KT. Ví dụ: “BBKT” hoặc “BBKT BCTC năm N của xí nghiệp A”.
Mở đầu của BBKT.
Trong phần này cần nêu rõ cơ sở thực hiện của BBKT, nêu rõ đối tượng của KT. Ví dụ:
“Thực hiện hợp đồng số N/HĐKT Ngày...Tháng...Năm...giữa CT X và CT KT A về việc cung cấp dịch vụ KTBCTC năm N của CT X.
Thực hiện KHKT tại CT X, nhóm KT của CT A đã tiến hành KTBCTC năm N gồm: Bảng cân đối Kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh và Thuyết minh BCTC của CT X.”
Chủ thể và khách thể KT.
Trong BBKT sau đoạn mở đầu là giới thiệu về chủ thể và khách thể KT, đây là đại diện giữa các bên tham gia kí kết hợp đồng KT.
Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc KT.
BBKT phải chỉ rõ các thông lệ và CMKT được tuân theo khi thực hành KT. BBKT cũng phải ghi rõ các thông lệ, Chuẩn mực quốc tế hay quốc gia. BBKT cũng nêu rõ các thủ tục KT đã thực hiện để thu thập bằng chứng KT.
ý kiến của KTV về BCTC.
BBKT phản ánh ý kiến của KTV đánh giá sự tuân thủ Chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành để lập BCTC. ý kiến chi tiết được nêu rõ trong từng nội dung cụ thể, KTV đánh giá về tính trung thực, hợp lí và sự tuân thủ Chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành của các khoản mục nghiệp vụ.
ý kiến của đơn vị khách hàng.
- ý kiến thống nhất của CT KT và đơn vị khách hàng KT về nội dung của BBKT cùng số lượng biên bản được lập và lưu giữ.
Các yếu tố về thủ tục.
Đại diện các bên tham gia kí kết phải kí và ghi rõ họ tên chức vụ, có đóng dấu của CT.
4. Những sự kiện phát hiện sau ngày phát hành BCTC.
Sau ngày công bố BCTC và BCKT, KTV không bắt buộc phải xem xét, kiểm tra bất cứ số liệu hay sự kiện nào có liên quan đến BCTC đã được KT. Tuy nhiên nếu KTV nhận thấy vẫn còn sự kiện xẩy ra đến ngày ký BCKT cần phải sửa đổi BCKT, thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không, KTV phải thảo luận vấn đề này với GĐ đơn vị được Kiểm toán và có những biện pháp thích hợp tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp GĐ đơn vị được KT chấp nhận sửa đổi BCTC thì KTV phải thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được Kiểm toán áp dụng nhằm bảo đảm vấn đề này đã được thông báo đến các bên nhận BCTC và BCKT đã công bố, đồng thời KTV và CT KT phải công bố một BCKT mới căn cứ trên BCTC đã sửa đổi. Trong BCKT mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân phải sửa đổi BCTC và BCKT đã được công bố. BCKT mới này được ký cùng ngày, tháng hoặc ngay sau ngày, tháng ký BCTC đã sửa đổi. Trường hợp GĐ đơn vị được Kiểm toán không thông báo vấn đề nêu ở đoạn 21 đến các bên đã nhận được BCTC và BCKT đã công bố trước đó và cũng không sửa đổi BCTC theo yêu cầu của KTV thì KTV và CT KT phải thông báo cho GĐ đơn vị được Kiểm toán biết về những biện pháp mà KTV sẽ áp dụng để ngăn chặn việc các bên thứ ba sử dụng BCKT. Các biện pháp ngăn chặn được thực hiện tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của KTV cũng như khuyến nghị của luật sư của KTV. Trường hợp BCTC của năm tài chính tiếp theo đang được CT KT tiếp tục KT và sắp được công bố thì có thể không cần phải sửa đổi BCTC và BCKT cho năm tài chính trước với điều kiện là phải trình bày rõ trong phần Thuyết minh BCTC của năm tài chính tiếp theo vấn đề nêu ở đoạn 21.
