Đề tài Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến

Hiện nay tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về eLearning ở Việt Nam không nhiều. Rải rác đây đó có một vài bài viết ngắn xuất hiện trên các báo chuyên ngành như Tạp chí Tin học và đời sống (Trong một số báo ra nămg 2001), Tạp chí Bưu chính Viễn Thông (số tháng 7/2001 – bài “Xây dựng hệ thống đào tạo từ xa trên Web” - với nội dung nhằm giới thiệu và nhấn mạnh tầm quan trọng của WBT song song với các hình thức đào tạo khác), Tạp chí Công tác khoa giáo (số tháng 11/2001) – bài Internet và giáo dục đào tạo từ xa - với nội dung giới thiệu về khả năng đào tạo sử dụng Internet như một môi trường tự học và học từ xa.

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tìm hiểu hệ thống đào tạo trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khích việc ứng dụng eLearning trong các trường học, cơ quan, doanh nghiệp tại châu Âu. Hiệp hội này bao gồm các công ty như: 3Com, Accenture, Apple, BT, Cisco, Digitalbrain, IBM, Intel, Communications, NIIT, Nokia, Online Courseware Factory, Sanom WSOY, Sun Microsystems, Vivendi Universal Publishing. Hội đề ra 4 đề xướng then chốt để thực hiện đó là: xoá bỏ các rào cản đối với mọi người trong xã hội đối với eLearning, tham dự và tuân theo trong việc xây dựng các chuẩn mở về eLearning, tạo điều kiện để duy trì thị trường thương mại cho các nội dung và sự phát triển eLearning, tăng các nguồn đầu tư trong việc nâng cao trình độ liên tục cho các giáo viên để họ có thể hiểu được và phát triển các nguyên lý của eLearning. Những nước châu Âu có lượng người nói tiếng Anh đông và tỷ lệ thâm nhập Internet cao như Hà Lan, Thụy Điển, Anh là những nước eLearning sẽ trở nên phổ cập nhanh hơn. Phần phía Nam châu Âu có xu hướng đi chậm hơn trong lĩnh vực này. Chính phủ Anh đã tài trợ 84 triệu Pound để thành lập Đại học Dịch vụ Đào tạoTrực tuyến Công nghiệp (University for Industry’s Online Training Services - UFI). Đại học này cung cấp các khoá đào tạo dựa trên sự hợp tác giữa một số trường đại học, các doanh nghiệp và các tổ chức. Theo khảo sát gần đây của công ty SkillSoft Europe (một công ty về eLearning) khoảng 45% các tổ chức tại Anh sử dụng eLearning thường xuyên. Trong các tổ chức này không thể không kể đến hai công ty lớn của Anh đó là hãng hàng không British Airway và hãng tin Anh Reuter. Hãng tin Reuter hy vọng sẽ tiết kiệm được 1 triệu Pound mỗi năm trong chi phí đào tạo sau khi thay thế đào tạo truyền thống bằng eLearning. Anh cũng là nước có nhiều dự án eLearning trong môi trường đại học so với các nước ở châu Âu. Trường Đại học Tổng hợp Manchester (Manchester Metropolitan University) đã có dự án xây dựng hệ thống eLearning cung cấp các nội dung học về CNTT, còn trường Đại học Tổng hợp Liverpool (Liverpool University) có các khoá học trực tuyến trình độ Master về CNTT cho những người học đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Có thể tìm thấy rất nhiều Website hỗ trợ học trực tuyến của các trường đại học tại Anh như: www.hvmba.edu của đại học Heriot-Watt University, www.nottingham.ac.uk của đại học University of Nottingham, www.lon.ac.uk của đại học University of London External Programme…. Nước Anh còn trở thành bãi đổ bộ cho các nhà bán sản phẩm eLearning của Mỹ trong một tham vọng