Trường hợp đơn vị được Kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trường thì KTV phải xem xét đến các quy định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán.
chương II
Thực tế của giai đoạn kết thúc thúc Kiểm toán
Báo cáo tài chính do AISC thực hiện
1. Giới thiệu về CT KT và dịch vụ tin học (AISC).
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Tên CT: CT KT và Dịch vụ Tin học.
Tên giao dịch quốc tế: Auditing & Informatic Services Company (AISC).
AISC có một trụ sở chính ở: 142 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. GĐ: Ông. Nguyễn Hữu Trí.
AISC có 2 chi nhánh:
Một ở: 39B Thụy Khuê - Hà Nội.
GĐ: Ông. Đào Tiến Đạt.
Hai ở: 92A Quang Trung - T.P Đà Nẵng.
GĐ: Bà. Phan Thị Minh Hiền.
Và một văn phòng đại diện ở: 64 Nam Kỳ Khởi Nghĩa - T.P Cần Thơ.
Trưởng phòng: Ông. Nguyễn Hoàn Vũ.
CT KT và dịch vụ tin học (AISC) là một tổ chức tư vấn, Kiểm toán độc lập hợp pháp có quy mô lớn, hoạt động trên toàn cõi Việt Nam, được thành lập theo thông báo số 637/ TC/ CĐKT ngày 21/ 03/ 1994 của Bộ Tài Chính và quyết định số 1292/ QĐ - UB - TM ngày 29/ 04/ 1994 của UBND thành phố Hồ Chí Minh. AISC là một trong ba CT KT được thành lập đầu tiên ở Việt Nam.
AISC là CT KT duy nhất tại Việt Nam có liên doanh với một CT KT Quốc tế trong lĩnh vực Kiểm toán và tư vấn đó là CT liên doanh PriceWaterhouseCoopers – AISC.
AISC cũng là một trong những CT KT độc lập đầu tiên được uỷ ban chứng khoán nhà nước cho phép Kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo quyết định số 51/ 2000/ QĐ - UBCK2 ngày 19/ 06/ 2000 của Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán nhà nước.
AISC cũng là một trong các CT KT độc lập được Ngân hàng Nhà Nước cho phép Kiểm toán các tổ chức tín dụng và Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Tổng số vốn đầu tư ban đầu: 2 tỷ VND (trong đó vốn pháp định là 300 triệu VND) bao gồm:
+ Vốn cố định: 600 triệu VND.
+ Vốn lưu động: 1400 triệu VND.
Các nguồn vốn của DN gồm có: vốn ngân sách, vốn vay Ngân hàng, tín dụng, vốn tự bổ sung, vốn liên doanh và vốn vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
AISC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính bản thân mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ được cung cấp và uy tín của CT là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của AISC luôn luôn thực hiện.
Phương pháp KT của CT được dựa theo các nguyên tắc chỉ đạo của CMKT Việt Nam và các CMKT Quốc tế phù hơp với luật pháp và các quy định của Chính phủ Việt Nam.
Tại AISC, những nhân viên làm việc với khách hàng đều được sàng lọc. Đó là những nhân viên có trình độ chuyên môn, tận tâm và giàu kinh nghiệm trong thương trường kinh tế tại Việt Nam. AISC có một đội ngũ hơn 140 nhân viên chuyên nghiệp (trong đó có 31 người có chứng chỉ KTV cấp nhà nước – CPA) được đào tạo có hệ thống tại Việt Nam, Anh, Bỉ, Ai-Len và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Kiểm toán, Tin học, Tài chính, Kế toán và Quản trị DN. Và định kỳ hàng năm, theo thoả thuận liên doanh với PriceWaterhouseCoopers, các KTV của AISC cùng với đội ngũ nhân viên của PWC được tham dự khoá đào tạo nghiệp vụ KT theo quy trình chuẩn có tính cách toàn cầu của hệ thống PWC Golbal.
Khách hàng của AISC hầu hết trong tất cả các ngành nghề như Ngân hàng - Thương mại - Xây dựng - Dịch vụ - Bưu chính viễn thông - Công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế.
Khi mới bắt đầu thành lập AISC cũng gặp không ít những khó khăn nhưng với sự năng động của đội ngũ cán bộ công nhân viên cùng sự đa dạng của các loại hình dịch vụ, khách hàng của AISC ngày càng đông và doanh thu của CT không ngừng tăng lên hàng năm, cụ thể từ năm 1998 đến nay tỷ lệ tăng doanh thu hàng năm đạt 12%, đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 1:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Doanh thu
15.832.000.000
17.732.000.000
19.860.000.000
Kiểm toán
9.024.240.000
10.816.520.000
12.114.600.000
Tư vấn
3.166.400.000
3.014.440.000
3.574.800.000
Dịch vụ tin học
3.641.360.000
3.901.040.000
3.574.800.000
Chi phí
13.482.000.000
14.186.000.000
16.285.000.000
Lợi nhuận
2.350.000.000
3.546.000.000
3.575.000.000
Thu nhập bình quân
2.200.000
2.500.000
2.700.000
1.2. Vài nét về AISC - Chi nhánh Hà Nội.
CT KT và Dịch vụ Tin học (AISC) - chi nhánh Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 4485/ QĐ-UB ngày: 09/08/2001 của UBND thành phố Hà Nội. Chi nhánh hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số 314886 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày: 04/ 08/ 2001.
Với đội ngũ nhân viên 30 người có trình độ chuyên môn và năng lực theo đúng yêu cầu của CT, trong đó có:
GĐ: Ông Đào Tiến Đạt là người phải chịu trách nhiệm trước GĐ CT về toàn bộ hoạt động của chi nhánh.
Phó GĐ: Ông Hồ Trung Trực là người giúp việc cho GĐ chi nhánh, kiêm trưởng phòng KT và tư vấn 1.
Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Hồng Nhung. Và các cán bộ nhân viên khác.
Chi nhánh AISC - Hà Nội luôn phấn đấu nỗ lực hết mình vì sự phát triển chung của Tổng CT, cũng như tạo cho chi nhánh của mình có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường Kiểm toán đầy sôi động ở Hà Nội và các vùng trong nước khác, tạo niềm tin cho khách hàng và tự khẳng định mình với các CT KT lớn khác.
Hiện nay khách hàng của Chi nhánh bao gồm: Các DN Nhà nước (chiếm khoảng 40%), các DN có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 18%), các loại hình DN khác (chiếm khoảng 62%). Các khách hàng hoạt động hầu hết trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề như: Dịch vụ, thương mại, bưu chính viễn thông, Ngân hàng, xây dựng thuộc nhiều thành phần kinh tế trên tất cả địa bàn.
Chi nhánh hoạt động theo nguyên tắc: độc lập về nghiệp vụ chuyên môn, tự chủ về tài chính, chính trực, khách quan, chịu sự giám sát kiểm tra của các cơ quan nhà nước theo quy định của luật pháp Việt Nam. Thông tin về khách hàng được bảo đảm giữ kín.
Và chi nhánh hoạt động theo cơ chế thị trường, tức là hoạt động kinh doanh phải bảo toàn vốn, phải có lãi và phát triển vốn.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của AISC.
1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành CT.
- Sơ đổ tổ chức bộ máy điều hành của tổng CT: Sơ đồ 1.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy điều hành của AISC - chi nhánh Hà Nội: Sơ đồ 2.
Bộ máy tổ chức AISC Hà Nội đơn giản hơn rất nhiều so với Bộ máy tổ chức điều hành của tổng CT, như vậy nó sẽ thuận tiện hơn trong quá trình quản lý và quá trình hoạt động.