hướng tới thị trường châu Âu. Ví dụ công ty eLearning của Mỹ, SkillShoft đã xây dựng cơ sở của công ty tại Anh, hợp tác với các nhà thiết kế bài học châu Âu để đưa ra các sản phẩm học phù hợp cho châu Âu. Thuỵ Sỹ cũng đang đứng trước các thử thách của một xã hội thông tin. Nước này đóng vai trò rất tích cực trong lĩnh vực xúc tiến eLearning nhất là trong việc nghiên cứu và chuẩn hoá. Hơn nữa Thuỵ Sỹ cũng đầu tư rất nhiều để phát triển eLearning trong các trường đại học. Ví dụ như chương trình dạy học trực tuyến Swiss Virtual Campus ( với các môn học hấp dẫn nhiều sinh viên. Hay chương trình Eduswiss ( là một đại học ảo với hơn 100 khoá học về các nội dung như khoa học máy tính, truyền thông và đa phương tiện, quản lý môi trường , tự động hóa với sự tham gia của hơn 40 trường đại học và tổ chức doanh nghiệp. Theo nghiên cứu của Trường Quản lý, Đại học Tổng hợp Muynich - Đức (University of Munich’s School of Management), khoảng 1/3 các công ty tham gia thị trường chứng khoán C-Dax (Đức) đào tạo nhân viên theo mô hình eLearning. Khoảng một nửa các công ty ở Đức hiện chưa dùng eLearning đang có kế hoạch sử dụng công nghệ này trong tương lai. Tại Pháp, chính phủ sẽ kết nối mạng tất cả các trường đại học trong nước và tạo ra một khu trường sở số hoá (digital campus), khu digital campus này sẽ được kết nối với tất cả các trường đại học ở Pháp. Hiện nay phần lớn nội dung đào tạo về CNTT đều được các trường sử dụng mô hình đào tạo trực tuyến. Một số các Website đào tạo trực tuyến của các trường ở Pháp như: www.univ-reims.fr/ctu của trường University of Reims, telesup.univ-mrs.fr của trường University de Rouen, www.univ-lille3.fr của trường University Charkes de Gaulle II… Chính phủ Nauy đã tạo ra mạng quốc gia dựa trên Internet (national internet-based learning network) phục vụ cho mục đích đào tạo và giáo dục cho dân chúng nước này. Mạng này mang tên Competence Network, là kết quả của sự hợp tác giữa hai tổ chức Liên hiệp Thương Mại Liên Bang Nauy (Norwegian Federation of Trade Unions) và Liên hiệp Doanh nghiệp và Công nghiệp Nauy (Confederation of Norwegian Bussiness and Industry). Đứng đằng sau là chính phủ và các trường đại học, mạng này có thể vươn tới 4 triệu người Nauy. Hơn 40 nhà cung cấp nội dung học sẽ đưa ra các chương trình học phù hợp cho sinh viên truy cập tại các công sở, hiệp hội thương mại, các trường học và các công ty tư nhân. Tại Hy Lạp, công ty phần mềm eLearning mang tên European Dynamics đã giới thiệu một phần mềm eLearning sẽ được dùng bởi các khoa tự nhiên của trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Athen. Phần mềm này dựa trên Internet và hỗ trợ giáo dục đào tạo điện tử, người dùng có thể trao đổi các tài liệu học cũng như các vấn đề liên quan đến nội dung học trực tuyến cũng như tham gia các hội nghị từ xa qua video conference. Tại Cộng hoà Belarus, Đại học Tổng hợp Belarut về Thông tin và Điện tử (The Belarus State University of Informatics and Radio eletronics) cũng là đơn vị đào tạo đầu tiên tại nước này được cho phép đào tạo từ xa từ Bộ Giáo dục và Đào tạo Belarus. Học phí cho một năm học từ xa của trường là 377$. Các khóa học từ xa ở đây dự định cho 70 sinh viên, sẽ học 13 môn học. Trường sử dụng công nghệ học từ xa của 1 công ty của Nga có tên là Prometheus để phân phối các chương trình học. Các nước châu Âu có nhiều sự hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực eLearning. Điển hình là dự án xây dựng mạng xuyên châu Âu EuroPACE. Đây là mạng eLearning của 36 trường đại học hàng đầu châu Âu thuộc các quốc gia như Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Anh, Pháp cùng hợp tác với công ty eLearning của Mỹ Docent nhằm cung cấp các khoá học về các lĩnh vực như khoa học, nghệ thuật, con người phù hợp với nhu cầu học của các sinh viên đại học, sau đại học, các nhà chuyên môn ở châu Âu. Tình hình phát triển và ứng dụng eLearning ở châu Á Tại châu Á, eLearning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành công vì một số lý do như: các quy tắc luật lệ bảo thủ, tệ quan liêu, sự ưa chuộng đào tạo truyền thống của văn hoá châu Á, vấn đề ngôn ngữ không đồng nhất, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và nền kinh tế lạc hậu ở một số quốc gia châu Á… Tuy vậy đó chỉ là những rào cản tạm thời, do nhu cầu đào tạo ở châu lục này cũng đang trở nên ngày càng không thể đáp ứng được bởi các cơ sở giáo dục truyền thống buộc các quốc gia châu Á đang dần dần phải thừa nhận tiềm năng không thể chối cãi được mà eLearning mang lại. Một số các quốc gia đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có những nỗ lực thể hiện sự nhận thức đối với eLearning. Theo nghiên cứu của công ty IDP Education Australia, số sinh viên đại học ở các nước châu Á sẽ đạt 45 triệu vào 2010. Các công ty châu Á cũng nhận ra rằng để có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các nhân viên của họ phải có các kỹ năng và tri thức đầy đủ, được cập nhật thường xuyên. Nhu cầu học tập tăng nhanh ở châu Á đã được các nhà bán sản phẩm eLearning và các đại học phương Tây chú ý đến. Châu Á rõ ràng đang là thị trường đào tạo rất lớn chưa được khai phá đối với các cơ sở đào tạo phương Tây. Quốc gia được các nhà cung cấp sản phẩm eLearning phương Tây quan tâm hàng đầu tại châu Á là Trung Quốc - nước rất thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng truyền thông với lượng người truy cập Internet tính đến cuối năm 2000 là 6,7 triệu người. Các công ty eLearning hàng đầu phương Tây như SmartForce, Saba, Skillsoft, IBM Mindspan, NETg đã mở các văn phòng đại diện tại Trung Quốc hoặc Hồng Kông. Tháng 7/2001 công ty SmartForce đã ký được 1 hợp đồng hàng triệu đô la với công ty Neusoft - một công ty phát triển phần mềm lớn nhất của Trung Quốc để cung cấp sản phẩm eLearning cho các nhân viên của công ty này với nội dung đào tạo là CNTT và kinh doanh. Tuy vậy các công ty phương Tây cũng đang vấp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng của một nhóm nhỏ các công ty châu Á. Được thành lập bởi các nhà điều hành giày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, các công ty eLearning châu Á không có vốn tài chính và danh tiếng bằng các công ty phương Tây. Tuy vậy, các công ty eLearning châu Á vẫn thu hút được khách hàng nội địa bởi những sản phẩm phù hợp thị hiếu. Dẫn đầu trong số này phải kể đến NetDimension và Go4It Technologies. Thành lập vào năm 1999, với sản phẩm là Hệ thống Quản trị Học (Learning Management System - LMS) mang tên Enterprise Knowledge Platform, NetDimension đã thu hút được một số các khách hàng lớn như hãng hàng không Cathay Pacific Airways, The