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
AISC là một trong những CT KT hàng đầu tại Việt Nam, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CT khá rộng, và các chi nhánh được phân cấp hoạt động tương đối độc lập, chính vì vậy chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của các chi cũng được thiết kế tương tự như Tổng CT tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Cụ thể chức năng nhiệm vụ chi nhánh AISC Hà Nội như sau:
- Ban GĐ: Bao gồm có một GĐ và một phó GĐ. GĐ có điều hành toàn bộ hoạt động của chi nhánh (bao gồm: việc điều hành, giám sát hoạt động của các nhân viên, các nhóm KT, ký kết các hợp đồng KT, giải đáp các phát sinh trong quá trình thực hiện KT, lập KHKT tổng thể) và là người chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động của chi nhánh trước HĐQT của AISC. Phó GĐ có nhiệm vụ giúp việc cho GĐ, thực hiện các chức năng quản lý và các chức năng khác trong giới hạn nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Phó GĐ phải chịu trách nhiệm trước GĐ về toàn bộ công việc mình làm.
- Phòng Hành chính - tổng hợp: Chịu trách nhiệm về Kế toán và quản trị nhân sự. Trưởng phòng là Ông: Trần Văn Bật, Kế toán gồm 2 người bao gồm một Kế toán trưởng (Bà. Nguyễn Hồng Nhung) và một Kế toán viên có nhiệm vụ hạch toán Kế toán các khoản doanh thu, chi phí của chi nhánh và lên các BCTC và Báo cáo quản trị. Ngoài ra, phòng này còn quản lý công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ cán bộ, tiền lương cho nhân viên, có tổ bảo vệ, lái xe, tổ bán hàng, bộ phận tạp vụ, bộ phận phiên dịch.
- Phòng Marketing: Có chức năng gặp gỡ khách hàng, thoả thuận với khách hàng về việc: lựa chọn, chào hàng, quảng cáo CT
- Phòng Kiểm toán 1,2: Có chức năng thực hiện KT các đơn vị khách hàng: các DN Nhà nước, các DN liên doanh, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, và các đơn vị tổ chức khác... Mỗi phòng có một trưởng phòng và các nhóm Kiểm toán trong đó mỗi nhóm Kiểm toán sẽ có một nhóm trưởng.
- Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản: Chức năng là thực hiện các cuộc KT liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản (bao gồm các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư của chính phủ.
Trưởng phòng là ông: Trần Lâm.
- Phòng đào tạo và tư vấn: Tổ chức đào tạo bồi dưỡng Kế toán trưởng và Kiểm toán nội bộ, bên cạnh đó cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế, đầu tư, quảng cáo, Kế toán.
- Phòng tin học: Chuyên tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn các thiết bị tin học, cài đặt các hệ thống thông tin trong quản trị kinh doanh, xây dựng các chương trình phần mềm tin học.
GĐ
PGĐ thường trực
Các chi nhánh VPĐD
PGĐ phụ trách chuyên môn
Các phòng Kiểm toán DN
Các phòng Kiểm toán dự án đầu tư và XDCB
Các phòng tư vấn tài chính thuế
Phòng đào tạo
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng tin học
P 1.
P 2
P1
P 2
P1.
P2
CN Hà nội
VP Cần thơ
CN Đà nẵng
Nội bộ
Dịch vụ
Sơ đồ 1.
Ban Giám Đốc
Phòng Marketing
Phòng hành chính tổng hợp
Phòng Kiểm toán 1
Phòng Kiểm toán 2
Phòng Kiểm toán xây dựng cơ bản
Phòng tin học
Phòng đào tạo và tư vấn
Sơ đồ 2.
1.4. Tổ chức công tác Kế toán tại AISC.
1.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác Kế toán tại AISC.
Bộ máy Kế toán của AISC được tổ chức khá đơn giản và gọn nhẹ, bao gồm: 1 Kế toán trưởng, 1 Kế toán tổng hợp, 1 thủ qũy và 4 Kế toán các phần hành (Kế toán TSCĐ, Kế toán tiền lương, Kế toán thanh toán, Kế toán công nợ). Và được khái quát theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán các phần hành
Bộ phận Kế toán đơn vị trực thuộc
1.4.2. Đặc điểm tổ chức công tác Kế toán.
- Chính sách Kế toán chủ yếu:
+ Năm tài chính của CT được bắt đầu từ ngày 1/4 hàng năm sau khi quyết toán của năm trước đã được duyệt và kết thúc ngày 31/3 hàng năm.
+ Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong Kế toán là VNĐ. BCTC được lập bằng VNĐ.
+ Tỷ giá quy đổi ngoại tệ là tỷ giá bình quân liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.
- Tổ chức chứng từ, tài khoản và sổ sách Kế toán:
+ Hệ thống chứng từ và tài khoản Kế toán của AISC được sử dụng theo Quyết định 1141/ TC/ QĐ - CĐKT ngày 01/ 11/ 1995 của Bộ Tài Chính và các sửa đổi bổ sung.
+ Hình thức sổ Kế toán đang áp dụng tại AISC là hình thức sổ Kế toán chứng từ ghi sổ. Việc ghi chép hàng ngày của bộ phận Kế toán được thực hiện theo chương trình phần mềm trên máy tính. Cuối mỗi tháng, Kế toán phải in thành sổ, ký tên và cuối năm đóng thành quyển để lưu theo quy định của Bộ Tài Chính. Ngoài ra Kế toán có lập các sổ chi tiết bằng tay gồm có: Sổ quỹ, sổ TSCĐ, sổ theo dõi tạm ứng và sổ lương
- Lương và công tác phí: Lương và các khoản trích theo lương được áp dụng theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, nhân viên của CT được nhận một khoản tiền công tác phí cố định khi đi công tác và khoản tiền này được tính như một khoản thu nhập của nhân viên.
- TSCĐ và khấu hao TSCĐ:
+ Phương pháp khấu hao: theo phương pháp đường thẳng.
+ Tỷ lệ khấu hao: được áp dụng theo tỷ lệ khấu hao đã đăng ký với Cục Quản lý vốn.
- Ghi nhận doanh thu: Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, CT sẽ được nhận trước 50% giá trị hợp đồng và Kế toán sẽ ghi nhận là “Tiền ứng trước của khách hàng”. Tại thời điểm hợp đồng kinh tế đã hoàn thành (BCKT đã hoàn thiện và thanh lý hợp đồng), CT sẽ được nhận toàn bộ số tiền còn lại theo hợp đồng. Khi đó, Kế toán thực hiện kết chuyển toàn bộ doanh thu của hợp đồng đó.
2. Khái quát tổ chức công tác KT.
2.1. Hệ thống kiểm soát chất lượng trong một cuộc KT mà AISC đặt ra:
- Tuân thủ nguyên tắc Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: độc lập, khách quan, chính trực, tính thận trọng, tư cách nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và tuân thủ Chuẩn mực chung khác.
- Khả năng và năng lực chuyên môn: cán bộ công nhân viên trong CT phải thường xuyên duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Khi tiến hành phân công công việc thì GĐ hoặc trưởng nhóm luôn cân nhắc các yếu tố:
Quy mô, tính phức tạp của cuộc KT.
Số lượng nhân viên hiện có, chi tiết số KTV, trợ lý Kiểm toán.
Khả năng và yêu cầu chuyên môn đặc biệt cần có: tin học, ngoại ngữ.
Lịch trình thực hiện công việc.
Tính liên tục và luân phiên nhân viên theo định kỳ.
- Hướng dẫn và giám sát: công việc này phải thực hiện ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo công việc KT đã được thực hiện phù hợp với CMKT và các quy định liên quan. Trong đó việc lãnh đạo tại chỗ trong qúa trình thực hành Kiểm toán là điểm quan trọng. CT thường xuyên thảo luận với trợ lý KT về mối quan hệ về công việc của từng người với toàn bộ cuộc KT và sắp xếp cho trợ lý KT tham gia vào nhiều phần hành KT, đưa nội dung “kỹ năng quản lý nhân viên” vào chương trình lãnh đạo, khuyến khích nhân viên tham gia “ chương trình đào tạo và phát triển cán bộ kế cận”.