Hongkong and Shangai Banking Corporation - một tổ chức tài chính hàng đầu thế giới, ING - tổ chức tài chính hàng đầu châu Âu có nhiều hoạt động kinh doanh ở châu Á. Công nghệ giáo dục còn là điều mới mẻ với nhiều người ở châu Á, nhưng chừng nào họ nhìn thấy và trải qua họ sẽ thấy cực kỳ thích thú – ông Andrew Silvers – phụ trách phát triển eLearning cho khu vực châu Á, Thái Bình Dương thuộc công ty Hewlett-Packard - một công ty đã có các sản phẩm eLearning hướng tới các nước như Malaysia, China, Hong Kong, Singapore và Đài Loan – đã nói như vậy. Trong thời gian gần đây đã có một luồng gió mạnh trong các hoạt động hợp tác giữa phương Đông và phương Tây trong lĩnh vực eLearning. Hãy xem xét các sự kiện sau: 12/2000, OnlineLearning.net, nhà phân phối các khoá học trực tuyến của trường Đại học mở California - UCLA, đã hợp tác với 1to80.com, một chi nhánh của hãng sản xuất máy tính Acer đặt tại Singapore để tạo ra sản phẩm gọi là “cổng tri thức trực tuyến”(online knowledge portal), cung cấp các khoá học trực tuyến bằng các ngôn ngữ khác nhau cho các vùng địa lý khác nhau. KnowledgeWindow.com, nhà cung cấp dịch vụ eLearning của Đại học Princeton (Mỹ) đã đặt chân đến Thailand. Công ty gần đây đã đạt được một thoả thuận với nhà cung cấp dịch vụ Internet Thailand có tên Loxley Information Services để cung cấp sản phẩm mang tên Vlearn. Công ty tập trung vào lĩnh vực đào tạo Anh ngữ trực tuyến cho các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp châu Á trong đó có công ty Merica Chain- một công ty chuyên đào tạo về ngôn ngữ của Đài Loan. Merica đã sử dụng Vlearn để dạy tiếng Anh qua Internet cho các sinh viên Đài Loan, Trung quốc, và các nước khác vùng viễn Đông. 20/3/2001, công ty Hewlett-Packard cũng đưa ra đưa ra đề xướng về việc học tích hợp (integrated learning initiative) cho các nước châu Á – Thái Bình Dương. Công ty con mang tên HP Education có văn phòng tại nhiều nơi của châu Á sẽ đưa ra các khoá học trực tuyến về các nội dung liên quan đến CNTT như: Unix, Java, Networking và Microsoft Application. Chính phủ một số nước châu Á cũng đang có các nỗ lực nhất định. Tháng 3/2001 chính phủ Thái Lan đã tán thành một văn bằng nước ngoài đầu tiên được cấp qua đào tạo từ xa. Điều này xảy ra sau khi đại học mang tên Chiang Mai University ở phía Bắc Thái Lan muốn thuê một giáo viên có tên là Taweechai. Ông này đã lấy bằng Master về Công nghệ Truyền thông sau khi tham dự khoá học từ xa qua vệ tinh của trường đại học National Technological University tại Fort Collins Mỹ. Pakistan cũng thông báo sẽ mở đại học trực tuyến quốc gia. Tại Nhật Bản, mức độ ứng dụng và phát triển eLearning còn quá ít so với tầm vóc kinh tế của đất nước này. Một số chuyên gia vẫn tin tưởng vào tiềm năng của eLearning tại Nhật Bản với lý do: hệ thống giáo dục hiện nay rất chặt chẽ và nghiêm ngặt với những kì thi quốc gia để lấy chứng chỉ, để vượt qua những kỳ thi này người học phải tham dự các khoá huấn luyện rất đắt tiền và đó chính là mảng thị trường lớn cho eLearning nhằm đưa đến cho người dự thi các nội dung đào tạo tập huấn với giá rẻ hơn. Một số công ty eLearning của Mỹ đã bước đầu thâm nhập vào thị trường này. Năm 2000, công ty eLearning hàng đầu của Mỹ click2learn đã hợp tác với tổ chức Tokyo’s Softbank Corp. - một tổ chức có quan hệ với hơn 300 công ty Internet tại Nhật Bản để cung cấp sản phẩm đào tạo dựa trên Web của nó. Với vốn đầu tư gần 5 triệu USD, dự án này cung cấp các sách bằng tiếng Nhật và các phần mềm đào tạo trực tuyến. Việc ứng dụng eLearning trong các trường đại học Nhật Bản phần lớn dùng công nghệ truyền thông qua vệ tinh và videoconferencing. Ví dụ hệ thống trao đổi giáo dục, truyền thông qua vệ tinh Space Collaboration System - SCS bao gồm 150 trạm mặt đất được cài đặt trên tổng số 123 trường đại học và cơ sở đào tạo ở Nhật. Số các trường đưa ra các khoá học từ xa theo đường Internet cũng ngày càng tăng lên. Trung tâm Nghiên cứu Thông tin và Đa Phương tiện thuộc Đại học Tổng hợp Kyoto (Center for Information and Multimedia Studies of Kyoto University) hợp tác với Đại học Tổng hợp California (UCLA) đưa ra khoá học về phương tiện lưu giữ tin mang tên “information media study” hay về vật lý như “Astrophysics” và “Introduction to physics” sử dụng đường truyền thuê bao ATM. Tháng 3/2001, Hàn Quốc đã triển khai 9 đại học trực tuyến, cấp các văn bằng khoa học qua Internet. Chính phủ Hàn Quốc hứa sẽ hỗ trợ mạnh mẽ để năm 2001 trở thành năm đầu tiên của “kỷ nguyên đại học trực tuyến”. Ba trường lớn trong 9 đại học kể trên là: Kyung Hee Cyber, Seoul Digital University và Seoul Cyber thu hút tổng số 6670 sinh viên. Các nội dung học chủ yếu là Quản lý Vốn Kinh doanh, CNTT. Số người theo học không phân biệt tuổi tác phần đông là các nhà quản lý, luật gia, giới doanh nghiệp. Việc học lấy chứng chỉ MBA qua các đại học trực tuyến ngày càng trở nên thông dụng với những người không có nhiều thời gian rảnh rỗi ở Hàn Quốc. Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Tổng hợp Ajou trở thành trường đầu tiên ở Hàn Quốc cấp chứng chỉ này qua Internet vào năm 2000. Trường Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Quốc gia Seoul đã kết hợp với nhà cung cấp dịch vụ Internet Credu.com để giới thiệu các khoá học MBA trên Internet. Tại Đài Loan, một quan chức trong ngành giáo dục đã nói rằng: mô hình dạy học dựa trên Web đang được áp dụng bởi một số ngày càng lớn các trường đại học ở nước này với 124 khoá học có cấp chứng chỉ. Bộ Giáo dục Đài Loan đang trợ cấp cho các cơ quan giáo dục đại học để đưa ra các chương trình học từ xa. Đại học Quốc gia Sun Yat-sen ở Kaohsiung cũng có những khoá học kết hợp giữa mô hình truyền thống và mô hình trực tuyến. Hơn 2000 sinh viên đã được cấp chứng chỉ sau khi tham dự các khoá học như vậy. Tại Singapore, ngày 22/10/2001, Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore (NUS) đang mở rộng phạm vi toàn cầu của nó bằng việc tham gia đại học trực tuyến hàng đầu thế giới có tên U21global. Đây là một dự án liên doanh giữa hãng Thomson Learning và 15 trường đại học trên thế giới, trị giá 90 triệu đô la Singapore. Đại học ảo này sẽ cung cấp các khoá học cho khoảng 32 triệu sinh viên trên toàn thế giới, tập trung vào nhu cầu học chưa được thoả mãn của sinh viên khu vực châu Á. Giám đốc NUS, giáo sư Shih Choon Fong nói rằng: U21global cho phép NUS đẩy mạnh các chương trình đào tạo của nó cũng như chiêu sinh hiệu quả hơn trong kỷ nguyên của công nghệ và toàn cầu hoá. Ông này cũng thấy rằng U21global là một nền tảng để kết nối giữa sinh viên ở các đại học nước ngoài với các sinh viên và giáo sư tại Singapore. 