- Tham khảo ý kiến các chuyên gia: đối với các yêu cầu đặc biệt, hoặc một lĩnh vực nào đó mà các KTV không biết để thực hiện các Thủ tục KT chẳng hạn như: khi đánh giá về các tác phẩm nghệ thuật, khi định giá về một loại sản phẩm (vàng, bạc, đá quý..)
- Duy trì và chấp nhận khách hàn: đây là một vấn đề rất quan trọng việc duy trì khách hàng liên quan đến uy tín và doanh thu của CT. Chính vì vậy CT luôn đặt sự quan tâm hàng đầu đối với khách hàng, việc duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng luôn được xem xét, CT phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của CT và tính chính trực của ban quản lý của khách hàng.
- Kiểm tra: để đảm bảo CT luôn theo dõi thường xuyên, kiểm tra tính đầy đủ, hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động Kiểm toán của CT. Đối với từng hợp đồng Kiểm toán, KTV và trợ lý đều thực hiện các chính sách, thủ tục đó một cách thích hợp, trong đó năng lực chuyên môn của từng người và sự thích ứng với công việc được giao là cần thiết.
2.2. Phương pháp KT áp dụng tại AISC.
Phương pháp mà các KTV của AISC đã áp dụng trong quá trình Kiểm toán là: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với các chu trình và thực hiện các thử nghiệm cơ bản. Việc thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên các bảng tổng hợp, thông qua kết hợp phương pháp KT ngoài chứng từ theo trình tự xác định. Ngoài ra AISC cũng sử dụng phương pháp KT tuân thủ nhưng phương pháp này rất ít được sử dụng tại vì phương pháp KT này thật sự có kết quả tốt khi hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị hoạt động có hiệu quả.
2.3. Qui trình chung của một cuộc KT BCTC của AISC.
Khái quát chung: Phòng hành chính tổng hợp sẽ tiếp nhận thư yêu cầu Kiểm toán từ phía khách hàng, và sau đó chuyển cho GĐ xem xét và xử lý. Sau khi xem xét và dựa vào việc tìm hiểu khách hàng cũng như các hồ sơ Kiểm toán năm trước, GĐ sẽ lập KHKT tổng thể và sau đó sẽ được giao cho các phòng Kiểm toán thực hiện, tùy thuộc vào chức năng, nhân sự của từng phòng. Tại đây, Trưởng phòng là người chịu trách nhiệm lập Kiểm toán chi tiết và giao trách nhiệm cho một nhóm Kiểm toán thực hiện (mỗi nhóm Kiểm toán thường khoảng từ 3 - 5 người tùy thuộc vào tính chất của Kiểm toán hay quy mô của khách hàng, bao gồm trưởng nhóm và các trợ lý). Các nhóm Kiểm toán tuân theo kế hoạch đã được vạch ra trước sau đó sẽ tiến hành kiểm toán.
Các giai đoạn của một cuộc KT sẽ được khái quát một cách tổng thể như sau:
Giai đoạn 1.
Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp KT
Giai đoạn 2.
Thực hiện KHKT
Giai đoạn 3.
Hoàn thành Kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán
2.3.1. Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp KT.
Trong bước này công việc mà AISC phải làm đó là:
- Bước 1. Chuẩn bị cho KHKT: Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng, AISC tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập KHKT bao gồm:
+ Đánh giá khả năng chấp nhận Kiểm toán: Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng, tính liêm chính của Ban GĐ CT khách hàng, liên lạc với các KTV tiền nhiệm (trong những trường hợp Khách hàng lớn, khách hàng mà hàng năm vẫn tiến hành kiểm toán một cách đều đặn bởi một CT KT khác).
+ Nhận diện các lý do Kiểm toán của CT khách hàng: Xác định mục đích của khách hàng cần Kiểm toán.
+ Lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện KT.