1.2.3. Ở Việt Nam Hiện nay tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về eLearning ở Việt Nam không nhiều. Rải rác đây đó có một vài bài viết ngắn xuất hiện trên các báo chuyên ngành như Tạp chí Tin học và đời sống (Trong một số báo ra nămg 2001), Tạp chí Bưu chính Viễn Thông (số tháng 7/2001 – bài “Xây dựng hệ thống đào tạo từ xa trên Web” - với nội dung nhằm giới thiệu và nhấn mạnh tầm quan trọng của WBT song song với các hình thức đào tạo khác), Tạp chí Công tác khoa giáo (số tháng 11/2001) – bài Internet và giáo dục đào tạo từ xa - với nội dung giới thiệu về khả năng đào tạo sử dụng Internet như một môi trường tự học và học từ xa. Gần đây một số hội nghị, hội thảo như Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Hà nội năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học Quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT.rda 2/2003 đã có đề cập đến eLearning và các ứng dụng của nó, cho thấy đã có một ý thức về việc áp dụng loại hình đào tạo này. Trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí gần đây cũng có những chuyên mục đề cập và cổ vũ cho việc phát triển ứng dụng elearning. Sau đây là một số trường học/đơn vị đã bước đầu ứng dụng eLearning. Đại học Đà Nẵng: Ứng dụng thư viện điện tử (e-library) với công nghệ của Cisco vào giảng dạy và nghiên cứu. Kết nối Internet với đường truyền 128Kbps (thông tin tháng 03-2001). Đại học Quốc gia TPHCM: Đã triển khai chương trình đào tạo từ xa cử nhân CNTT bằng 1 và bằng 2. Học viên đăng ký học sẽ được nhận giáo trình (giấy), đĩa CD tài liệu (phần mềm do Trung tâm CNTT của ĐHQGHCM phát triển), được cấp một tài khoản (username/password) để trao đổi nội dung học tập với giáo viên qua mạng. Học viên có thể được bố trí một số thời gian nhất định để gặp gỡ, trao đổi với giáo viên. Thời gian học cho bằng 1 là 4 năm, chia làm 3 học kỳ, theo giáo trình chính quy của ĐHQGHCM. Thời gian học cho bằng 2 là 2.5 năm. Học phí học cho cử nhân bằng 1 là 700.000VND/học kỳ, bằng 2 tính theo học phần với giá 650.000VND/học phần (bao gồm 8 học phần). Hình thức thi hết môn: tương tự như hệ thi chính quy (tức là thi tập trung tại địa điểm do trường quy định, không phải là thi qua mạng) (Theo website www.triduc.com.vn). Trung tâm phát triển CNTT Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cũng mở một Website đào tạo trực tuyến tại địa chỉ với một số môn học về Tin học có một số minh họa video. Đại học Bách khoa Hà Nội: gấn đây đang tích cực triển khai một số đề tài về eLearning. Trong đó nổi bật là hệ thống đào tạo từ xa BKview trong khuôn khổ của đề tài cấp nhà nước KC.01.09. Hiện nay đề tài vẫn đang ở giai đoạn thực hiện. Khác với phần lớn các hệ thống eLearning khác ở Việt Nam, BKview là một hệ thống eLearning hoàn chỉnh với đầy đủ các chức năng nhờ vào việc BKview dựa trên hệ thống nền nhập ngoại đó là hệ Virtual-U của Virtual Learning Environment. ( Đại học Cần Thơ: Chương trình đào tạo từ xa về CNTT với sự hợp tác của Đại học Cần Thơ và các trường đại học Vương quốc Bỉ (địa chỉ Cung cấp một số giáo trình như: “Tin học căn bản”, “Tiếng Anh dành cho nông nghiệp”, “Thuỷ sản”. Một số tài liệu thể hiện dưới dạng sách điện tử tham khảo (dạng trang Web, đểu là tài liệu tiếng Anh), một số tài liệu nâng cao có các bài tự kiểm tra kiến thức đã học (như Tin học căn bản, Tiếng Anh chuyên nghành nông nghiệp) Sau khi kiểm tra có đánh giá kết quả và hướng dẫn người học bổ sung kiến thức còn khiếm khuyết (các giáo trình Tin học căn bản). Công ty Phát triển Phần mềm – VASC (Bộ Bưu chính Viễn thông) đã mở một Website cho dịch vụ luyện thi trực tuyến tại địa chỉ www.truongthi.com.vn. Tại Website này người dùng có thể tham gia các chuyên mục như: Lớp luyện thi trực tuyến, với nội dung bài học dưới dạng văn bản và dưới dạng âm thanh; Thư viện kiến thức, phục vụ việc tra cứu kiến thức liên quan đến việc luyện thi như các bộ đề thi; Tư vấn hướng nghiệp, cung cấp các thông tin tư vấn của các chuyên gia về các vấn đề như phương pháp học tập, hướng nghiệp, thông tin về các suất học bổng, các trường đại học trên thế giới; Thông tin – Tin tức cung cấp các thông tin mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh, các trường đại học, quy chế tuyển sinh của các trường… Ngoài ra học sinh có thể tham gia mục Câu lạc bộ để trao đổi thảo luận với những người dùng khác dưới hai hình thức là Diễn đàn (forum) và Trao đổi trực tuyến (chat). Các ý kiến góp ý hoặc thắc mắc được gửi tới người chịu trách nhiệm thông qua chức năng Hỗ trợ trực tuyến – Góp ý. Đây không phải là dịch vụ hoàn toàn miễn phí, để sử dụng các chức năng nâng cao như bài giảng trực tuyến, thư viện kiến thức … người dùng phải mua thẻ truy cập dịch vụ của công ty. Trung tâm công nghệ thông tin - Học viện Bưu chính Viễn thông (CDIT) cũng có một Web site tương tự www.truongthi.com.vn đặt tại địa chỉ Trung tâm Công nghệ Kỹ nghệ Sài gòn (SaigonCTT): Kết hợp với công ty Cisco thực hiện các khoá đào tạo dài hạn (8 học kỳ tương đương 560 giờ học) về các công nghệ mạng của Cisco. Học viên được học về cách thiết kế, xây dựng và bảo trì hệ thống mạng máy tính và sẽ được cấp chứng chỉ quốc tế (CCNA) sau khi tốt nghiệp. Nội dung bài học được chuyển tải qua Web sử dụng công nghệ eLearning của Cisco. Mô hình này gồm sách và tài liệu điện tử; giả lập và phòng thí nghiệm ảo; giao tiếp đa phương tiện; hợp tác và cộng đồng; quản lý chất lượng học viên và hệ thống quản lý trên web. Trung tâm Thông tin Phát triển Việt Nam (Vietnam Development Information Center – VDIC, Trung tâm có một phòng học chuyên dụng phục vụ cho mục đích học từ xa qua hệ thống cầu truyền hình (videoconferencing). Phòng học tương tác hiện đại, được trang bị một hệ thống cầu truyền hình hội thảo 2 chiều, các máy tính kết nối Internet, các nguồn đào tạo trực tuyến, hệ thống phiên dịch đồng thời và các thiết bị hỗ trợ khác. Học viên có thể đưa ra câu hỏi, nhận xét hoặc thảo luận với giáo viên và học viên ở các trung tâm đào tạo từ xa khác trên thế giới. Các khoá đào tạo từ xa tại Trung tâm hiện do Mạng Đào tạo Phát triển toàn cầu (Global Development Learning Network - GLDN) cung cấp. Đây là một mạng lưới đang phát triển mạnh mẽ, gồm các tổ chức học thuật và phát triển, cung cấp các khoá đào tạo từ xa về các vấn đề liên quan tới các quốc gia đang phát triển. Mỗi khoá học như vậy với thời lượng khoảng 40 giờ được ấn định vào những khoảng thời gian được nhất định. Người học cần phải có mặt tại phòng học vào thời gian ấn định của lớp học, do giới hạn của phòng học nên mỗi buổi học tối đa chỉ được 40 học viên tham dự. Ngoài những khoá học từ xa có giáo trình