AISC luôn dựa vào những tiêu chuẩn đã đặt ra để lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện KT đó là:
Thứ nhất: Khi phân công KTV thực hiện cuộc KT cần lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
Thứ hai: Nhóm Kiểm toán phải có những người có khả năng giám sát một cách thích đáng các nhân viên mới và chưa có nhiều kinh nghiệm.
Thứ ba: CT KT cần tránh thay đổi KTV trong các cuộc KT cho một khách hàng trong nhiều năm.
+ Ký kết hợp đồng Kiểm toán: công việc này được thực hiện sau khi đã chấp nhận Kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đề nều trên.
- Bước 2. Thu thập thông tin về khách hàng: Sau khi đã chấp nhận yêu cầu của khách hàng AISC cử đoàn Kiểm toán xuống CT khách hàng để làm việc, KTV sẽ thu thập các tài liệu:
+ Giấy phép hoạt động và điều lệ CT.
+ Ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng: Khách hàng hoạt động trên lĩnh vực gì. Địa bàn hoạt động của khách hàng. Nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động của khách hàng như thế nào...
+ Xem xét kết quả kiểm toán trước và hồ sơ Kiểm toán chung.
+ Tham quan nhà xưởng.
+ Nhận diện các bên hữu quan.
+ Dự kiến nhu cầu các chuyên gia bên ngoài
- Bước 3. Thực hiện thủ tục phân tích.
CT thực hiện thủ tục phân tích theo định nghĩa của CMKT Việt Nam số 520, “là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”.
- Bước 4. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu.
+ Đánh giá rủi ro.
. Rủi ro tiềm tàng: Cao, thấp, trung bình.
. Đánh giá rủi ro kiểm soát: Cao, thấp, trung bình.
. Tóm tắt, đánh giá kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
+ Xác định mức độ trọng yếu: Chỉ tiêu xác định mức độ trọng yếu: Doanh thu, giá vốn, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, Tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn
+ Phương pháp KT đối với các khoản mục: Kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra các khoản mục chủ yếu, kiểm tra toàn bộ 100%.
- Bước 5. Hiểu biết về hệ thống Kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.
- Bước 6. Nội dung lịch trình và phạm vi của các Thủ tục KT.
+ Đánh giá những thay đổi quan trọng của các vùng Kiểm toán.
+ ảnh hưởng của công nghệ thông tin:
- Bước 7: Các vấn đề khác như: Kiểm kê hàng tồn kho, những vấn đề đặc biệt quan tâm, tổng hợp KHKT tổng thể
- Bước 8: Lập KHKT toàn diện và soạn thảo chương trình Kiểm toán: Bước công việc này được thực hiện sau khi đã tiến hành tất cả các bước công việc ở trên mục đích để tổng hợp lại toàn bộ KHKT đã vạch ra và giao cho các nhóm Kiểm toán tiến hành.
2.3.2. Thực hiện KHKT.
Đây chính là quá trình thực hiện một cách máy móc KHKT, Chương trình kiểm toán đã nêu lên ở trên bằng cách kết hợp giữa trình độ chuyên môn của các Kiểm toán viên và sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp đối với từng đối tượng, để đưa ra những kết luận chính xác và trung thực về công việc Kiểm toán ở đơn vị khách hàng. Mỗi cuộc KT được quản lý bởi một trưởng đoàn Kiểm toán, nếu khách hàng có những đơn vị thành viên thì mỗi đơn vị thành viên sẽ do một trưởng nhóm Kiểm toán quản lý. Khi bắt đầu tiến hành cuộc KT thì trưởng đoàn (trưởng nhóm) sẽ phân công công việc cho các KTV (hay trợ lý KTV) phụ trách một số phần hành cụ thể. Trong qúa trình thực hiện KT KTV (trợ lý KTV) sẽ thực hiện các công việc sau:
2.3.2.1. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các chu trình:
- Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ với đánh giá ban đầu là khách thể Kiểm toán có hệ thống kiểm soát nội
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT902.doc