cụ thể, thiết bị cũng cho phép tổ chức trao đổi kiểu hội nghị với các cơ sở có thiết bị tương tự ở các nước khác. Trường “Anh ngữ và Kỷ nguyên mới” (TPHCM) kết hợp với công ty IIS (Mỹ) giới thiệu chương trình học tập qua mạng (eLearning and E-training) dành cho các doanh nghiệp (tin tháng 12/2001, website www.thegioigiaoduc.saigonnet.vn). Trung tâm eLearning Việt - Nhật: Đây là một dự án CNTT kết hợp giữa chính phủ Nhật và Việt nam nhằm bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các kỹ sư CNTT Việt Nam. Học viên được tổ chức thi sát hạch và đào tạo theo tiểu chuẩn Nhật Bản, có sự tham gia của phía Nhật Bản. Dự án này có mục đích là đào tạo ra những kỹ sư CNTT theo một tiêu chuẩn chất lượng chung của thế giới. Tuy nhiên, dù mang tên là eLearning nhưng đây không phải là một hình thức đào tạo trực tuyến như là tên gọi đã gợi tới. Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về quản lý (CFVG- TPHCM): Theo báo cáo đã có các triển khai thử về đào tạo trực tuyến theo như một báo cáo (“eLearning dưới góc độ người đào tạo”) trong “Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo năm 2001”, mặc dù không đề cấp cụ thể đến kết quả đạt được. Công ty Xi măng Sao mai: Qua website (www.saomai.com) Cty cho biết đang triển khai việc huấn nghiệp qua mạng cho các nhân viên với mục đích nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. (Sao mai là một công ty xi măng liên doanh với Thụy Sĩ, chủ yếu cung cấp xi măng cho các thị trường phía Nam). Trung tâm tin học và ngoại ngữ Trí Đức (www.triduc.com.vn) : Cung cấp các khoá học qua mạng. Người học đăng ký học qua mạng sẽ được nhận một account để kết nối vào mạng của công ty (hoặc nếu không có điều kiện thì có thể đến tận công ty để học). Giáo trình bao gồm các tài liệu học, có thực hiện việc tự kiểm tra trong quá trình học, có giáo viên hướng dẫn nếu học tại công ty. Trợ giúp cho người học được thực hiện qua hệ thống diễn đàn, email hoặc trợ giúp qua điện thoại. Hiện nay các khoá học của Tri Đức chủ yếu là về CNTT. Sau khoá học, công ty sẽ giúp người học có nhu cầu có thể đăng ký thi trực tiếp trên Internet để lấy chứng chỉ từ những công ty như Sun hay Microsoft. Công ty dự định triển khai WBT trong tháng 3/2002. Địa chỉ: 1 Yết Kiêu, Hà Nội. Công viên IT: Website của VDC (www.itpark.com.vn/dtao_ttuyen.php) giới thiệu một số các tài liệu và các website liên quan đến WBT và eLearning tại Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên nội dung thông tin rất nghèo nàn và lạc hậu, không có gì đáng chú ý. Dự án Edunet của bộ Giáo dục và đào tạo: Bộ Giáo dục và đào tạo đã bắt đầu triển khai dự án mạng VnuNet kết nối toàn bộ các thông tin về giáo dục đào tạo trong cả nước. Theo dự định mạng sẽ triển khai mô hình đào tạo trực tuyến (Theo báo Tuổi trẻ, tháng 12/2000). Địa chỉ website: www.moet.edu.vn. Ở Việt Nam, eLearning đang ở giai đoạn sơ khai, nhận thức về eLearning còn rất thấp. Một số ít đơn vị triển khai elearning ở mức độ nhất định, thử nghiệm là chính, chưa mang tính chất phổ biến, nội dung nghèo nàn, chất lượng thấp. Một số công ty đã bắt đầu giới thiệu eLearning như một sản phẩm thương mại (VASC, CDIT, Công ty Trí Đức), mới là bước khởi đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctim hieu hthong dtao truc tuyen.doc
Tài liệu liên quan